Kinh nghiệm:
Ăn uống để khỏe
trong mùa hè.
Mùa hè trời nóng 38-39 độ C, cây cỏ
khơ héo cịn con người thì mệt mỏi vì nóng
nực. Vì thế, cần ăn những thứ gì đó để thanh
nhiệt, giải nắng, giải độc, trừ thấp, lợi tiểu...,
chẳng hạn dưa hấu, bí đao, đậu xanh, rau
má, bạc hà, thịt vịt, cua, sò, ốc, hến.
Mặt khác, cần nghỉ ngơi, không nên lao lực quá độ, không
nên phơi nắng quá nhiều. Sau đây là một số món ăn giúp cơ
thể khỏe khoắn trong mùa hè, lại dễ tìm, dễ chế biến.
1. Nước dưa hấu - ngân hoa: Vỏ dưa hấu màu xanh 250 g,
kim ngân hoa 10 g, đường trắng
30 g. Rửa sạch vỏ dưa hấu rồi thái nhỏ, cho vào nồi cùng
kim ngân hoa, đổ nước vừa đủ. Đun to lửa trong 30 phút.
Sau đó, dùng vải lọc bã lấy nước, cho đường vào để nguội
rồi uống nhiều lần trong ngày.
- Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu...
- Phòng chữa: Bệnh nhiệt, tâm phiền miệng khát, mắt đỏ,
thần trí khơng tỉnh táo, họng sưng đau, tiểu tiện ít, nhọt lở
loét.
2. Canh bầu nấu cua: Bầu 500 g, cua đồng 500 g. Nước
mắm, muối, bột ngọt vừa đủ. Gọt vỏ bầu, thái nhỏ, bỏ ruột.
Cua đồng rửa sạch, bỏ yếm, mai, cho vào cối giã nhỏ; cho 1
lít nước lã vào bóp kỹ rồi lọc lấy nước, bỏ bã. Khều gạch ở
mai cua, rửa sạch cho vào nồi cùng với nước lọc cua. Cho
nước mắm, muối, bột ngọt vào rồi khuấy đều. Đun nhỏ lửa
đến khi gạch cua nổi lên, cho bầu vào nấu chín, bắc xuống
ăn với cơm.
- Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp.
- Phòng chữa: Bệnh ban đỏ, vết ban đỏ sẫm tươi sưng đau.
3. Nước mai chua - bạc hà: Ô mai 20 quả, bạc hà 12 g,
đường trắng 30 g. Lấy ô mai, bạc hà rửa sạch. Cho ô mai vào
nồi sắc 30 phút, bỏ bạc hà vào sắc tiếp 3 phút. Dùng vải lọc
lấy nước, uống nhiều lần trong ngày.
- Tác dụng: Thanh nhiệt, giải khát.
- Phòng chữa : Bệnh thử phát nhiệt, đau đầu, đầu óc mê mẩn,
tâm phiền miệng khát.
4. Nước đậu xanh - bạc hà: Đậu xanh 100 g, bạc hà 12 g,
đường trắng 30 g. Rửa sạch đậu xanh và bạc hà. Bỏ đậu xanh
vào nồi, đổ một lít nước đun to lửa cho sơi, bỏ bạc hà vào
đun sôi 3 phút (nếu trong quá trình sắc mà nước khơng có
màu xanh thì vơ hiệu). Dùng vải lọc lấy nước, cho đường
vào khuấy đều. Uống nhiều lần trong ngày.
5. Nước đậu ván: Cho 1 lon đậu ván vào chảo rang vàng đều
(đừng để quá đen). Cho vào nồi cùng 1 lít nước rồi đun sơi,
sau đó bắc xuống uống.
- Tác dụng: Thanh nhiệt.
- Phịng chữa: Bệnh thấp nhiệt.
6. Nước rau má: Rau má 500 g rửa sạch. Cho vào máy xay
nhỏ rồi vắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
- Tác dụng: Thanh nhiệt, giải nắng.
- Phòng chữa: Bệnh thấp nhiệt.
Cách phòng tránh
ngộ độc thực phẩm.
Trong đời sống và sinh hoạt thường
ngày, những yếu tố như môi trường ô nhiễm,
thức ăn bảo quản không đúng cách hoặc bị
nhiễm các chất độc hại...dễ dẫn đến ngộ độc
thức ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe và giảm
chất lượng cuộc sống.
Trước tiên, cần hiểu ngộ độc do độc tố của vi sinh vật (tức vi
khuẩn) là do nội độc tố và ngoại độc tố của chúng. Nội độc
tố là độc tố có trong màng tế bào, ít độc, chống lại với nhiệt,
nghĩa là không bị phá hủy bởi nhiệt độ cao. Khi vi khuẩn
chết, độc tố thoát ra và gây bệnh. Còn ngoại độc tố là chất
độc do vi khuẩn tiết ra trong khi còn sống, rất độc nhưng dễ
bị nhiệt hủy hoại.
Cơ chế gây ngộ độc là gây viêm dạ dày ruột do vi khuẩn hay
độc tố vi khuẩn. Độc tố này có thể được hình thành trong
thực phẩm trước khi ăn do kỹ thuật chế biến, tồn trữ trong
điều kiện kém vệ sinh, thiếu cẩn thận hoặc độc tố cũng có
thể sinh ra khi vi khuẩn đã được ăn vào đường ruột. Liều
lượng gây ngộ độc thay đổi tùy theo loại vi khuẩn mạnh,
yếu, nồng độ độc tố trong thực phẩm và sức đề kháng của cá
nhân người bệnh. Một vài loại độc tố vi khuẩn như độc tố
của vi khuẩn Staphylococ không bị hủy hoại bởi nhiệt độ cao
nên dù nấu chín vẫn bị ngộ độc khi ăn.
Nhiều kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy ngộ độc thực
phẩm là một bệnh hết sức đa dạng, do nhiều vi khuẩn khác
nhau. Đến nay, đã xác định rõ thủ phạm gây ra các trường
hợp ngộ độc thức ăn như E.coli, Campylobacter jejuni,
Listeria monocytogenes, Staphylococcus aureus, Clostridium
perfringens... Một việc làm hết sức đơn giản nhưng cũng rất
hữu hiệu để phòng tránh ngộ độc thực phẩm mà ta hay quên
là loại bỏ thói quen đưa vi khuẩn từ người vào thực phẩm.
Trước hết, mọi người cần rửa tay với xà phòng trước khi
đụng vào thực phẩm, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, thay tã
cho con, đưa tay lên miệng, mũi, tóc. Thực phẩm cần được
rửa bằng nước sạch. Tránh để lẫn lộn các loại thực phẩm như
thịt, cá sống và rau, trái cây với nhau. Nấu chín thịt, cá, gà
vịt, trứng. Nhớ đừng nếm thức ăn với một cái muỗng đã
dùng rồi. Cất thực phẩm chưa nấu ở tủ lạnh nhiệt độ dưới
4ºđộ C (40ºđộ F), là nhiệt độ mà vi khuẩn không tăng sinh
được. Khơng tiêu thụ thực phẩm q hạn, bao bì thực phẩm
bị rách, đồ hộp phồng lên hoặc bẹp lõm. Không tiêu thụ thực
phẩm có mùi vị bất thường. Khi đi du lịch, chỉ ăn thực phẩm
tươi, mới nấu chín, uống nước đã đun sôi. Không ăn rau
sống hoặc trái cây khi không biết nguồn gốc.
Nếu chẳng may bị ngộ độc thực phẩm với triệu chứng nóng
sốt, có máu trong phân, ói kéo dài; có dấu hiệu cơ thể khô
nước như giảm tiểu tiện, khơ miệng, chóng mặt khi đứng lên,
tiêu chảy quá 3 ngày thì cần đi bác sĩ để được khám nghiệm,
điều trị kịp thời.
Dinh dưỡng hợp lý
trong mùa thi.
Để bảo đảm sức khỏe tốt trong những
ngày thi, các sĩ tử cần ăn uống đầy đủ và
đúng giờ, bảo đảm 3 bữa ăn mỗi ngày
Trong cái nắng gay gắt của ngày hè, học sinh lại phải lao vào
học tập với tâm trạng lo lắng. Học quá nhiều, ăn ngủ không
điều độ, thức quá khuya, sáng dậy muộn, khơng đủ thời gian
ăn sáng là tình trạng phổ biến ở nhiều học sinh trong mùa
thi, không còn nhiều thời gian để ăn uống hoặc quá lo âu, ăn
khơng ngon miệng, mệt mỏi, dễ bị bệnh... Đó là những
“bệnh” chung của các học sinh trong mùa thi năm nay.
Thật vậy, vào mùa học thi giống như bước vào cuộc đua
đường dài với nhiều thử thách. Bên cạnh vốn kiến thức được
chuẩn bị kỹ càng cũng cần có sức khỏe dẻo dai và trí óc sắc
bén. Do vậy, đừng vì mải học mà quên ăn để tránh kiệt sức
khi ngày thi đã cận kề. Do tình trạng ăn sáng lúc 10 giờ, thức
ăn chưa kịp tiêu hóa đã đến giờ ăn trưa nên buổi trưa sẽ ăn ít,
năng lượng và những chất dinh dưỡng nạp cho cơ thể ít hơn.
Trong khi đó, vào mùa học thi, não hoạt động nhiều, cơ thể
cần nạp nhiều năng lượng hơn lúc bình thường. Ngược lại,
tình trạng bỏ bữa, ăn thiếu dinh dưỡng, nhiều sĩ tử được cha
mẹ bồi bổ sơn hào hải vị, đủ thứ thức ăn được cho là bổ
dưỡng nhưng lại không ăn được. Cha mẹ than phiền rồi bắt
ép con ăn. Trẻ đã căng thẳng học bài lại thêm căng thẳng vì
chuyện ăn uống.
Rau và trái cây tươi giúp bảo vệ não Ảnh: Hồng Thúy
Để bảo đảm sức khỏe tốt trong những ngày này, các sĩ tử cần
ăn uống đầy đủ và đúng giờ, bảo đảm 3 bữa ăn mỗi ngày.
Ngoài ra, phải chú trọng đến chất lượng bữa ăn, cụ thể, nên
tăng cường những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát
triển của não trong khẩu phần ăn, bao gồm:
Chất bột đường: Cung cấp đường (glucose) để tạo năng
lượng cho não hoạt động. Loại bột đường hấp thu chậm sẽ
giúp mức đường trong máu ln ổn định. Khi đó, não được
cung cấp “nhiên liệu” một cách liên tục để hoạt động. Ngược
lại, các loại đường hấp thu nhanh sẽ làm đường huyết dao
động (tăng nhanh hoặc giảm nhanh), việc cung cấp “nhiên
liệu” cho não không đều làm ảnh hưởng đến hoạt động của
não. Thực phẩm có đường hấp thu chậm như ngũ cốc thô
(gạo không xát trắng, khoai, bắp…), trái cây không quá ngọt
như bưởi, cam, táo, nho ta (nên nhớ ăn cả trái sẽ tốt hơn là
chỉ uống các nước ép trái cây).
Thực phẩm giàu đạm (thịt, cá, trứng, sữa, đậu...): Cung cấp
axít amin như là nguyên liệu để tạo nên chất dẫn truyền thần
kinh giúp liên kết các tế bào thần kinh với nhau. Các thông
tin đã thu nhận vào các phần khác nhau của não sẽ được nối
kết và bật ra khi cần nhờ các axít amin này.
Chất béo thiết yếu (omega-3 và omega-6): Những chất này
rất dễ bị thiếu do cơ thể không tự tổng hợp được mà phải đưa
thức ăn từ bên ngoài vào với tỉ lệ omega-3 và omega-6
ngang nhau. Tuy nhiên, omega-3 dễ bị thiếu hơn do chế độ
ăn ít cá. Omega-3 có trong các loại cá béo như cá thu, cá
ngừ, cá hồi, cá trích, cá mịi. Omega-6 có trong các loại hạt
nhiều dầu như hạt bí đỏ, hạt hướng dương, mè và dầu thực
vật. Thế nên, để hoạt động trí não được tốt, các em nên ăn ít
nhất 3 lần trong 1 tuần.
Phospholipid: Có nhiều trong lòng đỏ trứng và thịt nội tạng,
giúp tạo myelin bao bọc dây thần kinh nên thúc đẩy sự
truyền các tín hiệu một cách trơn tru trong não.
Vitamin và khoáng chất: Giúp các chất trên phát huy tác
dụng. Đặc biệt là các vitamin nhóm B (có trong ngũ cốc thơ
và các loại rau), vitamin C (có trong rau và trái cây tươi),
axít folic (có trong rau lá xanh đậm), magiê (có trong rau
xanh và các loại hạt), mangan (có trong các loại hạt, trái cây)
và kẽm (có trong hàu, hải sản, thịt cá và các loại hạt). Chất
chống ơxy hóa (vitamin E, C, beta-caroten...) giúp bảo vệ
não chống lại sự tấn công của các gốc tự do.
I-ốt và sắt: Là 2 vi chất rất cần cho bộ não. Thiếu i-ốt, học
sinh sẽ thụ động, dẫn đến trì trệ, kém sáng tạo, giảm tiếp thu.
Để nhận đủ i-ốt cho cơ thể, các em nên sử dụng muối i-ốt
hằng ngày trong các bữa ăn (nhưng không ăn mặn). Các em
cũng cần ăn đầy đủ các thực phẩm giàu chất sắt, là chất cần
thiết để tạo máu, bởi nếu thiếu chất sắt, các em dễ bị thiếu
máu dẫn đến tình trạng hay mệt mỏi, học kém tập trung và
dễ buồn ngủ trong giờ học. Chất sắt có nhiều trong gan, thịt,
cá, trứng hoặc rau xanh và các loại đậu.
Trong những ngày thi, các thí sinh cần tranh thủ ngủ
trưa, ít nhất là 30 phút/ngày, để giúp não bộ phục hồi và
tăng cường sự tỉnh táo, nâng cao hiệu quả học tập.
Nước yến YenViet Quà tặng tuyệt vời
cho người than.
Với thành phần chứa yến tự nhiên
100%, đây là loại nước uống tiện lợi, vừa
giúp giải khát vừa bổ dưỡng cho mọi thành
viên trong gia đình
Thiết kế hộp đựng có quai xách thanh lịch, sang trọng với
hàm lượng yến cao, sản phẩm nước yến giải khát bổ dưỡng
YenViet đang chinh phục được người tiêu dùng.
Hàm lượng dinh dưỡng cao
Từ thời xa xưa, tổ yến vốn được xem là vật phẩm quý hiếm
với những công dụng cải thiện sức khỏe thần kỳ. Chính vì
thế, trong những bữa tiệc quan trọng của vua chúa thời
phong kiến, yến được xem là món ăn trân quý, đứng đầu
trong 8 món ăn quý hiếm nhất của cung đình. Cho đến nay,
yến sào vẫn giữ nguyên hạng trong các món cao lương mỹ vị
bởi sự bổ dưỡng và những công dụng tuyệt vời của món ăn
này.
Nước yến YenViet - thức uống bổ dưỡng dành cho mọi
người
Theo số liệu của Trung tâm Công nghệ Sinh học của ĐH
Thủy sản và Viện Công nghệ Sinh học thuộc Trung tâm
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia, tổ yến là hợp
chất bao gồm 2 yếu tố chính: Glycol gồm 7 loại đường đơn
dễ hấp thụ, phần protein chứa 18 loại axít amin khơng thể
thay thế mà cơ thể khơng tổng hợp được có hàm lượng rất
cao như aspartic acid, serine, tyrosine, valine… Ngồi ra,
yến cịn chứa các ngun tố có ích cho ổn định thần kinh, trí
nhớ như Mn, Br, Cu, Zn…
Đẩy lùi bệnh tật
Chính vì thế, các sản phẩm từ yến có tác dụng làm sạch phổi
và cơ quan hô hấp, làm giảm bệnh cúm và các triệu chứng dị
ứng, tăng thể trọng, cân bằng các quá trình trao đổi chất
trong cơ thể, tăng cường khả năng hoạt động thể lực và phản
xạ thần kinh, tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, giảm thời
gian đông máu, tăng cường các kích thích sinh trưởng cho tế
bào, chống lão hóa, tăng tuổi thọ.
Các chuyên gia cho biết việc sử dụng yến mỗi ngày theo chế
độ thường xuyên sẽ giúp cơ thể đẩy lùi bệnh tật và tránh
được những vấn đề sức khỏe về sau. Tuy nhiên đến nay, yến
vẫn được xem là thực phẩm xa xỉ, chỉ dành cho người có thu
nhập cao trong xã hội.
Nước yến YenViet: 100% yến tự nhiên
Với mong muốn người tiêu dùng có thêm loại thực phẩm bổ
dưỡng để cải thiện sức khỏe mỗi ngày, Công ty Yến Việt
vừa cho ra đời nước yến YenViet. Với thành phần chứa yến
tự nhiên 100% có hàm lượng cao, đây là loại nước uống tiện
lợi, vừa giúp giải khát trong mùa nắng nóng vừa bổ dưỡng
và phù hợp với mọi thành viên trong gia đình. Hiện sản
phẩm được bán với giá 60.000 đồng/hộp.
Sức khỏe
Chữa bệnh bằng giấm.
Giấm là gia vị hỗ trợ đắc lực cho các bà nội
trợ trong việc bếp núc. Và tác dụng trị bệnh của
giấm có thể làm chúng ta ngạc nhiên.
Ảnh: flickr.com
Dưới đây là cách sử dụng giấm để điều trị một số bệnh thơng
thường.
• Nhiễm trùng tai cấp tính
Nhiễm trùng tai cấp tính do nước thâm nhập vào ống tai có
thể làm cho bạn cảm thấy ngứa, đau đớn và rất khó chịu. Bạn
nên dùng máy sấy tóc để làm khô nước trong lỗ tai ngay sau
khi đi bơi, tắm dưới vịi sen hay ngâm mình trong bồn tắm.
Nếu bạn cảm thấy ngứa và khó chịu, hãy thử nhỏ vài giọt
giấm trắng vào trong ống tai.
Hãy đảm bảo rằng giấm trắng được thấm sâu vào trong ống
tai rồi để cho nó thốt hết ra ngồi bằng cách lắc đầu của bạn
một chút. Hãy thực hiện động tác như trên trong khoảng 5
ngày để đạt được kết quả như mong đợi.
• Chảy máu cam
Có rất nhiều cách để khắc phục hiện tượng mũi bị chảy máu
cam và giấm là một trong số cách làm hữu ích đó. Bạn chỉ
cần dùng bơng gịn vơ trùng nhúng vào giấm trắng rồi cho
vào lỗ mũi.
• Ho
Nếu bạn bị ho liên tục và làm cho mọi người trong gia đình
phải thức giấc lúc nữa đêm, hãy cho vài giọt giấm táo vào
một miếng vải và lót nó ở dưới đầu của bạn trong khi ngủ sẽ
cải thiện được tình hình.
Ảnh: flickr.com
• Viêm họng
Có 3 cách để điều trị viêm họng bằng giấm là: súc miệng,
uống và thoa lên cổ họng. Nếu bạn thực hiện ln 3 cách nói
trên thì chứng viêm họng sẽ được chữa lành nhanh chóng.
Nếu dùng giấm để súc miệng, hãy pha 1 muỗng cà phê giấm
táo với 1 ly nước ấm rồi súc miệng khoảng 10 giây, nên thực
hiện từ 3 – 4 lần mỗi ngày.
Nếu dùng giấm để uống, hãy trộn 4 muỗng cà phê giấm táo
với 4 muỗng cà phê mật ong và 1 ly nước ấm, cứ uống 1 lần
sau mỗi 4 tiếng đồng hồ.
Nếu dùng giấm thoa lên cổ họng, hãy dùng miếng vải ngâm
vào nước ấm, vắt cho ráo nước, cho 2 muỗng canh giấm táo
lên rồi đặt miếng vải lên trên cổ họng. Hãy giữ miếng vải
nằm trên cổ họng thật lâu để các hoạt chất trong giấm thấm
sâu vào cổ họng và hút các chất độc ra ngồi cơ thể.
• Nghẹt mũi
Khi bị nghẹt mũi, phương pháp tốt nhất để khắc phục tình
trạng này là thoa dầu bạch đàn lên khăn tay rồi hít sâu vào
mũi. Nhưng nếu bạn nhỏ thêm vài giọt giấm vào khăn tay
nữa thì rất tốt, nó sẽ giúp cho mũi của bạn sạch khuẩn và
ngăn chặn vi khuẩn ngồi khơng khí thâm nhập vào cơ thể.
Ảnh: flickr.com
• Hạ cholesterol
Ăn thức ăn chứa nhiều chất béo, hút thuốc lá, uống nhiều bia
rượu là những thói quen làm tăng mức độ cholesterol trong
cơ thể, dễ dẫn đến các bệnh về tim mạch. Trong giấm có
chứa axít và khoáng chất tự nhiên giúp làm giảm cholesterol
một cách hiệu quả. Bạn nên cho vài giọt giấm vào các loại
nước ép cũng có tác dụng giảm cholesterol trong máu như
nước ép táo, nam việt quất và nho. Hãy uống chúng mỗi
ngày và lượng cholesterol trong cơ thể của bạn sẽ giảm đáng
kể.
• Viêm khớp
Giấm táo cũng có tác dụng giảm đau và trị viêm khớp rất tốt.
Bạn chỉ cần pha 1 muỗng cà phê giấm táo vào 1 ly nước lớn
rồi uống. Theo thời gian, bạn có thể tăng liều lượng 2 muỗng
cà phê giấm táo pha với nước rồi uống sau bữa ăn khoảng
vài lần trong ngày, tùy vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh
tình. Hãy thường xuyên uống nước giấm táo, bạn sẽ thấy kết
quả cải thiện rất đáng kể.
• Lưu thơng máu
Giấm cũng có tác dụng làm lỗng máu bởi lượng axít axetic
trong nó giúp khơi phục lại thuộc tính kiềm của vịng tuần
hồn. Tuy nhiên, những người bị bệnh tim nên tham khảo ý
kiến bác sĩ trước khi sử dụng giấm để kích thích sự lưu
thơng máu. Bởi lẽ, giấm có thể gây ra các phản ứng nghiêm
trọng đối với thuốc trị bệnh tim. Chỉ cần pha 1 muỗng cà phê
giấm với 1 ly nước ấm rồi uống sau mỗi bữa ăn là có thể cải
thiện vịng tuần hồn máu cho cơ thể.
Ảnh: flickr.com
• Khử mùi hơi chân
Ngâm chân trong một chậu nước ấm có pha 4 muỗng canh
cà phê giấm trắng khoảng 2 lần trong ngày, mỗi lần 15 phút.
Tiếp tục làm như vậy trong 10 ngày thì mùi hơi chân sẽ sớm
tan biến.
• Nấm móng tay và chân
Cắt phần móng bị nấm mốc rồi ngâm tay hoặc chân vào hỗn
hợp giấm trắng pha loãng với nước ấm trong khoảng 10
phút. Thường xuyên thực hiện động tác nói trên sẽ mang lại
kết quả trị nấm móng như mong muốn.
• Giãn tĩnh mạch
Bạn có thể trị bệnh giãn tĩnh mạch bằng cách thoa giấm trực
tiếp lên tay chân bị giãn tĩnh mạch rồi xoa bóp đều khoảng 3
lần / ngày. Bạn cần kiên trì mới đạt được kết quả tốt nhất.
• Chuột rút
Khi bị cơn chuột rút tấn công bất ngờ và gây đau đớn cho cơ
thể, hãy thoa giấm trắng lên vùng da bị tổn thương sẽ làm
xoa dịu các cơn đau.
• Tay chân nhức mỏi
Mang giày cao gót, đi đứng nhiều, vận động tay chân liên tục
sẽ khiến cho các cơ bắp bị chai cứng và mệt mỏi. Hãy xoa
bóp cơ bắp bằng giấm táo để giúp cơ bắp được thư giãn và
bớt nhức mỏi.
• Mất ngủ
Pha 2 muống canh giấm táo với 2 muỗng canh mật ong cùng
với một ly nước ấm, uống trước khi đi ngủ sẽ cải thiện chứng
mất ngủ khá tốt.
Ảnh: flickr.com
• Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiệm vụ của đường tiết niệu là hỗ trợ việc loại bỏ chất thải
ra ngồi cơ thể nên rất cần lượng axít lớn. Dưới tác động của
môi trường, việc tiêu thụ cà phê, mắc bệnh viêm nhiễm…sẽ
làm thiếu hụt lượng axít cần thiết để cơ thể hoạt động bình
thường nên khi đi tiểu sẽ thấy khó chịu. Giấm có khả năng
khơi phục lại độ pH trong cơ thể, giúp cân bằng lượng axít
để cơ thể hoạt động bình thường. Hãy pha lỗng giấm với
nước ấm rồi uống sẽ thấy đỡ lên rất nhiều.
• Sỏi thận
Sỏi thận hình thành do sự tích tụ của axít uric và canxi, làm
cho đường tiết niệu bị cản trở và gây đau đớn. Giấm có khả
năng giải thể lượng axít uric và canxi dư thừa một cách tích
cực, sẽ giúp làm giảm sự tích tụ của chúng ở trong thận một
cách hiệu quả. Bạn có thể rắc vài giọt giấm vào món salad
trộn để ăn hoặc pha lỗng giấm với nước ấm để uống.
• Chứng khó tiêu
Trộn 2 muỗng canh giấm và ½ muỗng canh trà xanh rồi cho
vào bình nước, đun sơi, để nguội rồi uống. Bạn có thể sử
dụng trà bạc hà vì nó hỗ trợ tiêu hóa rất tốt và cũng rất có lợi
dạ dày yếu.
Ảnh: flickr.com
• Nổi mề đay
Hịa tan 1 muỗng canh đường nâu, 1 muỗng cà phê gừng
tươi xay nhuyễn, ½ chén giấm táo với 1 chén nước ấm. Thoa
hỗn hợp này lên vùng da bị nổi mày đay khoảng 2 lần/ngày.
• Viêm nướu và hơi miệng