Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Bài báo khoa học rau ngổ trâu đinh thị ngọc tuyền 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433 KB, 12 trang )

Kỷ yếu Hội thảo Khoa học

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN CƠNG NGHỆ TRONG Q
TRÌNH TRÍCH LY CÁC HỢP CHẤT SINH HỌC TỪ RAU NGỔ
TRÂU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA ENZYME CELLULASE
Đinh Thị Ngọc Tuyền, Cao Thị Mai Hương, Ths. Trần Chí Hải
Trường Đại học Cơng nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
*
Email:
Ngày nhận bài:…..; Ngày chấp nhận đăng: …..
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm khảo sát các điều kiện ảnh hưởng đến q trình trích ly các hợp
chất sinh học từ rau ngổ trâu (Enhydra fluctuans Lour) với sự hỗ trợ của enzyme cellulase.
Mẫu bột rau ngổ trâu được khảo sát trích ly ở các yếu tố như tỉ lệ enzyme/nguyên liệu (0, 10,
20, 30, 40, 50, 60, 70 µL/g), pH (3, 4, 5, 6), thời gian trích ly (30, 60, 90, 120, 150, 180
phút), nhiệt độ (40, 45, 50, 55, 60oC). Hàm mục tiêu của mỗi thí nghiệm được đánh giá
thông qua hàm lượng triterpenoid tổng và hàm lượng polyphenol tổng trong dịch chiết thu
được. Kết quả cho thấy, điều kiện trích ly phù hợp là tỉ lệ enzyme cellulase/nguyên liệu 50
μL/g, pH môi trường 5 với tỉ lệ nguyên liệu dung môi 1/20 (w/v) ở 50oC trong 2 giờ. Tại
điều kiện này, hàm lượng triterpenoid và hàm lượng polyphenol đạt được lần lượt là 142,02
± 0,49 và 4,14 ± 0,01 mg/g chất khơ. Ngồi ra, dịch chiết thu được cũng có khả năng kháng
oxy hóa theo DPPH tương đương 20 ± 0,124 mg Trolox/mL.
Từ khóa: Enhydra fluctuans Lour, enzyme cellulase, khả năng kháng oxy hóa, polyphenol,
triterpenoid.
1. MỞ ĐẦU
Rau ngổ trâu (Enhydra fluctuans Lour) thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae) là một
loại cây thân thảo, ăn được, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Lá răng cưa, thn
dài tuyến tính, khơng cuống đối diện, dài 2,5 – 7,6 cm. Thân cao 0,3 - 0,6 m, thon dài, có rễ
đơn hoặc phân đơi ở các đốt [1]. Ở Việt Nam, chúng còn được biết đến với tên gọi ngổ đắng,
cúc thơm, …, mọc phổ biến ở các đầm lầy, ruộng rau, những nơi có độ ẩm cao, … Đặc biệt,
vào mùa nước nổi của miền Tây, rau ngổ trâu phát triển cực kì nhanh và chiếm sản lượng lớn


nhất trong năm. Các mơ hình trồng rau mùa nước nổi đã và đang góp phần cải thiện đời sống
người dân nơi đây.
Thông thường, rau ngổ trâu thường được sử dụng như một loại rau dùng trong các bữa
ăn hàng ngày của người dân miền Tây hay được trồng làm cây cảnh thủy sinh. Bên cạnh đó,
nó cũng là một trong những loại cây thuốc dân gian quý ở Việt Nam và trên thế giới. Theo
một vài nghiên cứu, người ta nhận thấy rau ngổ trâu có chứa các hợp chất như polyphenol,
lutein, saponin, triterpenoid, … Và có cơng dụng trong điều trị một số bệnh như tiêu đờm,
giảm ho, có tính giải độc và điều trị một số bệnh như viêm, bệnh về da, thủy đậu [2].
Trích ly các hợp chất hoạt tính sinh học từ thực vật với sự hỗ trợ của enzyme là một giải
pháp thay thế tiềm năng cho các phương pháp trích ly dựa trên dung mơi thơng thường.
Trích ly với sự hỗ trợ enzyme dựa trên khả năng vốn có của enzyme để xúc tác các phản ứng


Đinh Thị Ngọc Tuyền, Cao Thị Mai Hương, Ths.Trần Chí Hải

với tính đặc hiệu, tính chọn lọc và khả năng hoạt động trong điều kiện xử lý ơn hịa trong
nước [3]. Phương pháp này cũng thân thiện với môi trường và có khả năng ứng dụng cao
trong cơng nghệ thực phẩm và công nghệ điều chế các hợp chất mới trong dược phẩm [4].
Tại Việt Nam, việc khảo sát quá trình trích ly các hợp chất sinh học với sự hỗ trợ
enzyme trên rau ngổ trâu chưa có nhiều nghiên cứu. Vì vậy, nhằm bổ sung thêm dữ liệu khoa
học về q trình trích ly có hỗ trợ enzyme trên loại nguyên liệu này, tạo ra các sản phẩm thực
phẩm chức năng, dược phẩm mới, nghiên cứu đã tiến hành đánh giá ảnh hưởng của một số
điều kiện công nghệ như tỉ lệ enzyme/nguyên liệu, pH, nhiệt độ và thời gian xử lý enzyme
đến quá trình thu nhận các hợp chất sinh học có trong rau ngổ trâu.
2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nguyên liệu
2.1.1. Nguyên liệu
Rau ngổ trâu được thu mua tại trang trại trồng rau thuộc ấp Đai Tèn, xã Lương Hòa A,
huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Nguyên liệu được chọn lựa là những cây rau ngổ đã già,
được thu hoạch sau 4 - 6 tuần từ khi gieo trồng, nhằm thu được các hợp chất sinh học cao

nhất. Rau ngổ trâu sau khi thu nhận được làm sạch, loại bỏ tạp chất (trứng ốc, lá và thân hư,
dập, úng), phân loại, phơi khô, nghiền nhỏ và sàng qua rây 0,3 mm. Mẫu nguyên liệu sau khi
xử lý đạt độ ẩm 4,5 ± 0,1%. Cuối cùng, bột được cho vào túi zip tráng bạc hai mặt và bảo
quản ở 2 - 5oC trước khi được sử dụng.
2.1.2. Hóa chất và thiết bị
Enzyme Viscozyme L của hãng Novozymes (hỗn hợp của β-glucanase, pectinase,
hemicellulase và xylanase); hoạt động động trong vùng; pH 4,5 – 5,5, nhiệt độ từ 40oC –
50oC; có hoạt lực 100 FBG/g. Thuốc thử Folin-Ciocalteu (Merck), 2,2-Diphenyl-1picrylhydrazyl (DPPH) (Merck), vanillin 99,5% (Himedia), acid perchloric (Alpha
Chemika), ethanol 99,5%, ethyl acetat, acid acetic, acid gallic, acid oleanolic. Các hóa chất
khác là loại dùng cho phân tích.
Thiết bị sử dụng: thiết bị đo pH để bàn SI Analytics Lab 855, thiết bị khuấy từ gia nhiệt
IKA C-MAG HS 7, bể ổn nhiệt Memmert WNB22 (Đức), thiết bị ly tâm Hermle Z206A
(Đức), thiết bị cô quay chân không Eyela (Nhật Bản), Máy đo quang phổ UV-VIS Jenway
7305 với dải bước sóng 198 đến 1000 nm, đồ truyền quang 0 đến 199,9%, độ chính xác ±
1% T, ± 0,01 ABS ở mức độ hấp thụ 1000.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ đến q trình trích ly có sự hỗ trợ
của enzyme
Bột rau ngổ trâu được cân chính xác 2,00g, phối trộn với nước cất tại tỉ lệ 1/20 (w/v),
điều chỉnh pH bằng acid HCl 1N và base KOH 10% và điều nhiệt trong bể ổn nhiệt ở nhiệt
độ khảo sát (khoảng 5 phút). Sau đó, hỗn hợp được bổ sung enzyme cellulase, tính thời gian
ủ mẫu. Mẫu sau xử lý enzyme được bổ sung ethanol tinh khiết đến nồng độ 70%, trích ly
trong pH 5, thời gian 120 phút, nhiệt độ 45ºC. Kết thúc thời gian trích ly, mẫu được ly tâm
tách cặn ở 5000 vòng/phút trong 15 phút. Dịch trích được xác định thể tích bằng ống đong
50 mL, bảo quản trong lọ chứa mẫu và xác định các chỉ tiêu cần theo dõi.


2.2.2. Bố trí thí nghiệm
Trong nghiên cứu này, bốn thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ enzyme/nguyên
liệu, pH mơi trường, nhiệt độ và thời gian xử lí trong quy trình trích ly các hợp chất sinh học

từ rau ngổ trâu với sự hỗ trợ của enzyme cellulase sẽ được tiến hành liên tiếp nhau để chọn
ra điểm thích hợp nhất cho từng yếu tố khảo sát.
− Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ enzyme/nguyên liệu đến quá trình trích ly.
Các tỉ lệ enzyme/nguyên liệu được lựa chọn để tiến hành thí nghiệm khảo sát bao gồm
0, 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70 µL/g nguyên liệu trong các điều kiện trích ly cố định ở pH 4,5,
nhiệt độ 45oC trong 120 phút.
− Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của pH môi trường đến quá trình trích ly.
Các điểm pH được lựa chọn để khảo sát là pH 3, 4, 5, 6 trong điều kiện trích ly cố định
nhiệt độ 45oC trong vịng 120 phút với tỉ lệ enzyme/nguyên liệu được chọn từ thí nghiệm 1.
− Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ xử lí đến quá trình trích ly.
Các điểm nhiệt độ được lựa chọn khảo sát trong khoảng từ 40oC đến 60oC với bước
nhảy là 5oC, với tỉ lệ enzyme/nguyên liệu và pH xử lí được cố định từ kết quả của hai thí
nghiệm trên trong thời gian ủ mẫu là 120 phút.
− Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của thời gian xử lí enzyme đến quá trình trích ly.
Thời gian khảo sát được chọn trong khoảng từ 30 đến 180 phút, bước nhảy thời gian là
30 phút. Các điều kiện nồng độ enzyme, pH và nhiệt độ được cố định từ các thí nghiệm trên.
2.2.2. Cơ đặc dịch chiết
Dịch chiết thu được từ q trình trích ly sẽ được đem đi cô quay chân không ở nhiệt độ
50oC trong 45 phút tại áp suất 150mmHg bằng thiết bị Eyela (Nhật Bản) đến hệ số cơ đặc thể
tích là 10 lần và tiến hành đo khả năng kháng oxy hóa DPPH theo hàm lượng chất kháng oxy
hóa tương đương nồng độ chất kháng oxy hóa chuẩn Trolox và phân tích thành phần hóa học
bằng phương pháp sắc ký khí – khối phổ GC-MS.
2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

2.3.1 Phương pháp phân tích
Xác định hàm lượng triterpenoid tổng bằng phương pháp quang phổ so màu tại bước
sóng 550 nm với chất chuẩn acid oleanolic [5].
Xác định hàm lượng polyphenol tổng theo phương pháp quang phổ so màu tại bước
sóng 765 nm với chất chuẩn là acid gallic [6].
Xác định khả năng chống oxy hóa theo DPPH được xác định theo phương pháp của

Tarbart và cộng sự với một số thay đổi [7]. Hỗn hợp sau phản ứng được đo độ hấp thu ở
bước sóng 517 nm với chất chuẩn là Trolox.
Phân tích sắc ký ghép khối phổ: Dịch chiết được phân tích các thành phần hóa học bằng
phương pháp sắc ký khí – khối phổ (GC – MS) theo nghiên cứu của Mohd F. A. Bakar và


Đinh Thị Ngọc Tuyền, Cao Thị Mai Hương, Ths.Trần Chí Hải

cộng sự với một số hiệu chỉnh [8]. Dịch chiết sau cô đặc được làm khô bằng Na2SO4, bơm
vào hệ thống sắc ký Agilent 7890A ghép với khối phổ (công nghệ Agilent). Quá trình phân
tách của mẫu được diễn ra trên cột DB-5MS (30ml.x0,25 mm i.d., bề dày 0,25m). Điều
kiện hoạt động của hệ thống GC – MS theo trình tự sau: nhiệt độ tăng từ 50 – 260oC với tốc
độ 10 oC/phút, sau đó giữ đẳng nhiệt trong 10 phút. Mẫu sẽ được bơm vào thiết bị với thể
tích 2 L, khí heli là khí mang, tốc độ 1ml/phút. Phổ sắc ký được vận hành ở 70 eV, tổng
thời gian thực hiện cho quá trình sắc ký là 35 phút. Những hợp chất được định danh bằng
GC – MS sẽ được so sánh với những hợp chất nằm trong dữ liệu ngân hàng NIST.

2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
Trong nghiên cứu này, mỗi thí nghiệm được tiến hành lặp lại 3 lần, kết quả được trình
bày ở dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Phân tích phương sai một nhân tố và kiểm
định LSD để đánh giá sự khác biệt giữa các nghiệm thức với mức ý nghĩa 5% được tiến hành
bằng phần mềm phân tích số liệu Minitab 18.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ enzyme/nguyên liệu đến quá trình trích ly
triterpenoid và polyphenol từ rau ngổ trâu với sự hỗ trợ của enzyme cellulase

Hình 1. Ảnh hưởng của tỉ lệ enzyme/nguyên liệu đến hàm lượng các chất trích ly (Các kí tự giống
nhau trên cột của cùng một hàm mục tiêu thể hiện sự khác biệt khơng có ý nghĩa về mặt thống kê với
mức ý nghĩa 5%)


Hình 1 cho thấy khi tỉ lệ enzyme/ngun liệu từ 0 – 70 µL/g, thì hàm lượng của
triterpenoid và polyphenol tăng cao tới tỉ lệ 50 µL/g, tại tỉ lệ 50 µL/g hàm lượng triterpenoid
đạt 136,53 ± 0,59 mg/g và hàm lượng polyphenol đạt 3,72 ± 0,02 mg/g. Nhưng sau đó, hàm
lượng các hợp chất sinh học không tăng thêm đáng kể khi tỉ lệ enzyme/nguyên liệu tăng.
Mẫu sử dụng tỉ lệ enzyme/nguyên liệu 50 µL/g, hàm lượng triterpenoid và polyphenol lần
lượt tăng thêm 1,084 và 0,16% so với mẫu khơng xử lí enzyme ở cùng điều kiện. Điều đó
cho thấy, tỉ lệ enzyme/ngun liệu 50 µL/g là tỉ lệ enzyme/nguyên liệu cần thiết để quá trình
trích ly triterpenoid và polyphenol từ rau ngổ trâu đạt hiệu quả trích ly tốt nhất, việc tăng


thêm lượng enzyme cellulase sau đó là khơng cần thiết vì sẽ tăng thêm kinh phí, làm giảm
hiệu quả kinh tế của quy trình trích ly các hợp chất sinh học từ rau ngổ trâu với sự hỗ trợ của
enzyme cellulase.
Khi tỉ lệ enzyme/nguyên liệu tăng từ 0 đến 50 µL/g thì hàm lượng của triterpenoid và
polyphenol tăng cao do hoạt động phân cắt của enzyme cellulase "phá vỡ" phân tử cellulose
thành các monosaccharide "đường đơn" như β-glucose, hoặc thành các polysaccharide ngắn
hơn và oligosaccharide. Về nguyên tắc, với một lượng cơ chất xác định, khi tỉ lệ
enzyme/nguyên liệu càng tăng thì hiệu suất của phản ứng enzyme càng tăng. Tuy nhiên khi
càng tăng tỉ lệ enzyme/nguyên liệu, lượng enzyme tăng cao quá so với lượng cơ chất có sẵn
dẫn đến hiệu suất phản ứng sẽ không tăng nữa do lượng enzyme dư thừa so với lượng cơ
chất có sẵn nên không đủ cơ chất cho enzyme hoạt động, đồng thời có thể dẫn đến sự cạnh
tranh cơ chất [9-10].
3.2. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của pH môi trường đến quá trình trích ly triterpenoid
và polyphenol từ rau ngổ trâu với sự hỗ trợ của enzyme cellulase

Hình 2. Ảnh hưởng của pH đến quá trình trích ly các hợp chất sinh học với sự hỗ trợ
của enzyme cellulase (Các kí tự giống nhau trên cột của cùng một hàm mục tiêu thể
hiện sự khác biệt khơng có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa 5%)

Qua quá trình khảo sát cho thấy, khi pH tăng từ pH 3 lên pH 6, đối với mẫu xử lí enzyme thì

hàm lượng các hợp chất sinh học tăng cao, đạt giá trị cực đại tại pH 5 với hàm lượng
triterpenoid và polyphenol trung bình thu được lần lượt là 134,48 ± 1,75 mg/g và 3,70 ± 0,02
mg/g, tăng 1,19% đối với hàm lượng triterpenoid và 0,16% đối với hàm lượng polyphenol so
với mẫu ở giá trị pH 3. Điều này cho thấy, khả năng hoạt động của enzyme cellulase sử dụng
trong khảo sát này hoạt động tốt trong vùng acid yếu pH 4 - 5 và hoạt động tốt nhất ở pH 5.
Qua đó có thể thấy enzyme bị ức chế khi pH mơi trường tăng dần về trung tính, làm giảm
khả năng phân cắt cellulose của tế bào rau ngổ thành monosaccharide, làm giảm hiệu quả
trích ly.


Đinh Thị Ngọc Tuyền, Cao Thị Mai Hương, Ths.Trần Chí Hải

3.3. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ mơi trường trích ly đến quá trình trích ly
triterpenoid và polyphenol từ rau ngổ trâu với sự hỗ trợ của enzyme cellulase

Hình 3. Ảnh hưởng của nhiệt độ trích ly đến quá trình trích ly các hợp chất sinh học với
sự hỗ trợ của enzyme cellulase (Các kí tự giống nhau trên cột của cùng một hàm mục
tiêu thể hiện sự khác biệt khơng có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa 5%)

Kết quả thí nghiệm cho thấy, khi nhiệt độ tăng từ 40oC lên 50oC, hàm lượng các hợp
chất sinh học tăng cao. Ở 50oC, hàm lượng các hợp chất sinh học đạt giá trị cực đại 145,11 ±
1,18 mg/g đối với triterpenoid và 4,56 ± 0,04 mg/g đối với polyphenol (Hình 3). Qua biểu đồ
(Hình 3) cho thấy nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của enzyme cellulase, nhiệt độ càng
tăng làm cho các cấu tử chuyển động nhanh hơn, do đó sự hịa tan và khả năng khuếch tán
của các cấu tử từ nguyên liệu vào trong dung môi sẽ tăng và giảm độ nhớt dung môi, tăng
khả năng truyền khối và xâm nhập của dung môi vào trong tế bào (Al-Farsi & Lee, 2008)
[11]. Mặt khác, theo Mohamad et al. (2010), nhiệt độ càng tăng có thể làm giảm các rào cản
tế bào do suy yếu thành và màng tế bào, kết quả làm dung môi dễ dàng tiếp xúc với các hoạt
chất, làm tăng khả năng trích ly [12]. Tuy nhiên, trong phản ứng với sự tham gia của
enzyme, sự gia tăng nhiệt độ q cao trong q trình trích ly có thể làm biến tính enzyme, do

đó có thể làm biến đổi trung tâm hoạt động của enzyme, khiến phản ứng được xúc tác bởi
enzyme không thực hiện được nữa.

Enzyme cellulase Viscozyme L sử dụng trong thí nghiệm này cho khoảng nhiệt
độ hoạt động tốt trong khoảng nhiệt độ tương đối rộng từ 40ºC đến 60ºC, và hoạt
động tốt nhất ở nhiệt độ 50ºC.
3.4. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến quá trình trích ly triterpenoid và
polyphenol từ rau ngổ trâu với sự hỗ rợ của enzyme cellulase


Hình 4. Ảnh hưởng của thời gian trích ly đến hàm lượng các hợp chất sinh học trong
dịch trích ly rau ngổ trâu (Các kí tự giống nhau trên cột của cùng một hàm mục tiêu thể
hiện sự khác biệt khơng có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa 5%)

Tại thời điểm 30 phút hàm lượng các hợp chất sinh học lần lượt là 108,40 ± 1,03 mg/g
và 3,72 ± 0,00 mg/g sau đó tăng lên 0,310% và 0,11% sau 120 phút, cho thấy hoạt động
phân cắt thành tế bào của enzyme cellulase đang diễn ra tương đối mạnh, giúp cho
triterpenoid và polyphenol hoà tan vào dịch trích ly tốt hơn. Về nguyên tắc, khi kéo dài thời
gian thì hiệu suất trích ly càng cao, điều này cũng đã thể hiện qua kết quả thí nghiệm. Song,
khi tiếp tục kéo dài thời gian, thì hàm lượng polyphenol vẫn tăng khi thời gian trích kéo dài
đến 150 phút và chỉ có dấu hiệu giảm nhẹ khi kéo dài thời gian chiết trong 180 phút, trong
khi đó hàm lượng triterpenoid khơng tăng thêm mà có xu hướng giảm nhẹ (Hình 4). Điều
này có thể được lí giải do sau 120 phút trích ly hàm lượng các hợp chất sinh học đạt trạng
thái cân bằng ở bên trong và bên ngồi tế bào nên q trình trích ly chậm lại. Bên cạnh đó,
triterpenoid dễ bị oxy hóa và mất đi khi kéo dài thời gian trích ly kèm nhiệt độ cao [13], điều
này đã lý giải cho kết quả trên.
3.6. Khả năng kháng oxy hóa


Đinh Thị Ngọc Tuyền, Cao Thị Mai Hương, Ths.Trần Chí Hải

Hình 5. Phân tích GC - MS của dịch rau ngổ trâu

Dịch chiết rau ngổ trâu sau cô quay chân không đạt hàm lượng triterpenoid và
polyphenol lần lượt là 543,07 ± 1,57 mg/g và 19,16 ± 0,04 mg/g, được tiến hành xác định
khả năng kháng oxy hóa theo DPPH. Kết quả cho thấy khả năng kháng oxy hóa của dịch
chiết với sự hỗ trợ của enzyme đạt 20,47 ± 0,12 mg Trolox/mL, cao gấp đơi so với mẫu được
trích ly được chiết bằng ethanol. Điều này có thể là do dưới tác dụng của enzyme, một phần
cấu trúc tế bào của nguyên liệu đã phá vỡ và các hợp chất sinh học có khả năng kháng oxy
hóa nằm bên trong tế bào sẽ dễ dàng thốt ra ngồi theo dung mơi.
Ngồi ra, khi phân tích bằng phương pháp sắc ký khí - khối phổ (GC - MS), dịch chiết
có chứa 2-Hydroxy-4-methylbenzaldehyde; 3,5-Dihydroxy-6-methyl-2,3-dihydro-4H-pyran4-one; 1,3-Dioxol-2-one,4,5-dimethyl; 5-Hydroxymethylfurfural; acid quinic (Hình 4, Bảng 2).
Đây là những hợp chất có khả năng kháng oxy hóa, phòng ngừa ung thư, hỗ trợ điều trị đái
tháo đường [14-17]. Điều này cũng chứng tỏ rau ngổ trâu có tiềm năng trong việc sử dụng
làm thuốc kháng oxy hóa [18].
Bảng 2. Thành phần các hợp chất hóa học của dịch chiết rau ngổ trâu được trích ly với sự hỗ trợ
của enzyme cellulase
Peak

Hợp chất

Thời gian (phút)

Cơng thức

Diện tích peak (%)

1

2-Hydroxy-4methylbenzaldehyde


24,02

C8H8O2

6,41

2

3,5-Dihydroxy-6-methyl-2,3dihydro-4H-pyran-4-one

18,06

C6H8O4

3,13

3

1,3-Dioxol-2-one,4,5-dimethyl

14,19

C6H8O2

1,11

4

5-Hydroxymethylfurfural


15,18

C5H6O3

1,54

5

Acid quinic

13,34

C3H8O3

0,89


4. KẾT LUẬN
Q trình trích ly với sự hỗ trợ của enzyme đã cho thấy enzyme giúp tăng cường khả
năng thu hồi các hoạt chất sinh học, từ đó dẫn đến tăng sản lượng và giảm giá thành các loại
hợp chất này. Nghiên cứu bằng phương pháp ngâm chiết đã khảo sát được sự ảnh hưởng của
dung môi đến quá trình trích ly các hợp chất sinh học với kết quả: Mẫu rau ngổ trâu khô sau
khi xử lý sẽ được trích ly với sự hỗ trợ của enzyme theo tỉ lệ enzyme/nguyên liệu 50 μL/g,
pH môi trường 5 với tỉ lệ nguyên liệu dung môi 1/20 (w/v) ở 50oC trong 2 giờ sẽ thu được
dịch chiết có hàm lượng triterpenoid tổng và polyphenol tổng cao nhất lần lượt là: 142,02 ±
0,49 và 4,14 ± 0,01 mg/g CK. Dịch chiết rau ngổ trâu được trích ly với sự hỗ trợ của enzyme
có khả năng kháng oxy hóa tốt hơn so với dịch chiết được trích ly bằng phương pháp dung
mơi.



Đinh Thị Ngọc Tuyền, Cao Thị Mai Hương, Ths.Trần Chí Hải

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
2.
3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.
10.

11.
12.

13.

Ali, R., Billah, M., Hassan, M., & Dewan, S. M. R. (2013). Enhydra fluctuans
Lour: a review. Research Journal of Pharmacy and Technology, 6(9), 927-929.
Kirtikar KR and Basu BD. (2002). Indian Medicinal Plants. Delhi: Sri Satguru
Publications.

Gardossi, L., Poulsen, P. B., Ballesteros, A., Hult, K., Švedas, V. K., VasićRački, Đ., ... & Halling, P. J. (2010). Guidelines for reporting of biocatalytic
reactions. Trends in biotechnology, 28(4), 171-180.
Meyer, A. S. (2010). Enzyme technology for precision functional food
ingredient processes. Annals of the New York Academy of Sciences, 1190(1),
126-132.
Hadidi M., Ibarz A. & Pagan J. - Optimisation and kinetic study of the
ultrasonic-assisted extraction of total saponins from alfalfa (Medicago sativa)
and its bioaccessibility using the response surface methodology, Food
Chemistry 309 (2020) 125786.
Vuong, Q.V., Hirun, S., Roach, P. D., Bowyer, M. C., Phillips, P.A., and
Scarlett, C.J., 2013 - Effect of extraction conditions on total phenolic
compounds and antioxidant activities of Carica papaya leaf aqueous extracts.
Journal of Herbal Medicine
Tarbart J., Kever, C., Pincemail, J., Defraigne, J. O. and Dommes, J. (2009).
Comparative antioxidant capacities of phenolic compounds mea-sured by
various tests. Food Chemistry, 113,pp. 1226-1233.
Mohd Fadzelly Abu Bakar et al., - Phytochemical Composition and Biological
Activities of Selected Wild Berries (Rubus moluccanus L., R.fraxinifolius
Poir., and R. alpestris Blume 2016
W. Sattler et al, The effect of enzyme concentration on the rate of the
hydrolysis of cellulose, Vol.
N. T. H., Huyền, P. T. N., Thảo, N. T. T., Trọng, T., & Nguyên, H. T. T. Q.
TỐI ƯU HĨA ĐIỀU KIỆN TRÍCH LY THU NHẬN TRITERPENSAPONIN
TỪ RAU ĐẮNG BIỂN (Bacopa Monnieri (L.) WETTST) BẰNG ENZYME
CELLULASE.
Al-Farsi, M.A. and Lee, C.Y., 2008. Optimization of phenolics and dietary
fibre extraction from date seeds. Food Chemistry 108: 977-985.
Mohamad, M., Ali M.W. and Ahmad, A., 2010. Modelling for extraction of
major phytochemical components from Eurycoma longifolia. Journal of
Applied Sciences, 10:2572-2577

Nguyễn Minh Anh, Phan Nguyễn Cẩm Chướng, Nguyễn Đức Việt, Trần Đỗ
Đạt, Lữ Thị Mộng Thy, Huỳnh Ngọc Oanh, Hoàng Minh Nam, Mai Thanh
Phong, and Nguyễn Hữu Hiếu. " Khảo sát yếu tố ảnh hưởng đến q trình trích
ly triterpenoid từ nấm linh chi (ganoderma lucidum) bằng phương pháp
enzyme có hỗ trợ siêu âm". Tạp chí Khoa học Cơng nghệ và Thực phẩm 22 (1)
(2022) 101-111.


14. Thangam, R., Gokul, S., Sathuvan, M., Suresh, V., & Sivasubramanian, S.
(2019). A novel antioxidant rich compound 2-hydroxy 4-methylbenzaldehyde
from Decalepis arayalpathra induces apoptosis in breast cancer
cells. Biocatalysis and Agricultural Biotechnology, 21, 101339.
15. Uchegbu, R. I., Ahuchaogu, A. A., Amanze, K. O., & Ibe, C. O. (2017).
Chemical constituents analysis of the leaves of Bryophyllum pinnatum by GCMS. AASCIT Journal of Chemistry, 3(3), 19-22.
16. Aina, D. A., & Fagbemi, K. O. In vitro antioxidant activities and quantitative
chemical composition of alcohol-based extracts of fruit pulp: A comparative
study Adansonia digitata.
17. Hung, T. M., Na, M., Thuong, P. T., Su, N. D., Sok, D., Song, K. S., ... & Bae,
K. (2006). Antioxidant activity of caffeoylquinic acid derivatives from the
roots of Dipsacus asper Wall. Journal of ethnopharmacology, 108(2), 188-192.
18. Huỳnh Anh Duy, Bùi Mỹ Linh và Lâm Thị Ngọc Giàu. (2017b). Khảo sát
thành phần hóa học cây Rau ngổ (Enhydra fluctuans Lour., Asteraceae). Tạp
chí Dược học, (492), 53-56.


Đinh Thị Ngọc Tuyền, Cao Thị Mai Hương, Ths.Trần Chí Hải

ABSTRACT
EFFECTS OF TECHNOLOGY CONDITIONS ON ENZYME - ASSISTED
EXTRACTION OF BIOLOGICAL COMPOUNDS FROM ENHYDRA

FLUCTUANS LOUR
This study is intended to evaluate the technology conditions affecting the extraction of
biological compounds from Enhydra fluctuans Lour. Enhydra fluctuans Lour powder were
investigated and extracted at the enzyme/substrate ratio factors (0, 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70
µL/g), pH (3, 4, 5, 6), extraction time (30, 60, 90, 120, 150, 180 minutes), temperature (40,
45, 50, 55, 60oC). The results of each experiment were evaluated through the total
triterpenoid content and the total polyphenol content of the extracted extracts. The results
showed that the suitable extraction conditions of cellulase enzyme obtained triterpenoid and
polyphenol content in Enhydra fluctuans Lour respectively: 142,02 ± 0,49 mg/g and 4,14 ±
0,01 mg/g at the condition: enzyme/material ratio 50 μL/g, pH of extraction 5 with solvent
material ratio 1/20 (w/v) at 50oC for 2 hours. The obtained extract had an antioxidant
capacity according to DPPH equivalent to 20,47 ± 0,12 mg Trolox/mL.
Keywords: antioxidant capacity, enzyme cellulase, Enhydra fluctuans Lour, polyphenols,
triterpenoids.



×