Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Vận dụng một số nguyên tắc trong huấn luyện thể thao vào dạy học toán ở THPT Tuần giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.26 KB, 16 trang )

SỞ GD&ĐT ĐIỆN BIÊN
TRƯỜNG THPT TUẦN GIÁO
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Vận dụng một số nguyên tắc trong huấn luyện thể
thao vào dạy học toán ở THPT Tuần giáo”
Họ và tên chủ nhiệm SKKN: Nguyễn Mạnh Hùng
Đơn vị công tác: THPT Tuần Giáo
Tuần Giáo, Ngày 10 tháng 4 năm 2011
1
Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Thực tế hiện nay, một số thầy cô dạy toán đặc biệt là các thầy cô mới vào
ngành vẫn đang phân vân không biết nên chú trọng dạy lý thuyết để rèn luyện tư
duy logic hay chỉ dạy lý thuyết tối thiểu đủ để học sinh làm được các bài tập?
Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học đang được tiến
hành sâu rộng. Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh đã có sự thay đổi. Vai trò
của người giáo viên không phải là người đưa ra toàn bộ kiến thức và những kiến
thức học sinh có được không phải chỉ từ giáo viên của mình mà còn từ những
người xung quanh, đặc biệt tiếp thu kiến thức thông qua các phương tiện công nghệ
hiện đại: truyền thanh, truyền hình, Internet…. Do đó vai trò của người giáo viên
phải là người khơi gợi, định hướng, động viên khuyến khích, điều chỉnh kịp thời….
Như vậy theo tôi vai trò của giáo viên trong tương lai sẽ gần gũi hơn với vai trò của
một huấn luyện viên trong thể thao.
Qua thực tế cho thấy: các huấn luyện viên trong thể thao đã áp dụng các
nguyên tắc của mình rất thành công trong việc huấn luyện các vận động viên. Nhờ
những nguyên tắc đó mà các vận động viên xác định rõ cho mình mục tiêu phấn
đấu và phương pháp tập luyện, tự họ tích cực chủ động phát huy tối đa khả năng
của mình. Đây là một trong những yêu cầu quan trọng trong việc giáo dục học sinh.
Thực tế học sinh của trường THPT Tuần Giáo nhiều em không xác định được
rõ mục đích học tập, không chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức và không xác
định được phương pháp học tập phù hợp với bản thân.


Từ các lý do trên, tôi viết SKKN: “Vận dụng một số nguyên tắc trong huấn
luyện thể thao vào dạy học toán ở THPT Tuần Giáo” nhằm mục đích: giúp giáo
viên và học sinh có một kênh so sánh, từ đó giáo viên và học sinh sẽ định hình rõ
vai trò, trách nhiệm, phương pháp…của mình trong quá trình dạy và học toán.
2
2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích để thấy rõ rằng hiện nay khi dạy và học toán nên dạy học thực dụng
tức là: “dạy học lượng kiến thức tối thiểu đủ để nắm bắt và làm thành thạo các bài
tập theo chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng”.
Phân tích các nguyên tắc cơ bản được sử dụng trong huấn luyện thể thao để
thấy được sự gần gũi và cần thiết vận dụng các nguyên tắc đó trong công tác dạy
học. Từ đó chỉ ra vận dụng các nguyên tắc đó như thế nào trong dạy học toán.
Chỉ rõ sự gần gũi giữa vai trò của giáo viên với vai trò của huấn luyện viên
trong thể thao; vai trò của học sinh với vai trò của vận động viên thể thao. Từ đó
giúp giáo viên, học sinh có thêm các ý tưởng mới trong quá trình dạy và học.
3. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
• Nhiệm vụ nghiên cứu:
Giúp giáo viên và học sinh hiểu rõ hơn về vai trò, nhiệm vụ, phương pháp của
mình nhằm biến dạy và học toán trở nên thực dụng, tích cực, chủ động, có mục
đích cụ thể, có phương pháp đúng và phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh.
Giúp nâng cao hiệu quả dạy học toán ở trường THPT Tuần Giáo.
• Phương pháp nghiên cứu:
- Sưu tầm tài liệu nghiên cứu lý thuyết.
- Thực hành ở quy mô một số lớp 10 (lớp 10A1 đại diện cho đối tượng học
sinh khá giỏi; lớp 10A3, 10A9, 10A11 đại diện cho đối tượng học sinh trung
bình và yếu).
- Quan sát thực tiễn trong quá trình dạy và học của bản thân
4. Giới hạn (Phạm vi) nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: Các nguyên tắc vận dụng trong huấn luyện thể thao,
các em học sinh ở trường THPT Tuần Giáo (Chủ yếu là học sinh lớp 10), các tiết

đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT Tuần Giáo. Kinh nghiệm dạy và học
của bản thân.
• Phạm vi nghiên cứu: Dạy và học toán ở trường THPT Tuần Giáo.
3
Nội dung
I. Cơ sở lý luận
1. Tâm lý học đã chỉ ra rằng: Bộ não con người cũng cần phải rèn luyện thường
xuyên thông qua các bài tập. Khi được rèn luyện thường xuyên, đúng phương pháp
trí nhớ và khả năng tư duy của chúng ta sẽ được tăng cường. Như vậy việc rèn
luyện não bộ cũng gần giống như rèn luyện thể thao của con người vậy.
2. Những nguyên tắc cơ bản trong huấn luyện thể thao gồm:
- Mức độ sẵn sàng của vận động viên
- Nguyên tắc phát triển toàn diện
- Nguyên tắc đặc trưng
- Nguyên tắc đa dạng
- Nguyên tắc xen kẽ nặng nhẹ
- Nguyên tắc vượt ngưỡng
- Nguyên tắc nghịch đảo
II. Thực trạng đối tượng nghiên cứu và kết quả nghiên cứu
Hiện nay, nhiều thầy cô dạy toán vẫn cho rằng: “giảng dạy lý thuyết nhiều sẽ
giúp phát triển tư duy trìu tượng, logic và điều đó là tối quan trọng trong giảng dạy
toán”; Thực tế rất nhiều thầy cô trong quá trình dạy học luôn chỉ cố gắng giảng giải
để làm sao cho học sinh hiểu được các kiến thức có trong sách giáo khoa và họ đặc
biệt chú trọng tới việc tìm nguồn gốc, chứng minh các định lý…. Vì vậy dẫn đến hệ
quả là nhiều thầy cô dạy các kiến thức quá hàn lâm, xa rời thực tiễn. Điều này tất
yếu dẫn đến học sinh cảm thấy khó hiểu, khó làm được các bài toán từ đó dẫn đến
tâm lý chán nản, ngại học toán, sợ học toán…
Theo tôi, mục đích cuối cùng của giáo dục là phải phục vụ cho thực tiễn cuộc
sống, vì vậy hiển nhiên nền giáo dục phải gắn với thực tiễn, giáo dục không được
sa vào tình trạng xa rời thực tiễn. Mặc dù đặc thù của môn toán là môn có tính trìu

tượng rất cao nhưng không có nghĩa là nó tách rời với thực tiễn cuộc sống. Thật
4
vậy, vào năm 1931 nhà toán học Kurt Godel đã công bố “Định lý bất toàn” làm
sụp đổ giấc mơ về nền toán học hoàn toàn trìu tượng dựa vào hệ tiên đề và logic
hình thức. Như vậy Godel đã giúp chúng ta khẳng định rằng “Toán học phải xuất
phát từ thực tiễn và phải phục vụ cho thực tiễn”. Vậy tại sao cơ sở khoa học rõ
ràng như vậy nhưng nhiều thầy cô lại quá chú trọng dạy những kiến thức quá hàn
lâm xa rời cuộc sống? Ta nên nhớ rằng khi tiến hành thay sách cấp THPT Bộ
GD&ĐT đã nhấn mạnh rất nhiều lần rằng: “Dạy học phải bám sát chuẩn kiến thức,
chuẩn kỹ năng” và rằng sách giáo khoa, sách bài tập…chỉ nên coi là tài liệu tham
khảo. Theo kinh nghiệm của cá nhân tôi: “Đối với môn toán học sinh chỉ cần nắm
được một lượng kiến thức rất ít nhưng vẫn có thể làm và hiểu rất tốt các bài tập
theo chuẩn kỹ năng. Thật vậy năm 2007 thầy giáo Trần Phương Giám đốc Trung
tâm Hỗ trợ nghiên cứu & phát triển các sản phẩm trí tuệ (thuộc Hội Liên hiệp Khoa
học Kỹ thuật Việt Nam) đã dạy 150 giờ cho 5 em học sinh lớp 6, kết quả là cả 5
em đã giải thành công đề thi tuyển sinh đại học năm 2007 với điểm trung bình là
8/10. Vậy nên chăng khuyến khích các giáo viên dạy toán nên thực dụng (Chỉ cung
cấp kiến thức tối thiểu để học sinh có thể giải được tất cả các bài tập theo chuẩn kỹ
năng). Đáng tiếc là hiện nay nhiều thầy cô chưa hiểu nên xảy ra hiện tượng khi
đồng nghiệp dạy thực dụng sẽ bị góp ý, bắt bẻ là: không dạy đủ nội dung, không
theo đúng trình tự trong SGK, không chính xác trong kiến thức…Giáo dục trong
thời gian tới phải là giáo dục những thứ mà xã hội cần chứ không phải là giáo dục
ra những thứ mà nền giáo dục có, không phải là giáo dục ra những thứ quá xa rời
thực tiễn và không phục vụ cho thực tiễn.
5
Nhà toán học: Kurt Godel – Với “Định lý bất toàn”
(Ảnh minh họa)
Qua những phân tích trên ta thấy rằng: Dạy và học toán là quá trình tiếp thu
những kiến thức cần thiết (Chuẩn kiến thức) và rèn luyện những kỹ năng cần thiết
thông qua các hệ thống bài tập (Chuẩn kỹ năng). Như vậy ta có thể hình dung quá

trình dạy học toán một cách thực dụng này giống với quá trình huấn luyện của vận
động viên thể thao: Tiếp thu những kiến thức cần thiết (Tối thiểu) và rèn luyện đi
rèn luyện lại những kỹ năng đến mức những kỹ năng đó trở thành phản xạ của vận
động viên.
Do sự tương đồng rất lớn đó nên ta có thể vận dụng linh hoạt một số nguyên tắc
trong huấn luyện thể thao vào quá trình dạy học toán (Thực dụng). Vì các nguyên
tắc này đã rất thành công khi vận dụng trong thể thao nên nó cũng sẽ phát huy tính
hiệu quả cao trong dạy và học toán thực dụng.
Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu xem nên vận dụng những nguyên tắc nào trong
huấn luyện thể thao vào dạy học toán? Tại sao lại vận dụng những nguyên tắc đó?
Và vận dụng như thế nào?
Trong thể thao, điều quan trọng nhất khi huấn luyện là “Mức độ sẵn sàng của
vận động viên”có nghĩa là quá trình huấn luyện chỉ được thực hiện khi vận động
viên đã sẵn sàng về mặt tâm lý và sinh lý cho việc huấn luyện. Một điểm quan
trọng nữa trong nguyên tắc này là “Toàn bộ việc huấn luyện phải phù hợp với mức
6
độ sẵn sàng của vận động viên”. Đây là điểm mà nguyên tắc cá nhân được áp dụng.
Khi vận dụng vào dạy học toán thì ta thấy rằng học sinh chỉ có thể hoàn thành tốt
bài học nếu như học sinh đã sẵn sàng về mặt tâm sinh lý. Có nghĩa là học sinh phải
cảm thấy yêu thích toán, hoặc ít nhất học sinh cũng phải cảm thấy thoải mái. Chính
vì vậy giáo viên nên tạo tâm lý thoải mái cho học sinh trước khi tiến hành các nội
dung của bài mới. Có thể kể một câu chuyện vui, có thể kể câu chuyện về tấm
gương vươn lên trong học tập, thậm chí có thể chỉ là một câu nói đùa sắc sảo…
Giáo viên nên đặt mình vào vai trò của huấn luyện viên, người luôn lên dây cót và
đả thông tinh thần cho các vận động viên trước khi tập luyện. Trong quá trình tập
luyện huấn luyện viên cũng luôn theo dõi sát sao diễn biến tâm lý của vận động
viên để từ đó làm công tác tư tưởng và điều chỉnh cho phù hợp. Huấn luyện viên
luôn luôn là chỗ dựa đáng tin cậy, là nơi mà các vận động viên tìm thấy động lực
và sự say mê. Việc duy trì mức độ sẵn sàng của vận động viên luôn là công việc
khó nhưng lại là điều kiện đặc biệt quan trọng để đi đến thành công, không huấn

luyện viên thành công nào lại không làm tốt công việc này. Đáng tiếc là hiện nay
nhiều thầy cô giáo lại không tạo được sự thoải mái cho học sinh, thậm chí các thầy
cô còn tạo tâm lý căng thẳng ngay trước khi bước vào tiết học, đã có nhiều học sinh
không yêu thích bộ môn vì giáo viên đã không tạo được sự say mê, yêu thích, thậm
chí gây căng thẳng cho học sinh.
Nói đến nguyên tắc “Mức độ sẵn sàng của vận động viên” ta nên hiểu sâu rộng
hơn theo nghĩa: trước khi bước vào thực hiện các nội dung của bài mới thì ngoài sự
sẵn sàng về tâm sinh lý học sinh còn phải chuẩn bị tốt các nội dung kiến thức cũ đã
học và nên xem qua các nội dung trong bài mới. Công việc rất quan trọng là giáo
viên phải dặn học sinh chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng cũ mà sẽ sử dụng nhiều
trong bài mới để học sinh xem lại và rèn luyện lại. Có nhớ và rèn luyện thành thạo
những kỹ năng đã học đó thì học sinh mới có thể tiếp thu những kiến thức và rèn
luyện những kỹ năng mới hiệu quả. Tuy nhiên chỉ nên yêu cầu học sinh xem lại
những kiến thức và kỹ năng thật cần thiết. Tránh yêu cầu xem lại những kiến thức,
7
kỹ năng không liên quan hoặc không sử dụng nhiều cho bài mới. Có thể thấy học
sinh mới bước vào lớp 10 là ví dụ điển hình về việc nếu học sinh không nắm vững
được kiến thức kỹ năng cơ bản đã học thì việc tiếp thu kiến thức mới cực kỳ khó
khăn. Theo kinh nghiệm của tôi: học sinh vừa vào 10 đa số hổng kiến thức cơ bản,
vì vậy nên trong học kỳ I, ngay từ đầu năm học, giáo viên nên tổ chức các buổi phụ
đạo cho học sinh vừa vào 10 nhằm dạy lại, rèn luyện lại những kỹ năng cơ bản như:
Cộng trừ phân số, giải phương trình bậc nhất 1 ẩn, giải phương trình bậc hai 1 ẩn,
giải hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn, cách vẽ đồ thị hàm bậc nhất 1 ẩn…Tuy nhiên
chú ý không được tham dạy kiến thức, chủ yếu rèn luyện những kỹ năng cơ bản, và
đặc biệt chú ý không được nóng vội. Ngoài ra mỗi ngày cho học sinh khoảng năm
ý nhỏ để về nhà làm. Thực tế tôi đã áp dụng trong 3 năm qua và chất lượng học kỳ
II đã cao hơn rất nhiều so với chất lượng học kỳ I (thậm chí chênh tới hơn 30%).
Điều này đã chứng tỏ rằng học sinh khi đã nắm và làm được các kỹ năng cơ bản sẽ
cảm thấy yêu thích bộ môn và tự tin hơn , từ đó các em chăm chỉ, cố gắng hơn
trong học tập. Khi áp dụng nguyên tắc “Mức độ sẵn sàng” thì trong quá trình dạy

học, giáo viên cũng phải thường xuyên quan tâm đến biến đổi tâm lý của học sinh
để kịp thời làm công tác tâm lý, xốc lại tinh thần cho các em nhằm đảm bảo các em
học sinh luôn trong tình trạng tốt nhất để hoàn thành tốt nhất theo giáo án giáo yêu
cầu.
Kiến thức phải được thiết kế theo các nấc thang gần nhau (Ảnh minh họa)
8
Nguyên tắc thứ hai mà các huấn luyện viên rất coi trọng là “Nguyên tắc đặc
trưng”. Do đặc điểm tâm sinh lý, mức độ tiếp thu, tài năng của các vận động viên
khác nhau là khác nhau nên giáo án cho từng vận động viên sẽ không giống nhau.
Giáo án này do huấn luyện viên căn cứ vào đặc điểm từng vận động viên để thiết
kế. VD: khi mới bắt đầu tập cầu lông 2 người có cùng bài tập đẩy cầu cao cuối sân,
nhưng sau 1 tháng người thứ 2 sẽ chuyển sang bài tập khác vì anh ta đã đẩy rất tốt
cầu cao cuối sân, còn người thứ nhất vẫn tiếp tục bài tập đó. Như vậy huấn luyện
viên phải căn cứ vào từng vận động viên để đưa ra các bài tập phù hợp. Áp dụng
vào dạy học toán ta thấy rằng: trong một lớp hiện nay có quá đông học sinh nên
việc quan tâm và nắm bắt được từng học sinh là việc rất khó. Tuy nhiên khó không
có nghĩa là giáo viên sẽ dạy cả lớp (không đồng đều về trình độ) theo cùng một
giáo án. Có thể khắc phục tình trạng này bằng cách giáo viên ngay từ đầu năm hãy
tiến hành khảo sát chất lượng, cộng thêm quá trình theo dõi để cố gắng phân chia
đối tượng học sinh thành 4 đối tượng: Nắm vững kiến thức cơ bản; Chưa nắm vững
kiến thức cơ bản; Hổng nhiều kiến thức cơ bản; Cá biệt. Từ đó thiết kế các giáo án
cho phù hợp với từng nhóm đối tượng. Điều quan trọng khi thiết kế giáo án là giáo
viên phải xác định rõ mục tiêu cụ thể cho từng nhóm đối tượng đối với từng nội
dung kiến thức. Với mỗi bài tập đưa ra phải xác định rõ bài tập đó có tác dụng trực
tiếp đối với quá trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo nào? Tránh đưa những bài tập xa
rời chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng. Nói cách khác người giáo viên khi thiết kế phải
thiết kế sao cho “chiếc giày kiến thức” đưa ra vừa chân với một nhóm học sinh có
kích thước bàn chân gần giống nhauu. Tránh tất cả học sinh với kích thước bàn
chân rất khác nhau sẽ xỏ chân vào chiếc giầy cùng cỡ do giáo viên đưa ra. Tóm lại
người giáo viên phải “Đóng giày theo kích thước bàn chân của học sinh”.

9
Đừng để học sinh đi những “chiếc giầy kiến thức” quá chật hoặc quá rộng
(ảnh minh họa)
Khi huấn luyện cũng cần phải tuân theo nguyên tắc “Vượt ngưỡng” và nguyên
tắc “Xen kẽ nặng nhẹ”. Cơ thể con người có thể thích nghi với việc huấn luyện tải
trọng. Tải trọng cần được tăng thêm dần dần. Nói cách khác, để cho việc huấn
luyện hiệu quả, tải trọng phải vượt quá yêu cầu. Nguyên tắc vượt ngưỡng có thể
được tận dụng thông qua: Tần suất, cường độ, thời gian. Quá trình thực hiện quá tải
phải tuân theo nguyên tắc tăng đều và thích nghi. Vì vậy các huấn luyện viên sẽ
tăng dần đều tải trọng và yêu cầu ngày càng cao, khắt khe với vận động viên. Tuy
nhiên tăng đều sự quá tải có nghĩa là liên tục tăng sự quá tải với thời gian phục hồi
thích hợp bởi vì cơ thể cần nghỉ ngơi cho sự thích nghi và điều chỉnh. Để tránh gây
quá tải, căng thẳng cho vận động viên và giúp vận động viên có thời gian phục hồi
các huấn luyện viên sẽ xen kẽ các bài tập luyện theo nguyên tắc nặng nhẹ. Áp dụng
vào trong dạy học ta thấy nguyên tắc “vượt ngưỡng” và “xen kẽ nặng nhẹ” rất hữu
dụng. Khi giáo viên đưa ra một kỹ năng mới thì hệ thống bài tập đưa ra phải được
thiết kế sao cho độ khó tăng dần. Khởi đầu bởi những bài tập rất dễ nhằm mục đích
tạo nên sự hưng phấn cho học sinh, tiếp đó là những bài tập gần gũi với bài tập
trước nhưng có thêm một hay một vài điểm nào đó mới đòi hỏi học sinh phải tư
duy. Tuy nhiên cần tránh lặp lại một bài tập quá nhiều lần trong một tiết, điều này
sẽ gây tâm lý chán ở học sinh vì không có thách thức mới. Chính những điểm mới
10
hơn so với bài cũ sẽ là động lực là nguồn tạo nên hưng phấn cho học sinh. Những
điểm mới phải rất gần gũi với các bài tập trước đó nếu không sẽ tạo ra những bài
vượt quá năng lực của học sinh vì vậy sẽ phản tác dụng làm học sinh chán nản. Khi
học sinh làm số lượng bài ở mức độ khó tương đối nhiều thì nên đan xen quay trở
lại các dạng bài dễ hơn nhằm mục đích giảm căng thẳng và lấy lại sự tự tin, hưng
phấn cho học sinh.Nhưng điều đó không có nghĩa là giảm yêu cầu đối với học sinh,
trong quá trình giảng dạy giáo viên phải luôn yêu cầu cao hơn trước đối với học
sinh và phải chỉ rõ sự tiến bộ cho học sinh sau mỗi giai đoạn.

Thực tế là chế độ tập luyện nặng có thể tiêu tốn nhiều thời gian và sự cố gắng
với việc luôn luôn gia tăng cường độ và khối lượng tập luyện. Khi mà khối lượng
tập luyện cao có thể rất đơn điệu và buồn tẻ (Một động tác, một bài tập có thể lặp đi
lặp lại rất nhiều lần). Khi sự đơn điệu, buồn tẻ xuất hiện sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu
quả tập luyện và đó là một tình huống nên tránh. Vì vậy trong thực tế các huấn
luyện viên sẽ sử dụng nguyên tắc “Đa dạng” tức là huấn luyện viên sẽ có những
phương án tập luyện phong phú để sử dụng theo chù kỳ. Đây là nơi mà sự sáng tạo
và óc tưởng tượng của huấn luyện viên có cơ hội phát huy để ngăn chặn sự nhàm
chán và đơn điệu. Hãy luôn luôn tạo nên sự đột phá. Thay đổi chu kỳ huấn luyện
đều đặn sau một vài tuần để tăng sự đa dạng nhằm ngăn ngừa sự ù lỳ và duy trì
niềm đam mê. Huấn luyện viên giỏi là người bằng sự đa dạng trong giáo án tập
luyện không bao giờ để vận động viên của mình cảm thấy đơn điệu, nhàm chán và
lụi tàn lửa đam mê. Trong dạy học cũng vậy, sự đơn điệu, nhàm chán luôn luôn
thường trực để làm tắt ngọn lửa nhiệt tình của cả thầy và trò. Vì vậy giáo viên phải
đưa ra hệ thống kiến thức, hệ thống bài tập đa dạng, phù hợp với nhận thức từng
nhóm học sinh (Không quá dễ cũng không quá khó), xen kẽ bài dễ với bài khó,
biến đổi hình thức bài toán cho gần gũi với thực tế cuộc sống xung quanh học sinh,
xen kẽ kể các câu chuyện về các nhà toán học, về lịch sử toán học, về các điều thú
vị trong toán học, về những ứng dụng lý thú của toán học trong cuộc sống…Qua
các ứng dụng thực tiễn, qua các câu chuyện toán học các em sẽ hiểu hơn, yêu mến
11
hơn bộ môn toán. Khi yêu mến bộ môn chắc chắn các em sẽ học hành tiến bộ hơn.
Như vậy nguyên tắc “Đa dạng” phải được vận dụng thường xuyên, liên tục và khéo
léo trong quá trình dạy học.
Một vận động viên khi mới tập luyện sẽ được huấn luyện viên cho tập lần lượt
các động tác cơ bản để phát triển toàn diện các kỹ năng cơ bản. Đây là tiền đề quan
trọng để vận động viên có nền tảng kỹ thuật, thể lực bước vào giai đoạn huấn luyện
chuyên biệt. Như vậy nguyên tắc “Toàn diện” rất quan trọng trong việc tạo nên nền
tảng cơ bản cho vận động viên trước khi đi vào tập luyện chuyên sâu. Vận dụng
nguyên tắc “toàn diện” vào dạy học ta thấy rằng: Giáo viên có trách nhiệm giúp

học sinh nắm bắt kiến thức và rèn luyện kỹ năng theo chuẩn kiến thức kỹ năng ở
mức độ cơ bản nhất theo năng lực hiện có của từng học sinh. Sau khi học sinh đã
nắm được toàn bộ chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng thì mới tiếp tục làm các bài tập ở
mức độ nhận thức cao hơn. Điều này cũng lý giải tại sao thực tế ở nhiều trường
THPT, một số trường chuyên ở một số vùng học sinh lại học dồn chương trình
(Trong 2 năm học xong nội dung chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng cấp THPT, trong
năm thứ 3 học sinh chỉ học chuyên sâu, nâng cao và giải các đề thi đại học, cao
đẳng…).
Hầu hết việc thích nghi trong huấn luyện rất dễ bị đảo ngược. Dù là một vận
động viên đẳng cấp quốc tế hay chỉ là một người bình thường bơi lội hay chạy để
tăng cường sức khoẻ, chỉ tốn 3 đến 4 tuần để cơ thể vận động viên mất đi tình trạng
có được do luyện tập . Nhưng sẽ không có vấn đề gì nếu vận động viên tập luyện
liên tục. Các nhà khoa học gọi nó là sự nghịch đảo. Áp dụng nguyên tắc nghịch đảo
trong dạy học ta thấy rằng: Theo quy luật quên của trí nhớ thì chi tiết quên trước, ý
chính quên sau. Trong chi tiết thì chi tiết nào phù hợp với hứng thú cá nhân, gây
được ấn tượng cảm xúc sâu sắc thì lâu quên hơn (“miếng ngon nhớ lâu, đòn đau
nhớ đời.”). Sự quên diễn ra với tốc độ không đồng đều: ở giai đoạn đầu mới ghi
nhớ, tốc độ quên khá nhanh và tốc độ quên giảm dần về sau (theo Ebin Gao). Vì
vậy để tránh nguyên tắc nghịch đảo giáo viên sẽ phải thiết kế hệ thống bài tập sao
12
cho sau 3 ngày học sinh sẽ gặp lại bài tập đó 1 lần, sau 1 tuần lại gặp lại, sau đó
cách dài thời gian hơn (1 tháng, 3 tháng…). Có như vậy học sinh mới giữ được
những kiến thức kỹ năng mình đã khổ công rèn luyện. Tránh tình trạng học xong
bỏ đấy, sau khoảng 10 ngày hoặc 1 tháng mới mở ra xem lại, khi đó kiến thức, kỹ
năng đã trở nên gần như mới hoàn toàn với học sinh. Việc tiếp thu kiến thức và rèn
luyện lại kỹ năng đã quên sẽ rất mất thời gian và công sức, đặc biệt sẽ làm học sinh
trở nên chán nản. Tuy nhiên khi thiết kế bài tập giáo viên không nên quá tham. Bài
tập giao cho học sinh chỉ nên ít và ở mức nhẹ nhàng và xen kẽ các dạng bài tập
khác nhau để học sinh không quên kiến thức kỹ năng và giúp tạo hưng phấn. Nếu
giao nhiều và khó sẽ làm các em căng thẳng chán nản khi đó lại phản tác dụng. Tuy

nhiên để tránh sự nghịch đảo thì giáo viên phải cho học sinh rèn luyện thật thành
thạo nhiều lần đối với từng kỹ năng. Thật vậy đã có công trình nghiên cứu chỉ ra
rằng mỗi dạng bài tập học sinh phải được làm đi làm lại từ 18 lần trở lên thì mới
thực sự trở thành kỹ năng của học sinh đó. Khi đã trở thành kỹ năng thành thạo thì
sự nghịch đảo sẽ diễn ra chậm hơn. Tuy nhiên các dạng bài tập phải được xen kẽ và
dàn đều trong một khoảng thời gian nhất định để tránh nhàm chán cho học sinh.
Như vậy qua phân tích những nguyên tắc trong thể thao trên, ta thấy rằng
chúng có thể được vận dụng rất hiệu quả trong công tác dạy học “toán thực dụng”.
Qua phân tích ta cũng thấy được sự gần gũi giữa Huấn luyện viên với giáo viên,
giữa vận động viên với học sinh. Nhưng tôi xin nhấn mạnh ở điểm: Khi dạy và học
toán người giáo viên phải luôn quan tâm đến yếu tố tinh thần của học sinh, nắm
được đặc điểm từng nhóm học sinh, mỗi kỹ năng phải được rèn luyện lặp lại nhiều
lần và phải được thiết kế đa dạng lặp lại sau một khoảng thời gian cách nhau dần để
tránh quên kiến thức kỹ năng.
Một điểm rất quan trọng làm nên thành công trong thể thao là tinh thần đam
mê, tự giác, nỗ lực hết mình của vận động viên. Vì vậy thiết nghĩ trong dạy và học
toán người giáo viên cũng phải khơi gợi được niềm đam mê, yêu bộ môn toán trong
học sinh hoặc ít nhất cũng làm cho học sinh không cảm thấy áp lực khi học toán.
13
Hiện nay, rất nhiều giáo viên cảm thấy bị áp lực khi dạy học cho học sinh
đặc biệt là với những học sinh giỏi bởi vì họ luôn tâm niệm rằng: “Người giáo viên
phải là người hiểu biết tất cả kiến thức để có thể truyền cho học sinh, trong quá
trình dạy nếu họ mắc phải sai lầm họ sẽ cảm thấy rất khổ tâm và tìm cách đổ lỗi
hoặc lấp liếm”. Như vậy sẽ làm xấu đi hình ảnh của người giáo viên trong học sinh.
Ta hãy nhìn sang nhiều môn thể thao, ta hãy khẳng định với nhau rằng: “huấn
luyện viên không phải là người giỏi hơn các cầu thủ, nhưng lại có rất nhiều huấn
luyện viên gặt hái được nhiều thành công lớn” (Rất nhiều ví dụ trong bóng đá…).
Tại sao huấn luyện viên không giỏi hơn cầu thủ nhưng các cầu thủ lại luôn tôn
trọng, tuân theo các giáo án tập luyện, các chỉ đạo, các hướng dẫn của huấn luyện
viên. Đó là vì huấn luyện viên là người có nhiều kinh nghiệm hơn, có đầu óc tổ

chức, là chỗ dựa tinh thần, tạo niềm say mê và tinh thần chiến đấu cho các cầu thủ,
huấn luyện viên là người đưa ra mục tiêu và dẫn dắt tất cả các thành viên của đội
cùng hướng tới mục tiêu cuối cùng đó. Vậy phải chăng các giáo viên khi dạy toán
cũng nên quan niệm vai trò của mình giống như vai trò của huấn luyện viên trong
thể thao, đặc biệt là trong thời đại công nghệ thông tin đang bùng nổ, thời đại mà
bất kỳ học sinh nào cũng có thể dễ dàng tìm được tài liệu trên mạng Internet, thời
đại mà học sinh có thể học hỏi qua rất nhiều phương tiện và từ nhiều nguồn khác
nhau. Giáo viên chúng ta hãy là những huấn luyện viên, là người đi trước và có
nhiều kinh nghiệm hơn để giúp: phát huy tối đa thế mạnh của từng học sinh, tư vấn
cho học sinh phương hướng phát triển để phát huy thế mạnh của mình, đồng thời
khuyến khích, động viên học sinh trên con đường học tập. Nhiều khi giáo viên hãy
trở thành một người bạn của các em học sinh. Người mà các em có thể bày tỏ quan
điểm, tình cảm một cách bình đẳng, thẳng thắn và chân thành, người mà các em có
thể đặt niềm tin, người đồng hành cùng các em trên con đường khám phá tri thức
vô tận của nhân loại. Chúng ta hãy là các cộng sự , là những sáng tạo, và là những
nhịp cầu nối các em với thế giới.
14
Kết luận
Như vậy SKKN đã chỉ ra tại sao lại phải dạy và học “Toán thực dụng” ở
trường THPT
SKKN đã phân tích các nguyên tắc huấn luyện trong thể thao và cách áp dụng
các nguyên tắc đó vào hoạt động dạy học toán ở trường THPT Tuần Giáo sao cho
hợp lý, khoa học và có hiệu quả.
SKKN cũng chỉ ra sự gần gũi trong vai trò giữa người huấn luyện viên với
giáo viên, giữa vận động viên với học sinh. Giúp người giáo viên, học sinh có cái
nhìn theo khía cạnh mới về vai trò, phương pháp của mình từ đó có thể vận dụng
được nhiều nguyên tắc, nhiều phương pháp mới và sáng tạo trong quá trình dạy học
toán.
Tuy nhiên, trong phạm vi một SKKN không thể hệ thống đầy đủ, chi tiết về việc
vận dụng các nguyên tắc trong thể thao vào dạy và học toán. Vì vậy tôi chỉ có thể

đưa ra một số nét chính, những ví dụ cơ bản nhằm phác họa một số nét cơ bản của
vận dụng một số nguyên tắc trong huấn luyện thể thao vào dạy và học toán giúp các
thầy cô có cái nhìn mới, theo góc cạnh mới về vai trò, phương pháp của giáo viên,
học sinh trong dạy và học toán. Mặt khác SKKN không thể tránh khỏi suy nghĩ
mang tính chất cá nhân của bản thân tôi, vì vậy rất mong các thầy cô vận dụng thật
linh hoạt cho phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình.
III. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
Đề nghị đối với sở giáo dục và đào tạo Điện Biên:
+ Trong các thời gian tập huấn cho giáo viên nên tuyên truyền hơn nữa, khắc
sâu hơn nữa về dạy và học theo chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng. Đặc biệt đối với
giáo viên mới ra trường.
+ Nâng cao chất lượng học sinh ở cấp THCS, đặc biệt làm chặt đối với công tác
coi thi, chấm thi vào lớp 10 để có thước đo đánh giá chính xác nhất chất lượng học
sinh ở cấp THCS.
15
Đề nghị đối với trường THPT Tuần Giáo:
+ Ngay từ đầu năm học, tiến hành khảo sát chính xác chất lượng học sinh từng
lớp đối với môn Toán. Điều này sẽ giúp Ban giám hiệu nắm được thực trạng chất
lượng đầu năm, giúp giáo viên dạy toán phân loại được đối tượng học sinh để có
chương trình dạy phù hợp với từng nhóm đối tượng.
+ Tiến hành tổ chức ôn phụ đạo bắt buộc trong học kỳ I đối với những học sinh
lớp 10 không đạt từ Trung bình trở lên đối với môn toán trong kỳ thi vào 10. Quán
triệt giáo viên ôn chỉ dạy những kiến thức và rèn luyện những kỹ năng nhằm lấp
hổng kiến thức cho học sinh. Từ đó làm tiền đề để học sinh sẽ học tốt môn toán
trong thời gian tiếp theo.
Kiến nghị đối với tổ Toán trường THPT Tuần Giáo: Nên phổ biến tuyên truyền
và định hướng các thầy cô trong tổ dạy và học toán một cách thực dụng. Từ đầu
năm có chương trình cụ thể để lấp hổng kiến thức cho học sinh mới vào lớp 10.
Tuần Giáo, ngày 15 tháng 04 năm
2011

XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG NGƯỜI VIẾT
Nguyễn Mạnh Hùng
16

×