Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Em có được những hiểu biết gì về bác hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.1 KB, 4 trang )

Tiết 44 – Bài: Cảnh khuya
Hồ Chí Minh không chỉ là nhà cách mạng vĩ đại, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới mà
còn là nhà văn nhà thơ lớn của nước nhà .Sự nghiệp văn thơ Người có ảnh hưởng lớn đến văn học
Việt Nam hiện đại .Người để lại một di sản văn học lớn lao về tầm vóc , phong phú về thể loại , đa
dạng về phong cách , sâu sắc về nội dung tư tưởng , sáng tạo độc đáo về phương diện nghệ thuật……
- Bài thơ “ Cảnh khuya” được Bác st
trong hoàn cảnh nào?
GV: " VB" trong thời kì KCCP gồm
các tỉnh Cao- Bắc- Lạng- Hà- Tuyên-
Thái, nằm ở phía Bắc của Tổ quốc.
Sau ngày 19.12.1946, để đảm bảo bí
mật và an toàn cho cơ quan đầu não
của Đảng. BH và đồng chí lãnh đạo
đã rút lên VB để xây dựng căn cứ địa
cách mạng. VB đã trở thành thủ đô
KC của ta trong suốt 9 năm trường kì
KCCP.
.
- Bài thơ được làm theo thể thơ gì?
Căn cứ vào đâu em có thể xác định
bài thơ được làm theo thể thơ đó?
? Hãy xác định nhịp của bài thơ.
? Theo em, khi đọc bài thơ ta cần chú
ý điều gì?
- H/s tìm hiểu các chú thích sgk.
? Bài thơ này được làm theo thể
TNTT ĐL, vậy một bài TNTTĐL
thường có bố cục mấy phần? Là
những phần nào?
? Nếu căn cứ vào nội dung ta có thể
chia bài thơ này là mấy phần?


? Bức tranh “cảnh khuya” của Bác
được mở đầu bằng h/ả nào?
? Khi miêu tả tiếng suối, tác giả đã sử
dụng biện pháp tu từ gì?
? Câu thơ này khiến em liên tưởng
đến câu thơ nào cũng tả tiếng suối
bằng phép so sánh?
I. Giới thiệu bài thơ.
- Hoàn cảnh sáng tác: ST năm 1947 – giai đoạn đầu của
cuộc k/c chống Pháp. Cuối năm 1947 – Pháp ồ ạt tấn công
len VB hòng tiêu diệt lực lượng chủ yếu và cơ quan đầu
não k/c. Bài thơ này ra đời trong h/c khó khăn đó.
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt được viết bằng chữ quốc
ngữ.
II. Đọc – hiểu bài thơ.
1. Đọc – chú thích
- Nhịp: Câu 1: 3/4, Câu 2 + 3: 4/3, C4: 2/5
-> Chú ý đọc với giọng chậm, thanh thản và sâu lắng, từ “
chưa ngủ” lặp lại nên cần nhấn mạnh.
- 4 phần: Khai – thừa – chuyển – hợp.
* 2 phần:
- Phần 1: Hai cầu đầu.
- Phần 2: Hai câu cuối
. Phân tích:
a. Hai câu đầu.
Tiếng suối như tiếng hát xa”.
-> So sánh đặc sắc: Âm thanh của thiên nhiên được so
sánh với âm thanh của con người
-> Âm thanh trong trẻo, gần gũi, ấm áp.
- Hơn 600 năm trước, Nguyễn Trãi đã tả suối Côn Sơn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
1
? Cách so sánh " Tiếng suối trong
như tiếng hát xa" cho em cảm nhận
tiếng suối trong thơ Bác có vẻ đẹp gì
mới mẻ?
? Tiếng suối như tiếng hát xa mà t/g
vẫn cảm nhận được, điều đó cho em
thấy không khí của núi rừng Vb ntn ?
Em có biết t/g đã sử dụng nt gì K ?

? Cùng với việc miêu tả tiếng suối,
nét bút của thi nhân tiếp tục hướng
vào hình ảnh TN nào nữa?
? Trong câu thơ có thơ có từ nào
được lặp lại nhiều lần? Đó là BPNT
gì?
? Điệp từ " lồng" giúp em hình dung
ra đó là một khung cảnh ntn?
? Câu thơ này có gợi cho em nhớ đến
câu thơ nào
? Qua câu khai đề và thừa đề giúp em
cảm nhận được bức tranh thiên nhiên
núi rừng VB ntn?
( Nguyễn Trãi)
- Tiếng suối trong như nước ngọc tuyền"
(Thế Lữ).
GV : Lịch sử văn học dân tộc cũng đã từng có những câu
thơ hay tả tiếng suối như: "Côn sơn" có suối nước trong.

Ta nghe suối chảy như cung đàn cầm (Nguyễn Trãi).
Hoặc: "Tiếng suối trong như nước ngọc tuyền" (Thế Lữ).
Đó là những vần thơ tuyệt bút tả tiếng suối trong nền thơ
ca dân tộc. Đó là những vần thơ tuyệt bút tả tiếng suối
trong nền thơ ca dân tộc.
Những câu thơ này đều hay nhưng các t/g đều so sánh
tiếng suối – Một âm thanh của tự nhiên với một âm thanh
tự nhiên khác nên tiếng suối chưa gần gũi, sống động như
câu thơ của Bác. Còn Bác so sánh tiếng suối với tiếng hát
– âm thanh của con người vừa gợi lên tiếng suối rất nhẹ,
rất dịu, rất êm như tiếng hát ngọt ngào của ai đó vang lên
trong đêm khuya tĩnh lặng, đồng thời cách so sánh làm là
lấy con người làm chủ, làm cho âm thành của thiên nhiên
cũng trở nên gần gũi với con người. Cách so sánh này làm
cho bức tranh “cảnh khuya? mà không hoang vắng mà có
hồn, và mang hơi ấm áp của c/s.
- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh -> Mượn âm thanh của tiếng
suối xa làm nổi bật không khí thiêng liêng, thanh vắng,
tĩnh mịch của núi rừng VB.
- Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
- Điệp từ” lồng” gợi lên sự hài hòa quấn quýt của cảnh
vật. Trên trời cao là vầng trăng thu. Bóng trắng lồng vào
bóng cây cổ thụ, bóng cổ thụ lồng vào hoa in lên mặt đất
thành những hình như những bông hoa thêu dệt. Tất cả đã
tạo nên một bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình
khối đa dạng. H/a trong câu thơ này có vẻ đẹp của một
bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng.
- Đọc câu thơ này, người ta thường nhớ đến đoạn thơ nổi
tiếng trong bản dịch CPN của ĐTĐ:
Trăng dãi nguyệt, nguyệt in một tấm

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau.
- Chỉ bằng vài nét chấm phá, tả ít, gợi nhiều, nhà thơ đã
làm hiện lên cảnh núi rừng Việt Bắc vào một đêm khuya
hơn 60 năm trước. Bức tranh thu mang một nét đẹp cổ
2
? Đánh giá về hai câu thơ này, có ý
kiến cho rằng “ Hai câu thơ đạt mẫu
mực của thơ ĐL là “ thi trung hữu
nhạc, thi trung hữu họa” em có đồng
ý không? Tại sao?
? Bức tranh thiên nhiên lung linh,
huyền ảo, thơ mộng đó đã giúp em
hiểu gì về Bác?
? Đặt bài thơ vào hoàn cảnh sáng tác
năm 1947 khi mà cuộc k/c của ta đang
trong gđ khó khăn, con thuyền cách
mạng đang vượt qua ghềnh thác, em
sẽ thấy thêm được vẻ đẹp nào nữa của
Bác Hồ?
- Hs đọc 2 câu thơ cuối
? Hai câu thơ em vừa đọc tả cảnh hay
tả tâm trạng? Đó là tâm trạng gì, của
ai?
? Vậy theo em, câu thứ 3 có vai trò
gì?
? Nếu chỉ dừng lại ở câu 3 (câu
chuyển) thì ta sẽ hiểu vì sao Bác chưa
ngủ?

? Bác chưa ngủ là vì cảnh đẹp của TN
hay là vì lí do gì khác?
? Hai câu thơ có sử dụng biện pháp
nghệ thuật gì ? Tác dụng của các biện
pháp nghệ thuật đó?
? Câu kết này có khiến em bất ngờ k?
Tại sao?
điển, trong sáng, lung linh, huyền ảo, thơ mộng và ấm áp.
- Tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó, hòa hợp với thiên
nhiên.
- Phong thái ung dung, tự tại, tâm hồn tinh tế nhạy cảm,
phát hiện và cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên dù
trong hoàn cảnh khó khăn nhất.
* Hai câu cuối ( Chuyển – hợp)
- Câu thứ ba có vai trò như một bản lề, nửa khái quát”
cảnh khuya như vẽ” có suối, có trăng, có cổ thụ và ngàn
hoa cỏ, nửa dưới là tâm trạng “chưa ngủ” của người thi sĩ.
Có thể nói đến câu này thì cảnh lại khép lại còn tình thì
mở ra.
- Chưa ngủ” vì cảnh đêm trăng đẹp quá, đẹp như vẽ làm
say đắm lòng người. Thi nhân mơ màng trước cảnh đẹp
đêm trăng mà như lạc vào cõi tiên, cõi mơ khiến cho thi
nhân say, say trăng, say thiên nhiên khiến Bác không ngủ
được. Lời thơ đã diễn tả tình yêu và sự hòa nhập với thiên
nhiên của bác.
- Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
- Điệp ngữ “chưa ngủ” có tác dụng tạo sự liền mạch cảm
xúc, làm cho bài thơ giàu nhạc điệu đồng thời diễn tả tâm
trạng” chưa ngủ” diễn ra triền miên.
Người chưa ngủ không chỉ vì say mê thưởng ngoạn tiếng

suối và ánh trăng tinh khiết mà chủ yếu “vì lo nỗi nước
nhà. Nước nhà đang bị xăm lăng, con thuyền kháng chiến
đang vượt qua ghềnh thác, dân ta còn đói, còn rét, còn thất
học… khó khăn chồng chất khó khăn tất cả khiến Bác lo
nghĩ khôn nguôi nên Người không ngủ được.
- Câu kết bất ngờ nhưng rất tự nhiên đã mở ra vẻ đẹp và
chiều sâu trong tâm hồn nhân vật trữ tình góp phần làm
hình tượng thơ tỏa sáng. Giữa cảnh đêm trăng đẹp, nhà
thơ vẫn trằn trọc không ngủ được. Đó là sự trằn trọc của
vị lãnh tụ lo lắng cho vận mệnh đất nước. Hay chính là vì
thức tới canh khuya lo việc nước nhà mà Người đã bắt gặp
3
? Trong chương trình NV6, em đã
học bt nào cũng nói về một đêm
không ngủ của Bác? - Đêm nay Bác
không ngủ- Minh Huệ

? Qua tâm trạng “ chưa ngủ” giúp em
nhận ra vẻ đẹp nào trong tâm hồn
Bác?
cảnh trăng rừng tuyệt đẹp.
=> Đây là nét mới, nét hiện đại trong thơ của chủ tịch Hồ
Chí Minh.
- Các em ạ, trong suốt cuộc đời 79 mùa xuân, Bác đã có
rất nhiều đêm không ngủ như thế. Tâm trạng ấy đã được
thể hiện trong rất nhiều t/p và nguyên nhân quan trọng
nhất khiến Người k ngủ là “ lo nỗi nước nhà”
Một canh hai canh lại ba canh.
Trằn trọc, băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn canh năm vừa chợp mắt.

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
Cả cuộc đời Người ngủ có yên đâu ( Hải Như)
Đêm nay Bác không ngủ. …Bác là HCM.
- Phong thái ung dung tự tại của người chiến sĩ cách mạng.
* “Cảnh khuya” được sáng tác vào năm 1947 – trong thời kì
đầu vận nước đứng trước cơn thử thách gian nan lớn. Giữa
rừng trăng khuya vì lo việc nước mà Người bắt gặp vẻ đẹp
mĩ lệ của thiên nhiên đất nước; ngược lại nỗi lo việc nước
nhà không hề ngăn cản sự thưởng thức cảnh đẹp, lắng nghe
tiếng rừng, tiếng suối của Người. Đó chính là vẻ đẹp của
tình yêu thiên nhiên hòa quyện t/y đất nước. Đó cũng chính
là vẻ đẹp của phong thái ung dung tự tại vượt lên trên hoàn
cảnh của Bác.
4. Tổng kết: * Nghệ thuật:
- Viết theo thể thơ TNTT ngắn gọn, hàm súc.
- Hình ảnh thơ lung linh, huyền ảo.
- Sử dụng thành công các biện pháp NT: so sánh, điệp
ngữ.
- Ngôn ngữ đặc sắc, giàu sắc thái biểu cảm.
- sáng tạo nhịp điệu ở câu 1,4.
* Nội dung:
- Bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng Việt Bắc.
- Tâm hồn tinh tế nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên hòa
quyện với tình yêu đất nước.
- Phong thái ung dung, niềm lạc quan của Bác.
4

×