Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Final (1).Docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.61 KB, 17 trang )

- Khái niệm của đơ thị hóa:
+

Trên quan điểm một vùng: Đơ thị hố là một q trình hình thành,
phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đơ thị.

+

Trên quan điểm kinh tế: Đơ thị hố hố là một quá trình biến đổi về
sự phân bố các yếu tố lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân,
bố trí dân cư những vùng khơng phải đơ thị thành đô thị, đồng thời
phát triển các đô thị hiện có theo chiều sâu.

-

Khái niệm chung: Đơ thị hóa là quá trình kinh tế - xã hội mà biểu
hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm
dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các
thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

- Các loại hình đơ thị hóa (nếu cần):
 Đơ thị hóa nơng thơn: đây là q trình phát triển nông thôn và
xây dựng lối sống thành thị ở khu vực nơng thơn (hình thức
nhà cửa, cách sống, phong cách sinh hoạt…). Hình thức này là
cách tăng trưởng đơ thị theo xu hướng bền vững và có tính
quy luật.
 Đơ thị hóa ngoại vi: đây là q trình phát triển mạnh khu vực
ngoại vi của thành phố do ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng, phát


triển công nghiệp… tạo ra các cụm liên đô thị, đơ thị… góp phần


thúc đẩy q trình đơ thị hóa nơng thơn.
 Đơ thị hóa tự phát: đây là q trình phát triển thành phố do sự
gia tăng dân số quá mức và tỷ lệ di dân từ nông thôn đến khu
vực thành thị lớn dẫn đến tình trạng thất nghiệp, giảm sút chất
lượng cuộc sống.
VD về ĐTH tự phát: Theo thống kê ngày 01/04/2019, cả nước có
tổng cộng 12 tỉnh thành có tỷ lệ đơ thị hố cao nhất. Bao gồm:


-

Tỷ lệ đơ thị hóa:
Ý nghĩa:
+ Tỷ lệ đơ thị hố là cơng cụ đo lường phần trăm mức độ đơ thị
hố tại một đơn vị diện tích, cụ thể là so sánh diện tích khu vực đơ
thị hố với diện tích của 1 đơn vị lãnh thổ nhất định.
+

Ví dụ: Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tỷ lệ đơ thị hố ở

Việt Nam năm 2009 là 19,6% tương đương với 629 đô thị. Năm
2016 là 36,6% tương đương 802 đơ thị.
+ Tỷ lệ đơ thị hóa gồm:
.

Tỷ lệ dân thành thị:

- Tỉ lệ dân thành thị cho biết trình độ phát triển kinh tế - xã hội của
một quốc gia. Những khu vực và các nước có tỉ lệ dân thành thị



cao thường có hoạt động kinh tế và chất lượng cuộc sống của cư
dân cao hơn.
- Đặc điểm: Tỉ lệ dân thành thị trên thế giới ngày càng tăng, các
nước phát triển có tỉ lệ dân thành thị cao hơn các nước đang phát
triển. Công thức:
Tỉ lệ dân thành thị = (tổng số dân thành thị/tổng số dân) x 100 (%)
. Tỷ lệ dân nông thôn:
Ý nghĩa:
- Cho biết số lượng của những người sống ở vùng nông thôn. Tỷ
lệ dân nông thôn lớn thường thể hiện mức độ đô thị hóa thấp.
-

Những khu vực nơng thơn có tỉ lệ dân nông thôn cao thường

làm những hoạt động như là ngành chăn nuôi, kinh tế nông
nghiệp, nghề nuôi trông thủy sản, …
Đặc điểm: Tỉ lệ dân nông thôn trong nước ta tuy có tốc độ tăng ít
hơn so với tỷ lệ dân thành thị, nhưng lại cao hơn so với tỉ lệ dân
thành thị
Công thức:
Tỉ lệ dân nông thôn = (tổng số dân nông thôn/tổng số dân) x 100
(%)


- Các nhân tố tác động đến đơ thị hóa:
a. Nhân tố kinh tế - xã hội
- Điều kiện xã hội được thể hiện thông qua sự chuyển biến, thay
đổi của nền kinh tế, khả năng đáp ứng nhu cầu sống của con
người. Trong đó, lực lượng sản xuất được nâng cao, cải thiện

từng ngày góp phần đẩy nhanh quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
- Các yếu tố về điện kiện xã hội ảnh hưởng đến quá trình đơ thị
hóa bao gồm:
.

Trình độ lao động, khả năng nhận thức của người dân

.

Tiềm năng phát triển kinh tế và cơ hội việc làm

.

Hiệu quả lưu thơng hàng hóa ở trong và ngồi nước

.

Chất lượng sống của người dân

.

Chính sách phát triển cơng nghiệp của nhà nước

- Trình độ phát triển kinh tế bào gồm quy mô, tốc độ tăng trưởng
GDP, cơ cấu ngành kinh tế, kết cấu hạ tầng, trình độ văn hóa, mức
sống dân cư, … tác động mạnh mẽ đến q trình đơ thị hóa, mang
tính chất quyết định trong q trình đơ thị hóa



VD: Nhật Bản là một trong những quốc gia phát triển nhất trên thế
giới với quy mô GDP lớn thứ 3 thế giới. Trong đó dân số thành thị
chiếm 91,62% tổng số dân cả nước 2020.
- Q trình cơng nghiệp hóa trong khu vực cơng nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản góp phần hình thành các đơ thị ở nơng thơn và
vùng ven biển
VD: Cuối thế kỷ XIX, Pháp đến khai thác thuộc địa ở nước ta, 1 loạt
nhà máy điện, nhà máy nước đã được xây dựng. Bởi vậy q trình
đơ thị hóa ở vùng đồng bằng ven biển đã được thúc đẩy, các đơ thị
mới hình thành như Hải Phịng, Đà Nẵng, Nha Trang, …
Nguyên nhân khu vực nông thôn có tỷ lệ dân cao hơn khu vực thành
thị là do:
- Do nước ta là nông nghiệp, lại bị chế độ phong kiến và chiến
tranh tàn phá nên các thành phố vừa ít, vừa chậm phát triển,
nên hoạt động nơng nghiệp đóng vai trị chủ đạo => thu hút
nhiều lao động.
-

Quan điểm về hơn nhân, gia đình chuyển biến chậm:


+ Do dân trí nơng thơn thấp, nhiều gia đình vẫn cịn duy trì hệ luỵ
của suy nghĩ trọng nam khinh nữ, cần sinh con trai để nối dõi tông
đường -> dẫn đến việc sinh đẻ là áp lực của mọi phụ nữ
+ Do nhiều đồng bằng -> sinh đẻ nhiều ở vùng nông thôn
=> Dẫn đến tỉ suất sinh ở nông thôn cao hơn ở thành thị.
VD: Năm 2009 tổng tỷ suất sinh ở thành thị là 1,89 con/ phụ nữ
trong khi ở nông thôn là 2,2 con, đối tượng sinh tập trung ở độ tuổi
từ khoảng 25 - 34 ở thành thị và 20 - 29 ở nông thơn, tập trung ở
nhóm có trình độ học vấn thấp.

Thơng tin mở rộng:
Luồng di cư từ nơng thơn đang có xu hướng giảm trong khi luồng
di cư từ thành thị ghi nhận xu hướng tăng. Sự vận động này của
luồng di cư có thể là do cơ hội việc làm và điều kiện sống ở khu
vực nông thôn đang ngày càng được cải thiện nhờ sự mở rộng
của các khu công nghiệp vừa và nhỏ cũng như chủ trương phát
triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới cảu Đảng
và Nhà nước đang được nhiều địa phương triển khai khá hiệu quả.

Hùng Nguyên: CÁC TÁC ĐỘNG CỦA ĐƠ THỊ HĨA


TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC:
- Với kinh tế-xã hội: Tại Việt Nam, trong khoảng 10 năm trở lại đây,
chúng ta đã chứng kiến q trình đơ thị hóa đã diễn ra rất mạnh
mẽ tại các đô thị lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng…chính điều này đã tạo ra một hiệu ứng tích cực thúc đẩy
đơ thị hóa nhanh lan toả diện rộng trên phạm vi cả nước. Có khá
nhiều đơ thị mới, khu đơ thị mới được hình thành; nhiều đơ thị cũ
được cải tạo, nâng cấp hạ tầng cơ sở, …
- Thúc đẩy phát triển nền kinh tế: Với sự phát triển của cơng
nghệ, q trình sản xuất trở nên hiệu quả hơn, từ đó sản xuất được nhiều
sản phẩm chất lượng hơn, mang lại nguồn lợi kinh tế tốt hơn. Điều này
cũng có thể dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc cho một khu vực.
VD: Giai đoạn 2011-2020 vừa qua, Việt Nam đã thúc đẩy phát triển kinh tế
mạnh mẽ cùng với đô thị hóa. Nói cách khác, tốc độ đơ thị hóa nhanh thời
gian qua cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đơ thị hóa đã tạo ra khu vực đô thị với không
gian kinh tế được mở rộng và môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, hạ

tầng phát triển, nguồn lao động dồi dào và thị trường lớn, từ đó tạo điều
kiện cho phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, thu hút FDI và thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, nâng cao
năng suất, chất lượng tăng trưởng kinh tế.
 Thay đổi về phân bổ cư dân, mật độ cư dân được dàn đều tại các
vùng: Các đô thị của nước ta cũng phân bố tập trung ở vùng đồng
bằng và ven biển. Đồng bằng sông Hồng là vùng có mạng lưới đơ thị
dày đặc và có nhiều đơ thị lớn hơn các vùng khác.

·
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động: từ khu vực nông
nghiệp, lâm nghiệp sang khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Những ngành như nông nghiệp, lâm nghiệp đã dư thừa nguồn nhân lực và
tài nguyên, trong khi những ngành này đem lại nguồn kinh tế không cao
bằng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Hơn nữa, những ngành
này cịn được ứng dụng cơng nghệ vào để chế biến, tạo ra các sản phẩm
chất lượng cao.


·
Tạo thêm nhiều cơ hội việc làm và nguồn thu mới: Nhu cầu lao động
tại các đô thị thường rất lớn, các ngành công nghiệp và dịch vụ tạo ra
nhiều cơ hội việc làm hơn cho người lao động. Cũng nhờ đó mà người lao
động có thu nhập cao hơn và chất lượng cuộc sống cũng được cải thiện
hơn rất nhiều. Những ngành có tiềm lực kinh tế mạnh thì người lao động
cũng có nguồn thu nhập tốt hơn, giúp họ đáp ứng được nhu cầu sống và
nâng cao chất lượng cuộc sống của mình. Đơ thị hố cũng làm thay đổi cơ
cấu lao động, giúp người dân có thể tiếp cận với các ngành nghề mới, đáp
ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp và ngành công
nghiệp.

·
Nâng cao chất lượng đời sống nhân dân: Khi số lượng người sống
trong đô thị tăng lên, các cơ sở hạ tầng sẽ được xây dựng và cải thiện,
bao gồm các cơng trình về giao thơng, giáo dục, y tế và công cộng. Điều
này sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, tăng cường an
ninh trật tự và phát triển văn hố, thể thao và giải trí.
 Tạo ra thị trường tiêu thụ và sản xuất đa dạng: Do tập trung đông
dân nên nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tại đơ thị cũng rất cao, điều này
kéo theo việc thị trường sản xuất hàng hóa cũng ngày càng lớn.

 Thu hút nguồn lao động có tay nghề: Sự phát triển của các khu công
nghệ cao và sự phân hóa trong từng khâu sản xuất địi hỏi người lao
động có tay nghề cao hơn.

 Hồn thiện cơ sở hạ tầng hiện đại
 Thu hút đầu tư từ nước ngoài: Nhờ có lực lượng lao động lớn, chất
lượng cao và cơ sở hạ tầng phát triển mà các khu vực đô thị dễ dàng
thu hút được lượng lớn vốn đầu tư từ nước ngồi.

-

Với mơi trường:


+ Mở rộng không gian đô thị và cải thiện cơ sở hạ tầng (trường
học, bệnh viện, ngân hàng, ... giúp nâng cao đời sống nhân dân.
Hình thành mơi trường đơ thị hiện đại: đơ thị hóa giúp hình
thành những ngành công nghiệp phát triển dịch vụ và cơ sở hạ tầng liên
quan đến môi trường như cung cấp nước sinh hoạt, quản lý rác thải, xử lý
nước, cảnh quan, …

Giúp người dân có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ tiện nghi
và ứng xử văn minh: đô thị hóa dẫn tới giảm tỷ lệ sinh sản và tăng cơ hội
tiếp cận nền giáo dục tốt, từ đó tác động tích cực đến mơi trường. VD: Tỷ
lệ sinh sản giảm đáng kể từ 5,4 trong thập kỷ 80 thế kỷ trước xuống còn
1,8 trẻ em/phụ nữ vào 2010 ở Việt Nam.
TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC:
-

Với kinh tế-xã hội:

Thiếu nguồn lao động sản xuất, làm nông tại địa phương: Ở Việt Nam, số
lượng nhân cơng ở các vùng nơng thơn ít đi, các hoạt động nông nghiệp
như trồng lúa, chăn nuôi cũng giảm dần. Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi
lao động của cả nước là 3,10%; trong đó, khu vực nông thôn thấp hơn khu
vực thành thị (2,96% và 3,33%)
Áp lực về việc quá tải dân số, cơ sở hạ tầng (giao thông, nhà ở, điện
nước, y tế, giáo dục, ...) tại nhiều thành phố lớn: Đơ thị hóa thu hút dân cư
đến các thành thị dẫn đến sự gia tăng dân số tại khu vực này, từ đó lại làm
xuất hiện tình trạng khan hiếm nhà ở. Nguyên nhân: do các tiện ích cơng
cộng và các cơng trình cơ sở hạ tầng khác đã chiếm nhiều diện tích tại đơ
thị, do đó khơng đủ khơng gian xây dựng nhà ở.

Thất nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất ở khu vực thành thị và thậm chí
cịn cao hơn ở những người có trình độ học thức thấp. Người ta ước tính
rằng hơn một nửa số người thất nghiệp trên tồn cầu sống ở các đơ thị.
An ninh xã hội, hành chính và trật tự an ninh đơ thị khơng ổn định, tệ nạn
xã hội liên tục tăng (do ko có việc làm, thất nghiệp: ma túy, mại dâm, cướp
bóc): các vấn đề như dân số quá đông, thất nghiệp, nghèo đói, thiếu các
dịch vụ xã hội và giáo dục thường xuyên dẫn đến nhiều vấn đề xã hội bao



gồm bạo lực, sử dụng ma túy và tội phạm khác. Điều này khiến mất ổn
định an ninh, trật tự tại khu vực đơ thị.
Phân hóa giàu nghèo rõ rệt giữa các tầng lớp dân cư: đặc biệt là người
dân sống tại khu vực nơng thơn, địa phương có tốc độ đơ thị hóa nhanh:
do người dân chủ yếu làm nơng nghiệp khi trình độ khơng đáp ứng được
nhu cầu làm việc tại các khu công nghiệp do chưa được đào tạo kịp thời,
tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập giữa nhóm người có thu nhập cao và
nhóm người có thu nhập thấp. năm 2010 chênh lệch giữa nhóm thu nhập
thấp nhất (nhóm 1) và thu nhập cao nhất (nhóm 5) là 3 triệu đồng, đến năm
2019 chênh lệch này tăng lên gấp3 lần năm 2010 là 9,1 triệu đồng, năm
2020 mức chênh lệch này tuy có giảm nhưng khoảng cách vẫn lớn ở mức
gần 8,1 triệu đồng.

BỔ SUNG ĐƠ THỊ HĨA
Việt Nam nằm trong số những quốc gia có tỷ lệ đơ thị hóa tăng nhanh nhất
trong khu vực. Trung bình một năm các đơ thị tại Việt Nam sẽ đón thêm
gần 1,3 triệu dân và con số này chắc chắn sẽ tăng trong thời gian sắp tới.
Tính đến đầu năm 2023, tỷ lệ đơ thị hóa tại Việt Nam là 42%. Bộ Xây Dựng
đặt mục tiêu cuối năm nay, tỷ lệ đơ thị hóa cả nước đạt 42,6%, xa hơn là
năm 2025 với tối thiểu là 45%.
Bộ Xây Dựng cũng nhấn mạnh rằng hiện nay vẫn còn một số những hạn
chế. Điển hình là một số quy hoạch xây dựng đô thị của các tỉnh, địa
phương chất lượng còn chưa cao. Nguồn vốn, thủ tục còn nhiều vướng
mắc, chưa chặt chẽ.
Trong thời gian này, Bộ vẫn sẽ tiếp tục hồn thiện thể chế, chính sách tạo
thuận lợi cho q trình đơ thị hóa Việt Nam. Nâng cao chất lượng, cải tiến,
phát triển đô thị bền vững. Nâng cấp vấn đề nhà ở, hệ thống hạ tầng hiện
đại. Cải thiện, bảo đảm an sinh, xã hội, an toàn trật tự đơ thị.
STT

1

Địa Phương
Đà Nẵng

Tỷ lệ đơ thị hóa (%)
87,45


2

Bình Dương

84,32

3

TP. Hồ Chí Minh

77,77

4

Cần Thơ

70,50

5

Quảng Ninh


67,50

6

Bà Rịa - Vũng Tàu

58,48

7

Thừa Thiên Huế

52,81

8

Bắc Ninh

51,32

9

Hà Nội

49,05

10

Hải Phịng


45,58







60

Sơn La

13,98

61

Tun Quang

13,88

62

Bến Tre

13,33

63

Thái Bình


11,81

Bảng thống kê tỷ lệ đơ thị hóa của một số tỉnh thành đầu năm 2023
Trong các tỉnh thành ở Việt Nam, Đà Nẵng đứng đầu cả nước với tỷ lệ đơ
thị hóa chiếm 87,45%. Dân số Đà Nẵng phân bố chủ yếu ở thành phố. Hải


Châu và Thanh Khê là hai thành phố có mật độ dân cao nhất với lần lượt
khoảng 8.764 người/km2 và 19.712 người/km2.
Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ 3 trong danh sách này với tỷ lệ 77,77%.
Đây là tỉnh thành có mật độ dân số cao nhất Việt Nam (4.375 người/km2),
và là vùng đất màu mỡ thu hút người lao động của khắp nơi trên đất
nước.
Thủ đô Hà Nội cũng nằm trong các tỉnh thành có tỷ lệ đơ thị hóa cao là
49,05%. Chỉ tính riêng tại quận Đống Đa, mật độ dân số lên tới 42.000
người/km2 (theo số liệu năm 2018). Càng gần trung tâm thành phố, mật độ
dân số càng dày đặc hơn. Lý do bởi các công ty, xí nghiệp, trường học, ...
tập trung nhiều ở nội thành Hà Nội.
Đơ thị hóa rất cần thiết cho một quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng
phải có những biện pháp phòng tránh tác động tiêu cực của chúng.
Dự báo xu hướng đơ thị hóa ở Việt Nam đến năm 2030
Xu hướng đơ thị hóa ở Việt Nam đang và sẽ tiếp tục được mở rộng sang
các thành phố nhỏ và vừa. Dự báo các thành phố với 0,75-5 triệu dân sẽ
phát triển nhanh hơn và góp một phần đáng kể vào GDP của cả nước
trong thập kỷ tới. (2)
Trong giai đoạn 2021-2030, dự báo dân số khu vực thành thị tiếp tục tăng,
đạt 42,04 triệu người năm 2025 và 47,25 triệu người năm 2030. Tỷ lệ đơ
thị hóa tăng dần và đạt 40,91% vào năm 2025 và 44,45% năm 2030. Tuy
nhiên, tốc độ đơ thị hóa có xu hướng giảm dần, đạt 2,25% giai đoạn 20212025 và 2,5% giai đoạn 2021-2030 (3). Bên cạnh đó, dự báo đến năm

2030, Việt Nam sẽ có 1 đơ thị trên 10 triệu dân, 1 đô thị từ 5-10 triệu dân,
và 4 đơ thị từ 1-5 triệu dân.
Hình: Tỷ lệ và tốc độ đơ thị hóa hàng năm giai đoạn 2021-2030 (%)


TÌNH HÌNH DÂN SỐ VN
1. Quy mơ và cơ cấu dân số
Dân số trung bình của Việt Nam năm 2023 đạt 100,3 triệu người, trong đó
tỷ lệ dân số nam và nữ khá cân bằng (nam giới chiếm 49,9%, nữ giới
50,1%). Dân số trung bình khu vực thành thị là 38,2 triệu người, chiếm
38,1%; khu vực nông thôn là 62,1 triệu người, chiếm 61,9%. Việt Nam là
quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á (sau In-đô-nê-xi-a và
Phi-lip-pin) và đứng thứ 15 trên thế giới. Do mức sinh có xu hướng giảm
nhẹ nên tốc độ tăng dân số giảm dần trong những năm gần đây và dự báo
tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo (tốc độ tăng dân số trung bình
năm 2022 là 0,98%, năm 2023 là 0,84%).
Cơ cấu dân số của Việt Nam đang dịch chuyển theo hướng tăng tỷ lệ
người cao tuổi và giảm tỷ lệ dân số trẻ. Việt Nam hiện đang trong thời kỳ
cơ cấu dân số vàng và cũng đồng thời trong q trình già hóa dân số. Tỷ
trọng nhóm dân số trẻ từ 0-14 tuổi giảm từ 24,3% năm 2019 xuống khoảng
23,9% năm 2023; trong khi nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên tăng nhanh, từ
11,9% năm 2019 lên 13,9% vào năm 2023. Nhóm dân số trong độ tuổi từ
15- 59 tuổi chiếm 63,8% năm 2019 giảm xuống còn 62,2% năm 2023.
Tốc độ đơ thị hóa ở Việt Nam tiếp tục diễn ra mạnh mẽ do việc di cư dân
số từ khu vực nông thôn đến thành thị và việc mở rộng địa giới hành chính
các khu vực thành thị, tỷ lệ dân số thành thị năm 2023 của Việt Nam
khoảng 38,1%, tăng 0,6 điểm phần trăm, so với năm 2022, và tăng 1 điểm
phần trăm so với năm 2021.



2. Mức sinh
Tổng tỷ suất sinh (TFR) năm 2023 của Việt Nam ước tính là 1,96 con/phụ
nữ. Mức sinh có xu hướng giảm nhẹ trong những năm gần đây và được
dự báo là sẽ tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo. TFR của Việt Nam thấp
hơn TFR trung bình của các nước Đông Nam Á (2,0 con/phụ nữ), cao hơn
bốn quốc gia trong khu vực: Bru-nây (1,9 con/phụ nữ), Phi-li-pin (1,9
con/phụ nữ), Thái Lan (1,1 con/phụ nữ) và Xin-ga-po (1,0 con/phụ nữ);
trong khi TFR của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các quốc gia còn lại
trong khu vực.
Tỷ số giới tính khi sinh (SRB) của dân số Việt Nam năm 2023 là 112 bé
trai/100 bé gái, phản ánh tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước
ta vẫn ở mức cao. SRB của Việt Nam có dấu hiệu tăng chậm lại trong
những năm gần đây và dự báo sẽ giảm trong những năm tiếp theo. Việt
Nam cần tiếp tục nỗ lực thực hiện các biện pháp tốt hơn để đạt được mục
tiêu của Chính phủ đề ra trong Chiến lược Dân số Việt Nam “Đến năm
2030, tỷ số giới tính khi sinh dưới 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống”.
3. Mức chết
Tỷ lệ tử vong ở Việt Nam tiếp tục duy trì ở mức thấp, thể hiện những thành
cơng của chương trình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em nói riêng và
cơng tác bảo vệ sức khoẻ, nâng cao mức sống cho nhân dân nói chung
trong những năm qua của Đảng và Nhà nước.
Tỷ suất chết thô (CDR)Z đủ của Việt Nam năm 2023 ước tính là 5,5 người
chết/1000 dân. So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, CDR của Việt
Nam ở mức trung bình. CDR của Việt Nam chỉ cao hơn Bru-nây, thấp hơn
các quốc gia còn lại trong khu vực, trong đó, CDR cao nhất trong số các
quốc gia trong khu vực là Thái lan và Ma-lai-xi-a (9 người chết/1000 dân)
và thấp nhất là của Bru-nây (4 người chết/1000 dân).
Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi (IMR) là chỉ tiêu quan trọng phản ánh
chất lượng và hiệu quả của hệ thống chăm sóc sức khoẻ thai sản cho bà
mẹ và trẻ em nói riêng, cũng như điều kiện phát triển tồn diện kinh tế –

xã hội nói chung. Năm 2023, IMR của Việt Nam ước tính là 12 trẻ em dưới
1 tuổi tử vong trên 1000 trẻ sinh sống. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi
của Việt Nam thấp hơn của thế giới và của Châu Á.


Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi (U5MR) cũng có xu hướng giảm nhẹ
trong những năm vừa qua. U5MR của Việt Nam năm 2023 ước tính là 18,2
(trẻ em dưới 5 tuổi tử vong/1000 trẻ sinh sống), giảm nhẹ so với năm 2022
(18,9 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong/1000 trẻ sinh sống).
Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của người Việt Nam năm 2023 là 73,7
tuổi; trong đó, tuổi thọ trung bình của nam giới là 71,1 tuổi, của nữ giới là
76,5 tuổi. So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, tuổi thọ trung bình
tính từ lúc sinh của Việt Nam hiện nay thấp hơn 03 quốc gia là: Xin-ga-po
(83 tuổi), Bru-nây (78 tuổi), Thái Lan (76 tuổi).
Phân bố dân cư trên thế giới
1/ Mật độ dân số:
Khu vực có mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông là khu vực Tây
Âu. Tây Âu là khu vực có lãnh thổ khai thác lâu đời, có các điều kiện tự nhiên
thuận lợi với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp, dịch vụ.
Châu đại dương là nơi có mật độ dân số thấp nhất (mật độ thấp
khoảng 3,6 người/km). Vì phần lớn dân cư tập trung ở dải đất hẹp phía
đơng và đông nam ô-xtrây-li-a, ở Bắc Niu Di-len và Pa-pua Niu Ghi-nê.
Trơng khi đó nhiều đảo chỉ có vài chục người hoặc khơng có người ở, do
Châu Đại Dương nằm ở vị trí địa lí đới nóng, địa hình chủ yếu là sa mạc,
dân cư đơng đúc chỉ ở phía rìa biển, các đảo nhỏ phân bố xa.
2/ Phân bố dân cư:
Phân bố dân cư phải phù hợp với điều kiện sống
Nhân tố có ý nghĩa quyết định đến phân bố dân cư là trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất
Có những khu vực dân cư tập trung rất cao như vùng đồng bằng

châu Á gió mùa đã được khai thác từ lâu đời, nơi có đất đai màu mỡ với
cây trồng chủ yếu là lúa nước. Tây Âu cũng là khu vực đông dân được
khai thác từ bao đời nay, nhưng lại có sắc thái khác. Rừng rú, thảo
nguyên hầu hết đã được khai thác và trở thành đồng ruộng. Tuy nhiên
ở đây sức thu hút dân cư chủ yếu là hoạt động cơng nghiệp. Nhà máy, xí


nghiệp mọc lên san sát tạo ra những thành phố với số dân từ vài chục
vạn cho tới hàng triệu người nối tiếp nhau làm thành một dải đô thị dày
đặc.
Những vùng băng giá, đồng rêu ven Bắc Băng Dương (vòng cực
Bắc Greenland, quần đảo Bắc Canada, phần Bắc Xibia và Viễn Đông
thuộc Liên bang Nga); những hoang mạc rộng mênh mông ở châu Phi
(Xahara…) và ở Úc, những vùng xích đạo rậm rạp ở Nam Mỹ (Amazon)
và ở châu Phi, những vùng núi cao… hầu như khơng có người cư trú.
Mật độ dân cư trong những vùng rộng lớn như thế có khi chỉ có 1 người/
km2.
- Tốc độ gia tăng dân số có sự khác nhau giữa các giai đoạn:
+ Giữa thế kỉ XX là giai đoạn có tốc độ gia tăng dân số nhanh nhất,
đó là giai đoạn dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số.
+ Hiện nay, tốc độ gia tăng dân số đã có xu hướng giảm, minh chứng
cụ thể cho điều đó thể hiện ở chỗ vào khoảng giai đoạn 2015 - 2020, tốc
độ gia tăng dân số chỉ tăng trung bình 1,1%/năm.
- Giữa các nhóm nước, giữa các quốc gia, giữa các khu vực và giữa các
châu lục có quy mơ dân số khơng giống nhau:
+ Nhóm các nước đang phát triển chiếm 84%, nhóm các nước ở khu
vực châu Á chiếm 60%, nhóm 14 quốc gia đơng dân chiếm 64% dân số thế
giới, đây là những số liệu được thống kê vào năm 2020.
+ Trong số đó, căn cứ vào số liệu cụ thể, người ta có thể xác định
Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có mức độ dân số đông nhất thế giới

(chiếm khoảng 36%).



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×