Tải bản đầy đủ (.docx) (117 trang)

7A- Nguyễn Huân- In Nhủ Vàng.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.39 KB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

NGUYỄN HUÂN

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA NĂM CĂN, TỈNH CÀ MAU
NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

CẦN THƠ, 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

NGUYỄN HUÂN

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA NĂM CĂN, TỈNH CÀ MAU
NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành: Dược lý – Dược lâm sàng
Mã số: 8720205

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS. TS. TRẦN CÔNG LUẬN

CẦN THƠ, 2023




i

GIẤY XÁC NHẬN
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn này, với đề tựa là “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị rối loạn
lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa Năm Căn, tỉnh Cà Mau năm 2020” do học viên
Nguyễn Huân thực hiện theo sự hướng dẫn của GS. TS. Trần Công Luận. Luận văn đã
được báo cáo và được Hội đồng chấm luận văn thông qua ngày …………. sau khi đã
được bổ sung và sửa chữa các điểm sau:
1.

Ủy viên

2.

Ủy viên – Thư ký

3.

Phản biện 1

4.

Phản biện 2

5.

Chủ tịch hội đồng

Ủy viên

Ủy viên - Thư ký

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

---------

----------

Phản biện 1

Phản biện 2

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

---------

----------

Chủ tịch Hội đồng
(Ký và ghi rõ họ tên)
---------


ii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học
Trường Đại học Tây Đô và Ban Giám đốc, tại Bệnh viện Đa khoa Năm Căn, tỉnh Cà
Mau đã cho phép, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi được học tập và hồn thành luận
văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Thầy GS. TS. Trần Công Luận đã trực tiếp
hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu
trong suốt q trình thực hiện và hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các thầy cơ giáo Bộ
mơn Dược lâm sàng, trường Đại học Tây Đô đã chia sẻ, giải đáp các vướng mắc của
tơi trong q trình làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị tại Bệnh viện Đa khoa Năm Căn, tỉnh Cà
Mau đã cho phép, tạo điều kiện giúp tơi hồn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn, bạn bè
đồng nghiệp tại đơn vị đã giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn tốt nghiệp
này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ,
giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập tại Trường Đại học Tây Đô.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 27 tháng 06 năm 2023
Tác giả luận văn

Nguyễn Huân


iii

TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc và phân tích một số yếu tố
liên quan đến việc tuân thủ điều trị ngoại trú của bệnh nhân rối loạn lipid máu tại Bệnh

viện Đa khoa Năm Căn, tỉnh Cà Mau.
Thiết kế nghiên cứu: Luận văn đã được thiết kế nhằm nghiên cứu mô tả về cắt ngang
và hồi cứu trong hai mục tiêu chính: mục tiêu 1 là không can thiệp và mục tiêu 2 là dữ
liệu tiến cứu. Nghiên cứu này đã được thực hiện trên 202 hồ sơ bệnh án được lựa chọn
theo tiêu chuẩn. Kết quả đã được thu thập thông qua việc sử dụng phiếu thu thập thông
tin và dữ liệu tiến cứui cứu được thu thập thông qua phiếu khảo sát.
Kết quả nghiên cứu: Trong nghiên cứu này, việc điều trị rối loạn lipid máu đã sử
dụng các loại thuốc statin và ezetimibe. Phần lớn bệnh nhân đã sử dụng atorvastatin
(60,9%), fluvastatin (37,6%), và lovastatin (1,5%), trong khi ezetimibe được sử dụng ở
tỷ lệ 53,5%. Đối với atorvastatin, liều lượng chủ yếu là 40mg (92,3%), trong khi
lovastatin, fluvastatin và ezetimibe đều được sử dụng ở liều 10mg và 20mg. Tất cả
bệnh nhân đều uống thuốc vào buổi tối. Phác đồ điều trị ghi nhận sự sử dụng đơn trị
liệu với atorvastatin (7,4%), lovastatin (1,5%), fluvastatin (37,6%), và đa trị liệu với
atorvastatin + ezetimibe (53,3%).
Thời gian sử dụng thuốc trên 30 ngày chiếm đa số (57,7% với atorvastatin, 100% với
lovastatin, 59,3% với ezetimibe), và từ 21-30 ngày chiếm tỷ lệ cao với fluvastatin
(76,3%). Các biến cố bất lợi ghi nhận bao gồm mệt mỏi (20,3%), đau cơ (5,4%), đầy
hơi (3%), mẩn ngứa và vàng da (1,5%). Có 3 loại tương tác thuốc được ghi nhận với
tổng cộng 18 trường hợp, chủ yếu là tương tác giữa amlodipin và atorvastatin (7,4%),
diltiazem và atorvastatin, cũng như amlodipin và lovastatin, đều có tỷ lệ 1,0%.
Tỷ lệ tuân thủ điều trị trung bình là 59,4%, tỷ lệ tuân thủ kém là 28,7% và tỷ lệ tuân
thủ tốt là 11,9%. Khi sử dụng một thang điểm, 71,3% bệnh nhân tuân thủ từ 6 điểm trở
lên. Trong các yếu tố liên quan đến nhân khẩu học, chỉ có một yếu tố có ý nghĩa thống
kê với p=0,006 < 0,05, đó là giới tính.
Kết luận: Cần lựa chọn phác đồ điều trị rối loạn lipid máu phù hợp cho bệnh nhân và
kiểm soát chặt chẽ các tương tác thuốc trong đơn.
Từ khóa: Tình hình sử dụng thuốc, rối loạn lipid máu, tuân thủ điều trị.


iv


ABSTRACT
Research objectives: To evaluate the current state of medication usage and to analyze
some factors related to outpatient treatment adherence in patients with blood lipid
disorders at Nam Can General Hospital, Ca Mau Province.
Study design: The thesis was designed to conduct a descriptive cross-sectional and
retrospective study with two main objectives: Objective 1 was non-interventional, and
Objective 2 was prospective data. This study was carried out on 202 selected medical
records based on set criteria. The results were collected using data collection forms,
and prospective data were gathered through surveys.
Research results: In this study, the treatment of blood lipid disorders involved the use
of statin drugs and ezetimibe. The majority of patients used atorvastatin (60.9%),
fluvastatin (37.6%), and lovastatin (1.5%), while ezetimibe was used by 53.5%. For
atorvastatin, the predominant dosage was 40mg (92.3%), whereas lovastatin,
fluvastatin, and ezetimibe were all used at 10mg and 20mg doses. All patients took the
medication in the evening. The treatment regimen recorded the use of monotherapy
with atorvastatin (7.4%), lovastatin (1.5%), fluvastatin (37.6%), and combination
therapy with atorvastatin + ezetimibe (53.3%).
The duration of medication use exceeding 30 days was prevalent (57.7% with
atorvastatin, 100% with lovastatin, 59.3% with ezetimibe), and from 21-30 days was a
significant proportion with fluvastatin (76.3%). Adverse events recorded included
fatigue (20.3%), muscle pain (5.4%), bloating (3%), rash and jaundice (1.5%). There
were 3 types of drug interactions recorded with a total of 18 instances, mainly
interactions between amlodipine and atorvastatin (7.4%), diltiazem and atorvastatin, as
well as amlodipine and lovastatin, each with a rate of 1.0%.
The average treatment compliance rate was 59.4%, the low compliance rate was
28.7%, and the high compliance rate was 11.9%. When using a rating scale, 71.3% of
patients complied with 6 points or more. Of the demographic factors, only one was
statistically significant with p=0.006 < 0.05, which was gender.
Conclusion: It is necessary to select an appropriate treatment regimen for patients

with blood lipid disorders and to closely monitor drug interactions in prescriptions.
Keywords: Medication usage, blood lipid disorders, treatment adherence.


v

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu và
kết quả nêu trong đề tài là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Cần Thơ, ngày 27 tháng 06 năm 2023
Tác giả luận văn

Nguyễn Huân


vi

MỤC LỤC
Trang
GIẤY XÁC NHẬN.......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................ii
TÓM TẮT................................................................................................................... iii
ABSTRACT................................................................................................................iv
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................ix
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................xi
DANH MỤC HÌNH..................................................................................................xiii
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................3

1.1 TỔNG QUAN VỀ RỐI LOẠN LIPID MÁU.....................................................3
1.1.1 Định nghĩa........................................................................................................3
1.1.2 Nguyên nhân.....................................................................................................3
1.1.3 Phân loại...........................................................................................................5
1.1.4 Điều trị rối loạn lipid máu................................................................................6
1.1.5 Các thuốc điều trị rối loạn lipid máu................................................................8
1.2 TƯƠNG TÁC THUỐC.....................................................................................14
1.2.1 Khái niệm.......................................................................................................14
1.2.2 Phân loại tương tác thuốc...............................................................................14
1.2.3 Cơ sở tra cứu tương tác thuốc.........................................................................15
1.3 TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ.....................................................................................16
1.3.1 Định nghĩa tuân thủ điều trị............................................................................16
1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị....................................................17
1.3.3 Phương pháp đánh giá mức độ tuân thủ điều trị.............................................18
1.4 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
THUỐC, TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ĐẾN BỆNH RỐI LOẠN LIPID MÁU..........20


vii
1.5 VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA NĂM CĂN, TỈNH CÀ MAU..........22
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................24
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...........................................................................24
2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu..................................................................24
2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn.......................................................................................24
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................................24
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................24
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu........................................................................................24
2.2.2 Mẫu nghiên cứu..............................................................................................25
2.3 CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................................25
2.3.1 Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu....................................................25

2.3.2 Phân tích thực trạng sử dụng thuốc điều trị trên bệnh nhân rối loạn lipid máu
................................................................................................................................. 27
2.3.3 Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân...........................................30
2.3.4 Phân tích mối liên quan của một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ của bệnh
nhân......................................................................................................................... 32
2.5 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU...............33
2.5.1 Công cụ thu thập.............................................................................................33
2.5.2 Kỹ thuật thu thập............................................................................................33
2.5.3 Người thu thập................................................................................................33
2.5.4 Phương pháp kiểm soát sai số.........................................................................33
2.5.5 Xử lý số liệu...................................................................................................34
2.6 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU...............................................................................35
2.7 SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU......................................................................................36
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................37
3.1 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ
RLLM....................................................................................................................... 37
3.1.1 Đặc điểm về tuổi, giới tính, BMI, BHYT của bệnh nhân................................37
3.1.2 Đặc điểm điều trị của bệnh nhân.....................................................................40


viii
3.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN RỐI
LOẠN LIPID MÁU.................................................................................................42
3.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN
TRONG MẪU NGHIÊN CỨU...............................................................................46
3.3.1 Kết quả phỏng vấn tuân thủ của bệnh nhân....................................................46
3.3.2 Mức độ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu................47
3.3.3 Tuân thủ điều trị dùng thuốc với một số yếu tố liên quan...............................48
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN...........................................................................................50
4.1 VỀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.....................50

4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH
NHÂN RỐI LOẠN LIPID MÁU............................................................................52
4.2.1 Tỷ lệ các thuốc điều trị rối loạn lipid máu được điều trị trong nghiên cứu.....52
4.2.2 Phân tích phác đồ sử dụng trong nghiên cứu..................................................54
4.2.3 Liều lượng và thời gian của thuốc điều trị rối loạn lipid máu trong nghiên cứu
................................................................................................................................. 54
4.2.4 Các biến cố bất lợi gặp trong quá trình nghiên cứu........................................57
4.2.5 Các tương tác thuốc điều trị rối loạn lipid máu gặp trong quá trình nghiên cứu
................................................................................................................................. 58
4.3 PHÂN TÍCH SỰ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN............59
4.4 TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ DÙNG THUỐC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN. .60
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................61
TÀI LIỆU KHAM KHẢO.........................................................................................62
PHỤ LỤC 1...............................................................................................................xiv
PHỤ LỤC 2..............................................................................................................xivi
PHỤ LỤC 3.............................................................................................................xivii


ix

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ACC

American College of Cardiology


Trường tim mạch Hoa Kỳ

AHA

American Heart Association

Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ

ALAT

Alanine aminotransferase

ASAT

Aspartate aminotransferase

NPC1L1

Niemann-Pick C1-Like 1

BHYT

Bảo hiểm y tế

BMI

Body Mass Index

CK


Creatinin kinase

CSDL
MMAS-8

Protein 1 giống Niemann-Pick
C1

Chỉ số khối cơ thể

Cơ sở dữ liệu
Morisky Medication Adherence Scale Thang đo Tuân thủ Dùng thuốc
-8
Morisky 8 mục

ĐTĐ

Đái tháo đường

ESC

European Society of Cardiology

Hội tim mạch Châu Âu

EAS

European Atherosclerosis Society


Hội xơ vữa động mạch Châu
Âu

HDL-C
SCORE
LDL-C
LDL-R
RLLM

High Density Lipoprotein
Cholesterol

Lipoprotein tỷ trọng cao

Systematic Coronary Risk Evaluation

Đánh giá rủi ro mạch vành có
hệ thống

Low Density Lipoprotein Cholesterol

Lipoprotein tỷ trọng thấp

Low-Density Lipoprotein Receptor

Thụ thể lipoprotein mật độ
thấp
Rối loạn lipid máu



x
TG

Triglycerid

PPAR

Peroxisome Proliferator-Activated
Receptor

Thụ thể kích hoạt peroxisome
proliferator-activated

RNA

Ribonucleic Acid

Axít ribonucleic

VLDL-C
WHO

Very Low Desity Lipoprotein Cholesterol
World Health Organization

Lipoprotein tỷ trọng rất thấp
Tổ chức Y tế Thế giới


xi


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Khuyến cáo mục tiêu điều trị của LDL-C của Hội tim mạch học Việt Nam
2015........................................................................................................................... 6
Bảng 1.2 Khuyến cáo điều trị rối loạn lipid máu hỗn hợp của Hội tim mạch học Việt
Nam 2015..................................................................................................................7
Bảng 1.3 Hướng dẫn điều xử lý tăng tăng triglycerid của Hội tim mạch học Việt
Nam 2015..................................................................................................................7
Bảng 1.4 Khuyến cáo dùng thuốc điều trị tăng triglycerid của Hội tim mạch học
Việt Nam 2015..........................................................................................................8
Bảng 1.5 Một số cơ sở dữ liệu về tra cứu tương tác thuốc.......................................15
Bảng 2.1 Phân loại mức độ nặng của tương tác trong DRUG.................................29
Bảng 2.2 Phân loại mức độ nặng của tương tác trong MED....................................30
Bảng 2.3 Bộ câu hỏi MMAS – 8.............................................................................31
Bảng 3.1 Đặc điểm về tuổi của bệnh nhân...............................................................37
Bảng 3.2 Đặc điểm về giới tính của bệnh nhân.......................................................38
Bảng 3.3 Đặc điểm về nghề nghiệp của bệnh nhân.................................................38
Bảng 3.4 Đặc điểm về tham gia BHYT của bệnh nhân...........................................39
Bảng 3.5 Phân bố theo BMI ở đối tượng nghiên cứu..............................................39
Bảng 3.6 Số bệnh mắc kèm của bệnh nhân tham gia nghiên cứu............................40
Bảng 3.7 Số lượng thuốc của bệnh nhân tham gia nghiên cứu................................40
Bảng 3.8 Phân loại RLLM của đối tượng nghiên cứu.............................................41
Bảng 3.9 Đặc điểm bệnh lý mắc kèm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu...........41
Bảng 3.10 Đặc điểm các loại thuốc bệnh nhân sử dụng...........................................42
Bảng 3.11 Liều dùng thuốc điều trị rối loạn máu của bệnh nhân tham gia nghiên cứu
................................................................................................................................. 42
Bảng 3.12 Thời gian dùng thuốc điều trị rối loạn máu của bệnh nhân tham gia
nghiên cứu...............................................................................................................43
Bảng 3.13 Phác đồ điều trị của bệnh nhân tham gia nghiên cứu..............................43

Bảng 3.14 Số ngày uống thuốc điều trị rối loạn lipid máucủa bệnh nhân tham gia


xii
nghiên cứu...............................................................................................................44
Bảng 3.15 Các biến cố bất lợi gặp trong quá trình nghiên cứu................................45
Bảng 3.16 Tương tác thuốc điều trị rối loạn lipid máu gặp trong nghiên cứu..........45
Bảng 3.17 Tỷ lệ tuân thủ điều trị bằng thuốc của bệnh nhân dựa trên bảng câu hỏi 46
Bảng 3.18 Mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân.................................................47
Bảng 3.19 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị với đặc điểm nhân khẩu học..........48
Bảng 3.20 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị với đặc điểm bệnh nhân rối loạn
lipid máu.................................................................................................................. 49


xiii

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu......................................................................................38


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế
giới. Theo thống kê, vào năm 2019, khoảng 17,9 triệu người đã qua đời do các bệnh
liên quan đến tim mạch, chiếm tới 32% tổng số tử vong trên toàn thế giới. Đau tim và
đột quỵ là hai nguyên nhân chính, gây ra 85% trong tổng số các ca tử vong này [81].
Riêng tại Việt Nam, vào năm 2016, số ca tử vong do bệnh tim mạch đã đạt tới 31%
tổng số tử vong, tương ứng với hơn 170.000 người. Rối loạn lipid máu (RLLM) được

xác định là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra các bệnh lý tim mạch, đặc
biệt là bệnh động mạch vành. Việc có RLLM cùng với các yếu tố nguy cơ khác như
hút thuốc lá, tăng huyết áp, đái tháo đường, thói quen ít vận động, thừa cân và béo phì,
sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch [82].
Rối loạn lipid máu được nghiên cứu bởi mối liên quan chặt chẽ với các bệnh lý
tim mạch. Nghiên cứu rối loạn lipid máu ngồi việc phục vụ cho mục đích điều trị, còn
mang một ý nghĩa dự phòng rất lớn đối với nguy cơ tim mạch. Vì vậy, việc kiểm sốt
tốt mức lipid máu mang ý nghĩa to lớn trong việc giảm nguy cơ tử vong và tàn tật do
xơ vữa động mạch, giảm gánh nặng kinh tế toàn cầu đặc biệt ở các nước đang phát
triển. Điều trị rối loạn lipid máu giúp phòng ngừa tiên phát bệnh mạch vành, phòng
ngừa thứ phát, thoái triển mảng xơ vữa [16], [27].
Tuân thủ điều trị là một yếu tố quan trọng trong quản lý và kiểm sốt rối loạn
lipid máu. Việc khơng tn thủ có thể gây ra các biến cố tim mạch và tăng nguy cơ tử
vong. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ tuân thủ điều trị rối loạn lipid máu
thường thấp, đặc biệt là trong các bệnh nhân có rủi ro tim mạch cao. Các vấn đề phức
tạp như hiểu biết thiếu sót về bệnh tình, lo ngại về tác dụng phụ của thuốc, và chi phí
điều trị có thể gây ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị. Việc tìm hiểu về những yếu tố này
và phát triển các phương pháp hiệu quả để tăng cường tuân thủ điều trị rối loạn lipid
máu là một vấn đề cần thiết và cấp bách trong lĩnh vực y tế hiện nay.


2
Xuất phát từ thực tế trên, để góp phần nâng cao chất lượng sử dụng thuốc và tuân
thủ điều trị rối loạn lipid máu, tiến hành đề tài “Khảo sát tình hình sử dụng
thuốc,tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan đến bệnh rối loạn lipid máu tại
Bệnh viện Đa khoa Năm Căn, tỉnh Cà Mau năm 2020”, được thực hiện với các mục
tiêu cụ thể như sau:
1. Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân
đang điều trị ngoại trú.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị ngoại trú của bệnh

nhân rối loạn lipid máu.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ RỐI LOẠN LIPID MÁU
1.1.1 Định nghĩa
Rối loạn lipid máu hay rối loạn mỡ máu, rối loạn chuyển hóa lipid, được định
nghĩa lâm sàng là sự hiện diện của một trong những bất thường sau: tăng triglyceride
huyết tương (TG), tăng cholesterol toàn phần, nồng độ lipoprotein tỷ trọng thấp cao và
giảm lipoprotein tỷ trọng. Rối loạn lipid máu thường được phát hiện cùng lúc với một
số bệnh lý tim mạch - nội tiết - chuyển hóa. Đồng thời Rối loạn lipid máu cũng là yếu
tố nguy cơ của bệnh lý này [73].
1.1.2 Nguyên nhân
Các yếu tố gây ra rối loạn lipid máu có thể là nguyên phát (do các bệnh về gen)
hoặc thứ phát (do lối sống, thói quen ăn uống hoặc một số bệnh khác). Những yếu tố
phụ thuộc có thể đóng góp làm cho các nguyên nhân chủ yếu của rối loạn lipid máu trở
nên rõ ràng hơn hoặc nghiêm trọng hơn [50].
Rối loạn lipid máu nguyên phát: Do do đột biến gen có thể gây ra sự tăng sản
xuất cholesterol, triglycerid, LDL-C quá mức hoặc làm giảm việc loại bỏ cholesterol,
triglycerid, LDL-C, hoặc giảm sự tổng hợp HDL-C hoặc làm tăng việc loại bỏ HDL-C.
Rối loạn lipid máu nguyên phát thường bắt đầu sớm ở trẻ em và người trẻ, ít khi đi
kèm với tình trạng béo phì. Các trường hợp cụ thể bao gồm [43]:
Tăng triglyceride máu: Đây là một hội chứng kế thừa qua gen lặn, trong đó
người bệnh thường khơng bị béo phì, nhưng lại có các triệu chứng như gan và lách to,
cường lách, thiếu máu, giảm số lượng tiểu cầu, nhồi máu ở vùng lách, và viêm tụy cấp
tính dẫn đến đau bụng [73].
Tăng cholesterol máu: cịn được gọi là hypercholesterolemia, là tình trạng có

lượng cholesterol trong máu cao hơn bình thường. Cholesterol là một loại lipid (chất
béo) cần thiết cho cơ thể và được sản xuất bởi gan. Tuy nhiên, mức cholesterol cao
trong máu có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, đặc biệt là bệnh tim mạch. Điều này có


4
thể xảy ra do di truyền, chế độ ăn uống giàu chất béo động vật, thiếu vận động, hút
thuốc, và/hoặc béo phì [75].
HDL giảm: chỉ tình trạng mức độ lipoprotein mật độ cao trong máu ở mức thấp.
HDL được gọi là “cholesterol tốt” bởi vì nó có khả năng chun chở cholesterol từ các
mô trong cơ thể về gan, nơi nó có thể được loại bỏ khỏi cơ thể. Do đó, mức độ HDL
thấp có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Nguyên nhân của mức độ HDL thấp
có thể là do di truyền, lối sống khơng lành mạnh (chẳng hạn như hút thuốc, uống rượu
quá mức, thiếu vận động và chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng), béo phì, hoặc
một số bệnh khác như tiểu đường hoặc hội chứng chuyển hóa [3].
Rối loạn lipid máu kết hợp: Là một tình trạng y tế khi cả hai loại lipid chính
trong máu, cholesterol và triglycerid, đều ở mức cao. Trạng thái này có thể được gây
ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm di truyền, chế độ ăn uống, lối sống, và
các bệnh lý khác như béo phì và tiểu đường. Nó có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh về
tim mạch và đột quỵ [25], [30].
Rối loạn lipid máu thứ phát: là một tình trạng khi cấu trúc và hàm lượng lipid
trong máu bị thay đổi do một bệnh lý hoặc tình trạng khác, khơng phải do yếu tố di
truyền. Những nguyên nhân thứ phát này có thể bao gồm [5], [21], [23]:
Bệnh lý: Một số bệnh lý như bệnh gan, bệnh thận, bệnh tiểu đường hoặc bệnh
tuyến giáp có thể gây rối loạn lipid máu.
Thói quen sống: Một chế độ ăn uống giàu chất béo và cholesterol, uống rượu quá
mức, hút thuốc và thiếu vận động đều có thể dẫn đến rối loạn lipid máu.
Dùng thuốc: Một số loại thuốc cũng có thể gây ra rối loạn lipid máu, bao gồm
một số loại thuốc điều trị HIV, thuốc chống tăng huyết áp, thuốc điều trị ung thư, và
một số thuốc steroid.

Tình trạng khác: Béo phì, mang thai, và q trình mãn kinh cũng có thể gây ra
rối loạn lipid máu.
Trong nhiều trường hợp, việc điều chỉnh yếu tố thứ phát này có thể giúp cải thiện
tình trạng rối loạn lipid máu.


5
1.1.3 Phân loại
Phân loại của Fredrickson và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đều dựa trên sự thay
đổi về hàm lượng và loại lipoprotein trong máu. Dưới đây là cách phân loại chi tiết:
Típ I: Rối loạn lipid máu do tăng triglyceride, gây ra bởi hội chứng
chylomicronemia di truyền.
Típ II: Tăng cholesterol máu.
Típ IIa: Tăng LDL (lipoprotein mật độ thấp) do hội chứng hiperlipoproteinemia
loại IIa.
Típ IIb: Tăng LDL và triglyceride do hội chứng hiperlipoproteinemia loại IIb
hoặc hội chứng dyslipidemia hỗn hợp.
Típ III: Tăng cholesterol và triglyceride do hội chứng hiperlipoproteinemia loại
III.
Típ IV: Tăng triglyceride do hội chứng hiperlipoproteinemia loại IV.
Típ V: Tăng triglyceride và chylomicron do hội chứng hiperlipoproteinemia loại
V.
Phân loại này giúp xác định nguyên nhân của tình trạng lipid máu cao, từ đó giúp
xác định phương pháp điều trị phù hợp [31].
Phân loại theo Hiệp hội Tim mạch Châu Âu, theo De Gennes, cũng là một cách
tiếp cận phổ biến để phân loại Rối loạn lipid máu. Theo cách phân loại này, RLLM
được chia thành ba loại chính:
Tăng cholesterol: Tình trạng này xảy ra khi mức độ cholesterol trong máu cao
hơn mức độ an toàn khuyến nghị. Cholesterol cao có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh
tim mạch.

Tăng triglycerid: Trong tình trạng này, mức độ triglycerid trong máu cao hơn
mức độ an toàn khuyến nghị. Mức triglycerid cao cũng có thể tăng nguy cơ mắc các
bệnh tim mạch và đột quỵ.
Tăng lipid máu hỗn hợp: Đây là tình trạng mà cả cholesterol và triglycerid đều ở
mức cao trong máu [27].



×