Tải bản đầy đủ (.pptx) (38 trang)

Kinh nghiệm vận dụng một số pp dạy học tích cực khtn 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.34 MB, 38 trang )

CHUYÊN ĐỀ

VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC PHÂN
MƠN HĨA HỌC, BỘ MƠN KHTN 8

GV: Nguyễn Thị Hằng


NỘI DUNG

Phần mở đầu

Phần nội dung

Phần kết luận


Phần mở đầu


1. Lí do chọn đề tài
Bộ mơn Hóa học với một số bài học khá nặng nề lý thuyết khô khan, trừu tượng
khiến cho học sinh cảm thấy chán, khó tiếp thu.
Một số giáo viên còn chậm đổi mới phương pháp dạy học, dạy theo lối mòn cũ,
chưa vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra
đánh giá học sinh nên không tạo được sự hứng thú, đam mê cho học sinh trong
học tập nói chung và mơn học Hóa học nói riêng
Đổi mới về phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hóa người học, trong
quá trình tổ chức hoạt động lĩnh hội tri thức thì lấy học sinh làm trung tâm.Theo
hướng này giáo viên đóng vai trị tổ chức và điều khiển học sinh chiếm lĩnh tri


thức, tự lực hoạt động tìm tòi để dành kiến thức mới.


1. Lí do chọn đề tài
Giờ học trở nên thực sự hấp dẫn hơn, bớt căng thẳng, bớt áp lực.
Học sinh hoạt động tích cực và đồng đều.
Thu hút, lơi cuốn học sinh, chủ động hơn trong chuẩn bị.
Học sinh được chủ động trong tiếp thu kiến thức mới, nắm và hiểu được kiến
thức đã học, nâng cao nhận thức vai trò tự học.
Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực, giúp học sinh phát huy
vai trị tự học, thích thú học tập phân mơn Hóa học, mơn Khoa học tự
nhiên.


2. Đối tượng nghiên cứu

Phạm vi
Học sinh lớp 8A
Trường TH&THCS Thái An

Đối tượng
Các bài dạy phân mơn Hóa học
thuộc bộ môn KHTN 8


3. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra một số phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động
hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung
vào phát huy tính tích cực của người học
Tăng cường ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy

mơn hóa THCS.
Chia sẻ cùng các thầy cơ giáo một số kinh nghiệm nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động của học sinh thông qua việc vận dụng phương pháp
dạy học tích cực trong giảng dạy phân mơn Hóa học thuộc mơn KHTN 8
cấp THCS
Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, tạo niềm say mê, hứng thú cho
các em trong học tập.


Phần nội dung


1. Khái niệm dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực là cách dạy học mà ở đó, giáo viên là người đưa
ra những gợi mở cho một vấn đề và cùng học sinh bàn luận, tìm ra mấu chốt vấn
đề cũng như những vấn đề liên quan. Phương pháp này lấy sự chủ động tìm tịi,
sáng tạo, tư duy của học sinh làm nền tảng, giáo viên, gia sư chỉ là người dẫn
dắt và gợi mở vấn đề.

Mô hình phương pháp dạy học tích cực


2. Cách tiến hành thực hiện phương pháp dạy học tích cực
Dạy học thơng qua hoạt động của học sinh là chủ yếu
Chú trọng đến phương pháp tự học
Ưu tiên phương pháp học nhóm, tập thể.
Chốt lại kiến thức học

So sánh phương pháp dạy học truyền thống và Phương pháp dạy học tích cực



3. Các giải pháp tác giả đã tiến hành
3.1. Phương pháp sử dụng thí nghiệm Hóa học
Trong trường THCS, sử dụng thí nghiệm có thể được thực hiện theo những cách
sau:
+ Thí nghiệm để nêu vấn đề hoặc làm xuất hiện vấn đề.
+ Thí nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra: thí nghiệm nghiên cứu, thí nghiệm để giải
quyết giả thuyết đặt ra.
+ Thí nghiệm chứng minh cho vấn đề đã được khẳng định.
+ Thí nghiệm thực hành: Củng cố lý thuyết, rèn luyện kỹ năng thực hành.


3. Các giải pháp tác giả đã tiến hành
3.1. Phương pháp sử dụng thí nghiệm Hóa học
Ví dụ minh họa dạy thực tế
Ví dụ 1. Ở bài 7:Tốc độ phản ứng và chất xúc tác, môn khoa học tự nhiên 8 - Phần A
Khởi động tiến hành thí nghiệm cho đá vôi (dạng bột và dạng viên) tác dụng với dung
dịch HCl để nêu vấn đề vào bài.
Ví dụ 2. Ở bài 8: Acid, môn khoa học tự nhiên 8. Phần B Hoạt động hình thành kiến
thức, mục II Tính chất hóa học của acid sử dụng thí nghiệm để giải quyết vấn đề đặt
ra (thí nghiệm nghiên cứu)


3. Các giải pháp tác giả đã tiến hành
3.1. Phương pháp sử dụng thí nghiệm Hóa học
Hình ảnh minh họa dạy thực tế


3. Các giải pháp tác giả đã tiến hành
3.2. Phương pháp góc

a. Nội dung, vai trị của phương pháp góc
Dạy học theo góc là học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí
cụ thể trong khơng gian lớp nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học
tập. Trong đó, q trình học được chia thành các khu vực (các góc) bằng cách
phân chia nhiệm vụ và tài liệu học tập nhằm đạt cùng một kiến thức cụ thể.
Phương pháp này tôn trọng phong cách học tập của người học, vì mỗi người
học có cách xử lý thông tin khác nhau.
Các tư liệu và nhiệm vụ học tập ở mỗi góc giúp học sinh khám phá, xây dựng
kiến thức và hình thành kĩ năng theo các cách tiếp cận khác nhau.
Học sinh có thể độc lập lựa chọn cách thức học tập riêng. Các hoạt động có tính
đa dạng cao về nội dung và bản chất.


3. Các giải pháp tác giả đã tiến hành
3.2. Phương pháp góc
b. Quy trình học theo góc
Bước 1: Xem xét các yếu tố cần thiết để học theo góc đạt hiệu quả
Sĩ số
Lựa chọn nội dung bài học phù hợp
Thời gian học tập
Ý thức và khả năng học
Không gian lớp học
độc lập của học sinh
Bước 2: Xác đinh nhiệm vụ và hoạt động cụ thể cho từng góc
Đặt tên góc sao cho thể hiện rõ đặc thù của hoạt động học tập ở mỗi
góc và hấp dẫn với HS.
Thiết kế nhiệm vụ ở mỗi góc, quy định thời gian tối đa cho hoạt động ở mỗi
góc và các cách hướng dẫn để học sinh chọn góc, luân chuyển góc hiệu quả.
Biên soạn phiếu học tập, văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ,
bản hướng dẫn tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, đáp án, phiếu hỗ

trợ học tập ở các mức độ khác nhau (nếu cần),…


3. Các giải pháp tác giả đã tiến hành
3.2. Phương pháp góc
c. Tổ chức cho học sinh học theo góc
Bước 1: Sắp xếp không gian lớp học
Bước 2: Giới thiệu bài học/nội dung học tập và các góc học tập
Bước 3: Tổ chức cho học sinh học tập tại các góc
Bước 4: Tổ chức cho HS trao đổi và đánh giá kết quả học tập


3. Các giải pháp tác giả đã tiến hành
3.2. Phương pháp góc
Ví dụ minh họa dạy thực tế: Bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản
ứng hóa học. Mục III. Dấu hiệu có phản ứng hóa học xảy ra
Nội dung: Làm thế nào để biết có phản ứng hóa học xảy ra?
- Góc phân tích: Tại đây học sinh nghiên cứu nội dung kiến thức trong SGK tìm ra dấu hiệu
chứng tỏ có phản ứng xảy ra. Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi sau: Nêu các dấu hiệu chứng
tỏ có phản ứng xảy ra? Cho ví dụ minh họa và viết phương trình chữ của phản ứng.
- Góc quan sát: Cho học sinh quan sát video thí nghiệm ảo về dấu hiệu xảy ra phản ứng hóa
học. Sau đó rút ra kết luận và hồn thành trong phiếu học tập số 1
- Góc thực hành, trải nghiệm : Giáo viên chuẩn bị sẵn các dụng cụ, hóa chất cần thiết tiến
hành thí nghiệm. Tại đây học sinh làm thí nghiệm để phát hiện dấu hiệu xảy ra phản ứng
hóa học. Học sinh thực hiện và hồn thành phiếu học tập số 1
- Góc vận dụng: Sau khi tìm hiểu xong nội dung GV giao, các em di chuyển sang góc vận
dụng để học sinh làm một số bài tập vận dụng trong phiếu học tập số 2.


3. Các giải pháp tác giả đã tiến hành

3.2. Phương pháp góc
Ví dụ minh họa dạy thực tế: Bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản
ứng hóa học. Mục III. Dấu hiệu có phản ứng hóa học xảy ra


3. Các giải pháp tác giả đã tiến hành
3.2. Phương pháp hoạt động nhóm
a. Nội dung, vai trị của phương pháp dạy học nhóm
Dạy học nhóm cịn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác,
dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm
nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hồn thành các nhiệm vụ
học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm
sau đó được trình bày và đánh giá trước tồn lớp.
Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách
nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của HS.


3. Các giải pháp tác giả đã tiến hành
3.2. Phương pháp hoạt động nhóm
a. Nội dung, vai trị của phương pháp dạy học nhóm
b. Quy trình thực hiện
Tiến trình dạy học nhóm có thể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản:
* Giai đoạn 1. Làm việc toàn lớp
- Giới thiệu chủ đề
- Thành lập nhóm
- Xác định nhiệm vụ các nhóm
* Giai đoạn 2. Làm việc nhóm
- Chuẩn bị chỗ làm việc
- Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ
- Lập kế hoạch làm việc

- Chuẩn bị báo cáo kết quả.
- Thoả thuận quy tắc làm việc
* Giai đoạn 3. Trình bày kết quả, đánh giá
- Các nhóm trình bày kết quả
- Đánh giá kết quả.



×