1
MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU............................................................................................................. 4
1.
LÝ DỌ CHỌN ĐỀ TÀI.......................................................................................................................................4
2.
TỔNG QUAN VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI......................................................................5
2.1.
Công trình nghiên cứu khoa học:...........................................................................................................5
2.2.
Luận văn thạc sĩ.....................................................................................................................................7
3.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................................................................8
4.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................................................................................................8
5.
PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...........................................................................................................9
6.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................................................................9
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.......................................................................... 11
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC FARMSTAY VÀ KIẾN TRÚC TẠI
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT................................................................................................... 11
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.......................................................11
1.1.1.
Khái niệm Farmstay........................................................................................................................11
1.1.2.
Khái niệm thiết kế bền vững.............................................................................................................12
1.1.3.
Khái niệm về thiết kế Biophilia........................................................................................................13
1.2. TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT............................................14
1.2.1. Kiến trúc thời Pháp thuộc.......................................................................................................................15
1.2.2. Kiến trúc thời kì 1975- Nay.....................................................................................................................21
1.3. GIỚI THIỆU VỀ NƠNG NGHIỆP VÀ NƠNG TRẠI TẠI TP. ĐÀ LẠT..................................................................22
1.3.1.
Nơng nghiệp và nơng trại tại Thành phố Đà Lạt.............................................................................22
1.3.2.
Những khó khăn cho ngành nơng nghiệp tại Thành phố Đà Lạt......................................................23
1.3.3.
Tiềm năng phát triển Farmstay tại TP. Đà Lạt................................................................................23
KẾT LUẬN CHƯƠNG I.....................................................................................................................................25
CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH KIẾN TRÚC
FARMSTAY..................................................................................................................... 35
2
2.1. CƠ SỞ HIỆN TRẠNG TẠI TP. ĐÀ LẠT............................................................................................................35
2.1.1. Yếu tố văn hóa – lịch sử..........................................................................................................................35
2.1.2. Yếu tố kinh tế - xã hội..............................................................................................................................35
2.1.3. Yếu tố điều kiện tự nhiên.........................................................................................................................36
2.1.4. Yếu tố kiến trúc.......................................................................................................................................38
2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ.............................................................................................................................................. 39
2.2.1. Phát triển Đà Lạt trong quy hoạch chung tỉnh Lâm Đồng......................................................................39
2.2.2. Vấn đề phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đặc điểm, điều kiện thực tế của địa phương trong Luật Kiến
trúc....................................................................................................................................................................39
2.2.3. Tiêu chuẩn thiết kế..................................................................................................................................40
2.3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT..........................................................................................................................................41
2.3.1. Khách sạn và khách sạn nghỉ dưỡng.......................................................................................................41
2.3.2. Nông trại truyền thống và Farmstay.......................................................................................................42
2.3.3. Kiến trúc Farmstay.................................................................................................................................43
2.3.3.1. Đặc điểm........................................................................................................................................................43
2.3.3.2. Các chức năng cơ bản trong Farmstay..........................................................................................................44
2.3.3.3. Quy hoạch tổng thể khuôn viên......................................................................................................................45
2.3.3.4. Tổ chức mặt bằng và hình khối......................................................................................................................46
2.3.1
Ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp đến sức khỏe của con người.........................................................................46
2.3.2
Ứng dụng nguyên tắc thiết kế Biophilic..............................................................................................................46
2.2.
Cơ sở thực tiễn....................................................................................................................................48
2.4.1
Cơ sở thực tiễn ở nước ngoài.............................................................................................................................48
2.4.2
Cơ sở thực tiễn trong nước................................................................................................................................49
KẾT LUẬN CHƯƠNG II............................................................................................... 50
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT KIẾN TRÚC FARMSTAY TẠI TP. ĐÀ LẠT.................59
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT THIẾT KẾ KIẾN TRÚC DU LỊCH NÔNG NGHIỆP......................................59
3.1.1. Triết lý thiết kế kiến trúc thuận tự nhiên..................................................................................................59
3.2.
Giải pháp định hướng về quy hoạch..................................................................................................................61
3
3.2.1.1
Lựa chọn vị trí, địa điểm xây dụng cơng trình và mối liên hệ vùng.........................................................70
3.2.1.2
Quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng.......................................................................................70
3.2.1.3
Bố cục mặt bằng phân khu chức năng trong Farmstay.............................................................................70
3.2.14
Kiến trúc Farmstay.......................................................................................................................................70
3.2.2.1
Bố cục mặt bằng kiến trúc.......................................................................................................................70
3.2.2.2
Hình khối, mặt đứng cơng trình...............................................................................................................70
3.2.2.3
Kết cấu cơng trình....................................................................................................................................70
3.2.2.4
Khơng gian nội thất.................................................................................................................................70
3.2.2.5
Vật liệu thiết kế cho cơng trình................................................................................................................70
3.2.2.6
Chiếu sáng cơng trình..............................................................................................................................70
3.2.15
Lựa chọn mơ hình nơng trại cho Farmstay...................................................................................................70
3.2.3.1
Lựa chọn mơ hình canh tác nơng nghiệp.................................................................................................70
3.2.3.2
Lựa chọn mơ hình tham quan, trải nghiệm nông nghiệp cho du khách....................................................70
Mẫu số 7: Tư vấn thiết kế farmstay đẹp và ấn tượng.......................................................................................................71
3.2.16
Tiêu chí lựa chọn cây trồng trong nông trại..................................................................................................72
3.2.17
Thiết kế cảnh quan trong Farmstay...............................................................................................................72
3.2.18
Quản lý và điều hành hoạt động của Farmstay.............................................................................................72
3.2.19
Ý nghĩa của Mơ hình kiến trúc Farmstay......................................................................................................72
KẾT LUẬN CHƯƠNG III....................................................................................................................................72
PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHI............................................................................ 72
1.
KẾT LUẬN......................................................................................................................................................72
2.
KIẾN NGHỊ.....................................................................................................................................................72
4
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý dọ chọn đề tài
Thành phố Đà Lạt thuộc khu vực Tây Nguyên của Việt Nam, được thiên nhiên ưu
đãi về khí hậu và cảnh quan. Những năm cuối của thế kỷ 19, Đà Lạt là nơi nghỉ dưỡng
dành cho người Pháp ở Đông Dương nên được thừa hưởng những cơng trình kiến trúc có
giá trị và được ví như một Paris thu nhỏ của Việt Nam.
Trải qua các giai đoạn của lịch sử, Đà Lạt đã dần phát triển và là trung tâm chính trị,
kinh tế và văn hóa của tỉnh Lâm Đồng. Nhờ có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài
nguyên đất đai màu mỡ, ngành nông nghiệp tại Đà Lạt được phát triển mạnh mẽ, mang lại
nhiều hiệu quả kinh tế cho khu vực. Ngoài ra, nhờ được thiên nhiên ưu đãi, cùng với
nhiều địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng, ngành du lịch tại Đà Lạt cũng là ngành kinh
tế chủ lực của Thành phố.
Hiện nay, mối liên hệ giữa hai ngành nông nghiệp và du lịch tại Đà Lạt vẫn còn
nhiều hạn chế, thiếu sự liên kết chặt chẽ. Hầu hết các hoạt động du lịch nông nghiệp vẫn
cịn nhỏ lẻ, chưa được chun nghiệp và khơng đủ hấp dẫn cho khách du lịch.
Những năm gần đây, mô hình du lịch kết hợp nơng trại (Farmstay) được nhiều nhà
đầu tư hướng đến và mong muốn phát triển bởi cuộc sống hiện đại tại các thành phố lớn
có nhiều vấn đề như: ơ nhiễm khơng khí, thực phẩm khơng tươi sạch, áp lực cuộc sống,
… Từ những áp lực này mà du khách mong muốn tìm được nơi vừa nghỉ dưỡng vừa có
thể trải nghiệm được các khía cạnh đa dạng của cuộc sống thơn q. Chính vì vậy,
Farmstay là loại hình được nhiều gia đình, nhà trường, các tổ chức và đặc biệt là giới trẻ
lựa chọn.
Tầm nhìn phát triển Thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2050 thể hiện rõ
mục tiêu trở thành vùng đơ thị có ảnh hưởng trong khu vực Đơng Nam Á: trung tâm du
lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch văn hóa lịch sử tầm quốc gia và
quốc tế; trung tâm giáo dục - đào tạo đa ngành, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công
nghệ, trung tâm nông nghiệp công nghệ cao tầm quốc gia và quốc tế. Từ tầm nhìn này,
5
việc khai thác những thế mạnh, tiềm năng sẵn có của Thành phố, trong đó có đánh giá khả
năng phát triển kiến trúc Farmstay tại địa phương và định hướng đề tài luận văn “Kiến
trúc Farmstay tại thành phố Đà Lạt” là cần thiết cho việc phát triển Thành phố Đà Lạt.
2. Tổng quan về những nghiên cứu liên quan đến đề tài
Luận văn điểm qua các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài qua các hạng
mục chính
2.1. Cơng trình nghiên cứu khoa học:
Bài viết “Đà Lạt đừng trước nguy cơ nhãn tiền” - GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính Tạp chí kiến trúc ngày 21/8/2020. Bài viết bày tỏ quan điểm chuyên môn liên quan đến đồ
án quy hoạch chi tiết khu trung tâm Hịa Bình – Đà Lạt và khẳng định Đà Lạt là đô thị di
sản và phải gìn giữ đơ thị di sản bằng cách “lập lại một quy hoạch mới đáp ứng thật sát
và thật khả dĩ đòi hỏi bảo tồn và phát triển tiếp nối bền vững đô thị - di sản, phát triển
chuyển tiếp mềm về hình thái học đơ thị từ cũ sang mới; đưa những cơng trình mới và các
khu xây dựng mới ra những vị trí khơng lấn át hạt nhân cũ, giảm thiểu sự tương phản
thách thức giữa thành phố mới và đô thị - di sản”.
Cuốn Sách “Đà Lạt. Et la carte créa la ville ...” - Pascal Bourdeaux - Viện Viễn
đông Bắc Cổ (École Francaise d’ Extrême- Orient- EFEO) & Olivier Tessier - năm 2013.
Nghiên cứu này được thực hiện vào dịp chào mừng năm giao lưu Pháp - Việt 2014 để
nhắc đến lịch sử đô thị 120 năm của Thành phố Đà Lạt. Cuốn sách có nhiều tư liệu q về
các hình ảnh và bản đồ quy hoạch Thành phố Đà Lạt từ lúc thành lập. Đây là cuốn sách
tổng hợp và tiếp cận các nguồn tài liệu nguyên bản chính xác nhất về lịch sử và các bản
đồ quý giá của Đà Lạt từ 120 năm trước.
Cuốn sách “Imperial Heights: Dalat and the Making and Undoing of French
Indochina” - Tiến sĩ người Canada Eric Jennings- Nhà xuất bản Payot, Paris xuất bản ở
Pháp tháng 10/2013. Cuốn sách nói về sự hình thành Đà Lạt thời Pháp thuộc ở nhiều góc
độ: chính trị, kinh tế, quân sự, quy hoạch, giáo dục, tôn giáo và du lịch.
Đề tài “Kiến trúc cảnh quan Đà Lạt” – Nguyễn Vĩnh Luyện, Trần Cơng Hịa,
Nguyễn Pháp… - năm 1993. Đề tài đã nghiên cứu và khẳng định những giá trị về mặt
cảnh quan mà thành phố có được từ giai đoạn Pháp thuộc.
6
Tác phẩm “Đà Lạt trăm năm” - Trương Phúc Ân và Nguyễn Diệp - năm 1993.
Tác phẩm trình bày một cách khái quát và khách quan những dữ kiện về lai lịch cùng
những bước chuyển mình của Đà Lạt trong quá tình 100 năm hình thành và phát triển
1893 -1993.
Tập sách “Đà Lạt năm xưa” - Nguyễn Hữu Tranh – năm 2001. Nghiên cứu này
tóm tắt, lược dịch những tư liệu chính được in trêncác tạp chí trong và ngoài nước nửa
đầu thế kỷ XX viết về Đà Lạt.
Cuốn sách “Với Đà Lạt Ai Cũng Là Lữ Khách” – Nguyễn Vĩnh Nguyên – năm
2019. Cuốn sách là những hoài niệm và cảm nhận của tác giả về Đà Lạt sau nhiều năm
sống và làm việc tại đây.
Cuốn sách “Đà Lạt, Những Cuộc Gặp Gỡ - Con người và đô thị Đà Lạt 1899 1975” – Nguyễn Vĩnh Nguyên – năm 2021. Cuốn sách nói về hai người có cơng thành lập
nên thành phố Đà Lạt Yersin, Paul Doumer và những nông dân Pháp - Việt đầu tiên làm
nên nhà vườn, nông trại truyền thống tại Đà Lạt. Ngồi ra cịn kể về các cuộc gặp gỡ của
những chính khách, quý tộc thượng lưu, những bác sĩ quốc tế, những nhà môi trường học,
dân tộc học đến đây để góp phần tạo nên lịch sử của thành phố Đà Lạt và văn hóa của một
đơ thị.
Cuốn sách “Đà Lạt Bên Dưới Sương Mù – Đô thị Đà Lạt 1950-1975” – Nguyễn
Vĩnh Nguyên – năm 2022. Cuốn sách tóm tắt lại lịch sử thành phố Đà Lạt từ năm 1950 1975 từ những tổng hợp quý báu của tác giả từ nhiều nguồn tham khảo sau hai năm
nghiên cứu. Điểm đặc biệt trong nghiên cứu này, tác giả đã đề cập việc xây chợ Mới Đà
Lạt (nay là chợ Đà Lạt) và bản đồ án phân lô phố một tầng lầu ở khu chợ, do KTS Ngô
Viết Thụ thiết kế năm 1959.
Cuốn sách “Thành Phố Những Lục Địa Bay” – Nguyễn Vĩnh Nguyên – năm
2022. Cuốn sách
7
2.2. Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ “Đặc trưng kiến trúc nhà ở Đà Lạt hiện nay” - Nguyễn Đức
Trọng - Đại học Kiến trúc TPHCM. Nội dung luận văn, tác giả tìm hiểu nhà ở tại các
vùng đô thị đồi núi trên thế giới tương đồng với Đà Lạt, từ đó đúc kết các kinh nghiệm
mang tính khoa học cho việc tổ chức khai thác yếu tố nhà ở đô thị tại Đà Lạt.
Luận văn thạc sĩ “Kiến trúc Đà Lạt thời thuộc Pháp giai đoạn 1893 -1954” - Lê
Thị Hồng Na -Đại học Kiến trúc TPHCM. Nội dung luận văn, tác giả phân tích về quá
trình hình thành và phát triển kiến trúc Đà Lạt giai đoạn thuộc Pháp. Từ đó rút ra những
nhận định về sự hình thành cấu trúc quy hoạch đơ thị, các hình thức thể hiện của kiến trúc
Đà Lạt trong giai đoạn 1893 -1945. Đồng thời nghiên cứu cũng tiến hành tổng hợp, phân
loại các cơng trình kiến trúc theo niên đại, loại hình và hình thức biểu hiện từ đó có được
những đánh giá tổng quát về giá trị của các di sản kiến trúc của Đà Lạt.
Luận văn thạc sĩ “Thích ứng cơng trình kiến trúc xây dựng mới vào không gian
Trục di sản Đông – Tây Thành phố Đà Lạt”- Nguyễn Thị Lệ Quỳnh (2022) - Đại học
Kiến trúc TPHCM. Nội dung luận văn, tác giả tìm kiếm giải pháp ứng xử cơng trình kiến
trúc xây dựng mới vào không gian đô thị di sản và xác định ngun tắc thích ứng cơng
trình kiến trúc xây dựng mới trong không gian Trục Di Sản Đông Tây, Thành phố Đà Lạt.
Từ đó đề xuất giải pháp thích ứng cơng trình kiến trúc xây dựng mới vào khơng gian Trục
Di Sản Đông Tây cho từng khu vực tại Đà Lạt
Tất cả những cơng trình nghiên cứu khoa họa và luận văn thạc sĩ nêu trên là những
đề tài có liên quan là nguồn tư liệu quý giá, giúp học viên có nguồn tài liệu tham khảo
quan trọng để học viên có thể hồn thành bài luận văn này nhưng không trùng lặp với
luận văn học viên đang nghiên cứu, đảm bảo luận văn của học viên có tính mới và đảm
bảo ý nghĩa khoa học xác thực.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu trọng tâm của luận văn tập trung phân tích những vấn đề cụ thể
sau:
8
a. Mục tiêu tổng qt
Nghiên cứu đề xuất mơ hình kiến trúc Farmstay - phù hợp với điều kiện tự nhiên,
cảnh quan thiên nhiên, văn hóa địa phương và phát triển ngành du lịch tại Thành phố Đà
Lạt.
b. Mục tiêu cụ thể
Luận văn có 2 mục tiêu cụ thể:
Xác định quan điểm và nguyên tắc thiết kế kiến trúc Farrmstay phù hợp với bối
cảnh Thành phố Đà Lạt;
Đề xuất kiến trúc Farmstay tại Thành phố Đà Lạt.
4. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu trên, đề tài cần giải quyết những vấn đề sau:
- Tổng quan về đối tượng nghiên cứu: khái niệm, tiềm năng phát triển kiến trúc
Farmstay tại Thành phố Đà Lạt.
- Hệ thống hóa các cơ sở khoa học, cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về kiến trúc
Farmstay liên quan đến đề tài.
- Khảo sát tại Thành phố Đà Lạt.
- Xác định các nguyên tắc chung trong thiết kế kiến trúc Farmstay tại Thành phố
Đà Lạt
- Đưa ra các giải pháp thiết kế kiến trúc Farmstay tại Thành phố Đà Lạt
5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về không gian: Thành phố Đà Lạt.
Phạm vi về thời gian: Quá trình phát triển thành phố Đà Lạt từ thời Pháp thuộc
đến nay và định hướng phát triển của khu vực trong tương lai gần đến năm 2050.
- Đối tượng nghiên cứu: Loại hình kiến trúc Farmstay tại thành phố Đà Lạt.
6. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm làm rõ những yêu cầu đặt ra từ mục tiêu, nội dung và giới hạn của đề tài, luận
văn tập trung vào các phương pháp nghiên cứu khoa học sau:
9
Phương pháp phân tích – tổng hợp – hệ thống hóa là phương pháp nghiên cứu
chính để tìm hiểu lý luận và thực tiễn kiến trúc cơng trình xây dựng Farmstay trên thế
giới, nhằm áp dụng vào điều kiện cụ thể tại Thành phố Đà Lạt. Bao gồm phân tích hệ
thống các thơng tin địa lý, lịch sử, văn hóa để nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá, phân loại
và đưa ra Kiến trúc Farmstay phù hợp theo mục tiêu nghiên cứu được nêu ra. Nhằm xác
định các giải pháp Kiến trúc Farmstay phù hợp tại Thành phố Đà Lạt. Phương pháp này
được sử dụng chủ yếu trong chương 1 và 2
Phương pháp khảo sát thực địa giúp phát hiện, so sánh và phân tích những khía
cạnh cụ thể tại từng khu vực. Trong nghiên cứu có sự kết hợp phương pháp SWOT để
đánh giá hiện trạng kiến trúc Farmstay tại Đà Lạt, giúp xác định tiềm năng phát triển và
đưa ra các giải pháp thiết kế cơng trình kiến trúc này. Phương pháp này được sử dụng chủ
yếu trong chương 1, 2 và 3
Phương pháp Lịch sử & Logic nghiên cứu về cấu trúc không gian và hình thái đơ
thị, kiến trúc đặc trưng của Thành phố Đà Lạt qua các thời kì. Từ đó xác định được các
giá trị kiến trúc đặc trưng, nhận định các xu hướng phát triển mới của kiến trúc Farmstay.
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 1 và 2
Phương pháp chuyên gia trong quá trình nghiên cứu, tham khảo phỏng vấn một
số chuyên gia ngành kiến trúc, nông nghiệp, du lịch. Dựa trên các đánh giá, đúc kết kinh
nghiệm, ý kiến đóng góp và có cái nhìn toàn diện hơn trong lĩnh vực liên quan đến đề tài,
từ đó đề xuất được giải pháp thiết kế cơng trình kiến trúc Farmstay phù hợp. Phương pháp
này được sử dụng chủ yếu trong chương 1, 2 và 3
Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học
khác như: Phương pháp thống kê, phương pháp sơ đồ… để tiến hành nghiên cứu đề tài để
đem lại nhiều tác động có tính trực quan và cụ thể cho người đọc
10
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC FARMSTAY VÀ KIẾN TRÚC
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ khoa học liên quan đến đề tài
1.1.1. Khái niệm Farmstay
Hiện nay, có rất nhiều loại hình tham quan trải nghiệm du lịch để thu hút du khách
đến nghỉ dưỡng và khám phá văn hoá địa phương tại các điểm du lịch. Trong đó farmstay
được biết đến như một loại hình mới - kết hợp giữa trang trại và dịch vụ lưu trú, nghỉ
dưỡng.
Farmstay theo định nghĩa của nước ngồi: “Farmstay là mơ hình kết hợp giữa trang
trại và nghỉ dưỡng, trong đó du khách đến thăm một trang trại đang hoạt động để làm việc
và cũng có thể nghỉ qua đêm”. Theo đó, mỗi farmstay sẽ có những hình thức khác nhau:
Có thể là một căn phòng trên trang trại được chuyển đổi thành phòng nghỉ qua đêm; Hoặc
một chuồng trại được sửa chữa thành phòng ngủ; Hay một nơi xây dựng dành riêng cho
du khách trải nghiệm cuộc sống bên trong nông trại. Mỗi nông trang sẽ cung cấp những
trải nghiệm khác nha cho du khách để được trải nghiệm những công việc ở nông trại và
hiểu biết thêm về nông nghiệp tại địa phương.
Tại Việt Nam hiện nay, chưa có một định nghĩa chính xác nào cho Farmstay. Trong
văn bản 1503/KH-UBND của UBND tỉnh Quảng Bình vào 13/9/2016 tại mục 3.5: Phát
triển các sản phẩm du lịch cộng đồng có nhắc đến “Farmstay (khu nơng trại có phịng
cho khách du lịch th)”. Như vậy, farmstay được hiểu là một trang trại có chỗ ở lại cho
khách du lịch trải nghiệm. Farmstay có đầy đủ các hoạt động tạo ra nơng sản, chủ trang
trại có thể cải tạo hay xây mới các cơng trình phục vụ để có chỗ nghỉ ngơi và trải nghiệm
cho du khách. Tại Farmstay, du khách có thể nghỉ lại qua đêm hoặc trải nghiệm như một
buổi picnic.
1.1.2. Khái niệm thiết kế bền vững
Ngày nay, thiết kế bền vững được xem là mục tiêu được áp dụng trong hầu hết các
công trình xây dụng, nhằm tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, mang lại tương lai tốt
đẹp hơn. Thiết kế bền vững sẽ giải quyết các vấn đề không chỉ cho người sử dụng mà còn
11
cho cả mơi trường xung quanh khơng gian đó. Sharlyn Underwood, chủ tịch Hiệp hội các
nhà thiết kế nội thất Hoa Kỳ (ASID) Virginia - nhà thiết kế nội thất của SmithLewis
Architecture, định nghĩa thiết kế bền vững như một phần của kiến trúc: “Thiết kế bền
vững là việc thực hành thiết kế các tòa nhà sao cho chúng tồn tại hài hòa với các hệ thống
tự nhiên”.
Khi thiết kế sản phẩm bền vững cần lưu ý:
Thứ nhất: Các khía cạnh của thiết kế bền vững không chỉ được đưa vào giai
đoạn cuối cùng của quá trình thiết kế như một phần bổ sung mà cần được đan xen
vào từng bước xuyên suốt quá trình thiết kế, từ khi lên ý tưởng sáng tạo cho đến
khi hoàn thành dự án.
Thứ hai: Các nhà thiết kế nội thất phải sử dụng triệt để và chọn những vật
liệu tốt cho người sử dụng để tiếp xúc hằng ngày. Các thiết kế mang tính bền vững
ưu tiên sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời. Bên
cạnh đó, các ngun vật liệu cũng đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong các thiết kế bền
vững, các vật liệu tổng hợp và tái chế làm giảm đi sự phụ thuộc vào các vật liệu truyền
thống.
Các nguyên tắc trong thiết kế bền vững
Tạo lập một không gian sống đảm bảo đầy đủ tiện nghi, môi trường sống trong
lành, dễ chịu và lành mạnh.
Đảm bảo khả năng cộng sinh với mơi trường tự nhiên, thích ứng với biến đổi khí
hậu.
Áp dụng các công nghệ xanh trong xây dựng, điều tiết và sự dụng hiệu quả các
thiết bị, năng lượng để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Áp dụng các biện pháp xử lý chất
thải ra môi trường.
Chú trọng hịa nhập với mơi trường, cảnh quan của các khu vực xung quanh.
Thiết kế phải có khả năng hịa hợp, phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống (nếu có) để
khơng làm tổn hại tới di sản, cảnh quan xung quanh.
Có khả năng thực thi và mang lại hiệu quả sử dụng cao, đảm bảo về hiệu quả kinh
tế, kỹ thuật trong dài hạn.
12
1.1.3.
Khái niệm về thiết kế Biophilia
Biophilia là thiết kế kết hợp thiên nhiên vào môi trường sống, giúp truyền cảm hứng,
tái tạo năng lượng và kết nối giữa con người với môi trường xung quanh. Biophilia là khái
niệm gần giống của Kiến trúc xanh ngồi. Biophilia đưa các cơng trình xây dựng gần hơn
tới môi trường và tăng khả năng phát triển bền vững cịn mang tự nhiên vào khơng gian
nội – ngoại thất, khiến cho các cơng trình trở nên hịa hợp với thiên nhiên hơn các thiết kế
thơng thường.
Những lợi ích thiết kế Biophilia:
- Có khơng gian xanh trong cơng trình: Khi thiết kế một cơng trình nội thất và ngoại
thất có thể hịa hợp được với nhau bằng những vật liệu thơ mang tính tự nhiên như gỗ,
mặt đá, đá phiến, đặc biệt là những bề mặt đá tự nhiên. Cùng với cây xanh, không gian sẽ
trở nên tự nhiên và giàu sức sống, mang lại cảm giác gần gũi cho con người.
- Cải thiện chất lượng khơng khí: Hiện nay, mức độ ơ nhiễm ở các thành phố đang
gia tăng, chất lượng khơng khí trong nhà cũng bị ảnh hưởng và ngày càng đi xuống.
Trồng cây trong nhà giúp lọc khơng khí bằng cách hấp thu bụi và CO2, đồng thời tạo ra
oxi thông qua quá trình quang hợp.
- Đem lại lợi ích cho tinh thần: Giải pháp trồng thêm cây xanh có ảnh hưởng tích
cực đến sức khỏe tinh thần. Trồng cây được chứng minhlàm giảm mức độ căng thẳng, tạo
ra một bầu khơng khí tốt và có tác dụng hồi phục tích cực cho tinh thần của con người.
Không gian xanh cũng là nơi hồn hảo để nghỉ ngơi và thư giãn.
- Tăng tính sáng tạo cho không gian: Các nghiên cứu cho thấy màu xanh lá cây có
liên hệ mạnh mẽ với sự sáng tạo. Đưa một cây xanh vào không gian giúp cải thiện năng
suất và hiệu quả làm việc, khơi dậy những ý tưởng sáng tạo và tạo động lực – tăng cường
sự gắn bó giữa con người và con người.
1.2. Tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển thành phố Đà Lạt.
Đà Lạt là thành phố thuộc Tây Nguyên, một địa danh rất quen thuộc với người Việt
Nam và du khách quốc tế. Đà Lạt được hình thành từ năm 1893 khi bác sỹ Alexandre
Yersin đặt chân lên cao nguyên Lâm Viên để khám phá khi Paul Doumer - Toàn quyền
13
Đơng Dương hỏi tìm một địa điểm vùng cao để xây dựng nơi nghỉ dưỡng. Từ đó, thành
phố Đà Lạt dần dần hình thành và đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử.
Sự phát triển quy hoạch đô thị Đà Lạt nửa đầu thế kỷ XX được thừa hưởng sự phát
triển của quy hoạch đương đại của thế giới. Ban đầu là đồ án xây dựng của Toàn
quyền Paul Doumer, áp dụng phương pháp quy hoạch phân khu chức năng của Paul
Champoudry, đến những bản quy hoạch của các kiến trúc sư Hébrard năm 1923, Pineau
năm 1933, Mondet năm 1940 và Lagisquet năm 1943, Đà Lạt dần hình thành là một thành
phố nghỉ dưỡng với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Tuy có nhiều quan điểm khác biệt,
nhưng các đồ án quy hoạch thành phố luôn mang tính kế thừa lẫn nhau và được điều
chỉnh để phù hợp với điều kiện thực tế từng thời kỳ. Với sự nhất quán trong việc thực thi
ý tưởng xây dựng một thành phố cảnh quan, các kiến trúc sư người Pháp đã tạo nên
những đặc điểm nổi trội của kiến trúc đô thị Đà Lạt – như quy hoạch đô thị theo bố cục tự
do, hạn chế can thiệp vào địa hình, các con phố uốn lượn theo đồi núi và thung lũng,
những phân khu chức năng bố trí linh hoạt...
Đặc điểm của các cơng trình kiến trúc của thành phố Đà Lạt thời Pháp thuộc đa số là
bảo tồn môi trường thiên nhiên xung quanh, tất cả các cơng trình kiến trúc ở Đà Lạt đều
chọn bố cục theo hình khối nằm ngang, nương theo địa hình của nơi xây dựng. Qua thời
gian xây dựng thành phố, phong cách kiến trúc đã có nhiều thay đổi nhưng cũng vẫn giữ
ít nhiều nét kiến trúc Pháp.
Kiến trúc Đà Lạt có thể theo những phong cách sau:
- Phong cách tân cổ điển.
- Phong cách hiện đại chịu ảnh hưởng trào lưu hiện đại châu Âu 1920-1930.
- Phong cách kiến trúc địa phương Pháp.
- Phong cách kiến trúc khai thác đặc điểm địa phương, dân tộc bản địa.
- Ngồi ra cịn có khuynh hướng sao chép pha trộn các chi tiết của các trào lưu khác
nhau khơng có trật tự nhất định.
1.2.1. Kiến trúc thời Pháp thuộc
Sau khi Paul Doumer ký nghị định thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng và trạm hành
chính ở Lâm Viên. Năm 1906, sau khi tham khảo ý kiến các đoàn khảo sát và theo đề
14
nghị của bác sĩ Tardif, Hội đồng quốc phịng Đơng Dương quyết định chọn cao nguyên
Lâm Viên làm nơi nghỉ dưỡng vì hội đủ điều kiện cần thiết. Tuy vậy, cho đến hết nhiệm
kỳ của Toàn quyền Klobukowski (1908 - 1910), mọi hoạt động chẳng tiến triển được bao
nhiêu. Thị trưởng Champoudry cùng hội đồng thị xã của ông trong giai đoạn này “khơng
có một khoản ngân sách đáng kể, khơng có một sự trợ giúp nào cả”. Trong giai đoạn này
cũng có vài cơng trình được xây dựng như: trạm khí tượng từ Đan Kia; lữ quán cho khách
vãng lai, tiền thân của Khách sạn Hôtel du Lac đặt ở vị trí (Khách sạn Hàng Khơng ngày
nay); đường sắt Tháp Chàm - Xóm Gịn hồn thành sau 6 năm xây dựng (1909)
Từ năm 1916-1926, trải qua nhiều biến động của lịch sử, dân số tại Đà Lạt ngày
càng tăng. Về mặt hành chính, Đà Lạt trong giai đoạn này trở thành một đơn vị tự trị về
pháp lý, công sứ - thị trưởng Đà Lạt có những quyền hạn cho phép tiếp nhận đầu tư từ
ngoài vào. Lúc này, việc mua đất ở Đà Lạt trở nên sôi động trong giới quan chức và kinh
doanh người Pháp. Những công trình cơ sở hạ tầng được xây dựng: khách sạn Palace
(1916 - 1922), ngăn đập xây hồ trên dòng Cam Ly (1919), nhà máy điện (1918), bưu điện,
kho
bạc,
…
(Hình1.1).
Năm 1919, Labbé - kỹ sư công chánh, xây dựng hồ nước trên dịng suối Cam Ly. Nhiều
khu phố được thành lập phía Nam, Đông - Nam và Tây của Hồ Lớn. Người Việt sống
trong làng Đa Lạc ở phía bắc suối Cam Ly và hướng Tây - Bắc. Ngày 16/8/1921, Toàn
quyền René Robin thành lập khu bảo tồn Trạm Bò rộng 8.000ha. Năm 1922 bệnh viện
được
xây
dựng.
Năm 1921, kiến trúc sư Ernest Hébrard nhận nhiệm vụ thiết lập đồ án quy hoạch Đà Lạt.
Năm 1923, cơng trình được hồn thành với tầm nhìn và dự kiến lớn: xây dựng Đà Lạt
thành thủ phủ của Liên bang Đông Dương. Theo đồ án quy hoạch, trên dịng suối Cam Ly
sẽ có một chuỗi hồ từ đầu thác Cam Ly lên đến hồ Than Thở, hồ lớn nhất là ở khu vực
Học viện Lục quân ngày nay. Khu cơng sở sẽ bố trí dọc theo trục này. Nhiều đề nghị của
tác giả đã không thực tế, vì ngân sách Đơng Dương lúc bấy giờ khơng đủ khả năng đem
đồ án đó ra thực hiện. (Hình1.2).
Năm 1933, một chương trình chỉnh trang mới đã được kiến trúc sư Pineau thiết lập
theo một quan điểm thực tế hơn. Ông cố gắng bảo tồn các thắng cảnh và dự trù nhiều
15
khoảng đất trống. Phía bắc được mở ra cho dân cư đến sinh sống. Theo đồ án này, thị xã
bao quanh hồ từ phía Tây đến phía Đơng bắc. Hệ thống điện, nước, bệnh viện, chợ, ...
cũng đã được xây cất. Việc mua bán, sang nhượng cũng như thầu khoán trong xây dựng
dễ dàng, nên khá nhiều cơng trình lớn được mọc lên trong giai đoạn này như:
Năm 1927, xây dựng thêm một nhà máy điện mới.
Năm 1930, doanh trại Courbet được thành lập.
Năm 1932, đường bộ Đà Lạt trực tiếp nối với Sài Gòn đi ngang qua đèo Blao
khai thông.
Năm 1935, khánh thành trường Lycée Yersin.
Năm 1936, thành lập Viện Pasteur.
Năm 1937, khai thông đường số 21 nối Đồng Nai Thượng với Đắc Lắc, dinh
Tồn quyền được khởi cơng xây dựng.
Năm 1938, xây dựng xong ga Đà Lạt.
Năm 1939, Trường Thiếu sinh quân được thành lập trên khu vực Trường Đại học
Đà Lạt ngày nay. Có nhiều biệt thự ở đường Hoa Lay-ơn (Rue des Glaïeuls), Hoa Hồng
(Rue des Roses), cư xá Saint Benoit, ... Tốc độ xây dựng tương đối nhanh: Năm 1936 là
327 căn, năm 1937 là 378 căn, năm 1938 là 398 căn, năm 1939 là 427 căn.
Cũng trong giai đoạn này, nhiều dinh thự lớn nổi tiếng của Đà Lạt xây dựng đó là
Dinh I, II, III, là nới dành cho các nguyên thủ quốc gia. Đặc điểm của các dinh thự này là
luôn được xây trên đỉnh đồi cao, nơi có điểm nhìn đẹp nhất và được bao bọc bởi khu vườn
lớn là nơi dạo chơi, ngoạn cảnh
Dinh I là một quần thể cơng trình lớn xây dựng trên một diện tích đất hơn 60 ha, bao
gồm hầm, trệt, 1 lầu, mái ngói đỏ, hình thức mang kiến trúc châu Âu cuối thế kỷ 19. Mặt
bằng cơng trình đối xứng với lối vào ở giữa và hệ thống cầu thang, hành lang hai bên.
Quanh đó là một số biệt thự lớn khác (nhà cận vệ quân, ngự lâm quân, các nhà phục vụ...)
và bao quanh sân vườn, bể cảnh, đường đi dạo. Dinh II và Dinh III chịu ảnh hưởng của
trào lưu cách tân kiến trúc ở châu Âu (1920 1930) của Le Corbusier và Gropius. Lúc này,
kiến trúc đã bắt đầu phi đối xứng và có hình khối, bố cục tự do. Cơng trình có mái bằng,
hình khối, bố cục tuy cân đối nhưng khơng đối xứng. Mặt bằng được bố cục hiện đại, toàn
16
bộ tầng trệt dành cho các phòng làm việc và tiếp khách gắn tiểu cảnh công viên, vườn.
Lối đi và cửa sổ kính bằng khung thép rất lớn, hoặc qua các sân vườn có cột trụ bao
quanh để tạo thành những khơng gian chuyển tiếp. Tồn bộ lầu được dành riêng cho sinh
hoạt gia đình. Hai cơng trình này đều có sảnh lớn vươn ra làm mái che để đón khách khi
xe đỗ. Hình thức kiến trúc ở hai cơng trình này cũng bắt đầu khác, chủ yếu đi vào bố cục
hình khối chứ ít đi vào chi tiết. Mặt bằng linh động, lồi lõm tạo thành những mảng hình
khối lớn.
Năm 1940, Toàn quyền Decoux muốn biến Đà Lạt thành trung tâm hành chính. Kiến
trúc sư Mondet học hỏi trở lại quan điểm của Hébrard: mở rộng Đà Lạt theo hướng Nam Bắc và quy tụ tập trung các khu vực chức năng lại thành từng cụm. Ngoài các khu vực
dành cho các biệt thự và cho nhà của thường dân, đồ án dự trù xung quanh hồ Đà Lạt
những trung tâm cơng cộng gồm có:
Trung tâm hành chánh tập hợp các nha sở thuộc phủ tồn quyền Đơng Dương
và tồ thị chính tập hợp tất cả các ty sở trực thuộc thị xã.
Trung tâm thương mại.
Trung tâm giải trí và thể thao (sân cù, hồ, thao trường, trường đua ngựa, câu lạc
bộ, nhà thuỷ tạ, vườn trẻ, casino,…).
Thành phố trở nên chật hẹp với sự phát triển quá độ và vô trật tự, một vài khu vực
dân cư được dựng lên một cách gấp rút, tạm bợ, mặc dù Đà Lạt đã là một thành phố xinh
đẹp, hài hòa với những viễn cảnh rộng rãi và những khu vực được xây dựng hồn hảo.
Trước tình hình này, Toàn quyền Decoux quyết định phải thiết lập ngay một
“Chương trình chỉnh trang và phát triển Đà Lạt” có hiệu lực pháp lý để điều chỉnh sự phát
triển của thành phố theo một trật tự hợp lý và hài hịa.
Theo tinh thần nghị định ngày 3-9-1941, cơng tác này được giao cho Sở Quy hoạch
Đô thị và Kiến trúc Trung ương nghiên cứu thực hiện.
Trong lúc đó, những biện pháp bảo vệ được áp dụng để chờ đợi ngày công bố đồ án
chỉnh trang: bãi bỏ những nhượng địa trong vùng nội thành, giám sát khai thác hầm đá, bổ
sung các quy định về phân lô ở vùng vành đai và trong tỉnh Lang Bian, bãi bỏ vùng ngoại
ô.
17
Trong tờ trình ngày 8-12-1942, kiến trúc sư J. Lagisquet - Giám đốc Nha Quy hoạch
đô thị và Kiến trúc Đơng Dương đã đánh giá: “Khơng ai có thể phủ nhận Đà Lạt chiếm
một vị trí đặc biệt thuận lợi ở Viễn Đơng, khí hậu, danh lam thắng cảnh, tiềm năng phát
triển làm cho Đà Lạt thành một nơi được ưu đãi, khơng nơi nào có thể so sánh được. Đà
Lạt có thể và phải trở thành một nơi nghỉ mát lớn ở Viễn Đơng”. Từ đó Đà Lạt được chia
ra thành 21 khu vực, đặc trưng của từng khu vực được cụ thể: 7 khu vực cho nhà ở với 5
hạng biệt thự, nhà liên căn, nhà chung cư, 2 khu vực cho khu thương mại, khu riêng cho
công sở, khách sạn, trường học, thể thao, trồng trọt chăn nuôi, làng nông thôn, bệnh viện
và 4 khu vực không được xây cất, bất kiến tạo dành cho du lịch và tạo các khoảng không.
Năm 1945, Đà Lạt đã trở thành “Thủ đô mùa hè” hết sức nhộn nhịp. Tốc độ phát triển đô
thị cao: hơn 500 biệt thự được xây cất trong vịng 5 năm. (Hình1.2).
Ở thời kì này, nhiều biệt thự tại Đà Lạt được xây dựng với kiểu đa dạng tuy nhiên
vẫn mang nhiều nét tương đồng. Mỗi biệt thự đều được xâydựng bám địa hình, có vườn
hoa, cây xanh, nằm cách xa nhau và có tầm nhìn cảnh quan đẹp (nhìn ra rừng thơng, nhìn
xuống thung lũng, nhìn về hướng các đỉnh núi Lang Biang), các biệt thự khơng cao q
ba tầng. Về hình thức kiến trúc, các biệt thự chịu ảnh hưởng nhiều của kiến trúc địa
phương Pháp, với một số phong cách điển hình như:
Phong cách kiến trúc vùng Normandie (phía Bắc nước Pháp) (Hình1.4): Có
hoặc khơng có lầu, khung sườn nhà bằng gỗ, xây chèn gạch. Khung sườn nhà có tỷ lệ cân
xứng dựa trên mặt bằng hình chữ nhật đơn giản. Đôi khi, phần tường dưới bệ cửa sổ được
xây bằng đá chẻ hoặc bằng gạch nhỏ để trần không tô trát. Mái lợp ngói phẳng cỡ nhỏ, có
cửa sổ mái tam giác (lucarne à fronton). Nhà có 2 hoặc 4 mái với mái vạt góc (croupe).
Độ dốc mái lớn, đặc trưng kiểu kiến trúc xứ lạnh.
Phong cách kiến trúc vùng Bretagne (phía Tây nước Pháp) (Hình1.5): Hình
khối thường nằm ngang, thấp và vững chắc, chống đỡ mưa và gió bão tốt. Mái ở mặt bên
thường được lợp bằng thạch bản (ardoise). Tường đầu hồi (pignon) hình tam giác có đỉnh
rất nhọn (độ dốc lớn), che kín bờ mái dốc và thường gắn kết với ống khói lị sưởi. Mặt
tường nhà hướng Nam được trổ một vài cửa sổ có kích thước vừa phải để che chắn bên
trong nhà. Cửa sổ mái (lucarne) hình tam giác có cơng dụng lấy sáng cho tầng lầu hoặc
18
cho tầng áp mái. Cửa đi và cửa sổ thường được xử lý có khung viền xây bằng đá chẻ kích
thước lớn.
Phong cách kiến trúc vùng Provence (phía Nam nước Pháp) (Hình1.6): Khối
cơng trình có bố cục nằm ngang. Nhà mái ngói hoặc mái bằng, mặt bằng tự do. Đối với
nhà lợp mái ngói, độ dốc của mái tương đối thoải. Thường sử dụng ngói ống hình máng
(tuile canal) lợp âm dương. Độ vươn xa của mái không lớn và thường được trang trí thêm
bằng 1 hoặc 2 hàng ngói ống bao quanh đầu bờ tường.
Phong cách kiến trúc vùng Basque(phía Nam nước Pháp) (Hình1.7): Tường
đầu hồi là mặt chính của kiến trúc (chữ A) nổi lên khung sườn gỗ. Có 2 mái khơng cần
đều nhau: mái dài, mái ngắn. Đôi khi mái dài gần sát mặt đất. Mái vươn xa ra khỏi tường
đầu hồi và được đỡ bằng các console gỗ. Tường xây gạch, quét vôi màu nhạt với nhiều
cửa sổ nhỏ bằng gỗ sơn màu sẫm.
Phong cách kiến trúc vùng Savoie (phía Đơng nước Pháp) (Hình1.8): Tường
đầu hồi là mặt chính của nhà. Tầng dưới xây, tầng trên bằng gỗ, bao lơn dài suốt mặt
tường. Hình thức kiến trúc có 2 mái, độ dốc vừa phải, mái vươn rất rộng trên tường đầu
hồi để che chở cho các cửa đi, cửa sổ và cả balcon.
Năm 1942, nhà máy thủy điện Ankroet được khởi công xây dựng. Năm 1943, bắt
đầu xây dựng đường Prenn mới thay đường Prenn cũ Năm 1944, Trường Kiến trúc Trường Cao đẳng Đông Dương được chuyển vào Đà Lạt. Cuối 1944, Sở Địa dư Đông
Dương dời từ Gia Định lên Đà Lạt.
Năm 1945, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, một thoả hiệp được ký giữa Tổng thống
Pháp Vincent Auriol và vua Bảo Đại được kí:
Năm 1951, phi trường Liên Khàng được nhập vào Đà Lạt, sáp nhập làng Đa Phú,
Phước Thành, Trại Mát vào Đà Lạt, ấn định ranh giới thị xã Đà Lạt: phía bắc đến Đan
Kia, phía Đơng đến núi Láp-bê Nam, phía Nam được xác định theo tọa độ (108o20’ kinh
Đơng, 12o04' vĩ Bắc), phía Tây - Nam đến sân bay Cam Ly. Trong giai đoạn này, Đà Lạt
hầu như không được xây dựng thêm nhiều công trình, chỉ xây dựng một số trường học
dành cho học sinh miền núi (École montagnarde du Lang Bian), mạng lưới trường học
phát triển như :Trường chỉ huy liên quân thành lập 1950 và Trường Quốc gia Hành chính
19
thành lập năm 1953; trường trung học công lập (Lycée Yersin,Lycée Bảo Long, Lycée
Vietnamien); trường sơ học công lập (trường Nam sinh Đà Lạt, trường Nữ sinh Đà
Lạt,trường Đa Nghĩa, trường Đa Thành, trường Xuân An, trường Tây Hồ và trường Đa
Phước); trường tiểu học công lập (trường Đa Lợi, trường Trung Bắc, trường Đa Phú,
trường Phước Thành, trường Tây Hồ và trường miền núi Lang Bian; trường trung tiểu học
tư thục (Notre Dame du Lang Bian, Adran, Ste Marie, Tuệ Quang);…
Từ năm 1954, Việt Nam có nhiều biến đổi về mặt lịch sử, dân số Đà Lạt ngày một
tăng, nền kinh tế của Đà Lạt vẫn định hướng: phát triển kinh tế nghỉ dưỡng - du lịch và
nông nghiệp trồng rau hoa. Năm 1958, sau Đại hội Lâm Viên - Đà Lạt, chính quyền Sài
Gịn với chương trình khai thác Cao nguyên Trung Phần muốn biến Đà Lạt thành trung
tâm du lịch quốc tế đã mở ra hướng dịch vụ mới về giáo dục và nghiên cứu khoa học vì
vậy, rất nhiều trường học, cơ sở nghiên cứu khoa học và đào tạo được mở ra như:
Viện Đại học Đà Lạt (1957).
Trung tâm Sơn cước, Giáo hoàng Học viện, Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử,
Phòng Thống kê Đà Lạt, Trường Võ Bị quốc gia
Chi nhánh Nha Văn khố quốc gia, Thư viện Đà Lạt
Hội Việt - Mỹ
Trường Đại học Chiến tranh chính trị - Trường Chỉ huy và Tham mưu, Trung tâm
Văn hóa Pháp
Các trường trung học, giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề: Lycée Yersin,
Couvent des Oiseaux, Adran, ...
Các cơng trình phục vụ du lịch được tiếp tục xây dựng và sửa chữa: Chợ Đà Lạt,
đường xung quanh hồ Xuân Hương, khu vực trung tâm, mở rộng và sáp nhập Đà Lạt sân
bay Liên Khương, một loạt các khách sạn được xây dựng: Mộng Đẹp, Ngọc Lan, Duy
Tân, Anh Đào, … Các điểm du lịch hồ Than Thở, thác Prenn, Thung lũng Tình Yêu, …
được xây dựng và cải tạo thêm. Nhiều biệt thự do các quan chức, tướng tá Sài Gòn xây
dựng tập trung ở khu vực đường: Nguyễn Du, Quang Trung, Nguyễn Đình Chiểu, Lữ Gia,
Trần Bình Trọng. Chùa, tu viện Thiên Chúa giáo và Tin Lành được xây dựng như: chùa
Linh Sơn, chùa Linh Quang, chùa Sư nữ Linh Phong, Chùa Tàu, …
20
1.2.2. Kiến trúc thời kì 1975- Nay
Năm 1975, tình hình chung của cả nước đều gặp khó khăn, Đà Lạt cũng chịu ảnh
hưởng và gặp nhiều khó khăn ở thời kì này và có nhiều thay đổi về mặt hành chính. Chỉ
có một ít cơng trình được xây dựng thêm tại Đà Lạt như: Nghĩa trang Liệt sỹ, Nhà Thiếu
nhi Lâm Đồng, Đài Phát thanh Truyền hình…
Đến năm 1986 trở về sau, Đà Lạt mới dần được hồi phục để trờ lại thành Trung tâm
du lịch - nghỉ dưỡng. Năm 2002, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch
chung thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng và vùng phụ cận đến năm 2020. Đà Lạt tổ chức nhiều
hoạt động để vực dậy kinh tế, du khách tìm đến thành phố ngày một đông nên nhiều hệ
thống nhà hàng, khách sạn mới ra đời. Một số cơng trình được tu sửa, chỉnh trang và xây
dựng thêm như:
1981 Hoàn thành đập chính hồ chứa nước Chiến Thắng.
1982: Nạo vét Hồ Xuân Hương, trồng cây cảnh quanh hồ.
1993: Thi cơng cơng trình nâng cấp Chợ Đà Lạt
2009: Xây dựng Quảng trường Lâm Viên
Về phong cách và ngôn ngữ kiến trúc, kiến trúc Đà Lạt mang một dáng vẻ rất riêng.
Qua thời gian dài xây dựng thành phố, phong cách kiến trúc đã có nhiều thay đổi, từ
phong
cách kiến trúc thuộc địa tiền kỳ đơn giản với những cửa cuốn vịm, hành lang bao
quanh mặt bằng hình chữ nhật; phong cách tân cổ điển với những trang trí phong phú
sáng tạo với những kiểu lợp mái bản thạch và cửa sổ tròn trên mái; phong cách kiến
trúc địa phương Pháp thể hiện ở các kiểu biệt thự; phong cách kiến trúc hiện đại với
những đường nét ngang bằng sổ thẳng trờ thành nhiều kiểu kiến trúc khác nhau, để phù
hợp với đặc điểm thiên nhiên Đà Lạt, khí hậu thời tiết và cảnh quan mơi trường. Tuy
nhiên có nhiều tu sửa, chỉnh trang nhưng trong giai đoạn này, tại Đà Lạt có nhiều cơng
trình phá vỡ cảnh quan thiên nhiên và xây dựng thiếu trật tự, khai thác rừng bừa bãi, …
do còn bị hạn chế trong quản lý đơ thị. Vì vậy, cảnh quan thiên nhiên của Đà Lạt ngày
càng bị xuống cấp.