Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CẢNH QUAN PHỐ ĐI BỘ MỞ RỘNG TẠI TRUNG TÂM THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 63 trang )

i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH
--------------

TÊN HỌC VIÊN

NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CẢNH QUAN PHỐ ĐI
BỘ MỞ RỘNG TẠI TRUNG TÂM THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
CHUYÊN NGÀNH: QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS.KTS. TRƯƠNG THỊ THANH TRÚC

TP. HỒ CHÍ MÌNH, 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH
--------------


ii

TÊN HỌC VIÊN

NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CẢNH QUAN PHỐ ĐI


BỘ MỞ RỘNG TẠI TRUNG TÂM THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
CHUYÊN NGÀNH: QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS.KTS. TRƯƠNG THỊ THANH TRÚC

TP. HỒ CHÍ MÌNH, 2023
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU:.....................................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài:..................................................................................................6
2. Cơ sở lý thuyết và tình hình nghiên cứu các cơng trình tương tự:....................7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:......................................................................9
4. Câu hỏi nghiên cứu:............................................................................................10


iii
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.....................................................................11
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:..........................................................12
7. Phương pháp nghiên cứu của luận văn:............................................................12
8. Cấu trúc luận văn:...............................................................................................13
NỘI DUNG................................................................................................................. 16
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.....................................16
1.1. Khái quát về phố đi bộ:.......................................................................................16
1.1.1. Một số khái niệm, định nghĩa..........................................................................16
1.1.2. Các loại hình phố đi bộ....................................................................................17
1.1.3. Các mơ hình phố đi bộ tham khảo trong và ngoài nước.................................18
1.1.4. Sự hình thành phố đi bộ..................................................................................32
1.1.5. Các yếu tố cấu thành phố đi bộ.......................................................................34
1.2. Lịch sử hình thành khu phố đi bộ thành phố Đà Lạt.......................................36
1.3. Thực trạng phố đi bộ thành phố Đà Lạt:..........................................................38

1.3.1. Tỷ lệ sử dụng phố đi bộ....................................................................................38
1.3.2. Nhu cầu hoạt động của người dân trên phố đi bộ..........................................38
1.3.3. Các tồn tại của phố đi bộ.................................................................................39
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP, CƠ SỞ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, CÁC
NGHIÊN CỨU...........................................................................................................41
2.1. Cơ sở pháp lý:......................................................................................................41
2.1.1. Các văn bản pháp luật có liên quan...................................................................41
2.1.2. Các quy hoạch có liên quan..............................................................................41
2.2. Cơ sở lý luận:.......................................................................................................41
2.2.1. Cơ sở lý thuyết về phố đi bộ.............................................................................41


iv
2.2.2. Cơ sở lý thuyết về không gian kiến trúc cảnh quan...........................................41
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thiết lập không gian phố đi bộ mở rộng:.......41
2.3.1. Yếu tố tự nhiên..................................................................................................41
2.3.2. Yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương.......................................................41
2.4. Các dự án tham khảo về phố đi bộ đã có, bài học kinh nghiệm.......................41
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHỐ ĐI BỘ MỞ RỘNG TẠI
ĐÀ LẠT...................................................................................................................... 41
3.1. Chiến lược phát triển khu phố đi bộ.....................................................................41
3.2. Giải pháp tổ chức cảnh quan khu vực phố đi bộ mở rộng.....................................41
3.3. Giải pháp định hướng giao thông và hạ tầng khu vực mở rộng.............................41
3.4. Giải pháp tổ chức trang thiết bị và tiện ích đơ thị..................................................41
3.5. Đánh giá kết quả việc mở rộng khu phố đi bộ.......................................................41
3.6. Phố đi bộ và kinh tế đêm.......................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO:........................................................................................42


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH


vii


1
MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài:
Đến Đà Lạt, hầu như ai ai cũng nghĩ đến hồ Xuân Hương, chợ Đêm, quảng trường
Lâm Viên, công viên hoa thành phố… và (một thú vui không thể thiếu là đi bộ cùng nhau
hoặc tản bộ một mình trong tiết trời ln se lạnh) việc làm đầu tiên mọi người đặt chân
đến là đi bộ. Đi bộ ra chợ, ra phố, (đi quanh) ra hồ là những hoạt động cụm từ quen thuộc
của khách khi dạo chơi ở đến với Đà Lạt. Vì rằng, có thể do thời tiết đẹp q, khơng khí
trong lành quá, thậm chí là mưa lãng mạn quá ... và rất nhiều các lý do khác nữa để khách
du lịch chọn việc đi bộ là một trải nghiệm việc làm đầu tiên của mình khi du lịch đến
thành phố ngàn hoa xinh đẹp.
Cịn người Đà Lạt thì sao? Sáng sớm, rủ nhau đi bộ một vòng thể dục. Buổi chiều
tối, rủ nhau đi bộ một vịng thư giản.
Có thể nói đi bộ là một hoạt động quen thuộc được người dân cũng như khách du
lịch đến Đà Lạt. Khu vực trung tâm đặc biệt đông đúc vào các buổi tối thứ bảy và chủ
nhật hàng tuần khi mà hoạt động đi bộ được tổ chức thành khu phố đi bộ tại khn viên
khu Hịa Bình. Tuy nhiên, vì cơ sở hạ tầng và dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu quá
cao hiện tại nên tình trạng ùn tắc, kẹt xe, quá tải về giao thông, quá tải về hoạt động đã và
đang diễn ra khiến cho việc đi bộ trở thành hoạt động gây cản trở giao thông.
Các dịch vụ phục vụ cho khách bộ hành như: ẩm thực đường phố, cà phê, mua sắm,

vẽ tranh, đàn hát đường phố, nhảy múa đường phố,… hầu như tự phát và chưa có tổ
chức. Dịch vụ về bãi đậu xe, trông giữ xe không đáp ứng nhu cầu quanh khu vực tổ chức
khu phố đi bộ. Ngược lại, vào thời điểm khơng tổ chức phố đi bộ thì khách bộ hành đi
tràn xuống đường rất nguy hiểm và ảnh hưởng đến giao thông cơ giới. Dịch vụ vệ sinh
công cộng chưa được xây dựng hoàn chỉnh cũng ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường tại
khu vực. Với nhu cầu ngày càng cao của khách bộ hành có mong muốn đến phố đi bộ
sinh hoạt vui chơi với số lượng ngày càng tăng không chỉ vào ngày thứ bảy, chủ nhật mà
còn vào tất cả các ngày trong tuần, phố đi bộ địi hỏi phải được quy hoạch, bố trí một


2
cách bài bản, chuyên sâu để có thể trở thành một loại hình đơ thị và du lịch cụ thể, thậm
chí cần có nghiên cứu mở rộng tạo thành một quần thể đi bộ tại trung tâm. Từ đó, có kế
hoạch sử dụng và phát triển hợp lý đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tại khu phố đi bộ của
nhân dân đô thị mà vẫn đảm bảo được lưu thông của các phương tiện giao thông khi cần
di chuyển xuyên tâm thành phố.
2. Cơ sở lý thuyết và tình hình nghiên cứu các cơng trình tương tự:
a. Cơ sở lý thuyết:
o

Các khái niệm, định nghĩa, đặc điểm:

Phố đi bộ là một mơ hình khơng gian giao tiếp cơng cộng đặc biệt, nó được coi là
một địa điểm đặc trưng của đơ thị, là một vấn đề điển hình của văn hóa đơ thị; phản ánh
khơng chỉ vấn đề quy hoạch, kiến trúc cảnh quan mà còn là các vấn đề kinh tế văn hóa xã
hội liên quan.
Ý nghĩa của việc tổ chức phố đi bộ chính là nơi giao tiếp cộng đồng hiệu quả, dễ
ảnh hưởng đặc trưng văn hóa, tăng cường giao tiếp bình đẳng giữa người dân đô thị với
nhau.
Hoạt động tại phố đi bộ: là chỉ tất cả các hoạt động của con người tham gia trong

khu phố đi bộ (cả người dân định cư, người cung cấp dịch vụ và người khách đi bộ tại
khu vực). Hoạt động không dừng lại ở mức độ đi bộ mà còn là việc ăn uống, biểu diễn
nghệ thuật, ngồi nghỉ chân, bảo vệ, gửi đậu xe, kinh doanh buôn bán giao thương….
Không gian khu phố đi bộ: là tất cả các thành phần cấu thành không gian bao gồm
nơi chốn, địa lý địa hình tự nhiên, kiến trúc, đường giao thông, quảng trường, điểm nhấn
đô thị, ánh sáng và âm thanh, thời tiết.
Tổ chức không gian cảnh quan: khái niệm tổ chức không gian Kiến trúc cảnh quan
xoay quanh ba vấn đề: Tạo dựng không gian chức năng; tạo dựng và cải thiện không gian
môi trường; tạo dựng không gian thẩm mỹ nhằm tạo nên bản sắc văn hóa riêng tại địa
phương. Trong đó, mối quan hệ của các thành phần tạo cảnh quan có ý nghĩa quyết định


3
về chất. Không gian kiến trúc cảnh quan là một định nghĩa rộng bao gồm cả cơng trình
năm trong cảnh quan và tất cả các hoạt động của con người nằm trong khu vực.
Tổ chức không gian Kiến trúc cảnh quan cần tạo ra một trật tự khơng gian có bố cục
rõ ràng. Trong một khơng gian đơ thị nói chung, định hướng việc tổ chức không gian
Kiến trúc cảnh quan cần:
o

Về không gian chức năng, tổ chức không gian Kiến trúc cảnh quan trên cơ sở

hiện trạng phải đảm bảo đáp ứng các nhu cầu chức năng trong một đơ thị gồm: khơng
gian văn hóa, sinh hoạt,… lại vừa phải phù hợp với các loại hình giao thơng
o

Cảnh quan đô thị: Không gian trục đường kết nối riêng và lõi trung tâm đơ thị

nói chung, tạo nên sắc thái riêng cho không gian cảnh quan đô thị bao gồm: yếu tố thiên
nhiên, yếu tố nhân tạo và các hoạt động của con người trong đô thị;

o

Định hướng phát triển bền vững: Không gian kiến trúc cảnh quan đô thị phải

được tổ chức phù hợp với địa hình, khí hậu, gắn kết con người với môi trường thiên nhiên
nhằm tạo ra môi trường sống phát triển bền vững.
Nguyên tắc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan:
Quy hoạch chung đô
thị

Việc tổ chức không gian KTCQ cần phải lên kết với QHC
đô thị nhằm đưa ra giải pháp tốt và đúng định hướng

Sử dụng đât và không
gian

Đảm bảo những quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng
của Việt Nam về sử dụng đất và không gian đô thị.

Giao thông

Đáp ứng nhu cầu và loại hình giao thơng
Phân tích tốc độ và nhu cầu di chuyển để đưa ra giải pháp
phù hợp trong thiết kế chi tiết

Loại hình và cơng trình Khuyến khích cơng trình hài hịa với khu vực, cơng trình
kiến trúc
xanh tiết kiệm năng lượng
Cảnh quan khơng gian


Hài hịa giữa các yếu tố con người , thiên nhiên và cảnh
quan kiến trúc đô thị hiện hữu.
Cần tạo ra điểm nhấn và quảng trường sinh hoạt cho khu
vực


4
Hạ tầng kỹ thuật

Khớp nối với các hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của đô
thị
Đáp ứng nhu cầu về hạ tầng kỹ thuật khi đưa vào vận
hành

Mơi trường, khí hậu và
phát triển bền vững

Nắm bắt được điều kiện môi trường khí hậu tại khu vực
nghiên cứu, tại địa phương nhằm đửa ra giái pháp tốt nhất
cho việc tổ chức KGCQ.

Bản sắc văn hóa đơ thị

Nắm bắt u tố bản sắc văn hóa địa phương tại mỗi khu
vực. Tơn trọng và khai thác những yếu tố văn hóa sẵn có
nhằm tạo ra bản sắc riêng.

Quy chế quản lý

Tuân thủ quy định và pháp luật hiện hành. Quản lý tốt và

hiệu quả tất cả các hoạt động liên quan đến tổ chức kiến
trúc cảnh quan.

Lý thuyết liên quan:
o

Mơ hình kinh tế đêm tại thành phố Đà Lạt

o

Mơ hình phố đi bộ mở rộng thành phố Đà Lạt

o

Mơ hình giải quyết các ùn tắc giao thông khu vực trung tâm thành phố Đà Lạt

o

Lý luận về hình ảnh đơ thị của Kevin Lynh

o

Lý luận về không gian đô thị của Roger Trancik

b. Một số kinh nghiệm về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan:
o

Phố đi bộ ven sông Venice – Italia:

o


Phố đi bộ ven sông San Antonio – Texas, Hoa Kỳ

o

Phố đi bộ ven sông Clarke Street – Singapore

o

Phố đi bộ ven suối Cheonggyecheon – Seoul, Hàn Quốc

o

Phố đi bộ ven sông ở Trung Quốc

o

Phố đi bộ Kenton River Walk – Quận 7 – TP Hồ Chí Minh


5
o

Phố đi bộ Nguyễn Huệ - Quận 1 – TP Hồ Chí Minh

o

Phố đi bộ hồ Hồn Kiếm – Hà Nội

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

3.1 Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu để giải quyết vấn đề tổ chức không gian cảnh quan khu phố đi
bộ mở rộng xung quanh hồ Xuân Hương kết nối với phố đi bộ hiện hữu tạo nên điểm du
lịch hấp dẫn bậc nhất phục vụ kinh tế đêm, đồng thời vừa khai thác hiệu quả quỹ đất công
hiện hữu vừa giải quyết tốt vấn đề ùn tắt giao thông cơ giới tại khu vực Trung tâm thành
phố Đà Lạt.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
o Nghiên cứu mật độ giao thơng, thói quen giao thông qua khu trung tâm và khu
vực quanh hồ Xuân Hương nhằm đưa giải pháp bố cục tổ chức giao thông tránh cho khu
vực trung tâm, tổ chức bãi đậu xe và điểm dừng chân tập trung người đi bộ.
o Nghiên cứu thống kê mật độ, tần xuất đi bộ của người đi bộ tại khu trung tâm
gồm các nội dung
o Vị trí thường tập trung đơng người
o Hoạt động phổ biến
o Các nhu cầu (thông qua khảo sát)
Mục tiêu: để nghiên cứu thống kê dữ liệu về thói quen đi bộ, nhu cầu sinh hoạt tại
khu phố đi bộ nhằm tổ chức bố trí khơng gian cảnh quan cho phù hợp, sát nhất với nhu
cầu thực tiễn.
o Nghiên cứu hình thái khơng gian kiến trúc cảnh quan khu vực nghiên cứu và khu
vực mở rộng về các nội dung:
o Địa hình và địa lý hiện trạng


6
o Các tuyến đường đi bộ hiện hữu
o Các quảng trường
o Cơng trình cơng cộng
o Cơng viên và ánh sáng
o Chợ đêm
o Khu vực quanh hồ Xuân Hương

Mục tiêu: nhằm nghiên cứu sự phát triển từ lịch sử, quá khứ đến hiện tại, đánh giá
tỷ lệ và mật độ sử dụng đất dành cho dịch vụ công cộng, đánh giá hạ tầng kỹ thuật khu
vực để có kế hoạch tổ chức phù hợp về hạ tầng.
4. Câu hỏi nghiên cứu:
- Tại sao khách du lịch thích đi bộ tại khu trung tâm thành phố Đà Lạt và ngày càng
phát triển?
- Các vấn đề về quy hoạch, tổ chức giao thông, tổ chức cảnh quan, hoạt động văn
hóa xã hội hiện trạng và khi phát triển phố đi bộ là gì?
- Các dự án đã được phê duyệt đầu tư vào khu vực phố đi bộ hiện trạng tại khu vực
trung tâm.
- Người đi bộ có nhu cầu gì khi đến với phố đi bộ?
- Điểm nhấn đặc biệt khu phố đi bộ là gì, điều gì gợi nhớ về phố đi bộ Đà Lạt và
làm cho nó khác biệt với các phố đi bộ khác ở Việt Nam nói riêng, cũng như trên thế giới
nói chung?
- Tổ chức mở rộng khu vực phố đi bộ như thế nào để đảm bảo sự phát triển bền
vững mà vẫn thu hút, đáp ứng số lượng ngày càng cao của khách du lịch cũng như khách
địa phương?
- Cách tổ chức hệ thống giao thông như thế nào để đảm bảo không kẹt xe ở khu vực
đi bộ, định hướng lại giao thông cho khu vực phố đi bộ?


7
- Dự báo sức ảnh hưởng và sự thu hút của khu vực phố đi bộ mở rộng sau khi hình
thành.
- Các loại hình tổ chức cảnh quan nào phù hợp để phát triển cho khu vực?
- Giải pháp nào cho khu vực thương mại dịch vụ đường phố phù hợp với quá trình
phát triển?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Giới hạn phạm vi nghiên cứu: đặt ra 02 phạm vi thực hiện nghiên cứu là: phạm vi
giới hạn không gian tổ chức cảnh quan và phạm vi không gian mở rộng.

Các con đường giới hạn của khu vực nghiên cứu:
o Giới hạn về lãnh vực nghiên cứu: thuần về cảnh quan, kiến trúc và giao thông,
xét một phần khía cạnh về văn hóa, kinh tế và xã hội.

Đánh giá và khảo sát các vấn đề có liên quan:
o Phương tiện dùng để di chuyển đến khu phố đi bộ
o Phương tiện di chuyển hàng ngày qua khu trung tâm
o Tỷ lệ phương tiện di chuyển qua khu trung tâm ngày thường và ngày lễ tết
o Mật độ giao thông đi bộ


8
o Đánh giá các bãi trông giữ xe hiện trạng liên quan đến khu vực nghiên cứu
o Đánh giá mức độ tập trung người đi bộ tại các quảng trường, cơng viên, chợ đêm
o Tìm hiểu, thống kê, đánh giá các hoạt động thu hút khách đi bộ
o Đánh giá các dịch vụ đô thị, hạ tầng đô thị phục vụ đi bộ (nhà vệ sinh công cộng,
chỗ ngồi, cấp điện, hệ thống an ninh và thông tin liên lạc…)
o Thống kê đánh giá các vị trí cịn trống, chưa được khai thác hiệu quả (có bản đồ
mơ tả)
o Thống kê đánh giá chức năng cơng trình cụ thể thuộc phạm vi nghiên cứu (cơng
trình cơng cộng, nhà ở, dịch vụ, khách sạn…) từ đó đưa ra dự báo về số lượng người tập
trung tại khu trung tâm, số phương tiện sẽ đổ về khu trung tâm.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Ý nghĩa khoa học: đưa ra kết quả nghiên cứu sát nhất với thực tiễn về hoạt động đi
bộ và giá trị của hoạt động này mang lại khi được tổ chức thành một khu phố đi bộ tập
trung, chuyên sâu vào các hoạt động phục vụ phố đi bộ. Từ đó có giải pháp phù hợp để
định hướng cho Quy hoạch, xây dựng, tổ chức cảnh quan, bố trí hạ tầng một cách hợp lý
bền vững và mang tính bản sắc văn hóa cao, dự trù được cho phát triển trong tương lai.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Đà Lạt là một địa phương ngày càng trở nên thu hút
đối với khách hàng trong và ngồi nước. Vì vậy, việc tổ chức không gian phố đi bộ mở

rộng không chỉ là chuyện để đáp ứng cho nhu cầu trước mắt mà còn là nơi quảng bá sản
phẩm du lịch, đại diện cho khơng gian văn hóa du lịch tại địa phương. Đề tài này góp
phần chỉ ra các định hướng và dự báo xu thế về tổ chức không gian tổ chức cảnh quan
giúp cho các nhà quản lý của địa phương có những đinh hướng phù hợp để nâng cao chất
lượng, quy mơ, tính văn hóa của phố đi bộ thích ứng với thời đại mới.
7. Phương pháp nghiên cứu của luận văn:
Phương pháp nghiên cứu luận văn:
Thu thập dữ liệu ban đầu: từ các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương


9
Thu thập dữ liệu về quy hoạch, quy định, quy chế quản lý.
Thu thập dữ liệu thống kê từ bên đơn vị thống kê của Tỉnh.
Định tính: để khảo sát tâm lý người đi bộ tại khu vực nghiên cứu, khảo sát thói quen
sử dụng dịch vụ của đối tượng, khảo sát cảm nhận về chất lượng dịch vụ và nhu cầu dịch
vụ thực sự. Dự tính thực hiện khảo sát trên 200 trường hợp ngẫu nhiên tại phố đi bộ vào
các ngày trong tuần và dịp cuối tuần, lễ tết.
Định lượng: để đo lường số liệu về tần suất, mật độ của việc đi bộ và sử dụng dịch
vụ tùy từng thời điểm trong năm. Tổ chức thành bảng câu hỏi cụ thể: trong đó chỉ rõ các
độ tuổi khảo sát, thời điểm khảo sát và đối tượng cụ thể (khách, người bán hàng, dân địa
phương, dịch vụ trung chuyển, trẻ em và người lớn tuổi, giới tính và vùng miền, quốc
gia…)
Sử dụng phương pháp quan sát cùng một vị trí (thực hiện cho khoảng 10 vị trí khác
nhau) trong nhiều thời điểm và mùa khác nhau để đánh giá tần suất và tìm ra các yếu tố
đặc biệt có liên quan.
Thiết kế định hướng giả lập khơng gian bằng mơ hình 3D sau đó đem khảo sát ý
kiến của các nhóm đặc biệt (theo phương pháp phỏng vấn nhóm) đối với các nhóm tuổi
khác nhau, thực hiện khảo sát đối với nhóm đối tượng là chủ cửa hàng kinh doanh trực
tiếp tại khu vực, thực hiện khảo sát đối với nhóm đối tượng du lịch, địa phương, đối
tượng là các chuyên gia.

8. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo; Phần nội dung của
Luận văn gồm các nội dung chính như sau:
Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1. Khái quát về phố đi bộ:
a. Định nghĩa
b. Các loại hình phố đi bộ


10
c. Các mơ hình phố đi bộ tham khảo trong và ngồi nước
d. Sự hình thành phố đi bộ
e. Các yếu tố cấu thành phố đi bộ
2. Lịch sử hình thành khu phố đi bộ thành phố Đà Lạt:
3. Thực trạng phố đi bộ thành phố Đà Lạt:
a. Tỷ lệ sử dụng phố đi bộ
b. Nhu cầu thực sự của phố đi bộ
c. Các tồn tại của phố đi bộ
Chương 2. Phương pháp, cơ sở nghiên cứu khoa học, các nghiên cứu.
1. Cơ sở pháp lý:
a. Các văn bản pháp luật có liên quan
b. Các quy hoạch có liên quan
2. Cơ sở lý luận:
a. Cơ sở lý thuyết về phố đi bộ
b. Cơ sở lý thuyết về không gian kiến trúc cảnh quan
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thiết lập không gian phố đi bộ mở rộng:
a. Yếu tố tự nhiên
b. Yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương
4. Các dự án tham khảo về phố đi bộ đã có, bài học kinh nghiệm
Chương 3: Giải pháp tổ chức không gian phố đi bộ mở rộng tại Đà Lạt

1. Chiến lược phát triển khu phố đi bộ
2. Giải pháp tổ chức cảnh quan khu vực phố đi bộ mở rộng
3. Giải pháp định hướng giao thông và hạ tầng khu vực mở rộng


11
4. Giải pháp tổ chức trang thiết bị và tiện ích đô thị
5. Đánh giá kết quả việc mở rộng khu phố đi bộ
6. Phố đi bộ và kinh tế đêm.


1
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát về phố đi bộ:
1.1.1. Một số khái niệm, định nghĩa
Đường đô thị là đường nằm trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị xã
và thị trấn [6].
Đường phố là đường đơ thị, gồm lịng đường và hè phố [5].
Đường đi bộ là đường dành riêng cho người đi bộ có thể được thiết kế chuyên
dụng hoặc là phần đường thuộc phạm vi hè đường [7].
Hè đi bộ là phần bề rộng hè đường phục vụ người đi bộ, còn được gọi là phần
đường đi bộ trên hè. Hè đi bộ được xem như một bộ phận không thể thiếu trên mặt cắt
ngang phố trong đô thị [7].
Không gian đi bộ là không gian giao thông phục vụ nhu cầu đi lại vận chuyển mà
không sử dụng các phương tiện giao thông cơ giới. đồng thời không gian đi bộ là những
không gian mở công cộng đáp ứng nhu cầu giao tiếp nghỉ ngơi, giải trí của người dân [8]
Người đi bộ là bất kỳ người nào đi bộ hay sử dụng xe lăn hoặc các phương tiện đo
lại khác được điều khiển bởi sức người trừ xe đạp [8]
Hoạt động đi bộ là hoạt động của con người nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển từ

địa điểm này sang địa điểm khác mà không sử dụng các phương tiện giao thông. Hoạt
động đi bộ không chỉ có tác động tới thể lực mà cịn tác động đến tinh thần của người đi
bộ. hoạt động đi bộ gắn với thời gian ngắn thời là đi học, đi làm, đi chợ, giao tiến. hoạt
động đi bộ gắn với thời gian dài thường là hoạt động giao tiếp, đi dạo, nghỉ ngơi, thư giãn,
thể thao, giải trí, và các hoạt động mua sắm, dã ngoại [8].
Phạm vi hoạt động đi bộ là phạm vi mà trong đó con người cảm thấy thoải mái khi
đi bộ. Theo quy phạm, bán kính tối ưu cho phạm vi hoạt động đi bộ không quá 500m [8]
Phố đi bộ là một khu giải trí và đèn đỏ ở thành phố Pattaya, Thái Lan (Walking
Street is an entertainment and red-light district in the city of Pattaya, Thailand). Đường


2
phố là một điểm thu hút khách du lịch thu hút người nước ngồi và cơng dân Thái Lan,
chủ yếu là vì cuộc sống về đêm của nó. Khu vực Phố đi bộ bao gồm các nhà hàng hải sản,
tụ điểm nhạc sống, quán bia, vũ trường, quán bar thể thao, quán bar go-go, câu lạc bộ đêm
và khách sạn. Ngồi ra, trên đường phố, khách du lịch thường có cơ hội xem nhiều
chương trình tình dục khác nhau, chẳng hạn như bao gồm các hành vi tình dục giữa
những người biểu diễn trong chương trình [2].
Phố đi bộ được hiểu đơn giản là con phố hoàn toàn dành cho việc đi bộ cả ở lịng
đường và vỉa hè, khơng có phương tiện cơ giới lưu thơng. Có thể là phố đi bộ chỉ vào cuối
tuần hay dịp lễ hội, cũng có thể tồn bộ thời gian, tùy vào tính chất của con đường, khu
vực ấy cũng như mức độ tham gia của cộng đồng để có thể quy hoạch đường nào thành
phố đi bộ như thế nào. Cũng có thể một khu vực có nhiều phố đi bộ nối liền về không
gian và liên kết với nhau về chức năng, nhằm tăng cường thêm khơng gian văn hóa - kinh
tế, tăng thêm cơ hội hưởng thụ lợi ích vật chất, tinh thần cho cộng đồng [3].
Phố đi bộ là khu vực dành cho người đi bộ (còn được gọi là phố đi bộ và khu vực
cấm xe cơ giới) là các khu vực của thành phố hoặc thị xã dành riêng cho người đi bộ và
trong đó hầu hết hoặc ơ tơ có thể bị cấm vào. Việc tạo ra khu phố đi bộ thường nhằm mục
đích cung cấp khả năng tiếp cận tốt hơn cho người đi bộ, để tăng cường khối lượng mua
sắm và hoạt động kinh doanh khác trong khu vực và/hoặc cải thiện sức hấp dẫn của môi

trường địa phương về thẩm mỹ, ô nhiễm khơng khí, tiếng ồn và tai nạn liên quan đến xe
cơ giới với người đi bộ [4].
“Walk the streets”, theo từ điển Dictionary được hiểu là đi bộ trong thành phố,
hoặc nó cịn được hiểu một cách khác là chỉ nơi những người làm gái mại dâm tìm khách
bằng cách dạo phố [1].
Trong phạm vi luận văn này, tác giả đưa ra khái niệm Phố đi bộ với cách hiểu phù
hợp nhất với đề nghiên cứu và được mô tả như sau:
Phố đi bộ là khu vực không gian đường phố đô thị chỉ dành cho người đi bộ hay sử
dụng xe lăn hoặc các phương tiện đi lại khác được điều khiển bởi sức người trừ xe đạp
trong một khoảng thời gian xác định hoặc toàn thời gian.



×