Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

TIỂU LUẬN MÔN LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH Hãy đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về điều kiện khởi kiện vụ án hành chính thông qua tình huống cụ thể.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.01 KB, 14 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MƠN: LUẬT TỐ TỤNG HÀNH
CHÍNH
Đề bài: Hãy đánh giá các quy định pháp luật hiện hành
về điều kiện khởi kiện vụ án hành chính thơng qua tình
huống cụ thể.
HỌ VÀ TÊN
MSSV
LỚP

: NGUYỄN THẾ DŨNG
: 452021
: N03

Hà Nội, 2023


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Luật Tố tụng hành chính
Tồ án nhân dân
Uỷ ban nhân dân

: LTTHC
: TAND
: UBND


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
NỘI DUNG............................................................................................................... 1
1. Lý luận chung về khởi kiện vụ án hành chính.............................................1
1.1. Khái niệm khởi kiện vụ án hành chính................................................1
1.2. Các quy định về điều kiện khởi kiện vụ án hành chính......................1
2. Đánh giá quy định pháp luật hiện hành về điều kiện khởi kiện vụ án
hành chính thơng qua tình huống cụ thể..........................................................2
2.1. Tình huống.............................................................................................2
2.2. Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính trong tình huống trên............3
2.2.1. Điều kiện về chủ thể......................................................................3
2.2.2. Điều kiện về đối tượng khởi kiện..................................................4
2.2.3. Điều kiện về thời hiệu khởi kiện...................................................4
2.2.4. Điều kiện về thẩm quyền giải quyết.............................................5
2.2.5. Điều kiện về phương thức, hình thức và thủ tục khởi kiện........5
2.3. Đánh giá quy định của pháp luật hiện hành........................................6
KẾT LUẬN..............................................................................................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................9


MỞ ĐẦU
Khởi kiện vụ án hành chính là một trong những quyền của cá nhân, tổ chức
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Pháp luật Việt Nam đã thiết lập,
duy trì và từng bước hồn thiện nhiều phương thức nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn
quyền khiếu kiện hành chính của cá nhân, tổ chức trong xã hội. Tuy nhiên có rất
nhiều vụ án khơng được thụ lý bởi vì sai quy định về điều kiện khởi kiện. Chính vì
vậy trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay thì
việc nắm rõ các quy định của pháp luật về điều kiện khởi kiện vụ án hành chính là
rất cần thiết. Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề nên em xin làm đề tài:
“Hãy đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về điều kiện khởi kiện vụ án
hành chính thơng qua tình huống cụ thể” làm bài tiểu luận của mình.

NỘI DUNG
1. Lý luận chung về khởi kiện vụ án hành chính
1.1. Khái niệm khởi kiện vụ án hành chính
Khởi kiện vụ án hành chính là việc cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp
luật tố tụng hành chính chính thức u cầu Tồ án thụ lý vụ án hành chính để bảo vệ
các quyền, lợi ích hợp pháp của họ hoặc của người mà họ đại diện bị xâm phạm bởi
quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thơi việc, quyết
định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri
bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân 1.
1.2. Các quy định về điều kiện khởi kiện vụ án hành chính
LTTHC năm 2015 không quy định khái quát và tập trung các điều kiện khởi
kiện vào một điều luật cụ thể, nên trong thực tế diễn ra nhiều trường hợp các nhân,
tổ chức bị mất quyền khởi kiện vì những lý do khơng đáng xảy ra, hoặc việc thực
hiện quyền khởi kiện trở nên phức tạp và tốn thời gian, công sức không cần thiết.
Dưới đây là các quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện khởi kiện vụ án hành
chính.
Thứ nhất, điều kiện về đối tượng khởi kiện: Đối tượng khởi kiện của vụ án
hành chính được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 3 và khoản 1 Điều 30
LTTHC năm 2015 bao gồm:
Thứ hai, điều kiện về chủ thể khởi kiện: Chủ thể khởi kiện được quy định tại
khoản 8 Điều 3 và Điều 54 của LTTHC 2015. Đó là
Thứ ba, điều kiện về thời hiệu khởi kiện: Thời hiệu khởi kiện vụ hành chính
được quy định tại Điều 116 LTTHC 2015.
1 Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), “Giáo trình Luật Tố tụng hành chính Việt Nam”, Hà Nội, NXB Cơng
an nhân dân.

1


Thứ tư, về thẩm quyền giải quyết: Theo quy định của pháp luật thì việc khởi

kiện chỉ có thể được thực hiện và bảo đảm nếu việc khởi kiện đến đúng Tịa án có
thẩm quyền theo quy định tại Điều 31 và 32 LTTHC 2015.
Thứ năm, điều kiện về phương thức, hình thức và thủ tục khởi kiện: Phương
thức khởi kiện được quy định tại Điều 115 LTTHC năm 2015. Khi khởi kiện vụ án
hành chính thì cơ quan, tổ chức, cá nhân phải làm đơn khởi kiện theo quy định tại
Điều 118 của LTTHC 2015.
Như vậy khi một cá nhân hay tổ chức bất kì nào đó muốn thực hiện quyền
khởi kiện vụ án hành chính của mình thì bắt buộc phải tuân theo các quy định trên.
Một đơn khởi kiện chỉ được thụ lý khi đảm bảo về cả nội dung cũng như hình thức
theo quy định của pháp luật.
2. Đánh giá quy định pháp luật hiện hành về điều kiện khởi kiện vụ án
hành chính thơng qua tình huống cụ thể
2.1. Tình huống
Tại Quyết định số 62/QĐ-UBND ngày 12/8/2020 của Chủ tịch UBND xã H về
quy hoạch, thu hồi đất nhưng khơng bồi thường. Gia đình ơng Lại Văn H có một
mảnh đất tại thơn 1, xã H, huyện Đ. Nguồn gốc thửa đất này là của cha mẹ đẻ của
ông Lại Văn H đi xây dựng kinh tế mới và khai hoang từ năm 1985. Năm 1990, cha
mẹ của ông Lại Văn H lập di chúc, chia cho vợ chồng ông Lại Văn H được sử dụng
khoảng 1 Hecta đất để ra ở riêng; đất này có tứ cận và có thơn trưởng cùng những
người lân cận ký tên xác nhận. Vợ chồng ông Lại Văn H đã làm nhà ở và canh tác
trên đất này. Năm 1992, ông Lại Văn H đau bệnh nên đã viết giấy gửi đất cho cậu
mợ là vợ chồng ông Bùi Văn N, bà Nguyễn Thị H trông nom, canh tác. Năm 2011,
ông Lại Văn H xây nhà khoảng hơn 50m2 để ở. Năm 2014, dân quân của UBND xã
H đến nhà ông Lại Văn H để đập phá nhưng khơng có quyết định. Ngày
25/11/2016, UBND xã H tự ý vào đất của gia đình ơng Lại Văn H cắt nhiều cây to
của gia đình ơng Lại Văn H, xây dựng tường rào, làm thay đổi hiện trạng sử dụng
đất của gia đình ơng Lại Văn H. Ơng Lại Văn H đã nhiều lần gửi đơn đến UBND xã
H yêu cầu giải quyết sự việc, nhưng không được giải quyết, không được đền bù với
lý do là đất của ông Lại Văn H đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho UBND xã H vào năm 2000, di chúc của cha mẹ ơng Lại Văn H khơng có xác

nhận của UBND xã, ông Bùi Văn N, bà Nguyễn Thị H nhận tiền bồi thường về đất
của gia đình ông Lại Văn H khi ông Lại Văn H không uỷ quyền cho ông Bùi Văn
N, bà Nguyễn Thị H nhận tiền về đất. Ông Lại Văn H đã làm đơn khởi kiện vụ án
hành chính lên Tồ án.

2


2.2. Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính trong tình huống trên
2.2.1. Điều kiện về chủ thể
Khoản 1 Điều 115 LTTHC năm 2015 quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân
có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết
định kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi
đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải
quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã
được giải quyết nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định,
hành vi đó”. Trong tình huống trên người khởi kiện là ông Lại Văn H đối chiếu theo
quy định tại khoản 1 Điều 115 thì ơng H hồn tồn có quyền khởi kiện khi ông
không đồng ý với quyết định quy hoạch, thu hồi đất của UBND xã H.
Trên tinh thần của khoản 8 Điều 3 LTTHC “Người khởi kiện là cơ quan, tổ
chức, cá nhân…2” thì như vậy bất kỳ cá nhân, tổ chức, cơ quan nào cũng có quyền
khởi kiện vụ án hành chính; tuy nhiên để quyền khởi kiện vụ án hành chính của cá
nhân, tổ chức được hiện thực hóa thì quyền khởi kiện phải được thực hiện bởi
những chủ thể có năng lực hành vi tố tụng hành chính theo quy định tại Điều 54
LTTHC 2015. Như vậy, việc khởi kiện vụ án hành chính chỉ có thể được thực hiện
bởi người có quyền khởi kiện vụ án hành chính hoặc người đại diện của người có
quyền khởi kiện vụ án hành chính với điều kiện người đó đảm bảo năng lực hành vi
tố tụng hành chính. Trong tình huống trên ơng H có sức khỏe, nhận thức được
quyền và lợi ích của mình đang bị xâm phạm, như vậy ơng H hồn tồn có đầy đủ
năng lực hành vi tố tụng hành chính nên ơng H đáp ứng đủ điều kiện làm chủ thể

khởi kiện vụ án hành chính, ơng H tự nhân danh chính bản thân mình để kiện địi
quyền lợi của mình. Thế nhưng để khởi kiện vụ án hành chính thì cá nhân, tổ chức
phải có quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định hành chính,
hành vi hành chính. Trong tình huống trên thì ơng H có một mảnh đất và UBND xã
H đã có hành vi tự ý vào đất của gia đình ơng, cắt nhiều cây to của gia đình ơng,
xây dựng tường rào, làm thay đổi hiện trạng sử dụng đất của gia đình ơng H. Ơng
Lại Văn H đã nhiều lần gửi đơn đến UBND xã H yêu cầu giải quyết sự việc, nhưng
không được giải quyết, không được đền bù với lý do là đất của ông Lại Văn H đã
được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho UBND xã H vào năm 2000. Và
việc UBND xã H không giải quyết yêu cầu của ông H đã ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền và lợi ích của ơng H vì mảnh đất này ông đã được cha mẹ để lại và được ký
tên xác nhận bởi trưởng thôn và những người lân cận, hơn nữa trên mảnh đất này
ông H đã xây dựng nhà để làm ăn và sinh sống. Nếu bây giờ UBND xã H ra quyết
2 Xem khoản 8 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2015
3


định thu hồi và không bồi thường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của
ơng, chính vì vậy ơng H đã làm đơn khởi kiện đến Toà án.
2.2.2. Điều kiện về đối tượng khởi kiện
Đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính có thể là quyết định hành chính
(khoản 1 Điều 3), hành vi hành chính (khoản 3 Điều 3), quyết định kỷ luật buộc thôi
việc (khoản 5 Điều 30), danh sách cử chi (khoản 3 Điều 115). Ngoài ra, căn cứ vào
Điều 116 về thời hiệu khởi kiện, thì đối tượng khởi kiện có thể là quyết định giải
quyết khiếu nại lần một hoặc lần hai. Tuy nhiên các quyết định hành chính đó phải
áp dụng đối với một, đối tượng cụ thể, phải xác định được trên thực tế, hay nói cách
khác đó phải là các quyết định hành chính cá biệt và quyết định đó đã có ảnh hưởng
trực tiếp đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức. Còn các hành vi hành chính tồn
tại dưới dạng hành động và khơng hành động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức
năng, thẩm quyền thực hiện, và chính hành vi đó đã làm ảnh hưởng đến việc thực

hiện quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Chúng ta có thể hiểu
rằng sự ảnh hưởng đó chính là ảnh hưởng tiêu cực đến các chủ thể bị hành vi trực
tiếp xâm phạm, có sự xâm phạm mới có thể khởi kiện. Tuy nhiên không phải tất cả
các quyết định hành chính, hành vi hành chính đều được khởi kiện mà trừ các quyết
định quy định tại khoản 1 Điều 30, đó là các quyết định thuộc phạm vi bí mật nhà
nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao; trong việc áp dụng biện
pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng; quyết định mang
tính nội bộ. Quy định như vậy nhằm bảo vệ bí mật quốc gia, nội bộ cũng như giúp
việc tiến hành giải quyết vụ án trở nên nhanh chóng, khách quan hơn. Cịn đối với
quyết định kỷ luật buộc thơi việc thì tại khoản 2 Điều 30 LTTHC thì cơng chức chỉ
được “Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng
Cục trưởng và tương đương trở xuống”. Như vậy, chỉ những quyết định của Tổng
Cục trưởng và tương đương trở xuống thì mới là điều cần cần và đủ để Tịa có thể
xem xét đơn kiện và có thể thụ lý đơn của người đi kiện. Trong tình huống trên thì
đối tượng khởi kiện là quyết định số 62/QĐ-UBND ngày 12/8/2020 của UBND xã
H về quy hoạch, thu hồi đất nhưng khơng bồi thường của ơng H. Quyết định đó là
quyết định cá biệt, ảnh hưởng duy nhất đến quyền lợi của ông H. Nên ông H đã
khởi kiện quyết định này của UBND xã H nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình.
2.2.3. Điều kiện về thời hiệu khởi kiện
Khoản 1 Điều 116 LTTHC năm 2015 quy định: “Thời hiệu khởi kiện là thời
hạn mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền khởi kiện để yêu cầu Tịa án giải
quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời
4


hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện”. Như vậy pháp luật quy định về thời hiệu
khởi kiện nhằm đảm bảo hài hịa quan hệ lợi ích giữa người khởi kiện và người bị
kiện. Thời hiệu được hiểu là một khoảng thời gian mà khi hết khoảng thời gian đó
thì sẽ khơng cịn quyền khởi kiện nữa. Nên là trong thực tiễn cần lưu ý quy định về

thời hiệu nhằm tránh các trường hợp hết thời hiệu rồi mới khởi kiện. Tại khoản 2
Điều 116, thời hiệu khởi kiện đối với từng trường hợp được quy định như sau: 01
năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành
chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc; 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định
giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;từ ngày nhận được
thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết
thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết
khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày.
Trong tình huống trên thì thời hiệu khởi kiện của ông H là hợp lý, vì ơng đã
kiện quyết định hành chính nên sẽ áp dụng thời hiệu tại điểm a khoản 2 Điều 116:
“01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính…”. Trong
tình huống này thì ngày 12/8/2020 anh Lại Văn H nhận được quyết định thu hồi đất,
và sau đó ngày 31/6/2021 ơng H đã gửi đơn khởi kiện vụ án hành chính tới TAND
huyện Đ để yêu cầu Tịa giải quyết. Ta có thể thấy rằng trong thời hạn quy định kể
từ ngày nhận được quyết định thu hồi đất thì ơng H đã làm đơn khởi kiện. Thì như
vậy việc khởi kiện của anh T hồn toàn phù hợp với quy định của Điều 116
LTTHC. Như vậy ta có thể thấy rằng thời hiệu khởi kiện phụ thuộc vào đối tượng
khởi kiện. Chúng ta cần phải căn cứ vào đối tượng khởi kiện cụ thể để xem thời
hiệu là bao nhiêu ngày tương ứng với điều luật.
2.2.4. Điều kiện về thẩm quyền giải quyết
Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 LTTHC năm 2015: “Khiếu kiện quyết định
hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở
xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tịa án hoặc của người có thẩm
quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó, trừ quyết định hành chính, hành vi
hành chính của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện”. Trong tình huống
trên thì việc ơng H kiện lên TAND huyện Đ là hợp lý. Vì đối tượng khởi kiện là
quyết định thu hồi đất của UBND xã H, mà xã H thuộc huyện Đ nên việc ông H
khởi kiện lên TAND cấp huyện là phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 30
LTTHC.
2.2.5. Điều kiện về phương thức, hình thức và thủ tục khởi kiện

Căn cứ theo Điều 115 quy định về quyền khởi kiện ta có thể thấy nếu đối
tượng khởi kiện là quyết định hành chính thì theo khoản 1 Điều 115, thì cơ quan, tổ
5


chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp không đồng ý với quyết
định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết
thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết
hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết
định, hành vi đó. Trong tình huống trên thì ơng H đã làm đơn khiếu nại người có
thẩm quyền giải quyết nhưng khi hết thời hạn không được giải quyết, do đó ơng H
đã khởi kiện lên Tồ án. Đơn khởi kiện của ơng H phải có nội dung chính được quy
định tại Điều 118, kèm theo đó là các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích
hợp pháp của ông H bị xâm hại.
2.3. Đánh giá quy định của pháp luật hiện hành
Về điều kiện chủ thể, ưu điểm của quy định ở đây có thể thấy là:
Thứ nhất, LTTHC quy định điều kiện về chủ thể khởi kiện là hợp lý, luật đã
quy định rõ ràng từng trường hợp cụ thể về quyền khởi kiện trong từng vụ án như:
khởi kiện vụ án đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ
luật buộc thôi việc…
Thứ hai, phạm vi người người khởi kiện rộng. Người khởi kiện trong vụ án
hành chính khơng chỉ là cá nhân mà còn là cơ quan, tổ chức. Cơ quan, tổ chức theo
quy định của LTTHC 2015 bao gồm: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội,
tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp,… (khoản 11 Điều 3).
Thứ ba, tuy LTTHC quy định khá rộng những người có quyền khởi kiện
nhưng khơng phải ai cũng được nhà nước trao cho quyền năng này. Ngoài những
quy định trên thì người khởi kiện trong vụ án hành chính phải có năng lực chủ thể tố
tụng hành chính. Theo đó, chủ thể từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền tự mình thực hiện
quyền, nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng hành chính hoặc có thể ủy quyền cho

bất cứ người nào đại diện cho mình tham gia tố tụng theo quy định tại Điều 54
LTTHC trừ những người không được làm người đại diện theo khoản 6, khoản 7
Điều 54 LTTHC. 3Nếu là cơ quan, tổ chức thì phải thơng qua người đại diện theo
pháp luật để thực hiện quyền khởi kiện theo quy định tại khoản 5 Điều 48 và điểm c
khoản 2 Điều 54 LTTHC. Còn người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi
dân sự thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng hành chính
thơng qua người đại diện theo pháp luật. Ngoài những ưu điểm nêu trên thì vẫn cịn
một số hạn chế như:

3 ThS. Lê Thị Mơ (2022), “Quy định pháp luật về quyền khởi kiện vụ án hành chính - Một số vấn đề cần làm
rõ”, Tạp chí Tồ án

6


Một là, LTTHC và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành khơng có quy
định người khởi kiện phải là người bị “tác động trực tiếp” bởi quyết định hành
chính, hành vi hành chính. Nên là cần phải quy định rõ điều này, tránh trường hợp
hạn chế quyền khởi kiện của cá nhân, cơ quan và tổ chức.
Hai là, LTTHC và các văn bản pháp luật có liên quan chưa quy định về cách
thức khởi kiện vụ án hành chính của người có nhược điểm về thể chất. Vì vậy sẽ
gây khó khăn cho những người này trong quá trình khởi kiện.
Ba là, LTTHC khơng cho phép các cá nhân, cơ quan, tổ chức được ủy quyền
khởi kiện vụ án hành chính. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp các cá nhân, tổ
chức không thể trực tiếp thực hiện quyền khởi kiện của mình khi tham gia tố tụng
hành chính vì một số lý do nào đó.
Bốn là, LTTHC và các văn bản pháp LTTHC vẫn khơng có quy định hướng
dẫn cụ thể việc xác định người khởi kiện khi nào là cá nhân, khi nào là cơ quan, tổ
chức, điều này gây khó khăn trong việc xác định tư cách tố tụng của người khởi
kiện đối với những vụ án phức tạp. Hơn nữa LTTHC không phân biệt giữa chủ thể

có quyền khởi kiện với chủ thể thực hiện việc khởi kiện vụ án hành chính mà chỉ
quy định chung: người khởi kiện nên chúng ta cần tuân thủ và vận dụng linh hoạt
các quy định ở: khoản 8 Điều 3, Điều 5, khoản 1 Điều 9, Điều 54 của LTTHC 2015.
Về điều kiện đối tượng khởi kiện, quy định đã có sự tiến bộ khi quy định đối
tượng khởi kiện theo hướng mở rộng, khi quyết định hành chính, hành vi hành
chính, danh sách cử tri… đều được quy định là đối tượng khởi kiện của vụ án hành
chính. Nếu như Pháp lệnh Thủ tục giải quyết vụ án hành chính thì đối tượng khởi
kiện được xác định theo phương pháp liệt kê loại việc thì đến LTTHC 2015 đã quy
định về loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo phương pháp loại trừ.
Điều này không chỉ đáp ứng được nhu cầu mở rộng thẩm quyền giải quyết khiếu
kiện hành chính mà cịn thể hiện tính khoa học, hợp lý của kỹ thuật lập pháp mới
tiến bộ so với cách quy định liệt kê như Pháp lệnh trước đó. Tuy nhiên, vẫn cịn một
số vướng mắc như: Luật cần phải giải thích chi tiết hơn về khái niệm quyết định
hành chính, hành vi hành chính, hay xác định rõ hơn về việc khiếu kiện về “hành vi
lập danh sách cử tri” thay vì là “danh sách cử tri” bởi bản chất của việc kiện này là
kiện về lập danh sách cử tri. Ngoài ra, LTTHC 2015 khơng loại trừ quyết định hành
chính, hành vi hành chính của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ ra khỏi các loại
việc là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính. Nhưng tại Điều 31, 32 của Luật thì
khơng xác định Tịa án nào có thẩm quyền giải quyết các quyết định hành chính,

7


hành vi hành chính của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ nên sẽ gây khó khăn
cho người áp dụng4.
Về điều kiện về thời hiệu khởi kiện, có thể thấy LTTHC hiện hành đã quy
định một cách hợp lý hơn về thời hiệu khởi kiện. Nếu như trong các Pháp lệnh Thủ
tục giải quyết vụ án hành chính trước đây việc quy định thời hiệu khởi kiện quá
ngắn. Thì nay LTTHC đã quy định dài hơn, và việc kéo dài hơn thời hiệu khởi kiện
đã tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có đủ thời gian chuẩn bị tài

liệu, chứng cứ trước khi đưa vụ án ra tòa xét xử. Tuy nhiên vẫn còn một số bất cập
như cịn có hạn chế trong các trường hợp khơng tính vào thời hiệu khởi kiện như
trên thực tế có thể phát sinh rất nhiều sự kiện nằm ngoài quy định của pháp LTTHC
làm cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức không thể khởi kiện trong thời hạn luật định
như: ốm đau, đi công tác, học tập nơi xa,…Ngoài ra theo quy định về thời hiệu khởi
kiện đối với quyết định giải quyết khiếu nại là 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc
biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc lần thứ 2; thì thực tế đặt ra
vấn đề: Nếu trường hợp nhận được quyết định giải quyết khiếu nại mà không muốn
khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại, chỉ muốn khởi kiện quyết định hành
chính (giải quyết vụ việc ban đầu) thì thời điểm tính thời hiệu có được tính từ khi
nhận được quyết định giải quyết khiếu nại hay không?5
Về điều kiện thẩm quyền giải quyết, theo quy định của pháp luật thì việc khởi
kiện chỉ có thể được thực hiện và bảo đảm nếu việc khởi kiện đến đúng Tịa án có
thẩm quyền theo quy định tại Điều 31 và 32 LTTHC 2015. Mặc dù tuân thủ các
điều kiện như đã phân tích ở trên, nhưng cá nhân khởi kiện gửi đơn khởi kiện đến
Tịa án khơng có thẩm quyền thì đơn khởi kiện khơng được thụ lý và vụ án hành
chính khơng được giải quyết. Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 LTTHC năm
2015: “Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành
chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với
Tịa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó, trừ
quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện”. Tuy nhiên trong một số trường hợp tịa án cấp
tỉnh có thể giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện theo
khoản 8 Điều 32 LTTHC đối với những vụ việc phức tạp. Quá đó ta thấy luật quy
định về thẩm quyền giải quyết rõ ràng nhưng cũng linh hoạt, giúp cho việc giải
quyết đạt hiệu quả cao nhất.
4 TS. Trần Thị Quỳnh (2022), “Luật Tố tụng Hành chính 2015, một số vướng mắc và kiến nghị sửa đổi”, Tạp
chí Tồ án
5 Nguyễn Thị Thuý Hà (2022), “Thời hiệu khởi kiện - Góc nhìn của luật sư khi đánh giá điều kiện khởi kiện
vụ án hành chính”, Tạp chí Nghề Luật


8


Về điều kiện về phương thức, hình thức và thủ tục khởi kiện. Dựa vào Điều
115 quy định về quyền khởi kiện ta có thể thấy nếu đối tượng khởi kiện là quyết
định hành chính theo khoản 1 Điều 115, thì cá nhân, tổ chức được lựa chọn các
phương thức khởi kiện. Như vậy, quy định của pháp luật đã tạo tính “mở” hơn về
các phương thức khởi kiện vụ án hành chính cho người dân được lựa chọn nhiều
phương thức khởi kiện hơn, nhưng chúng ta có thể thấy nếu đối tượng khởi kiện là
danh sách cử tri mặc dù pháp luật tạo điều kiện để bảo vệ quyền lợi cho người dân
nhưng trên thực tế điều kiện này rất khó để thực hiện.
Cịn về hình thức, thủ tục thì đơn khởi kiện phải có nội dung chính được quy
định tại Điều 118, kèm theo đơn khởi kiện là các tài liệu, chứng cứ chứng minh
quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm hại. Trường hợp vì lý do khách
quan mà người khởi kiện khơng thể nộp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn
khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích
của mình bị xâm phạm.
KẾT LUẬN
Trong thực tiễn, việc hiểu và áp dụng đúng pháp luật tố tụng hành chính về
điều kiện khởi kiện có một ý nghĩa rất quan trọng. Nắm rõ được điều kiện khởi kiện
sẽ giúp cho quyền lợi của chúng ta được bảo vệ hơn, việc khởi kiện trở nên thuận
lợi hơn tránh tình trạng đơn khởi kiện khơng được thụ lý dẫn đến mất quyền lợi. Và
việc các cơ quan có thẩm quyền nắm rõ quy định về điều kiện khởi kiện sẽ giúp cho
việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được đảm bảo, góp phần xây dựng xã hội ổn
định, phát triển, phù hợp với định hướng phát triển của đất nước.

9



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Tố tụng hành chính năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2019
2. Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), “Giáo trình Luật Tố tụng hành chính
Việt Nam”, Hà Nội, NXB Cơng an nhân dân.
3. Bản án về khiếu kiện yêu cầu huỷ các quyết định hành chính số 99/2023/HCPT.
4. Vũ Thư, Lê Thương Huyền (Chủ biên), “Bình luận khoa học Luật Tố tụng
hành chính năm 2015”, Hà Nội 2016, NXB Hồng Đức
5. Ths. Nguyễn Thu Trang - Ths. Nguyễn Thùy Linh, Điều kiện thực hiện
quyền khởi kiện vụ án hành chính, Hội thảo khoa học “Giải quyết tranh
chấp hành chính ở Việt Nam hiện nay”, Trường Đại học Luật Hà Nội.
6. ThS. Đoàn Thị Ngọc Hải (2017), “Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính
theo quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2015”, Trang thơng tin điện
tử Bộ Tư pháp.
7. Hồng Đình Dũng (2020), “Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính theo quy
định của Luật Tố tụng hành chính 2015”, Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam.
8. ThS. Lê Thị Mơ (2022), “Quy định pháp luật về quyền khởi kiện vụ án hành
chính - Một số vấn đề cần làm rõ”, Tạp chí Tồ án
9. Nguyễn Thị Thế, Lê Thị Tuyết (2015), “Bàn về "điều kiện khởi kiện"vụ án
hành chính”, Tạp chí Tịa án nhân dân số 22/2015, tr. 26 - 29.
10.
Vũ Thị Thanh Nga (2011), “Những quy định mới về điều kiện khởi
kiện, thời hiệu khởi kiện và thủ tục thụ lý vụ án hành chính trong luật tố tụng
hành chính”, Tạp chí Kiểm sát số 4/2011, tr. 27 - 31.
11.
Phạm Thái Quý (2010), “Thẩm quyền giải quyết và điều kiện khởi
kiện vụ án hành chính”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 21/2010,tr. 26 - 29.
12.
Nguyễn Thị Th Hà (2022), “Thời hiệu khởi kiện - Góc nhìn của
luật sư khi đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính”, Tạp chí Nghề
Luật số 12, tr. 15–20.

13.
Đào Thị Xuân Lan (2011), “Thẩm quyền và điều kiện khởi kiện vụ án
hành chính theo luật tố tụng hành chính”, Tạp chí Kiểm sát. Số 4/2011, tr. 22
- 26.
14.
“Quyền, nghĩa vụ của người khởi kiện vụ án hành chính” (2022),
Trang thông tin điện tử VKSND tỉnh Đà Nẵng
15.
Trần Hồng Long (2020), “Bảo đảm quyền khởi kiện trong tố tụng
hành chính”, Trang thơng tin điện tử VKSND Thành phố Hồ Chí Minh

10


16.
ThS. Diệp Thành Nguyên (2020), “Bảo đảm quyền khởi kiện trong tố
tụng hành chính”, Tạp chí Cơng thương
17.
Thanh Nghị,“Bàn về thời hiệu khởi kiện vụ án Hành chính”, Trang
thơng tin điện tử VKSND tỉnh Bình Định.

11



×