Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Các chuyên đề ôn thi olimpic văn 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.22 KB, 68 trang )

CÁC CHUYÊN ĐỀ ÔN THI OLIMPIC 11
CHƯƠNG 1: CHỨC NĂNG CỦA VĂN CHƯƠNG
Chức năng văn học là gì? Chức năng văn học là vai trị vị trí của văn học trong đời sống xã hội, là tác
dụng, giá trị xã hội của văn học đối với đời sống tinh thần của con người. Văn học là hiện tượng đa chức
năng, các chức năng gắn bó hữu cơ khơng tách rời nhau. Sự gắn bó giữa các chức năng làm cho văn học có
sức tác động sâu xa, bền bỉ, có sức sống mãnh liệt, lâu dài trong đời sống tinh thần của con người. Nói đến
chức năng của văn học là nói đến mục đích sáng tác tác phẩm văn học, đến vấn đề viết để làm gì?
1. Chức năng nhận thức
Văn học có chức năng khám phá những quy luật khách quan của đời sống xã hội và
đời sống tâm hồn của con người. Tác phẩm văn học là q trình nhà văn khám phá và lí giải hiện thực rồi
phản ánh vào tác phẩm. Mỗi nhà văn đều ở một thời đại nhất định bởi vậy văn chương là tiếng nói của các
thời đại phản ánh hiện thực đời sống, đạo đức xã hội, thậm chí phơi bày những mặt trái của xã hội ấy để góp
phần cải tạo xã hội. Khơng phải ngẫu nhiên đã có người cho rằng văn học có khả năng cung cấp tri thức
bách khoa về đời sống “Văn học là cuốn sách giáo khoa của đời sống”
Văn học có khả năng đáp ứng nhu cầu của con người muốn hiểu biết về thế giới xung quanh và chính
bản thân mình. Chính cuốn sách ấy đã thể hiện một cách tinh tế và sắc sảo từng đổi thay, từng bước vận
động của xã hội. Nó tựa như “chiếc chìa khố vàng mở ra mn cánh cửa bí ẩn, đưa con người tới ngưỡng
cửa mới của sự hiểu biết thế giới xung quanh”.
Văn học có thể đem đến những nhận thức, hiểu biết sâu rộng cho con người về nhiều mặt của cuộc
sống ở:
+ Không gian khác nhau: tri thức về các quốc gia, vùng miền, xứ sở… khác nhau.
+ Thời gian khác nhau: quá khứ, hiện tại, tương lai
+ Hiểu biết phong phú ở nhiều lĩnh vực: văn học, lịch sử, địa lí, văn hóa…
+ Hiểu được bản chất của con người nói chung về tư tưởng, tình cảm, khát vọng, sức mạnh, mục đích
tồn tại giúp con người mài sắc cảm giác, biết phân biệt thật giả, biết cảm nhận tinh tế sự phong phú của thế
giới cảm tính, phát hiện cái chung, cái bản chất, cái mới lạ, sâu xa qua cái ngẫu nhiên cá biệt, cái quen
thuộc, cái bình thường.
Tác phẩm văn học đem tới cho người đọc những kiến thức xã hội phong phú. Nhưng đấy không phải là
mục đích cuối cùng của nhà văn. Mục đích của văn học chính là giúp người đọc từ chỗ nhận thức về con
người, về cuộc sống rồi tự nhận thức được chính mình, khám phá được giá trị và năng lực vơ tận của mình
để phấn đấu, sáng tạo.


2. Chức năng giáo dục
- Giá trị giáo dục của văn học xuất phát từ nhu cầu hướng thiện của con người. Chức năng giáo dục
thường được xem là giáo dục đạo đức, phẩm chất cho con người. Ngay từ thời cổ đại Hi Lạp Arixtot đưa ra
phạm trù thanh lọc khi người ta xem kịch nếu có khóc thì sẽ làm người ta trong sạch và cao thượng hơn.
Nhà mĩ học Letsxing của Đức cho rằng “Nghệ thuật là hình thái đặc trưng, hình thành từ những tìm tịi,
khám phá của người nghệ sĩ về hiện thực đời sống. Nghệ thuật mang đến cái nhìn tồn diện và đầy đủ hơn
về xã hội, thể hiện những quan điểm của người nghệ sĩ, từ đó tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tình cảm,
cảm xúc của người tiếp nhận. Chính vì vậy, nghệ thuật luôn ẩn chứa sử mệnh cao cả và thiêng liêng, góp
phần làm đẹp cho cuộc đời. Tố Hữu đã từng phát biểu: “Nghệ thuật là câu trả lời đầy thẩm mĩ cho con
người; thay đổi, cải thiện thế giới tinh thần của con người, nâng con người lên”. Còn Nguyên Ngọc thì
khẳng định: “Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người”.
- Văn học bồi đắp, định hướng tư tưởng, tình cảm cho con người và thanh lọc tâm hồn còn người. Văn
học giáo dục con người về:
+ Giáo dục tư tưởng: giúp con người lựa chọn những giá trị sống tích cực, đẹp đẽ như bài học về lịng
u nước, lịng nhân ái, có lí tưởng sống cao đẹp…
+ Giáo dục tình cảm: giúp con người biết yêu, ghét, vui, buồn đúng đắn, có tâm hồn trong sáng, cao
thượng
+ Giáo dục đạo đức: nâng đỡ nhân cách con người khi giúp họ biết phân biệt đúng sai, phải trái, tốt xấu
từ đó hình thành mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người.
=> Mỗi tác phẩm văn học chân chính đều là một lời đề nghị về lẽ sống để con người tự rèn luyện bản
thân ngày càng tốt đẹp hơn.
- Giáo dục về đạo đức, phẩm chất cho con người trong văn học diễn ra qua cuộc đối thoại giữa tác giả
và người đọc, được gợi mở qua hệ thống hình tượng nghệ thuật độc đáo và cảm xúc mãnh liệt của nhà văn.
1


Vì thế chức năng giáo dục của văn học khơng khô khan, giáo điều mà sinh động, đầy sức thuyết phục, không
phải ngay lập tức mà ngấm dần, thấm sâu có giá trị lâu bền, gợi được những suy nghĩ sâu xa của con người
với cuộc đời.
=> Văn học có khả năng giáo dục và nhân đạo hóa con người, giúp con người hồn thiện bản thân và

có những hành động thiết thực để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.
3. Chức năng thẩm mĩ
Nghệ thuật sáng tạo trên nguyên tắc cái đẹp, vì thế khơng thể thốt khỏi quy luật của cái đẹp. Giá trị
thẩm mĩ xuất phát từ nhu cầu cảm thụ và thưởng thức cái đẹp của con người. “Cái đẹp là điều kiện không
thể thiếu được của nghệ thuật, nếu thiếu cái đẹp thì khơng và khơng thể có nghệ thuật”.
- Chức năng thẩm mĩ của văn học được thể hiện rõ trên hai bình diện:
+ Nhà văn khám phá và thể hiện cái đẹp để thỏa mãn nhu cầu thẫm mĩ, khơi dậy những khoái cảm nghệ
thuật ở bạn đọc: Cái đẹp mà văn học mang tới là cái đẹp của cuộc đời như: cảnh thiên nhiên, tạo vật; vẻ đẹp
của cảnh đời cụ thể; vẻ đẹp hào hùng của chiến trận; vẻ đẹp của tình đời, tình người; vẻ đẹp của một con
người, dân tộc... Đặc biệt văn học có thể khám phá và thể hiện những vẻ đẹp ấy từ hình thức bên ngoài đến
bản chất bên trong của đời sống, con người. Ngồi ra, cái đẹp trong tác phẩm văn học cịn có thể được thể
hiện qua hình thức nghệ thuật của tác phẩm như nghệ thuật xây dựng hình tượng, nghệ thuật sử dụng ngơn
từ, hình ảnh, kết cấu…
+ Văn học giúp hình thành thị hiếu, lí tưởng thẩm mĩ, đánh thức bản chất nghệ sĩ và cảm hứng sáng tạo
của con người. Thị hiếu là năng lực định giá thẩm mĩ (năng lực nhận biết, đánh giá cái đẹp). Nó giúp con
người có khả năng phân biệt cái đẹp, cái xấu; cái thẩm mĩ với cái phi thẩm mĩ, nhận ra nét bi và hài trong
các sự vật và hiện tượng, làm giàu kho kinh nghiệm thẩm mĩ, mài sắc các giác quan thẩm mĩ. Thường xuyên
tiếp xúc với văn học nghệ thuật ta sẽ thành người sành sỏi, tinh tế, nhạy bén có chuẩn mực đánh giá riêng
của mình để phân biệt cái đẹp và không đẹp trong văn học và trong cuộc sống quanh ta. Từ đó, đánh thức
bản chất nghệ sĩ và niềm say mê sáng tạo trong mỗi cá nhân.
* Chức năng giao tiếp:
Nói đến giao tiếp là nói đến sự giao lưu, thơng báo, trao đổi. Nghĩa là ở đây có vấn đềngười nói,
người nghe, người gửi, người nhận và phương tiện để để liên hệ. Ở khâu sáng tác người viết mỗi khi cầm
bút là muốn giãy bày, chia sẻ, cần nói ra,khơng nói ra không được. Sống cần phải giao tiếp nếu không giáo
tiếp có nghĩa là khơng sống. Vì thế con người sử dụng nghệ thuật như là một con đường quan trọng để giao
lưu với nhau chẳng khác nào như cây cối cần giao lưu với khơng khí và ánh sáng mặt trời. Sáng tác đầu tiên
là muốn giãi bày, mang những tâm tư trăn trở của nhà văn tác động vào người khác. Ở mức độ thấp nó gợi
sự chia sẻ, đồng cảm, ở mức độ cao hơn nótrở thành “tiếng nói đồng ý, đồng tình “ (Tố Hữu ), thành sợi dây
liên két, tiếng kèn tập hợp. Lúc đó nó khơng chỉ là hoạt động của một người hướng đến một người mà trở
thành hoạt động giao tiếp rộng rãi của mọi người. Trong hoạt động giao tiếp này nhà văn không phải là

người đưa tin truyền tinmột cách bình thường chỉ đơn giản là truyền tải thơng tin. Vì tác phẩm văn học chứa
đựng tư tưởng tình cảm và mang khuynh hướng xã hội rõ nét. TPVH không đơn thuần là thông báo sự kiện,
tri thức mà thể hiện thái độ của con người trước cuộc sống, những suy nghĩ của con người trước cuộc sống.
Tác phẩm văn học đưa con người xích lại gần nhau khơng phải bằng khơng gian, thời gian mà bằng tình
cảm, tinh thần. Tác phẩm nghệ thuật nối liền tác giả - người đọc – người đọc xích lại gần nhau hơn: họ quen
nhau, hiểu nhau qua giao tiếp bằng tác phẩm nghệ thuật. Đặc biệt nhờ nghệ thuật con người có thể giao lưu
cả quá khứ - hiện tại – tương lai, mang tiếng nói của dân tộc này đến dân tộc khác, thế hệ trước đến thế hệ
sau; nó khắc phục khoảng cách về không gian và thời gian đem lại sự giao tiếp nhiều chiều, đem con người
trở nên gần nhau hơn.
Vì vậy “Chừng nào tâm hồn một con người cần đến với một tâm hồn khác, chừng đó tác phẩm nghệ
thuật còn cần thiết cho con người (Dêgơcx ).
* Chức năng giải trí:
Bên cạnh thức năng giao tiếp, văn học cịn là nơi để chúng ta giải trí, nhưng đây khơng phải là giải trí
thơng thường mà là sự giải trí có tính nghệ thuật. Một sự giải trí nhẹ nhàng, thanh cao và trong sáng. Có
nghĩa là sự giải trí trong văn học khơng những giúp chúng ta giải tỏa bớt sự căng thẳng mệt nhọc đem lại
phút giây thư giãn mà khi đắm mình trong khơng gian nghệ thuật ấy, văn học thanh lọc tâm hồn thúng ta
thêm trong và cung cấp thêm những hiểu biết về cuộc sống, xã hội, học tập,… có lẽ văn học đã đem đến cho
nhân loại chúng ta một cách nghỉ ngơi khá lí thú, như Ranh Gamzatop đã từng nói nó vừa là nơi nghỉ ngơi
vừa là cuộc hành trình khiến ta hứng thú . Chính vì vậy, giải trí bằng văn học vừa mang lại niềm vui phấn
khích.như các hình thức vui khác, vừa làm cho con người trở nên có văn hóa hơn, hiểu và sáng yêu hơn.
2


Những chức năng của văn học không tồn tại tách rời mà gắn bó chặt thẽ với nhau, làm tốt chức năng
này thì đồng thời cũng tạo điều kiện để các chức năng khác phát huy tác dụng. Toàn bộ các chức năng của
văn học luôn tác động qua lại với nhau, luôn tồn tại trong mối quan hệ chuyển hóa nhân quả, và tùy theo
điều kiện lịch sử cụ thể của sự phát thẩn văn học ở các thời đại khác nhau, các dân tộc khác nhau, mối tương
quan và trọng tâm của các chức năng cũng thay đổi. Điều đó địi hỏi khi xem xét chức năng của văn học
phải có quan điểm lịch sử đúng đắn.
DẪN CHỨNG PHÂN TÍCH TÁC PHẨM VĂN HỌC VỀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN CHƯƠNG

Xuất hiện trên văn đàn khi trào lưu hiện thực chủ nghĩa đã đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, Nam
Cao ý thức sâu sắc rằng: “Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những
nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có” (Đời thừa) nhà văn đã thực sự tìm được cho mình
một hướng đi riêng trong việc tiếp cận và phản ánh hiện thực. Trong mỗi trang văn của Nam Cao đều bộc lộ
tấm lòng của một con người đau đời và thương đời da diết. Nam Cao yêu thương những con người bị cuộc
đời đày đọa. Trái tim nhân đạo và cái nhìn sắc sảo của ơng đã thấu hiểu những hồn cảnh thiếu nhân tính
làm cho con người bị tha hóa. Viết về những con người dưới đáy của xã hội, Nam Cao đã bộc lộ sự cảm
thông lạ lùng của một trái tim nhân đạo lớn.
Văn học có chức năng khám phá những quy luật khách quan của đời sống xã hội và đời sống tâm
hồn của con người. Tác phẩm văn học là q trình nhà văn khám phá và lí giải hiện thực rồi phản ánh vào
tác phẩm. Mỗi nhà văn đều ở một thời đại nhất định bởi vậy văn chương là tiếng nói của các thời đại phản
ánh hiện thực đời sống, đạo đức xã hội, thậm chí phơi bày những mặt trái của xã hội ấy để góp phần cải tạo
xã hội. Khi các nhà văn thông qua các tác phẩm của minh để tập trung phản ánh thực trạng xã hội thì tác
phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao là kiệt tác của văn học hiện thực phản ảnh đậm nét xã hội phong kiến đầy
rẫy những tội ác và bất cơng, Ngịi bút Nam Cao tỏ ra sắc sảo khi vạch ra mối quan hệ thực trạng nội bộ bọn
cường hào. Chẳng phải vì đất làng Vũ Đại có cái thế quần ngư tranh thực như lời ơng thầy địa lí nói nên bọn
cường hào chia năm bè bảy cánh đối nghịch nhau, mà do chúng là một đàn cá tranh mồi, mồi thì ngon đấy,
nhưng năm bè bảy mối. Ngoài mặt tử tế với nhau nhưng trong bụng muốn cho nhau lụi bại. Đây là hiện
tượng có tính quy luật ở nơng thơn, ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống xã hội - ruồi muỗi phải chết oan uổng
khi trâu bò húc nhau.
Dựng nên bức tranh xã hội ở nông thôn, trước hết Nam Cao tập trung làm nổi bật xung đột giai cấp
giữa địa chủ cường hào với người nông dân bị áp bức - phản ánh hiện thực nơng thơn trên bình diện mâu
thuẫn giai cấp. Nó làm nên giá trị nhận thức và sức mạnh phê phán to lớn.
Nam Cao đã xây dựng hình tượng điển hình về giai cấp thống trị ở nơng thôn: Bá Kiến - lão cường
hào cáo già với giọng quái rất sang, cái cười Tào Tháo cho thấy bản chất gian hùng, khơn róc đời. Và tư
cách nhem nhuốc của cụ tiên chỉ: thói ghen tng, Bá Kiến nghiền ngẫm về nghề thống trị, rút ra phương
châm: mềm nắn, rắn bng, bám thằng có tóc, ai bám thằng trọc đầu, thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ nhì sợ kẻ
cố cùng liều thân... Với chính sách: lấy thằng đầu bò trị thằng đầu bò, thu dụng những thằng bạt mạng,
không sợ chết, không sợ đi tù. Bọn chúng là những căn nguyên cho nỗi bất hạnh của người dân. Là chứa
đựng quy luật hiện tượng tất yếu của xã hội. Chừng nào cịn có những kẻ như Bá Kiến thì chừng đó chưa thể

hết nhưng cuộc đời như Chí Phèo.
Nếu Bá Kiến là nhân vật đại diện điển hình cho tầng lớp thống trị thì Chí Phèo, điền hình cho nỗi đau
khốn cùng của người nông dân đẩy dần họ vào tăm tối, u mê, vào con đường phải thành “đầu trộm đuôi
cướp” mới tồn tại được mà tác phẩm cho đọc giả nhận thức về bức tranh xã hội ở nông thôn trước cách
mạng, dưới ách thống trị của chế độ thực dân nửa phong kiến, trước hết Nam Cao tập trung làm nổi bật mâu
thuẫn giai cấp giữa địa chủ cường hào và nông dân bị áp bức - phản ánh hiện thực nơng thơn trên bình diện
mâu thuẫn giai cấp. Làng Đại Hoàng những năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 người nông dân
phải chịu tô nặng nề, làm phu sai tạp dịch, nhiều người phải bán hết tài sản của mình để cứu đói, nếu như
khơng có tài sản thì phải chịu nhận cái chết thê thảm. Vì đói khổ và bị áp bức,một số nông dân đã bị đầy
vào con đường lưu manh hóa như Chí Phèo. Nơng dân cịn khổ cực nhiểu hơn khi tình trạng như dốt
nát mù chữ, rượu chè xảy ra tràn lan. Trong một cái xã hội thực dân nửa phong kiến, dưới ách thống trị của
bọn thực dân phong kiến giai cấp tiểu tư sản cũng không hơn gì so với tầng lớp nơng dân lúc bấy giờ. Đời
sống của giai cấp tiểu tư sản luôn bị đe dọa cả về vật chất lẫn tinh thần, đa số họ rơi vào tình trạng bị phá
sản, bần cùng hóa. Họ là những viên chức nhỏ, trí thức nghèo, học sinh… chịu nhều cay đắng, đe dọa về đời
3


sống nhất. Tầng lớp tiểu tư sản nghèo sống rất bấp bênh khổ cực, ngay đến những viên chức nhỏ, trí thức tự
do cũng lâm vào hồn cảnh khó khăn và bị khinh rẻ chà đạp. Tình hình xã hội hết sức ngột ngạt, ngay những
kẻ bảo thủ sợ đổi thay nhất.
Văn học bồi đắp, định hướng tư tưởng, tình cảm cho con người và thanh lọc tâm hồn còn ngườiVăn
học có khả năng giáo dục và nhân đạo hóa con người, giúp con người hoàn thiện bản thân và có những hành
động thiết thực để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Và ta nhận thấy rất rõ Nam Cao viết tác phẩm Chí Phèo
khơng phải để bơi nhọ người nông dân, mà ông đã bảo vệ, bênh vực, minh oan, “chiêu tuyết” cho những
con người thấp cổ bé họng, bị cuộc đời xua đuổi, hắt hủi, khinh bỉ một cách bất công. Với trái tim đầy yêu
thương của mình , Nam Cao vẫn tin rằng trong tâm hồn của những người khơng cịn được là người, những
con người bề ngoài được miêu tả như những con vật vẫn cịn nhân tính, vẫn cịn những khát khao nhân
bảnTác phẩm Chí Phèo để người đọc biết cảm thơng hơn với cuộc đời bi kịch, khi bị hoàn cảnh xã hội xơ
đạp đến tơi bời, nó như một tiếng kêu cứu mà Nam Cam muốn gởi gắm, hãy cứu lấy linh hồn của con người,
chúng ta hãy mở long ơn với những va vấp, những lỗi lầm mà con người sa chân vào tội lôi, Như một tuyên

ngôn mà Nam Cao đã từng nói: những người xung quanh ta, nếu ta khơng cố hiểu họ thì thấy họ thật gàn dỡ.
Có lẽ điều mà Nam Cao muốn kêu gọi đến người đọc, là hãy sống bằng tình yêu thương sự rộng long rồi
mọi gí trị tốt đẹp cuộc sống sẽ hồi sinh lan tỏa. Bá kiến có thể mượn bàn tay của cường quyền và chính sách
dung người mưu mơ đầy xảo quyệt để có thể tha hóa chí, nhưng để cảm hóa được chí lại rất giản đơn đó là
tình người, sự vị tha, thái độ ân cần đầy ắp tình người của Thị Nở cũng đã khiến cho Chí xúc động để khát
khao hoàn lương, để muốn trở về cuộc đời bình lặng, muốn chứng minh qua việc sẽ sống hòa thuận cùng
Thị Nở, ngay cả khi ước muốn nhỏ nhoi đó khơng có cơ hội để thực hiện, thì Chí cũng khơng cho cuộc sống
lưu manh, quỹ dữ được tái diễn. Chí đã lớn lên để nhận thức được đâu là căn nguyên của bi kịch cuộc đời
mình, đâu là kẻ thù thực sự, và một giải pháp có chăng là tiêu cực nhưng có lẽ với Chí là sự thức tỉnh con
người.
Mỗi tác phẩm văn học chân chính đều là một lời đề nghị về lẽ sống để con người tự rèn luyện bản
thân ngày càng tốt đẹp hơn. Có thể nói, tư tưởng nhân đạo thấm nhuần trong sáng tác của Nam Cao. Ông là
nhà văn đồng tình với khát vọng sống lương thiện và khát vọng được phát huy đến tận độ tài năng của con
người. Đó là cái đẹp mà người nghệ sĩ tìm kiếm, nói như nhà văn Nguyễn Minh Châu viết văn là quá trình
tìm nững hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn con người. cái đẹp của tác phẩm chí Phèo, khác với các nghệ sỹ,
nếu cái đẹp mang đến cho người đọc là sự kì cơng khi xây dựng diện mạo nhân vật, thì Nam Cao lại khơi
gợi cái đẹp ở chiều sâu tâm hồn. Nó tượng trưng như quả ấu gai, lớp vỏ ngồi đen đủi xấu xí góc cạnh
nhưng bản chất bên trong lại trắng trong ngọt bùi. Nhân vật Thị Nở, mang diện mạo xấu ma chê quye hờn
mà Nam Cao rất dụng công miêu tả “má phinh phính thì mặt Thị cịn hao hao mặt lợn…cái mũi vừa ngắn
vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành…hai mơi dày…màu thịt trâu xám ngốch…”, tính cách lại dỡ
hơi nhưng bên trong con người ấy còn chứa đựng lòng thương người, Một trái tim phụ nữ biết khao khát yêu
và muốn yêu mà bình thường người phụ nữ khơng dám nói ra. Những biểu hiện khát khao cuộc sống của
Chí là minh chứng cho tình u thương sự bao dung và nét đẹp cảm hóa ở thị Nở. Nam Cao đã tìm thấy hạt
ngọc ẩn sâu trong tâm hồn người phụ nữ xấu xí ấy, để rồi từ điểm nhìn truần thuật của người kể chuyện, tái
hiện một người phụ nữ ấm áp, biết lo nghĩ cho người khác, biết cảm thương cho hoàn cảnh, và ân cần chăm
sóc, ban tặng tình người khơi gợi sự hồn lương, đó là cái đẹp trong văn học và đời sống. Tình u của họ
tuy ngắn ngủi thơi, nhưng nhà văn Nam Cao vẫn khẳng định giá trị của tình u, ai cũng có thể có được, dù
là con quỷ dư hay người phụ nữ xấu ma chê quỷ hờn, chỉ cần có khát khao, có chân thành, thì tình u sẽ
nãy nở. Đó là cái đẹp tình u mang đến
MỘT SỐ ĐỀ VỀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN CHƯƠNG

ĐỀ 1: “Tác phẩm trữ tình đích thực trình bày cuộc sống như một bức tranh. Ý nghĩa chính khơng phải là
bức tranh mà ở tình cảm mà nó gợi lên” (Biêlinxki)
Bằng hiểu biết văn học của mình, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
ĐÁP ÁN
MB: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Văn học không chỉ tái hiện cuộc sống mà cịn hình thành nên ở độc giả
những rung động thẩm mỹ về cuộc sống.
TB:
4


Giải thích ý kiến
- “Tác phẩm trữ tình”: Là tác phẩm thiên về biểu đạt tình cảm, cảm xúc của tác giả, trong đó thơ là thể loại
đặc trưng nhất.
- “Tác phẩm trữ tình đích thực trình bày cuộc sống như một bức tranh”: Tác phẩm là sự tái hiện lại cuộc
sống qua lăng kính nghệ thuật của nhà văn.
- “Ý nghĩa chính khơng phải là bức tranh mà ở tình cảm mà nó gợi lên”: Điều quan trọng nhất là tác phẩm
thông qua việc mô tả cuộc sống đã gợi lên được những tình cảm, cảm xúc cho người đọc; khiến cho người
đọc biết yêu, ghét, nhớ thương, căm giận, ngợi ca, lên án… trước phạm vi hiện thực mà tác phẩm phản ánh.
=> Nhận định khẳng định giá trị, chức năng của văn học: Văn học không chỉ tái hiện cuộc sống mà cịn hình
thành nên ở độc giả những rung động thẩm mỹ về cuộc sống.
Ban luận, lí giải
Tác phẩm văn học như một bức tranh thu nhỏ về hiện thực cuộc sống. Văn học bắt nguồn từ cuộc sống, nhà văn vận
dụng tài tình những từ ngữ, hình ảnh, những bút pháp nghệ thuật để phản ánh lại hiện thực phong phú xung quanh
mình. Chính cuộc sống bao la, diệu kì với bao trăn trở, suy tư này là chất liệu vô giá, trở thành “nơi xuất phát cũng là
nơi đi tới” cho văn chương. Không có cuộc sống làm mạch nguồn ni dưỡng thì sẽ chỉ có thể sinh ra thứ văn chương
yểu mệnh, nhợt nhạt.
- Văn học “miêu tả cuộc sống không chỉ để miêu tả”. Tác phẩm sinh ra từ cuộc sống, phản ánh lại hiện thực
cuộc sống nhưng nó khơng thể là một bản sao y nguyên của hiện thực. Điều khiến cho một tác phẩm thực sự
có giá trị là ở chỗ có thể tác động mạnh mẽ đến tâm hồn con người, bồi đắp cho họ những tình cảm cao đẹp:
tình u q hương, đất nước, lịng tự hào, tự tôn dân tộc, yêu thương và quý trọng những nhân cách đẹp đẽ,

căm ghét những thế lực bạo tàn, xấu xa... Bằng cách đó, văn học giúp tâm hồn độc giả trở nên phong phú và
sâu sắc hơn. Người đọc khi đến với tác phẩm vừa nhận diện cuộc sống vừa là chuyến hành trình đi tìm ra lẽ
đời, tình người, như Hồi Thanh từng nói: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta khơng có, luyện
những tình cảm ta sẵn có”.
- Đặc trưng của thể loại trữ tình là sự bộc lộ cảm xúc. Người sáng tác đã tìm tới thể loại này có nghĩa rằng
họ thực sự có những nỗi niềm mãnh liệt cần được giãi bày. Đó có thể là những sự bộc bạch trực tiếp, nhưng
đơi khi lại được ẩn ý trong những hình tượng, những chi tiết nghệ thuật… Tác phẩm khi ấy trở thành nơi kí
thác tâm tư của người nghệ sĩ và chờ đợi những tấm lịng tri âm tìm đến, giải mã và đồng điệu.
Chứng minh
Học sinh chọn tác phẩm tiêu biểu để làm dẫn chứng. Có thể triển khai theo hướng sau đây:
- Tác phẩm đã tái hiện bức tranh hiện thực nào?
- Thông qua bức tranh hiện thực ấy tác phẩm thể hiện tâm tư, tình cảm gì của người nghệ sĩ và gợi lên
những rung cảm suy nghĩ gì ở người tiếp nhận?
- Tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ thể hiện trong tác phẩm ra sao để có thể tái hiện cuộc sống và truyền
tải tâm tư, suy nghĩ của mình về cuộc sống.
Đánh giá, mở rộng
- Lời nhận định cho ta thấy được giá trị, chức năng của những tác phẩm văn học chân chính. Tác phẩm nào
vừa miêu tả được cuộc sống, vừa dấy lên trong người đọc những cảm xúc thẩm mỹ sâu sắc, tác phẩm đó sẽ
có sức sống lâu bền.
- Bài học sáng tác và tiếp nhận:
+ Đối với người sáng tác: Phải không ngừng trăn trở về vấn đề sống và viết, có cái nhìn trung thực, dũng
cảm vào sự thật đời sống, khơng ngừng tìm tịi, đổi mới cách viết, viết bằng tình cảm chân thành, mãnh liệt
nhất của bản thân.
+ Đối với người tiếp nhận: Người đọc không nên tiếp nhận tác phẩm văn chương một cách hời hợt, nơng
nổi. Cần đọc bằng cả tâm hồn mình để được mở rộng và bồi đắp những nhận thức, tình cảm mới mẻ.
ĐỀ 2: Bàn về văn chương, nhà nghiên cứu Phong Lê cho rằng:
Nó hướng tới sự thanh lọc tình cảm, kích thích một thái độ sống tích cực ở con người đối với thế giới chung
quanh, với nhân quần, với đồng loại.
5



(Theo Bây giờ hoặc bao giờ – những tác phẩm lớn, những đỉnh cao văn chương Việt
thế kỷ XXI?, )
Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học, hãy bình luận về ý kiến.
ĐÁP ÁN
MB: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Giá trị, chức năng của văn học.
TB:
* Giải thích
- Văn chương: loại hình nghệ thuật lấy ngơn từ làm chất liệu xây dựng hình tượng.
- hướng tới thanh lọc tình cảm: đem đến những tình cảm, cảm xúc tốt đẹp, gạn bỏ những điều xấu xa, làm
cho tâm hồn trở nên trong sạch hơn.
- kích thích một thái độ sống tích cực ở con người đối với thế giới chung quanh, với nhân quần, với đồng
loại: khuyến khích con người có thái độ sống lạc quan, tin tưởng, lan toả những điều tốt đẹp đến thế giới
xung quanh.
=> Ý kiến của nhà nghiên cứu Phong Lê đã nêu lên chức năng cơ bản của văn chương: giáo dục tình cảm,
cảm xúc, khuyến khích con người sống với sự tin tưởng, lạc quan, biết chia sẻ, quan tâm tới con người và
thế giới,
* Bàn luận
Thí sinh có thể trình bày những suy nghĩ khác nhau tuy nhiên cần tập trung vào những nội dung cơ bản sau:
- Văn học nghệ thuật luôn bắt nguồn từ cuộc sống mà ở đó con người là trung tâm. Phản ánh hiện thực
khách quan trong tác phẩm nghệ thuật, bao giờ người nghệ sĩ cũng có ý thức truyền tải những tư tưởng, tình
cảm chủ quan của mình; khao khát viết nên một tác phẩm có giá trị, hướng tới con người, vì con người.
- Văn học có nhiều chức năng, trong đó đặc biệt hơn cả là chức năng giáo dục, cảm hóa con người.
+ Tác phẩm văn học là sản phẩm tinh thần của con người, do con người sáng tạo ra để đáp ứng những nhu
cầu của đời sống, nhất là đời sống tâm hồn.
+ Văn học chỉ thực sự có giá trị khi nói lên tiếng nói của tâm hồn con người, đem đến những cảm xúc tích
cực, giúp con người vượt lên trên cuộc sống bé nhỏ của cá nhân để sống với thế giới xung quanh, với nhiều
cuộc đời khác qua các hình tượng nghệ thuật. Văn học có khả năng làm cho thế giới tình cảm của con người
trở nên trong sạch, hoàn thiện hơn.
- Hướng tới giá trị nhân văn, nhấn mạnh khả năng cảm hóa, thay đổi con người bao giờ cũng là vấn đề cốt

yếu làm nên giá trị lâu bền của văn học chân chính.
* Chứng minh
- Thí sinh dựa vào trải nghiệm đọc văn học, lựa chọn tác phẩm để làm sáng tỏ nhận định.
- Khai thác các tác phẩm đã lựa chọn (tối thiểu là 02) cần làm sáng tỏ các vấn đề theo định hướng bàn luận
nêu trên, cần làm nổi bật một số phương diện:
+ Tác phẩm đã đem đến những tình cảm, cảm xúc nào giúp thanh lọc tâm hồn con người?
+ Tác phẩm đã kích thích ở người đọc thái độ sống tích cực nào?
+ Những cảm xúc tốt đẹp và khả năng kích thích thái độ sống tích cực đem đến cho tác phẩm những giá trị
nào? Thể hiện được điều gì về tài năng, tâm huyết của tác giả?
* Đánh giá, mở rộng vấn đề
- Ý kiến của Phong lê đã góp phần khẳng định chức năng quan trọng, phong phú của văn chương đối với con
người, đặc biệt là khả năng làm trong sạch, phong phú hoá tâm hồn người và định hướng lối sống tích cực
cho con người.
- Ý kiến là một định hướng, gợi ý cho người nghệ sĩ và độc giả:
+ Nhà văn phải có tầm nhìn sâu rộng, có tư tưởng nhân văn sâu sắc để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có
khả năng thanh lọc tâm hồn người, gợi mở, khuyến khích những lối sống tích cực, những tình cảm đẹp ở độc
giả.
+ Người đọc cần mở rộng tâm hồn, đến với tác phẩm bằng sự chân thành để cảm nhận cái hay, cái đẹp trong
hình thức nghệ thuật của tác phẩm đồng thời khám phá thấy những tình cảm, cảm xúc tích cực; chủ động
đón nhận những quan điểm, tư tưởng tác giả gửi gắm trong tác phẩm để hình thành lối sống tích cực, giàu
giá trị.
6


ĐỀ 3: Tác phẩm là tấm gương soi những năng lực và thế giới tinh thần của nhà văn. Sau mỗi lần sáng tác,
anh ta như hiểu mình hơn. Đối với người đọc, người xem cũng vậy. Nhờ tiếp xúc với tác phẩm nghệ thuật,
người ta biết đầy đủ hơn về xã hội, về người khác và về chính bản thân mình.
(Lê Ngọc Trà – Lý luận và văn học, NXB Trẻ)
Bằng hiểu biết về văn học, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
ĐÁP ÁN

MB: Giới thiệu vấn đề nghị luận: chức năng, giá trị nhận thức của tác phẩm văn học nghệ thuật.
TB
a. Giải thích:
- Tác phẩm là tấm gương soi những năng lực và thế giới tinh thần của nhà văn. Sau mỗi lần sáng tác, anh
ta như hiểu mình hơn: tác phẩm là nơi nhà văn gửi gắm những suy nghĩ, thái độ tư tưởng tình cảm và bộc lộ
tài năng nghệ thuật, là nơi giúp nhà văn khám phá, nhận thức, thấu hiểu bản thân.
- Đối với người đọc, người xem cũng vậy. Nhờ tiếp xúc với tác phẩm nghệ thuật, người ta biết đầy đủ hơn về
xã hội, về người khác và về chính bản thân mình: tpnt mang đến cho người đọc giá trị nhận thức về xã hội,
về thế giới con người và về chính bản thân họ.
- Ý kiến khẳng định đặc trưng phản ánh, chức năng, giá trị nhận thức của tác phẩm văn học nghệ thuật.
b. Bàn luận:
* Tác phẩm là tấm gương soi những năng lực và thế giới tinh thần của nhà văn. Sau mỗi lần sáng tác, anh
ta như hiểu mình hơn:
- Tác phẩm văn học là đối tượng kí gửi, là bức thơng điệp chứa đựng thế giới tinh thần và bộc lộ tài năng
nghệ thuật của nhà văn.
- Tác phẩm là phương tiện để nhà văn nhận thức lại chính mình, thấu hiểu bản thân.
* Đối với người đọc, người xem cũng vậy. Nhờ tiếp xúc với tác phẩm nghệ thuật, người ta biết đầy đủ hơn
về xã hội, về người khác và về chính bản thân mình:
- Văn học có giá trị nhận thức. Tiếp nhận văn học là nhận thức về bức tranh hiện thực cuộc sống mà nhà văn
phản ánh, là tiếp xúc và đón nhận những thơng điệp mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. Người đọc sẽ làm
giàu, nâng cao thêm hiểu biết về thế giới xung quanh.
- Tiếp nhận văn học là quá trình người đọc khám phá, nhận thức và thấu hiểu về bản thân.
* Lưu ý: Thí sinh có thể lựa chọn tác phẩm văn học và phân tích theo định hướng lí luận như trên để làm rõ
quan điểm của mình. Tránh phân tích chung, dài dịng khơng cần thiết hoặc diễn xi văn bản.
c. Đánh giá:
- Ý kiến khẳng định bản chất phản ánh ht và bộc lộ tư tưởng tình cảm của văn học, thiên chức cơ bản của
vhnt là thông qua khám phá, phản ánh, tpvh giúp nhà văn và và người đọc nhận thức về thế giới xung quanh
và thấu hiểu chính bản thân mình.
-. Ý kiến có ý nghĩa giúp nhà văn xác định đúng vai trò của tp và chức năng của tp đối với nhà văn và bạn
đọc. Ý kiến giúp người đọc nhận ra bản chất của qua trình tiếp nhận, tiếp nhận là quá trình tiếp nhận và đồng

cảm, thấu hiểu.
KB
ĐỀ 4: Trong thời đại ngày nay, khi nhịp sống bị cuốn vào vịng xốy tốc độ, văn chương có giúp con người
sống chậm lại?
ĐÁP ÁN
MB: Giới thiệu vấn đề nghị luận: văn chương có thể giúp con người có những khoảng lắng để cảm nhận sâu
hơn về cuộc sống, ngẫm nghĩ về những giá trị sống.
TB:
Giải thích; - nhịp sống: tốc độ sống của con người
- bị cuốn vào vịng xốy tốc độ: bị kéo vào, cuốn theo tốc độ nhanh, gấp gáp.
- sống chậm: là cách sống chú trọng quan sát, lắng nghe để cảm nhận, hiểu và trân trọng những giá trị sống.
=> Ý kiến đặt ra câu hỏi về chức năng, giá trị của văn chương: khi con người bị cuốn vào nhịp sống gấp gáp,
liệu văn chương có thể giúp con người có những khoảng lắng để cảm nhận sâu hơn về cuộc sống, ngẫm nghĩ
về những giá trị sống.
7


Bình luận lí giải
- Cuộc sống hiện đại với guồng quay gấp gáp khiến con người bị cuốn theo, trở nên bị động, lệ thuộc, thậm
chí cịn đánh mất đi những giá trị sống, những cơ hội được sống thực sự. Trong bối cảnh ấy, văn chương
như một nẻo về để con người được thốt ra khỏi vịng xốy tốc độ, sống chậm lại, sống sâu hơn.
- Văn chương giúp con người có những khoảng lắng để khám phá, cảm nhận cuộc sống, suy tư và chiêm
nghiệm những giá trị sống đích thực:
+ Với tác giả, viết là cách thức giúp nhà văn sống chậm lại. Khi viết, nhà văn phải quan sát, nghiền ngẫm để
khám phá bản chất hiện thực, bởi vậy nhà văn sống chậm lại, sống sâu hơn, trăn trở suy tư trước cuộc đời và
con người. Đó là cơ hội nhà văn đối thoại với cuộc đời và soi ngắm chính mình.
+ Với người đọc, đọc là cách để mỗi người có khoảng lắng riêng để sống chậm, là hành trình khám phá,
nhận thức cuộc sống một cách sâu sắc và toàn diện, cũng là hành trình khám phá và nhận thức, bồi đắp
chính mình.
- Khi văn chương giúp con người sống chậm, ta sẽ được bồi đắp những trải nghiệm phong phú, mới mẻ, sẽ

sống một cuộc đời khác thâm trầm và rộng rãi hơn rất nhiều cuộc đời thực.
* Lưu ý: Thí sinh có thể lựa chọn tác phẩm văn học và phân tích theo định hướng lí luận như trên để làm rõ
quan điểm của mình. Tránh phân tích chung, dài dịng khơng cần thiết hoặc diễn xuôi văn bản.
Bàn luận, mở rộng
- Câu hỏi đã gợi ra sứ mệnh lớn lao của văn chương trong bối cảnh sống hiện đại. Văn chương giúp con
người hóa giải những áp lực tinh thần nặng nề, giúp con người thốt khỏi vịng xốy tốc độ của nhịp sống
hiện đại để sống sâu hơn, trân trọng những giá trị sống.
- Giúp con người sống chậm không phải là quyền năng duy nhất của văn chương. Trên thực tế, nhiều tác
phẩm văn chương đã thức tỉnh con người sống gấp gáp, sống hết mình để đón nhận đến tận cùng giá trị
sống.
- Câu hỏi cũng gợi mở những bài học ý nghĩa đối với người nghệ sĩ và người đọc:
+ Đối với người nghệ sĩ: cần phải hiểu được chức năng của văn chương và sứ mệnh của người cầm bút trong
thời đại “tốc độ”, từ đó có thể viết nên những trang văn có thể giúp con người lắng lại để sống sâu hơn.
+ Đối với người đọc: cần hiểu được những trăn trở, suy tư của nhà văn trong trang sách để hiểu mình, hiểu
đời và trân trọng những giá trị sống đích thực.
ĐỀ 5: Bàn về chức năng của văn học, có ý kiến cho rằng: Văn học đem lại cho con người niềm vui trong
sáng trước cái đẹp của sự sống.
Bằng kiến thức văn học lớp 10, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
ĐÁP ÁN
MB: Giới thiệu vấn đề nghị luận chức năng thẩm mĩ của văn học.
TB:
1. Giải thích ý kiến
- Văn học: là loại hình nghệ thuật dùng ngơn từ làm chất liệu để sáng tạo nên tác phẩm. Văn học nhận thức,
phản ánh, khám phá đời sống theo quy luật của cái đẹp, nhằm thỏa mãn cho con người những tình cảm thẩm
mĩ vơ cùng phong phú. Văn học nhận thức, phản ánh, khám phá đời sống và thể hiện tư tưởng tình cảm bằng
hình tượng nghệ thuật.
- Niềm vui trong sáng: những xúc cảm vui sướng lành mạnh của con người khi tiếp nhận một tác phẩm văn
học nào đó.
- Cái đẹp của sự sống: Đó có thể là cái đẹp của thiên nhiên, của con người, của tình đời, của tình người…
=> Nhận định chủ yếu bàn về chức năng thẩm mĩ của văn học.

2. Bình luận, chứng minh
* Vì sao lại nói như vậy?
- Chức năng thẩm mĩ là vẻ đẹp do văn học mang lại cho con người. Nó có sức hấp dẫn lơi cuốn con người
một cách vô tư bằng sự hứng thú của hoạt động nhận thức. Nó giúp con người vượt lên trên cái hữu hạn
hằng ngày để sống bằng tâm hồn, bằng mơ ước. Nó khơi dậy ở người đọc những xúc cảm xã hội tích cực,
thỏa mãn cho người đọc nhu cầu được nếm trải sự sống.

8


- Văn học là sản phẩm của quá trình sáng tạo tuân theo quy luật của cái đẹp. Vì vậy văn học không những
làm thỏa mãn nhu cầu thưởng thức cái đẹp của con người mà còn giúp con người có khả năng nhận thức,
hành động theo cái đẹp. Một khi tác phẩm văn học làm được điều đó là đã có đóng góp vào việc hồn thiện
nhân cách của con người. Bởi lẽ, con người khi đã có nhận thức, hành động theo cái đẹp thì sẽ giảm thiểu
được cái xấu, cái ác, hướng con người đến những giá trị Chân – Thiện –Mĩ.
- Cái đẹp của sự sống trong tác phẩm văn học còn được chuyển tải dưới những hình thức nghệ thuật độc
đáo, sáng tạo thơng qua hệ thống ngơn từ, hình ảnh, cách tổ chức câu thơ, câu văn hay cách vận dụng các
biện pháp nghệ thuật tài tình, độc đáo… của tác giả.
- Chức năng thẩm mĩ có tính chất quyết định đến sự sống của một tác phẩm văn học. Nhưng nói như thế
khơng có nghĩa là khước từ việc phản ánh chân thực cuộc sống. Những cảm xúc tốt đẹp được hình thành nơi
bạn đọc đều bắt nguồn từ sự phản ánh chân thực cuộc sống.
* Chứng minh
- Hoc sinh tự chọn văn bản và biết phân tích văn bản theo định hướng: văn bản đó đem lại niềm vui trong
sáng gì cho bạn đọc.
- Học sinh cũng cần có kĩ năng hệ thống hóa lại văn bản theo nhóm, theo đề tài, theo thể loại…
+ Cái đẹp của sự sống trong truyện cổ tích thần kì: mang lại cho người đọc niềm vui, niềm tin trước sự chiến
thắng của cái thiện, của cơng lí, của lẽ cơng bằng.
+ Cái đẹp của sự sống qua những bài ca dao: mang lại cho con người niềm lạc quan vui sống vượt lên trên
hiện thực tăm tối, gian khổ.
+ Cái đẹp của sự sống qua những tác phẩm viết về đề tài thiên nhiên: mang lại cho con người sự tận hưởng

cái đẹp tinh tế của tạo hóa ban cho đất trời.
+ Những tác phẩm viết về vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn của con người mang lại niềm tin, niềm hy vọng rằng
phẩm chất tốt đẹp luôn hiện hữu trong cuộc đời này….
-Cái đẹp được chuyển tải thơng qua những hình thức nghệ thuật đặc biệt.
3. Đánh giá, mở rộng, nâng cao
- Ý kiến trên đã thể hiện khá sâu sắc chức năng quan trọng nhất của văn học là chức năng thẩm mĩ. Vì với tư
cách là một hoạt động sáng tạo, văn học đảm nhận chức năng thẩm mĩ tích cực, khơng một lĩnh vực nào
khác thay thế nổi.
- Những tác phẩm văn học nào mang lại cho bạn đọc những xúc cảm xã hội tích cực sẽ đứng vững được
trước sự sàng lọc khắc nghiệt của thời gian.
- Bài học cho quá trình tiếp nhận văn học:
+ Văn chương vốn mang trên mình nó tính đa chức năng. Nó có tác động tích cực đến đời sống tinh thần của
con người. Nó làm phong phú đời sống tinh thần của con người. Nó giúp con người nhạy cảm hơn, tinh tế
hơn trong nhận thức, hành động và cảm thụ thế giới.
+ Đọc văn là quá trình bạn đọc tự đi tìm chân trời của sự sống để thỏa mãn những xúc cảm thẩm mĩ của
mình.
CHƯƠNG 2 Đặc trưng của tác phẩm văn học.
1. ĐốI tượng nhận thức và phản ánh của văn học:
Tác phẩm văn học là bức tranh sinh động về đời sống và con người. Văn học nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc
sống:Văn học nhận thức, phản ánh đời sống theo quy luật của cái đẹp nhằm thỏa mãn những nhu cầu về tình
cảm vơ cùng phong phú của con người. Dù các tác phẩm không trực tiếp miêu tả con người, nhà văn nhà thơ
chú trọng đến ý thức tình cảm liên quan đến đời sống tinh thần của con người
2. Nội dung phản ánh của văn học
Là toàn bộ hiện thực đời sống đặt trong mối quan hệ với con người. Là cuộc sống được ý thức về mọi mặt
tư tưởng, giá trị. Nó khơng chỉ gắn liền với một quan niệm, một chân lí của cuộc sống mà còn gắn liền với
cảm hứng thẩm mĩ và thiên hướng đánh giá.
Trong văn chương, người nghệ sĩ không chỉ phản ánh, tái hiện cuộc sống mà còn bày tỏ quan điểm, thái độ
của mình về cuộc sống> qua hình thượng được xây dựng, nhà văn bày tỏ thái độ phẫn nộ, căm thù trước
biểu hiện xấu xa vô nhân đạo, ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống, ca ngợi tình thương, long nhân đạo, … Người
nghệ sĩ chân chính ln hướng đến chân thiện mĩ của cuộc sống, vì vậy khi đọc giả tiếp nhận một tác phẩm

văn chương bao giờ lí trí cũng được nâng cao
9


Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật
Hình tượng là những bức vẻ về cuộc đời và con người cụ thể được nhà văn sang tạo bằng ngôn từ thông qua
liên tưởng tưởng tượng để thể hiện tư tưởng, tình cảm và khái quát hiện thực.
Nghệ sĩ sang tạo ra tác phẩm là để nhận thức cắt nghĩa đời sống. Nhưng khác với các nhà khoa học, nghệ sĩ
khơng diễn đạt trực tiếp ý nghĩ và tình cảm bằng khái niệm trừu tượng, bằng định lí, cơng thức mà bằng hình
tượng, nghĩa là bằng cách làm sống lại cụ thể và gợi cảm những sự việc, những hiện tượng đáng làm ta suy
nghĩ về tính cách và số phận, về tình đời, tình người qua một chất liệu cụ thể.
3. Phương tiện phản ánh của văn học ngơn từ nghệ thuật:
Mỗi bộ mơn nghệ thuật đều có một chất liệu riêng tạo nên đặc trưng của hình tượng. Nếu âm nhạc dùng âm
thanh, hội họa dùng đường nét và màu sắc, điêu khắc dùng mảng khối thì văn học chọn ngôn từ làm chất
liệu. Ngôn từ là chất liệu duy nhất dùng để xây dựng hình tượng, là phương tiện chính để văn chương biểu
đạt ý tưởng.
Tính chính xác và tinh luyện
Trong đời sống cũng như trong văn ọc, chính xác là yếu tố rất quan trọng trong việc dùng ngôn ngữ. Để diễn
tả cho ra được đúng và chính xác cái thần của người và việc thì từng câu từng chữ cũng phải thật chính xác,
chi tiết và cụ thể. Qua cách lựa chọn từ ngữ, ta còn thấy được tài năng của nhà văn : gọi đúng tên, đúng bản
chất đối tượng
Ví dụ trong truyện Kiều chỉ bằng chứ “Tót” Nguyễn Du đã thần tình khi sử dụng để miêu tả 2 nhân vật: Nếu
chữ tót trong câu thơ “ Phong tư tài mạo tót vời đưa Kim Trọng lên đến đỉnh của bậc tài tử giai nhân thì chữ
“tót”“Ghế trên ngồi tót sỗ sàng” đã phơi bày một cách đầy đủ, rõ nét bản chất giả dối, vơ học của Mã Giam
Sinh
Tính hàm súc và đa nghĩa:
Ngôn từ trong văn học phải cô đọng, nén chặt ý tồi đa tạo sức nặng, độ thừa và nhiều lượng ngữ nghĩa. Điều
này làm nên ý tại ngôn ngoại, tạo dư ba cho tác phẩm. Từ ngữ tiếng Việt vốn có khả năng chuyển nghĩa tạo
nghĩa mới hay do tu từ nên ngôn từ văn học cũng có tính đa nghĩa. Văn bản văn học, do đó, nó cũng có tính
đa nghĩa

Lê Q Đơn từng nói
“Ý hết mà lời dừng, ấy là lời rất mừng trong thiên hạ nhưng lời dừng mà ý chưa hết lại càng hay tuyệt”
Ví dụ
Từ ngữ tiếng Việt vốn có khả năng chuyển nghĩa tạo nghĩa mới hay do tu từ nên ngơn từ văn học cũng có
tính đa nghĩa. Văn bản văn học, do đó, nó cũng có tính đa nghĩa
Tình hình tượng
Tính hình tượng là quan trọng nhất. Tính hình tượng biểu hiện ở việc làm sống dậy hiện thực trong tâm trí
độc giả, tái hiện được trạng thái, truyền được động tác hoặc sự vận động của con người, cảnh vật và tồn bộ
thế giới mà tác phẩm nói tới. Ngồi ra, nó cịn biểu hiện ở sự nắm bắt những cái mơ hồ, mong manh, vơ hình
chứ khơng chỉ dừng lại ở những cái hữu hình. Cơ sở từ trong nội dung của lời nói nghệ thuật nằm ở tính
hình tượng. Nhà văn viết ra những câu chữ ấy, khơng chỉ để giải tỏa tâm sự mà cịn thể hiện tư tưởng, tình
cảm của giai cấp mình, tầng lớp mình. Lời nói tuy là của chủ thể sáng tạo nhưng lại mang tầm vóc khái quát
là ở chỗ đó. Nhà văn đại diện cho giai cấp, thế hệ mình đang sống, thay họ cất tiếng nói. Mặt khác, trong văn
học, sức mạnh của lời nói nằm ở tầm khái quát của chủ thể hình tượng, ở khả năng đại diện cho tư tưởng,
tình cảm, lương tâm của thời đại chứ không phải phụ thuộc vào địa vị xã hội của nhà văn. Từ phương trời
của một người mà thành phương trời của nhiều người, tác phẩm từ đó trường tồn mãi với thời gian.
Tính biểu cảm
Nghệ thuật nói bằng thứ tiếng duy nhất : thứ tiếng của cảm xúc. Bản chất người nghệ sĩ là giài tình cảm và
nhạy bén trước cuộc đời. “khi tôi viết là tôi đau ở đâu đó trong người” ( Rospuchin ). Tố Hữu trong những
đêm dài thao thức triền mien, lòng băn khoăn, khơng ngủ được thì ơng viết. Do đó, ngơn từ văn học mang
tính biểu cảm. Nó biểu hiện ở nhiều dạng thức khác nhau : gián tiếp hay trực tiếp, có hình ảnh hay chỉ là
thuần túy, rõ nhất là khi nhấn mạnh những cảm xúc nội tâm. Tóm lại, trong văn chương, chữ nghĩa là quan
trọng nhất. Không gì bảo vệ uy tín của nhà văn bằng chính tác phẩm của ơng ta. Khơng có nhà văn nào viết
xong tác phẩm mà lại đến từng độc giả giảng giải, chỉ ra ý đồ nghệ thuật cả. Chỉ có chữ nghĩa mới có thể
10


cho biết ơng ta định nói gì. Từ chữ nghĩa mà ta nhận ra được hiện thực, tài năng, tâm tính và cả thái độ của
nhà văn trước hiện thực mà ơng ta miêu tả.
Tính phi vật thể

Ngơn từ tồn tại trong trí óc, khơng thể sờ, thấy, hay cảm nhận bằng những cách thông thường, mà buộc độc
giả phải thâm nhập, cảm nhận và tưởng tượng như mình đang sống chung với hình tượng. Độc giả buộc phải
nhập cuộc, đau nỗi đau của người trong cuộc thì mới có thể cảm nhận rõ những gì nhà văn viết ra. Nhờ dùng
chất liệu ngôn từ mà bức tranh đời sống không bị hạn chế về không gian, thời gian. Những gì tinh vi mong
manh mơ hồ ngay cả tâm trạng sâu thẩm của con người đều có thể mơ tả trực quan sinh động bằng từ ngữ
Ví dụ văn học có thể họa lại tâm trạng của người thanh niên khi bắt gặp lí tưởng cộng sảng
=> Đó chính là sức mạnh của ngôn từ
NHỮNG NHẬN ĐỊNH VỀ ĐĂC TRƯNG CỦA VĂN CHƯƠNG
- Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng
nói là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than(Nam Cao)
- Nhà văn phải là người thư kí trung thành của thời đại(Banzac)
- Bài thơ anh làm nên một nửa mà thơi
Cịn một nửa cho mùa thu làm lấy
Cái xào xạc hồn anh chính là lá
Nó khơng phải là anh nhưng nó là mùa thu(Sổ tay thơ- Chế Lan Viên)
- Văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ khơng là gì cả nếu khơng vì cuộc
đời
- Mỗi trang văn soi bóng thời đại mà nó ra đời.(Tơ Hồi)
- Thơ ca là con đẻ của cuộc đời (Chế Lan Viên)
TƯ LIỆU DẪN CHỨNG CỦA TÁC PHẨM CHỨNG MINH
Nguyễn Minh Châu “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện
nay”. Sự tinh anh và tài năng ấy trước hết thể hiện ở quá trình đổi mới tư duy nghệ thuật. Trong văn học cách
mạng trước năm 1975, thước đo giá trị chủ yếu của nhân cách là sự cống hiến, hi sinh, hi sinh cho cách mạng,
là các tiêu chuẩn đạo đức cách mạng được thể hiện chủ yếu trong mối quan hệ với kẻ thù, với đồng chí, đồng
bào. Sau 1975, văn chương trở về với đời thường và Nguyễn Minh Châu là một trong số nhà văn đầu tiên của
thời kỳ đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự, đã làm cho người đọc ý thức về
sự thật, có khả năng nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp, chằng chịt, thì văn
chương đã ít nhiều đáp ứng nhu cầu nhìn nhận và hồn thiện nhiều mặt của nhân cách con người. Truyện ngắn
“Chiếc thuyền ngoài xa là phát hiện về đời sống và con người theo hướng đó. Hình ảnh "Chiếc thuyền ngồi
xa" giờ đã hố thân thành một tác phẩm nghệ thuật để mọi người nhìn ngắm, chiêm ngưỡng với tất cả những vẻ

đẹp về màu sắc, đường nét, bố cục...và khi thưởng thức bức ảnh đó, những người sành nghệ thuật thể có cái
cảm giác "trở nên bối rối", cảm thấy "trái tim như có cái gì bóp thắt vào" và "khám phá thấy cái chân lý của sự
hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn"...như cái cảm giác mà "tơi" đã từng có.
Song, dù có là người sành nghệ thuật đến đâu, cũng không ai khám phá ra được: Đó là những con nguời, những
cuộc đời, những số phận đầy trớ trêu, nghịch lý đã, đang và sẽ còn tiếp tục sống quay quắt bên trong chiếc
thuyền ấy. Một người vợ nhẫn nhục cam chịu một cách tự nguyện những trận đòn thịnh nộ của anh chồng với
"ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng" chỉ vì chiếc thuyền ấy, gia đình ấy (với trên dưới mười con
người) cần có ơng ta chèo chống lúc phong ba; Một đứa con trai yêu mẹ đến nỗi định giết cả bố mình... Cái sự
thật bên trong ấy chỉ được người thợ chụp ảnh nhận ra khi "chiếc thuyền đâm thẳng vào chỗ tôi đứng" - Tức là
ở một khoảng cách gần, rất gần! Với chi tiết này, câu chuyện dường như đã mở ra hai hình ảnh, hai thế giới
khác hẳn: Chiếc - thuyền - ngoài - xa mang lại vẻ đẹp hoàn mỹ cho một tấm ảnh, còn chiếc - thuyền - khi - đến
- gần lại làm vỡ ra một hiện thực nghiệt ngã đến xót xa của số phận con người. Vậy nên, có thể nói hình tượng
"Chiếc thuyền ngồi xa" đích thực là một ẩn dụ nghệ thuật hồn tồn có dụng ý của nhà văn Nguyễn Minh
Châu. Giải mã hình tượng ản dụ đó, người đọc sẽ nhận ra một thơng điệp mà nhà văn truyền đi, rằng cuộc đời
vốn dĩ là nơi sản sinh ra cái đẹp của nghệ thuật nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thật, và rằng
con người ta cần có một khoảng cách để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật nhưng nếu muốn khám phá
những bí ẩn bên trong thân phận con người và cuộc đời thì phải tiếp cận với cuộc đời, đi vào bên trong cuộc
11


đời và sống cùng cuộc đời. Và đây cũng là lời cảnh tỉnh cho tất cả mọi người: hãy tỉnh táo trước cái đẹp. Bất cứ
cái đẹp nào cũng rất có thể ẩn chứa những điều phức tạp đi ngược lại hạnh phúc của con người. Cái tình huống
nghịch lý này trong Chiếc thuyền ngoài xa đã xua tan màn khói lãng mạn phủ lên hình ảnh tuyệt đẹp kia để làm
trơ ra cái sự tàn nhẫn của đời thường. Người nghệ sĩ không chỉ nhận thấy cảnh đẹp lãng mạn bên ngồi kia
mà cịn phải nhìn thấy cả cảnh hành hạ man rợ của lão ngư phủ nọ. Đây là bài học, là trách nhiệm, cũng là
lương tâm của nghệ thuật.
Sau chiến tranh, sau khơng khí tráng ca có phần lí tưởng một thời mà cả nước hướng ra mặt trận, khi hịa bình
lập lại, mọi người mới có điều kiện bình tâm để nhìn rõ hơn những góc khuất của đời thường, những phức tạp
mới nảy sinh trong đời sống con người. chiến tranh bao giờ cũng đi liền với sự mất mát, đau thương nên di hoạ,
cả ở phương diện vật chất và phương diện tinh thần vẫn còn tồn tại dai dẳng. Do vậy, những điều gì xấu, phi

nhân tính được đề cập ở phần sau của câu chuyện cũng khơng có gì lạ. Cái mà chúng ta cần là làm sao xoá bớt
dần di hoạ chiến tranh, làm liền sẹo những nỗi đau mà chiến tranh để lại. Hiện thực cuộc sống còn bao nhiêu
ngỗn ngang, chiến tranh đã qua đi nhưng di họa vẫn cịn, vẫn cịn đó hình ảnh của chiếc xe tang, vẫn cịn đó là
cuộc sống của người đàn ơng khốn khổ vì trốn lính. Những lí tương của một thời cầm sung chiến đấu dường
như giờ đối diện với hiện hực còn bao nhiêu trăn trở và cay đắng và qua câu chuyện của người đàn bà hàng
chài anh mới vỡ lẽ được nhiều vấn đề Kết thức chiến tranh không phải là dừng chiến đấu mà thay đổi mặt trận,
giặc ngoại xâm đã lùi xa, nhưng giặc đói giặc dốt vẫn cịn đó, khi nào đời sống con người vẫn lam lũ, nhọc
nhằng, vẫn còn là nạn nhân của hồn cảnh thì khi đó chưa phải là cách mạng triệt để. Với tư cách là những
người lính bước ra khỏi chiến tranh, cuộc sống với quan niệm của Chán án Đẩu và Nghệ sĩ Phùng vẫn còn xa
rời với thực tế, sau câu chuyện của người đàn bà hàng chai họ vỡ ra nhiều vấn đề về nhận thức Với Đẩu( Vị
bao công của vùng biển), anh đã vỡ ra nhiều nghịch lí của cuộc sống: lịng tốt là đáng quý nhưng chưa đủ, luật
pháp là cần thiết nhưng phải đi vào đời sống, muốn con người thoát khỏi cảnh đau khổ cần phải có những giải
pháp thiết thực chứ không phải li dị. Với Phùng, anh nhận ra một điều vơ cùng thấm thía của một người nghệ sĩ
làm nghệ thuật, đó là: Đừng vì nghệ thuật mà qn đi cuộc đời, bởi “nghệ thuật chân chính ln là cuộc đời và
vì cuộc đời”.Trước khi là một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy là một con người biết yêu ghét, vui
buồn trước mọi lẽ đời thường tình, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với con người. Chính vì vậy
mà Phùng đã xông ra buộc người đàn ông chấm dứt hành động độc ác với người vợ của hắn. Anh đã suy nghĩ
rất nhiều về gia đình người đàn bà hàng chài, đã cùng với Đẩu tìm cách giải quyết những bất cơng ngang trái
trong gia đình của chị. Người nghệ sĩ khơng thể nhìn đời một cách đơn giản, cần phải nhìn nhận cuộc sống và
con người trong mối quan hệ đa dạng, nhiều chiều thì mới phản ánh đúng về con người và cuộc sống.
Chính vì thế, cho dù chỉ là một bức ảnh "hoàn toàn thế giới tĩnh vật"(hay nói đúng hơn là vẫn có con
người nhưng đó chỉ là "những bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng") nhưng nhà nghệ sỹ
nhiếp ảnh của chúng ta - cũng là người đã trực tiếp nhận ra những số phận ẩn tàng bên trong nó - bao giờ cũng
như thấy "một người đàn bà bước ra " sau mỗi lần suy tư, ngắm nhìn thành quả nghệ thuật mà mình tạo ra nhờ
cái giây phút "trời cho" ấy.
Trước Nguyễn Minh Châu, nhà văn Nam Cao từng quan niệm "Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối,
không cần là ánh trăng lừa dối... Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ thốt ra từ những kiếp lầm
than"(Trăng sáng). Là người đi sau, Nguyễn Minh Châu khơng lặp lại quan niệm đó, vì hình ảnh "chiếc thuyền
ngoài xa" mang vẻ đẹp nghệ thuật thực sự chứ không hề là "ánh trăng lừa dối". Điều mà nhà văn muốn người
đọc lưu tâm là cần phải có cái nhìn đa chiều, phổ qt mới có thể cảm nhận hết cái gai góc, phức tạp của cuộc

đời này, bởi như ơng đã nói "con người thì đa đoan, cuộc đời thì đa sự".
Nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng từng phát biểu "Sáng tác văn học là quá trình đi tìm hạt ngọc ẩn sâu bên
trong tâm hồn con người". Thơng điệp phát đi từ hình tượng "chiếc thuyền ngồi xa" trong trun ngắn cùng
tên của ơng chính là sự bổ sung hết sức thuyết phục cho quan niệm đó.
CÁC DẠNG ĐỀ THI VỀ ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN CHƯƠNG
ĐỀ 1
" Hình tượng là kết tinh của những ấn tượng sâu sắc về cuộc đời, từng làm nhà văn day dứt, trăn trở và thơi
thúc họ phải nói to lên để chia sẻ với người khác"
( Sách Văn học 10, tập 2, trang 111, NXB Giáo dục 2003)

12


Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học của mình, hãy làm sáng tỏ sáng tỏ ý kiến
trên
ĐÁP ÁN
MB: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Hình tượng văn học vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan
của nghệ sĩ, là thế giới đời sống gắn liền với quan điểm, lí tưởng và khát vọng của nhà văn
TB
Giải thích
- Hình tượng: là yếu tố đặc trưng cơ bản của nghệ thuật, là phương tiện để phản ánh hình ảnh của thế giới
khách quan vào trong các tác phẩm nghệ thuật. Hình tượng văn học: chính là những hình ảnh của đời sống
được nhà văn đưa vào tác phẩm văn học bằng nghệ thuật ngôn từ
- Hình tượng là kết tinh của những ấn tượng sâu sắc về cuộc đời, làm nhà văn day dứt, trăn trở: là những
hình tượng có tính khái qt cao độ thể hiện sự rung động sâu đậm, tinh tế tâm hồn sáng tạo của người nghệ
sĩ để đem đến cho người đọc cái nhìn mới, chân thực về cuộc đời.
- Nhà văn phải nói to lên để chia sẻ với người khác: Khi đứng trước cuộc đời người nghệ sĩ muốn đối thoại
với độc giả về quan niệm nhân sinh nào đó khiến cho họ phải trăn trở, khát khao được kí thác gửi gắm tâm
tư, chiêm nghiệm vào nghệ thuật để chia sẻ với độc giả.
=> Ý kiến khẳng định đặc điểm của hình ttượng văn học: Hình tượng văn học vừa mang tính khách quan,

vừa mang tính chủ quan của nghệ sĩ, là thế giới đời sống gắn liền với quan điểm, lí tưởng và khát vọng của
nhà văn.
Bình luận, lí giải
- Hình tượng văn học là phương tiện đặc thù của văn học để phản ánh hiện thực khách quan, nó chính là tấm
gương phản chiếu quan niệm của người viết và hiện thực xã hội đang diễn ra.
- Hình tượng văn học hình thành từ những ấn tượng, những xúc cảm thẩm mĩ tinh tế của nhà văn. Đó là
những hiện thực đời sống có tác động đến tâm hồn nhà văn làm nảy sinh những rung động, những suy tư,
trăn trở, những nhận thức, chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời.
- Tài năng, tâm hồn của mỗi nhà văn đều được thể hiện thông qua hình tượng của tác phẩm. Nhà văn có tâm
hồn nhạy cảm, có trái tim nóng hổi ln sẵn sàng đón nhận vang âm của cuộc đời, biết rung cảm trước hiện
thực của đời sống thì mới sáng tạo nên những hình tượng văn học độc đáo có giá trị.
- Ấn tượng sâu sắc về cuộc đời khiến cho người nghệ sĩ day dứt, thơi thúc bên trong một lí tưởng, một lẽ
sống, một nhu cầu sáng tạo nên những hình tượng nghệ thuật độc đáo chia sẻ với độc giả.
- Hình tượng nghệ thuật khơng chỉ giúp nhà văn khám phá nhận thức đời sống còn là phương tiện để nhà
văn đối thoại với người đọc, truyền cho người đọc cách nhìn cách cảm, cách nghĩ về cuộc đời, gợi lên một
cách hiểu, một quan niệm về cuộc sống.
Chứng minh
Học sinh tự chọn một số hình tượng văn học mà mình tâm đắc để phân tích, làm sáng tỏ vấn đề.
- Khi phân tích các hình tượng văn học cần làm nổi bật được:
+ Sự kết tinh những ấn tượng sâu sắc về cuộc đời, làm nhà văn day dứt trăn trở của hình tượng văn học.
+ Điều thơi thúc nhà văn chia sẻ với bạn đọc qua hình tượng văn học đó là gì?
(Tránh phân tích tác phẩm chung chung)
Đánh giá
- Đây là ý kiến đúng đắn về đặc điểm của hình tượng văn học
- Hình tượng văn học chính là phương tiện đặc biệt để nhà văn khám phá, nhận thức và phản ánh cuộc sống
- Đặt ra bài học:
+ Đối với người sáng tác: cần có một tâm hồn, một trái tim giàu rung cảm; cần mài sắc khả năng quan sát,
khám phá đời sống; tìm tịi, sáng tạo để tạo ra những hình tượng văn học độc đáo.
+ Đối với người đọc: cảm nhận một hình tượng văn học cần thấy được ở đó cả tâm hồn và tài năng của tác
giả

ĐỀ 2
Tác phẩm đích thực chỉ có thể bắt nguồn từ những rung động chân thành của nhà văn, từ hơi thở ấm nóng
của cuộc đời.
13


Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học của mình, hãy làm sáng tỏ sáng tỏ ý kiến
trên
ĐÁP ÁN
a. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu và trích dẫn nguyên văn ý kiến.
b. Thân bài
* Giải thích
(1,5 điểm)
- Tác phẩm đích thực: Là tác phẩm có giá trị nội dung sâu sắc và giá trị nghệ thuật đặc sắc, độc đáo.
-… chỉ có thể bắt nguồn từ những rung động chân thành của nhà văn, từ hơi thở ấm nóng của cuộc đời:
Tác phẩm nghệ thuật chân chính bao giờ cũng bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống và đặc biệt được khởi phát
từ những cảm xúc mãnh liệt, tình cảm chân thực, sâu lắng của nhà văn. Hiểu rộng hơn là của các tác giả văn
học nói chung.
=> Bằng cách diễn đạt ngắn gọn, giàu hình ảnh, ý kiến đã nhấn mạnh, khẳng định giá trị, đặc trưng của tác
phẩm văn chương và đặt ra yêu cầu đối với người cầm bút trên hành trình sáng tạo nghệ thuật đầy cơng phu.
* Bình
(3,0 điểm)
- Văn học và đời sống có sự gắn bó mật thiết. Văn học ln ln từ cuộc đời mà có, vì cuộc đời mà đến. Cây
văn học phải bám rễ thật sâu vào lòng hiện thực mới xanh tươi, nở hoa thơm, dâng trái ngọt. Song hiện thực
trên trang viết phải được chưng cất, lắng lọc qua lăng kính chủ quan của người cầm bút mới có thể mang hơi
thở ấm nóng.
- Một tác phẩm có giá trị trước hết là ở giá trị tư tưởng (Nguyễn Khải). Giá trị ấy chỉ có thể được tạo nên
khi người nghệ sĩ nỗ lực tìm tịi, sáng tạo đồng thời gửi gắm, kí thác trong từng con chữ tình cảm nồng nàn,
mãnh liệt, những trăn trở suy tư về con người, cuộc đời và thơng điệp triết lí nhân sinh sâu sắc.
- Những tư tưởng, tình cảm tha thiết nhất của người viết được thể hiện qua hình thức nghệ thuật độc đáo sẽ

tác động sâu sa đến người đọc. Người đọc đồng điệu, cảm thông, chia sẻ cùng người viết, biết trân trọng,
nuôi dưỡng những rung động, khát vọng cao đẹp.
* Làm sáng tỏ vấn đề qua một số tác phẩm
(6,0 điểm)
- Chọn được tác phẩm tiêu biểu, đặc sắc.
- Đúng, trúng, làm nổi bật được vấn đề:
+ Tác phẩm đích thực chỉ có thể bắt nguồn từ những rung động chân thành của nhà văn
+ Tác phẩm đích thực chỉ có thể bắt nguồn ….từ hơi thở ấm nóng của cuộc đời.
* Bàn luận mở rộng và ý nghĩa vấn đề đối với người sáng tác, người đọc (1,0 điểm)
- Khẳng định tính đúng đắn của nhận định.
- Nhận định đề cao nội dung tư tưởng tình cảm trong tác phẩm khơng có nghĩa là xem nhẹ hình thức. Một
tác phẩm bao giờ cũng hài hồ giữa hình thức và nội dung.
- Ý nghĩa vấn đề đối với người sáng tác, người tiếp nhận.
+ Với người sáng tác: Cần có tài năng để tạo nên sự độc đáo về nghệ thuật cho tác phẩm; luôn tâm
huyết, nỗ lực nâng cao tầm tư tưởng để tạo chiều sâu nội dung.
+ Với người tiếp nhận: Cần học hỏi, trau dồi vốn sống, nâng cao tầm đón nhận và sự sống của bản thân;
trân trọng tấm lòng, tài năng của người nghệ sĩ,…
c. Kết bài
ĐỀ 3
“Mặt trời có nói gì đâu, nó chỉ là một vầng rực rỡ. Núi cao có nói gì đâu, chỉ phơ bày một dãy nguy
nga. Bầu trời có nói gì đâu, chỉ một chốn cao thâm vịi vọi. Đất rộng có nói gì đâu, chỉ một miền bát ngát
mênh mơng. Nghệ thuật học cách nói của bản thân thế giới”.
(Trần Đình Sử, Trên đường biên của lí luận văn học, NXB Văn học, 2015)
Bằng những hiểu biết về văn học, anh/ chị hãy bình luận và làm sáng tỏ nhận định trên.
ĐÁP ÁN
MB Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Nhận định trên bàn về bản chất, đặc trưng của văn học.
TB
* Giải thích nhận định

14



- Những hình ảnh: mặt trời, núi cao, bầu trời, đất rộng chính là hình ảnh của thế giới tự nhiên rộng lớn, kì
vĩ, vĩnh hằng. Những biểu hiện r"ực rỡ", "nguy nga", "cao thâm vòi vọi", "bát ngát mênh mơng"chính là cách nói
riêng - cách nói khơng lời của "mặt trời", của "núi cao", của "bầu trời", của "đất rộng", khẳng định sự tồn tại có giá
trị, mang ý nghĩa lớn lao đẹp đẽ của chúng trong đời sống tự nhiên.
- Nghệ thuật học cách nói của bản thân thế giới chính là học cách nói khơng lời, nói bằng sức hấp dẫn của
hình tượng mà nghệ thuật sáng tạo nên. Tầm vóc của hình tượng sẽ làm nên giá trị và sức sống lâu bền cho
tác phẩm nghệ thuật.
* Bàn luận nhận định:
- Bản chất của văn học là phản ánh cuộc sống bằng hình tượng. Văn học là một loại hình nghệ thuật độc đáo
lấy con người làm đối tượng trung tâm để phản ánh và nhận thức, lấy hình tượng làm phương thức biểu đạt
nội dung tư tưởng và dùng ngôn từ làm chất liệu xây dựng hình tượng. Nhà văn khơng trực tiếp phát ngơn
mà thơng qua hình tượng nghệ thuật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm, quan niệm về thế giới và con người.
+ Đặc trưng của văn học: Khác với các khoa học khác, văn học không chỉ phản ánh thế giới khách quan như
nó vốn có, đã có mà cịn biểu hiện thế giới chủ quan của người nghệ sĩ, qua đó tạo nên một thế giới nghệ
thuật mới mang lý tưởng, khát vọng của nhà văn; khác với các loại hình nghệ thuật khác, văn học lấy ngơn
từ làm chất liệu xây dựng hình tượng. Do đó, ngơn ngữ văn học là ngơn ngữ có tính hình tượng, tính hàm
súc, tính đa nghĩa, tính biểu cảm.
Chứng minh bằng tác phẩm tiêu biểu
Học sinh chọn và phân tích ít nhất hai tác phẩm tiêu biểu để làm sáng tỏ bản chất, đặc trưng của văn học:
- Thể hiện qua hình tượng nghệ thuật độc đáo chứa đựng tầm vóc tư tưởng, tình cảm, quan niệm của nhà văn
về thế giới và con người.
- Thể hiện qua những đặc sắc trong ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học.
* Bình luận, mở rộng vấn đề
- Nhận định trên đã nêu lên được vấn đề mang tính bản chất, đặc trưng nhất của văn học.
- Học cách nói của bản thân thế giới, văn học không chỉ phản ánh những vấn đề lớn lao, cao cả mà còn quan
tâm đến những vấn đề nhỏ bé, đời thường, cả những góc khuất của đời sống; khám phá ra điều mới mẻ, độc
đáo trong cái quen thuộc hằng ngày, khái quát những vấn đề lớn lao, phổ quát trong cái bé nhỏ, bình dị.
- Tiếng nói riêng của văn học khơng chỉ ở đặc trưng ngơn ngữ nghệ thuật mà cịn ở giọng điệu riêng của mỗi

nhà văn trong quá trình sáng tác, làm nên sự đa dạng về phong cách và sự phong phú của nền văn học.
- Vấn đề sáng tác và tiếp nhận văn học trong việc học cách nói của bản thân thế giới:
+ Về sáng tác: Nghệ thuật học cách nói của bản thân thế giới khơng có nghĩa là chỉ phản ánh những điều đã
có, đang có mà cả những điều sẽ có, nên có; thơng qua hình tượng nghệ thuật, nhà văn hướng con người đến
Chân - Thiện - Mỹ.
+ Về tiếp nhận: Người đọc tìm đến văn chương không chỉ đến với thế giới hiện thực rộng lớn mà cịn là tìm
đến tiếng nói tri âm, đồng điệu về tâm hồn, góp phần hồn thiện nhân cách của con người.
ĐỀ 4
“Văn học luôn là một cuộc thám hiểm đến sự thật” (F. Kafka)
Bằng trải nghiệm văn học của bản thân, em hãy bình luận ý kiến trên.
ĐÁP ÁN
15


MB Giới thiệu được nhận định và vấn đề nghị luận chức năng của văn học và vai trò của nhà văn trong việc
khám phá, phản ánh một cách trung thực bản chất của đời sống và con người.
TB
Giải thích
- Cuộc thám hiểm: hành trình sáng tạo nghệ thuật nhiều gian truân, thử thách nhưng cũng đầy thú vị, hấp
dẫn.
- Sự thật: những vấn đề thuộc về bản chất của đời sống, của con người.
=> nhận định đã khẳng định chức năng của văn học và vai trò của nhà văn trong việc khám phá, phản ánh
một cách trung thực bản chất của đời sống và con người.
Bình luận nhận định
- Văn học phản ánh hiện thực: mảnh đất hiện thực khơi gợi cho nhà văn chất liệu, cảm hứng, ý tưởng sáng
tạo. Một trong số những chức năng quan trọng của văn chương là giúp độc giả có thêm những nhận thức
phong phú, sâu sắc về hiện thực cuộc sống, về chính mình.
- Sự thật mà văn học đem đến là bản chất của đời sống, như nó vốn có. Sự thật hàm chứa trong đó cả cái tốtxấu, đúng – sai... Sự thật là của đời sống nhưng thường khơng dễ nhận ra mà có thể lẫn sau các trạng thái bề
bộn của sự sống, đôi khi, tồn tại ở các trạng thái khó phân định ranh giới.
- Văn chương khơng chỉ phản ánh sự thật bên ngồi của đời sống, văn chương còn khắc họa những sự thật

trong tâm hồn của con người. Và sự thật tâm hồn này thì phức tạp, bí ẩn hơn.
- Tìm kiếm sự thật cịn là hành trình có thể phải đối mặt với hiểm nguy, đau đớn, mất mát. Vì sự thật bao giờ
cũng hàm chứa trong nó cả những điều đẹp đẽ lẫn xấu xa, thậm chí cả những sự thật trần trụi, trái với kì
vọng và hình dung của con người. Có thể có cả những thế lực ngăn cản q trình tiếp cận và cơng bố sự thật
của nhà văn. Khi đó, nhà văn phải có khát vọng, bản lĩnh, sự trung thực đến tận cùng với bản thân và với
cuộc đời. Ngược lại, nhà văn không trung thực là nhà văn bẻ cong ngòi bút, chỉ tạo nên thứ văn chương giả
dối, nguy hiểm cho cuộc sống của con người.
- Tài năng của nhà văn, giá trị của tác phẩm chính là ở chỗ nó đưa độc giả xuyên qua được những lớp bề mặt
ngồn ngang của đời sống để nhìn được vào sự thật bên trong nó. Nhà văn khơng đơn thuần là người bê
ngun hiện thực vào tác phẩm, mà còn phải nhào nặn để tạo nên “hiện thực thứ hai” hấp dẫn và ý nghĩa qua
thế giới nghệ thuật in đậm cá tính sáng tạo của nhà văn.
Chứng minh
HS lựa chọn những dẫn chứng thuyết phục. Có thể phân tích lần lượt từng tác phẩm, cũng có thể triển khai
theo luận điểm sau:
- Những sự thật nào đã được khám phá trong tác phẩm?
- Trong đó, những sự thật nào là thứ hiển lộ, dễ dàng nhận thấy; những sự thật nào là thứ khám phá, tìm tịi
riêng của nhà văn mà nhà văn phải “xuyên qua những bề mặt ngổn ngang” của nó để nhận ra?
- Nhà văn đã chứng tỏ được tài năng của mình như thế nào trong việc khám phá, thể hiện hiện thực trong tác
phẩm của mình...?
Đánh giá
- Những tác phẩm văn học không chỉ phản ánh những sự thật “đang diễn ra” mà còn dự báo những sự thật
“sắp có”, “sẽ có” trong tương lai.
- Về phía nhà văn, anh cần phải sống sâu sắc, sống tận độ, mở rộng tâm hồn để đón nhận những âm vang
của cuộc đời ngoài kia... Đặc biệt, trong bối cảnh xã hội hiện đại với sự bùng nổ của công nghệ thông tin,
16


con người ngày càng bị “nhiễu thơng tin” và khó khăn hơn bao giờ hết trong việc tiếp cận sự thật. Chính khi
ấy, cần nhà văn phải trung thực, thành thực, bản lĩnh để có những trang viết có giá trị, hướng con người đến
những giá trị nhân văn chân chính.

- Về phía độc giả, trong khi tiếp nhận, cũng phải thể hiện được bản lĩnh và năng lực của mình để có thể đồng
hành với nhà văn trong việc khám phá hiện thực trong tác phẩm và hiểu hơn thực tại mà mình đang sống và
sẽ sống.
ĐỀ 5
Tác phẩm viết theo lối nào thì cảm thức bi cảm rất quan trọng. Nó dạy cho ta rằng nỗi buồn là một
phần của cuộc sống, thấu hiểu nó cũng là khía cạnh nhân văn.
Bằng những tác phẩm đã học và đã đọc, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
ĐÁP ÁN
MB Giới thiệu vấn đề nghị luận vai trò quan trọng của cảm thức bi cảm trong việc bồi đắp những giá trị tình
cảm nhân văn cho con người
TB
Giải thich
- Tác phẩm viết theo lối nào: sự tự do trong việc lựa chọn hình thức thể loại, bút pháp thể hiện.
- cảm thức bi cảm: là sự rung cảm, nhận thức về nỗi buồn (thân thế, nhân thế, thời thế). Đây là một trong
những phương diện quan trọng tạo nên giá trị tư tưởng của tác phẩm.
- dạy cho ta rằng nỗi buồn là một phần của cuộc sống, thấu hiểu nó cũng là khía cạnh nhân văn : biết chấp
nhận nỗi buồn như một điều tất yếu của cuộc sống, đồng thời có sự hiểu biết và thấu cảm sâu sắc với nó.
=> Ý kiến là sự khẳng định vai trị quan trọng của cảm thức bi cảm trong việc bồi đắp những giá trị tình cảm
nhân văn cho con người. Theo ý kiến, tác phẩm khi thể hiện cảm thức bi cảm của tác giả sẽ giúp người đọc
thấu hiểu và biết chấp nhận nỗi buồn đau trong cuộc sống.
Bình luận ý kiến
- Văn học phản ánh cuộc sống với tất cả những bộn bề phức tạp của thế giới đầy hỗn mang này. Vì thế nỗi
buồn của cuộc đời và con người luôn là mối ưu tư của biết bao tâm hồn nghệ sĩ. Cái bi trong cuộc sống là
nguồn gốc của cái bi trong nghệ thuật.
- Khi viết về nỗi buồn đau, nhà văn bao giờ cũng gửi gắm vào đó những cảm xúc, suy tư, trăn trở và nhận
thức của mình. Đó là cách nhìn, cách cảm, cách cắt nghĩa và lý giải của tác giả về nỗi buồn. Đây chính là
biểu hiện cho quan niệm nhân sinh – một phương diện quan trọng trong tư tưởng nghệ thuật góp phần tạo
nên gương mặt nghệ thuật của tác giả.
- Khi thể hiện cảm thức bi cảm, tác phẩm sẽ hình thành ở người đọc năng lực cảm nhận nỗi buồn đau. Có tác
phẩm dạy ta biết chấp nhận nỗi buồn, có tác phẩm gợi dậy trong ta sự thương cảm, lại có những tác phẩm

giúp ta vượt lên nỗi buồn... Như vậy, thông qua cảm thức bi cảm, nhà văn giúp người đọc thanh lọc tâm hồn,
bồi đắp những tình cảm nhân văn.
Chứng minh
(Thí sinh cần lựa chọn và cảm nhận được một số tác phẩm viết về nỗi buồn ở các thể loại khác nhau. Sự cảm
nhận này có thể lồng ghép vào với các luận điểm trên hoặc tách riêng ra. Song, dù trình bày theo cách nào
cũng phải làm rõ được:
+ Cảm thức bi cảm được thể hiện trong tác phẩm là gì? Cảm thức ấy được thể hiện như thế nào?
+ Cảm thức bi cảm đó tác động như thế nào đến người đọc?)
Đánh giá
- Ý kiến đã đề cập đến vai trò của cảm thức bi cảm trong việc bồi đắp những giá trị nhân văn cao đẹp cho
tâm hồn con người.
- Không chỉ cảm thức bi cảm, những cảm thức về cái Đẹp, về niềm vui và hạnh phúc cũng hết sức quan
trọng trong việc bồi đắp những tình cảm nhân văn, gìn giữ chất người ở con người.
- Ý kiến cũng gợi mở những bài học quan trọng cho người sáng tạo và người tiếp nhận tác phẩm văn chương

17


+ Người nghệ sĩ: cần phải sống thật sâu bằng trái tim yêu thương để giữa bộn bề cuộc sống biết lắng nghe,
thấu hiểu những nỗi buồn đau của con người; lắng kết những suy tư về phận người và cuộc đời qua câu chữ;
bồi đắp và thanh lọc tâm hồn con người, hướng con người tới những giá trị nhân văn cao đẹp.
+ Người đọc: tinh tế, nhạy cảm để lắng nghe trong tác phẩm những nỗi buồn thương, những trăn trở suy tư
của nhà văn về con nguời, cuộc đời. Từ đó làm giàu tâm hồn, trí tuệ, bản lĩnh của mình để biết chấp nhận,
vượt lên những nỗi buồn trong cuộc sống.
ĐỀ 6
Có ý kiến cho rằng: “Nhà văn lớn là người có khả năng khám phá, miêu tả tinh tế, đồng thời có thế lý giải sâu sắc
thế giới nội tâm con người”.
Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy chứng minh bằng những truyện ngắn đã học trong chương trình Ngữ
văn 11.
ĐÁP ÁN

MB; Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
TB
Giải thích
Ý kiến nêu lên một quan điểm về “nhà văn lớn”, đó là những nhà văn tài năng,, có vị trí đặc biệt quan trọng
trong văn học một dân tộc, là người có biệt tài trong việc nắm bắt và miêu tả sống động( khám phá, miêu tả
tinh tế) những diễn biến tâm trạng phong phú, phức tạp trong tâm hồn con người đồng thời có đủ vốn sống,
vốn tri thức, có tư tưởng tiến bộ để lý giải những biến đổi của thế giới nội tâm ấy.
Bình luận ý kiến
*Cơ sở lý luận:
- Đặc trưng cơ bản của văn học là phản ánh hiện thực cuộc sống, trung tâm cuộc sống là con người nên nhà
văn phải luôn ý thức phản ánh con người với tất cả mối quan hệ xung quanh con người…
- Con người là một bản thể phức tạp nhưng phức tạp nhất là thế giới tâm hồn với những cung bậc tình cảm,
cảm xúc phong phú, đa dạng( vui, buồn,yêu, thương, căm ghét…) Nhiệm vụ của văn học là khám phá, miêu
tả và phân tích lý giải được thế giới tâm hồn ấy.
- Văn học khám phá về con người, nhưng sự khám phá chỉ đạt được giá trị đích thực khi nhìn con người ở cả
bên ngồi lẫn bên trong. Đặc biệt phát hiện miêu tả và lý giải sâu sắc thế giối nội tâm con người, nhà văn sẽ
đưa đến cho người đọc nhiều nhận thức mới về cuộc sống, cắt nghĩa được nhiều bí ẩn…Từ đó sẽ tạo nên giá
trị của tác phẩm và nâng tầm vóc của nhà văn. Đồng thời điều này giúp cho người đọc hiểu đời, hiểu người,
hiểu mình, có những kiến giải sâu sắc về cuộc sống, giúp người gần người hơn.
- Muốn “khám phá miêu tả tinh tế” và “ lý giải sâu sác thế giới nội tâm con người”, nhà văn cần phải có sự
quan sát tinh tế, những hiểu biết sâu sắc về con người. Vốn ngôn ngữ, khả năng sử dụng ngôn ngữ…giúp
nhà văn miêu tả tinh tế và sống động thế giới tâm hồn con người. Khơng những thế, nhà văn cũng phải có tư
tưởng tiến bộ đúng đắn vì chỉ khi có tư tưởng tiến bộ đúng đắn mới giúp nhà văn có kiến giả sâu sắc thuyết
phục về thế giới tâm hồn ấy. Như vậy, việc miêu tả, phân tích nội tâm con người sẽ cho thấy tư tưởng và bút
lực của nhà văn.
Chứng minh
*Phân tích, chứng minh:
HS chọn những truyện ngắn đã học trong chương trình Ngữ văn 11. Khuyến khích các bài viết có mở rộng
sang các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 11( nâng cao). Trong mỗi tác phẩm tập trung vào việc phân
tích các tác phẩm đó để thấy được khả năng khám phá, miêu tả tinh tế, đồng thời có thể lý giải sâu sắc thế

giới nội tâm con người của nhà văn.
Ví dụ:
18


Truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao, cần phân tích được:
-Nam Cao miêu tả tinh tế, sống động thế giới nội tâm nhân vật Chí Phèo qua các hình thức nghệ thuật đặc
sắc. ( Học sinh có thể phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo trong buổi sáng sau khi gặp thị Nở, khi bị
thị Nở cự tuyệt…với diễn biến nội tâm phong phú, phức tạp qua các nghệ thuật miêu tả tâm lý, lựa chọn chi
tiết đặc sắc…)
-Nam Cao lý giải sâu sắc về những biến đỗi trong tâm hồn nhân vật:
Sự thay đổi tâm trạng của nhân vật là do nguyên nhân nào? Tác giả gửi gắm những thơng điệp gì qua sựu
thay đổi đó? Qua sự thay đổi đó người đọc hiểu thêm gì về vẻ đẹp tâm hồn, về số phận người nông dân trong
đêm trước Cách mạng tháng Tám.
-Việc diễn tả nội tâm nhân vật của Nam Cao đưa ơng lên vị trí của một cây bút hiện thực tâm lý xuất sắc,
khẳng định Nam Cao là nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam.
Đánh giá
Bàn về luận điểm thế nào là “nhà văn lớn” đã có nhiều ý kiến đưa ra.
Ý kiến trên là một ý kiến đúng đắn và sâu sắc, ý kiến đó có giá trị khơng chỉ đóng góp và làm phong phú
thêm cho lí luận văn học mà cịn giúp ích rất nhiều cho nhà văn trong thực tiễn sáng tác và bạn đọc trong
quá trình tiếp nhận văn học.
- Cảm nghĩ riêng của bản thân.
-Diễn tả, phân tích lí giải thành cơng thế giới tâm hồn người là phương diện làm nên tầm vóc của một cây
bút lớn.
-Những diễn tả, lí giải nội tâm nhân vật phải theo đúng chân lí khách quan của đời sống, phù hợp với sự vận
động của tính cách nhân vật.
-Một cây bút lớn cũng cần nhiều yếu tố khác ngoài việc diễn tả, lí giải nội tâm con người.
-Bài học cho người cầm bút và tiếp nhận văn học
CHƯƠNG 3: ĐẶC TRƯNG CỦA TRUYỆN NGĂN
1. Khái niệm truyện ngắn: Thể loại tự sự cỡ nhỏ, “thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát

hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người” - Truyện ngắn được coi
như “lát cắt của đời sống”. Nó khơng có khả năng bao chứa tồn bộ hiện thực đời sống hay những mảng
hiện thực rộng lớn mà chỉ là những “mảnh nhỏ” được “đặt trong giới hạn nhất định”. Tơ Hồi từng nói:
Truyện ngắn là cách cưa lấy một khúc đời sống.Tuy vậy, từ một hình thức trần thuật ngắn gọn, truyện ngắn
có khả năng khái quát lên các vấn đề có ý nghĩa sâu sắc về con người và xã hội; nó chứa đựng sức khai
phóng tiềm tàng đến kinh ngạc bung ra như một cú nổ, từ một mảnh nhỏ mà mở toang một hiện thực rộng
lớn hơn rất nhiều. Tuy vậy, từ một hình thức trần thuật ngắn gọn, truyện ngắn có khả năng khái quát lên các
vấn đề có ý nghĩa sâu sắc về con người và xã hội; nó chứa đựng sức khai phóng tiềm tàng đến kinh ngạc
bung ra như một cú nổ, từ một mảnh nhỏ mà mở toang một hiện thực rộng lớn hơn rất nhiều.
2 Nhân vật
Truyện ngắn có ít nhân vật, nhân vật truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới, được xây dựng theo ngun
tắc điển hình hố và được đặt trong một hồn cảnh vừa cụ thể, vừa mang tính chung phổ quát. Nhân vật
trong truyện ngắn đa phần được khắc họa bằng nội tâm chứ ít khi thơng qua sự đối thoại. Nội tâm của nhân
vật trong truyện ngắn là mạch chỉ xuyên suốt, quyết định mấu chốt của cốt truyện.
“Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của
mình về cuộc đời”.
Có thể nói, “nhân vật là phương tiện để phản ánh đời sống, khái quát hiện thực. Chức năng của nhân vật là
khái quát những quy luật của cuộc sống và của con người, thể hiện những hiểu biết, những ước mơ, kỳ vọng
về đời sống”. Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại
người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực. Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay sơ
19


lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trị quan
trọng nhiều, ít hoặc khơng ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm.
Để nhân vật thực sự là “linh hồn”, nhà văn phải xây dựng sao cho tâm lí, tính cách, hành động…của nhân
vật trở nên chân thực, sống động, thậm chí “thực hơn cả con người thực ngồi đời”. Điều này đòi hỏi nhà
văn phải là những “tiểu hóa cơng”, phải có vốn sống, vốn ngơn ngữ dồi dào, năng lực quan sát và miêu tả
tâm lí nhân vật tinh tế, cá thể hóa nhân vật qua những chi tiết đặc sắc… Thông qua việc xây dựng nhân vật,
nhà văn bộc lộ tư tưởng, tình cảm của mình đối với từng loại người trong xã hội, đồng thời dẫn dắt người

đọc đi vào những thế giới riêng với đủ mọi khát vọng cùng với cảm xúc yêu thương hay lòng căm giận.
Nhân vật Hamlet của Sêchxpia tiêu biểu cho con người thời đại Phục hưng có lí tưởng nhân văn cao đẹp bị
bế tắc và khủng hoảng khi phải đối diện với những cách sống, phản trắc, cơ hội, tàn nhẫn, con đẻ của chủ
nghĩa tư bản ở thời kì tích lũy ban đầu. Qua việc mơ tả các nhân vật như bà Phó Đoan, cụ Cố Hồng trong
tiểu thuyết “Số đỏ”, nhà văn Vũ Trọng Phụng đã bộc lộ niềm căm ghét lối sống suy thoái về đạo đức đến
cùng cực của giới thượng lưu trong xã hội thực dân phong kiến. Hay nhân vật Ngô Tử Văn người phàm trần
dám đốt đền tà chống lại ma quye để thể hiện tính khảng khái khí chất của nhà nho cứng cỏi dám đương đầu
với cái xấu xa của xã hội để bảo vệ chân lý nhà nho theo đuổi.
3 Chi tiết trong truyện ngắn
Một tác phẩm tự sự có thể bao gồm một đến một chuỗi các sự việc và mỗi sự việc như thế lại được xây dựng
bởi nhiều chi tiết. “Chi tiết có thể là một lời nói, một cử chỉ, một hành động của nhân vật, hoặc một sự vật,
một hình ảnh thiên nhiên, một nét chân dung… Những chi tiết đặc sắc tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu
biểu”.
Nhóm chi tiết thuộc về nghệ thuật (những chi tiết chỉ đóng vai trò vật liệu xây dựng làm tiền đề cho cốt
truyện phát triển thuận lợi và hợp lí)
– Nhóm chi tiết có tính nghệ thuật (những chi tiết tập trung thể hiện cho cấu tứ của tác giả, có giá trị thẩm
mĩ đa dạng, thường được tô đậm, nhấn mạnh trong tác phẩm).
Trong đó, nhóm chi tiết thứ hai thường được quan tâm bởi giá trị nghệ thuật độc đáo. Ngoài ra, nếu căn cứ
vào mối liên hệ giữa chi tiết với các yếu tố khác của tác phẩm, có thể tạm chia chi tiết nghệ thuật thành các
nhóm:
– Nhóm chi tiết thuộc về hồn cảnh
– Nhóm chi tiết thuộc về nhân vật
– Nhóm chi tiết thuộc về cốt truyện
4. chi tiết nghệ thuật có khả năng “thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở
thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm” (Từ điển thuật ngữ văn học – tlđd). Theo
TS. Chu Văn Sơn, những chi tiết giàu tính tượng trưng, đa nghĩa cịn có thể nâng lên thành biểu tượng hay
ẩn tượng trong tác phẩm (Ví dụ chi tiết những chiếc xe tăng hỏng và xe rà mìn sét gỉ trên bãi biển – nơi
người chồng đánh vợ trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” biểu tượng cho bạo lực tàn khốc một thời
chiến tranh đã qua). Chi tiết nghệ thuật gắn bó, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quan niệm nghệ thuật của nhà
văn, nên đồng thời người đọc có thể đi từ chi tiết nghệ thuật để tìm hiểu quan niệm của nhà văn về thế giới,

con người… “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn” (M. Gor-ki), từ chi tiết nghệ thuật có thể đánh giá tài năng,
bản lĩnh của người cầm bút mà cụ thể chính là khả năng phát hiện, lựa chọn, sử dụng chi tiết nghệ thuật
trong tác phẩm. Mỗi chi tiết nghệ thuật là một sáng tạo riêng của nhà văn nhưng đồng thời cũng kết tinh từ
những gì thu lượm được trong đời sống sâu và rộng của người viết. Như giọt nước kết tinh cái mặn mòi của
biển, chi tiết đồng thời cho thấy vốn sống của người cầm bút: liệu anh đã thực sự sống hết mình, sống sâu
sắc “mở hồn ra đón lấy những vang động của đời”?
Ví dụ, chi tiết: “Mị đứng lặng trong bóng tối” (Vợ chồng A Phủ – Tơ Hồi) như: Câu văn được đặt thành
một dịng, hồn tồn riêng rẽ với các phần văn bản trước và sau nó. Đây chính là dụng ý nghệ thuật của Tơ
Hồi nhằm tạo qng ngắt, là khoảng lặng bề ngoài cho những đấu tranh dữ dội trong nội tâm nhân vật:
cuộc đấu tranh giữa thói quen sống nơ lệ, những nỗi sợ hãi vơ hình với khát vọng sống, khát vọng tự do.
“Dịng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ mới chỉ kịp đánh thức lịng đồng
cảm, tình thương, sự căm giận bè lũ thống trị độc ác chứ chưa đánh thức sức sống mạnh mẽ trong Mị (Mị
vẫn nghĩ: “ta là thân đàn bà, nó bắt ta về trình ma ở nhà nó rồi thì chỉ cịn biết đợi ngày rũ xương ở đây
20



×