Tải bản đầy đủ (.pdf) (236 trang)

(Luận Án Tiến Sĩ Khoa Học Giáo Dục) Dạy Học Môn Toán Ứng Dụng Theo Định Hướng Trải Nghiệm Cho Sinh Viên Khối Kỹ Thuật Và Công Nghệ Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 236 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
============

TẠ QUANG ĐƠNG

DẠY HỌC MƠN TỐN ỨNG DỤNG THEO
ĐỊNH HƯỚNG TRẢI NGHIỆM CHO SINH VIÊN
KHỐI KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TRƯỜNG
ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hà Nội, tháng 05 năm 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
============

TẠ QUANG ĐƠNG

DẠY HỌC MƠN TỐN ỨNG DỤNG THEO
ĐỊNH HƯỚNG TRẢI NGHIỆM CHO SINH VIÊN
KHỐI KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TRƯỜNG
ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH:

LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
BỘ MÔN



MÃ SỐ:

9.14.01.11

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
1. PGS.TS TRẦN KIỀU
2. TS PHẠM VĂN TRẠO

Hà Nội, tháng 05 năm 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận án này là cơng trình nghiên cứu của riêng tác giả và đã
được hoàn thành với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của tập thể các thầy hướng dẫn. Những
số liệu, kết quả trình bày trong luận án này là trung thực. Các kết luận khoa học của luận án
chưa từng được tác giả nào khác công bố trong bất kỳ cơng trình nào trước đó.
Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2023
Tác giả luận án

Tạ Quang Đông


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể thầy cô giáo, các nhà khoa học
trong và ngoài Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Phòng Quản lý khoa học, Đào tạo và
Hợp tác quốc tế - Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận
lợi trong thời gian tác giả làm nghiên cứu sinh cũng như đã đưa ra những góp ý q báu
trong q trình tác giả thực hiện luận án.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn đến thầy PGS.TS. Trần Kiều

và thầy TS. Phạm Văn Trạo. Hai thầy là những người thầy vơ cùng tâm huyết, đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn tác giả hoàn thành luận án trong suốt thời gian qua.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ của Ban Giám
hiệu, Khoa Cơ sở cơ bản, Bộ mơn Tốn, các chuyên gia khoa học, các giảng viên và sinh
viên trong trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã giúp đỡ tác giả về việc tạo điều kiện công
tác, việc tham khảo ý kiến chuyên gia và tổ chức khảo sát, thực nghiệm trong suốt quá trình
làm luận án.
Chắc chắn luận án của tác giả sẽ cịn nhiều thiếu sót. Vậy nên tác giả rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp và phản hồi của các nhà khoa học và đồng nghiệp để tiếp tục
hoàn thiện luận án.
Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2023
Tác giả

Tạ Quang Đông


MỤC LỤC
0. MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………….

1

0.1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................

1

0.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ...................................................................

2

0.2.1. Nghiên cứu trên thế giới .................................................................................


2

0.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ………………………….........................................

7

0.3. Mục đích nghiên cứu …………………………...............................................

13

0.4. Đối tượng nghiên cứu …………………………..............................................

13

0.5. Khách thể nghiên cứu ………………………….............................................

13

0.6. Phạm vi nghiên cứu ……………………………….........................................

13

0.7. Nơi thực hiện nghiên cứu …………………………........................................

14

0.8. Giả thuyết khoa học ………………………………........................................

14


0.9. Nhiệm vụ nghiên cứu …………………………..............................................

14

0.10. Phương pháp nghiên cứu …………………………......................................

14

0.10.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ………………………………………….

14

0.10.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ………………………………………..

14

0.11. Một số đóng góp mới của luận án …………………………………………

15

0.11.1. Về mặt lý luận ……………………………………………………………...

15

0.11.2. Về mặt thực tiễn …………………………………………………………...

15

0.12. Một số vấn đề cần đưa ra bảo vệ …………………………………………


16

0.13. Cấu trúc của luận án ……………………………………………………….

16

Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN ……………………................................................

17

1.1. Một số vấn đề chung về học tập trải nghiệm ................................................

17

1.1.1. Thuyết kiến tạo ...............................................................................................

17

1.1.2. Quan niệm về trải nghiệm và kinh nghiệm .....................................................

18

1.1.3. Học tập trải nghiệm .......................................................................................

22

1.1.4. Một số mơ hình về học tập trải nghiệm ……………………………..………

27


1.1.5. Học tập trải nghiệm với sinh viên đại học ….................................................

34

1.2. Dạy học trải nghiệm ………………………………........................................

40

1.2.1. Quan niệm về dạy học trải nghiệm …………………………........................

40

1.2.2. Tổ chức dạy học trải nghiệm cho sinh viên…..………………………...……

42


1.2.3. Một số kỹ thuật dạy học trong dạy học trải nghiệm cho đối tượng sinh viên.

49

1.2.4. Vai trò của giảng viên trong dạy học trải nghiệm ở bậc đại học …………..

52

1.2.5. Ưu điểm và rào cản, thách thức của dạy học trải nghiệm cho đối tượng sinh
viên …………………………………………………………………………...

53


1.3. Môn Toán ứng dụng tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam ….................

54

1.3.1. Sơ lược về mơn Tốn ứng dụng tại trường đại học kỹ thuật …………...….

54

1.3.2. Mơn Tốn ứng dụng tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam ………………

55

1.4. Những đặc điểm chung của sinh viên khối Kỹ thuật và Công nghệ tại
trường Đại học Hàng hải Việt Nam ……………………...………………...……

59

1.4.1. Đặc điểm chung của sinh viên ……………………………………………...

59

1.4.2. Đặc điểm chung của sinh viên khối Kỹ thuật và Công nghệ tại trường Đại
học Hàng hải Việt Nam ………………………………………………………..….

60

1.5. Chuẩn đầu ra và hệ thống kỹ năng nghề nghiệp cốt lõi của sinh viên khối
Kỹ thuật và Công nghệ tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam ………………


61

1.5.1. Chuẩn đầu ra môn Toán ứng dụng tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam..

61

1.5.2. Chuẩn đầu ra của sinh viên khối Kỹ thuật và Công nghệ tại trường Đại học
Hàng hải Việt Nam ……………………………..………………………………….

62

1.5.2. Hệ thống kỹ năng nghề nghiệp cốt lõi của sinh viên khối Kỹ thuật và Công
nghệ tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam …………………………..………...

63

1.6. Dạy học trải nghiệm mơn Tốn ứng dụng cho sinh viên khối Kỹ thuật và
Công nghệ tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam …………...…………...…...

64

1.6.1. Quan niệm về dạy học trải nghiệm mơn Tốn ứng dụng …………………...

64

1.6.2. Đặc trưng của dạy học trải nghiệm mơn Tốn ứng dụng …………………..

65

1.6.3. u cầu của dạy học trải nghiệm mơn Tốn ứng dụng .….….….….….…....


67

1.6.4. Thiết kế quy trình dạy học trải nghiệm mơn Tốn ứng dụng ……………….

68

1.7. Đánh giá mức độ đạt được của việc dạy học trải nghiệm mơn Tốn ứng
dụng cho sinh viên khối Kỹ thuật và Công nghệ tại trường Đại học Hàng hải
Việt Nam ………………………………………………………………………….

79

1.7.1. Quan điểm đánh giá ………………………………………………………...

79


1.7.2. Các tiêu chí đánh giá ……………………………………………………….

79

Kết luận chương I ……………………………………………………………..…

81

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG DẠY HỌC MƠN TỐN ỨNG DỤNG THEO
ĐỊNH HƯỚNG TRẢI NGHIỆM CHO SINH VIÊN KHỐI KỸ THUẬT VÀ
CÔNG NGHỆ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM ………….


83

2.1. Khảo sát thực trạng dạy học trải nghiệm và học tập trải nghiệm mơn
Tốn ứng dụng cho sinh viên khối Kỹ thuật và Công nghệ tại trường Đại học
Hàng hải Việt Nam ……………………………………………...………………..

83

2.1.1. Mục đích khảo sát …………………………………………………………..

83

2.1.2. Đối tượng khảo sát ………………..……………………………………..…

83

2.1.3. Công cụ và phương pháp khảo sát ……………………………………….…

84

2.2. Nội dung và kết quả khảo sát ……………………………………………….

84

2.2.1. Khảo sát về mức độ huy động và vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm mơn
Tốn ứng dụng của sinh viên trong học tập các môn chuyên ngành và thực tiễn ...

84

2.2.2. Khảo sát thực trạng nhận thức của giảng viên về vai trị của Tốn ứng dụng

và dạy học trải nghiệm mơn Tốn ứng dụng tại trường Đại học Hàng hải Việt
Nam …………………………………………………………………………...

86

2.2.3. Khảo sát về cách thức dạy học trải nghiệm mơn Tốn ứng dụng của
giảng viên ……………………………………………………………………….

89

2.2.4. Khảo sát thực trạng về nhận thức của sinh viên về vai trị của mơn Tốn
ứng dụng đối với việc học tập trải nghiệm ở trường Đại học Hàng hải Việt Nam
…………………………………………………………………………………..…..

91

2.2.5. Thực trạng về biên soạn giáo trình Tốn ứng dụng góp phần phục vụ việc dạy
học trải nghiệm mơn Tốn ứng dụng ………………………………………………...

96

Kết luận chương II ………………………………………………………………

98

CHƯƠNG III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC MƠN TỐN ỨNG DỤNG
THEO ĐỊNH HƯỚNG TRẢI NGHIỆM CHO SINH VIÊN KHỐI KỸ


THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT

NAM ……………..……………………………………………………………..…

100

3.1. Một số định hướng xây dựng biện pháp …………………………………...

100

3.1.1. Định hướng thứ nhất ………………………………………………………..

100

3.1.1. Định hướng thứ hai …………………………………………..……………..

100

3.1.1. Định hướng thứ ba ………………………………………...………………..

100

3.1.1. Định hướng thứ tư …………………………………………………………..

100

3.2. Đề xuất một số biện pháp dạy học môn Toán ứng dụng theo định hướng
trải nghiệm cho sinh viên khối Kỹ thuật và Công nghệ tại trường Đại học
Hàng hải Việt Nam .................................................................................................

101


3.2.1. Biện pháp 1. DHTN môn TUD theo hướng khai thác tối đa KN sẵn có về
các tri thức tốn ở bậc phổ thơng cho SV khối KTCN để bám sát chuẩn đầu ra
của môn học và ngành học. …………………….………………………………….

101

3.2.2. Biện pháp 2. GV thiết kế các tình huống TN trong q trình giảng dạy mơn
TUD cho SV khối KTCN tại trường ĐHHHVN. ………………….………………..

113

3.2.3 Biện pháp 3. GV hướng dẫn SV khối KTCN tự học theo định hướng TN một
số nội dung của môn TUD …………………………………………………...……

119

3.2.4. Biện pháp 4. Xây dựng hợp đồng giữa GV môn TUD và SV khối KTCN
dưới sự hỗ trợ của GV chuyên ngành giúp SV sử dụng kiến thức TUD học các
môn chuyên ngành theo định hướng TN. …….……………………………..……..

125

3.2.5. Biện pháp 5. Thiết kế cách đánh giá quá trình HTTN của SV để đáp ứng với
sự thay đổi nội dung các bài kiểm tra giữa và cuối kì theo định hướng DHTN môn
TUD ………………………………..……………………………….………...

135

3.3. Mối liên hệ giữa một số biện pháp đề xuất và các kỹ năng nghề nghiệp
cốt lõi của sinh viên khối Kỹ thuật và Công nghệ tại trường Đại học Hàng hải

Việt Nam ..........................................................................................................

142

CHƯƠNG IV. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM …………………………………..

143

4.1. Mục đích thực nghiệm ………………………………………………………

143

4.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ………………………………………………………

143

4.3. Các hoạt động thực nghiệm …………………………………………………

143


4.3.1. Thực nghiệm các biện pháp đề xuất trong dạy học trải nghiệm mơn Tốn
ứng dụng …………………………………………………………………………...

143

4.3.2. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm ……………………………….

145


4.4. Tiến trình thực nghiệm ……………………………………………………...

147

4.4.1. Thực nghiệm vòng 1 ……………………………………………………...…

147

4.4.2. Thực nghiệm vòng 2 ………………………………………………………...

151

4.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm ……………………………………………...

156

4.5.1. Đánh giá của giảng viên ………………………..……………………………..

156

4.5.2. Đánh giá của sinh viên khi tham gia tiết giảng …………………………….

158

4.5.3. Đánh giá về khả năng kiến tạo tri thức môn học …………………………...

160

4.6. Khảo nghiệm về sự hiệu quả và tính khả thi của biện pháp ……………...


160

4.6.1. Mục đích khảo nghiệm ……………………………………………………...

160

4.6.2. Đối tượng khảo nghiệm …………………………………………………….

161

4.6.3. Phương pháp khảo nghiệm …………………………………………………

161

4.6.4. Kết quả khảo nghiệm ………………………………………………………..

161

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ………………………………………………………..

163

KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ …………………………………...

165

NHỮNG CƠNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ CÔNG BỐ ……….

167


TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………….

169

PHỤ LỤC 1. Đề cương chi tiết môn Xác suất – Thống kê .................................

179

PHỤ LỤC 2. Đề cương chi tiết mơn Phương pháp tính .....................................

183

PHỤ LỤC 3. Đề cương chi tiết môn Hàm phức và Biến đổi Laplace ................

186

PHỤ LỤC 4. Đề cương chi tiết mơn Tốn chun đề cho ngành Điều khiển
tàu biển ....................................................................................................................

189

PHỤ LỤC 5. Đề cương chi tiết môn TUD ............................................................

191

PHỤ LỤC 6. Phiếu hỏi dành cho giảng viên bộ môn Tốn về việc giảng dạy
mơn TUD cho SV khối KTCN tại trường ĐHHHVN .........................................

200


PHỤ LỤC 7. Phiếu hỏi dành cho GV dạy mơn TUD về nhận định những KN
cần có của SV trước khi học môn TUD ................................................................

202

PHỤ LỤC 8. Phiếu hỏi dành cho SV vừa học xong môn TUD về thực trạng
nhận thức, kỹ năng của SV khối KTCN tại trường ĐHHHVN .........................

204


PHỤ LỤC 9. Phiếu hỏi dành cho SV đã học xong mơn TUD về tình hình sử
dụng KN đã có của SV khối KTCN trong q trình học mơn TUD tại trường
ĐHHHVN ................................................................................................................

206

PHỤ LỤC 10. Các kỹ năng và bối cảnh nghề nghiệp chung của sinh viên toàn
trường .............................................................................................................

209

PHỤ LỤC 11. Hợp đồng dạy học .......................................................................

213

PHỤ LỤC 12. Bài giảng "Ước lượng trung bình tổng thể" ............................

220



DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT

VIẾT TẮT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

1

DHTN

Dạy học trải nghiệm

2

ĐH

Đại học

3

ĐHHHVN

Đại học Hàng hải Việt Nam

4

GV


Giảng viên

5

HTTN

Học tập trải nghiệm

6

KN

Kinh nghiệm

7

KTCN

Kỹ thuật và Công nghệ

8

NXB

Nhà xuất bản

9

SV


Sinh viên

10

TN

Trải nghiệm

11

TUD

Toán ứng dụng


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
STT
1
2

Tên các bảng và biểu đồ và hình vẽ
Bảng 1. Bảng đối chiếu TN và KN
Bảng 2. Bảng đối chiếu phương pháp học tập truyền thống và
HTTN trên một số phương diện

Trang
22
27


3

Bảng 3. Bảng mô tả hệ thống phương pháp dạy học ở ĐH

37

4

Bảng 4. Ma trận cho bốn phong cách học tập của D.A. Kolb

38

5

6

7

8
9
10

Bảng 5. Sự khác biệt giữa DHTN cho đối tượng học sinh phổ
thông và đối tượng SV
Bảng 6. Tọa độ một số đảo ở quần đảo Trường Sa (sử dụng trong
TUD khoa Hàng hải)
Bảng 7. Các nội dung TUD được giảng dạy cho các khoa, viện ở
trường ĐHHHVN (trước năm 2018)
Bảng 8. Bảng hệ thống kỹ năng nghề nghiệp cốt lõi của SV nhóm
ngành KTCN tại trường ĐHHHVN (có liên quan đến mơn TUD)

Bảng 9. Bảng đối chiếu đặc trưng DHTN môn TUD với một số kỹ
năng nghề cốt lõi (có liên quan đến TUD) của SV
Bảng 10. Bảng đối chiếu yêu cầu DHTN môn TUD với một số kỹ
năng nghề cốt lõi (có liên quan đến TUD) của SV

47

48

57

64
66
68

11

Bảng 11. Phiếu điều tra KN của SV

70

12

Bảng 12. Phiếu trải nghiệm dành cho SV

71

Bảng 13. Bảng đối chiếu các bước trong quy trình DHTN mơn
13


TUD với một số kỹ năng nghề cốt lõi (có liên quan đến TUD) của

72

SV
14
15

Bảng 14. Tọa độ một số vị trí trên Trái đất (dùng trong TUD cho
khoa Hàng hải)
Bảng 15. Kết quả điều tra thực trạng việc DHTN môn TUD cho SV
nhóm ngành KTCN

78
88


16
17
18

Bảng 16. Kết quả điều tra thực trạng một số hoạt động DHTN môn
TUD
Bảng 17. Kết quả điều tra nhận thức của SV về HTTN môn TUD
Bảng 18. Kết quả điều tra thực trạng HTTN mơn TUD của SV
nhóm ngành KTCN

90
92
94


19

Bảng 19. Ý nghĩa môn TUD đối với chuyên ngành học

95

20

Bảng 20. Mẫu phiếu tích hợp chuẩn đầu ra và hoạt động DHTN

103

21

Bảng 21. Mẫu phiếu đánh giá chuẩn đầu ra của SV

104

22

Bảng 22. Phiếu tích hợp chuẩn đầu ra của SV trong bài “Ước
lượng trung bình tổng thể”

105

Bảng 23. Phiếu tích hợp chuẩn đầu ra của SV trong bài “Vận
23

dụng được các khái niệm của phân phối chuẩn, phân phối nhị thức


106

trong các bài tập lý thuyết”
24
25
26
27
28

Bảng 24. Phiếu tích hợp chuẩn đầu ra của SV trong bài “Tam giác
cầu”
Bảng 25. Phiếu điều tra KN của SV trong bài “Biến cố và các
phép toán về biến cố”
Bảng 26. Phiếu tích hợp chuẩn đầu ra của SV trong bài “Biến cố
và các phép toán về biến cố”
Bảng 27. Phiếu đánh giá chuẩn đầu ra của SV trong bài “Biến cố
và các phép toán về biến cố”
Bảng 28. Phiếu TN trong bài mở đầu về Công thức xác suất đầy đủ
- Công thức Bayes

107
107
108
111
112

29

Bảng 29. Phiếu giao nhiệm vụ tự học ở nhà


123

30

Bảng 30. Bảng phân công nhiệm vụ trong hợp đồng

130

Bảng 31. Một số kiến thức mơn TUD có thể sử dụng phương pháp
31

dạy học theo hợp đồng khi SV khối KTCN học các môn chuyên

131

ngành
32
33

Bảng 32. Bảng phân công nhiệm vụ trong bài “Mẫu ngẫu nhiên và
các đặc trưng của nó”
Bảng 33. Bảng phân cơng nhiệm vụ trong bài “Các thông số của

132
134


mạch điện trong miền p”
34

35
36
37
38
39
40
41
42
43

Bảng 34. Mục tiêu môn TUD cho SV nhóm ngành KTCN tại
trường ĐHHHVN
Bảng 35. Chuẩn đầu ra (về kiến thức) mơn TUD cho SV nhóm
ngành KTCN tại trường ĐHHHVN
Bảng 36. Bảng đề xuất chấm điểm đánh giá q trình TN cho SV
trong mỗi buổi học mơn TUD bằng DHTN
Bảng 37. Bảng thể hiện sự tác động giữa các biện pháp sư phạm
và rèn luyện một số kỹ năng nghề nghiệp cốt lõi
Biểu đồ 1. Biểu đồ tổng hợp đánh giá mức độ vận dụng kiến thức,
KN môn TUD
Biểu đồ 2. Biểu đồ kết quả học tập mơn Tốn cao cấp (Vịng 1)
Biểu đồ 3. Biểu đồ kết quả điểm kiểm tra bài số 2 (Thực nghiệm sư
phạm vòng 1)
Biểu đồ 4. Biểu đồ kết quả học tập mơn Tốn cao cấp (Vịng 2)
Biểu đồ 5. Biểu đồ kết quả điểm kiểm tra bài số 2 (Thực nghiệm sư
phạm vịng 2)
Hình 1. Mơ hình kim tự tháp học tập của viện NTL ở Bethel, Maine
(Mỹ)

137

141
136
142
85
147
150
152
155
6

44

Hình 2. Mơ hình HTTN của Z.Lewin

28

45

Hình 3. Mơ hình HTTN của J.Dewey

29

46

Hình 4. Chu trình bốn giai đoạn HTTN của D.Kolb

31

47


Hình 5. Mơ hình xoắn ốc gồm nhiều chu trình bốn bước
trong HTTN

32


1

0. MỞ ĐẦU
0.1. Lý do chọn đề tài
Trong khi yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển của nền kinh tế 4.0
đang ngày càng mạnh mẽ thì việc đào tạo nhân lực cung cấp cho thị trường lao động ở các
trường đại học nước ta vẫn cịn thể hiện nhiều bất cập [34]. Do đó, vấn đề đổi mới dạy và
học đang trở thành một vấn đề cấp bách trong các cơ sở giáo dục, từ mầm non cho tới đại
học. Điều này được thể hiện rất rõ ở một số nghị quyết, chiến lược liên quan đến lĩnh vực
giáo dục của Đảng, Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn gần đây, đồng
thời đã được quán triệt trong tất cả các cấp bậc học [3], [5], [7], [12].
Hiện nay, Đảng và Chính phủ đang rất quan tâm đến chiến lược biển với mong
muốn nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, trên cơ sở phát huy
mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú,
hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn [2].
Đáp ứng yêu cầu đó, trường ĐHHHVN ln xác định là đầu tàu trong vai trò đào tạo nhân
lực chất lượng cao cho các ngành nghề đi biển trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 [9],
[83].
Thực tế cho thấy rằng dạy học ĐH nói chung và dạy học ĐH có khối KTCN nói
riêng cần phải có giải pháp đồng bộ trong việc cải tiến, đổi mới nội dung và phương pháp
[15]. Hiện nay đã có khá nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Trong các nghiên cứu đó thì vấn
đề cải tiến tổ chức dạy học ĐH theo hướng tổ chức cho SV HTTN được xem là một hướng
quan trọng, nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra và giúp SV làm quen với nghề nghiệp chuyên
ngành của mình.

Hiện nay, quá trình đào tạo kỹ sư tại đa số các trường ĐH nói chung và tại trường
ĐHHHVN nói riêng chưa có nhiều thay đổi so với trước đây. Việc truyền đạt thường vẫn
được thực hiện theo hướng một chiều, q trình học tập khơng gắn với TN hoặc có thì khá
ít và hiệu quả khơng cao. Để giải quyết vấn đề này, các trường ĐH, nhất là các trường ĐH
kỹ thuật đã và đang có nhiều biện pháp. Một trong số đó là việc thay đổi về chương trình
đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra và cải tiến phương pháp dạy học tăng cường tính TN của nội
dung dạy học. Nói riêng tại trường ĐHHHVN, vấn đề cấp bách đặt ra đối với các GV là
làm sao phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm nhằm tăng tính TN, góp phần đáp ứng


2

chuẩn đầu ra và xa hơn nữa là đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực hàng hải chất lượng cao
mà xã hội đang u cầu.
Trong các mơn Tốn ở bậc ĐH thì TUD gồm nhiều nội dung Tốn như: Xác suất
thống kê, Phương pháp tính, Tối ưu hóa, Lượng giác cầu, Hàm phức và biến đổi Laplace ...
Mặt khác, mơn TUD lại có liên quan trực tiếp đến nhiều mơn chun ngành và có nhiều
ứng dụng trong thực tiễn ngành nghề sau này của SV. Đây là môn học có nội dung phong
phú và giàu tính ứng dụng, thể hiện rõ tính liên mơn. Do đó, để đạt được hiệu quả cho q
trình dạy học TUD, các GV khơng chỉ cần phải nghiên cứu kỹ về nội dung mà còn phải đổi
mới phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với đặc trưng của mơn học này.
Nhìn một cách tổng quan thì mặc dù vấn đề vận dụng kiến thức TUD của SV là rất
cần thiết nhưng việc dạy học TUD ở bậc ĐH nước ta còn chưa được chú trọng và bộc lộ
một số hạn chế, như là: thời lượng mơn học cịn ít; kiểm tra đánh giá cịn nặng tính hàn
lâm, chưa có tính liên mơn và ít liên hệ đến nghề nghiệp SV đang được đào tạo; trong q
trình giảng dạy, một số GV cịn chưa coi trọng và còn lúng túng trong trong việc liên hệ
giữa kiến thức TUD và các môn chuyên ngành. Về nội dung, kiến thức TUD tại nhiều
trường ĐH hiện còn đang mang nặng tính lý thuyết, ít thể hiện rõ tính liên mơn với các
mơn chun ngành nên SV chưa thể hình dung được tầm quan trọng cũng như mối liên hệ
giữa TUD với việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cốt lõi cho SV.

Dạy học Toán ở bậc ĐH nói chung và dạy học mơn TUD nói riêng như thế nào để
mơn học này thể hiện được vai trị quan trọng trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao là một câu hỏi được nhiều nhà giáo dục trăn trở, là một chủ đề được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề này, nhưng với mong
muốn đóng góp một nghiên cứu mới đối với trường ĐH kỹ thuật và với một môn học đặc
thù là TUD, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Dạy học mơn Tốn ứng dụng theo định hướng
trải nghiệm cho sinh viên khối Kỹ thuật và Công nghệ tại trường Đại học Hàng hải
Việt Nam”.
0.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
0.2.1. Nghiên cứu trên thế giới
a. Nghiên cứu về học tập trải nghiệm trên thế giới
- Về những ý tưởng sơ khai của HTTN thì phải nhắc đến quan điểm dạy và học của
một số nhà giáo dục như J.Komensky (1592 – 1670, Tiệp Khắc), J.Rousseau (1712 – 1778,


3

Pháp), J.Pestalozzi (1746 – 1827, Thụy Sỹ),.… Hầu hết các nhà giáo dục đó đều cho rằng
vấn đề dạy và học cần phải gắn với môi trường thực tiễn, gắn với tự nhiên và trên cơ sở
hành động của người học. Cụ thể:
+ J.Komensky đã đưa ra hệ thống quan điểm của ông về vấn đề dạy và học, thể hiện
ở một số điểm chính sau:
i) Học phải gắn liền với sự vật cụ thể, không chỉ dựa vào sách vở mà cịn phải dựa
vào mơi trường tự nhiên.
ii) Dạy học phải tuân theo nguyên tắc thích ứng tự nhiên và đảm bảo tính trực quan.
iii) Q trình dạy học phải qua các giai đoạn: cảm giác, trí nhớ, tư duy và năng lực
phê phán sáng tạo.
iv) Quá trình dạy học phải phù hợp với người học và sự hiểu biết do các giác quan
đem lại.
Như vậy, J.Komensky quan niệm rằng: Học là phải dựa vào những TN với sự vật cụ

thể, với mơi trường tự nhiên và những gì người ta học được là từ giác quan mang lại. Dạy
phải dựa vào những KN sẵn có của người học, có tính phù hợp với đối tượng, trực quan và
phải tn theo ngun tắc thích ứng với mơi trường [97].
+ Bên cạnh quan điểm của J.Komensky, nhà sư phạm J.Rousseau cũng cho rằng:
i) Dạy học là phải có nhiệm vụ phát triển các giác quan.
ii) Thực tiễn cuộc sống đem lại KN tốt nhất.
iii) Hoạt động dạy học phải dựa trên nền tảng là hoạt động.
Những quan điểm của ông đã làm nên cuộc cách mạng giáo dục ở nước Pháp trong
thời đại đó. Yếu tố KN được ơng rất coi trọng và vấn đề dạy học là phải dựa trên KN, đồng
thời học cũng là để lấy KN.
+ J.Pestalozzi thì quan niệm rằng: Nền tảng của sự hiểu biết là trực giác và ngơn
ngữ, dạy tốn phải cụ thể, dạy hình thể phải thơng qua sự quan sát, dạy ngôn ngữ phải dựa
vào các giác quan, tập đọc phải dựa vào ngơn ngữ.
- Dưới góc độ tâm lý, HTTN cũng được một số nhà tâm lý học (L.Vygotsky,
J.Piaget,…) xem xét như là sự chuyển hóa KN của người học dưới tác động của mơi
trường xã hội.
+ Điển hình là các quan điểm của nhà tâm lý học L.Vygotsky (1896 – 1934, Liên
Xơ). Trong các tác phẩm của mình, hầu hết ông đều nhấn mạnh đến học thuyết phát triển.


4

Trong học thuyết đó, ơng đã đưa ra lý thuyết “Vùng phát triển gần”. Khái niệm này minh
họa cho vùng KN cá nhân nằm giữa khả năng phát triển tiềm tàng và khả năng phát triển
hiện tại. Theo L.Vygotsky, nói chung, ở mỗi cá nhân, do những KN có sẵn từ trước và do
di truyền nên khả năng huy động đến vùng này là khác nhau. Tuy nhiên, khi đương đầu với
một vấn đề học tập nào đó thì KN thường trực của cá nhân sẽ được huy động, được thử
thách và cải thiện dẫn người học đạt trình độ phát triển cao hơn. Mức độ phát triển cao hơn
này lại làm nền tảng cho những chu kỳ phát triển tiếp sau đó [100].
+ J.Piaget (1896 – 1980, Thụy Sỹ) đã thực hiện nhiều nghiên cứu về bản chất của tri

thức, trí tuệ và trí thơng minh. Ơng đã chỉ ra rằng: ở những độ tuổi khác nhau thì quá trình
phát triển của trí thơng minh có sự khác nhau. Liên quan đến mối liên hệ giữa trí thơng
minh và những KN, những TN cá nhân, J.Piaget quan niệm trí thơng minh được định hình
bởi KN và trí thơng minh đó khơng phải là một đặc tính nội bộ bẩm sinh mà là một sản
phẩm của sự tương tác giữa con người và mơi trường xã hội của mình [92].
- Ngoài ra, một số nhà giáo dục cũng xem xét HTTN như là một lý thuyết học tập
thực dụng có nguồn gốc từ thuyết kiến tạo. Tác giả tiêu biểu là J.Dewey (1859 – 1952,
Mỹ), ông là người khởi xướng một triết lý giáo dục mới vào thời đại của mình, đó là lý
thuyết học tập thực dụng. Các cơng trình của ơng có ý nghĩa cơ bản với thuyết kiến tạo vì
ơng ln gắn chặt việc học với một hoạt động TN cụ thể. Ở tầm vĩ mô, triết lý giáo dục của
ông đã đưa đến yêu cầu phải thay đổi cấu trúc và cải cách hệ thống trường học Mỹ. Ở đó,
nhà trường và thầy cơ giáo phải tạo ra điều kiện tốt nhất để học sinh tiếp cận các hoạt động
TN, từ đó kiến thức được nảy sinh từ TN và bằng TN một cách sáng tạo [94], [96].
- Nghiên cứu về HTTN như là phương pháp học tập đặc thù cho bậc đào tạo nghề
nghiệp, nhà lý luận giáo dục D.Kolb (sinh năm 1939, Mỹ) đã kế thừa triết lý giáo dục của
J.Dewey và có nhiều nghiên cứu về DHTN. Ông là người sáng lập và là chủ tịch của Hệ
thống học tập dựa trên KN (EBLS). Năm 1984, ông công bố tác phẩm Experiential
learning: Experience as the source of learning and development (tạm dịch: Học tập TN:
KN là nguồn gốc của học tập và phát triển), trong đó đã bàn nhiều về vấn đề KN liên quan
đến quá trình học tập và tiếp thu kiến thức [86]. Lý thuyết HTTN của D.Kolb thảo luận về
các thành phần chính của việc vừa làm vừa học, cách thức hoạt động và các đặc điểm góp
phần vào việc thực hành có ý nghĩa. Đây là một lý thuyết được chấp nhận rộng rãi, các nhà
sư phạm có thể sử dụng kết hợp mơ hình để hỗ trợ thực hành giảng dạy và TN của người


5

học. Năm 2009, D.Kolb và A.Kolb giới thiệu một mô hình HTTN được gọi là Kolb’s
model of experiential learning (tạm dịch: Mơ hình HTTN của Kolb) trong nội dung
Experiential learning theory: A dynamic, holistic approach to management learning,

education and development (tạm dịch: Lý thuyết HTTN: Một cách tiếp cận năng động, toàn
diện để quản lý học tập, giáo dục và phát triển) ở chương 3 của cuốn The SAGE handbook
of management learning, education and development (tạm dịch: Sổ tay SAGE về quản lý
học tập, giáo dục và phát triển) [88]. Theo mơ hình này, việc học của người học được tiếp
cận một cách toàn diện, bao gồm: kết hợp hành động/sự phản xạ và TN/trừu tượng. Có bốn
giai đoạn chính trong chu trình HTTN của Kolb: KN rời rạc (CE), quan sát có phản ánh
(RO), hình thành khái niệm trừu tượng (AC) và thử nghiệm tích cực (AE). Điểm cần chú ý
trong chu trình này là khơng có điểm bắt đầu học điểm kết thúc cho chu kỳ, đảm bảo người
học có thể bước vào ở bất kỳ giai đoạn nào.
- Các nhà làm chương trình cũng xem HTTN là một cách để người học đạt được
mục tiêu giáo dục. Năm 1949, Ralph Tyler đã đưa ra những nguyên lý cơ bản về chương
trình và giảng dạy, trong đó ơng nêu lên quan điểm là: chương trình đào tạo trình độ ĐH
nói chung cần được cơ sở giáo dục xây dựng và phát triển như những đề án, trong đó làm
rõ các vấn đề cốt lõi của chương trình vào giảng dạy: những mục tiêu giáo dục nào nhà
trường cần đạt được? Những TN học tập nào là thích hợp để đạt được các mục tiêu đó?
Làm thế nào để những TN học tập được tổ chức hiệu quả?” [98]. Ở đây, ông đã coi HTTN
là cầu nối để đi từ chương trình đến giảng dạy nhằm đạt được mục tiêu của chương trình.
- Ngồi ra, một số cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục cũng áp dụng HTTN qua việc
thực hành.
+ Vào những năm 1960, mơ hình kim tự tháp học tập được phổ biến rộng rãi bởi
viện NTL ở Bethel, Maine (Mỹ). Viện đã nghiên cứu và đưa ra một kết quả là có đến 75%
thơng tin được lưu giữ lại qua các hoạt động thực hành và 90% qua việc dạy lẫn nhau (hình
dưới). Hoạt động thực hành hay hoạt động dạy lẫn nhau suy cho cùng đều có ẩn tàng yếu tố
HTTN trong đó. Và điều đó càng cho thấy ý nghĩa của HTTN với việc lưu giữ thông tin.
Đúng như Albert Einstein đã từng nói “Chỉ có TN mới là hiểu biết, cịn tất cả các thứ khác
chỉ là thông tin”.


6


Hình 1. Mơ hình kim tự tháp học tập của viện NTL ở Bethel, Maine (Mỹ)
(Nguồn: National Training Laboratories, Bethel, Maine, America)
+ Các trường ĐH lớn trên thế giới đều đã áp dụng về HTTN cho SV nhằm tăng tính
thực tiễn, tăng tính hiệu quả của q trình dạy học. Trường ĐH RMIT (Melbourne, Úc) yêu
cầu SV năm cuối phải làm các dự án thực tế như là tạo lập doanh nghiệp, phân tích chiến
lược, báo cáo doanh nghiệp và có sử dụng kiến thức tốn vào TN đó. ĐH Havard (Mỹ) thì
yêu cầu SV tham gia các tình huống thực tế và có báo cáo đề tài mơ phỏng KN học tập
hàng năm. ĐH California (Mỹ) thì tổ chức cho SV được làm việc với các tập đoàn trên thế
giới bằng các khóa học TN gắn kiến thức học trên giảng đường với các vấn đề thực tế,…
b. Nghiên cứu và vận dụng học tập trải nghiệm ở bậc đại học trên thế giới
- Về mặt nghiên cứu lý luận, năm 2005, trong tác phẩm “Learning styles and
learning spaces: Enhancing experiential learning in higher education” (Tạm dịch: Phong
cách học và không gian học: Tăng cường học tập dựa vào TN trong giáo dục ĐH), D.Kolb
và A.Kolb đã giới thiệu về khái niệm “phong cách học” và “không gian học”. Đồng thời,
các tác giả cũng đưa ra các nguyên tắc cho việc HTTN ở bậc ĐH và họ cũng cho rằng việc
HTTN này có thể đưa vào tất cả các khâu: giảng dạy, đánh giá, đào tạo SV, bồi dưỡng GV
[87].
- Về mặt vận dụng HTTN vào thực tiễn, một số trường ĐH lớn trên thế giới đã áp
dụng phương pháp DHTN cho SV nhằm tăng tính thực tiễn, tăng tính hiệu quả của q
trình đào tạo. Ví dụ như ở nước Mỹ, riêng năm 2011 ĐH Kinh doanh Havard (Harvard
Business School) đã có 900 SV được làm việc tại 6 quốc gia trên thế giới để TN các vấn đề
đã được học tập trên giảng đường mà có liên quan đến thực tế cuộc sống; ĐH California
(University of California) thì có đến hơn một nửa số mơn trong chương trình Quản trị kinh



×