Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Cách kỹ năng phỏng vấn xin việc hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.59 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
PHỎNG VẤN XIN VIỆC: TRƯỚC, TRONG VÀ SAU PHỎNG VẤN
______________________
I. TRƯỚC PHỎNG VẤN
1. Tìm hiểu về công ty sắp phỏng vấn bạn
Bạn hãy dành thời gian để tìm hiểu về công ty cũng như vị trí mà bạn cần
ứng tuyển. Hãy tìm những thông tin đặc biệt về công ty có thể là: các bước
chuyển của công ty, các yếu tố dẫn đến thành công của công ty hiện nay… Sau
đó bạn nghiên cứu về những sản phẩm dịch vụ, ngành nghề kinh doanh, thị
trường, vị trí địa lý, kết cấu, lịch sử, nhân viên và những thông tin quan trọng
khác của công ty, đồng thời bạn cũng nên tìm hiểu những chiến lược phát triển
của công ty trong tương lai.
Bạn hãy cố gắng tìm hiểu về những đối thủ cạnh tranh chính của công ty và
có vài nghiên cứu sơ lược về họ xem giữa các công ty đó và công ty bạn đang
chuẩn bị ứng tuyển có gì khác nhau, đâu là yếu tố khiến bạn quyết định ứng
tuyển vào công ty này.
Những việc làm trên nhằm thể hiện sự cầu thị của bạn và chứng tỏa cho nhà
tuyển dụng biết bạn rất quan tâm đến công ty họ và bạn sẽ là một ứng viên trung
thành cũng như đầy tìm năng giúp cho công ty họ phát triển.
2. Đọc kỹ lại miêu tả công việc
Trước khi đến buổi phỏng vấn bạn phải đọc thật kỷ bản mô tả công việc,
cố gắng hiểu hết nội dung cũng như tất cả các yêu cầu và những kỳ vọng mà
nhà tuyển dụng đang mong đợi ở các ứng viên, nắm rõ bản mô tả công việc sẽ
giúp bạn tự tin hơn trong khi phỏng vấn khi công việc đó là phù hợp với năng
lực của bạn, còn nếu năng lực của bạn phần nào còn hạn chế đói với công việc
đó thì bản mô tả công việc giúp bạn biết cách lấp đầy những yếu điểm đó như
nào.
2
Đọc kỹ bản mô tả công việc cũng giúp bạn biết được những khó khăn
thách thức cũng như những quyền lợi mà sẽ được nhận khi bạn được nhận vào
làm trong công ty họ.


Trong khi đọc bản mô tả công việc bạn cũng nên dành 1 khoản thời gian để
nghĩ về những việc bạn từng làm trước đây để có thể sử dụng như bằng chứng
cho thấy bạn sẽ hoàn thành tốt công việc này.
3. Tìm hiểu về nhân vật sẽ phỏng vấn bạn
Nguồn: Internet , người thân , nhân viên công ty hay bà bán tra chanh trước
cổng công ty
Mục đích: Biết được nhân vật chủ chốt của công ty là ai, biết được những ai
sẽ phỏng vấn mình, phong cách , tính cách của họ như thế nào? Đồng thời bạn
cũng cố gắng tìm hiểu thêm về về văn hóa cũng để có những các hành sự cho
phù hợp.
4. Tìm hiểu địa điểm phỏng vấn
Ít nhất là một ngày bạn phải đi đến địa điểm cần phỏng vấn để tìm hiểu
về giao thông, lúc bạn đi giao thông lúc đó như thế nào, có dể dàng lưu thông
hay hay bị kẹt xe… khoảng thời gian bạn đi đến đó là bao nhiêu. Bạn phải dự
trù trước thời gian cũng như những biến cố có thể xảy ra trong lúc bạn đang đi
đến địa điểm phỏng vấn, tốt hơn hết là bạn nên đến sơm 30 phút…
5. Thử trước quần áo
Phòng ngừa rủi ro : chiếc quần mà bạn định mặc bị hỏng khóa, chiếc áo quá nhăn
nhúm, đôi tất cọc cạch, hay cà vạt đã bị chuột gặm…
6. Luyện tập, luyện tập và luyện tập
Viết ra ít nhất 10 câu hỏi phỏng vấn mà bạn cho là mình có thể bị nhà tuyển dụng
hỏi trong cuộc phỏng vấn, sau đó viết ra câu trả lời cho những câu hỏi đó. Tối
thiểu, bạn cần đảm bảo được câu trả lời trơn tru cho những câu hỏi cơ bản sau: Vì
sao bạn lại muốn thôi công việc hiện tại? Điều gì khiến bạn quan tâm ở công việc
mà bạn đang phỏng vấn? Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì? Bạn có những
kinh nghiệm như thế nào
3
Sau đó, hãy đứng trước gương để trả lời những câu hỏi này một cách rõ ràng,
mạch lạc, cho tới khi nào bạn cảm thấy không còn bị vấp hay ngượng nghịu mới
thôi.

7. Nếu có một câu hỏi nào đó mà bạn cảm thấy đặc biệt lo ngại, đừng chỉ hy
vọng nhà tuyển dụng sẽ không hỏi đến
Đối mặt với những câu hỏi còn cảm thấy lo sợ , không chắc chắn tìm phương
án trả lời  luyện tập trơn chu  Tụ tin.
8. Chuẩn bị trước những câu hỏi để hỏi nhà tuyển dụng
Những câu hỏi tốt ở giai đoạn này là những câu hỏi để làm rõ hơn về công việc
mà bạn đang phỏng vấn, cũng như những câu hỏi mở về văn hóa công ty.
Ngoài ra, bạn cũng nên hỏi về những bước tiếp theo mà nhà tuyển dụng dự định
thực hiện nếu bạn vượt qua vòng phỏng vấn, cũng như thời gian mà họ dự kiến
liên lạc lại với bạn.
II. TRONG QUÁ TRÌNH PHỎNG VẤN
1. Trước khi đến phỏng vấn
- Bạn nên đến trước buổi phỏng vấn 15 hoặc 20 phút. Nếu giả sử bạn đến
chậm 5-15 phút với những lý do bất khả kháng bạn vẫn nên vào phỏng
vấn ,vì nhà phỏng vấn không bao giờ loại bạn vì lý do bạn đến trễ , tuy ấn
tượng không tốt ở ban đầu nhưng không phải vì vậy mà họ loại bạn, chỉ
khi bạn không đủ khả năng, nên bạn hãy tự vào phỏng vấn.
- Trang phục phải lịch sự để thể hiện sự tôn trọng và thể hiện bản thân của
bạn.
- Nên và bắt buộc vào nhà vệ sinh trước khi vào phỏng vấn:
+ Xem kỹ về hàm răng, đảm bảo không còn dấu vết nào của thức ăn dính
bám.
+ Nên nhai 1 tép singum để tự tin hơn trong phỏng vấn.
+ Đi vệ sinh,để tránh trong lúc phỏng vấn lại xảy ra bất trấc.
4
- Gõ cửa trước khi vào phòng phỏng vấn và xin phép trước khi ngồi vào
bàn phỏng vấn.
- Bắt tay với nhà tuyển dụng, cần chú ý:
+ Người lớn tuổi hơn, phụ nữ sẽ đưa tay bắt tay trước.
+ Bắt tay đủ chặt, không quá mạnh hay quá hời hợt.

+ Thời gian bắt tay không nên quá lâu ( trong vòng 3 tiếng đếm là phù
hợp)
- Chuẩn bị và mang theo 1 bộ hồ sơ nộp cho nhà tuyển dụng khi cần
thiết,đối với bộ hồ sơ này có thể đẹp hơn, nội dung phải đồng nhất so với
bộ hồ sơ trước.
- Cần chuẩn bị cho mình một cuốn sổ nhỏ và một cây bút để ghi những
điều cần thiết.
- Chuẩn bị riêng cho mình một chai nước uống.
2. Trong phỏng vấn và gợi ý trả lời các câu hỏi
Có 3 nhóm câu hỏi thường gặp:
a. Giới thiệu về bản thân:
• Giới thiệu về bản thân
- Ở dạng này ,bạn nên lưu ý câu trả lời:
+ Về độ dài (ngắn) câu trả lời thì không quá 2 phút, vì sự tập trung của
nhà tuyển dụng sẽ bị giảm dần theo độ dài của câu trả lời.
+ Về thông tin: không nên đưa những thông tin có trong hồ sơ nộp nhà
ứng tuyển vì nhà ứng tuyển chỉ muốn biết thêm những gì mà ngoài bộ hồ
sơ chưa có, và những thông tin này đảm bảo có giá trị đối với công việc.
- Bạn nên trả lời câu hỏi này theo ba ý chính sau:
+ Tình yêu của bạn đối với công việc
5
+ Lý do tại sao bạn ứng tuyển lựa chọn công ty đó
+ Cảm ơn công ty cho bạn cơ hội tham gia phỏng vấn.
 Đây là dạng câu hỏi chắc chắn bạn sẽ được hỏi vì vậy bạn cần chuẩn bị 1
cách kỹ càng nhất, bạn là số 1, là duy nhất,không giống ai , nên nhà ứng
tuyển luôn kỳ vọng sự đặc biệt của bạn,không muốn nghe cái giống như
những ứng viên khác,bạn không nên copy từ người khác ,nó sẽ hạ thấp
bản thân,hãy tự giới thiệu chính bản thân mình.
• Tại sao bạn chọn công việc này?
- Nhà phỏng vấn sẽ có một số câu hỏi tương tự giống nhau như:

+ Điểm mạnh của bạn là gì?
+ Tại sao tôi chọn bạn?
+
- Với câu hỏi này bạn nên đưa ra 2 lý do:
+ Sự yêu thích của bạn với công việc đó: nêu lên điều gì làm cho bạn
thích công việc đó.Ví dụ : tại sao bạn thích công việc kế toán ( vì yêu
thích những con số,hiểu được ý nghĩa của những con số,từ việc phân tích
sẽ giúp cho nhà đâu tư ra quyết định,……)
+ Có đủ khả năng làm công việc đó: đủ kiến thức,kỹ năng và đủ phẩm
chất.
Ví dụ : bạn thành thạo nắm vững các nghiệp vụ liên quan đến kế toán như
lập báo cáo tài chính,… ngoài ra bạn còn có các kỹ năng cần thiết thành
thạo phần mền kế toán,và bạn là người cần cù ,cẩn thận,…
• Tại sao bạn chọn công ty chúng tôi?
6
Do đa số các ứng viên rải hồ sơ các nơi,nên thông tin các ứng viên nắm
rất sơ xài, tới khi được mời phỏng vấn họ mới tìm hiểu,nhưng chỉ thông
qua báo mạng, website,… nên sẽ không đây đủ, chính xác.
- Nhà tuyển dụng kỳ vọng gì ở câu hỏi này ?
+ Thể hiện sự quan tâm thực sự của bạn với công ty ,môi trường làm việc
như thế nào thông qua việc nắm vững thông tin của công ty.
- Ở câu này bạn nên trả lời theo hai hướng:
+ Lý do mang tính cá nhân: mang tính ấn tượng của bạn đối với công ty.
+ Thể hiện năng lực của bạn: Thông qua việc đánh giá tiềm năng,phát
triển của công ty,định hướng của công ty,và bạn muốn đóng góp công sức
của mình để đạt được những định hướng trên.
b. Câu hỏi “ khó- tình huống- bất ngờ”
Ngoài những câu hỏi chuyên môn còn có những câu hỏi bất ngờ. Đối với câu
hỏi này bạn không được trả lời “ không biết”, nó thể hiện sự không tìm tòi
,không cố gắng vượt qua những khó khăn gặp phải. Nhà tuyển dụng không hề

quan tâm đáp án ,điều họ quan tâm là cách thức trả lời ,cách đối diện khó khăn
của bạn.
Ví dụ: “Theo bạn hiện tại tổng đài 1080 có bao nhiểu người đang trực
điện thoại?”
- Bạn nên nhớ 1 nguyên tắc: “Tình huống là tình huống”
- Nếu nhà tuyển đưa giả định tình huông thì bạn cũng nên đưa ra câu trả
lời bằng giả định trên các nguyên tắc:
+ Cái lý lấn ác cái tình
+ Bảo vệ quyền lợi của công ty trước quyền lợi cá nhân sau.
7
+ Làm tất cả mọi việc đảm bảo phát triển lợi ích cho công ty bạn,nơi trả
lương cho bạn trước các đối thủ cạnh tranh,dù đối thủ là người thân,người
quen.
c. Đàm phán lương
- Bạn phải tìm hiểu mức lương trung bình của ngành,công việc hay vị trí
mà bạn ứng tuyển.
- Bạn cần xác định mức lương kỳ vọng và mức lương chấp nhận của mình
để thỏa thuận trong đàm phán.
- Khi nói tới lương bạn cần đàm phán chế độ đãi ngộ,thưởng và quyền lợi.
Ngoài ra còn một phần quan trọng, đó là câu hỏi dành cho người tuyển dụng:
Một câu hỏi tốt có giá trị nhiều hơn so với một câu trả lời tốt, nó thể hiện vai
trò chủ đọng của bạn thân bạn, có thể là phao cứu bạn nếu giai đoạn đầu
không tốt. Gần kết thúc buổi phỏng vấn, có thể xảy ra 2 trường hợp:
+ Nhà tuyển dụng hỏi bạn có câu hỏi gì không? lúc này bạn hãy hỏi những
câu hỏi đã chuẩn bị sẵn, bạn hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn thực sự quan
tâm đến công việc này.
+ Họ cảm ơn và không cho bạn cơ hội để hỏi: Bạn sẽ nói “Trước khi kết thức
phỏng vấn em muốn hỏi 1 thắc mắc muốn hỏi.”
- Những câu hỏi cần lưu ý :
+ Không đưa ra câu hỏi liên quan đến mức lương ,thưởng,chế độ đãi

ngộ,quyền lợi đến bạn vì chưa phải lúc.
+ Cho nhà tuyển dụng biết sự quan tâm của bạn.
+ Thể hiện khao khát,ước mơ muốn cống hiến của bạn vào thành công
vào công việc.
III. SAU PHỎNG VẤN
8
Kết thúc buổi phỏng vấn, hơn một nửa chặng đường bạn đã đi qua. Hãy lạc
quan và phấn khởi vì bạn đã tự mình vượt qua giai đoạn thử thách này. Bây giờ
còn lại là khoảng thời gian chờ kết quả, bạn nên tận dụng khoảng thời gian này
để thực hiện tròn vẹn “nhiệm vụ” của mình.
Tâm lý lúc này của bạn sẽ theo hai hướng:
+ Quên đi cuộc phỏng vấn
+ Mang tâm trạng căng thẳng, lo âu.
Đây là những biểu hiện tâm lý bình thường, tuy nhiên bạn nên gạt bỏ tâm trạng
hoang mang vì dù kết quả có ra sao bạn cũng đã cố gắng hết sức. Vì vậy, bạn có
quyền tin vào bản thân mình và chờ đợi điều tốt đẹp từ cuộc phỏng vấn.
1. Tỏ thái độ cho thấy sự quan tâm của bạn với công ty
+ Cuối buổi phỏng vấn
Để nhà tuyển dụng không còn nghi ngờ về sự quan tâm của bạn dành cho công
ty, sự hào hứng của bạn với vị trí tuyển dụng, cuối buổi phỏng vấn, bạn nên
khẳng định một lần nữa: "Tôi thực sự mong muốn được làm việc tại công ty,
muốn đóng góp một phần công sức của mình vì sự phát triển của công ty. Tôi hy
vọng công ty sẽ chọn tôi".
+ Sau buổi phỏng vấn
Sau khi rời khỏi phòng phỏng vấn, bạn cần có một ý nghĩ rõ ràng về chuyện gì
sẽ xảy ra kế tiếp, trong tiến trình tuyển dụng. Liệu những người tới xin việc và
được tuyển chọn sẽ được mời quay trở lại để gặp những người khác nữa hay
không? Đến ngày tháng nào họ hi vọng sẽ bắt đầu vào làm việc? Đồng thời, hãy
chuẩn bị sẵn sàng cho những lần phỏng vấn thêm, hoặc cho những cú gọi điện
thoại nối tiếp, bằng cách tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về tổ chức và lãnh vực hoạt

động của công ty. Kiếm thêm được những tin tức mới về một đề tài đã được đưa
9
ra trong buổi phỏng vấn. Hãy nghĩ về những câu hỏi bổ sung mà bạn có thể gặp
phải ở những lần phỏng vấn tiếp theo.
Những hành động này chứng tỏ cho người tuyển dụng thấy rằng bạn không
ngừng quan tâm đến công ty, ngay cả sau khi kết thúc cuộc phỏng vấn mà chưa
có kết quả cụ thể.
2. Chuẩn bị để cho sự liên lạc tiếp tục với nhà tuyển dụng
Không ai muốn trở thành một kẻ gây phiền hà, nhưng liệu thái độ im lặng của
bạn có thể bị hiểu lầm như là một sự dửng dưng hờ hững hay không? Bạn phải
chủ động tìm hiều xem nhà tuyển dụng muốn ban liên hệ với họ bằng cách nào,
vào thời gian nào và liệu bạn có thể tiếp tục cuộc hành trình với nhà tuyển dụng
không, đồng thời phải lưu giữ cẩn thận những thông tin có thể liên lạc với nhà
tuyển dụng như e-mail, số điện thoại,…
Lizandra Vega, tác giả của cuốn sách “The Image of Success: Make a Great
Impression and Land the Job You Want” (Hình ảnh của thành công: Gây một ấn
tượng tốt và kiếm được công việc mà bạn muốn làm), gợi ý bạn nên hỏi người
tuyển mộ rằng bạn có được liên lạc tiếp tục hay không, rằng thời gian để chờ kết
quả phỏng vấn là bao lâu, bạn có thể liên lạc với họ bằng cách nào, lúc nào…
3. Phải kiên nhẫn
Nhìn chung, các công ty thường phải mất một khoảng thời gian từ 25-30 ngày
để đưa ra kết quả cuối cùng. Trong khoảng thời gian này, các ứng viên không
nên quá nôn nóng dò hỏi kết quả tuyển dụng. Làm như vậy không đem lại kết
quả gì mà càng cảm thấy suốt ruột và lo lắng thêm.
Nếu nhà tuyển dụng bảo rằng, bạn hãy chờ điện thoại của họ sau một tuần thì
tốt nhất là bạn nên kiên trì. Một tuần không có gì là lâu so với khoảng thời gian
bạn dành để tìm việc bấy lâu nay. Nếu ngay ngày hôm sau mà bạn đã gọi điện
thoại tới, thì bạn có thể bị coi là đường đột và quá bức bách.
10
Nhà tuyển dụng cần có thời gian đánh giá tổng thể để đưa ra quyết định cuối

cùng. Vì vậy, dù bạn đang trong tâm trạng nôn nón muốn biết kết quả đến đâu
thì nên giữ kiên nhẫn, điều này cũng góp phần vào kết quả cuối cùng của cuộc
phỏng vấn.
4. Liên hệ với nhà tuyển dụng
Nhà tuyển dụng vẫn chưa hồi âm kết quả dù đã đến ngày nhận thông báo chính
thức. Thay vì ngồi phỏng đoán, bạn có thể chủ động gọi điện đến phòng nhân sự
để xác minh chính xác lại thời gian trúng tuyển.
Một thực tế đáng buồn là, rất nhiều ứng viên không liên hệ với nhà tuyển dụng
sau khi phỏng vấn. Điều này dù là vô tình nhưng có thể khiến ứng viên phải bỏ
lỡ cơ hội trong khi nhà tuyển dụng đang cân nhắc để đưa ra quyết định giữa
những ứng viên có trình độ tương đương. Việc liên hệ lại với nhà tuyển dụng
cho thấy bạn thực sự có mong muốn làm việc cho công ty và rất có thể bạn đã
ghi được điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Vì vậy, bạn nên chủ động liên hệ khi thời gian nhà tuyển dụng thông báo kết
quả bị kéo dài mà bạn chưa thấy sự phản hồi của họ. Nên trực tiếp gọi điện
thoại đồng thời gửi kèm thư điện tử cho nhà tuyển dụng, họ sẽ nhanh chóng
thông báo kết quả nếu biết bạn đang vô cùng mong đợi.
5. Gửi liền một bức thư cảm ơn
Đây là phép xã giao thông thường bạn nên làm sau phỏng vấn. Nhà tuyển dụng
sẽ đánh giá cao thái độ này của bạn.
+ Nội dung: Nội dung thư cảm ơn không đơn thuần chỉ là lời cảm ơn. Viết thư
cảm ơn cũng là cách bạn nhớ lại những diễn biến xảy ra trong cuộc phỏng vấn,
điều này còn giúp trấn an tinh thần bạn. Hãy cảm ơn vì nhà tuyển dụng đã dành
quỹ thời gian quý giá để bạn tham dự phỏng vấn. Bạn có thể khéo léo nhắc lại
một vài điều nhà tuyển dụng đã nói, có thể thêm vào một số lời nhà tuyển dụng
11
khích lệ bạn. Chú ý viết về những điều bạn lĩnh hội được về vị trí tuyển dụng
cũng như xu hướng phát triển của công ty để cả hai phía đều có cơ hội gặp lại.
+ Cấu trúc: Hai nguyên tắc nhất định không được vi phạm đó là sự mẫu mực
của một lá thư và lỗi chính tả. Ngoài ra, cấu trúc của một bức thư cảm ơn cần

thể hiện sự trang trọng, ngôn từ súc tích, cô đọng. Bạn không nên viết lan man,
dài dòng, đừng để nhà tuyển dụng cảm thấy bị làm phiền vì nội dung thư bạn
gửi.
+ Hình thức: Thư cảm ơn có thể được viết tay, đánh máy, có thể gửi qua bưu
điện, fax hay e-mail. E-mail luôn là lựa chọn tốt nhất và phổ biến nhất vì đây là
hình thức gửi thư đến nhà tuyển dụng nhanh hơn cả.
+ Thời gian gửi thư: Bạn cần gửi thư cảm ơn trong vòng 24 tiếng đồng hồ sau
buổi phỏng vấn
+ Đối tượng nhận thư: Trong trường hợp nhà tuyển dụng gồm một nhóm nhiều
người, bạn phải gửi thư cảm ơn đến từng người. Lúc này, bạn không nên gởi
những lá thư y hệt nhau đến cho từng người. Thử tưởng tượng khi những nhà
phỏng vấn tập hợp tất cả các dữ liệu về bạn, tất nhiên có cả mấy cái lá thư bạn
đã gởi, trước khi đưa ra quyết định tuyển dụng cuối cùng, thì những lá thư "sản
xuất hàng loạt" của bạn sẽ gây ra một sự phản cảm, và tất nhiên sẽ rất khó coi
khi người ta treo chúng lên mà so sánh.
Mỗi người bạn gặp có một mục đích công việc khác nhau, vai trò của họ với
bạn cũng không hề giống và cái cách mà bạn đề cập vấn đề với họ phải rất riêng
biệt. Vậy thì bạn hãy xác định cảm nghĩ riêng biệt cho từng bức thư gởi đến
từng người, bạn sẽ gây được một ấn tượng mạnh mẽ hơn đến mọi người.
+ Quy tắc viết thư cảm ơn: 6T – tử tế, tức thời và thận trọng.
6. Huy động những nguồn lực từ bên ngoài
Không nên chấm dứt việc giao tiếp.
12
Nếu bạn có những mối liên lạc và quan hệ với bất cứ người nào có thể gây ảnh
hưởng tới quyết định tuyển dụng, hoặc với bất cứ người nào thực sự quen biết
với người phỏng vấn, thì bạn hãy nhờ người ấy nói giúp vào cho bạn vài lời tốt
đẹp.
Nếu bạn quen biết ai làm ở công ty đó hoặc có thể nhờ một người có uy tín gửi
thư giới thiệu, nói tốt về bạn để tạo thêm ấn tượng với nhà tuyển dụng.
7. Đánh giá lại cuộc phỏng vấn

Đừng cố tình phớt lờ những diễn biến đã xảy ra trong kỳ phỏng vấn. Bạn nên
dành một ít thời gian để xem xét, đánh giá lại cuộc phỏng vấn giữa bạn và nhà
tuyển dụng. Hồi tưởng những gì đã diễn ra sẽ giúp bạn dự đoán phần trăm khả
năng thành công.
+ Viết ra giấy những điều bạn tâm đắc nhất khi trả lời câu hỏi từ nhà tuyển
dụng.
+ Chỉ ra những câu trả lời bạn cho là chưa thật thuyết phục
+ Suy nghĩ về phương án trả lời khác để rút kinh nghiệm cho lần sau.
+ Nhìn nhận những biểu hiện tốt và chưa tốt của bản thân trong quá trình phỏng
vấn.
+ Những gì bạn cần phải hoàn thiện hơn nữa cho những lần phỏng vấn sau này.
Những điều gì được rút ra để làm kinh nghiệm cho những lần sau. Có thể bây
giờ bạn có thời gian nghĩ lại về những câu trả lời cũng đừng tự trách vì sao lúc
ấy mình lại trả lời như thế mà hãy nhớ rằng dẫu không đạt kết quả như mong
muốn thì mình cũng có được thêm kinh nghiệm.
8. Chuẩn bị tâm lý ổn định
Đừng quá lo lắng về kết quả tuyển dụng, điều đó sẽ khiến bạn mất tinh thần và
sự tập trung cho những công việc liên quan. Dù là thành công hay thất bại, bạn
13
cũng nên chuẩn bị kĩ lưỡng cho mình về mặt tinh thần. Bạn nên nhớ rằng, vị trí
mà bạn đang muốn sở hữu cũng có hàng chục đối thủ khác mong đợi, nên dù
được tuyển dụng hay không đều là chuyện bình thường.
Đừng cho rằng không thành công có nghĩa rằng bạn không có năng lực. Có nhất
nhiều yếu tố để lựa chọn người phù hợp với vị trí tuyển dụng, nếu không được
chọn chỉ đơn thuần là bạn có một vài điểm nào đó không phù hợp với tiêu chí
mà công ty đó đưa ra. Hãy thử sức ở một công ty mới, một vị trí mới, chắc chắn
bạn sẽ thấy lựa chọn sau này của mình mới chính xác.
Dù kết quả không như bạn mong đợi, đừng mang tâm trạng bất mãn hay tỏ ra bi
quan. Bạn vẫn còn rất nhiều cơ hội ở phía trước, hãy đi tìm chúng và hãy biến
chúng thành kết quả mà bạn mong muốn nhất.

9. Chấp nhận sự bác bỏ với lòng biết ơn
Nếu bạn bị từ chối, thì điều đầu tiên mà bạn nên làm là gởi một lá thư ngắn để
cám ơn. Việc này sẽ giúp làm cho người ta thấy bạn không giống như những
người khác xin việc nhưng bị bác bỏ, cũng như làm cho người ta nhìn bạn một
cách tích cực hơn. Biết đâu lần sau họ lại nhớ đến bạn khi có một cái ghế trống
nào đó phù hợp với năng lực của bạn thì sao.
________________________
14

×