Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

Bồi Dưỡng Hsg - Khtn 8 phần Sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.91 KB, 77 trang )

Tài liệu ôn tập học sinh giỏi KHTN – Sinh học lớp 8
-1-

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2023-2024
Môn: KHTN 8 (phân môn sinh học)

STT

Buổi thứ

1

1

Nội dung bồi dưỡng

- Cấu tạo, chức năng hệ vận động
- Sự co cơ, khả năng chịu tải của xương
2
2
- Một số bệnh liên quan đến hệ vận động
- Cấu tạo, chức năng các cơ quan tiêu hóa
3
3
- Bệnh liên quan đường tiêu hóa
4
4
- Bài tập trao đổi chất và chuyển hóa
- Khái niệm về miễn dịch, vai trị của vaccine
trong phịng chống dịch


5
5
- Các nhóm máu và cách truyền máu ở người,
bệnh về tim, máu
6
6
Bài tập hệ tuần hoàn
- Cấu tạo thành phần hô hấp phù hợp với chức
7
7
năng
- Các bệnh về đường hô hấp
8
8
- Bài tập hệ hô hấp
- Bài tập hệ hô hấp
9
9
- Cấu tạo chức năng của hệ bài tiết nước tiểu.
10
10
- Một số bệnh về hệ bài tiết.
11
11
- Hệ thần kinh và giác quan ở người
12
12
- Cấu tạo, chức năng của hệ thần kinh
13
13

- Một số bệnh tật về thần kinh và giác quan
Một số bệnh liên quan tới hệ bài tiết và cách
14
14
phòng tránh
- Một số bệnh về da và các biện pháp chăm sóc,
15
15
bảo vệ, làm đẹp da
-Thụ tinh, thụ thai, hiện tượng kinh nguyệt và các
16
16
biện pháp phòng tránh thai
17
17
- Các nhân tố sinh thái
- Khái niệm về quần thể, các đặc trưng của quần
18
18
thể sinh vật
- Khái niệm về quần xã sinh vật, các đặc trưng của
19
19
quần xã
- Hệ sinh thái, khái niệm chuỗi và lưới thức ăn
20
20
trong quần xã.
HỆ VẬN ĐỘNG Ở NGƯỜI.
Câu 1. Cấu tạo, chức năng của hệ vận động:


Số tiết Ghi chú
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3


Tài liệu ôn tập học sinh giỏi KHTN – Sinh học lớp 8
-2-

1. Cấu tạo: hệ vận động bao gồm bộ xương và hệ cơ
a. Bộ xương: – Bộ xương người trưởng thành bình thường có khoảng 206 xương, liên kết
với nhau bởi các khớp để tạo thành bộ khung của cơ thể.

– Bộ xương người có thể chia làm 3 phần (hình 2.1):
* Phần xương đầu: Gồm 23 xương
+ Sọ não: 8 xương.
+ Sọ mặt: 15 xương.
* Phần xương thân: có 59 xương.
+ Cột sống: 32- 34 đốt.
+ Xương sườn 24 xương (12 đôi, 10 đôi sườn thật, 2 đôi sườn cụt)
+ Xương ức: 1 xương.
* Phần xương chi: 124 xương
+ Bȧ vai: 2 xương.
+ Xương đòn: 2 xương.
+ Xương chậu: 2 xương.
+ Xương tay: 58 xương (mỗi tay 29 xương).
+ Xương chân: 60 xương (mỗi chân 30 xương, nhiều hơn tay 1 xương bánh chè).
– Căn cứ vào hình dạng và cấu tạo, người ta phân thành 3 loại xương:
+ Xương ngắn: ví dụ xương đốt sống …
+Xương dẹt: xương đai vai…
+ Xương dài: xương đùi, xương cánh tay…
- Căn cứ vào khả năng hoạt động, người ta phân thành 3 loại khớp:
+ Khớp động.
+ Khớp bán động.
+ Khớp bất động.
b Hệ cơ:
- Hệ cơ ở người có khoảng 600, tùy vị trí, chức năng cơ có hình dạng khác nhau, bao gồm
cơ vân, cơ trơn, cơ tim; điển là cơ vân (bắp cơ) có dạng hình thoi.
- Cơ bám vào xương nhờ các mô liên kết như dây chằng, gân
- Các cơ chính trong cơ thể:
+ Cơ đầu: cơ trán, cơ má, cơ môi, cơ lưỡi..
+ Cơ thân: cơ ngực, cơ lưng, cơ bụng..
+ Cơ tay: Cơ dellta, cơ cánh tay, cơ bàn tay, cơ ngón tay..

+ Cơ chân: cơ mông, cơ đùi, cơ bắp chân…
2. Chức năng của hệ vận động
– Bộ xương tạo khung nâng đỡ cơ thể, giúp cơ thể có hình dáng nhất định
– Bộ xương tạo khoang chứa và bảo vệ các nội quan.
- Bộ xương cùng với hệ cơ giúp cơ thể vận động, di chuyển và lao động.
Câu 2. Nêu đặc điểm cấu tạo của bộ xương phù hợp với chức năng nâng đỡ, bảo vệ và
vận động.
* Cấu tạo phù hợp với chức năng vận động, bảo vệ:
- Bộ xương khoảng 206 chiếc gắn với nhau nhờ các khớp , có 3 loại khớp :


Tài liệu ôn tập học sinh giỏi KHTN – Sinh học lớp 8
-3-

+ Khớp bất động: gắn chặt các xương với nhau giúp bảo vệ nâng đỡ . VD khớp xương sọ,
mặt, đai hông.
+ Khớp bán động khả năng hoạt động hạn chế để bảo vệ các cơ quan như tim, phổi …VD
khớp ở cột sống, lồng ngực …
+ Khớp động: khả năng hoạt động linh hoạt dễ dàng, chiếm phần lớn trong cơ thể -giúp
cho cơ thể vận động dễ dàng .VD khớp cánh tay, khớp cổ tay…
+ Tạo thành các khoang xương bảo vệ các nội quan: họp sọ bảo vệ não, lồng ngực bảo vệ
tim phổi, cột sống bảo vệ tủy
* Tính vững chắc đảm bảo chức năng nâng đỡ:
- TP hóa học của xương: gồm chất vô cơ và hữu cơ. Chất vô cơ giúp xương cứng rắn
chống đỡ được sức nặng của cơ thể và trọng lượng mang vác. Chất hữu cơ làm cho xương
có tính đàn hồi chống lại các lực tác động, làm cho xương khơng bị giịn, bị gãy
- Đặc điểm về cấu trúc của xương:
– Cấu trúc hình ống của xương dài giúp cho xương vững chắc và nhẹ.
– Xương gồm mô xương xốp và xương cứng:
+ Mô xương xốp cấu tạo bởi các nan xương xếp theo hình vịng cung có tác dụng phân tán

lực mà xương phải chịu, giúp cho xương có sức chịu đựng cao.
+ Mơ xương cứng gồm các tế bào xương xếp đồng tâm làm tăng khả năng chịu là lực của
xương.
Câu 3: Cấu tạo và chức năng các bộ phận xương dài ?
CÁC PHẦN
CẤU TẠO
CHỨC NĂNG
Làm giảm ma sát trong khớp khi cơ thể vận
Sụn bọc đầu xương, trơn bóng
động
Đầu xương
Làm xương giảm khối lượng, phân tán lực
Mô xương xốp gồm các nan
tác động lên xương lúc chống đỡ và khi cơ
xương, xếp theo kiểu hình cung
thể vận động, tạo ơ chứa tủy đỏ
Màng xương
Giúp xương to ra về bề ngang
Mô xương cứng
Chịu lực,đảm bảo vững chắc.
Thân xương
Sinh ra hồng cầu, chứa tủy vàng ở người
Khoang xương chứa tủy
già
Câu 4: Giải thích các đặc điểm cấu tạo xương dài thích nghi với khả năng chống đỡ
và vận động cơ thể?
* Đầu xương:
- Có lớp sụn bao bọc đầu xương trơn bóng,làm giảm ma sát của các xương vào nhau khi cơ
thể vận động
- Mô xương xốp: gồm các nan xương xếp theo nhiều hướng,vừa làm xương giảm khối

lượng,vừa có chức năng phân tán lực tác dụng lên xương lúc chống đỡ và vận động cơ thể
* Thân xương:
- Về hình dạng: thân xương hơi cong góp phân phân tán lực tác dụng và sức chịu đựng của
xương.
- Mô xương cứng: cấu tạo bởi nhiều trụ xương,tạo nên tính bền vững và chống chịu cho
xương.
Câu 5. Vì sao ở người già khi bị tai nạn thì xương dễ bị gãy và lâu phục hồi?


Tài liệu ôn tập học sinh giỏi KHTN – Sinh học lớp 8
-4-

- Xương gồm chất vô cơ và chất hữu cơ, tỉ lệ các chất này thay đổi theo độ tuổi. Chất
hữu cơ làm cho xương dẻo dai và có tính đàn hồi. Chất vơ cơ làm xương cứng nhưng dễ
gãy.
- Ở người già, xương cấu tạo bởi 1/3 chất hữu cơ, 2/3 chất vô cơ, xương bị phân hủy nhanh
hơn sự tạo thành, chất hữu cơ giảm vì vậy xương xốp, giòn, dễ gãy và sự phục hồi diễn ra
chậm, không chắc chắn.
Câu 6. Tại sao lứa tuổi thanh thiếu niên lại cần chú ý rèn luyện, giữ gìn để bộ xương
phát triển cân đối?
Vì:
Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, xương cịn mềm dẻo vì tỉ lệ chất hữu cơ nhiều hơn 1/3, tuy
nhiên trong thời kì này xương lại phát triển nhanh chóng, do đó muốn giữ cho xương phát
triển bình thường để cơ thể cân đối, đẹp và khỏe mạnh, phải giữ gìn vệ sinh về xương:
+ Khi mang vác, lao động phải đảm bảo vừa sức và cân đối 2 tay.
+ Ngồi viết ngay ngắn, khơng tựa ngức vào bàn, khơng gục đầu ra phía trước...
+ Khơng đi giày chật và cao gót.
+ Lao đơng vừa sức, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, phù hợp lứa tuổi và đảm
bảo khoa học.
+ Hết sức đề phòng và tránh các tai nạn làm tổn thương đến xương.

Câu 7: Xương có tính chất và thành phần hóa học như thế nào ? Nêu thí nghiệm để
chứng minh thành phần hóa học có trong xương ?
* Xương có 2 tính chất
- Đàn hồi ( mềm dẻo)
- Rắn chắc
* Thành phần hóa học của xương.
- Chất hữu cơ (chất cốt giao) đảm bảo cho xương có tính đàn hồi
- Chất vô cơ chủ yếu là các muối canxi làm cho xương có tính rắn chắc.
* Thí nghiệm chứng minh thành phần hóa học của xương.
+ Lấy một xương dùi ếch ngâm trong cốc đựng dung dịch acid clohidric 10% sau 10 đến
15 phút lấy ra, uốn lại thấy xương cong và mềm dẻo.
Tại vì: Acid HCl đã tác dụng với chất vô cơ của xương làm chất vô cơ bị phân hủy, chỉ
còn lại chất hữu cơ đo đó xương dẻo
+ Đốt xương đùi ếch trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương khơng cịn cháy nữa, khơng
cịn thấy khói bay, để nguội, bóp xương ta thấy xương cứng nhưng vỡ ra từng mảnh nhỏ.
Tại vì khi đốt xương chất hữu cơ đã cháy hết chỉ còn lại chất vơ cơ nên xương có độ rắn
chắc. Chất vơ cơ quy định tính rắn của xương.
Câu 8. Giải thích ngun nhân có hiện tượng “Chuột rút” ở các cầu thủ bóng đá.
- Hiện tượng “Chuột rút” là hiện tượng bắp cơ bị co cứng không hoạt động được.
- Nguyên nhân do các cầu thủ bóng đá vận động quá nhiều, ra mồ hôi dẫn đến mất nước,
mất muối khoáng, thiếu oxi. Các tế bào cơ hoạt động trong điều kiện thiếu oxi sẽ giải
phóng nhiều acid lactic tích tụ trong cơ à ảnh hưởng đến sự co và duỗi của cơ à Hiện
tượng co cơ cứng hay “Chuột rút”
Câu 9: Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3)
vừa qua, nhà trường tổ chức giải bóng đá nam cho học sinh khối 8. Trong trận đấu đầu tiên


Tài liệu ôn tập học sinh giỏi KHTN – Sinh học lớp 8
-5-


giữa đội bóng lớp 8A và đội bóng lớp 8B, khi trận đấu đang diễn ra thì có một cầu thủ của
đội bóng lớp 8A bỗng nhiên bị co cứng ở bắp cơ chân phải không hoạt động được, làm
trận đấu bị gián đoạn. Bằng những hiểu biết của mình về hoạt động của cơ, em hãy cho
biết:
- Hiện tượng trên được gọi là gì?
- Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng trên?
- Cách xử lí hiện tượng trên như thế nào?
- Hiện tượng: Bắp cơ bị co cứng, không hoạt động được gọi là hiện tượng cơ co quá mức
hay còn gọi là “chuột rút”.
- Nguyên nhân:
+ Khi thi đấu, do cơ hoạt động nhanh, nhiều và cơ thể ra nhiều mồ hôi dẫn tới ứ đọng
nhiều acid lactic; mất nước, muối và các chất điện giải  mỏi cơ.
+ Trước khi thi đấu, do khởi động, làm nóng cơ thể khơng kĩ làm cơ dễ bị co rút liên tục
với những động tác đột ngột.
- Cách xử lí:
+ Xoa bóp nhẹ vùng cơ đau, làm động tác kéo dãn cơ ở chân bị chuột rút và giữ cho đến
khi hết tình trạng co rút.
+ Chườm lạnh lên vùng cơ đau.
+ Ngừng chơi ngay, đưa vào nghỉ ở khu vực thoáng mát nghỉ ngơi.
+ Uống bù nước có chứa muối.
Câu 10. a. Hãy giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sơi lâu) thì bở?
- Khi ninh lâu thì chất cốt giao bị phân huỷ tạo nước hầm ngọt, sánh.
- Phần xương còn lại là chất vơ cơ khơng cịn được liên kết bởi cốt giao  xương bở, mềm
b. Tại sao học sinh ngồi học không đúng tư thế lâu ngày sẽ bị cong vẹo, cột sống ?
- Vì trong xương trẻ em thành phần cốt giao nhiều hơn vô cơ nên xương mềm dẻo hơn.
Nếu ngồi học không đứng tư thế sẽ dễ bị cong vẹo cột sống
Câu 9: Đặc điểm cấu tạo của hệ cơ liên quan đến chức năng vận động ?
- Cơ tham gia vận động là cơ vân. Đơn vị cấu tạo nên hệ cơ là tế bào cơ (sợi cơ) .Tế bào cơ
dài, gồm nhiều đơn vị cấu trúc, mỗi đơn vị cấu trúc gồm tơ cơ mảnh (sáng) và tơ cơ dày
(sẫm) xếp song song và xen kẽ nhau theo chiều dọc tạo nên các vân sáng và tối.

-Tập hợp các tế bào cơ tạo nên bó cơ bọc trong màng liên kết . Mỗi bắp cơ có nhiều bó cơ ,
bắp cơ ở giữa to 2 đầu thuôn nhỏ tạo thành gân bám vào 2 xương. Khi cơ co xương chuyển
động .
- Mỗi bắp cơ có mạch máu và dây thần kinh chi phối phân nhánh đến từng sợi cơ. Khi cơ
co là các tơ cơ mảnh xuyên vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm bắp cơ ngắn lại và phình
to khiến xương chuyển động .
- Sự co cơ là 1 phản xạ , năng lượng cần cho co cơ là do sự ôxi hóa các chất dinh dưỡng do
máu mang đến, đồng thời cũng thải ra các sản phẩm phân hủy vào máu để đưa đến các cơ
quan bài tiết ra ngoài.
Câu 10. Xương có cấu tạo phù hợp với chức năng?
a. Thành phần hố học của xương
Xương có những đặc điểm về thành phần hoá học bảo đảm độ vững chắc và mềm dẻo


Tài liệu ôn tập học sinh giỏi KHTN – Sinh học lớp 8
-6-

- Chất hữu cơ (chất cốt giao) gồm: protein (chủ yếu collagen), lipid và saccharide làm cho
xương mềm dẻo và có tính đàn hồi.
– Chất vơ cơ gồm: muối calcium và muối phosphate làm xương cứng chắc.
Sự kết hợp 2 loại chất này làm cho xương vừa dẻo dai vừa vững chắc.
Ở người lớn, xương cấu tạo bởi khoảng 1/3 chất hữu cơ, 2/3 chất vô cơ (tỉ lệ này thay đổi
theo độ tuổi).
b. Đặc điểm về cấu trúc của xương
– Cấu trúc hình ống của xương dài giúp cho xương vững chắc và nhẹ.
– Xương gồm mô xương xốp và xương cúng.
+ Mô xương xốp cấu tạo bởi các nan xương xếp theo hình vịng cung có tác dụng phân tán
lực mà xương phải chịu, giúp cho xương có sức chịu đựng cao.
+ Mơ xương cứng gồm các tế bào xương xếp đồng tâm làm tăng khả năng chịu là lực của
xương.

Câu 11. Cấu tạo của khớp phù hợp với chức năng?
- Khớp xương là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương
- Phân biệt các loại khớp xương:
Các loại khớp
Khớp động
Khớp bán động
Khớp bất động
Cấu tạo
Hai đầu có sụn trơn
Diện khớp phẳng,
Có đường nối giữa hai
bóng, ở giữa có dịch hẹp, giữa có đĩa sụn
xương là hình răng cưa
khớp, dây chằng
sít với nhau
Mức độ cử
Linh hoạt, dễ dàng
Hạn chế
Khơng cử động được
động
Ví dụ
Khớp cổ tay, khuỷu
Khớp các đốt sống
Khớp họp sọ
tay
Vai trò
Đảm bảo sự linh hoạt Tạo thành khoang
Bảo vệ nội quan và nâng
của tay chân, phù
bảo vệ nội quan, giúp đỡ

hợp với chức năng
cơ thể mềm dẻo
vận động, lao động
trong dáng đứng
thẳng và lao động
Câu 12. Thế nào là bệnh loãng xương? Nguyên nhân, hậu quả? Vì sao bệnh lỗng
xương thường gặp ở người già? Biện pháp phịng chống bệnh lỗng xương?
- Lỗng xương là bệnh xương chuyển hóa tiến triển làm mật độ chất khống trong xương
thưa dần, kèm theo suy giảm cấu trúc xương.
- Nguyên nhân:
+ Do cơ thể thiếu calcium và phosphorus sẽ thiếu nguyên liệu kiến tạo xương.
+ Ở người già sự phân huỷ tế bào xương nhiều hơn sự tạo thành, đồng thời tỉ lệ chất cốt
giao giảm vì vậy cấu tạo xương trở nên rời rạc (loãng xương).
+ Ở phụ nữ tiền mãn kinh là do sự thiếu hụt estrogen, nên các tế bào huỷ xương hoạt động
ngày càng mạnh. Khối lượng xương bị mất đi 2 – 4% mỗi năm trong suốt 10 – 15 năm đầu
sau khi mãn kinh.


Tài liệu ôn tập học sinh giỏi KHTN – Sinh học lớp 8
-7-

+ Bệnh lỗng xương cịn có thể do các yếu tố khác như: chế độ ăn thiếu calcium (Ca), lạm
dụng các thuốc chứa corticoid, mắc các bệnh mạn tính và ít vận động, nghiện rượu, thuốc
lá, hoặc do di truyền (có bố mẹ bị yếu xương, mắc các bệnh về xương,…).
- Hậu quả: xương bị biến dạng ( bị gù hoặc chiều cao bị thấp đi), dễ bị gãy xương
- Cách phịng tránh:
+ Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đặc biệt trong phòng trị ngừa loãng xương.
Nên chú ý chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đủ protein và đặc biệt là đủ calcium (Ca).
+ Có chế độ tập luyện thường xun, vì sự vận động sẽ làm vỏ xương dày lên (tập thể dục,
thể thao, khí cơng, dưỡng sinh,...).

Câu 13. Nêu ý nghĩa của luyện tập thể dục, thể thao? Lựa chọn phương pháp luyện tập thể
dục, thể thao phù hợp với lứa tuổi?
a. Nêu ý nghĩa của luyện tập thể dục, thể thao
Tập thể dục, thể thao có vai trị quan trọng với sức khỏe nói chung và sức khỏe của hệ vận
động nói riêng:
- Giúp kích thích tăng chiều dài và chu vi của xương, cơ bắp nở nang và rắn chắc, tăng
cường sự dẻo dai của cơ thể.
- Giúp cơ tim và thành mạch khỏe hơn do việc luyện tập giúp tim đập nhanh hơn và máu
chảy nhanh hơn khi vận động.
- Giúp duy trì cân nặng hợp lí do việc luyện tập giúp tăng phân giải lipid.
- Giúp tăng sức khỏe hệ hô hấp do việc luyện tập giúp tăng thể tích khí O2 khuếch tán vào
máu và tăng tốc độ vận động của các cơ hô hấp.
- Giúp hệ thần kinh khỏe mạnh do việc luyện tập giúp tăng lưu lượng máu lên não
b. Lựa chọn phương pháp luyện tập thể dục, thể thao cần đảm bảo phù hợp với mức độ,
thời gian luyện tập; thích hợp với lứa tuổi; đảm bảo sự thích ứng của cơ thể. Một số
phương pháp luyện tập phù hợp dành cho lứa tuổi 14 – 15 như: đi bộ, chạy bộ, đạp xe,
nhảy dây, bơi lội, bóng rổ, cầu lơng, bóng đá,…
.Câu14: Thế nào là tật vẹo cột sống, nguyên nhân và hậu quả?
* Vẹo cột sống là tình trạng các đốt sống bị xoay lệch về một bên, cong quá mức về phía
trước hay phía sau.
* Các nguyên nhân bao gồm:
- Trẻ nhỏ do tập đi, tập đứng quá sớm
- Tư thế hoạt động không đúng trong thời gian dài: tư thế ngồi học không đúng (lệch vai
sang trái hoặc sang phải, cúi đầu quá thấp), ngồi học trên bàn ghế kích thước khơng phù
hợp với lứa tuổi.
- Do phải lao động sớm, tư thế lao động gị bó như gánh, vác, đội, cõng hoặc bế em hoặc
mắc phải một số di chứng của bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, lao cột sống, bại liệt, tai
nạn.
- Mang vác vật nặng thường xuyên: trẻ nhỏ đeo cặp sách quá nặng so với tuổi và không
đều ở hai vai

* Hậu quả:
- Dị dạng thân hình, rối loạn tư thế, cản trở chiều cao, biến dạng khoang ngực tác động xấu
đến tim và phổi, ảnh hưởng tới sự phát triển của khung xương chậu (đặc biệt đối với em
gái sẽ gây ảnh hưởng đến sinh đẻ khi trưởng thành).


Tài liệu ôn tập học sinh giỏi KHTN – Sinh học lớp 8
-8-

- Gây lệch trọng tâm cơ thể, làm học sinh ngồi học không được ngay ngắn, gây cản trở cho
việc đọc, viết, căng thẳng thị giác và làm trí não kém tập trung dẫn đến ảnh hưởng xấu kết
quả học tập.
- Cơ thể lệch, không cân đối, bước đi không đều ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Câu 15: Em hãy nêu một số biện pháp bảo vệ hệ vận động và cách phòng chống các bệnh,
tật?
- Bàn ghế học tập cần có kích thước phù hợp với lứa tuổi, ngồi học ngay ngắn đúng tư thế.
- Đối với học sinh tiểu học và THCS phải sử dụng cặp sách 2 quai để đeo trên vai..
- Lập thời gian biểu cụ thể cho học tập, vui chơi giải trí, lao động, nghỉ ngơi hợp lý ở
trường cũng như ở nhà sao cho phù hợp với từng lứa tuổi cho từng cấp học.
- Tập luyện thể dục thường xuyên, lao động vừa sức sẽ giúp cho xương chắc khỏe, phòng
ngừa được bệnh loãng xương. Vận động hợp lý, ngủ đủ giấc giúp tăng cường sức khỏe
chung, điều hòa hoạt động của hệ nội tiết, kích thích sự phát triển của tế bào xương, tăng
chiều dài của xương.
- Sự mỏi cơ là do tích tụ các sản phẩm của trao đổi chất trong cơ đang hoạt động như acid
lactic, acid phosphoric… Nghỉ ngơi đúng cách là yếu tố quan trọng để phục hồi khả năng
làm việc của cơ. Cử động, luyện tập đúng phương pháp để phòng tránh chuột rút, dãn cơ…
- Chế độ dinh dưỡng cân đối đầy đủ chất dinh dưỡng, khẩu phần ăn có chứa calcium,
phosphorus, vitamin D, vitamin K2 sẽ giúp cho bộ xương chắc, khỏe.
- Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để cơ thể tự tổng hợp VTM D
Câu 16. Bệnh còi xương ở trẻ nhỏ? Nguyên nhân, cách phòng tránh?

- Trẻ em bị còi xương do cơ thể thiếu hụt vitamin D làm ảnh hưởng tới q trình hấp thụ,
chuyển hóa calcium và phosphorus.
* Nguyên nhân:
Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ánh sáng mặt trời nên vitamin D không được tổng hợp,
do kiêng khem quá mức và chế đ ăn nghèo calcium (Ca) – phosphorus (P), những trẻ
không được bú sữa mẹ.
Những trẻ dễ có nguy cơ bị cịi xương như:
+ Trẻ sinh non, sinh đơi. + Trẻ ni bằng sữa bị. + Trẻ quá bụ bẩm. + Trẻ sinh vào mùa
đông.
* Cách phòng tránh:
+ Cho trẻ trực tiếp tắm nắng hàng ngày: để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài 10 - 15
phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ).
+ Cho trẻ uống vitamin D, viatmin B1 – B2 – B6 (theo chỉ dẫn của bác sĩ).
+ Cho trẻ bú mẹ, ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều calcium như sữa, cua, tôm,
cá trong các bữa ăn hàng ngày; cho dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ, vì vitamin D là
loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng
không hấp thu được nên vẫn bị còi xương.
Các bệnh
Nguyên nhân
Số lượng người mắc
về hệ vận động
Do cơ thể thiếu calcium và vitamin Ước tính có khoảng 3,6 triệu người
Loãng xương
D, tuổi cao, thay đổi hormone,…
Việt Nam đang bị lỗng xương.
Cịi xương
Do cơ thể thiếu calcium và vitamin Tỉ lệ còi xương ở nước ta hiện nay


Tài liệu ôn tập học sinh giỏi KHTN – Sinh học lớp 8

-9-

Viêm khớp

D, rối loạn chuyển hóa vitamin D,

Do nhiễm khuẩn tại khớp, rối loạn
chuyển hóa, thừa cân, béo phì,…

dao động từ 12,5 – 26,4% ở trẻ
dưới 3 tuổi.
Ước tính có khoảng 85 % người
trên 85 tuổi gặp vấn đề về viêm
khớp, thối hóa khớp.

DINH DƯỠNG VÀ TIÊU HĨA Ở NGƯỜI
Câu 1.Thế nào là chất dinh dưỡng, dinh dưỡng. Mối quan hệ giữa dinh dưỡng và tiêu
hóa?
- Chất dinh dưỡng là các chất có trong thức ăn mà cơ thể sử dụng làm nguyên liệu cấu tạo
cơ thể và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.
- Dinh dưỡng là quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng để duy trì sự sống
của cơ thể.
- Mối quan hệ giữa dinh dưỡng và tiêu hóa : Hoạt động của hệ tiêu hóa giúp biến đổi thức
ăn thành các chất đơn giản tạo thuận lợi cho quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất
dinh dưỡng trong dinh dưỡng. Khơng có hoạt động tiêu hóa thì hoạt động dinh dưỡng
khơng thể diễn ra một cách hiệu quả.
Câu 2: a. Hệ tiêu hóa gồm những cơ quan nào? Chức năng của từng cơ quan trong
hoạt động tiêu hóa thức ăn?
b. Vì sao nói các cơ quan trong hệ tiêu hóa đã phối hợp và thống nhất với nhau trong
quá trình biến đổi thức ăn?

c. Hệ tiêu hóa có chức năng gì đối với cơ thể người?
a. Hệ tiêu hóa gồm những cơ quan sau:
* Ống tiêu hoá gồm: Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng và hậu
môn. Thực hiện chức năng biến đổi thức ăn về mặt lí học, vận chuyển dần thức ăn qua các
đoạn khác nhau của ống tiêu hóa.
- Miệng: Thực hiện chức năng tiếp nhận, cắn xé, nghiền nát, tạo viên thức ăn và nuốt thức
ăn
- Hầu: Thực hiện chức năng nuốt thức ăn sau khi đã được tiêu hóa ở khoang miệng →
xuống thực quản.
- Thực quản: Thực hiện chức năng chuyển thức ăn xuống dạ dày.
- Dạ dày: Tiêu hóa thức ăn về mặt cơ học là chủ yếu (các hoạt động co bóp của dạ dày).
- Ruột non: Thực hiện chức năng tiêu hóa thức ăn và hấp thụ các chất. Hầu hết thức ăn
được biến đổi về mặt hóa học ở ruột non nhờ có đầy đủ các loại enzyme của các tuyến tiêu
hóa (trừ xenlulơzơ).
- Ruột già: Có sự hấp thụ nước, lên men thối các chất cặn bã → tạo thành phân.
- Hậu mơn: Có chức năng thải phân ra khỏi cơ thể.
* Tuyến tiêu hố: gồm ba đơi tuyến nước bọt tiết nước bọt vào miệng, tuyến vị của dạ dày,
tuyến gan, tuyến tuỵ và các tuyến ruột.
- Các tuyến tiêu hóa thực hiện chức năng tiết dịch tiêu hóa (nước bọt, dịch vị, dịch mật,
dịch tụy, dịch ruột), biến đổi thức ăn về mặt hóa học.
b. Các cơ quan trong hệ tiêu hóa đã phối hợp và thống nhất với nhau trong quá trình
biến đổi thức ăn:


Tài liệu ôn tập học sinh giỏi KHTN – Sinh học lớp 8
-10-

- Giữa ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hố có sự thống nhất và hỗ trợ nhau trong hoạt động
tiêu hoá thức ăn. Kết quả hoạt động của bộ phận này tạo điều kiện cho hoạt động của bộ
phận còn khác diễn ra.

+ Thức ăn qua biến đổi cơ học(nhai, trộn, co bóp...) của ống tiêu hố trở nên mềm, nhỏ
hơn rất thuận lợi cho các enzyme của dịch tiêu hoá tiết ra từ các tuyến tiêu hoá biến đổi
hoá học.
+ Ngược lại, hoạt động biến đổi hoá học của các tuyến tiêu hoá càng triệt để thì các sản
phẩn dinh dưỡng đơn giản hấp thụ càng nhiều, cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng
cho cơ thể và các ống tiêu hoá hoạt động.
c. Chức năng của hệ tiêu hóa đối với cơ thể người là: Biến đổi thức ăn thành các chất
dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruột non, đồng thời thải bỏ các chất
bã, chất thừa, chất không cần thiết... ra khỏi cơ thể.
Câu 3: a. Quá trình tiêu hóa gồm những hoạt động chủ yếu nào?
b. Các chất trong thức ăn có thể được phân thành những nhóm nào?
c. Các chất cần cho cơ thể như: nước, vitamin, muối khống khi vào cơ thể theo
đường tiêu hóa thì cần phải qua những hoạt động nào của hệ tiêu hóa? Cơ thể người
có thể nhận các chất này theo con đường nào khác khơng?
a. Q trình tiêu hóa gồm những hoạt động chủ yếu sau:
- Ăn và uống.
- Đẩy thức ăn vào ống tiêu hóa.
- Tiêu hóa thức ăn.
- Hấp thụ các chất dinh dưỡng.
- Thải phân.
b. Các chất trong thức ăn có thể được phân thành những nhóm sau:
* Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo hóa học thì các chất trong thức ăn được phân thành 2 nhóm
là: Các chất hữu cơ và các chất vơ cơ.
- Các chất hữu cơ: Gluxit, lipid, protein, vitamin, acidnuclêic
- Các chất vơ cơ: Muối khống và nước.
* Căn cứ vào đặc điểm biến đổi qua hoạt động tiêu hóa thì các chất trong thức ăn được
phân thành 2 nhóm là: Các chất bị biến đổi về mặt hóa học qua hoạt động tiêu hóa và các
chất khơng bị biến đổi về mặt hóa học qua hoạt động tiêu hóa.
- Các chất bị biến đổi về mặt hóa học qua hoạt động tiêu hóa gồm có: Gluxit, lipid, protein,
acidnuclêic- Các chất khơng bị biến đổi về mặt hóa học qua hoạt động tiêu hóa gồm có:

Các vitamin, muối khống và nước.
c. Các chất cần cho cơ thể như nước, vitamin, muối khống khi vào cơ thể theo
đường tiêu hóa thì cần phải qua những hoạt động của hệ tiêu hóa như:
- Ăn và uống.
- Đẩy thức ăn vào ống tiêu hóa.
- Hấp thụ các chất dinh dưỡng.
* Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường khác như: Tiêm, chuyền qua tĩnh
mạch máu vào hệ tuần hoàn máu, hoặc qua kẽ giữa các tế bào vào nước mơ rồi lại vào hệ
tuần hồn máu.
Câu 3:


Tài liệu ôn tập học sinh giỏi KHTN – Sinh học lớp 8
-11-

a.Quá trình biến đổi thức ăn qua các giai đoạn của ống tiêu hóa?
b. Với một khẩu phần ăn có đầy đủ các chất và sự tiêu hóa diễn ra có hiệu quả thì
thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là gì?
Hướng dẫn trả lời
a. Quá trình biến đổi thức ăn qua các giai đoạn của ống tiêu hóa diễn ra như sau:
* Ở khoang miệng: Thức ăn chủ yếu được biến đổi về mặt lí học.
- Tiêu hóa cơ học (lí học): Tiết nước bọt, nhai, nghiền, đảo trộn thức ăn thấm đều nước
bọt, làm mềm thức ăn và tạo viên thức ăn.
- Tiêu hóa hóa học: enzyme amylase của tuyến nước bọt biến đổi 1 phần tinh bột chín
trong thức ăn thành đường Maltose (đường đôi)
* Ở dạ dày: Thức ăn chủ yếu được biến đổi về mặt lí học. .
- Tiêu hóa cơ học (lí học): Tiết dịch vị, co bóp của dạ dày, đảo trộn thức ăn thấm đều dịch
vị, làm mềm, nhuyễn thức ăn.
- Tiêu hóa hóa học: enzyme pepsin của dịch vị biến đổi 1 phần Protein (chuỗi dài) trong
thức ăn thành Protein (chuỗi ngắn- peptit)

* Ở ruột non: Thức ăn chủ yếu được biến đổi về mặt hóa học.
- Tiêu hóa cơ học (lí học): Tiết dịch tiêu hóa, lớp cơ co dãn tạo các cử động làm thức ăn
thấm đều dịch tiêu hóa, đẩy thức ăn xuống các phần khác của ruột, muối mật phân nhỏ
lipid tạo nhũ tương hóa.
- Tiêu hóa hóa học: Nhờ tác dụng của dịch mật, enzuyme trong dịch tụy và dịch ruột tất cả
các chất dinh dưỡng có trong thức ăn được biến đổi thành những chất đơn giản hoà tan mà
cơ thể có thể hấp thụ được.
+ Tinh bột, đường đôi biến đổi thành đường đơn (nhờ các enzyme: Amylase, Maltase…),
+ Protein biến đổi thành amino acid (nhờ enzyme: pepsin, Tripsin…),
+ Lipid được biến đổi thành acid béo và glycerol (nhờ enzyme lipase)
+ Acid Nucleic thành các thành phần của Nucleotit (nhờ enzyme nuclease và enzyme
ribônuclease)
- Ruột non là cơ quan hấp thụ chất dinh dưỡng:
+ Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp, trong đó có nhiều lơng ruột với lơng cực nhỏ → đã làm
tăng diện tích tiếp xúc giữa niêm mạc với thức ăn lên nhiều lần.
+ Trong lơng ruột có hệ thống mạng lưới mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc tạo
điều kiện cho sự hấp thụ và vận chuyển các chất được nhanh chóng.
+ Màng ruột là màng thấm có tính chọn lọc chỉ hấp thụ vào máu những chất cần thiết cho
cơ thể, kể cả khi nồng độ các chất đó thấp hơn nồng độ có trong máu và khơng cho những
chất độc vào máu kể cả khi nó có nồng độ cao hơn trong máu.
* Ở ruột già và trực tràng:
- ở ruột già hấp thụ thêm một số chất dinh dưỡng, chủ yếu hấp thụ lại nước, cô đặc chát
cặn bã.
- Các chất khơng được tiêu hóa ở phần trên, chất cặn bã, chất thừa được vi khuẩn lên men
tạo thành phân. Phân được thải ra ngoài nhờ nhu động của ruột già và theo cơ chế phản
xạ.
b. Với một khẩu phần ăn có đầy đủ các chất và sự tiêu hóa diễn ra có hiệu quả thì
thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là:



Tài liệu ôn tập học sinh giỏi KHTN – Sinh học lớp 8
-12-

Đường đơn, amino acid, acid béo và glycerol, các thành phần của Nucleotit (nhờ enzyme
nuclease và enzyme ribonuclease), các loại vitamin, các loại muối khống, nước.
Câu 4:
a. Vì sao nói, khoang miệng có cấu tạo phù hợp với chức năng của chúng?
b. Với một khẩu phần ăn có đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực
quản thì cịn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp?
c. Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của Câu thành ngữ: “Nhai kĩ no lâu”
d. Vì sao trẻ em thường có thói quen ngậm cơm, cháo lâu trong miệng?
Hướng dẫn trả lời
a. Khoang miệng có cấu tạo phù hợp với chức năng cắn xé, nhai, nghiền, đảo trộn thức ăn
thấm đều nước bọt và tạo viên thức ăn.
- Răng được phân hóa thành 3 loại phù hợp với các hoạt động của nó.
+ Răng cửa: cắn, cắt thức ăn.;
+ Răng nanh: Xé thức ăn.
+ Răng hàm: Nhai, nghiền nát thức ăn.
- Lưỡi: Được cấu tạo bởi hệ cơ khỏe, linh hoạt phù hợp với chức năng đảo trộn thức ăn.
- Cơ má, cơ môi: Tham gia giữ thức ăn trong khoang miệng.
- Các tuyến nước bọt: Lượng nước bọt tiết ra nhiều khi ăn để làm mềm thức ăn (đặc biệt
thức ăn khơ). Trong nước bọt cịn có enzyme amylase tham gia biến đổi1 phần tinh bột
chín thành đường đơi.
b. Với một khẩu phần ăn có đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực
quản thì cịn những loại chất trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp là: Tinh bột, đường
đôi, Protein, Lipid, acid Nucleic.
c. Nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ: “Nhai kĩ no lâu” - Khi nhai kĩ thức ăn
sẽ được biến thành dạng nhỏ, làm tăng bề mặt tiếp xúc với các enzyme tiêu hóa → nên
hiệu suất tiêu hóa cao, cơ thể sẽ hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng, cơ thể được đáp ứng
đầy đủ nhu cầu nên no lâu.

d. Trẻ em thường có thói quen ngậm cơm, cháo lâu trong miệng là vì: - Khi ngậm cơm
lâu trong miệng, tinh bột trong cơm sẽ được enzyme amylase biến đổi thành đường đôi
(đường maltose), đường này đã tác động lên các gai vị giác trên lưỡi → sẽ cảm thấy vị
ngọt, nên trẻ em thường thích ngậm cơm lâu trong miệng
. Tuy nhiên nếu ngậm cơm nhiều lần liên tục sẽ trở thành thói quen xấu.
Câu 5:
a. Vì sao nói, dạ dày có cấu tạo phù hợp với chức năng của chúng?
b. Với một khẩu phần ăn có đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở dạ dày thì cịn những loại
chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp?
c. Vì sao protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng protein của lớp niêm mạc
dạ dày lại được bảo vệ, không bị phân hủy?
Hướng dẫn trả lời
a. Dạ dày có cấu tạo phù họp với chức năng của chúng:
- Dạ dày có vai trị tiếp nhận thức ăn từ thực quản, lưu giữ và biến đổi thức ăn về mặt cơ
họclà chủ yếu, chỉ có thức ăn bản chất protein được phân cắt thành các chuỗi ngắn.


Tài liệu ôn tập học sinh giỏi KHTN – Sinh học lớp 8
-13-

- Dạ dày có hình dạng như một cái túi cong thắt hai đầu với dung tích tối đa khoảng 3 lít,
dạ dày được phân thành 3 phần: Tâm vị, thân vị và môn vị.
+ Tâm vị: Là phần trên cùng, tiếp nhận thức ăn từ thực quản.
+ Thân vị: Là phần giữa, nơi diễn ra các hoạt động tiêu hóa chủ yếu của dạ dày.
+ Mơn vị: Là phần cuối cùng của dạ dày, cho thức ăn xuống tá tràng thành từng đợt.
- Thành dạ dày gồm 4 lớp: Lớp màng, lớp cơ rất dày và khỏe (gồm 3 lóp là cơ dọc, cơ
vịng và cơ chéo), lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc.
+ Lớp màng: Là lớp ngồi cùng có tác dụng liên kết và bảo vệ các lớp bên trong.
+ Lớp cơ: Rất dày và khỏe (gồm 3 lớp là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo) phù hợp với chức
năng co bóp, nhào trộn và nghiền nát thức ăn (biến đổi thức ăn về mặt lí học).

+ Lớp dưới niêm mạc: Tại đây có hệ thống dây thần kinh có chức năng tạo cảm giác no,
đói đồng thời gây hiện tượng tiết dịch vị trong dạ dày.
+ Lớp niêm mạc: Tại đây có tuyến vị tiết dịch vị có chứa enzyme pepsin đóng vai trị biến
đổi thức ăn protein về mặt hóa học.
b. Với một khẩu phần ăn có đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở dạ dày thì cịn những loại
chất cần được tiêu hóa tiếp là:
+ Tinh bột, đường đơi.
+ Protein (chuỗi ngắn gồm 3-10 acid amin).
+ Lipid.
+ Acid Nuclêic.
c. Protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng protein của lớp niêm mạc dạ dày
lại được bảo vệ, khơng bị phân hủy là vì:
- Khi mới tiết ra pepsin ở dạng chưa hoạt động (pepsinogen), sau khi được HCl hoạt hóa
→ mới trở thành dạng hoạt động (enzyme pepsin).
- Do các chất nhầy được tiết ra từ các tế bào tiết chất nhầy ở cổ tuyến vị phủ lên bề mặt
niêm mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với enzyme pepsin
- Ở người bình thường (khơng bị bệnh viêm loét dạ dày) sự tiết chất nhầy là cân bằng với
sự tiết pepsin, HC1 → vì thế niêm mạc dạ dày luôn được bảo vệ khỏi sự phân hủy.
Câu 6:
a. Vì sao thức ăn sau khi đã được nghiền bóp kĩ ở dạ dày chỉ chuyển xuống ruột non
thành từng đợt? Hoạt động như vậy có tác dụng gì?
b. Một người bị triệu chứng thiếu acid trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể
thế nào?
Hướng dẫn trả lời
a. Thức ăn đã được nghiền nhỏ và nhào trộn kĩ, thấm đều dịch vị ở dạ dày sẽ được
chuyển xuống ruột non một cách từ từ, theo từng đợt là nhờ:
- Sự co bóp của cơ thành dạ dày phối hợp với sự đóng mở của cơ vịng mơn vị.
- Cơ vịng mơn vị ln đóng, chỉ mở cho thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột khi thức ăn
đã được nghiền và nhào trộn kĩ với dịch vị.
- Thức ăn vừa chuyển xuống có tính acid → tác động vào niêm mạc tá tràng gây nên phản

xạ đóng mơn vị, đồng thời cũng gây phản xạ tiết dịch tụy và dịch mật.
- Dịch tụy và dịch mật có tính kiềm sẽ trung hịa acid của thức ăn từ dạ dày xuống làm
ngừng phản xạ đóng môn vị, môn vị lại mở và thức ăn từ dạ dày lại xuống tá tràng.


Tài liệu ôn tập học sinh giỏi KHTN – Sinh học lớp 8
-14-

- Cứ như vậy thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột non thành từng đợt với một lượng nhỏ
→ tạo thuận lợi cho thức ăn có đủ thời gian tiêu hóa hết ở ruột non (được enzyme biến đổi
về mặt hóa học) và hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng.
b. Một người bị triệu chứng thiếu acid trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể
diễn ra như sau:
- Mơn vị thiếu tín hiệu đóng nên thức ăn sẽ qua mơn vị xuống ruột non liên tục và nhanh
hơn, thức ăn sẽ không đủ thời gian ngấm đều dịch tiêu hóa của ruột non nên hiệu quả tiêu
hóa sẽ thấp.
- Nếu thiếu HCl trong dạ dày thì pepsinogen sẽ khơng được hoạt hóa để trở thành enzyme
pepsin - dạng hoạt động → nên protein trong dạ dày sẽ không được biến đổi về mặt hóa
học → sự tiêu hóa ở ruột non cũng sẽ gặp khó khăn và kém hiệu quả hơn.
Câu 7:
a. Cho biết cơ chế tiết dịch tiêu hóa của các tuyến tiêu hóa? b. Vai trị của các thành
phần trong dịch vị ở dạ dày?
a. Cơ chế tiết dịch tiêu hóa của các tuyến tiêu hóa diễn ra như sau:
- Tuyến nước bọt: Bình thường tuyến nước bọt vẫn đều đều tiết ra. Nhưng khi nhìn thấy,
ngửi thấy, nghe thấy, được ăn thức ăn thì nước bọt được tiết ra mạnh mẽ hơn.
- Tuyến vị: Dịch vị chỉ được tiết ra khi thức ăn được đưa vào miệng, chạm vào niêm mạc
lưỡi.
- Tuyến gan: Bình thường gan vẫn tiết ra dịch mật và tích trữ ở túi mật. Nhưng khi thức ăn
chạm vào lưỡi, niêm mạc dạ dày thì dịch mật được tiết ra mạnh mẽ hơn.
- Tuyến tụy: Bình thường tuyến tụy tiết ra rất ít dịch tụy. Nhưng khi thức ăn chạm vào

lưỡi, niêm mạc dạ dày thì dịch tụy được tiết ra mạnh mẽ.
- Tuyến ruột: Dịch ruột chỉ được tiết ra khi thức ăn được chạm vào niêm mạc ruột.
b. Vai trò của các thành phần trong dịch vị ở dạ dày:
- Nước: Chiếm khoảng 95% thành phần dịch vị, có vai trị hịa lỗng HCl đồng thời tạo
mơi trường thuận lợi cho q trình tiêu hóa thức ăn.
- Chất nhầy: Có vai trị làm mềm thức ăn và bảo vệ niêm mạc dạ dày tránh khỏi tác động
bởi enzyme pepsin.
- Acid clohidric (HCl):
+ Gây tín hiệu đóng mơn vị.
+ Hoạt hóa pepsinogen → thành enzyme pepsin - dạng hoạt động.
+ Tạo môi trường thuận lợi cho pepsin hoạt động.
+ Làm biến tính protein.
- Enzyme pepsin: Đóng vai trị biến đổi protein chuỗi dài thành các chuỗi ngắn (3-10 aa).
Câu 8: Trình bày các cử động chủ yếu của ruột non, ruột già trong việc biến đổi thức
ăn về mặt cơ học?
- Các cử động chủ yếu của ruột non:
+ Co thắt từng phần: Chủ yếu do lớp cơ vòng gây ra, từng đoạn ruột co thắt làm tiết diện
ruột thu hẹp → thức ăn được nhào trộn.
+ Cử động quả lắc: Chủ yếu do lớp cơ dọc thay nhau co, dãn làm cho các đoạn ruột trườn
đi, trườn lại.
+ Cử động nhu động: Là những co thắt lan truyền theo kiểu làn sóng từ trên xuống.


Tài liệu ôn tập học sinh giỏi KHTN – Sinh học lớp 8
-15-

+ Cử động nhu động ngược: Cũng là những co thắt lan truyền theo kiểu làn sóng nhưng
ngược từ dưới lên.
- Các cử động chủ yếu của ruột già:
+ Cử động nhu động: Là những co thắt lan truyền theo kiểu làn sóng từ trên xuống.

+ Cử động nhu động ngược: Cũng là những co thắt lan truyền theo kiểu làn sóng nhưng
ngược từ dưới lên.
Câu 9: Trong ống tiêu hóa của người, ở những vị trí nào xảy ra tiêu hóa cơ học? Vai
trị của tiêu hóa cơ học tại những vị trí đó?
- Trong ống tiêu hóa của người, ở tất cả các vị trí của ống tiêu hóa đều xảy ra tiêu hóa cơ
học. Tuy nhiên ở các vị trí khác nhau, tiêu hóa cơ học có vai trị khác nhau.
- Vai trị của tiêu hóa cơ học tại những vị trí của ống tiêu hóa.
+ Tiêu hóa cơ học ở khoang miệng: cắn xé, nhai, nghiền, đảo trộn thức ăn thấm đều nước
bọt làm cho thức ăn trở nên nhỏ, mềm, trơn, thấm đều enzyme tiêu hóa và tạo viên thức ăn.
+ Tiêu hóa cơ học ở dạ dày: Nhào trộn, làm nhuyễn thức ăn, trộn đều thức ăn với dịch vị
→ làm cho thức ăn trở thành dạng vị trấp, tạo điều kiện thuận lợi cho q trình tiêu hóa
hóa học ở ruột non. Ngồi ra sự co bóp của dạ dày cịn tham gia vào q trình điều hịa
đóng, mở mơn vị.
+ Tiêu hóa cơ học ở ruột non: Tiêu hóa cơ học ở ruột non chủ yếu là hoạt động nhu động
và nhu động ngược giúp thức ăn thấm đều dịch tiêu hóa
+ Tiêu hóa cơ học ở ruột già: Tiêu hóa cơ học ở ruột già chủ yếu là hoạt động nhu động và
nhu động ngược.
Tạo điều kiện cho các vi sinh vật lên men thối → tạo phân giúp ruột già hấp thụ nước cho
cơ thể và đào thải ra ngồi.
Câu 10. Ruột non có những chức năng chủ yếu nào? Phân tích đặc điểm cấu tạo của
ruột non phù hợp với chức năng đó?
a. Ruột non có 2 chức năng chính là: Hồn thành q trình tiêu hóa hóa học (biến dổi
các chất có trong thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản) và hấp thụ các chất dinh
dưỡng vào cơ thể.
b. Đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng tiêu hóa hóa học:
- Ruột non là cơ quan dài nhất trong ống tiêu hóa
- Thành ruột non cũng có 4: lớp màng, lớp cơ (cơ dọc và cơ vòng), lớp dưới niêm mạc và
lớp niêm mạc.
- Nhờ lớp cơ thành ruột co dãn tạo nhu động thấm đều dịch tiêu hóa, đẩy thức ăn xuống
các phần khác của ruột.

- Đoạn đầu của ruột non (tá tràng) có ống dẫn chung của dịch tụy và dịch mật đổ vào chứa
nhiều loại enzyme tiêu hóa. - Lớp niêm mạc có nhiều tuyến ruột tiết dịch ruột.
- Như vậy ở ruột non có đầy đủ các loại enzyme tiêu hóa tất cả các loại thức ăn, do đó thức
ăn được hồn tồn biến đổi thành những chất đơn giản có thể hấp thụ vào máu.
c. Đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh
dưỡng:
- Ruột non là cơ quan dài nhất trong ống tiêu hóa (dài khoảng 2,8 - 3m).
- Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp, trong đó có nhiều lơng ruột, với lơng cực nhỏ → đã làm
tăng diện tích tiếp xúc giữa niêm mạc với thức ăn lên nhiều lần.


Tài liệu ôn tập học sinh giỏi KHTN – Sinh học lớp 8
-16-

- Trong lơng ruột có hệ thống mạng lưới mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc tạo
điều kiện cho sự hấp thụ và vận chuyển các chất được nhanh chóng.
- Màng ruột là màng thấm có tính chọn lọc chỉ hấp thụ vào máu những chất cần thiết cho
cơ thể, kể cả khi nồng độ các chất đó thấp hơn nồng độ có trong máu và khơng cho những
chất độc vào máu kể cả khi nó có nồng độ cao hơn trong máu.

Câu 11:
a. Trình bày quá trình hấp thụ và vận chuyển các chất dinh dưỡng.
b. Tại sao thức ăn gần như không được hấp thu ở dạ dày mà chỉ được hấp thu càng
lúc càng mạnh ở các phần của ruột non kể từ sau tá tràng?
c. Trình bày đặc điểm cấu tạo của ruột già phù hợp với chức năng của nó?
a. Quá trình hấp thụ và vận chuyển các chất dinh dưỡng được diễn ra như sau:
- Hầu hết các chất dinh dưỡng được hấp thụ qua thành ruột non (tuy nhiên cịn có một số
chất vẫn được hấp thụ ở niêm mạc miệng và dạ dày nhưng rất ít). Màng ruột là màng thấm
có chọn lọc chỉ hấp thụ những chất cần thiết cho cơ thể (hấp thụ chủ động), một số chất
được hấp thụ theo hình thức khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp

(hấp thụ bị động).
- Các chất dinh dưỡng được hấp thu và vận chuyển theo 2 con đường:
+ Theo đường máu: Gồm đường, khoảng 30% lipid (acid béo và glixêrin), acid amin, các
vitamin tan trong nước (C; B), các muối khoáng, nước.
+ Theo đường bạch huyết: Khoảng 70% lipid (các giọt nhỏ đã nhũ tương hóa), các vitamin
tan trong dầu mỡ (A, D, E, K...).
b. Thức ăn gần như không được hấp thụ ở dạ dày mà chỉ được hấp thụ càng lúc càng
mạnh ở các phần của ruột non kể từ sau tá tràng.
- Ở dạ dày, thức ăn chưa được biến đổi xong về mặt hóa học. Chỉ mới có một phần gluxit
và protein được biển đổi thành đường maltose và các chuỗi peptit ngắn.
- Thức ăn được hấp thu càng lúc càng mạnh ở các phần của ruột non kể từ sau tá tràng là
vì:
+ Sau đoạn tá trang, thức ăn được biến đổi hoàn toàn thành những chất đơn giản mà cơ thể
có khả năng hấp thụ được.
+ Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp, trong đó có nhiều lơng ruột, mỗi lơng ruột có vơ số
lơng cực nhỏ → đã làm tăng diện tích tiếp xúc giữa niêm mạc với thức ăn lên nhiều lần.
+ Trong lơng ruột có hệ thống mạng lưới mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc tạo
điều kiện cho sự hấp thụ và vận chuyển các chất được nhanh chóng.
c. Đặc điểm cấu tạo của ruột già phù hợp với chức năng của nó:
- Ruột già thực hiện các chức năng sau: Tạo nhu động để tạo lực đẩy chất cặn bã đi xuống,
lên men thối các thành phần xenlulôzơ, hấp thụ thêm một số chất dinh dưỡng chủ yếu là
hấp thụ lại nước


Tài liệu ôn tập học sinh giỏi KHTN – Sinh học lớp 8
-17-

+ Thành ruột già mỏng, chủ yếu co bóp theo kiểu nhu động để tạo ra lực đẩy các chất thải
xuống tích trữ ở ruột thẳng để chuẩn bị thải ra ngồi.
+ Ở ruột già có hệ thống vi sinh vật rất phong phú tham gia vào việc lên men thối các chất

xơ để tạo phân, nước và CO2.
+ Lớp niêm mạc ruột già có khả năng hấp thụ nước.
Câu 12 a. Vì sao sự hấp thụ và vận chuyển các chất lại được tiến hành theo 2 con
đường máu và bạch huyết?
b. Gan đảm nhiệm vai trò gì trong q trình tiêu hóa thức ăn ở cơ thể người?
a. Sự hấp thụ và vận chuyển các chất được tiến hành theo 2 con đường máu và bạch
huyết là nhằm:
+ Giảm bớt gánh nặng cho gan trong vai trò điều tiết, điều hòa các chất dinh dưỡng và giải
độc cho cơ thể.
+ Kịp thời vận chuyển các chất dinh dưỡng về tim để theo vịng tuần hồn máu đi ni cơ
thể.
b. Các vai trị của gan trong q trình tiêu hóa thức ăn ở cơ thể người là:
+ Tiết ra dịch mật giúp tiêu hóa lipid.
+ Khử các chất độc lọt vào mao mạch máu cùng các chất dinh dưỡng.
+ Điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định.
Câu 13: Có ý kiến cho rằng: “Máu trong tĩnh mạch trên gan có màu đỏ thẫm vì chứa
nhiều chất bã, CO2 và có rất ít chất dinh dưỡng”. Bằng sự hiểu biết của mình, hãy
nhận xét ý kiến trên.
Ý kiến trên có phần đúng, có phần sai, vì:
- Đúng ở chỗ “Máu có màu đỏ thẫm vì chứa nhiều chất bã và CO2”: Máu đỏ tươi xuất phát
từ động mạch chủ sau khi trao đổi khí và chất dinh dưỡng với các cơ quan (dạ dày, ruột,
lách, gan...) sẽ nhận CO2 (trở thành máu đỏ thẫm) và các chất bã khác theo tĩnh mạch trên
gan đổ vào tĩnh mạch chủ dưới trở về tim. - Sai ở chỗ “rất ít chất dinh dưỡng”: Máu trong
tĩnh mạch trên gan tuy là máu đỏ thẫm vì có nhiều CO2 và chứa nhiều chất bã khác nhưng
cũng đồng thời có rất nhiều chất dinh dưỡng vừa mới được hấp thu từ ruột non.
Câu 14: a. Phân tích các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa?
b. Các biện pháp nào có thể phịng tránh được các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa?
a. Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa:
* Các tác nhân sinh học:
- Vi khuẩn:

+ Ở miệng: Các vi sinh vật thường bám vào các kẽ răng để lên men thức ăn → tạo ra môi
trường acid làm hỏng răng.
+ Ở ruột, dạ dày: Các vi sinh vật thường gây ôi thiu thức ăn → gây rối loạn tiêu hóa, gây
viêm loét dạ dày, tá tràng…,
- Giun sán kí sinh: viêm loét niêm mạc ruột, tắc ống tiêu hóa, ống dẫn mật.
* Các chất độc trong thức ăn, đồ uống: Các chất độc trong thức ăn, đồ uống có thể làm
tê liệt lớp niêm mạc của ống tiêu hóa, gây ung thư cho hệ tiêu hóa.
*Ăn khơng đúng cách: Có thể làm hoạt động tiêu hóa diễn ra kém hiệu quả, gây hại cho
hệ tiêu hóa.
* Khẩu phần ăn khơng hợp lí: Có thể gây rối loạn tiêu hóa, tiêu hóa kém hiệu quả


Tài liệu ôn tập học sinh giỏi KHTN – Sinh học lớp 8
-18-

b. Các biện phập phòng tránh các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa:
- Vệ sinh ăn uống:
+ Ăn chín, uống sơi.
+ Rửa tay bằng xà phịng trước khi ăn.
+ Thức ăn cần được chế biến và bảo quản tốt.
+ Ăn rau sống phải xử lí qua nước muối lỗng.
- Vệ sinh mơi trường xung quanh sạch sẽ, diệt ruồi nhặng.
- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng đúng cách khoa học, tẩy giun - sán định kì.
- Khơng sử dụng chất độc hóa học để bảo quản thức ăn.
- Lập khẩu phần ăn hợp lí
- Ăn uống đảm bảo khoa học: đúng giờ, đúng bữa, ăn chậm, nhai kĩ, nghỉ ngơi hợp lý sau
ăn
Câu 15 a. Thế nào là ăn uống không đúng cách?
b. Giun sán có thể xâm nhập cơ thể bằng những con đường nào? Cách phịng tránh?
a. Ăn uống khơng đúng cách:

- Ăn vội vàng, thức ăn chưa được nhai kĩ đã nuốt.
- Ăn không đúng giờ, đúng bữa.
- Thức ăn không hợp khẩu vị.
- Khẩu phần ăn khơng hợp lí.
- Tinh thần lúc ăn không vui vẻ, thoải mái,....
→ Ăn không đúng cách có thể làm cho q trình tiêu hóa diễn ra kém hiệu quả, đồng thời
gây tổn thương đường tiêu hóa → gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
b. Giun sán có thể xâm nhập cơ thể bằng những con đường sau:
- Giun sán xâm nhập bằng con đường ăn, uống như:
+ Ăn thức ăn sống có mầm giun sán. Ví dụ: Tiết canh, rau sống, thịt tái,...
+ Thức ăn chín nhưng bị ruồi nhặng bâu - mang mầm bệnh tới.
+ Uống nước lã. Ví dụ: Nước khe, suối, ao, hồ, ...
- Giun sán có thể xâm nhập qua da như:
+ Khi cơ thể tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm. Ví dụ: Đi chân đất nơi ô nhiễm, tắm ao,
hồ, ...
* Cách phòng tránh:
- Ăn uống phải đảm bảo vệ sinh, đúng cách, khoa học.
- Vệ sinh cá nhân.
- Vệ sinh mơi trường xung quanh.
b) Vì sao khi ăn, ta khơng nên vừa nhai vừa cười nói, đùa nghịch?
- Dựa vào cơ chế của phản xạ nuốt thức ăn. Khi nhai, vừa cười vừa nói, đùa nghịch thì nắp
thanh quan khơng đậy kín đường hơ hấp, thức ăn có thể lọt vào đường dẫn khí (thanh
quản, khí quản) làm ta bị sặc, thậm trí gây tắc đường dẫn khí, dẫn đến nguy hiểm…
Câu 16 a. Gan đóng vai trị gì đối với tiêu hóa, hấp thụ thức ăn? Tại sao người bị
bệnh gan không nên ăn mỡ động vật?
b. Khi nuốt ta có thở khơng? Vì sao?
c.Vì sao khi ăn, ta khơng nên vừa nhai vừa cười nói, đùa nghịch?
a. Vai trị của gan đối với tiêu hóa, hấp thụ thức ăn:



Tài liệu ôn tập học sinh giỏi KHTN – Sinh học lớp 8
-19-

- Tiết dịch mật để giúp tiêu hóa thức ăn.
- Dự trữ các chất (glicogen, các vitamin: A,D,E,B12).
- Khử độc các chất trước khi chúng được phân phối cho cơ thể.
- Điều hoà nồng độ protein trong máu như fibrinogen, albumin...
* Người bị bệnh gan không nên ăn mỡ động vật vì khi gan bị bệnh, dịch mật ít. Nếu ăn mỡ
thì khó tiêu và làm bệnh gan nặng thêm.
b. Khi nuốt thì ta khơng thở.
- Vì lúc đó khẩu cái mềm (lưỡi gà) cong lên đậy hốc mũi, nắp thanh quản (tiểu thiệt) hạ
xuống đậy kín khí quản nên khơng khí khơng ra vào được. Dựa vào cơ chế của phản xạ
nuốt thức ăn. Khi nhai, vừa cười vừa nói, đùa nghịch thì nắp thanh quản khơng đậy kín
đường hơ hấp, thức ăn có thể lọt vào đường dẫn khí (thanh quản, khí quản) làm ta bị sặc,
thậm trí gây tắc đường dẫn khí, dẫn đến nguy hiểm…
Câu 17: a.Tại sao thức ăn tiêu hoá ở dạ dày được chuyển xuống ruột non từng đợt
với lượng nhỏ ? Ý nghĩa sinh học của hiện tượng này ? Nêu ngun nhân đóng mở,
mơn vị? Ý nghĩa của cơ chế đó?
* Ruột non khơng phải nơi chứa thức ăn mà chủ yếu là tiêu hoá và hấp thụ thức ăn .
- Thức ăn đã được nghiền nhỏ và nhào trộn kỹ, thấm đều dịch vị ở dạ dày sẽ được chuyển
xuống ruột non một cách từ từ, theo từng đợt nhờ sự co bóp của cơ thành dạ dày phối hợp
với sự đóng mở của cơ vịng mơn vị
-Ý nghĩa :
+ Kịp trung hồ tính axít .
+ Có thời gian để thức ăn thấm đều dịch tiêu hoá của các tuyến tuỵ, tuyến ruột
+ Đủ thời gian tiêu hoá triệt để thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng.
* Nêu ngun nhân đóng mở, mơn vị? Ý nghĩa của cơ chế đó?
- Ngun nhân mở mơn vị: do nồng độ kiềm trong hành tá tràng cao (do dịch mật, dịch
tụy tiết ra) kích thích mở mơn vị .
- Ngun nhân đóng mơn vị: do thức ăn từ dạ dày chuyển xuống có nồng độ a xít cao,

trong hành tá tràng nồng độ kiềm giảm, kích thích đóng mơn vị.
* Ý nghĩa: Sự đóng mở mơn vị làm cho thức ăn xuống ruột non từng lượng nhỏ giúp cho
sự tiêu hóa thức ăn và hấp thụ thức ăn ở ruột non xảy ra triệt để.
Câu 18.
a. Tại sao nói ruột non là trung tâm của q trình tiêu hóa (sự tiêu hóa ở ruột non là
hồn thiện nhất)?
* Giải thích:
+ Ở miệng và dạ dày thức ăn được biến đổi chủ yếu về mặt cơ học. Sự biến đổi hóa học
mới chỉ tinh bột và protein được biến đổi bước đầu.
+ Ở ruột non, có đủ các loại enzyme được tiết ra từ các tuyến tiêu hóa khác nhau đổ vào
ruột để biến đổi tất cả các loại thức về mặt hóa học thành các chất đơn giản mà cơ thể hấp
thụ được.
b. Khi mắc các bệnh về gan thì làm giảm khả năng tiêu hóa vì:
- Dịch mật do gan tiết ra có muối kiềm tạo mơi trường kiềm giúp đóng mở cơ vịng mơn vị
điều khiển thức ăn từ dạ dày xuống ruột từng đợt nhỏ giúp thức ăn thấm đều các dịch tiêu


Tài liệu ôn tập học sinh giỏi KHTN – Sinh học lớp 8
-20-

hố và tạo mơi trường kiềm cho enzyme tiêu hố hoạt động. Dịch mật có muối mật vai trị
nhũ tương hố lipid à hỗ trợ các enzyme tiêu hoá lipid.
- Khi bị bệnh về gan làm giảm khả năng tiết mật, dẫn đến giảm khả năng tiêu hoá.
* Khi nuốt thì ta khơng thở.
- Vì lúc đó khẩu cái mềm (lưỡi gà) cong lên đậy hốc mũi, nắp thanh quản (tiểu thiệt) hạ
xuống đạy kín khí quản nên khơng khí khơng ra vào được.
* Vừa ăn vừa cười đùa bị sặc.
Vì: Dựa vào cơ chế của phản xạ nuốt thức ăn. Khi nuốt vừa cười vừa nói, thì nắp thanh
khơng đậy kín khí quản=> (kín đường hơ hấp) thức ăn có thể lọt vào đường dẫn khí (thanh
quản, khí quản) làm ta bị sặc, thậm trí gây tắc đường dẫn khí, dẫn đến nguy hiểm…

Câu 18. Một số bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa?
1. Bệnh sâu răng
- Sâu răng là tình trạng tổn thương phần mơ cứng của răng do vi khuẩn gây ra, hình thành
các lỗ nhỏ trên răng.
- Nguyên nhân gây sâu răng là do vi khuẩn ở mảng bám răng.
+ Mảng bám răng là 1màng dính bao phủ răng do ăn nhiều đường, tinh bột và không làm
sạch răng. Khi đường và tinh bột không được làm sạch khỏi răng vi khuẩn sẽ tiêu hóa và
hình thành mảng bám.
+ Các acid trong mảng bám loại bỏ các chất khống trong men răng cứng, xói mòn này
gây các lỗ nhỏ hoặc lỗ trên men răng. Khi sâu răng phát triển vi khuẩn và acid tiếp tục di
chuyển và bên trong tủy có chứa dây thần kinh và mạch máu. Buồng tủy bị sưng và kích
thích, dây thần kinh bị chèn ép gây đau.
- Tác hại: đau nhức, khó chịu.
- Một số biện pháp giúp phịng, chống sâu răng:
+ Sử dụng kem đánh răng có chứa Fluoride để vệ sinh răng miệng sau mỗi lần ăn uống.
Đặc biệt, phải đánh răng ít nhất hai lần trong ngày (vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi
sáng sau khi thức dậy).
+ Sử dụng chỉ nha khoa hoặc bàn chải đánh răng có đầu nhỏ để vệ sinh các kẽ răng.
+ Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học: hạn chế ăn đồ nóng, lạnh đột ngột;
giảm đồ ăn ngọt; tăng cường ăn rau, củ, quả.
+ Thực hiện khám và lấy vôi răng theo định kỳ hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
2. Viêm loét dạ dày- tá tràng
- Viêm loét dạ dày tá tràng ( còn gọi là đau dạ dày) là bệnh do tổn thương viêm và loét lớp
niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng, lớp niêm mạc bị bào mịn.
- Ngun nhân chính: Nhiễm vi khuẩn HP, thói quen uống đồ uống có cồn, ăn uống, sinh
hoạt không điều độ...
- Triệu chứng: đau vùng bụng trên rốn, đầy bụng, khó tiêu, buồn nơn, mất ngủ, ợ hơi, ợ
chua, rối loạn tiêu hóa.
- Biện pháp phòng tránh:
+ Chế độ ăn uống hợp lý

+ Nghỉ ngơi sinh hoạt điều độ
+ Tinh thần thoải mái Người bị viêm loét dạ dày – tá tràng nên sử dụng các loại thức ăn,
nước uống như: cơm mềm, chuối, nước ép táo, sữa chua, rau củ màu đỏ và xanh đậm, ngũ



×