Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Đề Tài Suy Dinh Dưỡng 2023.Doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.87 KB, 67 trang )

i

SỞ Y TẾ TỈNH KIÊN GIANG
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN ……………

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CẤP CƠ SỞ

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ EM TỪ 0 ĐẾN 60 THÁNG TUỔI
TẠI XÃ ….., HUYỆN …. TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2023
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: BS.
CỘNG SỰ: 1. ThS.
2. BS
3. DS
4. ĐD

Kiên Hải, Tháng 11 năm 2023

An Minh,
Kiên
Hải, Tháng
Tháng 55 năm
năm 2023
2023


ii

MỤC LỤC
Trang


TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................ii
MỤC LỤC.............................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................v
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ............................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................1
Chương 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................3
1.1. Khái niệm chung về dinh dưỡng..................................................................3
1.2 Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em.................................5
1.3 Tình hình suy dinh dưỡng của trẻ em............................................................6
1.4 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em................10
1.5 Tình hình nghiên cứu về SDD ở trẻ trên thế giới và tại Việt Nam.............11
1.6 Một vài đặc điểm về địa bàn nghiên cứu.....................................................18
Chương 2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................20
2.1 Đối tượng nghiên cứu..................................................................................20
2.2 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................21
2.3 Đạo đức trong nghiên cứu...........................................................................29
Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................30
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.................................................30
3.2 Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ từ 0 đến 60 tháng tuổi......................................35
3.3 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ từ 0 đến 60
tháng tuổi...........................................................................................................35
Chương 4.BÀN LUẬN........................................................................................41
4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.................................................41
4.2 Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ từ 0 đến 60 tháng tuổi......................................43


iii


4.3 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ từ 0 đến 60
tháng tuổi...........................................................................................................44
KẾT LUẬN..........................................................................................................49
KIẾN NGHỊ.........................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤC LỤC


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BYT
BN
BTĐ
ĐTNC
CCVC
KTC

THCS
THPT
TTYT
TYT
SDD
XN
KAP
OR
VZV
WHO


Tiếng anh

Knowledge Attitude Practice
Odds Ratio
Varicella – Zostervirus
World Health Organization

Tiếng việt
Bộ Y tế
Bệnh nhân
Bệnh thủy đậu
Đối tượng nghiên cứu
Công chức, viên chức
Khoảng tin cậy
Quyết định
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Trung tâm Y tế
Trạm Y tế
Suy dinh dưỡng
Xét nghiệm
Kiến thức, thái độ, thực hành
Tỷ số chênh
Tổ chức Y tế Thế giới


v

DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 1.1 Phân loại SDD dựa theo tiêu chuẩn WHO 2005………………………5
Bảng 1.2 Tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi theo các mức độ, theo 6 vùng sinh thái
2014……………………………………………………………………………...8
Bảng 1.3 Tỷ lệ trẻ em từ 0 đến 60 tháng suy dinh dưỡng hàng năm của từng địa
phương…………………………………………………………………………..9
Bảng 2.1 Danh sách các ấp được chọn vào nghiên cứu…………………….….22
Bảng 3.1 Đặc điểm giới tính, dân tộc và thứ tự con............................................30
Bảng 3.2 Đặc điểm về cân nặng lúc sinh, thời gian bú sữa mẹ và từng SDD.....31
Bảng 3.3 Đặc điểm về tẩy giun định kỳ và TS mắc bệnh nhiễm khuẩn..............31
Bảng 3.4 Đặc điểm về nghề nghiệp, học vấn tình trạng kinh tế..........................31
Bảng 3.5 Đặc điểm về số con, tăng cân thai kỳ và cha hoặc mẹ TCBP..............32
Bảng 3.6 Đặc điểm về ĐTĐ hoặc RLCH thai kỳ và biết TTDD của trẻ.............32
Bảng 3.7 Mức độ suy dinh dưỡng của trẻ...........................................................35
Bảng 3.8 Liên quan giữa giới tính kinh tế với tình trạng SDD...........................35
Bảng 3.9 Liên quan giữa học vấn của cha và mẹ với tình trạng SDD.................36
Bảng 3.10 Liên quan giữa nghề nghiệp của cha và mẹ với tình trạng SDD.......36
Bảng 3.11 Liên quan giữa cân nặng lúc sinh, thời gian bú sữa mẹ và tăng cân
thai kỳ với tình trạng SDD..................................................................................37
Bảng 3.12 Liên quan giữa từng SDD, tẩy giun định kỳ, TS mắc bệnh nhiễm
khuẩn, thứ tự con, số con và biết TTDD với tình trạng SDD..............................38
Bảng 3.13 Liên quan giữa số bữa ăn trong ngày, ăn đủ thành phần dinh dưỡng
và thói quen háu ăn với tình trạng SDD..............................................................39
Bảng 3.14 Liên quan giữa thói quen đi ngủ và thời gian ngủ trung bình với tình
trạng SDD............................................................................................................40


vi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 3.1 Đặc điểm về nghề nghiệp của cha học sinh.....................................33
Biểu đồ 3.2 Đặc điểm về nghề nghiệp của mẹ học sinh......................................33
Biểu đồ 3.3 Đặc điểm về học vấn của cha học sinh............................................34
Biểu đồ 3.4 Đặc điểm về học vấn của mẹ học sinh.............................................34


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bước sang ngưỡng cửa của thế kỷ 21, không chỉ riêng nước ta mà nhiều
nước trên thế giới vẫn đang phải tiếp tục đương đầu với thách thức của tình trạng
nghèo và suy dinh dưỡng (SDD). SDD là tình trạng cơ thể thiếu prơtein, năng
lượng và các vi chất dinh dưỡng. Bệnh thường gặp nhiều nhất ở trẻ em dưới 5
tuổi, biểu hiện ở những mức độ khác nhau, không những gây ảnh hưởng đến sự
phát triển thể chất, tâm thần và vận động của trẻ, mà còn ảnh hưởng đến sức lao
động của xã hội sau này, trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có khoảng 500 triệu trẻ em bị
suy dinh dưỡng trên toàn cầu, trong đó 150 triệu trẻ em ở Châu Á, chiếm 44%
tổng số trẻ em dưới 5 tuổi (trích dẫn từ tài liệu [4 ]).
Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng (2007), tỷ lệ SDD
của trẻ em dưới 5 tuổi chung trong toàn quốc là 21,2%. Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ IX và lần thứ X đã đề ra chỉ tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng
xuống dưới 20% vào năm 2010 [15]. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay tỷ lệ SDD,
đặc biệt là SDD thấp cịi là khá cao và có sự chênh lệch nhiều giữa các địa
phương, thiếu vi chất dinh dưỡng giảm chưa bền vững, nhiều vùng nghèo còn
xảy ra tình trạng đói ăn, thiếu thực phẩm rất bức xúc. Đây cũng là một trở lực
quan trọng của phát triển và hội nhập, nên rất cần phải đưa ra các giải pháp cụ
thể phòng chống suy dinh dưỡng cho các vùng khó khăn, tập trung ưu tiên cho

những vùng có tỷ lệ SDD cao là rất cần thiết.
Lại Sơn là một xã đảo của huyện Kiên Hải. Đời sống kinh tế của người dân
ở đây cịn gặp nhiều khó khăn, cơng tác thực hiện chương trình suy dinh dưỡng
của trẻ em dưới 5 tuổi đã và đang được thực hiện song hiệu quả còn chưa cao.
Thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em ở đây ra sao? Yếu tố nào ảnh hưởng đến tình


2

trạng suy dinh dưỡng đó? Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tơi tiến hành nghiên
cứu đề tàì: “Đánh giá thực trạng suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở
trẻ em từ 0 đến 60 tháng tuổi tại xã ….., huyện ….., tỉnh Kiên Giang năm
2023” với mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em từ 0 đến 60 tháng tuổi tại xã ….,
huyện ……, tỉnh Kiên Giang năm 2023.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em từ 0
đến 60 tháng tuổi tại xã ….., huyện …., tỉnh Kiên Giang năm 2023.


3

Chương 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm chung về dinh dưỡng
1.1.1 Dinh dưỡng
Dinh dưỡng là tình trạng cơ thể cung cấp đầy đủ, cân đối các thành phần
dinh dưỡng, đảm bảo cho sự phát triển toàn vẹn, tăng trưởng của cơ thể để đảm
bảo chức năng sinh lý và tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội [11].
1.1.2 Tình trạng dinh dưỡng
Tình trạng dinh dưỡng là kết quả tác động của một hay nhiều yếu tố như:

tình trạng an ninh thực phẩm hộ gia đình, thu nhập thấp, điều kiện vệ sinh mơi
trường, cơng tác chăm sóc trẻ em, gánh nặng cơng việc lao động của bà mẹ….
Tình trạng dinh dưỡng tốt phản ánh sự cân bằng giữa thức ăn ăn vào và tình
trạng sức khỏe. Khi cơ thể có tình trạng dinh dưỡng khơng tốt (thiếu hoặc thừa
dinh dưỡng ) là thể hiện có vấn đề sức khỏe hoặc dinh dưỡng hoặc cả hai.
1.1.3 Suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lượng và các vi chất
dinh dưỡng. Bệnh hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện nhiều mức độ khác
nhau, nhưng ít nhiều đều ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần và vận
động của trẻ [32].
Tùy theo sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng mà suy dinh dưỡng biểu hiện các
thể, các hình thái khác nhau:
- Thiếu dinh dưỡng protein, năng lượng: là tình trạng chậm lớn, chậm phát
triển, do chế độ ăn không đảm bảo nhu cầu protein và năng lượng, tình trạng
kèm theo là các bệnh nhiễm khuẩn [33].


4

- Thiếu vi chất dinh dưỡng: Các bệnh thiếu vi chất dinh dưỡng là một vấn
đề quan trọng của sức khỏe cộng đồng trong thập kỷ này, được gọi là “nạn đói
tiềm ẩn”. Thiếu vi chất dinh dưỡng dẫn đến suy dinh dưỡng thể thấp còi, đặc biệt
là ảnh hưởng do thiếu sắt, kẽm, vitamin A và thiếu iot [30].
1.1.4 Nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng
trẻ em từ 0 đến 60 tháng tuổi
Có rất nhiều yếu tố có liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng thiếu protein,
năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi, trong đó thực phẩm, sức khỏe và chăm sóc là
bộ ba các thành tố thiết yếu trong chiến lược phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ
em.
- Khẩu phần ăn: Các số liệu điều tra riêng về khẩu phần ăn của người lớn và

trẻ em cho thấy chế độ ăn đóng vai trị quan trọng dẫn tới tỉnh trạng suy dinh
dưỡng.
- Bệnh tật: Thiếu dinh dưỡng và bệnh nhiễm trùng ở trẻ em gây ảnh hưởng
tới sự phát triển chung của trẻ trong thời gian dài
Nguyên nhân suy dinh dưỡng trẻ em đó là nghèo đói và thiếu kiến thức. Đói
nghèo chủ yếu rơi vào những hộ gia đình có trình độ học vấn thấp, khó có cơ hội
tiếp xúc với thông tin và với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Mặt khác phần lớn
các hộ gia đình nghèo, nhất là vùng nơng thơn và miền núi lại thường sinh con
nhiều. Vì gia đình đơng con nên chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn của trẻ không
được đảm bảo. Chính điều này tạo nên vịng luẩn quẩn của đói nghèo khó giải
quyết.
Bên cạnh đó cịn có một số nguyên nhân cơ bản tác động đến tình trạng suy
dinh dưỡng của trẻ em như; tiềm năng của đất nước, cơ cấu kinh tế xã hội,
đường lối chính sách của mỗi Quốc gia. Mỗi yếu tố ảnh hưởng đến công tác


5

chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ em có những nét riêng biệt trên mỗi vùng miền,
mỗi địa phương, mỗi nước.
1.2 Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em
1.2.1. Phân loại suy dinh dưỡng
Để phân loại suy dinh dưỡng, người ta thường dùng chỉ số nhân trắc. Theo
khuyến cáo của WHO ba chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ là CN/T, CC/
T [9].
Phân loại tình trạng ding dưỡng theo WHO: Giới hạn thường được sử
dụng nhất là – 2 đến + 2 đệ lệch chuẩn (SD). Đây là cách phân loại đơn giản cho
phép đánh giá nhanh các mức độ suy dinh dưỡng và có thể áp dụng rộng rãi
trong cộng đồng.
Bảng 1.1 Phân loại SDD dựa theo tiêu chuẩn WHO – 2006

Z - Score
≥ - 2 SD

CC/T
Không suy dinh dưỡng

CN/T
Không suy dinh dưỡng

≤ - 2 SD

Thấp còi

Nhẹ cân

< 3 SD

Thấp còi nặng

Nhẹ cân nặng

1.2.2. Chỉ số nhân trắc
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng là một nội dung kỹ thuật quan trọng hàng
đầu của dinh dưỡng học. Tình trạng dinh dưỡng con người có thể đánh giá thông
qua các biểu hiện lâm sàng đặc hiệu, các chỉ số sinh hóa và các số đo nhân trắc
dinh dưỡng. Cho đến nay số đo nhân trắc dinh dưỡng được xem là nhạy, khách
quan và có ý nghĩa ứng dụng rộng rãi trong việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng
của một cá thể hay của cộng đồng.
Chúng ta đều biết hậu quả của một chế độ ăn thiếu dinh dưỡng dẫn tới
giảm khả năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Điều này đặc biệt quan



6

trọng đối với trẻ em. Cơ thể trẻ em đáp ứng với chế độ ăn thiếu dinh dưỡng đó là
giảm khả năng hoạt động thể lực và chậm tăng trưởng. Khi thiếu dinh dưỡng ở
mức vừa thì các ảnh hưởng trên tăng lên và đồng thời các biểu hiện như gầy còm
(Wasting) bắt đầu xuất hiện. Ở mức thiếu dinh dưỡng nặng thì các biểu hiện
ngừng trệ tăng trưởng, kém hoặc mất khả năng hoạt động thể lực, gầy còm nặng
với các biểu hiện lâm sàng xuất hiện (như phù dinh dưỡng, các biến đổi ở da và
tóc…) được thấy một cách rõ ràng.
Như vậy, việc sử dụng các chỉ số nhân trắc dinh dưỡng trong đánh giá tình
trạng dinh dưỡng có tầm quan trọng đặc biệt. Trong hoạt động giám sát dinh
dưỡng hay theo dõi liên tục diễn biến tình trạng dinh dưỡng của một cá thể hay
của cộng đồng qua các chỉ số nhân trắc dinh dưỡng có một ý nghĩa khoa học và
thực tiễn rất lớn. Hơn thế nữa, phép đo nhân trắc dinh dưỡng khơng địi hỏi
phương tiện, dụng cụ quá đắt tiền và có thể thực hiện dễ dàng.
1.3 Tình hình suy dinh dưỡng của trẻ em
1.3.1 Tình hình suy dinh dưỡng của trẻ trên thế giới
Suy dinh dưỡng trẻ em là một trong những vấn đề được quan tâm nhiều
nhất hiện nay. Suy dinh dưỡng trẻ em không những làm giảm sức khỏe mà còn là
nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh tật và tử vong trẻ em, nhất là trẻ em ở vùng sâu,
vùng xa, vùng kém phát triển. Châu Phi là khu vực có tỷ lệ thấp cịi cao nhất
(40%) và Châu Á là nơi có số trẻ bị thấp cịi nhiều nhất thế giới (112 triệu trẻ).
Theo ước tính của WHO có khoảng 500 triệu trẻ em thiếu dinh dưỡng ở các
nước đang phát triển gây nên 10 triệu cas tử vong mỗi năm. Suy dinh dưỡng thấp
còi tác động đến 1/3 trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước có thu nhập thấp và trung
bình tương đương 178 triệu trẻ em. Ở các nước đang phát triển, suy dinh dưỡng
thấp còi phổ biến hơn suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng thấp so với tuổi
20%) và suy dinh dưỡng thể gầy còm (cân nặng thấp so với chiều cao 10%).



7

Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do chất lượng bữa ăn ảnh hưởng đến
việc tăng trưởng chiều cao nhiều hơn so với ảnh hưởng đến việc tăng cân [7]
1.3.2 Tình hình suy dinh dưỡng của trẻ em ở Việt Nam
Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2010 và chiến lược quốc
gia dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020. Năm 2010 tỷ lệ SDD trẻ em nước ta là
17,5% (chỉ tiêu CN/T), trong đó SDD vừa (độ I) là 15,4%, SDD nặng (độ II) là
1,8% và SDD rất nặng (độ III) là 0,3%. 20/63 tỉnh, thành phố có mức SDD trẻ
em trên 20% (xếp ở mức cao theo phân loại của WHO) [1].
Nhìn chung tỷ lệ SDD tồn quốc qua các năm có giảm nhưng vẫn ở mức
cao, điển hình các năm gần đây như năm 2011 SDD nhẹ cân là 16,8% và thấp
còi là 27,5%. Năm 2012 SDD nhẹ cân là 16,2% và thấp còi là 26,7%. Năm 2013
SDD nhẹ cân là 15,3% và thấp còi là 25,9%. Tỷ lệ SDD giữa các vùng, miền
không đều, tỷ lệ SDD ở các tỉnh Trung du và miền núi phía bắc ( Hà Giang, Lào
Cai, Bắc Kạn, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng…), các tỉnh Bắc Trung bộ và dun
hải miền trung ( Thanh Hóa, Quảng Bình, Ninh Thuận,…), Tây nguyên (Kom
Tum, Đắk Lắk, Gia Lai, Đắc Nông…) một số tỉnh ĐBSCL ( Vĩnh Long, Trà
Vinh, Đồng Tháp,…) cao hơn nhiều so với các thành phố lớn như Hà Nội, Đà
Nẵng, TP.HCM (dưới 10%) [18], [19], [22].

Bảng 1.2 Tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi theo các mức độ, theo 6 vùng sinh thái
2014
SDD cân/
Stt

Vùng sinh


SDD cân/tuổi

SDD cao/tuổi

cao

thái

%

%

%


8

Chung Độ
1

ĐB

2

Hồng
Trung du và

Độ Chung

Độ


Độ

Gầy

I

II

III

I

II

cịm

14,5

13,2

1,2

0,1

24,9

15,2

9,7


6,8

4,8

19,8

17,8

1,8

0,2

30,7

20,5

10,2

8,2

2,8

17

15,5

1,4

0,1


28,1

18,2

9,9

6,7

3,9

22,6

19,6

2,8

0,2

34,9

20,3

14,6

7,8

3,2

8,4


7,7

0,6

0,1

18,3

10,9

7,4

5,4

9,9

13

11,8

1,1

0,1

24

14,1

9,9


6,8

5,9

sơng

miền núi phía
3

Độ

Bắc
Bắc Trung bộ
và dun hải

4
5

miền Trung
Tây ngun
Đơng Nam

6

Bộ
ĐB Sơng Cửu

Long
1.3.3 Tình hình suy dinh dưỡng của trẻ em tại tỉnh Kiên Giang


Từ năm 2000, dự án phòng chống SDD trẻ em đã trở thành một trong
những dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống các bệnh xã
hội và dịch bệnh nguy hiểm. Bên cạnh đó, nhờ làm tốt cơng tác truyền thơng vận
động, chính quyền các cấp cũng đã bổ sung hàng tỷ đồng mỗi năm cho cơng tác
phịng chống SDD trẻ em.
Trong giai đoạn I (2001 – 2010) tình trạng SDD trẻ em của tỉnh đã được
cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân (CN/T) giảm từ 29,5% năm 2001 xuống
còn 23,4% năm 2005, 16% năm 2011 (vượt chỉ tiêu đã đề ra). Tỷ lệ SDD thấp
còi (CC/T) giảm nhưng chưa đáng kể 28,4% năm 2001 giảm xuống còn 26,8%
năm 2011. Đến năm 2014 tỷ lệ SDD thể nhẹ cân là 13,9% giảm 2,1% so với năm
2011( năm 2011 là 16%) và tỷ lệ thấp còi 21,9% giảm 4,9% so với năm


9

2011( năm 2011 là 26,8%). Và hiện đang tiếp tục giai đoạn II (2011 – 2020) với
mục
tiêu cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em về cân nặng và chiều cao. Tăng cường
công tác truyền thông giáo dục giúp người dân có kiến thức và hành vi đúng về
dinh dưỡng.
1.3.4. Tình hình suy dinh dưỡng của trẻ em tại huyện …….
Bảng 1.3 Tỷ lệ trẻ em từ 0 đến 60 tháng suy dinh dưỡng hàng năm của từng
địa phương
Stt

Địa phương






CN/T CC/T CN/T CC/T CN/T CC/T CN/T CC/T

1
2
3
4
5
6

Năm
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
Năm 2020
Năm 2021
Năm 2022

%
%
%
%
%
%
%
%
11,4 9,85 19,1 19,3 14,7 14,75 13,96
15
11,08 7,56 18,8 18,9 14,4 14,6 12,03 17,29

10,89 7,45 16,27 18,2 14,4 13,9
8,8
8,94
10,83 13,3
16
13,81 11,76 9,88 5,96 5,96
11,36 11,85 14,61 12,97 11,28 10,67 5,94 5,94
10,54 9,19 13,61 15,6 10,89 10,32 5,69 5,34

1.4 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em
Yếu tố trực tiếp liên quan đến SDD phải kể đến thiếu ăn về số lượng hoặc
chất lượng và mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Trẻ em trước tuổi học đường là đối
tượng bị SDD cao nhất bởi vì cơ thể ở giai đoạn phát triển nhanh, nhu cầu dinh
dưỡng cao và do không được ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng [17]. Tác giả
Azmera Tamrat kết luận có mối liên quan giữa số bữa trong ngày với tình trạng
thấp cịi của trẻ [44]. Ngồi ra, tình trạng nhiễm khuẩn dễ đưa đến SDD do rối
loạn tiêu hóa và ngược lại, SDD dễ dẫn tới nhiễm khuẩn do đề kháng giảm [17].
Tác giả Phan Thị Bích Ngọc đánh giá rằng những trẻ có mắc bệnh nhiễm trùng
thì nguy cơ SDD gấp 3 lần trẻ không bị nhiễm trùng [9].
Yếu tố sâu xa liên quan đến SDD là do sự bất cập trong dịch vụ chăm sóc


10

bà mẹ, trẻ em, các vấn đề nước sạch, vệ sinh mơi trường và tình trạng nhà ở
khơng đảm bảo, mất vệ sinh [17]. Một nghiên cứu cho biết trẻ có mẹ tăng <10kg
trong thời kỳ mang thai thì nguy cơ SDD cao hơn 4,3 lần nhóm có mẹ tăng
>12kg [16]. Thêm vào đó, nhiều tác giả đã nhận định rằng những trẻ có cân nặng
lúc sinh thấp thì nguy cơ SDD sẽ cao hơn so với những trẻ khác [9], [16].
Yếu tố liên quan đến SDD là tình trạng đói nghèo, lạc hậu về các mặt phát

triển nói chung, bao gồm sự mất bình đẳng về kinh tế [17]. Tác giả Tamirat
Hailegebriel cho biết thu nhập của gia đình thấp có mối liên quan đến tình trạng
SDD [31]. Tác giả Phan Thị Bích Ngọc nhận định trẻ sống trong gia đình nghèo
có nguy cơ SDD cao gấp 4 lần trẻ có cha, mẹ có kinh tế trung bình hoặc khá giả
[9].

1.5 Tình hình nghiên cứu về SDD ở trẻ trên thế giới và tại Việt Nam
1.5.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Hiện nay, càng nhiều quốc gia trên thế giới chịu gánh nặng kép về SDD. Đó
là tình trạng mà vấn đề SDD cùng tồn tại song hành với tình trạng TCBP và các
chế độ ăn uống có liên quan đến những bệnh không lây nhiễm [39], [57]. Đồng
thời, tình trạng TCBP đang tăng một cách nhanh chóng ở hầu hết các nước trên
thế giới mà khơng có dấu hiệu chậm lại [57]. Năm 2015, WHO cho biết có 161
triệu trẻ em dưới 5 tuổi thấp cịi, 51 triệu trẻ nhẹ cân và 42 triệu trẻ dưới 5 tuổi
TCBP [51]. Mặc dù, một số dạng SDD đang giảm dần như thấp cịi thì các dạng
SDD khác như thiếu máu ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ vẫn còn rất trì trệ và đồng thời
tình trạng TCBP đang ngày càng gia tăng trên khắp thế giới [51]. Năm 2016, báo
cáo tồn cầu của WHO ước tính có khoảng 159 triệu trẻ em dưới 5 tuổi thấp còi,
50 triệu trẻ em dưới 5 tuổi nhẹ cân và khoảng 41 triệu trẻ TCBP [52].


11

Tại Sri Lanka, tác giả N. P. G. C. R Naotunna cùng cộng sự đã thực hiện
nghiên cứu TTDD ở học sinh tiểu học tại vùng nông thôn vào năm 2017 cho biết
tỷ lệ SDD nặng chiếm 8,6%, SDD nhẹ chiếm 20,91% [36].
Tại miền Nam Ethiopia năm 2018, tác giả Eshetu Zerihun Tariku và cộng
sự nghiên cứu tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến thấp còi và nhẹ cân ở học sinh
độ tuổi đi học cho kết quả 41,9% thấp còi và 8% học sinh nhẹ cân [45].
Năm 2018, tác giả Tamirat Hailegebriel thực hiện khảo sát tình hình SDD,

nhiễm ký sinh trùng đường ruột và một số yếu tố liên quan ở học sinh tiểu học
tại Ethiopia. Kết quả cho thấy có 41,6% học sinh bị SDD. Đồng thời, thường
xuyên ăn <3 bữa/ngày và thu nhập của gia đình thấp có mối liên quan đến tình
trạng SDD ở trẻ [31].
Tại Argentia, tác giả Susana J. Gottheelf và cộng sự đã đo lường về thói
quen ăn sáng, TTDD và tình trạng kinh tế-xã hội ở học sinh tiểu học đã kết luận
tỷ lệ SDD chiếm 2,1% [43].
Cũng tại Ethiopia vào năm 2020, tác giả Azmera Tamrat và cộng sự tiến
hành nghiên cứu tình trạng thấp cịi và một số yếu tố liên quan ở nữ học sinh độ
tuổi vị thành niên cho kết quả có 27,5% học sinh bị thấp cịi, có mối liên quan
giữa số bữa <3 bữa/ và tình trạng việc làm của mẹ với tình trạng thấp cịi của các
học sinh nữ này [44].
Năm 2012, WHO cho biết hơn 40% trẻ em Bắc Mỹ và Địa Trung Hải, 38%
trẻ em Châu Âu, 27% trẻ em vùng Tây Thái Bình Dương và 22% trẻ em ở Châu
Á bị TCBP [50]. Theo báo cáo của WHO năm 2017, tồn thế giới có 52 triệu trẻ
em dưới 5 tuổi nhẹ cân, 155 triệu thấp còi và 41 triệu TC [53].
Xu hướng BMI ở trẻ em và trẻ vị thành niên là mối quan tâm đặc biệt đối
với dự đoán về gánh nặng từ bệnh BP và sự ảnh hưởng của nó trong tương lai
gần. Một nghiên cứu về chỉ số BMI liên tục trên 51.505 trẻ em đã tìm thấy độ


12

tuổi tăng cân nhanh nhất từ 2 đến 6 tuổi và tới 90% trẻ em bị BP ở độ tuổi lên 3
cũng sẽ bị TC hoặc BP ở tuổi vị thành niên [29]. Một nghiên cứu khác tại Trung
Quốc cho tỷ lệ trẻ em BP lớn lên trở thành người lớn BP là 80,0% [34].
Năm 2019, trên toàn thế giới có khoảng 144 triệu trẻ em dưới 5 tuổi thấp
cịi, 47 triệu trẻ em dưới 5 tuổi nhẹ cân và khoảng 38 triệu trẻ TCBP. Trong số
đó, khoảng 54% trẻ thấp còi, 69% trẻ nhẹ cân và khoảng 45% trẻ TCBP sống ở
châu Á [47].

Một nghiên cứu trên 1.588 trẻ từ 10-11 tuổi tại 80 trường công lập của
Buenos Aires, Argentia cho thấy tỷ lệ TCBP là 35,5% [33].
Nghiên cứu tại Thụy Điển trên 3.636 trẻ từ 7-9 tuổi cho kết quả tỷ lệ TCBP
là 18,2% [35].
Năm 2015 tại Phần Lan, tác giả Suvi Parikka và các cộng sự cho biết trẻ
có cha, mẹ TC thì nguy cơ TC sẽ cao hơn. Đồng thời trình độ học vấn của cha,
mẹ cũng là yếu tố quyết định đến tình trạng TC của trẻ [38].
Tại Anh năm 2016, tác giả Alice Goisis và cộng sự nghiên cứu trên 9.384
trẻ 11 tuổi ở Anh cho tỷ lệ TCBP là 26%. Tỷ lệ BP cao hơn đáng kể ở trẻ thuộc
nhóm nghèo so với nhóm có thu nhập cao lần lượt là 6,6% với 3,5% ở trẻ 5 tuổi
và 7,9% với 2,9% ở trẻ 11 tuổi [30].
Tại Ghana, tác giả Richmond Aryeetey và cộng sự đã tìm hiểu tỷ lệ và các
yếu tố dự báo TC và BP ở trẻ em tuổi học đường tại khu vực thành thị năm 2017
đã nhận xét có 17% trẻ TC hoặc BP. Nhóm nghiên cứu cho biết tập luyện các
hoạt động thể thao, trình độ học vấn của mẹ, gia đình có điều kiện kinh tế cao và
học trường tư thục có mối liên quan với nguy cơ TC và BP [25].
Khảo sát 29.418 trẻ em và thanh thiếu niên 7-17 tuổi ở Trung Quốc năm
2015, tỷ lệ BP ở trẻ em từ 7-12 tuổi rất cao với 20,3% [59]. Theo kết quả của tác


13

giả Yue Tian và Haixia Wu thực hiện khảo sát tỷ lệ BP ở học sinh từ 6 đến 12
tuổi tại Trung Quốc năm 2015, cho kết quả có 10,2% học sinh bị BP [46].
Năm 2016 tại Saudi Arabia, tác giả Deema J. Farsi và cộng sự đã nghiên
cứu tỷ lệ BP ở học sinh tiểu học và mối liên quan với tình trạng sâu răng cho kết
quả 18% trẻ BP, 18% trẻ TC và 64% trẻ nhẹ cân hoặc bình thường [27].
Năm 2017 tại Iran, tác giả Salman Khazaei và cộng sự cho biết có 5,82%
học sinh từ 6 đến 18 tuổi bị BP. Tỷ lệ BP cao hơn ở nam giới [32].
Tại khu vực Đông Nam Á, khoảng 24,7% trẻ em dưới 5 tuổi thấp còi,

khoảng 8,2% trẻ nhẹ cân và khoảng 7,5% trẻ bị TCBP [47]. Khảo sát dinh dưỡng
3.542 trẻ em Malaysia thì tỷ lệ TC là 9,8% và BP là 11,8% [40]. Trong số 1.749
học sinh 5-18 tuổi ở Thái lan, tỷ lệ TC là 9 % và BP là 7,3% [37].
Năm 2016, tác giả Supa Pengpid và Karl Peltzer nghiên cứu tình trạng TC,
BP và các yếu tố liên quan ở học sinh từ 13-15 tuổi tại các nước Đông Nam Á
cho kết quả có 9,9% trẻ từ 13-15 tuổi TCBP với tỷ lệ của nam (11,5%) cao hơn ở
nữ (8,3%). Tác giả cho biết lứa tuổi trẻ, đến từ những quốc gia trung lưu, khơng
đi bộ hoặc đi xe đạp đến trường có mối liên quan đến TCBP [39].
1.5.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Xu hướng của TTDD trẻ em được gần như giảm tỷ lệ SDD nhưng TCBP thì
tăng theo thời gian. Tỷ lệ này khác nhau theo vùng sinh thái và năm khảo sát.
Năm 1992, tỷ lệ TC trẻ em 2-17 tuổi là 1,4%; tăng lên 1,8% năm 2002; tỷ lệ
SDD tương ứng là 32,1% và 33,5% [41]. Tổng điều tra toàn quốc năm 2010, tỉ lệ
TCBP ở trẻ từ 5-19 tuổi tại khu vực Đồng bằng sông Hồng là 9%, miền Trung là
13,4% và Đông Nam Bộ là 23,3% [21].
Năm 2020, kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc cho biết trong khi
tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ em tuổi học đường (5-19 tuổi) là 14,8% thì tỷ lệ TCBP
tăng từ 8,5% lên 19,0% (2010-2020), trong đó tỷ lệ TCBP ở thành thị là 26,8%,


14

nơng thơn là 18,3% (Trong khi đó, ở khu vực miền núi, tỷ lệ này là 6,9%) [23].
Như vậy, gánh nặng kép về dinh dưỡng đang tác động lên trẻ em tuổi học đường
một cách rất rõ rệt, mà một trong các nguyên nhân quan trọng là do chế độ dinh
dưỡng khơng hợp lý. Thói quen ăn uống khơng lành mạnh, trong đó có xu hướng
ngày càng phổ biến là tình trạng tiêu thụ đồ ăn nhanh được xác định là một trong
những nguyên nhân làm gia tăng nhanh tình trạng TCBP ở trẻ em Việt Nam
trong thời gian qua. Đây là một xu hướng khó tránh khỏi ở một xã hội đang có
tốc độ phát triển và hịa nhập nhanh như Việt Nam [23].

Tại Thành phố Huế năm 2009, các tác giả Phan Thị Bích Ngọc, Đinh Thanh
Huề, Hồng Trọng Sĩ và Phạm Văn Lình đã đánh giá TTDD của học sinh tiểu
học thành phố Huế cho kết quả tỷ lệ thiếu dinh dưỡng thể nhẹ cân chiếm
13,29%, thấp còi là 12,57%, gầy còm là 7,72%. Tỷ lệ TC là 7,07% [9].
Năm 2011, nhóm tác giả Bùi Thị Nhung, Lê Thị Hợp, Trần Quang Bình và
cộng sự thực hiện nghiên cứu tại nội thành Hà Nội cho biết 23,4% học sinh TC,
17,3% học sinh BP, 2,4% học sinh thấp còi và 2% học sinh gầy còm [14].
Tại Bến Tre, tác giả Trần Thế Nhuần khảo sát tình hình SDD và TCBP ở
học sinh tiểu học cho kết quả 26,5% SDD nhẹ cân, 28,1% SDD thấp còi và
27,4% SDD gầy còm. Tỷ lệ TCBP là 10,6% [13].
Tác giả Nguyễn Minh Phương và Lâm Sơn Hải thực hiện nghiên cứu tại
thành phố Cần Thơ năm 2014 đã xác định tỷ lệ TCBP là 25,2%. Tác giả cũng
nêu các yếu tố liên quan đến tình trạng TCBP của trẻ như con đầu lòng, mẹ tăng
cân khi mang thai trên 12kg, cân nặng lúc sinh trên 3,5kg, trẻ háu ăn trên 3
lần/ngày và thời gian xem tivi trên 2 giờ/ngày [15].
Năm 2016, tác giả Nguyễn Văn Nguyên, Nguyễn Hữu Chính, Bùi Văn
Tước và cộng sự đánh giá TTDD của học sinh cho biết tỷ lệ SDD nhẹ cân, gầy
còm và thấp còi lần lượt là 8,5%, 6,3% và 3,5%; tỷ lệ TCBP là 20,5% [10].



×