Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Khóa luận hoạt động tổ chức sự kiện quảng bá thương hiệu thiếu nhi siêu đẳng của tổ chức giáo dục vietfuture

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.52 MB, 68 trang )

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2.Tình hình nghiên cứu.....................................................................................2
3.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................4
3.1 Mục tiêu nghiên cứu vấn đề................................................................4
3.2 Nghiệm vụ nghiên cứu.........................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu vấn đề.....................................................4
4.1 Đối tượng nghiên cứu vấn đề..............................................................4
4.2 Phạm vi nghiên cứu.............................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài..........................................................5
6.1. Ý nghĩa lý luận..................................................................................5
6.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG
TỔ CHỨC SỰ KIỆN QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU CỦA TỔ
CHỨC GIÁO DỤC............................................................................7
1.1 Khái niệm....................................................................................................7
1.1.1. Tổ chức sự kiện...............................................................................7
1.1.2. Hoạt động tổ chức sự kiện...............................................................8
1.1.3. Thương hiệu....................................................................................9
1.1.4. Quảng bá thương hiệu...................................................................10
1.1.5. Thiếu nhi........................................................................................11
1.2. Vai trò của hoạt động tổ chức sự kiện quảng bá thương hiệu..................13
1.3 Quy trình hoạt động tổ chức sự kiện 15

i


CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN QUẢNG


BÁ THƯƠNG HIỆU THIẾU NHI SIÊU ĐẲNG CỦA TỔ CHỨC
GIÁO DỤC VIETFUTURE.............................................................23
2.1 Giới thiệu Tổ chức Giáo dục Vietfuture và thương hiệu sản phẩm giáo dục
“Thiếu nhi Siêu đẳng”......................................................................23
2.1.1 Giới thiệu Tổ chức Giáo dục Vietfuture...................................................23
2.1.2 Giới thiệu thương hiệu Thiếu nhi Siêu đẳng..................................24
2.2. Những hoạt động tổ chức sự kiện chính của Tổ chức Giáo dục
Vietfuture........................................................................................................26
2.2.1. Sự kiện thi đấu Arena....................................................................26
2.2.2 Gala Lễ Tốt Nghiệp Trại Hè Bán Trú Thiếu Nhi Siêu Đẳng.........31
2.2.3 Festival Tắt điện thoại dành trọn cho con.....................................36
2.3. Tiêu chí đánh giá hoạt động tổ chức sự kiện............................................43
2.4 Tiêu chí đánh giá.......................................................................................46
2.4.1 Phản hồi của khách tham dự..........................................................46
2.4.2 Giải quyết được các rủi ro bất ngờ................................................47
2.4.3 Ngân sách thu chi cho sự kiện........................................................47
2.4.4 Mức độ hài lòng của cấp trên........................................................47
Tiểu kết chương 2.............................................................................................47
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC
SỰ KIỆN QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU THIẾU NHI SIÊU ĐẲNG
CỦA TỔ CHỨC GIÁO DỤC VIETFUTURE.................................49
3.1. Xu hướng trong hoạt động tổ chức sự kiện quảng bá giáo dục...................49
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức sự kiện quảng bá thương
hiệu Thiếu nhi Siêu đẳng của Tổ chức Giáo dục Vietfuture...........................50
3.3. Đề xuất hoạt động tổ chức sự kiện quảng bá thương hiệu cho các tổ chức,
trường học........................................................................................................52
Tiểu kết chương 3.............................................................................................53
KẾT LUẬN.....................................................................................................54
ii



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................55
PHỤ LỤC........................................................................................................60

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BQT

: Ban quản trị

BTC

: Ban tổ chức

DN

: Doanh nghiệp

TC

: Tổ chức

PH

: Phụ huynh

HV

: Học viên

PR


: Quan hệ Công chúng

TCSK

: Tổ chức sự kiện

iii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1: Quy trình tổ chức sự kiện..............................................................15
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ khảo sát tình hình tham gia thi đấu Arena........................28
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ khảo sát tỉ lệ sử dụng mạng xã hội nhận thông tin............44
DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Logo Tổ chức giáo dục Vietfuture......................................................23
Hình 2.2 Logo Thiếu nhi siêu đẳng...................................................................24
Hình 2.3. Giải đấu Arena diễn ra thành công tại Vietfuture Hà Đông tháng 4 năm
2022.................................................................................................27
Hình 2.4 Kịch bản chi tiết và tổng thể của sự kiện Thi đấu Arena.....................30
Hình 2.5: Quầy đổi tiền VNĐ sang tiền TNSĐ (Quầy được xây dựng từ bài học
thực tế Quản lý tài chính + Học về sức lao động). Một gian hàng trong
Gala Lễ tốt nghiệp Bán trú TNSĐ....................................................34
Hình 2.6 Hình ảnh các con đang bán hàng và xếp hàng trong hoạt động tổ chức
sự kiện Gala Lễ tốt nghiệp trại hè bán trú Thiếu nhi Siêu đẳng.........34
Hình 2.7 Hình ảnh các con đang bán hàng trong hoạt động tổ chức sự kiện Gala
Lễ tốt nghiệp trại hè bán trú Thiếu nhi Siêu đẳng..............................36
Hình 2.8 Hình ảnh Festival “Tắt điện thoại- dành trọn cho con”.......................37

Hình 2.9: Hình ảnh Festival Tắt điện thoại dành trọn cho.................................38
Hình 2.10 Kịch bản chi tiết Festival Tắt điện thoại dành trọn cho con...........42
Hình 2.11 Hình ảnh Backdrop Festival Tắt điện thoại dành trọn cho con năm
2022.................................................................................................42
Hình 2.12 Tin tức được đăng ngay sau kết thúc sự kiện Festival Tắt điện thoại
dành trọn cho con............................................................................45
Hình 2.13 Tỉ lệ phản hồi của các sự kiện của tổ chức giáo dụVietfuture
……….46
iv


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đổi mới giáo dục tại Việt Nam- Đổi mới chất lượng, phương pháp,
hình thức dạy học, lấy học trò làm trung tâm là một vấn đề giáo dục lớn ở
nước ta.
Giáo dục đi theo hướng mới, với những mong muốn mang lại cho học
sinh, trẻ em một thế giới tốt hơn. Thực tiễn cho thấy, muốn “con tàu” giáo
dục tiến lên thì trước hết cần phải có triết lý giáo dục phù hợp. Đó là những
ngun lý nền tảng chủ đạo tồn bộ việc xác lập mục tiêu, nội dung, phương
pháp thực hiện hoạt động giáo dục. Cần chuyển một nền giáo dục lấy trang bị
kiến thức làm mục tiêu chủ yếu sang một nền giáo dục dạy kỹ năng, dạy cách
tự học, dạy cách tư duy làm chủ yếu.
Trong những năm gần đây, vấn đề phát triển tư duy, giáo dục kĩ năng
sống hay tạo mơi trường phát triển an tồn và toàn diện cho trẻ đã thu hút sự
quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh...
Nhiều cơng trình khoa học đã được cơng bố, nhiều cuộc hội thảo liên quan
đến các vấn đề trên đã được tổ chức.
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” - Trẻ em là chủ nhân tương lai
của đất nước, là hy vọng của mỗi gia đình, quốc gia. Việc chăm sóc và giáo

dục thiếu niên, nhi đồng khơng chỉ là trách nhiệm của riêng ai mà là trách
nhiệm của toàn xã hội. Bên cạnh việc giáo dục trẻ em học tập tại trường học,
trong gia đình thì việc tổ chức cho các con những trải nhiệm, những hoạt
động tương tác vô cùng quan trọng.
Tổ chức sự kiện không những kết nối được khách hàng với doanh
nghiệp mà còn thu hút được những khách hàng tiềm năng, đồng thời quảng bá
được hình ảnh của doanh nghiệp. Việc tổ chức các sự kiện liên quan đến giáo
dục giúp tổ chức liên kết được phụ huynh, qiaso viên, các cơ quan truyền
thông và các tổ chức liên quan, đồng thời tạo cơ hội để quảng cáo, tiếp thị
cũng như giới thiệu, tìm thêm học viên cho tổ chức. Nhận thấy vai trò của tổ
1


chức suej kiện trong việc quảng bá thương hiệu, qua tìm hiểu thực tế tác giả
đã quyết định lựa chọn đề “Hoạt động tổ chức sự kiện quảng bá thương
hiệu Thiếu nhi Siêu đẳng của tổ chức giáo dục Vietfuture” làm đề tài khóa
luận tốt nghiệp của mình. Thơng qua đó vận dụng những kiến thức lý luận đã
học để ứng dụng nghiên cứu, tác giả đưa ra ý kiến đánh giá và một số giải
pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tổ chức sự kiện trong việc quản bá thương
hiệu Thiếu nhi siêu đẳng cũng như các sản phẩm giáo dục khác.
2.Tình hình nghiên cứu
Đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về truyền thơng quảng cáo,
nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu về lĩnh vực truyền thông ảnh hưởng
nhận thức tốt tới nền giáo dục mở tại Việt Nam ở độ tuổi thiếu nhi.
Trước tiên phải đề đến các cơng trình nghiên cứu sau:
Ban đầu, nghiên cứu về “tổ chức sự kiện” chỉ được dừng lại ở việc
xem xét dưới góc độ là một hoạt động quan trọng trong chuỗi các hoạt động
của “quan hệ công chúng” (PR). Trong một số cơng trình nghiên cứu về PR
của các nhà nghiên cứu nổi tiếng như cuốn sách The Fall of Advertising and
the Rise of PR của Al Ries & Laure Ries (2002), cuốn sách nói về thay

quảng cáo bằng xây dựng thương hiệu. Cuốn The new rules of marketing
and PR của David Meerman Scott (2008), cuốn sách nói về ngày ấy và bây
giờ. Ngày ấy: sáng tạo là yếu tố sống còn của Quảng cáo; bây giờ: Thấu hiểu
khách hàng là điểm quan trọng nhất của PR và Marketting. Cuốn sách Quan
hệ công chúng- Để người khác gọi ta là PR của tác giả Hà Nam Khánh Giao
(2004), cuốn sách gồm 16 chương, viết từ khái niệm, đạo đức, nghiên cứu,
chỗ đứng của nghề trong ngành PR…. Cuốn sách PR: Kiến thức cơ bản và
đạo đức nghề nghiệp của tác giả Đinh Thị Thúy Hằng (2007) mang lại cho
người đọc cái nhìn tồn cảnh về những nhiệm vụ về PR mà cịn phân tích
những nhiệm vụ đó dưới góc độ đạo đức. Những cuốn sách trên đều có đề
cập tới một số vấn đề khái quát về “tổ chức sự kiện”. Tuy nhiên, các tác
phẩm trên chủ yếu tập trung xem xét hoạt động PR như là một chiến lược để
2


xây dựng thương hiệu và TCSK là một hoạt động trong chuỗi những hoạt
động PR đó mà khơng đề cập chuyên sâu về hoạt động TCSK. Sau này, cùng
với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động “tổ chức sự kiện” nhằm đáp ứng
nhu cầu phát triển của kinh tế - xã hội, một số cuốn giáo trình nghiên cứu
chuyên sâu về TCSK đã ra đời như: cuốn Successfull event management: a
practical handbook của tác giả Anton Shone (2006) cuốn sách là một cẩm
nang để hiểu và quản lý ngành sự kiện thành cơng. Cuốn giáo trình Tổ chức
sự kiện của PGS.TS Lưu Văn Nghiêm (2007) là cuốn sách chuyên khảo
TCSK nhằm khái quát vấn đề lý luận và hệ thống hóa các hoạt động kỹ năng
chun mơn nghiệp vụ dùng để giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành, Đề
tài Nghiên cứu thị trường để tổ chức sự kiện thành công của tác giả Trần
Quang Khoa (2020, Trường Đại học Kinh tế Huế) nói về việc nghiên cứu,
phân tích thị trường và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh,… Một số nghiên cứu,
đề tài về giáo dục trải nghiệm lứa tuổi thiếu nhi như: Nghiên cứu Thiết kế
hoạt động trải nghiệm ở tiểu học của Ts. Phạm Phú Cam, Viện nghiên cứu

sư phạm viết về việc thiết kế, tổ chức hoạt động trải nhiệm trong trương
trình giáo dục, Đề tài phát triển kỹ năng mềm cho trẻ độ tuổi tiểu học của tác
giả Trần Minh Quân, (2020, Trường Đại học Sài Gòn) viết về việc nâng cao
nhận thức, phát triển tư duy và kỹ năng mềm cho trẻ ở lứa tuổi thiếu nhi, Đề
tài Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh tác giả Lê Văn Mười
(2021, Trường Dân tộc Nội trú Đồng Nai) viết về việc cách xây dựng bài
giảng, cách tương tác với trẻ trong đạo đức nhà trường và xã hội, Nghiên
cứu một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ tiểu học (Nhiều tác giả,
2019, Trường Tiểu học Mai Động), Nghiên cứu giáo dục đạo đức cho học
sinh tiểu học qua những tình huống thực tế (2020, Nguyễn Phương Thảo)
viết về việc khác và cần làm rõ vấn đề thực tế đạo đức được học và đạo đức
thực tiễn đang diễn ra của học sinh qua những hành động thực tế.
Tiếp cận góc độ báo chí, từ trước đến nay chưa có đề tài rõ ràng nào về
quảng bá hay tiếp cận thông điệp truyền thông về giáo dục thiếu nhi. Tuy
3


nhiên nghiên cứu vẫn chỉ dừng lại ở góc độ tiếp cận báo chí, chưa tạo được
một thơng điệp rõ ràng và chưa đề ra được nhiều giải pháp triệt để trong việc
thay đổi nhận thức trên góc độ tiếp cận về truyền thông, với đề tài nghiên cứu
“Hoạt động quảng bá thương hiệu Thiếu nhi Siêu đẳng của Tổ chức giáo dục
Vietfuture”, tác giả tập trung nghiên cứu 3 chiến dịch sự kiện.
3.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu vấn đề
Mục tiêu của đề tài là tìm ra giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả
hoạt động truyền thông tổ chức sự kiện của Tổ chức giáo dục Vietfuture cũng
như tại môi trường giáo dục nhằm quảng bá môi trường giáo dục đột phá ở
Việt Nam giúp thay đổi cái nhìn của xã hội về hình thức giáo dục mở để con
trẻ có nhiều trải nhiệm, hạnh phúc, tự tin và sống tích cực.
3.2 Nghiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất: Hệ thống hóa các khái niệm, lý thuyết và quan điểm về tổ
chức sự kiện trong việc quảng bá thương hiệu, từ đó chỉ rõ tầm quan trọng
hoạt động này của Tổ chức giáo dục Vietfuture.
Thứ hai: Nghiên cứu thực tiễn các hoạt động tổ chức sự kiện thực tế tại
Tổ chức giáo dục Vietfuture.
Thứ ba: Đưa ra xu hướng và giải pháp hợp lý, hiệu quả nhằm nâng cao
kết quả hoạt động tổ chức sự kiện quảng bá sản phẩm Thiếu nhi Siêu đẳng,
cũng như các sản phẩm giáo dục khác. Đặc biệt đưa ra mơ hình về hoạt động
tổ chức sự kiện quảng bá cho công ty.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu vấn đề
4.1 Đối tượng nghiên cứu vấn đề
Các hoạt động truyền thông về giáo dục mở, cụ thể là hoạt động tổ
chức sự kiện quảng bá thương hiệu Thiếu nhi Siêu đẳng của Tổ chức giáo dục
Vietfuture.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các hoạt truyền
thông về giáo dục dành cho độ tuổi thiếu nhi.
4


Trong phạm vi nghiên cứu khóa luận, tác giả tập trung khảo sát Hoạt
động tổ chức sự kiện quảng bá thương hiệu Thiếu nhi Siêu đẳng của Tổ chức
giáo dục Vietfuture.
Thời gian khảo sát: Từ tháng 06/2020- 06/2022
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Tiến hành nghiên cứu khảo sát
bằng bảng hỏi đối với các thành viên Tổ chức giáo dục Vietfuture, cũng như
ban sản phẩm Thiếu nhi siêu đẳng, Phụ huynh của khóa học Thiếu nhi Siêu
đẳng chuyên sâu và bán trú. Hiệu trưởng trường Tiểu học Hồng Quang.
Phương pháp định tính: Phỏng vấn sâu ban sản phẩm Thiếu nhi siêu

đẳng, Phụ huynh và Hiệu trưởng trường tiểu học Hồng Quang.
Nghiên cứu thứ cấp các nguồn sách và tài liệu học thuật của các nhà
nghiên cứu, những học giả nổi tiếng trong và ngoài nước, thu thập và phân
loại các nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam.
Phân tích các sự kiện được tổ chức thực tế qua các góc độ: Kế hoạch
truyền thơng, thơng điệp truyền thơng, mục đích tổ chức, đánh giá hiệu quả sự
kiện. Qua đó tham chiếu với sự kiện của Tổ chức Giáo dục Vietfuture.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Làm rõ được định nghĩa và tầm quan trọng của các hoạt động truyền
thông để quảng bá một sản phẩm giáo dục
Nghiên cứu "Hoạt động tổ chức sự kiện truyền thông quảng bá thương
hiệu Thiếu nhi Siêu đẳng của Tổ chức giáo dục Vietfuture thông qua 2 sự
kiện nhỏ: Arena tháng, lễ tốt nghiệp bán trú Thiếu nhi Siêu đẳng và 1 sự kiện
lớn: Festival Tắt điện thoại dành trọn cho con sẽ đưa ra được những lý thuyết
đóng góp về hoạt động tổ chức sự kiện trong công tác truyền thông quảng bá
sản phẩm giáo dục. Góp phần làm phong phú kho học liệu nghiên cứu của
Việt Nam về Quan hệ công chúng nói chung và hoạt động tổ chức sự kiện
trong cơng tác quảng bá thương hiệu nói riêng.
5


6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả thu được từ hoạt động tổ chức sự kiện của Tổ chức giáo
dục Vietfuture cũng là một tài liệu hữu ích giúp các tổ chức, doanh nghiệp
giáo dục có thể tham khảo và áp dụng vào việc xây dựng những chính sách,
hoạt động tổ chức sự kiện trong công tác quảng bá thương hiệu cho doanh
nghiệp của mình.
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để tiếp tục đi sâu nghiên
cứu sự kiện quảng bá sản phẩm giáo dục.

Cấu trúc khóa luận
Ngồi phần danh mục viết tắt, danh mục bảng, hình và đồ thị, phụ lục,
mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bố cục bài khóa luận gồm có 3
chương:
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ HOẠT
ĐỘNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU CỦA TỔ
CHỨC GIÁO DỤC
Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN
QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU THIẾU NHI SIÊU ĐẲNG CỦA TỔ CHỨC
GIÁO DỤC VIETFUTURE
Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TỔ
CHỨC SỰ KIỆN QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU THIẾU NHI SIÊU ĐẲNG
CỦA TỔ CHỨC GIÁO DỤC VIETFUTURE

6


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG TỔ
CHỨC SỰ KIỆN QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU CỦA
TỔ CHỨC GIÁO DỤC
1.1 Khái niệm
1.1.1. Tổ chức sự kiện
Tổ chức sự kiện là một thuật ngữ tương đối mới mẻ ở Việt Nam, vì vậy
có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ này.
Theo từ điển tiếng Việt: Sự kiện là sự việc có ý nghĩa quan trọng đang
xảy ra, có ý nghĩa với đời sống xã hội (theo từ điển tiếng Việt của Hoàng
Phê năm 2004)
Theo nghĩa phổ biến trong đời sống xã hội, thì sự kiện là một hiện
tượng, hoặc một sự cố, biến cố mang tính chất bất thường xuất hiện. Ví dụ khi

nói đến các sự kiện kinh tế tiêu biểu của Việt Nam trong năm người ta có thể
đề cập đến: Việc tăng giá xăng dầu, khủng hoảng kinh tế, giảm giá chứng
khoán...
Theo quan điểm kinh doanh tổ chức sự kiện bao gồm một số hoặc toàn
bộ các hoạt động từ việc thiết kế (design), triển khai (execution) đến kiểm
soát (control) các hoạt động của sự kiện nhằm đạt được các mục tiêu nhất
định mà sự kiện đã đề ra.
Qua nghiên cứu hoạt động tổ chức sự kiện hiện nay ở Việt Nam, cũng
thấy rằng tổ chức sự kiện cũng bao gồm các hoạt động như nghiên cứu sự
kiện, lập kế hoạch, chương trình cho sự kiện, điều hành các diễn biến của sự
kiện, kết thúc sự kiện...
Theo TS. Nguyễn Thị Mỹ Thanh, Giáo trình quản trị tổ chức sự kiện và
lễ hội: Tổ chức sự kiện là một quá trình bao gồm một số hoặc tồn bộ các
cơng việc: nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng; lập chương trình, kế hoạch,
chuẩn bị các yếu tố cần thiết, và tổ chức tiến hành diễn biến của sự kiện trong
một thời gian và không gian cụ thể để truyền đạt những thông điệp nhất định

7


đến những người tham gia sự kiện và xã hội, nhằm đáp ứng các mục đích
khác nhau của các chủ thể tham gia vào sự kiện.
Tác giả cho rằng tổ chức sự kiện là tổ chức các hoạt động trong tất cả
các lĩnh vực xã hội như giải trí, kinh doanh, thương mại, thể thao, họp báo,
nhằm mục đích truyền tải những thông điệp mà người làm sự kiện muốn cơng
chúng của mình nhận thức được. Ở những nước phát triển tổ chức sự kiện
được xem như một ngành nghề đặc thù. Cho nên tổ chức sự kiện bao hàm các
lĩnh vực khá rộng như: các sự kiện liên quan đến doanh nghiệp như lễ kỷ
niệm ngày thành lập, hội nghị, các sự kiện mang mục đích gây quỹ, các hoạt
động triển lãm, tổ chức các hội chợ thương mại, các sự kiện mang tính giải trí,

lễ hội, buổi gặp gỡ giao lưu, các sự kiện văn hóa xã hội, sinh nhật, đám cưới,..
1.1.2. Hoạt động tổ chức sự kiện
Hiện nay, tại Việt Nam đang có rất nhiều cách hiểu, khái niệm khác
nhau về sự kiện do đây là một ngành nghề tương đối mới. Theo như từ điển
tiếng Việt thì “Sự kiện” là sự việc xảy ra có ý nghĩa quan trọng với đời sống
xã hội và được các phương tiện truyền thông quan tâm đưa tin như: Seagame,
các cuộc thi hoa hậu, chương trình ca nhạc –nghệ thuật, hoạt động về thể dục
- thể thao, hay các buổi lễ kỷ niệm mang tính chất lịch sử.
Có một số ý kiến khác cho rằng sự kiện chỉ là những chương trình liên
quan đến hoạt động thương mại và tiếp thị của các DN như: giới thiệu sản
phẩm mới, khai chương, hội chợ, triển lãm...
Một số khác lại có cách hiểu về sự kiện chủ yếu là những hoạt động
mang ý nghĩa cá nhân và cộng đồng hẹp trong đời sống xã hội như sinh nhật,
cưới hỏi, ma chay...
Trên thế giới, tổ chức sự kiện đã được thừa nhận là một nghề. Lĩnh vực
này trở thành một ngành công nghiệp đặc thù, có hệ thống lý luận về nghề
nghiệp tương đối hoàn chỉnh. Theo tiếng Anh, sự kiện (Event) bao hàm các
lĩnh vực khá rộng như: Business events: Các sự kiện liên đến kinh doanh,
Corporate events: Các sự kiện liên quan đến doanh nghiệp, Fundraising
events: Sự kiện nhằm mục đích gây quỹ, Entertainment events: Sự kiện mang
8


tính chất giải trí, Concerts/live performances: Hịa nhạc, biểu diễn trực tiếp,
Trade fairs: Hội chợ thương mại, Festive events: Lễ hội, liên hoan,
Government events: Sự kiện của các cơ quan nhà nước, Exhibitions: Triển
lãm, Meetings: Họp hành, gặp mặt, Seminars: Hội thảo chuyên đề,
Workshops:Bán hàng, Conferences: Hội thảo, Conventions: Hội nghị, Social
and cultural events: Sự kiện về văn hóa, xã hội, Sporting events: Sự kiện thể
thao, Marketing events: Sự kiện hỗ trợ hoạt động Marketing, Promotional

events: Sự kiện kết hợp với xúc tiến thương mại, Brand and Product launches:
Sự kiện cho thương hiệu và sản phẩm.
Tóm lại theo tác giả sự kiện (Event) nói chung là việc tổ chức các hoạt
động trong các lĩnh vực xã hội, thương mại, kinh doanh, giải trí, thể thao,…
thơng qua các hình thức như hội thảo, hội nghị, họp báo, triển lãm, lễ hội,…
nhằm mục đích truyền đi những thơng điệp mà người làm sự kiện muốn cơng
chúng của mình nhận thức được. Và hoạt động tổ chức sự kiện là quá trình
thực hiện, thi công các phần việc cho một sự kiện diễn ra, từ khi nó bắt đầu
hình thành trong ý tưởng đến khi diễn ra và kết thúc, thậm chí cịn dư âm sau
sự kiện.
1.1.3. Thương hiệu
Thương hiệu đã xuất hiện cách đây rất lâu đời nhằm mục đích chính là
phân biệt hàng hóa của nhà sản xuất này với hàng hóa nhà sản xuất khác. Có
rất nhiều những quan điểm khác nhau khi định nghĩa về thương hiệu như là:
Theo hiệp hội marketing thị trường của Mỹ đã định nghĩa thương hiệu là:
“Thương hiệu là một tổ hợp gồm tên gọi, danh từ, ký tự, ký hiệu hoặc
thiết kế hoặc cái khác, mục đích của nó là nhận biết sản phẩm và nhân lực của
người tiêu dùng hay nhóm người tiêu dùng nào đó, đồng thời khu biệt sản
phẩm và nhân lục đối với các đối thủ cạnh tranh của nó”.
Theo Philip Kotler – một chuyên gia marketing nổi tiếng trên thế
giới thì:

9


“Thương hiệu có thể được hiểu như là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng,
hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng, dùng để xác nhận sản phẩm của người
bán và để phân biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Còn theo David Ogilvy – vua quảng cáo đã từng định nghĩa về thương
hiệu “Thương hiệu là một biểu tượng phức tạp rối ren – nó là tất cả sự vơ hình

của sản phẩm như: thuộc tính, tên gọi, đóng gói, giá cả, lịch sử phát triển,
phương thức quảng bả, đồng thời thương hiệu cũng đã được định nghĩa vì ấn
tượng sử dụng và kinh nghiệm vốn có của người tiêu dùng”
Trong khn khổ khố luận này, thương hiệu là một cái tên, từ ngữ, kí
hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ kiểu thiết kế, hoặc tập hợp của các yếu tố trên
nhằm xác định và phân biệt hàng hóa hay dịch vụ của một người bán hàng
hoặc một nhóm bán hàng với hàng hóa dịch vụ của đối thủ cạnh tranh
Thương hiệu là loại tài sản vơ hình, có giá trị ban đầu bằng khơng. Giá
trị của nó được hình thành dần do sự đầu tư vào chất lượng sản phẩm và các
phương tiện quảng cáo.
Thương hiệu là tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp, nhưng lại nằm
ngoài phạm vi doanh nghiệp và tồn tại trong tâm trí người tiêu dùng.
Thương hiệu được hình thành dần qua thời gian nhờ nhận thức của
người tiêu dùng khi họ sử dụng sản phẩm của những nhãn hiệu được yêu
thích, tiếp xúc với hệ thống của các nhà phân phối và qua q trình tiếp nhận
những thơng tin về sản phẩm.
Thương hiệu là tài sản có giá trị tiềm năng, khơng bị mất đi cùng với sự
thua lỗ của các công ty.
1.1.4. Quảng bá thương hiệu
Quảng bá thương hiệu là hoạt động quan trọng trong các hoạt động
quảng bá, truyền thông thương hiệu không chỉ trong giai đoạn đầu thâm nhập
thị trường mà cịn có ý nghĩa lâu dài trong suốt q trình phát triển thương
hiệu của doanh nghiệp.
Quảng bá mang lại hiệu quả rất lớn cho thương hiệu, nhằm đưa thương
hiệu đến được với công chúng và để công chúng cảm nhận về thương hiệu và
10


giá trị thương hiệu trong tiêu dùng sản xuất. Tạo ra sự nhận thức về thương
hiệu: Một thương hiệu mới thâm nhập thị trường rất cần có những chương

trình quảng bá để khách hàng nhận biết về sự tồn tại của thương hiệu. Trước
hết, nhằm tăng cường nhận thức của khách hàng mục tiêu hiện tại, tạo ra nhận
thức về sự tồn tại của thương hiệu cho khách hàng mới hoặc tại thị trường
mới, cuối cùng là nâng cao nhận thức về một thương hiệu mới trong một phân
đoạn thị trường mới chưa được tiếp cận.
Tạo ra sự hiểu biết về thương hiệu: Chương trình quảng bá được xem
là một chương trình đưa kiến thức đến khách hàng mục tiêu, làm thay đổi ấn
tượng của khách hàng và củng cố niềm tin về thương hiệu hoặc thu nhận
những thông tin tiện ích cho việc quyết định mua của khách hàng.
Thuyết phục quyết định mua: Điều này thông qua các chương trình
quảng bá nhằm kích thích các cảm xúc. Trên cơ sở niềm tin thương hiệu,
khách hàng sẽ đưa ra quyết định mua hợp lý.
Duy trì lịng trung thành của khách hàng: Có thể thơng qua việc điều
tra thị trường và sức mua để đánh giá lại mức độ trung thành của khách hàng
đối với thương hiệu của mình. Ngồi ra những buổi họp mặt, giao lưu đối với
khách hàng là điều quan trọng để nhà sản xuất tạo ấn tượng tốt và thể hiện sự
quan tâm của mình đối với khách hàng.
Ngồi ra chi phí để tìm kiếm thị trường mới là cao hơn rất nhiều so với
việc bỏ chi phí để làm tốt việc duy trì lịng trung thành của khách hàng cũ.
1.1.5. Thiếu nhi
Hiện nay theo các văn bản quốc tế và các chương trình của Liên Hợp
quốc sử dụng đồng thời cả hai khái niệm trẻ em và người chưa thành niên.
Theo đó, Liên Hợp Quốc quy định người thành niên là người đủ 18 tuổi và
người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Như vậy có thể thấy thiếu
nhi là những người dưới 18 tuổi. Có sự quy định trên do thiếu nhi là những
chủ thể cịn non nớt về trí tuệ và thể chất. Đây là đối tượng cần được bảo vệ

11



và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ về mặt pháp lý, trước cũng như sau khi
ra đời.
Tùy thuộc vào mỗi quốc gia, lĩnh vực, ngành nghề mà quy định độ tuổi
thiếu nhi khác nhau. Vậy ở Việt Nam thì có quy định Thiếu nhi là bao nhiêu
tuổi? Trước đây tại Việt Nam thì độ tuổi thiếu nhi được quy định tại Luật Bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam.Theo quy định tại Luật Bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam năm 2004 quy định thì: “Trẻ em
là cơng dân Việt Nam dưới 16 tuổi”. Từ khi Luật trẻ em năm 2016 có hiệu lực
thi hành thì đã quy định cụ thể và chi tiết hơn về trẻ em. Cụ thể tại điều 1 Luật
trẻ em 2016 cũng quy định độ tuổi của trẻ em như sau: Điều 1- thiếu nhi là
những người dưới 16 tuổi.
Sự quy định về độ tuổi của thiếu nhi tại Việt Nam giảm 2 tuổi so với
quy định của Liên Hợp quốc quy định về độ tuổi của thiếu nhi.
Các quyền của trẻ em được quy định từ điều 12 đến điều 36 của Luật
trẻ em năm 2016, theo đó trẻ em có các quyền như sau:Quyền sống: Trẻ em
có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các Điều kiện sống
và phát triển; Quyền được khai sinh và có quốc tịch: Trẻ em có quyền được
khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc,
giới tính theo quy định của pháp luật; Quyền được chăm sóc sức khỏe; Quyền
được chăm sóc, ni dưỡng; Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng
khiếu; Quyền vui chơi, giải trí; Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc; Quyền tự do
tín ngưỡng, tơn giáo; Quyền về tài sản; Quyền bí mật đời sống riêng tư;
Quyền được sống chung với cha, mẹ; Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc
với cha, mẹ; Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi; Quyền
được bảo vệ để khơng bị xâm hại tình dục; Quyền được bảo vệ để khơng bị
bóc lột sức lao động; Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc;
Quyền được bảo vệ để khơng bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt;
Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy; Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử
lý vi phạm hành chính; Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô
12



nhiễm môi trường, xung đột vũ trang; Quyền được bảo đảm an sinh xã hội;
Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội; Quyền được bày
tỏ ý kiến và hội họp; Quyền của trẻ em khuyết tật;Quyền của trẻ em không
quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn.
Khái niệm riêng mà tác giả đưa ra về Thiếu nhi trong phạm vi khóa
luận này là:
Thiếu nhi là độ tuổi từ 5 đến 12 tuổi, là những chủ thể còn non nớt về
hành động và suy nghĩ, cần được dạy bảo, hướng dẫn và bảo vệ cả về mặt
pháp lý và chăm sóc, có đủ quyền theo bộ luật Việt Nam.
1.2. Vai trò của hoạt động tổ chức sự kiện quảng bá thương hiệu
Theo từ điển tiếng Việt thì “sự kiện” là sự việc xảy ra có ý nghĩa quan
trọng với đời sống xã hội và được các phương tiện truyền thông quan tâm đưa
tin như SEGAMES, cuộc thi hoa hậu hoàn vũ Việt Nam,.. mới được xem là
sự kiện. Có người lại hiểu sự kiện khơng chỉ bao gồm những hoạt động quy
mô lớn như trên mà nó cịn bao hàm cả những hoạt động mang ý nghĩa cá
nhân và cộng đồng hẹp trong đời sống xã hội như ma chay, cưới hỏi, sinh
nhật,… Một số khác lại hiểu sự kiện chủ yếu là những hoạt động liên quan
đến hoạt động tiếp thị và thương mại của các doanh nghiệp như tổ chức hội
nghị, hội thảo, khai trương, giới thiệu sản phẩm, hội chợ, triển lãm,…
Sự kiện (Event) là một hoạt động có chủ đích diễn ra tại một thời điểm
nhất định, tại một địa điểm nhất định, tập trung ý tưởng và nguồn lực để
truyền đạt một thơng điệp xác định nào đó, tạo sự chú ý và thu hút sự quan
tâm của các đối tượng tham gia (theo quangcaotruyenhinh.com)
Trong Marketing, Event được định nghĩa là những hoạt động
Marketing liên quan đến những sự kiện mang tính giáo dục, quảng bá sản
phẩm hay định vị ưu thế của sản phẩm, thương hiệu trên thị trường.
Để quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần phải
kết hợp nhiều hình thức truyền thơng qua nhiều kênh và mở rộng sự tương tác

giữa các đối tượng trường học, các trung tâm đào tạo, khách hàng. Trong đó
13


tổ chức sự kiện là một cách tiếp cận hiệu nhất để doanh nghiệp có thể quảng
bá thương hiệu của mình tới khách hàng. Tổ chức sự kiện là một phần không
thể thiếu trong chiến dịch truyền thông- marketing của bất kì doanh nghiệp
nào. Đây là một dịp để các doanh nghiệp giao lưu, tiếp xúc với các khách
hàng và đối tác, làm gia tăng các mối quan hệ. Nhờ vậy, thương doanh nghiệp
được phổ biến rộng rãi hơn qua các phương tiện truyền thông, báo đài và
mạng internet.
Theo cách dễ hiểu, tổ chức sự kiện thực chất là việc tổ chức thực hiện
các phần việc cho một “SỰ KIỆN” diễn ra, từ khi nó bắt đầu hình thành trong
ý tưởng cho đến khi nó kết thúc.
Tổ chức sự kiện trong doanh nghiệp giúp củng cố và phát triển thương
hiệu. Đây là nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất, để củng cố và phát triển
thương hiệu của công ty, doanh nghiệp. Sự kiện là một kênh quảng bá các sản
phẩm, dịch vụ mới của công ty, doanh nghiệp trên diện rộng. Từ kênh này,
cơng ty có thể tiếp cận được nhiều khách hàng và các đối tác khác nhau. Các
cơng ty, doanh nghiệp có thể thể hiện uy tín, thương hiệu của mình. Điều này
được thể hiện thơng qua sự đầu tư quy mơ lớn cho sự kiện. Nó gồm: sự
chuyên nghiệp, thái độ thông qua cách tổ chức chương trình; nhân viên phục
vụ tận tình, khâu quản lý tốt…
Khi đến với sự kiện, các khách mời sẽ là trung tâm. Họ có cơ hội trải
nghiệm trực tiếp các sản phẩm, dịch vụ và chất lượng đến từ công ty bạn,
khác với hình thức quảng cáo, tổ chức sự kiện là cơ hội khiến cho khách hàng
có thể: Tận mắt nhìn sản phẩm và trải nghiệm để có những phản hồi chính xác
nhất về sản phẩm. TCSK chính là một dịp hồn hảo để doanh nghiệp có thể
quảng bá sản phẩm. Sự kiện cịn góp phần thúc đẩy hoạt động bán hàng ngay
tại sự kiện từ đó giúp gia tăng doanh số cho công ty. Giúp mở rộng tệp khách

hàng tiềm năng, tìm kiếm cơ hội hợp tác với các nhà đầu tư các đối tác. Sau
khi có được ấn tượng và trải nghiệm tốt, phần đông khách hàng sẽ quay lại
tham dự sự kiện, khả năng họ mua sản phẩm, dùng dịch vụ sẽ là rất cao.
14


Khi đến với sự kiện của thương hiệu Thiếu nhi Siêu đẳng, các khách
mời sẽ có dịp trải nghiệm trực tiếp các buổi học, các buổi picnic ngoài trời,
các festival theo chủ đề tháng, các buổi họp phụ huynh cùng chuyên gia, ở đó
phụ huynh được chia sẻ và học hỏi cách nuôi dạy và đồng hành cùng con.
Khác với các hình thức quảng bá chỉ xuất hiện trên truyền hình, báo đài hay
tấm pano ngồi trời, sự kiện là cơ hội khiến cho mọi người tận mắt và có
những nhận xác chính xác về doanh nghiệp. Nhắm bắt được nhu cầu đó,
những năm gần đây các sự kiện tri ân, sự kiện trải nghiệm, sự kiện ngoài trời
hay thi đấu theo tháng/ quý/ năm cũng được đầu tư mạnh tay. Vì vậy, đây là
cơ hội vàng để ghi điểm trong mắt khách hàng và đối tác.
1.3 Quy trình hoạt động tổ chức sự kiện
"Tổ chức sự kiện " hay tên tiếng Anh: Event management là việc tổ chức thực
hiện các phần việc cho một chương trình, sự kiện diễn ra, từ khi nó bắt đầu
hình thành trong ý tưởng cho đến khi nó kết thúc. Bắt đầu bằng việc lên ý
tưởng, kịch bản, thiết kế, thi công và tổ chức.
Các hoạt động tổ chức sự kiện bao gồm nhiều lĩnh vực: cá nhân, xã hội,
thương mại, kinh doanh, giải trí, thể thao, thơng qua các hình thức như
roadshow, hội nghị, họp báo, triển lãm, lễ hội,… nhằm mục đích truyền đi
những thông điệp mà người làm sự kiện muốn cơng chúng của mình nhận
thức được.
Để tổ chức một sự kiện thành công, dù lớn hay nhỏ cũng cần đi theo
một trình tự khoa học và cơ bản nhất. Một sự kiện thơng thường có tám bước
cơ bản như sau:


Biểu đồ 1.1: Quy trình tổ chức sự kiện
15


Bước 1: Xây dựng ý tưởng tổ chức sự kiện: ở bước này, nhà tổ chức sự
kiện cần lên một số nội dung cơ bản, tổng thể cho sự kiện của mình.
Bước 2: Lên kịch bản chương trình sự kiện: chi tiết hóa các nội dung
của sự kiện và lên kế hoạch thực hiện các nội dung.
Bước 3: Lập bảng phân chia nhân sự
Bước 4: Triển khai công tác và giám sát: thực thi các nhiệm vụ đặt ra
và theo dõi, bổ sung những nội dung, hoạt động cần thiết.
Bước 5: Tiến hành tổ chức: tiến hành diễn ra sự kiện theo kế hoạch đề ra.
Bước 6: Kết thúc
Bước 7: Quyết tốn các chi phí và phát sinh tổ chức sự kiện: hồn
thành các cơng việc sau sự kiện
Bước 8: Tổng kết, đánh giá, báo cáo và rút kinh nghiệm: nên nhận xét và
đánh giá về sự kiện, từ đó đúc rút kinh nghiệm cho những sự kiện tiếp theo.
Bước 1: Xây dựng ý tưởng tổ chức sự kiện
Trong bước này, người tổ chức sự kiện cần xác định được một số điều
sau:
Mục đích của sự kiện (xác định loại sự kiện để tổ chức cho phù hợp),
Mục tiêu (đánh giá hiệu quả event), Đối tượng chính của event, Địa điểm tổ
chức, Thời gian diễn ra sự kiện, Ngân sách, Đặc tính sản phẩm và dịch vụ (tạo
ra điểm khác biệt thu hút công chúng).
Ý tưởng, chủ đề cho sự kiện phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như
luật pháp, văn hóa của cơng ty, nguồn lực, …
Bước 2: Xây dựng kịch bản
Trong một khoảng thời gian ngắn phải thiết kế một chương trình khá
hồn hảo. Trong bước này, không chỉ đơn thuần là nhiệm vụ lồng tên của
công ty lên từng sản phẩm mà phải làm sao cho sản phẩm ấy được sống trong

sự chiêm ngưỡng của công chúng. Bản thiết kế sự kiện thường trình bày dưới
dạng word hoặc power point; thể hiện nội dung, ý tưởng về chương trình,
đồng thời kèm theo kinh phí dự trù. Thông thường đối với một event, đây là
giai đoạn quan trọng nhất, tạo sự khác biệt giữa các sự kiện của các công ty
16



×