Đề số 1:
PHÒNG GD & ĐT …….
TRƯỜNG THCS …….
ĐỀ THI CHỌN H.S.G LỚP 8 (VÒNG 1)
NĂM HỌC : 2015-2016
MÔN : NGỮ VĂN
Thời gian : 120 phút(Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI
Câu 1 : (3 điểm)
Đọc câu chuyện sau và nêu suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng 10 câu:
Có người cha mắc bệnh rất nặng. Ông gọi hai người con trai đến bên giường và ân
cần nhắc nhở: “Sau khi cha qua đời,hai con cần phân chia tài sản một cách thỏa đáng, đừng
vì chuyện đó mà cãi nhau nhé!”
Hai anh em hứa sẽ làm theo lời cha . Khi cha qua đời họ phân chia tài sản làm đôi.
Nhưng sau đó người anh cho rằng người em chia không công bằng và cuộc tranh cãi nổ ra. Một
ông già thông thái đã dạy cho họ cách chia công bằng nhất: Đem tất cả đồ đạc ra
cưa đôi thành hai phần bằng nhau tuyệt đối. Hai anh em đã đồng ý.
Kết cục tài sản đã được chia công bằng tuyệt đối nhưng đó chỉ là đống đồ bỏ đi.
.
Câu 2 : (2 điểm) Có ý kiến cho rằng : "Bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ ( Ngữ văn 8, tập 2 )tràn
đầy cảm xúc lãng mạn".Em hãy cho biết cảm xúc lãng mạn được thể hiện trong bài thơ như thế
nào ?
Câu 3: (5 điểm)
Trong tác phẩm “Lão Hạc”, Nam Cao viết:
“…Chao ôi ! Đối với những người sống quanh ta , nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta
chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không
bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…cái bản tính tốt của
người ta bị những nỗi lo lắng
, buồn đau, ích kỉ che lấp mất…”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào ? Từ các nhân vật: Lão Hạc,ông giáo, vợ ông giáo ,Binh
Tư trong tác phẩm “Lão Hạc” ,em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
------------------------Hết-----------------------------.HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM
CÂU
Câu 1 :
YÊU CẦU-NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Trên đời này không tồn tại sự công bằng tuyệt đối. Nếu lúc nào cũng tìm kiếm sự
công bằng thì kết cục chẳng ai được lợi gì.
1
(3điểm)
Câu 2 :
(2 điểm)
Câu 3:
(5điểm)
- Sự công bằng chỉ tồn tại trong trái tim chúng ta . Trong bất cứ chuyện gì đừng
nên tính toán quá chi li.
- Nhường nhịn chính là tạo nên sự công bằng tuyệt đối
Nêu được nội dung cơ bản sau:
- Bài thơ “Nhớ rừng” là bài thơ hay của Thế Lữ, nhưng cũng là bài thơ hay của
phong trào Thơ Mới. Điểm nổi bật của tâm hồn lãng mạn là giàu mộng tưởng, khát
vọng và cảm xúc. Người nghệ sỹ lãng mạn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám1945 cảm thấy cô đơn, tù túng trong xã hội bấy giờ nhưng bất lực, họ chỉ còn biết
tìm cách thoát li thực tại ấy bằng chìm đắm vào trong đời sống nội tâm tràn đầy
cảm xúc. Tâm hồn lãng mạn ưa thích sự độc đáo, phi thường, ghét khuôn khổ, gò
bó và sự tầm thường. Nó có hứng thú giãi bầy những cảm xúc thiết tha mãnh liệt,
nhất là nỗi buồn đau.
- Cảm xúc lãng mạn trong bài thơ nhớ rừng được thể hiện khá rõ ở những khía cạnh
sau: (1điểm).
+ Hướng về thế giới mộng tưởng lớn lao, phi thường tráng lệ bằng một cảm giác
trào dâng mãnh liệt. Thế giới ấy hoàn toàn đối lập với thực tại tầm thường, giả dối.
Trong baì thơ, thế giới mộng tưởng chính là cảnh đại ngàn hùng vĩ và kèm theo đó
là cảnh oai hùng của chúa sơn lâm.
+ Diễn tả thấm thía nỗi đau trong tinh thần bi tráng, tức là nỗi uất ức xót xa của
hòm thiêng khi sa cơ lỡ vận.
A.Yêu cầu chung:
Thể loại: Giải thích kết hợp chứng minh.
Nội dung:Cách nhìn, đánh giá con người cần có sự cảm thông, trân trọng con
người.
Yêu cầu cụ thể
1.Mở bài:
-Dẫn dắt vấn đề:Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội nên việc
đánh giá con người phải có sự tìm hiểu cụ thể.
-Đặt vấn đề:Cách nhìn, đánh giá con người qua câu nói trên.
2.Thân bài(4 điểm)
a. Giải thích nội dung của đoạn văn:
+ Lời độc thoại của nhân vật “Ông giáo”- thông qua nhân vật này- tác giả Nam
Cao thể hiện cách nhìn, đánh giá đầy sự cảm thông, trân trọng con người:
- Phải đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của họ để cố mà tìm
hiểu, xem xét con người ở mọi bình diện thì mới có được cái nhìn đầy đủ, chắt gạn
được những nét phẩm chất đáng quý của họ, nếu chỉ nhìn phiến diện thì sẽ có ác
cảm hoặc những kết luận sai lầm về bản chất của con người.
b. Chứng minh ý kiến trên qua các nhân vật:
+ Lão Hạc: Thông qua cái nhìn của các nhân vật (trước hết là ông giáo), lão Hạc
hiện lên với những việc làm, hành động bề ngoài có vẻ gàn dở, lẩm cẩm
- Bán một con chó mà cứ đắn đo, suy nghĩ mãi. Lão Hạc sang nhà ông giáo nói
chuyện nhiều lần về điều này làm cho ông giáo có lúc cảm thấy “nhàm rồi”.
2
- Bán chó rồi thì đau đớn, xãt xa, dằn vặt như mình vừa phạm tội ác gì lớn lắm.
- Gửi tiền, giao vườn cho ông giáo giữ hộ, chấp nhận sống cùng cực, đói khổ: ăn
sung, rau má, khoai, củ chuối…
- Từ chối gần như hách dịch mọi sự gióp đỡ.
- Xin bả chó.
+ Vợ ông giáo: nhìn thấy ở lão Hạc một tính cách gàn dở “Cho lão chết ! Ai
bảo lão có tiền mà chịu khổ ! Lão làm lão khổ chứ ai…”, vô cùng bực tức khi
nhìn thấy sự rỗi hơi của ông giáo khi ông đề nghị giúp đỡ lão Hạc “Thị gạt phắt
đi”.
+ Binh Tư: Từ bản tính của mình, khi nghe lão Hạc xin bả chó, hắn vội kết luận
ngay “Lão…cũng ra phết chứ chả vừa đâu”.
+ Ông giáo có những lúc không hiểu lão Hạc: “Làm quái gì một con chó mà lão
có vẻ băn khoăn quá thế ?”, thậm chí ông cũng chua chát thốt lên khi nghe Binh Tư
kể chuyện lão Hạc xin bả chó về để “cho nó xơi một bữa…lão với tôi uống rượu”:
“Cuộc đời cứ mỗi ngày càng thêm đáng buồn…” Nhưng ông giáo là người cã tri
thức, có kinh nghiệm sống, có cái nhìn đầy cảm thông với con người, lại chịu quan
sát, tìm hiểu, suy ngẫm nên phát hiện ra được chiều sâu của con người qua những
biểu hiện bề ngoài:
- Ông cảm thông và hiểu vì sao lão Hạc lại không muốn bán chó: Nó là một
người bạn của lão, một kỉ vật của con trai lão; ông hiểu và an ủi, sẻ chia với nỗi đau
đớn, dằn vặt của lão Hạc khi lão khóc thương con chó và tự xỉ vả mình. Quan trọng
hơn, ông phát hiện ra nguyên nhân sâu xa của việc gửi tiền, gửi vườn, xin bả chã,
cái chết tức tưởi của lão Hạc: Tất cả là vì con, vì lòng tự trọng cao quý. ông giáo
nhìn thấy vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc ẩn giấu đằng sau những biểu hiện bề ngoài có
vẻ gàn dở, lập dị.
- Ông hiểu và cảm thông được với thái độ, hành động của vợ mình: Vì quá khổ
mà trở nên lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau đồng loại “…Vợ tôi không ác, nhưng
thị khổ quá rồi. Một ngưêi đau chân cã lóc nào quên được cái chân đau của
mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu ? cái bản tính tốt của ngưêi ta bị những
nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất…” . ông biết vậy nên “Chỉ buồn chứ
không nì giận”.
→ Ông giáo là nhân vật trung tâm dẫn dắt câu chuyện, từ việc miêu tả các nhân
vật mà quan sát, suy ngẫm để rồi rót ra những kết luận cã tính chiêm nghiệm hết
sức đóng đắn và nhân bản về con người. Có thể nói tác giả đã hóa thân vào nhân vật
này để đưa ra những nhận xét, đánh giá chứa chan tinh thần nhân đạo về cuộc đời ,
con người. Đây là một quan niệm hết sức tiến bộđịnh hướng cho những sáng tác
của nhà văn sau này.
3.Kết bài:
-Khẳng định tính triết lí của câu nói trên. Đó cùng là quan niệm sống,tình cảm
của tác giả.
-Suy nghĩ của bản thân em...
3
Đề số 2:
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
A. VĂN – TIẾNG VIỆT (6 điểm):
Câu 1: (2,0 điểm)
Qua ba văn bản truyện ký Việt Nam: “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ” và “Lão
Hạc”, em thấy có những đặc điểm gì giống và khác nhau ? Hãy phân tích để làm sáng tỏ.
Câu 2: (2,0 điểm)
Cho đoạn văn:
“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy
ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu
hu khóc...”.
(Trích Lão Hạc, Nam Cao)
a. Tìm câu ghép trong đoạn văn trên. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu đó.
b. Chỉ rõ từ tượng hình, từ tượng thanh và phân tích giá trị biểu hiện (tác dụng) của các từ
tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn đó.
Câu 3: (2,0 điểm)
Tóm tắt phần trích Lão Hạc bằng một đoạn văn khoảng từ 8 đến 10 dòng.
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
A. VĂN – TIẾNG VIỆT (6 điểm):
Câu 1: (2,0 điểm)
a. Giống nhau: (1,0 điểm)
- Thời gian sáng tác: Cùng giai đoạn 1930 – 1945. - Phương thức biểu đạt: tự sự.
- Nội dung: Cả 3 văn bản đều phản ánh cuộc sống khổ cực của con người trong xã hội
đương thời chứa chan tinh thần nhân đạo. - Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần gũi, sinh
động.
b. Khác nhau: (1,0 điểm)
- Thể loại: Mỗi văn bản viết theo một thể loại: Trong lòng mẹ (Hồi kí), Lão Hạc (Truyện
ngắn), Tức nước vỡ bờ (Tiểu thuyết)
- Đều biểu đạt phương thức tự sự nhưng mỗi văn bản yếu tố miêu tả, biểu cảm có sự đậm
nhạt khác nhau. - Mỗi văn bản viết về những con người với số phận và những nỗi khổ riêng.
4
Câu 2: (2,0 điểm)
a/ - Câu ghép: Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con
nít. (0,5 điểm)
- Quan hệ ý nghĩa giữa 2 vế câu: quan hệ bổ sung hoặc đồng thời. (0,5 điểm)
b/ - Từ tượng hình: móm mém (0,25 điểm)
- Từ tượng thanh: hu hu (0,25 điểm)
- Giá trị biểu hiện (tác dụng): Gợi tả hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động có giá trị biểu cảm
cao. (0,5 điểm)
Câu 3: (2,0 điểm)
Đoạn văn tham khảo:
Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. Con trai lão phải đi
phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại con chó vàng làm bạn tâm tình. Vì muốn giữ lại mảnh vườn
cho con, lão đã gạt nước mắt bán cậu vàng. Tất cả số tiền dành dụm được lão gửi ông giáo và nhờ
ông giáo trông coi mảnh vườn. Cuộc sống ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và khéo léo
từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo. Một hôm, lão xin Binh Tư ít bã chó, nói là sẽ đánh bả một
con chó và ngỏ ý rủ Binh Tư uống rượu. Ông giáo rất ngạc nhiên và rất buồn khi nghe Binh Tư kể
lại. Nhưng khi tận mắt chứng kiến cái chết đau đớn, quằn quại của lão Hạc thì ông giáo mới hiểu.
Cả làng đều bất ngờ trước cái chết đó. Chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu vì sao lão Hạc chết tức
tưởi như vậy!
Đề số 3:
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
Câu 1: (4 điểm)
Nhà thơ Vũ Đình Liên đã viết:
“… Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...”
(Ông đồ)
a. Phương thức biểu đạt của đoạn thơ ?
b. Xác định các trường từ vựng có trong đoạn thơ ?
c. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ. Phân tích giá trị biểu đạt của
chúng ?
Câu 2: (4 điểm)
Cảm nhận của em về sức mạnh của nghệ thuật hội họa trong “Chiếc lá cuối cùng” của
nhà văn Ô hen ri.
Câu 3: (12 điểm)
Bằng những hiểu biết về các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 8, em
hãy chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ngợi ca tình yêu thương giữa con người với
con người.
5
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
Câu 1: (4 điểm)
a. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
(0,25 điểm)
b. Các trường từ vựng:
- Vật dụng: giấy, mực, nghiên
(0,25 điểm)
- Tình cảm: buồn, sầu
(0,25 điểm)
- Màu sắc: đỏ, thắm
(0,25 điểm)
c. Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ: Điệp ngữ (mỗi); câu hỏi tu từ
(Người thuê viết nay đâu?); nhân hoá (giấy-buồn, mực-sầu).
(1 điểm)
Phân tích có các ý:
(2,0 điểm)
- Sự sửng sốt trước sự thay đổi quá bất ngờ mỗi năm mỗi vắng.
- Hình ảnh ông đồ già tiều tụy, lặng lẽ bên góc phố, người trên phố vẫn đông nhưng chỗ
ông ngồi thì vắng vẻ, thưa thớt người thuê viết.
- Một câu hỏi nghi vấn có từ nghi vấn nhưng không một lời giải đáp, hồi âm tan loãng vào
không gian hun hút - tâm trạng xót xa ngao ngán.
- Cái buồn, cái sầu như ngấm vào cảnh vật (giấy, nghiên), những vật vô tri vô giác ấy cũng
buồn cùng ông, như có linh hồn cảm thấy cô đơn lạc lõng…
Câu 2: (4 điểm)
- Giới thiệu khái quát đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng”.
(1 điểm)
- Lòng yêu nghề đã gắn kết cuộc sống của ba họa sĩ nghèo: Cụ Bơ-men, Xiu và Giôn-xi.
Tuy không cùng tuổi tác nhưng họ có trách nhiệm với nhau trong công việc cũng như trong
cuộc sống hằng ngày (cụ Bơ- men tuy già yếu nhưng vẫn ngồi làm mẫu vẽ cho hai hoạ sĩ trẻ;
Xiu lo lắng chăm sóc Giôn-xi khi cô đau ốm).
(1,5 điểm)
- Cụ Bơ men: Nhà hội hoạ không thành đạt trong nghề nghiệp, tuổi già vẫn kiên trì làm
người mẫu. Vì tình cảm cũng như trách nhiệm cứu đồng nghiệp cụ đã vẽ “Chiếc lá cuối cùng”
giữa mưa gió, rét buốt.
(1 điểm)
- “Chiếc lá cuối cùng” trở thành kiệt tác vì nó như liều thần dược đã cứu được Giôn xi.
(0,5 điểm)
Câu 3: (12 điểm)
* Yêu cầu chung:
a. Thể loại: Sử dụng thao tác lập luận chứng minh. HS cần thực hiện tốt các kĩ năng làm
văn nghị luận đã được học ở lớp 7 và lớp 8: dựng đoạn, nêu và phân tích dẫn chứng, vận dụng
kết hợp đưa các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm vào bài văn nghị luận.
b. Nội dung: Văn học của dân tộc ta luôn đề cao tình yêu thương giữa người với người.
- HS cần nắm vững nội dung ý nghĩa và tìm dẫn chứng phù hợp với nội dung vấn đề cần
giải quyết.
6
- Hệ thống các dẫn chứng tìm được sắp xếp theo từng phạm vi nội dung, tránh lan man,
trùng lặp.
- Dẫn chứng lấy trong các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn 8, chủ yếu là
phần văn học hiện thực.
c. Về hình thức: Bài viết có bố cục chặt chẽ, đủ ba phần; dẫn chứng chính xác; văn viết
trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt; trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ
ràng.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Mở bài:
(1,5 điểm)
- Có thể nêu mục đích của văn chương (văn chương hướng người đọc đến với sự hiểu biết
và tình yêu thương).
- Giới thiệu vấn đề cần giải quyết.
b) Thân bài:
(8 điểm)
Tình yêu thương giữa người với người thể hiện qua nhiều mối quan hệ xã hội.
- Tình cảm xóm giềng:
+ Bà lão láng giềng với vợ chồng chị Dậu (Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố).
+ Ông giáo với lão Hạc (Lão Hạc - Nam Cao).
- Tình cảm gia đình:
+ Tình cảm vợ chồng: Chị Dậu ân cần chăm sóc chồng chu đáo, quên mình bảo vệ chồng
(Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố).
+ Tình cảm cha mẹ và con cái:
• Người mẹ âu yếm đưa con đến trường (Tôi đi học - Thanh Tịnh); Lão Hạc thương con
(Lão Hạc - Nam Cao).
• Con trai lão Hạc thương cha (Lão Hạc - Nam Cao); bé Hồng thông cảm, bênh vực, bảo vệ
mẹ (Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng).
c) Kết bài:
(1,5 điểm)
Nêu tác dụng của văn chương (khơi dậy tình cảm nhân ái cho con người để con người sống
tốt đẹp hơn).
* Hình thức: (1 điểm) Có đủ bố cục 3 phần, kết cấu chặt chẽ, liên hệ hợp lí, dẫn chứng
chính xác; văn viết trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, chữ viết đẹp.
Đề số 4:
ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Câu 1: (2 điểm)
Viết đoạn văn có độ dài từ 20 đến 25 dòng trình bày ý kiến của em về câu hỏi sau:
Có thật cần đến đoạn kết truyện như của tác giả An-đéc-xen (đoạn trích “Cô bé bán
diêm”) không? Nếu kết thúc ở câu “Họ đã về chầu thượng đế” thì có làm giảm cái hay của
truyện không? Vì sao?
Câu 4: (4 điểm)
7
Cảm nhận về nhân vật tên cai lệ trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích “Tắt đèn” của
Ngô Tất Tố (Ngữ văn 8, tập một- NXBGD-2011).
HƯỚNG DẪN CHẤM GIAO LƯU HSG LỚP 8
Câu 1: (2 điểm)
1.Yêu cầu về kĩ năng:
Hiểu đề bài, trình bày bằng một đoạn văn chặt chẽ rõ ràng, lập luận chắc chắn, có sức thuyết
phục. Diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
2.Yêu cầu về nội dung:
Học sinh có thể trình bày bằng những trình tự khác nhau, nhưng phải thể hiện được sự suy
ngẫm cơ bản sau đây:
-Với tấm lòng nhân ái của nhà văn, thì đoạn kết truyện được coi là rất cần thiết. Nếu kết
thúc ở câu “Họ đã về chầu thượng đế” thì ý nghĩa của truyện sẽ bị giảm đi (0,25 điểm)
- Người đọc không thấy được sự đối lập giữa một bên là hình ảnh cô bé bán diêm ngây thơ,
hồn nhiên đẹp đẽ như tiên đồng ngọc nữ với một bên gió lạnh của ngày đầu năm. Và người đọc
cũng không thấy được sự đối lập giữa một bên là thái độ lạnh lùng thờ ơ của mọi người khi
chứng kiến cảnh thương tâm này (cô bé rất cô đơn: mồ côi bố nghiệt ngã, vô tình) (0,5 điểm)
- Đoạn kết của truyện đã phơi bày cả một xã hội vô tình, lạnh lùng trước cái chết của một
đứa trẻ nghèo mô côi (0,25 điểm)
-Đoạn kết truyện còn cho thấy cái nhìn đầy cảm thông cùng tấm lòng nhân hậu và lãng mạn
của tác giả viết lại câu chuyện thương tâm này khiến người đọc bớt đi cảm giác bi thương để
đưa tiễn cô bé lên trời với niềm vui, hy vọng chợt bùng, lóe sáng sau những lần đánh diêm (0,5
điểm)
- Cái hay của đoạn kết: người đọc chứng kiến cả xã hội Đan Mạch đương thời tàn nhẫn thiếu
tính thương từ đó lên án, cho thấy tấm lòng nhân ái của nhà văn (0,5 điểm
Câu 4 (4 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục chặt chẽ,
diễn đạt trong sáng, dẫn chứng chọn lọc, không mắc các lỗi chính tả dùng từ đặt câu. Biết vận
dụng các thao tác nghị luận.
2. Yêu cầu về nội dung:
Học sinh có thể sắp xếp theo nhiều cách khác nhau, nhưng cơ bản đáp ứng được các ý
sau:
-Ở làng Đông Xá, cai lệ được coi là tên tay sai đắc lực của quan phủ, giúp bọn lý dịch
tróc nã những người chưa nộp đủ tiền sưu. Cai lệ như một hung thần tha hồ trói, tha hồ bắt bớ,
tha hồ tác oai tác quái, làm mưa làm bão trong mùa sưu thuế đối với những người dân cùng
(0,5 điểm)
-Cai lệ là tên tay sai chuyên nghiệp mạt hạng của quan huyện, quan phủ, nhưng về đến
làng Đông Xá nhờ bóng chủ, hắn tha hồ đánh trói, hung dữ, độc ác, tàn nhẫn, táng tận lương
tâm, chỉ như một cái máy làm theo lệnh quan thầy. Đánh, trói, bắt người là nghề của hắn (0,5
điểm)
8
- Ngôn ngữ cửa miệng của cai lệ là quát, thét, chửi, mắng, hầm hè. Cử chỉ, hành động
thô bạo vũ phu: ví dụ như “Sầm sập tiến vào, trợn ngược hai mắt, giật phắt cái thừng sầm sập
chạy tới, bịch mấy bịch, tát đánh bốp, sấn đến, nhảy vào…” (0,5 điểm)
- Cai lệ bỏ ngoài tai những lời van xin thảm thiết, tiếng kêu khóc của trẻ, chẳng làm hắn
mảy may động lòng. Tình cảnh lê bê lệt bệt đến ngất xỉu của anh Dậu, hắn cũng chẳng coi vào
đâu. Hắn như một công cụ bằng sắt vô tri vô giác, chỉ có một mục đích duy nhất phải thực hiện
bằng được là trói bắt anh Dậu ra đình theo lệnh của quan. (0,5 điểm)
- Thế nhưng hắn không thể ngờ lại bị thảm bại nhanh chóng và bấ
ngờ đến thế trước người đàn bà lực điền. Chỉ biết cai lệ chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn
nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. Đây là chi tiết được chuẩn bị từ đoạn trước: Tiếng
thét khàn khàn của người hút sái cũ. Cũng là chi tiết gây nhiều khoái cảm cho người đọc, hả hê
sau bao đau thương tê tái của chị Dậu. Tiếng thét của cai lệ còn chứng tỏ một điều cà cuống
chết đến đít vẫn còn cay của tên đại diện cho chính quyền thực dân phong kiến mạt hạng chỉ
quen bắt nạt, đe dọa, áp bức những người nhút nhát, cam chịu, còn thực lực thì rất yếu ớt, hèn
kém và đáng cười. (1 điểm)
- Có thể nói, tuy chỉ xuất hiện trong một vài đoạn văn ngắn, nhưng hình ảnh tên cai lệ
cùng với tên người nhà lý trưởng đã hiện lên rất sinh động, sắc nét, đậm chất hài dưới ngòi bút
hiện thực của Ngô Tất Tố (0,5 điểm)
Đề số 5:
§ÒTHI HäC SINH GiáI
Câu 1:( 2đ) Vận dụng các kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái
hay trong cách dùng từ ở bài thơ sau:
Áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng
Em đi lửa cháy trong bao mắt
Anh đứng thành tro,em biết không?
(Vũ Quần Phương – Áo đỏ)
Câu 2:( 2đ) Vì sao bức tranh “ Chiếc lá cuối cùng ” của cụ Bơ- men trong truyện ngắn cùng tên
của O Hen- ri là kiệt tác nghệ thuật?
Câu 3( 6đ) Khi trở về, người con trai lão Hạc đã được nghe ông giáo kể về cuộc sống của cha
và những tâm nguyện của ông trước khi chết. Em hãy tưởng tượng mình là con trai lão Hạc để
kể lại tâm trạng khi trở về quê và bày tỏ tình cảm của mình với người cha.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
Câu 1: (2đ)
Tác giả sử dụng 2 trường từ vựng:
+Trường từ vựng về màu sắc : đỏ - hồng – ánh
9
}
+Trường từ vựng chỉ về lửa : lửa cháy to.
}(0,5đ)
Các từ trong hai trường từ vựng có quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên vẻ đẹp của đoạn thơ.
Màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai ( nhiều người khác) ngọn lửa. Ngọn lửa đó
lan tỏa tronh người anh, làm anh say đắm, ngất ngây, và lan tỏa cả không gian, làm không gian
cũng biến sắc (cây xanh cũng ánh hồng). (1đ)
Xây dựng hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc .Nó miêu tả một tình yêu mãnh liệt, cháy
bỏng,đắm say…( ngoài ra bài thơ còn sử dụng một số phép đối. (0,5đ)
Câu 2: (2đ)
- Kiệt tác nghệ thuật là một sản phẩm nghệ thuật (ở đây là lĩnh vực hội họa) có giá trị tư tưởng
và nghệ thuật cao, đem lại niềm vui, khoái cảm thẩm mỹ cho người xem, người đọc, người
nghe.“Chiếc lá cuối cùng” hội tụ đủ các tiêu chí khái quát đó nên bức tranh này của cụ Bơmen xứng đáng là một kiệt tác. (0,5đ)
- Vì: + bức tranh rất đẹp, rất giống với con mắt chuyên môn của hai họa sĩ trẻ (Giôn- xi và
Xiu) cũng không nhận ra. Nó có giá trị nhân sinh cao. Tác phẩm chứa đựng sự sống, toát ra sự
lay động tâm hồn, tình cảm của người xem và thức tỉnh họ… Góp phần cứu sống một người
( Giôn- xi) hoàn thành trong điều kiện sáng tác khó khăn (mưa tuyết, ánh sáng yếu,đứng trên
thang cao…) (0,5đ)
+ Cứu được một người nhưng cướp đi một người –người đã sinh ra nó. Cụ Bơ - men đã hiến
dâng sự sống của mình để giành được sự sống,tuổi trẻ cho Giôn –xi. Nó không chỉ vẽ bằng bút
lông,màu sắc mà còn bằng cả tình yêu thương, đức hi sinh thầm lặng cao quí của cụ Bơ-men.
Nó cho thấy một qui luật nghiệt ngã của nghệ thuật. Kiệt tác là hiếm hoi, ngoài ý muốn, có giá
trị nhân sinh và nhệ thuật cao. Nên kiệt tác hướng tới phục vụ cuộc sống con người… ( 1 đ)
Câu 3 ( 6 đ)
• Yêu cầu: - Đúng thể loại tự sự tưởng ,có yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Có bố cục 3 phần chặt chẽ.
- Xác lập các tình tiết câu chuyện,các doạn thoại hợp lí ( giữa con trai lão Hạc và ông
giáo).
- Chuyện kể hấp dẫn có những tình tiết bất ngờ nhưng có lý làm cho người đọc tin…
• Nội dung cần đạt : ( một số gợi ý)
• Mở truyện: - Ngày trở về sau thời gian bao lâu ở dồn điền?
-Cảm xúc trên đường về ( không biết bố thế nào,mong muốn mau về làng..)
-Mãi suy nghĩ ,ngỡ ngàng khi bước về làng cũ, cảm xúc ban đầu như thế nào? ( 1đ)
* Phát triển truyện: - Hồi ức những kỷ niệm về những ngày tháng ở nhà: cảnh sống kham khổ
với rau chuối ..vẫn ấm áp hương vị quê hương…( 0,5đ)
-Ngôi nhà hiện ra với những gì quen thuộc, bờ rào, mái nhà tranh ,cây rơm…
- Tình huống bất ngờ: cỏ vườn quá tốt; căn nhà heo vắng; không thấy bóng dáng của thầy? Cậu
vàng đâu không chạy ra đón? Ngạc nhiên như thế nào trước cảnh tượng đó? Tâm trạng bồn
chồn lo lắng ra sao?
- Đẩy cửa bước vào… nhà cột chặt cửa…gọi mãi không ai mở cửa…(1,5 đ)
10
- Chạy sang nhà ông giáo( bạn thân của thầy ngày trước) bao lo lắng suy nghĩ;bao câu hỏi đặt
ra trong đầu… (0,5 đ)
- Hốt hoảng gọi …. Chạy thẳng vào nhà gặp ông giáo… hỏi han ( phần này là trọng tâm cần
xây dựng được cuộc đối thoại giữa hai người, qua lời ông giáo kể và sự hỏi han của con trai lão
Hạc) để làm rõ cuộc sống và tâm nguyện của lão Hạc trước khi chết. Tình cảm lão dành cho
con như thế nào?
Sự trông mong ,chờ đợi và hy vọng của lão đối với con như thế nào..
- Ông giáo trao lại cho con trai lão Hạc những gì mà lão gửi lại…( 2,0 đ)
* Kết truyện:- Cảm xúc của con trai lão Hạc bộc lộ :xót xa, đau đớn, thẫn thờ Trở về nhà…
-Thắp lên bàn thờ cha nén hương… nhìn ra mãnh vườn … Nước mắt nhạt nhòa…bóng hình
cha hiện về mờ ảo… chạy ra vườn trong bóng hoàng hôn.( 1 đ)
Đề số 6:
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
Câu 1: (6 điểm)
a. Tìm ba động từ cùng thuộc một phạm vi nghĩa, trong đó một từ có nghĩa rộng và hai từ
có nghĩa hẹp hơn trong đoạn trích sau:
“Xe chạy, chầm chậm… Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng
hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu
tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo […].”
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
b. Trong đoạn thơ sau, tác giả đã chuyển các từ in đậm từ trường từ vựng nào sang trường
từ vựng nào?
“Ruộng rẫy là chiến trường,
Cuốc cày là vũ khí,
Nhà nông là chiến sĩ,
Hậu phương thi đua với tiền phương.”
(Hồ Chí Minh)
c. Phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác.
Câu 2: (14 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Đọc một tác phẩm văn chương, sau mỗi trang sách, ta đọc được cả
nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con người.”
Dựa vào hai văn bản: Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán diêm (An – đéc – xen), em hãy
làm sáng tỏ nỗi niềm đó.
Hướng dẫn chấm
Câu 1: (6 điểm):
a. Tìm ba động từ cùng thuộc một phạm vi nghĩa: (1,5 đ)
-Động từ có nghĩa rộng: khóc
(0,5 đ)
11
-ng t cú ngha hp:
nc n
(0,5 )
st sựi
(0,5 )
b. Chuyn trng t vng: (2,0 )
- Rung ry (nụng nghip) Chin trng (quõn s)
(0,5 )
- Cuc cy (nụng nghip) V khớ
(quõn s)
(0,5 )
- Nh nụng (nụng nghip) Chin s
(quõn s)
(0,5 )
Tỏc gi chuyn t trng quõn s sang trng nụng nghip. (0,5 )
c. Phõn bit bin phỏp tu t núi quỏ vi núi khoỏc: (2,5 )
*Ging nhau: (1,0 )
-Núi quỏ v núi khoỏc u l phúng i mc , quy mụ, tớnh cht ca s vt, hin tng.
*Khỏc nhau: (1,5 )
-Núi quỏ: L bin phỏp tu t nhm mc ớch nhn mnh, gõy n tng, tng sc biu cm. (0,75
)
-Núi khoỏc: Nhm lm cho ngi nghe tin vo nhng iu khụng cú thc. Núi khoỏc l hnh
ng cú tỏc ng tiờu cc. (0,75 )
Cõu 2: (14 im).
A.Yêu cầu chung :
- Kiểu bài : Nghị luận chứng minh
- Vấn đề cần chứng minh : Nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con ngời.
- Phạm vi dẫn chứng : Hai văn bản: Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán diêm ( An-đéc-xen)
B.Yêu cầu cụ thể :
I. Mở bài: (2,0 điểm)
- Dẫn dắt vấn đề : Vai trò, nhiệm vụ của văn chơng : Phản ánh cuộc sống thông qua cách
nhìn,cách cảm của mỗi nhà văn...về cuộc đời, con ngời.
- Nêu vấn đề : trích ý kiến...
- Giới hạn phạm vi dẫn chứng : Hai văn bản Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán diêm (An-đécxen)
II. Thân bài : (10 điểm)
Thí sinh lần lợt chứng minh các luận điểm sau:
1. Những băn khoăn trăn trở của Nam Cao về số phận những ngời nông dân qua truyện
ngắn Lão Hạc: (4,0 điểm)
a.Nhân vật lão Hạc:
- Sống lơng thiện, trung thực, có nhân cách cao quí nhng số phận lại nghèo khổ, bất hạnh.
+ Sống mòn mỏi, cơ cực : D/C...
+ Chết thê thảm, dữ dội, đau đớn : D/C...
- Những băn khoăn thể hiện qua triết lí về con ngời của lão Hạc : "Nếu kiếp chó là kiếp
khổ....may ra có sớng hơn kiếp ngời nh kiếp tôi chẳng hạn"
- Triết lí của ông giáo : Cuộc đời cha hẳn...theo một nghĩa khác.
b. Nhân vật con trai lão Hạc : Điển hình cho số phận không lối thoát của tầng lớp thanh niên
nông thôn...D/C...
2. Những băn khoăn trăn trở của Nam Cao về số phận của những trí thức nghèo trong xã
hội: (2,0 điểm)
12
- Ông giáo là ngời có nhiều chữ nghĩa, có nhân cách đáng trọng...nhng phải sống trong cảnh
nghèo túng : bán những cuốn sách...
3. Những băn khoăn cuae An-đéc-xen về số phận của những trẻ em nghèo trong xã hội:
(2,0 điểm)
- Cô bé bán diêm khổ về vật chất : D/C...
- Cô bé bán diêm khổ về tinh thần, thiếu tình thơng, sự quan tâm của gia đình và xã hội :
D/C...
4. Đánh giá chung : (2,0 điểm)
- Khắc họa những số phận bi kịch... giá trị hiện thực sâu sắc
- Đồng cảm, chia sẻ, cất lên tiếng nói đòi quyền sống cho con ngời ... tinh thần nhân đạo
cao cả.
III. Kết bài : ( 2,0 điểm)
- Khẳng định lại vấn đề...
- Liên hệ...
C. Biểu điểm:
1. 12,0 14,0 điểm: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của đề, lập luận chặt chẽ, hàm súc. Không vi
phạm các lỗi về diễn đạt, chính tả
2. 9,0 11,0 điểm: Đáp ứng trên 2/3 các yêu cầu của đề, lập luận khá chặt chẽ, khá hàm súc.
Vi phạm rất nhỏ các lỗi về diễn đạt, chính tả
3. 6,0 8,0 điểm: Đáp ứng 1/2 các yêu cầu của đề, lập luận đôi lúc thiếu chặt chẽ, diễn đạt
thiếu hàm súc. Vi phạm khá nhiều các lỗi về diễn đạt và chính tả.
4. 3,0 5,0 điểm: Đáp ứng dới 1/2 các yêu cầu của đề, lập luận thiếu chặt chẽ, mạch văn thiếu
tính hàm súc. Vi phạm rất nhiều lỗi về diễn đạt và chính tả.
5. 1,0 2,0 điểm: Không nắm vững kiểu bài, bố cục rời rạc, không nắm đợc các yêu cầu của đề,
diễn đạt lan man Vi phạm rất nhiều lỗi về diễn đạt và chính tả.
6. 0,0 0,5 điểm: Không hiểu đề, lạc đề.
13