Tải bản đầy đủ (.pdf) (248 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở, tỉnh ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.94 MB, 248 trang )

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

TRẦN MAI THANH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ
TRUNG HỌC CƠ SỞ, TỈNH NINH THUẬN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ

BÌNH DƯƠNG - 2023


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

TRẦN MAI THANH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ
TRUNG HỌC CƠ SỞ, TỈNH NINH THUẬN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


HD1: TS. TRẦN VĂN TRUNG
HD2: TS. NGUYỄN NGỌC QUÝ

BÌNH DƯƠNG - 2023


LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên Trần Mai Thanh, mã số học viên 218140104037 là học viên lớp Cao học
quản lý giáo dục CH21QL01 niên khóa 2021-2023, trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh
Bình Dương.
Tơi xin cam đoan: Luận văn với đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh các trường phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở, tỉnh Ninh Thuận”
là cơng trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi.
Tất cả số liệu, kết quả thực hiện được trình bày trong luận văn là trung thực, có
nguồn gốc và chưa được cơng bố ở những cơng trình nghiên cứu khác. Nếu có sự gian
dối, tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của nhà trường./.
Bình Dương, ngày 20 tháng 11 năm 2023

TRẦN MAI THANH

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tác giả luận văn đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ từ cán bộ quản lý, chuyên viên, giảng viên trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh
Bình Dương và Ban Giám hiệu của 03 trường phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ
sở trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình, trách nhiệm của
TS. Trần Văn Trung trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Trong q trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn, tác giả gặp rất nhiều khó khăn
về những lý luận cơ sở đối với đề tài nghiên cứu; cách thức phân tích đề tài nghiên cứu,
đặc biệt là những khó khăn trong việc xây dựng, thiết kế bảng khảo sát sao cho phù hợp
với mục đích nghiên cứu của đề tài,…Tuy nhiên, tác giả đã nhận được sự hỗ trợ rất tích
cực từ các bạn học viên trong lớp; đồng thời thường xuyên tương tác, trao đổi trực tiếp
với giảng viên hướng dẫn nên đã hoàn thành luận văn đúng thời gian quy định của nhà
trường.
Thông qua luận văn, tác giả xin gửi những lời tri ân sâu sắc nhất đến cán bộ quản
lý, chuyên viên, giảng viên trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương; Ban Giám
hiệu, giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh của 03 trường phổ thông Dân tộc
Nội trú Trung học cơ sở, tỉnh Ninh Thuận và TS. Trần Văn Trung (hướng dẫn 1), TS.
Nguyễn Ngọc Quý (hướng dẫn 2) đã hỗ trợ, giúp đỡ rất nhiều trong quá trình thực hiện
luận văn. Chắc chắn luận văn chưa đào sâu vấn đề, chưa trình bày đầy đủ hết những góc
nhìn đa chiều về nội dung quan tâm nhưng đó chính là những kiến thức, những kết quả
đạt được trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh các trường phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở, tỉnh
Ninh Thuận”./.
Xin chân thành cảm ơn!

TRẦN MAI THANH

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ix
DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ .................................................................x

TÓM TẮT.......................................................................................................................xi
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do thực hiện đề tài ..................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................3
5. Giả thuyết khoa học .....................................................................................................3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................4
8. Đóng góp của luận văn ................................................................................................6
9. Bố cục luận văn ...........................................................................................................7
CHƯƠNG 1 .....................................................................................................................8
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRUNG HỌC CƠ
SỞ ....................................................................................................................................8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...............................................................................8
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới ............................................................8
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam ...........................................................11
1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ....................................................................15
1.2.1. Kỹ năng; Kỹ năng sống ...................................................................................15
1.2.2. Hoạt động giáo dục; Hoạt động giáo dục kỹ năng sống .................................16
1.2.3. Quản lý; Quản lý nhà trường ...........................................................................18
1.2.4. Trường phổ thông Dân tộc Nội trú và đặc điểm tâm sinh lí học sinh trường phổ
thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở; Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh các trường phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở ......................20
1.3. Một số vấn đề lý luận về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường phổ
thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở .........................................................................25

iii



1.3.1. Vai trị, vị trí của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường phổ thông Dân
tộc Nội trú Trung học cơ sở ......................................................................................25
1.3.2. Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường phổ thông Dân tộc Nội
trú Trung học cơ sở ...................................................................................................26
1.3.3. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường phổ thông Dân tộc Nội
trú Trung học cơ sở ...................................................................................................27
1.3.4. Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường phổ thông Dân tộc
Nội trú Trung học cơ sở ............................................................................................29
1.3.5. Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường phổ
thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở .....................................................................30
1.3.6. Kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường phổ
thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở .....................................................................32
1.4. Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
trường phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở ......................................................33
1.4.1. Tầm quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
trường phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở ..................................................33
1.4.2. Lập kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường phổ thông
Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở ...............................................................................34
1.4.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường phổ
thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở .....................................................................36
1.4.4. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
trường phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở ..................................................37
1.4.5. Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh trường phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở ...................................38
1.4.6. Quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh trường phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở ....................39
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
trường phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở ......................................................39
1.5.1. Yếu tố khách quan ...........................................................................................40

1.5.2. Yếu tố chủ quan...............................................................................................41
Tiểu kết chương 1 ..........................................................................................................43
Chương 2 .......................................................................................................................44
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC
SINH CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ,
TỈNH NINH THUẬN....................................................................................................44
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế-xã hội; tình hình các trường phổ thơng Dân tộc Nội
trú Trung học cơ sở, tỉnh Ninh Thuận ...........................................................................44

iv


2.2. Khát quát về khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các
trường phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở, tỉnh Ninh Thuận..........................47
2.2.1. Mục đích khảo sát ...........................................................................................47
2.2.2. Nội dung khảo sát ............................................................................................47
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................47
2.2.4. Mẫu khảo sát ...................................................................................................49
2.2.5. Xây dựng thang đo ..........................................................................................51
2.2.6. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo.....................................................................52
2.3. Thực trạng về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường phổ thông
Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở, tỉnh Ninh Thuận ......................................................53
2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, NV và HS về hoạt động giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh các trường phổ thông DTNT THCS, tỉnh Ninh Thuận.......53
2.3.2. Thực trạng về mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường phổ
thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở, tỉnh Ninh Thuận ........................................55
2.3.3. Thực trạng về nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường phổ
thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở, tỉnh Ninh Thuận ........................................57
2.3.4. Thực trạng về phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường phổ
thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở, tỉnh Ninh Thuận ........................................59

2.3.5. Thực trạng về hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường
phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở, tỉnh Ninh Thuận .................................61
2.3.6. Thực trạng về kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
các trường phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở, tỉnh Ninh Thuận ...............63
2.4. Thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường
phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở, tỉnh Ninh Thuận .....................................66
2.4.1. Thực trạng nhận thức của Cán bộ quản lý, Giáo viên và Nhân viên về tầm quan
trọng và sự cần thiết của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các
trường phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở, tỉnh Ninh Thuận .....................66
2.4.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường
phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở, tỉnh Ninh Thuận .................................67
2.4.3. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường
phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở, tỉnh Ninh Thuận .................................70
2.4.4. Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường
phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở, tỉnh Ninh Thuận .................................72
2.4.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
các trường phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở, tỉnh Ninh Thuận ...............75
2.4.6. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện hoạt động giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh các trường phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ
sở, tỉnh Ninh Thuận ...................................................................................................78

v


2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh các trường phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở, tỉnh Ninh Thuận .....81
2.6. Đánh giá chung .......................................................................................................82
2.6.1. Những ưu điểm ................................................................................................82
2.6.2. Những hạn chế.................................................................................................82
2.6.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên .............................................................83

Chương 3 .......................................................................................................................86
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC
SINH CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ,
TỈNH NINH THUẬN....................................................................................................86
3.1. Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp .....................................................................86
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục, đồng bộ ...................................................86
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học .................................................................86
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển ...............................................86
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, khả thi.....................................................87
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với đối tượng giáo dục, điều kiện hoàn cảnh ..87
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường phổ
thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở, tỉnh Ninh Thuận ............................................87
3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
ở các trường phổ thông DTNT THCS phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục .........87
3.2.2. Biện pháp 2: Đổi mới công tác tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh ở các trường phổ thông DTNT THCS .........................................90
3.2.3. Biện pháp 3: Huy động nguồn lực cơ sở vật chất, tài chính đáp ứng yêu cầu
hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS ở các trường phổ thông DTNT THCS ....93
3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân
viên thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS ở các trường phổ thông
DTNT THCS .............................................................................................................96
3.2.5. Biện pháp 5: Đẩy mạnh kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục kỹ năng sống
cho HS ở các trường phổ thông DTNT THCS ..........................................................98
3.2.6. Biện pháp 6: Tổ chức phối hợp các lực lượng trong hoạt động giáo dục kỹ năng
sống cho HS ở các trường phổ thông DTNT THCS ...............................................100
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất ..............................................................103
3.4. Khảo sát về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp .......................................104
3.4.1. Mục đích khảo sát .........................................................................................104
3.4.2. Nội dung khảo sát ..........................................................................................104
3.4.3. Phương pháp khảo sát ...................................................................................104

3.4.4. Mẫu khảo sát .................................................................................................105
3.4.5. Quy ước thang đo ..........................................................................................106

vi


3.4.6. Kết quả khảo sát ............................................................................................106
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................121
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..............................................................................122
1. Kết luận....................................................................................................................122
2. Khuyến nghị ............................................................................................................123
2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Thuận ..................................................123
2.2. Đối với các trường phổ thông DTNT THCS, tỉnh Ninh Thuận .......................123
2.3. Đối với lực lượng xã hội tại tỉnh Ninh Thuận ..................................................123
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................126

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ đầy đủ

Từ viết tắt

1

CBQL


Cán bộ quản lý

2

CMHS

Cha mẹ học sinh

3

DTNT

Dân tộc Nội trú

4

GV

Giáo viên

5

GVBM

Giáo viên bộ mơn

6

GVCN


Giáo viên chủ nhiệm

7

HS

Học sinh

8

KNS

Kỹ năng sống

9

TB

Trung bình

10

THCS

Trung học cơ sở

viii



DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2. 1: Bảng thống kê số lượng khảo sát .................................................................49
Bảng 2. 2: Đặc điểm CBQL và GV được khảo sát........................................................50
Bảng 2. 3: Đặc điểm học sinh được khảo sát ................................................................50
Bảng 2. 4: Quy ước mức đánh giá, phân tích số liệu ....................................................51
Bảng 2. 5: Hệ số Cronbach's Alpha của các thang đo ...................................................52
Bảng 2. 6: Hệ số Cronbach's Alpha của thang đo công tác quản lý ..............................52
Bảng 2. 7: Ý kiến của CBQL, GV, NV; HS về vị trí, vai trị của hoạt động giáo dục 53
Bảng 2. 8: Ý kiến của CBQL, GV, NV; HS về mục tiêu giáo dục kỹ năng sống .........56
Bảng 2. 9: Ý kiến của CBQL, GV, NV; HS về thực trạng thực hiện nội dung ............57
Bảng 2. 10: Ý kiến của CBQL, GV, NV; HS về thực trạng sử dụng phương pháp ......59
Bảng 2. 11: Ý kiến của CBQL, GV, NV; HS về thực trạng triển khai các hình thức ...61
Bảng 2. 12: Ý kiến của CBQL, GV, NV; HS về thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường phổ thông DTNT THCS ....................64
Bảng 2. 13: Ý kiến của CBQL, GV, NV về thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục ...67
Bảng 2. 14: Ý kiến của CBQL, GV, NV về thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục ....70
Bảng 2. 15: Ý kiến của CBQL, GV, NV về thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục ....72
Bảng 2. 16: Ý kiến của CBQL, GV, NV về thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh các trường phổ thông DTNT THCS............................75
Bảng 2. 17: Ý kiến của CBQL, GV, NV về thực trạng quản lý cơ sở vật chất .............78
Bảng 2. 18: Kết quả khảo sát CBQL, GV, NV về thực trạng các yếu tố ......................81
Bảng 3. 1: Các mức độ khảo sát tính cần thiết và tính khả thi ....................................104
Bảng 3. 2: Mơ tả mẫu khảo nghiệm ............................................................................105
Bảng 3. 3: Kết quả đánh giá về tính cần thiết và khả thi của biện pháp .....................107
Bảng 3. 4: Kết quả đánh giá về tính cần thiết và khả thi của biện pháp .....................109
Bảng 3. 5: Kết quả đánh giá về tính cần thiết và khả thi của biện pháp .....................111
Bảng 3. 6: Kết quả đánh giá về tính cần thiết và khả thi của biện pháp .....................113
Bảng 3. 7: Kết quả đánh giá về tính cần thiết và khả thi của biện pháp .....................115
Bảng 3. 8: Kết quả đánh giá về tính cần thiết và khả thi của biện pháp .....................117


ix


DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ

Biểu đồ 2. 1: Ý kiến của CBQL, GV, NV về tầm quan trọng của quản lý hoạt động giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh DTNT THCS ...............................................................66
Biểu đồ 3. 1: Tổng hợp đánh giá tính cần thiết và khả thi của 06 biện pháp đề xuất .120

x


TĨM TẮT
Để nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện thế hệ trẻ đáp ứng nguồn nhân lực
phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng được nhu cầu hội
nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học. Giáo dục nước ta đã và đang đổi mới
mạnh mẽ theo bốn trụ cột giáo dục của UNESCO (được công bố năm 1996) mà thực
chất là tiếp cận giáo dục giá trị sống, hình thành kỹ năng sống cho người học đó là: “Học
để biết-Học để làm-Học để chung sống-Học để tự khẳng định mình”.
Như vậy, việc làm quen với kỹ năng như: giao tiếp, thuyết trình, làm việc theo
nhóm, khả năng lãnh đạo, tổ chức thậm chí là giải quyết các vấn đề liên quan đến tệ nạn
xã hội, vấn đề môi trường, giao thông, hỏa hoạn, đuối nước và nhiều vấn đề khác trong
cuộc sống. Có thể nói, trang bị cho các em kỹ năng sống trong nhà trường vẫn được coi
là một trong những nhiệm vụ cấp bách giúp hình thành nhân cách cho học sinh hiện nay.
Có nhiều tác giả trong và ngoài nước đề cập đến hoạt động giáo dục KNS cho
học sinh. Tuy nhiên, cho đến nay, nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục KNS cho
học sinh dân tộc thiểu số chưa nhiều. Nhà trường cần định hướng mục tiêu giáo dục cụ
thể, rõ ràng đối với vấn đề giáo dục KNS cho các em. Sử dụng phối kết hợp các phương
pháp và hình thức khác nhau để tiến hành tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho học sinh

dân tộc thiểu số cấp THCS.
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh DTNT THCS là quá trình
tiến hành những hoạt động khai thác, lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các
tác động của chủ thể quản lý theo kế hoạch chủ động và phù hợp với quy luật khách
quan để gây ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu
số nhằm tạo ra sự thay đổi hay tạo ra hiệu quả cần thiết.
Với cách tiếp cận theo chức năng, quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh
các trường phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở bao gồm công tác lập kế hoạch;
tổ chức; chỉ đạo; kiểm tra, đánh giá và công tác phối hợp các lực lượng thực hiện hoạt
động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học
cơ sở.
Ở chương 2, trên cơ sở khảo sát thực trạng về kỹ năng sống và công tác quản lý
hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường phổ thông DTNT THCS tỉnh
Ninh Thuận, chúng tôi nhận thấy rằng, bên cạnh những kết quả đã làm được như: bước
đầu trang bị cho học sinh một số kiến thức cơ bản về sự hiểu biết và rèn luyện khả năng

xi


ứng xử, giao tiếp, tự bảo vệ và chăm sóc bản thân, kiềm chế cảm xúc, quản lý thời gian,
giải quyết vấn đề,... áp dụng một số hình thức giáo dục hợp lý, phối hợp sự hỗ trợ giáo
dục từ các lực lượng trong và ngoài xã hội đã mang đến những tác động tích cực trong
cơng tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Bên cạnh những ưu điểm đã nêu ở trên thì những hạn chế cũng thể hiện rõ như:
trong các nhà trường vấn đề giáo dục kỹ năng sống vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức,
công tác lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cịn hạn chế, cơng tác tổ chức,
chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, phối hợp đều chưa mang lại hiệu quả cao trong giáo dục. Cơ
sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường chưa đáp ứng yêu cầu đối với hoạt động giáo
dục kỹ năng sống cho học các trường phổ thông DTNT THCS, tỉnh Ninh Thuận.
Dựa trên cơ sở lý luận ở chương 1 và kết quả khảo sát chương 2 về công tác quản

lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường phổ thông DTNT THCS, tỉnh Ninh
Thuận, tác giả đã tiến hành đề xuất 06 biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác
quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường phổ thông DTNT THCS, tỉnh
Ninh Thuận.

xii


MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện đề tài
Xuất phát từ những yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế-xã hội tồn cầu, đặt ra
những u cầu về mẫu hình nhân cách người lao động mới, dẫn đến những yêu cầu về
chất lượng và hiệu quả giáo dục. Do đó, Đảng và Nhà nước phải tiến hành đổi mới giáo
dục, cụ thể là đổi mới các hoạt động giáo dục thì mới có được những mẫu hình nhân
cách đáp ứng được những thay đổi toàn diện của xã hội hiện nay.
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ đáp ứng nguồn nhân lực phục
vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng được nhu cầu hội nhập
quốc tế và nhu cầu phát triển của người học. Giáo dục nước ta đã và đang đổi mới mạnh
mẽ theo bốn trụ cột giáo dục của UNESCO (được công bố năm 1996) mà thực chất là
tiếp cận giáo dục giá trị sống, hình thành kỹ năng sống cho người học đó là: “Học để
biết-Học để làm-Học để chung sống-Học để tự khẳng định mình”.
Như vậy, việc làm quen với kỹ năng như: giao tiếp, thuyết trình, làm việc theo
nhóm, khả năng lãnh đạo, tổ chức thậm chí là giải quyết các vấn đề liên quan đến tệ nạn
xã hội, vấn đề môi trường, giao thông, hỏa hoạn, đuối nước và nhiều vấn đề khác trong
cuộc sống. Có thể nói, trang bị cho các em kỹ năng sống trong nhà trường vẫn được coi
là một trong những nhiệm vụ cấp bách giúp hình thành nhân cách cho học sinh hiện nay.
Tại Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT, ngày 28/02/2014 do Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành về quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục
ngồi giờ chính khóa ở các trường phổ thông đã tạo cơ sở hành lang pháp lý triển khai
tích hợp các nội dung kỹ năng sống cho học sinh phổ thơng, trong đó có học sinh Trung

học cơ sở (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014).
Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, công bằng xã hội trong
giáo dục cơ bản được đảm bảo, giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số có những chuyển
biến tích cực. Loại hình trường phổ thông Dân tộc Nội trú đã được thành lập ở hầu hết
các địa phương trên cả nước.
Với đặc thù là các trường phổ thơng DTNT THCS có trên 95% học sinh là người
dân tộc thiểu số, 100% HS ăn, ở và sinh hoạt tại trường thì việc nâng cao chất lượng
giáo dục tồn diện nói chung và đặc biệt việc rèn luyện KNS cho học sinh và quản lý
hoạt động KNS trong nhà trường là một trong những nội dung thiết thực, quan trọng và
cần thiết nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Thực tế, nhu cầu được giáo dục KNS cho HS ở
1


các lứa tuổi nói chung cũng như cho HS các trường phổ thông DTNT THCS, tỉnh Ninh
Thuận là rất cao, chính vì vậy chương trình giáo dục KNS được triển khai rộng rãi trong
nhà trường cũng như ngoài cộng đồng (Báo cáo tổng kết năm học của các trường
PTDTNT THCS, tỉnh Ninh Thuận).
Do tính mới của chương trình cũng như sự nơn nóng của các nhà giáo dục, các bậc
cha mẹ và HS dẫn đến việc tiếp cận hoạt động giáo dục KNS chưa đầy đủ và chưa thật
sự hiệu quả. Bên cạnh đó, các nhà quản lý giáo dục chưa có nhiều kinh nghiệm với một
chương trình mới trong thực tiễn giáo dục nên còn nhiều lúng túng trong cơng tác triển
khai và quản lý chương trình giáo dục KNS cho HS.
Với vai trò của nhà quản lý, chỉ đạo mọi mặt hoạt động giáo dục để hoàn thiện
nhân cách tồn diện cho HS trong một ngơi trường đặc thù. Đặc biệt, các em lần đầu
tiên phải sống xa gia đình, cha mẹ, sống tự lập trong mơi trường tập thể tập trung trong
khi bản thân còn ảnh hưởng nặng nề về phong tục tập quán, quan niệm lối sống thôn
bản lạc hậu... Để giúp nâng cao nhận thức cho HS các trường phổ thông DTNT THCS,
tỉnh Ninh Thuận, tạo mơi trường lành mạnh và giúp các em hịa nhập với cuộc sống hiện
đại thì việc giáo dục KNS cho HS là việc làm cấp thiết. Từ những lý do trên, tôi chọn
nghiên cứu đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường

phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở, tỉnh Ninh Thuận” nhằm góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục KNS cho HS.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, đề xuất biện pháp Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh các trường phổ thông DTNT THCS, tỉnh Ninh Thuận nhằm giúp học sinh có được
kỹ năng nhận diện, phân biệt và biết cách ứng phó với những tình huống nguy hiểm
trong cuộc sống, khả năng đáp ứng và đối phó với những nhu cầu, thách thức của cuộc
sống hằng ngày, giúp học sinh tự tin chủ động theo kịp nhịp độ của cuộc sống, phát triển
toàn diện năng lực và phẩm chất học sinh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường phổ thông Dân tộc Nội
trú Trung học cơ sở.

2


3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường phổ thông Dân
tộc Nội trú Trung học cơ sở, tỉnh Ninh Thuận.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng quản lý hoạt động giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh các trường phổ thông DTNT THCS, tỉnh Ninh Thuận.
Đề tài đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
các trường phổ thông DTNT THCS, tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn hiện nay và những
năm tiếp theo.
4.2. Về địa bàn nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu điều tra, khảo sát 03 trường phổ thông DTNT THCS trên
địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Cụ thể:

+ Trường phổ thông DTNT THCS Ninh Phước, huyện Ninh Phước.
+ Trường phổ thông DTNT THCS Ninh Sơn, huyện Ninh Sơn.
+ Trường phổ thông DTNT THCS Thuận Bắc, huyện Thuận Bắc.
4.3. Về thời gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu, khảo sát, đánh giá trong thời gian năm học 2022-2023.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu khảo sát, đánh giá và phân tích khách quan, chính xác về công tác quản lý
hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường phổ thông DTNT THCS, tỉnh
Ninh Thuận thì sẽ đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh phù hợp với đặc thù loại hình trường này, góp phần nâng cao kỹ năng sống
cho học sinh các trường phổ thông DTNT THCS, tỉnh Ninh Thuận đồng thời nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh các trường phổ thông DTNT THCS, tỉnh
Ninh Thuận trong giai đoạn hiện nay.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt
động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường phổ thông Dân tộc Nội trú Trung
học cơ sở.

3


Tìm hiểu, xác định thực trạng về cơng tác giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt
động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường phổ thông Dân tộc Nội trú Trung
học cơ sở, tỉnh Ninh Thuận.
Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
các trường phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở, tỉnh Ninh Thuận.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các
trường phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở, tỉnh Ninh Thuận”, tác giả luận văn
sử dụng kết hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây:

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phân loại và khái quát hóa trong
nghiên cứu các văn kiện, tài liệu, lý luận chuyên ngành quản lý giáo dục, các văn bản
của Đảng và Nhà nước về việc quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS nói
chung và cho học sinh các trường phổ thông DTNT THCS, tỉnh Ninh Thuận nói riêng.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng phương pháp điều tra bằng
phiếu hỏi, đây là phương pháp cơ bản và hiệu quả trong điều tra xã hội. Điều tra bằng
phiếu hỏi sẽ tập trung nghiên cứu điều tra các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường từ đó đánh giá một cách khái quát vấn đề nghiên cứu.
- Mục đích: Xác định rõ thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý
hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường phổ thông Dân tộc Nội trú
Trung học cơ sở, tỉnh Ninh Thuận; tìm hiểu và thu thập thơng tin, dữ liệu để đánh giá
một cách chi tiết, đúng đắn về vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả luận văn cũng sử
dụng phương pháp này để khảo sát tính khả thi và cần thiết của các biện pháp mà đề tài
đề xuất thực hiện.
- Nội dung: Thực hiện thiết lập bảng khảo sát dành cho các đối tượng CBQL, GV,
HS, CMHS. Sau đó, tiến hành khảo sát thực tế tại các trường phổ thông DTNT THCS
trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận với số mẫu phù hợp (áp dụng cơng thức tính số mẫu 𝑛 =
𝑁
1+𝑁(𝑒)2

trong đó: n là cỡ mẫu, e=0.05, N: tổng thể).

4


- Cách thức tiến hành: Thiết lập 02 mẫu phiếu khảo sát thực trạng và 01 mẫu phiếu
khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất. Đối tượng khảo sát được
lựa chọn một cách ngẫu nhiên và khách quan.

+ 01 mẫu phiếu khảo sát thực trạng đối với CBQL, GV, NV; 01 mẫu phiếu khảo
sát thực trạng đối với HS của 03 trường phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở, tỉnh
Ninh Thuận.
+ 01 mẫu phiếu khảo sát tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp đề xuất
đối với CBQL, GV, NV của 03 trường phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở, tỉnh
Ninh Thuận.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
- Mục đích: Thu thập thêm thơng tin một cách trực tiếp; đối chiếu và so sánh với
kết quả khảo sát thực trạng qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Sử dụng ý kiến
đóng góp của người được phỏng vấn đối với đề tài nghiên cứu; tập hợp được những ý
tưởng mới, sáng tạo, những biện pháp hay đối với việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh.
- Nội dung: Trao đổi về những thuận lợi, khó khăn của nhà trường trong cơng tác
giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc
thiểu số. Đề nghị người được phỏng vấn đánh giá về thực trạng hoạt động giáo dục kỹ
năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số tại
đơn vị công tác (ưu điểm và nhược điểm) cũng như nguyên nhân của những ưu nhược
điểm; các biện pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục và quản lý
hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số.
- Cách thức tiến hành: Tiến hành gặp gỡ, phỏng vấn trực tiếp một số CBQL, HS,
GV
7.2.3. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, sản phẩm hoạt động
- Mục đích: Tìm hiểu thực tế công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh
giá và hiệu quả của hoạt động giáo dục kỹ năng sống tại 03 trường phổ thông Dân tộc
Nội trú Trung học cơ sở, tỉnh Ninh Thuận.
- Nội dung: Tìm hiểu cách thức tổ chức thực hiện quản lý hoạt động giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh các trường phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở trên địa
bàn tỉnh Ninh Thuận; những nội dung đã được triển khai và hiệu quả mang lại thông qua
các hoạt động giáo dục KNS.
5



- Cách thức tiến hành: Tiến hành nghiên cứu, phân tích, so sánh, tìm hiểu các hồ
sơ quản lý như: kế hoạch, biên bản, báo cáo sơ kết, tổng kết, hình ảnh và các sản phẩm
khác của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh có liên quan đến hoạt động giáo dục kỹ
năng sống.
7.3. Nhóm phương pháp xử lý dữ liệu
- Mục đích: Đánh giá một cách chính xác từ những số liệu, dữ liệu khảo sát thực tế
để đưa ra những phân tích, nhận định phù hợp trên cơ sở kết quả thu thập được trong
quá trình điều tra bằng bảng hỏi.
- Nội dung: Trên cơ sở bảng khảo sát, tiến hành mã hóa các câu hỏi (định tính và
định lượng); thiết lập thơng tin và thực hiện các biện pháp tính tốn phù hợp với nhu
cầu cần phân tích của đề tài nghiên cứu. Đồng thời, xây dựng kết hợp các yếu tố khi
phân tích, nhận định vấn đề cần quan tâm.
- Cách thức tiến hành:
+ Đối với dữ liệu định tính: Các cuộc phỏng vấn và những câu hỏi dạng định tính
sẽ được phân tích bằng phương pháp trích lọc nội dung cho từng phần nghiên cứu.
Những nội dung này được sử dụng phối hợp với dữ liệu định lượng để làm rõ hơn thực
trạng của vấn đề nghiên cứu.
+ Đối với dữ liệu định lượng: Sử dụng phần mềm SPSS 20 để tiến hành phân tích
số liệu sau khi thực hiện khảo sát tại 03 trường phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ
sở trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Kết hợp với phần mềm bảng tính Microsoft Excel để
có được bảng số liệu cần thiết cho việc nghiên cứu.
8. Đóng góp của luận văn
8.1. Về lý luận
Đề tài góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về hoạt động giáo dục kỹ năng sống
và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường phổ thông DTNT
THCS.
8.2. Về thực tiễn
Góp phần làm sáng tỏ thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học

sinh các trường phổ thông DTNT THCS, tỉnh Ninh Thuận. Từ đó, đề xuất được các
biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường phổ thông
DTNT THCS, tỉnh Ninh Thuận.

6



×