Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

7A-Lv-Nguyễn Văn Pho (1) (1).Docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.63 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

NGUYỄN VĂN PHO

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC
ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
VÀ SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH
NHÂN
TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG
THÁP NĂM 2021

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC


CẦN THƠ, 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

NGUYỄN VĂN PHO

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC
ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 VÀ
SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN
TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG
THÁP
NĂM 2021

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành: Dược lý – Dược lâm sàng


Mã số: 8720205


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

CẦN THƠ, 2022


i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học
Trường Đại học Tây Đô và Ban Giám đốc, các cơ sở y tế Huyện Châu Thành, tỉnh
Đồng Tháp đã cho phép, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi được học tập và hồn thành
luận văn.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hương đã
trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm
quý báu trong suốt q trình thực hiện và hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các thầy cơ giáo Bộ
mơn Dược lý-Dược lâm sàng cùng các bộ môn liên quan, trường Đại học Tây Đô đã
chia sẻ, giải đáp các vướng mắc của tơi trong q trình làm luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các anh, chị tại Trung tâm Y tế huyện Châu Thành,
tỉnh Đồng Tháp đã cho phép, tạo điều kiện giúp tơi hồn thành luận văn. Tôi xin cảm
ơn, bạn bè đồng nghiệp tại đơn vị đã giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận
văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn những bệnh nhân đã đồng ý tham gia vào nghiên cứu,
giúp tơi có được số liệu cho luận văn này.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Tây Đô.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Pho


ii

TĨM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá mức độ tuân thủ
điều trị của bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại tuyến cơ sở của Huyện Châu Thành,
Tỉnh Đồng Tháp
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang và hồi cứu trên 200 đơn thuốc điều
trị ngoại trú và phiếu khảo sát tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường típ 2.
Kết quả nghiên cứu: Nhóm tuổi mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất là 60-69 tuổi (38,5%)
trong mẫu nghiên cứu. Bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ 63%. Thời gian mắc bệnh trên 5 năm
chiếm 53,5%. Tăng huyết áp là bệnh mắc kèm phổ biến (70,5%). Kết quả ghi nhận
việc chỉ định metformin là 94% và các sulfonylure là 41.5%. Phác đồ đơn trị liệu
chiếm 64,5% và phác đồ phối hợp chiếm 35,5%. Có 69% bệnh nhân khơng đạt mục
tiêu điều trị (glucose máu, HbA1c). Không gặp trường hợp nào có tương tác thuốc ở
mức độ chống chỉ định hoặc nghiêm trọng. Về khảo sát kiến thức về thuốc, kết quả ghi
nhận 63,5% bệnh nhân biết tên loại thuốc đang dùng; 85% bệnh nhân biết tác dụng
điều trị và 59% biết cách dùng và thời điểm dùng thuốc. Tuy nhiên chỉ 17% bệnh nhân
có kiến thức về các tác dụng phụ và biết cách xử trí. Về đánh giá mức độ tuân thủ điều
trị, nghiên cứu ghi nhận 29,5% bệnh nhân tuân thủ tốt, tuân thủ trung bình chiếm
27,5% và tuân thủ kém chiếm 43%. Có 53,5% bệnh nhân cho biết đã từng quên uống
thuốc. Có mối liên quan đạt ý nghĩa thống kê giữa mức độ tuân thủ và HbAlc của bệnh
nhân (p = 0,004) và tương tự giữa việc tuân thủ điều trị và kết quả glucose máu lúc đói
(p = 0,001). Về tn thủ khơng dùng thuốc; 44,5% bệnh nhân thường xuyên (>4

lần/tuần) ăn các thực phẩm có chỉ số tăng đường huyết nhanh; 69,5% bệnh nhân không
hút thuốc lá và uống rượu bia; chỉ 7,5% bệnh nhân tập thể dục mỗi ngày.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những số liệu về thực trạng sử dụng
thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 tại các trạm y tế cơ sở. Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ
điều trị còn khá thấp nên cần có các biện pháp quản lý cùng hoạt động tư vấn điều trị
phù hợp nhằm cải thiện mức độ tn thủ điều trị.
Từ khóa: Tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2, tuân thủ điều
trị.


iii

ABSTRACT
Aim of study: Survey the situation of drug use and assess the treatment adherence of
patients with type 2 diabetes at primary health care system of Chau Thanh District,
Dong Thap Province.
Study design: A cross-sectional and retrospective descriptive study on 200 outpatient
prescriptions and adherence survey forms of patients with type 2 diabetes.
Research results: The age group with the disease accounted for the highest
percentage of 60-69 years old (38,5%) in the sample. Female patients accounted for
63%. Disease duration over 5 years accounted for 53,5%. Hypertension is a common
comorbidity (70,5%). The results recorded that the appointment of metformin was
94% and the sulfonylurea was 41,5%. Monotherapy regimen accounted for 64,5% and
combined therapy regimen accounted for 35,5%. 69% of patients did not meet the
treatment goal (blood glucose, HbA1c). There were no cases of drug interactions of
contraindications or seriousness. Surveying on medication knowledge recognized that
63.5% of diabetic patients knew the name of prescribed drugs; 85% of them got
information of therapeutic effects, and 59% of patients remembered the medication
guide. However, only 17% of diabetic patients said how to resolve the side-effects of
antidiabetic drugs. The evaluation of medication adherence revealed that 29.5% of

patients were good compliance; 27.5% of average compliance and 43% of poor
compliance. There were 53.5% of patients who forgot the time taken for prescribed
drug. The study also recognized a statistically significant relationship between
medication adherence and patient's HbAlc levels (p = 0.004) as well as fasting blood
glucose (p= 0.001). The results showed the rate of medication adherence in diabetic
outpatients is quite low. Regarding non-medication compliance, 44.5% of patients
regularly (>4 times/week) ate foods with rapid glycemic index; 69.5% of patients did
not smoke and drink alcohol; only 7.5% of patients daily made physical exercise.
Conclusion: The study revealed useful data about situation of oral anti-diabetic drugs
prescribed at the primary health care system. From these results, it is necessary to
improve the healthcare system policy and quality patient counseling in order to
improve adherence amounts strenuously in type-2 diabetic outpatients.


iv

Keywords: Use of drugs to treat type 2 diabetes, adherence to treatment.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu và
kết quả nêu trong đề tài là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Pho


v


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................I
TÓM TẮT................................................................................................................... II
ABSTRACT............................................................................................................... III
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................IV
MỤC LỤC................................................................................................................... V
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................IX
DANH MỤC HÌNH.................................................................................................XII
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................3
1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2.............................................3
1.1.1 Định nghĩa....................................................................................................3
1.1.2 Dịch tễ bệnh đái tháo đường.........................................................................3
1.1.3 Bệnh đái tháo đường....................................................................................5
1.1.4 Cơ chế bệnh sinh..........................................................................................7
1.1.5 Biến chứng...................................................................................................9
1.1.6 Điều trị đái tháo đường...............................................................................12
1.2 TỔNG QUAN VỀ CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỆN
NAY................................................................................................................. 15
1.2.1 Các thuốc điều trị đái tháo đường bằng đường tiêm...................................15
1.2.2 Các thuốc điều trị đái tháo đường bằng đường uống đang sử dụng tại tuyến
xã, thị trấn...........................................................................................................19
1.3 TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG............................................28
1.3.1 Định nghĩa..................................................................................................28


vi

1.3.2 Việc tuân thủ điều trị có ảnh hưởng đến nhiều yếu tố................................29

1.3.3 Phương pháp đánh giá mức độ tuân thủ dùng thuốc...................................29
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................31
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU....................................................................31
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu.................................................................................31
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ.....................................................................................31
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................32
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu....................................................................................32
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu..................................................................................32
2.2.3 Cách chọn mẫu:..........................................................................................32
2.2.4 Cỡ mẫu nghiên cứu....................................................................................33
2.2.5 Phương pháp thu thập thông tin..................................................................33
2.3 CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..............................................................33
2.3.1 Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu...............................................33
2.3.2 Phân tích thực trạng sử dụng thuốc điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường
típ 2..................................................................................................................... 35
2.3.3 Khảo sát kiến thức về thuốc và Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của bệnh
nhân..................................................................................................................... 37
2.3.4 Phân tích mối liên quan của một số yếu tố liên quan đến tuân thủ của bệnh
nhân đái tháo đường............................................................................................38
2.3.5 Tiêu chuẩn đánh giá mức độ tuân thủ.........................................................38
2.3.6 Sơ đồ nghiên cứu........................................................................................39
2.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU............40
2.4.1 Công cụ thu thập........................................................................................40
2.4.2 Kỹ thuật thu thập........................................................................................40
2.4.3 Người thu thập............................................................................................40


vii

2.4.4 Phương pháp kiểm soát sai số....................................................................40

2.4.5 Xử lý số liệu...............................................................................................40
2.5 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU.........................................................................40
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................42
3.1 CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................42
3.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI
THÁO ĐƯỜNG TÍP 2..................................................................................... 46
3.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN
TRONG MẪU NGHIÊN CỨU........................................................................48
3.3.1 Kết quả phỏng vấn tuân thủ của bệnh nhân................................................48
3.3.2 Mức độ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu...........50
3.3.3 Mối liên quan tuân thủ điều trị thuốc với một số đặc điểm đái tháo đường 53
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN..........................................................................................57
4.1 VỀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..................57
4.1.1 Đặc điểm chung..........................................................................................57
4.1.2 Chỉ số khối cơ thể (BMI)............................................................................57
4.1.2 Đặc điểm điều trị của mẫu nghiên cứu.......................................................57
4.1.3 Các bệnh lý mắc kèm trên bệnh nhân.........................................................58
4.2 VỀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TRÊN
BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2......................................................58
4.2.1 Tỷ lệ các thuốc ĐTĐ típ 2 được điều trị trong nghiên cứu.........................58
4.2.2 Phác đồ điều trị sử dụng cho bệnh nhân ĐTĐ típ 2 trong mẫu nghiên cứu 59
4.2.4 Các tương tác gặp trong nghiên cứu...........................................................59
4.3 PHÂN TÍCH SỰ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN..........60
4.3.1 Tuân thủ điều trị thuốc...............................................................................60
4.2.2 Tuân thủ điều trị không dùng thuốc............................................................61


viii

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................63

5.1 KẾT LUẬN................................................................................................ 63
5.2 KIẾN NGHỊ............................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................65
PHỤ LỤC 1..............................................................................................................XII
PHỤ LỤC 2............................................................................................................... XV
PHỤ LỤC 3...........................................................................................................XVII
PHỤ LỤC 4.............................................................................................................XIX


ix

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký Hiệu Chữ Viết

Tiếng Anh

Tiếng việt

ADA

American Diabetes Association

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa kỳ

ALT

Aspartate Amino Transferase

Men gan


BMI

Body mass index

Chỉ số khối cơ thể

BN

Bệnh nhân

BYT

Bộ Y tế

ĐTĐ

Đái tháo đường

eGFR

estimated Glomerular Filtration
Rate

Độ lọc cầu thận ước tính

GLP-1

Glucagon like peptide

Hoocmon peptide


HbA1c

Glycosylated Haemoglobin

Hemoglobin gắn glucose

High density lipoprotein

Cholesterol lipoprotein tỷ trọng

cholesterol

cao

Lipoprotein Cholesterol tỉ trọng

Lipoprotein cholesterol tỷ trọng

thấp

thấp

HDL-C
LDL-cholesterol

Kênh đồng vận chuyển Sodium –

SGLT2


Sodium Glucose cotransporter 2

T2DM

Type 2 Diabetes Mellitus

Đái tháo đường típ 2

WHO

World health organization

Tổ chức Y tế thế giới

DANH MỤC BẢN

Glucose 2


x


xi

DANH MỤC HÌNH


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh đái tháo đường típ 2 là một bệnh lý khơng lây nhiễm nhưng có tốc độ phát
triển rất nhanh và đang trở thành căn bệnh rối loạn chuyển hóa phổ biến trên thế giới.
Gần một nữa số người ở độ tuổi 20-79 đang sống với bệnh đái tháo đường khơng được
chẩn đốn (46,5%) và tỷ lệ này ở khu vực Tây Thái Bình Dương là 52,1% (Bộ Y tế,
2020). Năm 2019, ước tính có hơn 4 triệu người trong độ tuổi từ 20-79 đã tử vong vì
các nguyên nhân liên quan đến bệnh đái tháo đường như bệnh tăng huyết áp, rối loạn
lipid máu, béo phì, bệnh thận mãn tính (Tạ Văn Bình, 2007), Việt Nam nằm trong 10
quốc gia có số bệnh nhân đái tháo đường tăng nhanh với tỷ lệ tăng thêm mỗi năm
khoảng 8-20% tùy theo khu vực dân cư (American Diabetes Association, 2018;
National Diabetes Statistics Report, 2017). Kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái
tháo đường đóng vai trị then chốt trong việc phòng ngừa các biến chứng ngoại vi và
sự tiến triển của bệnh mạch máu não, bệnh thiếu máu cục bộ, bệnh võng mạc mắt,
bệnh lý thần kinh. Các biến chứng muộn của đái tháo đường như bệnh thận đái tháo
đường, bệnh thiếu máu tim cục bộ có thể làm phức tạp thêm tình trạng bệnh. Do đó,
việc khơng kiểm sốt đường huyết hoặc tuân thủ kém điều trị ở bệnh nhân đái tháo
đường típ 2 có thể dẫn đến nguy cơ mắc các biến chứng sớm, ảnh hưởng đến chất
lượng sống hoặc nguy hiểm đến tính mạng (Oparil et at., 2003).
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thuốc và thay đổi lối sống là hai yếu tố vô
cùng quan trọng để kiểm sốt bệnh đái tháo đường típ 2. Trên thực tế việc tuân thủ
điều trị của người bệnh chưa cao, ghi nhận ở các nước đang phát triển chỉ khoảng dưới
50% (WHO, 2013). Đái tháo đường gây ra một loạt các biến chứng trầm trọng ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và xã hội. Vì vậy, bệnh đái tháo
đường cần được theo dõi, điều trị đúng, đủ, thường xuyên và kéo dài đến hết cuộc đời.
Nhiều bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có béo phì, và béo phì cũng là yếu tố nguy cơ cao
làm nặng tình trạng bệnh. Các biến chứng muộn của ĐTĐ như bệnh thận ĐTĐ, bệnh
tim thiếu máu cục bộ có thể làm phức tạp thêm tình trạng bệnh, khiến BN yếu đi và
tăng thêm mức độ nghiêm trọng của bệnh COVID 19 (ví dụ như địi hỏi lọc máu cấp
tính). Một số phát hiện chỉ ra rằng COVID 19 có thể gây tổn thương tim cấp tính hoặc
suy tim (Phan Thị Kim Lan, 2005).



2

Để từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại tuyến cơ sở, góp phần
giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên thì việc tiến hành khảo sát thực trạng sử dụng và
đánh giá tính hợp lý trong kê đơn thuốc và khảo sát tuân thủ điều trị ở bệnh nhân đái
tháo đường là cần thiết nhằm nâng cao quản lý chất lượng khám chữa bệnh một cách
hiệu quả và mang tính khoa học. Vì vậy, đề tài được tiến hành nghiên cứu với mục tiêu
là đánh giá tình hình sử dụng thuốc và khảo sát tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái
tháo đường típ 2 đang điều trị ngoại trú tại các trạm y tế xã, thị trấn trực thuộc Trung
tâm Y tế huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp là cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả
điều trị, đạt mục tiêu kiểm soát đường huyết, đánh giá được tuân thủ điều trị và đề ra
các biện pháp giáo dục sức khỏe giúp bệnh nhân tuân thủ tốt hơn.
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo
đường típ 2 và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại Huyện Châu Thành, Tỉnh
Đồng Tháp năm 2021” được tiến hành nghiên cứu với các mục tiêu sau:

1. Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 trên bệnh nhân
đang điều trị ngoại trú tại tuyến cơ sở.

2. Khảo sát kiến thức về thuốc điều trị đái tháo đường và đánh giá mức độ tuân thủ
điều trị của bệnh nhân đái tháo đường típ 2 được quản lý tại tuyến cơ sở.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
1.1.1 Định nghĩa

Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng glucose
huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai.
Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa
carbohydrat, protid, lipid, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và
mạch máu, thận, mắt, thần kinh (Bộ Y tế, 2020).
1.1.2 Dịch tễ bệnh đái tháo đường
Trên thế giới
Năm 2010, trên tồn thế giới có 7 tỷ người, dân số từ 20-79 tuổi 4,3 tỷ người. Tỷ
lệ đái tháo đường tại thời điểm này là 6,6% và rối loạn đường huyết đói là 7,9%. Như
vậy số đối người bị đái tháo đường là 285 triệu và rối loạn đường huyết đói 344 triệu
người. Năm 2030 dự đốn dân số chung toàn thế giới 8,4 tỷ người đối tượng từ 20-79
tuổi 5,6 tỷ người, trong số này có 439 triệu người đái tháo đường tăng 54% so năm
2010. Tử vong liên quan đến đái tháo đường khoảng 4 triệu người mỗi năm và chi phí
y tế đến 376 tỷ USD.
Ở Việt Nam
Theo ước tính 80% các ca bệnh mới về đái tháo đường sẽ xuất hiện ở những quốc
gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam (Tạ Văn Bình, 2006; Dương Thị Dung,
2013). Năm 2002-2003 tỷ lệ mắc ĐTĐ toàn quốc là 2,7%. Hiện nay, Việt Nam nằm
trong vị trí 10 quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh nhân đái tháo đường cao nhất thế giới
với tỷ lệ tăng thêm mỗi năm là 5,5%. Một số thống kê gần đây cho thấy độ tuổi mắc
bệnh ngày càng trẻ (độ tuổi từ 20-79) có khoảng 3,53 triệu người và có tới 69,9% số
người mắc bệnh chưa được chuẩn đoán để điều trị, người bệnh chỉ phát hiện ra khi có
các biến chứng của bệnh có tỷ lệ lên tới 85%, theo đó tỷ lệ chết do biến chứng tim
mạch ở bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ đến 80%, nhưng chỉ có 29% tham gia điều trị tại
các cơ sở y tế.


4

Kết quả điều tra quốc gia 2008, tỷ lệ bệnh T2DM trong lứa tuổi từ 30-69 khoảng

5,7% dân số, nếu ở khu vực thành phố, khu cơng nghiệp có tỷ lệ bệnh từ 7,0% đến
10%. Nghiên cứu của Dương Thị Dung và cộng sự trên đối tượng 30 đến 69 tuổi trong
hai cuộc điều tra trên cùng một cộng đồng Thái Nguyên vào thời điểm khác nhau năm
2008 và 2012 cùng một phương pháp do trung tâm dinh dưỡng tiến hành (Dương Thị
Dung, 2013). Kết quả cho thấy tỷ lệ đái tháo đường típ 2 năm 2012 là 7,4% và tỷ lệ
ĐTĐ tăng dần theo nhóm tuổi. Xuất hiện ở lứa tuổi nay càng trẻ hóa và có thừa cân,
béo phì tăng nhanh ở lứa tuổi thiếu niên đây là mối nguy cơ cho bệnh T2DM. Đái tháo
đường cũng là nguyên nhân làm gia tăng sa sút trí tuệ lên 50%- 100% bao gồm cả
Alzheimer và sa sút trí tuệ mạch máu, với nhiều cơ chế bệnh sinh vẫn chưa được biết
rõ ràng và còn đang tiếp tục nghiên cứu (ADA, 2019; Biessels et al., 2006; Biessels et
al., 2013). Bởi các lý do đó mà việc tầm sốt sớm rối loạn thần kinh nhận thức cũng
như các yếu tố nguy cơ có thể can thiệp được nhằm chặn đứng biến chứng nặng của
hai bệnh lý này.
Nhìn chung các nghiên cứu cho thấy bệnh ĐTĐ đang tăng nhanh không chỉ ở các
khu cơng nghiệp, thành phố mà cịn cả miền núi, trung du, nhận thức chung của công
đồng về bệnh đái tháo đường còn thấp. Như vậy, tỷ lệ mắc ĐTĐ ở Việt Nam luôn tăng
qua từng năm nhưng trong khi đó 75,5% số người được hỏi điều có kiến thức rất thấp
về bệnh đái tháo đường (Bộ Y tế, 2015).
Theo liên đồn đái tháo đường Quốc tế ước tính đến 2045 ở Việt Nam có khoảng
6,3 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, tăng tương 79%. Hướng gia tăng theo thời gian và
Theo sự phát triển kinh tế của đất nước, nhiều khu cơng nghiệp được hình thành, mức
đơ thị hóa ngày càng nhanh. Theo nghiên cứu của Phan Sỹ Quốc và cộng sự (1991) ở
4912 đối tượng trên 15 tuổi ở tại quận nội, ngoại thành Hà Nội, qua đó kết quả nghiên
cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tại Hà Nội 1,2% trong đó nội thành là 1,44%, ngoại
thành 0,63% và tỷ lệ giảm dung nạp glucose máu là 1,6%.


5

Hình 1.1 Số người bị đái tháo đường tồn thế giới dựa theo vùng năm 2017 và

2045 (tuổi 20-79) (Tạ Văn Bình, 2007).
1.1.3 Bệnh đái tháo đường
a. Phân loại theo ADA 2020
- Đái tháo đường típ 1: Do phản ứng tự miễn, thường đưa đến thiếu hụt insulin
tuyệt đối (American Diabetes Association, 2020).
- Đái tháo đường típ 2: Là do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên
nền tảng đề kháng insulin. Đái tháo đường không phụ thuộc insulin, chiếm 90% bệnh
nhân đái tháo đường trên thế giới, thường gặp ở những người trưởng thành trên 40 tuổi
(Tạ Văn Bình, 2009).
- Đái tháo đường thai kỳ: Là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3
tháng cuối của thai kỳ và khơng có bằng chứng về ĐTĐ típ 1, típ 2 trước đó.
- Các loại ĐTĐ đặc biệt do các nguyên nhân khác, như do sử dụng thuốc và hóa
chất, ĐTĐ sơ sinh …


6

b. Chẩn đoán đái tháo đường
Kiểm soát vẫn là nền tảng trong quản lý ĐTĐ típ 2. Một trong những tiêu chí để
đánh giá về bệnh cũng rất quan trọng, góp phần tích cực cho cơng tác chăm sóc sức
khỏe, 2 tiêu chuẩn được lựa chọn gồm:
Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ theo ADA 2020
- Glucose huyết tương lúc đói ≥126 mg/dL (hay 7,0 mmol/l). Đói được định
nghĩa là khơng nạp calo ít nhất 8 giờ hoặc;
- Glucose huyết tương sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 200mg/dl
(11,1 mmol/l). Nghiệm pháp được thực hiện theo hướng dẫn của WHO, sử dụng một
lượng glucose tương đương với 75 g glucose khan hòa tan trong nước hoặc;
- HbA1c ≥6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm phải được thực hiện ở phịng thí
nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế hoặc;
- Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng đường huyết, đường huyết

tương bất kỳ ≥200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
Trong trường hợp khơng có tăng đường huyết rõ ràng, chẩn đốn địi hỏi hai kết
quả xét nghiệm bất thường từ cùng một mẫu hoặc trong hay mẫu xét nghiệm riêng biệt
(Hồng Thị Kim Huyền và cs., 2014).
Tiêu chuẩn chẩn đốn đái tháo đường theo hướng dẫn của BYT 2020 dựa vào 1
trong 4 tiêu chí sau đây:
- Glucose huyết tương lúc đói ≥126 mg/dL (hay 7 mmol/L) hoặc:
- Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp với 75g
glucose bằng đường uống ≥200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L)
- HbA1c ≥6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm HbA1c phải được thực hiện bằng
phương pháp đã chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc của cơn tăng
glucose huyết cấp kèm mức glucose huyết tương bất kỳ ≥200 mg/dL (hay 11,1 mmol/
L).



×