Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.85 KB, 9 trang )

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG Môn: Ngữ văn - Lớp 6
NĂM HỌC 2011-2012
Câu 1. (2,0 điểm)
Xác định và nói rõ tác dụng của phép tu từ so sánh, nhân hoá trong các câu thơ sau:
Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền.
Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp.
Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.
(Khánh Chi, Biển)
Câu 2. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật Kiều Phương trong văn bản Bức tranh
của em gái tôi của nhà văn Tạ Duy Anh.
a. Đoạn văn có độ dài khoảng mươi dòng.
b. Đoạn văn có sử dụng một trong các phép tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.
Câu 3. (6,0 điểm)
Trong mơ, em được gặp gỡ rất nhiều nhân vật trong những câu chuyện cổ tích đã học. Hãy kể
và tả lại một nhân vật mà em cho là ấn tượng nhất trong thế giới huyền diệu ấy.
Xác định và nói rõ tác dụng của phép tu từ so sánh , nhân hoá trong các câu thơ sau :
- Xác định được các phép so sánh, nhân hoá:
+ So sánh: Biển như người khổng lồ; Biển như trẻ con
+ Nhân hoá: Vui, buồn, suy nghĩ, hát, mơ mộng, dịu hiền
- Nêu được tác dụng:
+ Biển được miêu tả như một con người với nhiều tâm trạng khác nhau. + Biển được nhà thơ cảm
nhận như những con người cụ thể: khi thì to lớn, hung dữ như người khổng lồ; khi thì nhỏ bé hiền
lành, dễ thương, đáng yêu như trẻ con.
Nhờ các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá đã gợi rõ, cụ thể màu sắc, ánh sáng theo thời tiết, thời
gian mà tạo nên những bức tranh khác nhau về biển .
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về nhân vật Kiều Phương trong văn bản Bức tranh của em
gái tôi của nhà văn Tạ Duy Anh.
+ Về mặt hình thức: đáp ứng hai yêu cầu của đề (có độ dài khoảng mươi dòng; có sử dụng một trong
các phép tu từ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ); Văn viết trong sáng, biểu cảm, diễn đạt trôi chảy.
+ Về mặt nội dung: cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Kiều Phương (tình cảm trong sáng hồn nhiên


và lòng nhân hậu). Chính vẻ đẹp tâm hồn của Kiều Phương đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn
chế ở chính mình.
Trong mơ, em đã gặp gỡ rất nhiều nhân vật trong những câu chuyện cổ tích đã học. Hãy kể và
tả lại một nhân vật mà em cho là ấn tượng nhất trong thế giới huyền diệu ấy.
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh.
- Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn tự sự, miêu tả kết hợp với yếu tố biểu cảm, học
1
sinh tưởng tượng để kể và tả lại cuộc gặp gỡ về một nhân vật cổ tích.
Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản
sau:
- Giới thiệu thời gian, không gian gặp gỡ.
- Diễn biến của cuộc gặp gỡ:
+ Miêu tả được chân dung của nhân vật cổ tích (nhân vật phải được bộc lộ tính cách thông qua các
hoạt động ngôn ngữ và diễn biến tâm trạng.)
+ Xây dựng được những chi tiết, hình ảnh đẹp và thật sự ấn tượng trong cuộc gặp gỡ.
+ Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ về nhân vật.
- Nêu ấn tượng về nhân vật.
* Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu:
kiến thức và kỹ năng.
2
UBND HUYỆN QUẾ SƠN KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HS GIỎI CẤP HUYỆN
PHÒNG DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2009-2010
Môn: Ngữ văn - Lớp 7
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (2,0 điểm)
Phân tích tác dụng của biện pháp điệp từ ở đầu câu và điệp cấu trúc câu trong đoạn văn

sau:
Tôi yêu Sài gòn da diết ( ). Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào một
buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái
chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm
khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao
điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên
một số đường còn nhiều cây xanh che chở
(Minh Hương, Sài Gòn tôi yêu)
Câu 2. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
a. Đoạn văn có độ dài khoảng mươi dòng.
b. Đoạn văn có sử dụng một trong các phép tu từ: điệp ngữ, liệt kê.
Câu 3. (6,0 điểm)
Trong bức thư của bố gửi cho con, có đoạn: “En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu
thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho
kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.”.
Đóng vai En-ri-cô, nhân vật trong văn bản Mẹ tôi của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, em hãy
phát biểu cảm nghĩ của mình khi đọc được những dòng thư đó.

HẾT
UBND HUYỆN QUẾ SƠN KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HS GIỎI CẤP HUYỆN
3
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2009-2010
Môn: Ngữ văn - Lớp 8
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (2,0 điểm)
Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau:
- Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu

- Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.
(Vũ Đình Liên, Ông đồ)
Câu 2. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn ngắn triển khai luận điểm: Lão Hạc là người cha rất mực thương con.
a. Đoạn văn có độ dài khoảng mươi dòng.
b. Đoạn văn có sử dụng một trong các yếu tố: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Câu 3. (6,0 điểm)
Nói về lòng ghen tị, có người cho rằng: "Giữa lòng ghen tị và sự thi đua có một khoảng
xa cách như giữa tật xấu xa và đức hạnh.", còn Ét-môn-đô đơ A-mi-xi khuyên: “Đừng để cho
con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại
con tim.”
Suy nghĩ của em về vấn đề đó.
HẾT
UBND HUYỆN QUẾ SƠN KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HS GIỎI CẤP HUYỆN
4
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2009-2010
Môn: Ngữ văn - Lớp 6
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học
sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng
đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan
niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ.
- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm.
II. Đáp án và thang điểm


ĐÁP ÁN ĐIỂM
Câu 1
2,00
0.50
1.50
Câu 2
2,00
1.00
1.00
Câu 3
6,00
1,00
4,00
1,00
5
UBND HUYỆN QUẾ SƠN KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HS GIỎI CẤP HUYỆN
PHÒNG DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2009-2010
Môn: Ngữ văn - Lớp 7
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học
sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng
đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan
niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ.
- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm.
II. Đáp án và thang điểm

ĐÁP ÁN ĐIỂM

Câu 1
Phân tích tác dụng của biện pháp điệp từ ở đầu câu và điệp cấu trúc
câu trong đoạn văn sau: 2,00
Trong đoạn văn này, tác giả đã sử dụng biện pháp điệp ngữ đầu câu và
điệp cấu trúc câu để tạo hiệu quả:
+ Nhấn mạnh tình cảm của mình: đó là lòng yêu mến Sài Gòn tha thiết
được thể hiện qua những cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống
nơi ấy.
1.00
+ Thể hiện sự phong phú, nhiều vẻ của thiên nhiên, khí hậu và nhịp điệu
cuộc sống đa dạng của Sài Gòn: hiện tượng thời tiết với những nét
riêng; sự thay đổi nhanh chóng, đột ngột của thời tiết; không khí, nhịp
điệu cuộc sống đa dạng của thành phố.
1.00
Câu 2
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về bài thơ Cảnh khuya của Hồ
Chí Minh. 2,00
+ Về mặt hình thức: đáp ứng hai yêu cầu của đề (có độ dài khoảng mươi
dòng; có sử dụng một trong các phép tu từ: điệp ngữ, liệt kê); Văn viết
trong sáng, biểu cảm, diễn đạt trôi chảy.
1.00
+ Về mặt nội dung: Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy
cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan của Hồ
Chí Minh thể hiện trong bài thơ Cảnh khuya.
1.00
Câu 3 Trong bức thư của bố gửi cho con, có đoạn: “En-ri-cô này! Con hãy
nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng
liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên
6,00
6

tình thương yêu đó.”.
Đóng vai En-ri-cô, nhân vật trong văn bản Mẹ tôi của Ét-môn-đô đơ
A-mi-xi, em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình khi đọc được những
dòng thư đó.
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh.
- Biết vận dụng kĩ năng biểu cảm kết hợp với một số yếu tố khác như: tự
sự, nghị luận
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ
pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn biểu cảm kết hợp
với các yếu tố tự sự, nghị luận, học sinh trình bày những cảm xúc, tưởng
tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung những dòng thư của
bố gửi cho En-ri-cô.
Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần
đáp ứng được những ý cơ bản sau:
- Đóng vai En-ri-cô giới thiệu hoàn cảnh tiếp xúc với bức thư và tâm
trạng khi đọc được những dòng thư đó .
1.50
- Nhập vai En-ri-cô để trình bày những cảm xúc, suy nghĩ nảy sinh từ
những dòng thư đó:
+ “Xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố.
+ Nhận thức được tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng
liêng hơn cả.
+ Hiểu được tấm lòng của người bố.
+ Thấy được lỗi lầm của mình khi “nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ”.
+ Suy nghĩ về việc khắc phục lỗi lầm.
3.00
- Nêu ấn tượng và điều cảm nhận được từ những dòng thư của bố. 1,50

* Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ
đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng.
7
UBND HUYỆN QUẾ SƠN KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HS GIỎI CẤP HUYỆN
PHÒNG DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2009-2010
Môn: Ngữ văn - Lớp 8
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học
sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng
đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan
niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ.
- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm.
II. Đáp án và thang điểm

ĐÁP ÁN ĐIỂM
Câu 1
Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau trong bài thơ
Ông đồ của Vũ Đình Liên: 2,00
Học sinh cần đặt những câu thơ này trong mạch cảm xúc chung của toàn
bài để thấy được đây là những câu thơ mượn cảnh ngụ tình, miêu tả mà
biểu cảm, ngoại cảnh mà kì thực là tâm cảnh.
+ Phân tích nghệ thuật nhân hóa để thấy được nỗi buồn như lan tỏa sang
cả những vật vô tri vô giác: không người dùng đến giấy đỏ trở nên bẽ
bàng, vô duyên không “thắm” lên được, mực đọng lại bao sầu tủi và trở
thành “nghiên sầu”.
1.00
+ Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình để thấy được bi kịch của ông đồ

và của thời thế: mượn cảnh tàn tạ, buồn bã, ảm đạm lạnh lẽo cảnh vật,
đất trời “lá vàng rơi”, “mưa bụi bay” để nói đến cái lạc lõng, lẻ loi của
ông đồ và của một thời tàn.
1.00
Câu 2
Viết đoạn văn ngắn triển khai luận điểm: Lão Hạc là người cha rất
mực thương con.
2,00
+ Về mặt hình thức: đáp ứng hai yêu cầu của đề (có độ dài khoảng mươi
dòng; có sử dụng một trong các yếu tố: tự sự, miêu tả, biểu cảm); Diễn
đạt trôi chảy, văn phong trong sáng có tính thuyết phục.
1.00
+ Về mặt nội dung: Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm;
Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo một trình tự hợp lý
để làm nổi bật luận điểm.
1.00
Câu 3 Nói về lòng ghen tị, có người cho rằng: "Giữa lòng ghen tị và sự thi
đua có một khoảng xa cách như giữa tật xấu xa và đức hạnh.", còn
Ét-môn-đô đơ A-mi-xi khuyên: “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn
vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm
đồi bại con tim.”
Suy nghĩ của em về vấn đề đó.
6,00
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết vận dụng kiểu bài nghị luận để nêu suy nghĩ về lòng ghen tị.
8
- Biết sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm phù hợp giúp làm rõ
luận điểm trong bài nghị luận;
- Bài viết có kết cấu chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, luận chứng tiêu biểu,
lập luận thuyết phục, diễn đạt trôi chảy, văn viết trong sáng.

b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn nghị luận kết hợp
với các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm học sinh nêu suy nghĩ của mình
về lòng ghen tị.
Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần
đáp ứng được những ý cơ bản sau:
- Đặt vấn đề: giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lòng ghen tị 1.50
- Giải quyết vấn đề:
+ Nêu khái niệm và các biểu hiện của lòng ghen tị.
+ Phân biệt giữa lòng ghen tị và sự thi đua."Giữa lòng ghen tị và sự thi
đua có một khoảng xa cách như giữa tật xấu xa và đức hạnh."
+ Tác hại của lòng ghen tị. “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong
tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại con
tim.”
3.00
- Kết thúc vấn đề:
+ Khẳng định giữa “lòng ghen tị và sự thi đua có một khoảng xa cách”
và giá trị lời khuyên của A-mi-xi.
+ Nêu ý thức trách nhiệm của mình trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo
đức.
1,50
* HS có thể xây dựng hệ thống luận điểm và diễn đạt theo nhiều cách
khác nhau miễn sao đáp ứng được yêu cầu của đề theo những định
hướng trên.
* Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ
đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng.
9

×