Tải bản đầy đủ (.pdf) (256 trang)

Lý Thuyết Kinh Tế Dược tập 1 (dùng cho đào tạo Dược sĩ Đại học) - Giáo trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.35 MB, 256 trang )

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHO HO CHi MINH
BỘ MÔN QUẢN LÝ DƯỢC

GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC

-KINH TE DUOC
Tap1
Chủ biên:
l

PHẠM ĐÌNH LUYẾN
NGUYEN THi HAI YEN

NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC


CHU BIEN
PGS.TS. Phạm Đình Luyến
TS. Nguyễn Thị Hải Yến

BIÊN SOẠN
PGS.TS. Phạm Đình Luyến
TS. Nguyễn Thị Hải Yến
TS. Đặng Thị Kiều Nga
PGS.TS. Hoàng Thy Nhạc Vũ

PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Thủy
DS. Nguyễn Thị Quỳnh Nga
ThS. Lê Đặng Tú Nguyên

HOI DONG THAM ĐỊNH GIÁO TRÌNH


1- GS.TS. Lê Quan Nghiệm, Đại học Y Dược TPHCM

Chủ tịch hội đồng

2- PGS.TS. Hoàng Minh Châu, Đại học HUTECH

Phản biện

3- GS.TS. Trần Thành Đạo, Đại học Y Dược TPHCM

Phản biện

4- TS. Nguyễn Đăng Tiến, Bộ Công An
5- TS. Nguyễn Thị Hải Yến, Dại học Y Dược TPHCM

Ủy viên
Ủy viên thư ký

-

Quyết định lựa chọn và sử dụng giáo trình “Kinh tế dược tập l” tại Đại học Y Dược

TP. Hồ Chí Minh số 2462/QD-DHYD

Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.

2l

ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Hiệu trưởng



LOI GIOI THIEU
Khoa Dược, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị đầu ngành phía

Nam có sứ mạng “Đảo tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học, phát triển và áp dụng các kỹ
thuật tiên tiễn trong lĩnh vực dược, đóng góp vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân
dân, góp phần nâng cao vị thế nên Dược học Việt Nam”. Từ năm 2016, Khoa Dược đã

có sự chuyển biến trong chương trình đào tạo bậc đại học để có thể bắt kịp với xu thế

phát triển chung của cả xã hội và thế giới. Theo đó người được sĩ được đào tạo có thể

trở thành chuyên gia về các mặt khoa học công nghệ dược, kinh tế thương mại va dich

vụ chăm sóc sức khỏe cộng đông.

Đối với lĩnh vực Quản lý cung ứng thuốc, các quy định về chuẩn đầu ra của

chương trình đảo tạo Dược học xác định yêu cầu về kiến thức và kỹ năng đối với người

dược sĩ là có thể “Triển khai các hoạt động quản lý cung ứng và bảo quản thuốc”.
Để phục vụ công tác đào tạo nhân lực được, đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình
đào tạo, Bộ mơn Quản lý Dược biên soạn giáo trình Kinh tế được tap 1 phục vụ cho

- công tác giảng dạy và học tập với thời lượng 30 tiết (2 tín chỉ). Giáo trình nhằm cung
cấp cho người học những kiến thức cơ bản đến nâng cao về kinh tế học để ứng dụng
trong ngành Dược, những quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh Dược.
Kinh tế được tập 1 được biên soạn thành ba phần: Phần I. Kinh tế học đại cương;
Phần 2. Kinh tế luật trong kinh doanh Dược; Phần 3. Hoạt động kinh doanh Dược. Mai
phần được chia thành nhiều chương, các chương bao gồm mục tiêu học tập và nội đung

học tập cụ thé. Cuối mỗi chương là câu hỏi ôn tập và tự lượng giá bám sát với từng chủ
đề của mỗi chương giúp người học để dàng tiếp cận và tống hợp kiến thức trong quá
trình học. Đây là tài liệu tin cậy giúp người học nâng cao trình độ, tích lũy được các
kiến thức chun mơn thiết thực và bê ích trong lĩnh vực Quản lý cung ứng thuốc.
Trong lần biên soạn đầu tiên khơng tránh khỏi việc cịn nhiều thiếu sót, chúng tơi
rất cảm ơn những ý kiến đóng góp của quý đồng nghiệp, học viên, sinh viên dé giáo
trình ngày cảng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn và trân trọng kính chảo./.
Bộ mơn Quản lý Dược

3|


4|


MUCLUC.
Phan 1. Kinh té hoc dai CUWOTG ooo

cece

<5

:
HH HH

TH HH HH HH

TH


rà 9

Chương 1. Đại cương về kinh tế học ........................--- 22-556 s ESeSE+EEEE114111111112715 1241110 1e7 11

Pham Dinh Luyén, Nguyễn Thị Hải Yến
Chương 2. Kinh tẾ vĩ mơ..........................-22 s2©+t22+++EEE+tSE+EEEEE1105713022711121711122772X 2212 ce2xcee 35
Nguyễn Thị Hải Yến, Lê Đặng Tủ Nguyên
00.1.6800... .......‹-..gAẬHẶHDH)H,..,.,. 57
Nguyễn Thị Thu Thủy
Phần 2. Kinh tế luật trong kinh doanh được...................................----2c-scecxxrrerxeecze 79

Churong

MN@ni 8.190

NA...

............

81

Pham Dinh Luyén, Nguyễn Thị Hải Yến
000.6181000

c

NA.

.a.............


107

Pham Đình Luyễn, Đặng Thị Kiều Nga
Chương 6. Quản lý giá thuỐc......................-.----s5<
SH. 12E11113715211111111121141711 7111 01111xxeE 119
Nguyễn Thị Hải Yến, Nguyễn Thị Quỳnh Nga

Chương 7. Đấu thầu thuốc ...........................2-©-2-S2s+
2E E27111211227172715271112112711122110112cee 131

Phần 3. Quản lý kinh doanh được ............................. -2-©2sz2E2Z©E++2EL2E2EE27E34721112711E121eE-.xrrkx 153
Chương 8. Các loại hình doanh nghiỆp. . . . . . . . . . .

.-- -- 5 c3 S 9xx xxtvEErrrrrresrreersrrereree 155
Phạm Đình Luyên, Lê Đặng Tú Nguyên

Chương 9. Các hình thức bán lẻ thuốc tại Việt Nam ..........................-ccs
2x21 xrsrerrrs 175

Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Nguyễn Thị Hải Yến
Chương 10. Vốn, chỉ phí, doanh thu và lợi nhuận...........................22-2222 SEEz+CExeezxeerrserrs 191.
Nguyễn Thị Hải Yến, Nguyễn Thị Quỳnh Nga
Chương 11. Báo cáo kết quả hoạt động kinh đoanh............................--2©2222 ©22ezExecrrescree 219

Nguyễn Thị Hải Yến, Đặng Thị Kiểu Nga
Chương 12. Kiểm soát rủi ro trong kinh đoanh được .............................----2-©csz£rszzererrrs 233
Hồng Thy Nhạc Vũ

5|


ˆ


- 6|


DANH MỤC THUẬT NGỮ
Thuật ngữ tiếng Việt (tiếng Anh)

Từ viết tắt

Bảo hiểm Y tế (Health Insurance)

BHYT

Biệt được gốc (Brand name)

BDG

Chỉ số giá hàng sản xuất (Producer Price Index)

PPI

Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index)

CPI

Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
Cơ quan quán lý Dược chặt ché (Stringent Regulatory Authorities)
Cơ sở Y


tế -

Dược sĩ đại học (Pharmacist)
Giá nhập khâu (Cost, Insurance and Freight)
Hệ thống hợp tác về thanh tra được phẩm

CNĐĐKKD
SRA
CSYT
DSDH
CIF
PIC/s

(Pharmaceutical Inspection Co — operation Scheme)
Hồ sơ đề xuất

HSDX

Hồ sơ dự thầu

HSDT

Hồ sơ mời thầu

HSMT

Hồ sơ yêu cầu

HSYC


Hội đồng quản trị (Board of Administration)

HDQT

Hội nghị quốc tế về hài hòa hóa các thủ tục đăng ký được phẩm
sử đựng cho người (International Conference on Harmonization)

ICH

Hợp tác xã

HTX

Khấu hao đường thẳng (Straight — line Depreciation)

SLD

Mã số thuế (Tax Indentification number)

MST

Sản phẩm quốc dân ròng (Net National Prođuct)

7|


Thuật ngữ tiếng: Việt (tiếng Anh)

Từ viết tắt


Tài sản cố định (Fixed asset)

TSCĐ

Tai san luu d6ng (Current asset)

TSLĐ

Thu nhập cá nhân (Personal Income)

TNCN

Thu nhap doanh nghiép (Gross Income)

TNDN

Thu nhap kha dung (Disposable Income)

DI

Thu nh4p quéc dan (National Income)

NI

Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc (Good Pharmacy Practices)

GPP

Thực hành tốt phân phối thuốc (Good Distribution Practice)


GDP

Thực hành tốt sản xuất thuốc (Good Manufacturing Practices)

GMP

Thực hành tốt trồng trọt và thu hái được liệu

- GACP

(Good Agricultural and Collection Practices)

Thuế gid tri gia ting (Value Added Tax)

VAT

Téng cau (Aggregate Demand)
Téng cung (Aggregate Supply)
Tổng sản phẩm quéc dan (Gross National Product)
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Prođuct)
Trach nhiém hitu han (Limited Liability)
Trí thông minh nhân tạo (Artificial Intelligence)
Tương đương điều trị (Therapeutic Equivalence)

8|

AS
GNP
GDP

TNHH
AI
TE


KINH TE HOC
DAI CUONG

Chương 1.

Đại cương về kinh tế học

Chương2.

Kinh tế vĩ mô

Chương3.

— Kinh tế vi mô

9|Phần

1


10|Phan

1



Chương 1
DAI CUONG VE KINH TE HỌC
MUCTIEUHQCTAP
Sau khi hoan thành học tập, sinh viên có thể:

1, Tom tắt được lịch. sử hình thành va ì phát triển của nên kinh tế, hệ thơng kinh tế ›
2. Giải thích được các khái.

a các. van đề cơ bản c

3. Van dụng được các quy luật hint !ế cơ bản vào kinh doan
BS

4. Phan tich một số chỉ số thông

qua

duoc

các công cụ phân tích kinh te

NOI DUNG HOC TAP
1. GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ HỌC................................--2ccc2SccSccecrrrrrreece. Hee. 12
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của nền kinh tế..........................

12

1.2. Khái niệm kinh 06 HOG wcessscessssecssssessssessssessssessssecssuscrsseveessseeesners

..14


1.3. Nhu

cầu vô hạn và nguồn lực hữu hạn...........................-.---5 sec

.... lŠ

1.4. Vấn đề cơ bản của kinh lễ học.................................
1.5. Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ
mô..................

.... l6
.... l6

1.6. Các quy luật kinh tế cơ bản.......

....20

2. CÁC HỆ THÔNG KINH TẺ.......

...22

2.1. Hệ thống kinh tế...................

..22

2.2. Các cuộc cách mạng công nghiệp .

3. CÁC CƠNG CỤ PHÂN TÍCH KINH TÉ....


3.1. Số liệu kinh tế........................---c.c--cc-sece.
3.2. Chỉ số kinh tế..
¬

.... 26

3.3. Biến thực tế và biến danh nghĩa

3s
kh
i0.

8m...

....28
.ảa..ã........
30

11|Phần

1


1. GIỚI THIỆU VE KINH TE HỌC

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của nền kinh tế
Nẵn

kinh


tế là một hệ thống

các hoạt động liên quan đến sản xuất, phân phối,

trao đổi, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trong một quốc

gia hoặc một khu vực địa lý

nhất định. Các yếu tổ cơ bản cấu thành nền kinh tế bao gồm: Tác nhân kinh tế, hoạt

động kinh tế và giao dịch kinh tế.

-_ Tác nhân kinh tế: Có thể là cá nhân, doanh nghiệp, tơ chức hoặc chính phủ.
-_

Giao dịch kinh tễ: Xây ra khi hai bên đồng ý với giá của một loại hàng hóa hoặc

dịch vụ (thể hiện bằng một giá trị tiền tệ nhất định).

Hoạt động kinh tế được thúc đây bởi sản xuất sử đụng tài nguyên thiên nhiên,
lao động và vốn. Nó đã thay đổi theo thời gian do cơng nghệ (tự động hóa, gia tốc của
qua trình, giám chức năng chi phí), do sự đổi mới (sản phẩm mới, địch vụ, quy trình, mở
rộng thị trường, đa dạng hóa thị trường, thị tường thích hợp, tăng chức năng doanh thu).
-_

Ngoài ra, cấu thành một nền kinh tế không thể thiếu các cuộc cách mạng về
công nghệ, lịch sử văn minh và tổ chức xã hội, cùng với địa lý và sinh thái, ví đụ là các
vùng với các điều kiện về nông nghiệp và cơ hội khai thác tài nguyên thiên nhiên

khác nhau. Nền kinh tế cũng đề cập đến thước đo tăng trưởng sản phẩm của một đất

nước hoặc một khu vực.
1.1.1. Các giai đoạn của nền kinh tẾ
Nền kinh tế trên thế giới có thể đã phát triển qua các giai đoạn sau:
-_

Giai đoạn nền kinh tễ cỗ đại: Chủ yêu dựa vào canh tác tự cung tự cấp.

Giai đoạn cách mạng cơng nghiệp: Chuyển đổi nền kinh tế từ các hình
canh tác tự cung tự cấp sang hình thức nơng nghiệp phong phú và chuyên sâu
Sự tăng trưởng kinh tế điễn ra chủ yếu trong các ngành công nghiệp khai thác
xây dựng và sản xuất. Giai đoạn này, thương mại trở nên quan trọng hơn nhờ vào
-_

thức
hơn.
mỏ,
nhu

cầu cái thiện sự trao đổi và phân phối của các sản phẩm trong cộng đồng.

Giai đoạn nền kinh tẾ hiện đại — nền kinh tế trí thức: Sự phát triển mạnh của
dịch vụ, tài chính và cơng nghệ. Trong các nền kinh tế hiện đại, có bốn khu vực chính
-_

của hoạt động kinh tế, bao gồm:
+ bu

vực cơ bản: Các hoạt động tập trung vào khai thác và sản xuất nguyên

liệu thô như lương thực, than đá, gỗ, sắt...


12|Phần

1


+ Khu vực thứ hai: Các hoạt động tập trung vào việc chuyển đổi nguyên liệu

thô hoặc nguyên liệu trung gian thành hàng hóa như Sử dụng gỗ để chế tạo
bàn phế, da thuộc để chế tạo giày đép, dược liệu để bảo chế thuốc cỗ truyền...

+ Khu vực thứ ba: Các hoạt động tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ tới
người tiêu dùng và các ngành kinh doanh như dịch vụ khám chữ bệnh, dịch

vụ du lịch nghĩ đưỡng, địch vụ ngân hàng...
+ Khu vuc thi tw: Các hoạt động tập trung vào đến nghiên cứu và phát triển để
sản xuất các sản phẩm từ tài nguyên thiên nhiên và các sản phâm phụ như
công ty khai thác gỗ có thể nghiên cứu cách sử đụng gỗ bị cháy một phần để
xử lý sao cho phần không bị hư hại của nó có thể làm thành bột giấy cho giay.

1.1.2. Các thời kỳ lịch sử của nền kinh té
Thời kỳ Cổ đại
Nơng nghiệp là nền kính tế chủ yếu của thời kỳ này, việc trao đổi hàng hóa được
thực hiện đo nhu cầu nhu cầu về nhiều hàng hóa khác nhau của chính người sử dụng. sự
khác nhau giữa giá trị sử dựng và giá trị trao đơi của hàng hóa đã được phân biệt lần đầu

tiên bởi nha triét hoc Aristotle (384-322 TCN).
Thời kỳ Trung cỗ
Sự ra đời nền kinh tế thế giới đầu tiên được đặt nền móng bởi sự giao lưu về thương
mại giữa các lục địa, xuất phát từ các công cuộc khám phá ra những vùng đất mới như

Con đường tơ lụa của Marco Polo (1254-1324), Châu Mỹ của Christopher Columbus
(1451 — 1506) và Khám phá Ấn Độ của Vasco de Gama (1469 — 1524). Thời kỳ này
cũng được đánh đấu xây dựng những ngân hàng đầu tiên ở Đức đo Jakob Fugger (1459
— 1525) sáng lập và ở Ý do Giovamni di Bicci de' Medici (1360 — 1428) sáng lập. Sàn
giao dịch chứng khoán đầu tiên cũng được ra đời ở Antwerpen (thuộc nước Bỉ ngày
nay) vào năm ] 513.

Thời kỳ đầu của nền kinh tẾ hiện đại
Chủ nghĩa trọng thương,

đặc biệt là kiểm sốt thương mại thơng

qua thuế và

_ lệ phí hải quan, được ra đời ở thế kỷ XVI — XVIII. Chủ nghĩa này xuất phát từ những
cuộc xâm chiếm thuộc địa của các quốc gia châu Âu như Anh, Pháp, Tây Ban Nha,

Bồ Đảo Nha va Hà Lan.

13|Phan

4


Thời kỳ cách mạng công nghiệp
“Chủ nghĩa tư bản hoang dã” bắt đầu thay thế chủ nghĩa trọng thương và thương
mại tự do chính là điều kiện cơ bản để dẫn tới phát triển kinh tễ. Sản phẩm được cung
cấp với mức giá cạnh tranh hình thành dưới tác động của quy luật cung cầu và sự phân

chia lao động đã được phát triển bởi Adam Smith (1723 — 1790). Một nhà kinh tế học


người Anh được xem là người đầu tiên mở đường cho các lý luận kinh tế.
Thời kỳ Chú nghĩa tư bản và Chú nghĩa xã hội

Nền kinh tế là một "hệ thống của chủ nghĩa tư ban" duge Karl Marx (1818 — 1883)
và Friedrich Engels (1820 — 1895) xác định từ việc tiết kiệm chi phí sản xuất tối đa,

khai thác kiệt quệ sức lao động và thiên nhiên nhằm tạo ra giá trị thặng dư, tư bản sẽ

tích tụ vốn dan đến phá hủy cạnh tranh, đói nghèo, đơ thị hóa và bần cùng hóa trong các

tầng lớp nhân đân. Việc tiến lên chủ nghĩa xã hội là điều tất yếu và sẽ giải phóng

nền kinh tế, theo đó nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã được thiết lập sau cuộc

Cách mạng Tháng Mười Nga vào năm 1917.

Thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ II |
Thương mại tự do toàn cầu để có thể xây dựng lại các nền kinh tế đã bị phá hủy sau

Thế chiến thứ II được ủng hộ bởi nhà kinh tế học người Anh gốc Áo là Friedrich August

von Hayek (1899-1992) va nhà kinh tế học đạt giải Nobe† người Mỹ Milton Friedman
(1912 - 2006), người được cơi là cha đẻ của trường phái Tân tự đo. Trái ngược với

quan điểm đó, John Maynard Keynes (1883 — 1946), nhà kinh tế học người Anh lai

cho rằng nền kinh tế nên được kiểm sốt chặt chẽ bởi chính phủ.
Thời kỳ xã hội ngày nay


Xu hướng tồn cầu hóa dựa trên nền tảng sự phát triển của khoa học công nghệ là
tat yếu đề thúc đây nền kinh tế của các quốc gia và thế giới. Nền kinh tế được đặt trong
bối cảnh của vấn đề phát triển bền vững, đuy trì và bảo tồn hệ sinh thái cũng như

chất lượng cuộc sống của con người.

1.2. Khái niệm kinh tế học
Kinh tế học đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử, các bài viết kình tế có từ các

nén vin minh Hy Lạp, La Mã,

Tiểu lục địa Ấn Độ,

Trung Quốc,

Ba Tu va A Rap.

Khái niệm kinh tế học xuất hiện đầu tiên trong các tác phẩm của những triết gia Hy Lạp

nỗi tiếng như Aristote và Platon (khoảng Thế kỷ thứ IV và V trước Công nguyên).
Tuy nhiên, chỉ từ khi xuất hiện tác phẩm kinh tế học nỗi tiếng như “Nghiên cứu về

14jPhần

1


nguồn gốc và bản: chất sự giàu có của các dân tộc” (Adam Smith, năm 1776), kinh tế
học mới thực sự phát triển. Kinh tế học (Economics) theo tiếng Hy Lạp được kết hợp từ
hai chữ “oikos” và “nomos” có nghĩa là “Quản lý hộ gia đình”. Tên gọi này được

Alfred Marshall đổi tên vào cuối thế kỷ XIX từ “kinh tế chính trị” sang “kinh tế học”
hay có tên gọi hồn chỉnh là “khoa học kinh tế”.

Đã có rất nhiều khái niệm của kinh tế học, mỗi khái niệm phản ánh sự nhìn nhận
khác nhau của các nhà kinh tế học. Khái niệm sau đây mô tả tương đối đầy đủ phạm vị,
đối tượng và hoạt động của kinh tế học:

“Kinh tễ học là môn khoa học xã hội nghiên cứu cách thức sử dụng hợp lý
các nguôn lực vào việc sản xuất, phân phối hàng hóa và dịch vụ

nhằm thỏa mãn cao nhất mong muốn và nhủ cầu của mọi thành viên trong xã hội”
Như vậy, đối tượng của kinh tế học là các hành vi kinh tế trong sản xuất và phân
phối nguồn lực, phạm vi mà kinh tế học đề cập là mọi cá nhân và tồn xã hội. Phân tích

kinh tế được thực hiện từ việc suy luận logic thông qua các hành vi cụ thể của con
người, có thể được áp đụng trên tồn xã hội và trong các lĩnh vực như kinh doanh, tai
chính, chăm sóc sức khỏe và chính phủ. Mục tiêu cuối cùng của phân tích kinh tế học là
để cải thiện điều kiện sống hàng ngày của các thành viên trong xã hội.
1.3. Nhu cầu vô hạn và nguồn lực hữu hạn

/

Một trong những nhà kinh tế được ghỉ nhận sớm nhất là nhà nông — nha tho Hy Lap
Hesiod (Thế kỷ thứ VIII trước Cơng ngun).

Ơng cho rằng lao động, vật liệu và

thời gian cần thiết phải được phân bổ hiệu quả để vượt qua sự khan hiếm. Sự khan hiểm
được hiểu là “Trạng thái mà tại mức giá bằng khơng, cầu của một nguồn lực nào đó
vượt q cung sẵn có”. Nói cách khác, đây là trạng thái yêu cầu con người phái đưa ra

quyết định phân bổ nguồn lực đó một cách hiệu quả.
Một ví dụ về khơng khí, một nguồn

tài ngun được xem như là vơ hạn và theo

đa số ý kiến cá nhân việc hít thở là hồn tồn miễn phí. Kế từ cuộc cách mạng
cơng nghiệp, nguồn khơng khí sạch ngày càng trở nên bị ơ nhiễm và chất lượng
khơng khí kém có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao. Để tránh những vấn đề

ảnh hưởng đến sức khỏe và đảm bảo người đân có thể thở một cách an toản, các
chính phủ phải đầu tư vào các phương pháp phát điện mà khơng tạo ra khí thải độc hại.

Các phương pháp này có thể đắt hơn và địi hỏi chỉ phí vốn lớn. Nếu chính phủ quyết

định phân bỗ nguồn lực để làm cho khơng khí sạch, một số câu hỏi liên quan sẽ phát

15|Phần

1


sinh như phương pháp nào cải thiện chất lượng không khí? Phương pháp nảo hiệu quả
nhất trong ngắn hạn, trung hạn và đài hạn? Hiệu quả về chỉ phí giữa các phương pháp?
Ngân sách đến từ đâu? Chính phủ có nên tăng thuế vào khoán nào và cho ai? Liệu chính
phủ có vay khơng? Như vậy, sự khan hiểm khơng khí trong lành mang đến một loạt các

câu hỏi về cách phân bé tài nguyên một cách hiệu quả. Tóm lại, sự khan hiếm là vấn đề
cơ bản làm phát sinh kinh tế.

1.4. Vẫn đề cơ bản của kinh tế học


Mọi nền kinh tế trên thế giới, bất kể quốc gia có thu nhập cao hay thấp, đều phải
đối mặt với ba vấn đề cơ bản của kinh tế liên quan đến sự khan hiểm:

1. Sản xuất cái gì? (Số lượng?)
2. Sản xuất như thế nào?
3. Sản xuất cho ai?

%Sản xuất cái gì?”
Nội dung của vấn dé này xuất phát từ sự khan hiếm của các nguồn lực. Xã hội buộc
phải có sự đánh đổi hay lựa chọn nên ở méi thời điểm xác định, xã hội phải trả lời được
các câu hỏi nên sản xuất những hàng hóa hay dịch vụ nào, với các chủng loại cụ thể
ra sao và số lượng như thế nào.
“Sdn xudt nhu thé nao?”
Từ đanh mục

và số lượng các hàng hóa được lựa chọn để sản xuất, xã hội phải

cân nhắc có thể sản xuất bằng những cách thức sản xuất thích hợp nào từ việc lựa chọn
sử đụng những hình thức và cơng nghệ sản xuất khác nhau.
“Sản xuất cho ai?”

Xuất phát từ sự khan hiếm, xã hội cũng phải xác định hàng hóa hay dịch vụ mà

xã hội đã tạo ra sẽ được phân phối ra sao giữa những nhóm xã hội hay cá nhân khác
nhau. Đối tượng được sử đụng và hưởng lợi từ những hàng hóa này là ai. Người nào sẽ

được hưởng phần nhiều hơn và ai là người buộc phải hưởng ít hơn. Hàng hóa nên được

phân phối đồng đều giữa các cá nhân hoặc nhóm xã hội... cũng là những câu hỏi cần

phải được giải quyết.

1.5. Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô

Kinh tế học có thể chia thành hai phân ngành cơ bản là kinh tế học vi mô và kinh tế

học vĩ mô. Hai phân ngành này có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Mối quan hệ này cho
thấy rằng, trong thực tiễn quản lý kinh tế, cần thiết phải giải quyết tốt các vấn để kinh tế
16|Phần

1


trên cả hai phương điện vi mô và vĩ mô. Nếu chỉ tập trung vào những vấn đề vi mô như
tối đa hóa lợi nhuận của đoanh nghiệp mà khơng

có sự điều tiết của chính phú,

thì khơng thể có một nền kinh tế thực sự phát triển 6n định, bình đẳng và công bằng.

1.3.1. Kinh té vi mé
Kinh tễ học vỉ mô nghiên cứu sự hoạt động của nền kinh tế bằng cách tách biệt
từng bộ phận riêng biệt, nghiên cứu cách ứng xử của các cá nhân (những người sản xuất
và người tiêu dùng) trên từng thị trường hàng hóa riêng biệt (may mặc, phương tiện
di chuyển, điện tử gia đụng, dược phẩm...).

Mục tiêu của kinh tế học vi mơ nhằm giải thích giá và lượng của một hàng hóa
cụ thể. Kinh tế học vi mơ cịn nghiên cứu các quy định, thuế của chính phủ tác động đến
giá và lượng hàng hóa và dịch vụ cụ thé. Chẳng hạn, kinh tế học vi mô nghiên cứu các


yêu tố nhằm xác định giá và lượng thuốc, đồng thời nghiên cứu các quy định và thuế
của chính phủ tác động đến giá cả và sản lượng thuốc trên thị trường.
Phương pháp mơ hình hóa, phương pháp so sánh fĩnh và phương pháp phân tích
biên tế (hay cịn gọi là phương pháp phân tích cận biên) là các phương pháp thường
được sử dụng trong nghiên cứu kinh tế vi mô, trong đó phương pháp phân tích biên tế là
phương pháp đặc thủ và cũng là phương pháp của sự lựa chọn kinh tế tối ưu bởi vì bất
cứ sự lựa chọn nảo cũng phải đựa trên sự so sánh giữa lợi ích mang lại và chỉ phí bỏ ra.

Phương

pháp phân tích biên tế được

sử dụng để tìm ra điểm tối ưu (còn gọi là

điểm cân bằng) của sự lựa chọn. Theo phương pháp này, chúng ta phải so sánh lợi ích
và chỉ phí tại mỗi đơn vị hàng hóa, dịch vụ được sản xuất (hoặc tiêu dùng) tăng thêm.
Lợi ích chỉ phí đó được gọi là lợi ích biên tế và chỉ phí biên tế.
-_

Đầu vào của kinh tế vi mơ là tất cả những gì cơ sở kinh doanh sử dựng trong

quá trình sản xuất. Kinh tế học thường chia các yếu tố sản xuất thành ba nhóm: đất đai,
lao động và tư bản.
+ Đất đại (Resource — R) là yếu tô rất cần thiết đỗi với bất kỳ cơ sở kinh doanh
nào. Theo quan điểm của các nhà kinh tế, một đặc điểm quan trọng của đất

đai là đất đai không thể tăng lên khi giá tăng lên và khơng thể co lại khi giá
giảm đi. Do đó, đất đai là một yếu tế cố định (không co giãn) trong thị trường
cung các yếu tố sản xuất. Vi vậy, giá trị của đất đai hoàn toàn phụ thuộc vào
giá trị sản phẩm do đất đai tạo ra và không có trường hợp ngược lại.


17|JPhần

1


Nếu như trước đây đất đai là toàn bộ điện tích đất dùng chủ yếu được sử dụng

trong nơng nghiệp để trồng trọt, chăn ni, thì hiện nay đất đai được sử đụng

trong các công việc như xây đựng nhà ở, kho tàng, giao thông hoặc sử đụng
vào các mục đích khác. Bên cạnh đó, đất đai là một yếu tố sản xuất còn bao
gồm cả các tài nguyên thiên nhiên gắn với đất — tài nguyên trong lòng đất như
than, sắt, đầu... và tài nguyên trên mặt đất như rừng cây, thác nước, núi đá.

+ Lao déng (Labour — L) la yếu tố sản xuất gắn liền với bản thân con người.
Lao động là yếu tố quan trọng nhất và khơng thể thiếu trong bất cứ quy trình
sản xuất nảo.
Lao động được hiểu là năng lực trí não, thần kinh, cơ bắp bao gồm toản bộ
kỹ năng, kỹ xảo, trình độ hiểu biết và tri thức mà người lao động có được và
sử dụng chúng trong q trình sản xuất. Người lao động quyết định cung ứng
lao động trên ngun tắc tối đa hóa lợi ích thu được từ lao động và nghỉ ngơi

và được biểu hiện thông qua tiền lương/tiền cơng. Đối với doanh nghiệp thì
khơng được phép trả công cho người lao động thấp hơn mức giá được quy
định trong tiền lương/tiền cơng tối thiểu đo chính phủ quy định.

+

Vốn (hay còn gọi Tư bản) (Capitai — K) trước đây thường chỉ bao gồm tất cả

những yếu tế hữu hình tham gia vào quá trình sản xuất như tiền và các tài sản

khác tương đương với tiền và vốn hiện vật như máy móc, thiết bị, nhà

xưởng.... nhưng hiện nay vốn cũng cịn có thể là các yếu tố vơ hình như khoa
học, cơng nghệ, phương pháp quán lý... và những dịch vụ đầu vào như ngân
hàng, thương mại, bảo hiểm...

Đầu ra trong kinh tế vi mô là kết quả của từng quá trình sản xuất riêng biệt.
Đó là những sản phẩm cụ thể được phân biệt với nhau tùy theo từng ngành, từng lĩnh vực
hoạt động sản xuất riêng biệt của con người, tùy theo việc người ta sử dụng những yếu tố
đầu vào nào để sản xuất chúng hoặc bằng cách thức kết hợp các đầu vào đó như thế nào.
~

1.5.2. Kinh tẾ vĩ mơ
Ninh tẾ học vĩ mô tập trung xem xét nền kinh tế như một thể thống nhất, nghiên
cứu nền kinh tế quốc gia và kinh tế toàn cầu. Kinh tế vĩ mơ xem xét xu hướng phát triển

và phân tích biến động một cách tong thé, toan dién về cấu trúc của nền kinh tế cũng

như mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của nền kinh tế mà không nhìn nền kinh tế
thơng qua từng thị trường hàng hóa cụ thê.

48|Phần

1


Mục tiêu phân tích của kinh tế học vĩ mơ là giải thích giá cả bình qn, tổng việc
lam, tơng thu nhập, tổng sản lượng sản xuất. Kinh tế học vĩ mơ cịn nghiên cứu các tác


động của chính phủ như thu ngân sách, chỉ tiêu chính phủ, thâm hụt ngân sách lên tổng

việc làm và tổng thu nhập. Chẳng hạn, kinh tế học vĩ mơ nghiên cứu chỉ phí sống bình

quân của dan cu, téng giá trị sản xuất, thu chỉ ngân sách của một quốc gia. Nói một cách

khác mục tiêu định tính của kinh tế vĩ mơ là điều tiết kinh tế theo hướng ổn định và tăng
trưởng. Về định lượng, kinh tế vĩ mô nhằm làm sản lượng quốc dân cao và không ngừng
tăng lên, tạo ra công ăn việc làm và giảm bớt thất nghiệp cũng như ổn định giá cả.

Phương pháp mơ hình hóa thường được sử dụng trong kinh tế học vĩ mô đề mô tả lại
những hiện tượng kinh tế vĩ mô bằng các mơ hình riêng với những giả thiết riêng. Phương
pháp kinh tế lượng được ưu tiên lựa chọn trong kinh tế học vĩ mô hiện đại để xây đựng và
kiểm chứng các mơ hình kinh tế dựa trên ngudn cơ sở lớn về đữ liệu kinh tế.
-_

Đầu vào trong kinh tế vĩ mơ thường là nhóm các chính sách kinh tế tác động và

nhóm các yếu tố bên ngồi lĩnh vực kinh tế.
Nhóm các chính sách kinh tế tác động trên nhiều lĩnh vực bao gồm:
+ Chính sách tài khóa (là quyết định của chính phủ về thu nhập và chỉ tiêu ở
mỗi năm tài khóa);

+ Chính sách tiền tệ (là chính sách mà chính phủ sử dụng để điều hành nền
kinh tế thơng qua việc kiểm sốt hệ thống tiền tệ, tin dụng và hệ thống ngân

hàng quốc gia);

+ Chính sách thu nhập (là chính sách bao gồm chính sách phân phối tổng

quốc dân và

thu nhập quốc đân, chính sách cơ cấu phân phối thu nhập
chính sách phân phối thu nhập cá nhân);

+ Chính sách ngành nghề (là chính sách tổng hịa các chính sách và biện pháp
mà nhà nước áp dung dé nang cao tố chất ngành nghề, điều chỉnh ngành nghề
để thơng qua đó điều chỉnh tổng lượng cung theo yêu cầu phát triển của
nền kinh tế quốc dân);
+ Chính

sách kinh tế đối ngoại

(là chính

sách bao

ngoại thương và quản lý thị trường ngoại hối);

gồm

các

chính

sách

-

Nhóm yếu tố bên ngồi lĩnh vực kinh tế như khí hậu, quan hệ hay chính trị là những

yếu t6 van động độc lập với các chính sách kinh tế nhưng lại khơng thể bỏ qua sự
tác động của chúng đối với toàn bộ nền kinh tế của một nước.

19|Phan

4


PAu ra cia kinh té vi m6 gdm cdc nhém khác nhau như nhóm sản lượng quốc
gia, nhóm việc làm, nhóm giá cả chung (CPD, nhóm các quan hệ kinh tế của một nước.
Những kết quả tổng hợp này sẽ được đo lường bởi các chỉ tiêu như tỷ lệ tăng trưởng
-

kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp...
1.6. Các quy luật kinh tế cơ bản
1.6.1. Quy luật giá trị

Ouy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa vì quy luật này -

quy định bản chất của sản xuất hàng hóa. Hay nói cách khác nếu có sự sản xuất và
trao đổi hàng hóa thì sẽ có sự hoạt động của quy luật giá trị. Quy luật giá trị là quy luật
chi phối thị trường và là cơ sở của tất cả các quy luật khác bởi vì quy luật này quyết

-

định giá cá hàng hóa, dịch vụ mà giá cả là tín hiệu nhạy bén nhất của thị trường.
Trong sản xuất, yêu cầu của quy luật giá trị đòi hỏi sự phù hợp của lượng giá trị của. ˆ:
một hàng hóa với mức hao phí lao động xã hội thì cơ sở kinh doanh mới có thể bán được hàng hóa và được xã hội thừa nhận. Trong trao đổi, quy luật giá trị biểu hiện sự .

hoạt động của mình thơng qua sự vận động của giá cả xung quanh giá trị. Giá cả phụ

thuộc vào giá trị, giá trị là cơ sở của giá cả, những hàng hóa có hao phí lao động lớn thì _
giá trị của nó lớn dẫn đến giá cả cao và ngược lại. Điều này có nghĩa là hai hàng hóa . `
được trao đổi với nhau khi cùng kết tính một lượng lao động như nhau hoặc trao đỗi

phải thực hiện với giá cả bằng giá trị.
Quy luật giá trị có ba tác động chính là:

()

Điều tiết sản xuất, phân phối thơng qua sự thu hút hàng hóa từ nơi có giá cả

thấp hơn đến nơi có giá cả cao hơn và do đó, góp phần làm cho hàng hóa giữa
các vùng có sự cân bằng nhất định;

(ii) Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến tổ chức quản ly, .
thực hiện tiết kiệm... nhằm

tang năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất;

(1) Phân hóa sản xuất thơng qua sử dụng hợp lý mức hao phí lao động xã hội
cần thiết để mua sắm/cất giảm tư liệu sản xuất, mở rộng/thu hẹp sản xuất -

kinh doanh.

1.6.2. Quy luật cung — cầu
Quy luật cung cẩu (hay còn gọi là nguyên lý cưng cầu) là một trong những định
luật cơ bản nhất trong môn kinh tế học.

20|Phần


1



×