Tải bản đầy đủ (.docx) (114 trang)

Luận Văn Thái Thanh Quang_In.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.36 KB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

THÁI THANH QUANG

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG
SINH TRONG PHẪU THUẬT MỔ LẤY
THAI TẠI BỆNH VIỆN CHUYÊN KHOA
SẢN NHI TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

CẦN THƠ, 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

THÁI THANH QUANG

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG
SINH TRONG PHẪU THUẬT MỔ LẤY
THAI TẠI BỆNH VIỆN CHUYÊN KHOA
SẢN NHI TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành: Dược lý và Dược lâm sàng
Mã ngành: 8720205

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

CẦN THƠ, 2023




i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học
Trường Đại học Tây Đô và Ban Giám đốc Bệnh viện Chuyên khoa Sản Nhi Tỉnh Sóc
Trăng đã cho phép, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi được học tập và hồn thành luận
văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Cô PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hương đã
trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm
quý báu trong suốt q trình thực hiện và hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các thầy cơ giáo Bộ
mơn Dược lâm sàng, trường Đại học Tây Đô đã chia sẻ, giải đáp các vướng mắc của
tơi trong q trình làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị tại Bệnh viện Chuyên khoa Sản Nhi Tỉnh
Sóc Trăng đã cho phép, tạo điều kiện giúp tơi hồn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn,
bạn bè đồng nghiệp tại đơn vị đã giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn tốt
nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ,
giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập tại Trường Đại học Tây Đô.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2023
Tác giả luận văn

Thái Thanh Quang


ii


TĨM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật lấy thai tại Bệnh
viện Chuyên Khoa Sản - Nhi Tỉnh Sóc Trăng.
Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang, không can thiệp thông qua hồi cứu 200
bệnh án ra viện đạt các tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ. Thời gian lấy mẫu
nghiên cứu từ 01/06/2020 đến 31/12/2020.
Kết quả: Nghiên cứu 200 bệnh nhân phẫu thuật lấy thai tại bệnh viện cho thấy: Đa số
bệnh nhân có độ tuổi từ 21 đến 29 (48%), hầu hết bệnh nhân có bảo hiểm y tế (97%),
số lần mổ một lần chiếm tỷ lệ cao nhất (65,5%), tất cả bệnh nhân có trạng thái vết mổ
khơ sạch (100%). Nhóm kháng sinh beta-lactam được sử dụng nhiều nhất (99%), trong
đó amoxicilin chiếm tỷ lệ cao nhất (98%). Thời gian sử dụng kháng sinh dưới 7 ngày
chiếm tỷ lệ cao nhất (69%). Đa số bệnh nhân sử dụng kháng sinh đơn trị liệu
amoxicilin (26,5%) và đa trị liệu 2 thuốc (72%). Amoxicilin liều 1000 mg được sử
dụng nhiều nhất (81,5%), kế đến là gentamicin 80 mg/2 ml (48%) và amikacin 500
mg/2 ml (26%). Chỉ có 1,5% trường hợp bắt đầu sử dụng kháng sinh dự phòng đúng
thời điểm và khơng có bệnh nhân nào sử dụng kháng sinh dự phịng đúng thời gian.
Khơng có bệnh nhân nào trong nghiên cứu có dấu hiệu phản ứng phụ sau khi sử dụng
kháng sinh.
Kết luận: Dựa trên kết quả nghiên cứu về đặc điểm bệnh nhân và cách sử dụng kháng
sinh trong phẫu thuật lấy thai, có thể kết luận rằng việc sử dụng kháng sinh đã được
thực hiện đúng cách và khơng có bất kỳ trường hợp phản ứng phụ nào được ghi nhận.
Tuy nhiên, chỉ có 1,5% trường hợp bắt đầu sử dụng kháng sinh dự phòng đúng thời
điểm, điều này có thể gây ra các vấn đề về kháng thuốc và cần được giải quyết trong
quá trình điều trị bệnh. Việc sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật lấy thai đã được thực
hiện phù hợp. Lưu ý giám sát việc sử dụng kháng sinh dự phòng để đảm bảo phù hợp
với mỗi trường hợp cụ thể.
Từ khóa: Kháng sinh, phẫu thuật lấy thai, Bệnh viện Chuyên Khoa Sản - Nhi Tỉnh Sóc
Trăng.



iii

ABSTRACT
Objective: To investigate the antibiotic utilization in cesarean section surgeries at Soc
Trang Obstetrics and Pediatrics Hospital.
Subjects and Methods: A cross-sectional, non-interventional study was conducted
through retrospective review of hospital discharge records that met inclusion and
exclusion criteria. The study period was from June 1, 2020 to December 31, 2020.
Results: The study of 200 patients undergoing cesarean section surgery revealed the
following findings: The majority of patients were in the age range of 21 to 29 years
(48%), and most patients had health insurance coverage (97%). The single-incision
procedure was the most common (65.5%), and all patients had clean surgical wounds
(100%). The beta-lactam antibiotic group was the most frequently used (99%), with
amoxicillin being the predominant choice (98%). The majority of antibiotic courses
lasted less than 7 days (69%). Most patients received monotherapy with amoxicillin
(26.5%) or dual therapy with two antibiotics (72%). Amoxicillin 1000 mg was the
most commonly prescribed dosage (81.5%), followed by gentamicin 80 mg/2 ml
(48%) and amikacin 500 mg/2 ml (26%). Only 1.5% of cases initiated antibiotic
prophylaxis at the correct timing, and no patients received prophylaxis for the
appropriate duration. None of the patients in the study exhibited signs of adverse
reactions following antibiotic use.
Conclusion: Based on the study findings regarding patient characteristics and
antibiotic utilization in cesarean section surgery, it can be concluded that antibiotic
therapy was appropriately administered without any reported adverse reactions.
However, the low adherence to antibiotic prophylaxis timing highlights the need for
addressing issues related to antimicrobial resistance in the treatment process. The
utilization of antibiotics in cesarean section surgery was generally rational. It is
necessary to manage prophylactic antibiotics suitable for clinical cases.
Keywords: Antibiotics, surgical abortion, Obstetrics and Pediatrics Specialty
Hospital, Soc Trang Province.



iv

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu và
kết quả nêu trong đề tài là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả

Thái Thanh Quang


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................i
TÓM TẮT.................................................................................................................... ii
ABSTRACT................................................................................................................iii
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC HÌNH...........................................................................................ix
DANH MỤC CÁC BẢNG...........................................................................................x
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................xi
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................3
1.1 TỔNG QUAN VỀ KHÁNG SINH TRONG PHẪU THUẬT...........................3
1.1.1 Định nghĩa về kháng sinh.................................................................................3
1.1.2 Chỉ định sử dụng kháng sinh............................................................................3
1.1.3 Lựa chọn kháng sinh.........................................................................................4
1.1.4 Phân loại kháng sinh.........................................................................................5

1.1.5 Cơ chế hoạt động của kháng sinh.....................................................................7
1.1.6 Phản ứng có hại của kháng sinh......................................................................10
1.2 TỔNG QUAN VỀ KHÁNG SINH DỰ PHỊNG.............................................14
1.2.1 Khái niệm kháng sinh dự phịng trong mổ lấy thai.........................................14
1.2.2 Chỉ định sử dụng kháng sinh dự phòng trong mổ lấy thai..............................15
1.2.3 Lựa chọn kháng sinh dự phòng trong mổ lấy thai...........................................15
1.2.4 Liều dùng kháng sinh dự phòng trong mổ lấy thai..........................................16
1.2.5 Đường dùng kháng sinh dự phòng trong mổ lấy thai......................................16
1.2.6 Thời gian sử dụng kháng sinh dự phòng trong mổ lấy thai.............................17
1.2.7 Kháng sinh dự phòng trong mổ lấy thai trong mổ lấy thai..............................17
1.3 TỔNG QUAN VỀ NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ TRONG LẤY THAI...........18
1.3.1 Khái niệm nhiễm khuẩn vết mổ trong lấy thai................................................18
1.3.2 Phân loại nhiễm khuẩn vết mổ trong lấy thai..................................................18


vi
1.3.3 Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn vết mổ trong lấy thai........19
1.3.4 Đánh giá nguy cơ nhiễm khuẩn trên bệnh nhân..............................................20
1.4 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC CĨ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.................................................................................20
1.5 GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN CHUYÊN KHOA SẢN – NHI TỈNH SÓC
TRĂNG....................................................................................................................23
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................24
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...........................................................................24
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn.......................................................................................24
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................................24
2.1.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu..................................................................24
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................24
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu........................................................................................24
2.2.2 Cỡ mẫu và cách lấy mẫu.................................................................................25

2.2.3 Sơ đồ nghiên cứu............................................................................................26
2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..............................................................................26
2.3.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân tham gia nghiên cứu.....................................26
2.3.2 Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị phẫu thuật lấy thai
................................................................................................................................. 29
2.3.3 Các tiêu chí đánh giá và quy trình đánh giá....................................................31
2.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU, KIỂM SOÁT SAI SỐ VÀ HẠN
CHẾ TRONG NGHIÊN CỨU................................................................................33
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu..........................................................................33
2.4.2 Phương pháp kiểm soát sai số.........................................................................34
2.5 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU...............35
2.5.1 Công cụ thu thập.............................................................................................35
2.5.2 Kỹ thuật thu thập............................................................................................35
2.5.3 Người thu thập................................................................................................35
2.5.4 Xử lý số liệu...................................................................................................35


vii
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................36
3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BN TRONG MẪU NGHIÊN CỨU....................36
3.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học.................................................................................36
3.1.2 Đặc điểm về số lần sinh con và số lần mổ trước đó........................................37
3.1.3 Đặc điểm về tuổi thai và lý do chỉ định lấy thai..............................................37
3.1.4 Phân nhóm theo thời gian vỡ ối và chuyển dạ tới lúc phẫu thuật....................38
3.1.5 Phân nhóm bệnh nhân theo mức độ nhiễm khuẩn trong nghiên cứu...............40
3.1.6 Độ dài cuộc phẫu thuật...................................................................................40
3.1.7 Theo dõi nhiệt độ sản phụ trước và sau phẫu thuật.........................................41
3.1.8 Phân bố thời gian điều trị sau phẫu thuật........................................................41
3.1.9 Tình trạng vết mổ sau phẫu thuật....................................................................42
3.1.10 Tình trạng bệnh nhân nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.......................................42

3.1.11 Tình trạng bệnh nhân ra viện........................................................................43
3.1.12 Các yếu tố nguy cơ nhiễm khẩn vết mổ........................................................43
3.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG PHẪU
THUẬT MỔ LẤY THAI.........................................................................................44
3.2.1 Lựa chọn nhóm kháng sinh sử dụng trong nghiên cứu...................................44
3.2.2 Danh mục các loại kháng sinh được sử dụng trong nghiên cứu......................44
3.2.3 Tỷ lệ sử dụng phác đồ kháng sinh trong mẫu nghiên cứu...............................45
3.2.4 Tỷ lệ thời gian sử dụng kháng sinh.................................................................46
3.2.5 Liều dùng sử dụng kháng sinh........................................................................46
3.2.6 Thời điểm đưa kháng sinh liều đầu.................................................................48
3.2.7 Thời gian sử dụng kháng sinh và phác đồ kháng sinh....................................48
3.2.8 Khảo sát một số bệnh lý ảnh hưởng sau khi sử dụng kháng sinh....................49
3.2.9 Tính phù hợp của việc sử dụng kháng sinh kiểu dự phịng theo từng tiêu chí 50
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN..........................................................................................49
4.1 VỀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN TRONG MẪU NGHIÊN CỨU
................................................................................................................................... 49


viii
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG PHẪU
THUẬT MỔ LẤY THAI.........................................................................................54
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................63
PHỤ LỤC 1................................................................................................................xii
PHỤ LỤC 2...............................................................................................................xiv
PHỤ LỤC 3...............................................................................................................xix
PHỤ LỤC 4................................................................................................................xx
PHỤ LỤC 5...........................................................................................................21viii



ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu......................................................................................26
Hình 2.2 Quy trình đánh giá tính phù hợp chung của kháng sinh kiểu dự phòng....33


x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Các phản ứng có hại thường gặp của thuốc kháng sinh............................10
Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của BN tham gia nghiên cứu............................36
Bảng 3.2 Số lần sinh con và số lần mổ trước đó được ghi nhận..............................37
Bảng 3.3 Đặc điểm về tuổi thai và lý do chỉ định lấy thai được ghi nhận................37
Bảng 3.4 Thời gian vỡ ối và chuyển dạ tới lúc phẫu thuật.......................................38
Bảng 3.5 Phân nhóm bệnh nhân trước PT theo mức độ nhiễm khuẩn.....................39
Bảng 3.6 Thời gian phẫu thuật trong nghiên cứu.....................................................39
Bảng 3.7 Thân nhiệt sản phụ trước và sau phẫu thuật.............................................40
Bảng 3.8 Thời gian điều trị sau phẫu thuật..............................................................40
Bảng 3.9 Tình trạng vết mổ sau phẫu thuật.............................................................41
Bảng 3.10 Tình trạng bệnh nhân nhiễm khuẩn sau phẫu thuật................................41
Bảng 3.11 Tình trạng bệnh nhân ra viện..................................................................42
Bảng 3.12 Các yếu tố nguy cơ nhiễm khẩn vết mổ..................................................42
Bảng 3.13 Nhóm kháng sinh sử dụng......................................................................43
Bảng 3.14 Đặc điểm các loại kháng sinh sử dụng...................................................43
Bảng 3.15 Các phác đồ kháng sinh áp dụng trong mẫu nghiên cứu.........................44
Bảng 3.16 Thời gian sử dụng kháng sinh................................................................45
Bảng 3.17 Khảo sát liều dùng sử dụng kháng sinh..................................................45
Bảng 3.18 Thời điểm bắt đầu sử dụng kháng sinh...................................................46
Bảng 3.19 Tỷ lệ thời gian sử dụng kháng sinh và phác đồ kháng sinh....................47

Bảng 3.20 Khảo sát một số triệu chứng xuất hiện sau khi sử dụng kháng sinh.......48
Bảng 3.21 Tính phù hợp của việc sử dụng kháng sinh kiểu dự phịng theo từng tiêu
chí............................................................................................................................ 48


xi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ASA

American Society of
Anesthegiologists

Hội Gây mê Hoa Kỳ

ASHP

American Society of HealthSystem Pharmacists

Hội Dược sĩ bệnh viện Hoa Kỳ

CDC

Centers for Disease Control and

Prevention

Trung tâm Kiểm sốt và Phịng
chống bệnh tật Hoa Kỳ

KSDP

Kháng sinh dự phòng

BYT

Bộ Y tế

IV

Intravenous injection

NKVM

Tiêm đường tĩnh mạch
Nhiễm khuẩn vết mổ

NNIS

National Nosocomial Infections
Surveillance

Cơ quan giám sát nhiễm khuẩn quốc
gia Hoa kỳ


WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế giới

BN

Bệnh nhân


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn vết mổ, đặc biệt mổ lấy thai, là một vấn đề quan trọng trong lĩnh
vực phẫu thuật sản nhi. Nhiễm khuẩn vết mổ có thể gây nhiều biến chứng nghiêm
trọng đến sức khỏe của bệnh nhân, bao gồm đau, viêm, ho, giảm suất máu, và trong
trường hợp nặng, có thể dẫn đến tình trạng phẫu thuật lại, gây ra những rủi ro cho trẻ
sơ sinh, bao gồm nhiễm trùng, tử vong, và các tình trạng khác. Nhiễm khuẩn vết mổ
cũng có thể tăng chi phí cho việc điều trị và phục hồi sau phẫu thuật và dẫn đến thời
gian điều trị dài hơn và khó khăn hơn để hoàn tất phục hồi. Ngoài ra gây ra những tác
hại tâm lý cho bệnh nhân và gia đình của họ, bao gồm stress, lo lắng, và áp lực [1].
Nhiễm khuẩn vết mổ trong mổ lấy thai đã được tiến hành trên nhiều quốc gia và
mang lại những thông tin quan trọng về tần suất, yếu tố nguy cơ, và ảnh hưởng của
nhiễm khuẩn vết mổ. Một nghiên cứu tại bệnh viện ở Bạc Liêu đã ghi nhận tỷ lệ nhiễm
khuẩn vết mổ trong mổ lấy thai là 5% [2]. Tương tự, một nghiên cứu tại Hà Nội cũng
báo cáo tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ trong mổ lấy thai là 3,7% [3]. Các nghiên cứu khác
trên toàn cầu cũng đã tìm thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ dao động từ 3% đến 15%.
Các yếu tố nguy cơ có thể góp phần vào nhiễm khuẩn vết mổ trong mổ lấy thai bao
gồm: Thời gian mổ kéo dài, nguy cơ nhiễm trùng từ trước đến sau mổ, tỷ lệ nhiễm

trùng cao ở các ca mổ khẩn cấp, và việc sử dụng dụng cụ không sạch [4], [5].
Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến trong ngăn chặn và điều trị nhiễm khuẩn
vết mổ. Cơ chế hoạt động của kháng sinh dựa trên việc ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn
gây bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh cần được thực hiện một cách cân nhắc
và phù hợp để tránh tình trạng kháng thuốc và các biến chứng khác. Việc áp dụng
kháng sinh theo phác đồ, đúng liều, thời gian và thời điểm sử dụng là vô cùng quan
trọng để đảm bảo hiệu quả trong ngăn ngừa và điều trị nhiễm khuẩn vết mổ [3].
Trong tầm quan trọng của việc sử dụng kháng sinh trong mổ lấy thai, có lời
khuyên từ Hiệp hội Phẫu thuật Sản nhi Mỹ (American College of Obstetricians and
Gynecologists): “Kháng sinh không nên được sử dụng một cách tự phát trong mổ lấy
thai, mà phải được dùng chỉ khi cần thiết và theo đúng hướng dẫn của phác đồ điều trị.
Việc chọn kháng sinh cần cân nhắc đến việc tương thích với vi khuẩn gây nhiễm
khuẩn thường gặp trong phẫu thuật mổ lấy thai” [6].
Tại Bệnh viện Chuyên khoa Sản Nhi Tỉnh Sóc Trăng, việc sử dụng kháng sinh
trong phẫu thuật mổ lấy thai cũng gặp những thách thức và hạn chế. Các nhân viên y tế
chưa có đầy đủ kiến thức và ý thức về việc sử dụng kháng sinh, gây ảnh hưởng đến
chất lượng chăm sóc sản phụ và thai nhi.


2
Do đó, để cải thiện tình trạng sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật mổ lấy thai tại
Bệnh viện Chuyên khoa Sản Nhi Tỉnh Sóc Trăng, hiểu rõ hơn về nhiễm khuẩn vết mổ,
đánh giá tính cần thiết của liệu pháp kháng sinh, và cải thiện sử dụng kháng sinh phù
hợp, nâng cao chất lượng chăm sóc sản phụ và thai nhi, đồng thời giảm nguy cơ nhiễm
khuẩn và các biến chứng liên quan. Đề tài được thưc hiện với các mục tiêu sau:
Mục tiêu chung
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật mổ lấy thai tại Bệnh viện
Chuyên Khoa Sản – Nhi Tỉnh Sóc Trăng năm 2020.
Mục tiêu cụ thể
1. Phân tích đặc điểm sản phụ có sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật mổ lấy

thai.
2. Đánh giá tỷ lệ kháng sinh sử dụng phù hợp (phác đồ, thời gian, liều dùng, thời
điểm sử dụng) trong phẫu thuật mổ lấy thai.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ KHÁNG SINH TRONG PHẪU THUẬT
1.1.1 Định nghĩa về kháng sinh
Kháng sinh là một nhóm thuốc được sử dụng để chống lại hoặc ngăn chặn
sự phát triển của vi khuẩn. Chúng có thể hoạt động bằng cách tiêu diệt trực tiếp
vi khuẩn hoặc làm giảm khả năng phát triển và nhân lên của vi khuẩn, từ đó
giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể tiêu diệt chúng [7], [8]. Các kháng sinh có
thể được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh nhiễm khuẩn [9].
Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh không đúng cách có thể gây ra các
vấn đề về kháng thuốc, khiến các vi khuẩn trở nên kháng lại kháng sinh và làm
giảm hiệu quả của thuốc. Việc sử dụng kháng sinh khơng đúng cách cũng có
thể gây ra tác dụng phụ và làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Do đó, việc sử
dụng kháng sinh nên được chỉ định và giám sát chặt chẽ bởi các chuyên gia y tế
[10], [11].
1.1.2 Chỉ định sử dụng kháng sinh trong mổ lấy thai
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam, việc sử dụng kháng sinh trong
điều trị nhiễm khuẩn vết mổ lấy thai phải được thực hiện đúng liều lượng, đúng
thời gian và đúng cách sử dụng để tránh tình trạng dùng q mức, dùng khơng
đúng cách hoặc dùng không cần thiết, gây ra các vấn đề về kháng thuốc, tác
dụng phụ và làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể [12].
Kháng sinh chỉ được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn vết mổ lấy thai
khi có chỉ định cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa kháng sinh hoặc bác sĩ chuyên

khoa liên quan đến bệnh trị liệu kê đơn và giám sát. Các trường hợp chỉ định sử
dụng kháng sinh trong nhiễm khuẩn vết mổ lấy thai bao gồm [13], [14], [15]:
+ Nhiễm trùng do vi khuẩn nhạy cảm.
+ Nhiễm trùng do vi khuẩn mẫn cảm, đặc biệt là các trường hợp nhiễm trùng
nguy hiểm đến tính mạng.
+ Nhiễm trùng do vi khuẩn kháng thuốc khi không có thuốc khác thích hợp hoặc
trong trường hợp khẩn cấp cần điều trị.
Trong phẫu thuật, kháng sinh được sử dụng dự phòng hoặc trị liệu tùy
thuộc vào loại phẫu thuật. Kháng sinh dự phòng được chỉ định cho các can
thiệp phẫu thuật thuộc loại phẫu thuật sạch-nhiễm. Trong khi đó, trong phẫu
thuật nhiễm và bẩn, kháng sinh đóng vai trị trị liệu. Tuy nhiên, việc sử dụng


4
kháng sinh dự phòng cần phải được đánh giá kỹ lưỡng vì có thể gây ra các phản
ứng khơng mong muốn của thuốc, sự xuất hiện của các chủng đề kháng hay bội
nhiễm, và giá cả của thuốc [16], [17].
Theo các hướng dẫn của Bộ Y tế và Hội Dược sĩ Hoa Kỳ, kháng sinh dự
phòng được chỉ định trên các phẫu thuật sạch kèm theo yếu tố nguy cơ tùy
thuộc vào loại phẫu thuật. Trong khi đó, tất cả các phẫu thuật sạch-nhiễm và
phẫu thuật nhiễm đều được chỉ định sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, kháng sinh
dự phòng chỉ là một trong các biện pháp dự phòng nhiễm khuẩn và không thể
thay thế được việc giữ vệ sinh và kỹ thuật mổ tốt [18], [19].
Các bệnh viện có những hướng dẫn riêng về sử dụng kháng sinh trong
phẫu thuật hoặc theo Hướng dẫn chung của Bộ Y tế. Theo Bệnh viện Chợ Rẫy,
kháng sinh dự phòng chỉ được sử dụng trong phẫu thuật sạch hoặc sạch-nhiễm,
trong khi đó, phẫu thuật bẩn và nhiễm thì kháng sinh được coi là điều trị thực
sự. Tại Bệnh viện Từ Dũ, việc sử dụng kháng sinh dự phòng cũng được đánh
giá kỹ lưỡng và có thể giảm tần số nhiễm trùng sau phẫu thuật, tuy nhiên, lợi
ích trị liệu phải được đánh giá dựa trên nhiều mặt [20], [21].

Theo CDC, kháng sinh dự phòng nên được chỉ định tùy thuộc vào loại
phẫu thuật, trong đó phân tầng nguy cơ nhiễm khuẩn được áp dụng rộng rãi cho
nhiều nhóm phẫu thuật. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh dự phòng cần phải
được đánh giá kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả và giảm thiểu các tác dụng phụ
của thuốc [22].
Tóm lại, việc sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật phụ thuộc vào loại
phẫu thuật và tình trạng của bệnh nhân. Kháng sinh dự phòng được chỉ định
trên các phẫu thuật sạch-nhiễm và các phẫu thuật có yếu tố nguy cơ tùy thuộc
vào loại phẫu thuật. Trong khi đó, trong phẫu thuật nhiễm và bẩn, kháng sinh
đóng vai trị trị liệu. Việc sử dụng kháng sinh dự phòng cần phải được đánh giá
kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả và giảm thiểu các tác dụng phụ của thuốc.
1.1.3 Lựa chọn kháng sinh
Để lựa chọn đúng kháng sinh cho trường hợp phòng ngừa nhiễm khuẩn tại
vết mổ, cần cân nhắc những yếu tố sau [23], [24], [25]:
+ Kháng sinh có phổ tác dụng phù hợp với các chủng vi khuẩn thường gây
nhiễm khuẩn tại vết mổ và tình trạng kháng thuốc của địa phương, đặc biệt là
trong từng bệnh viện
+ Kháng sinh được lựa chọn nên ít hoặc khơng gây tác dụng phụ hay các phản
ứng có hại, độc tính của thuốc càng ít càng tốt. Không nên sử dụng các kháng


5

+
+
+
+

sinh có nguy cơ gây độc kháng dự đốn được và có mức độ gây độc nặng
khơng phụ thuộc liều.

Kháng sinh không nên tương tác với các thuốc dùng để gây mê, như
polymyxin và aminoglycoside.
Kháng sinh nên có khả năng ít chọn lọc vi khuẩn đề kháng kháng sinh và
không thay đổi hệ vi khuẩn thường trú.
Khả năng khuếch tán của kháng sinh trong mô tế bào phải cho phép đạt nồng
độ thuốc cao hơn nồng kháng khuẩn tối thiểu của vi khuẩn gây nhiễm.
Liệu pháp kháng sinh dự phòng cần có chi phí phù hợp và thấp hơn so với liệu
pháp kháng sinh trị liệu lâm sàng.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính hiệu quả và tránh các tác dụng phụ của thuốc,
việc lựa chọn kháng sinh dự phòng cần phải được đánh giá kỹ lưỡng và tuân thủ
các hướng dẫn sử dụng của Bộ Y tế. Ngoài ra, cần kết hợp sử dụng các biện
pháp giữ vệ sinh và kỹ thuật mổ tốt để giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn tại vết
mổ [26], [27].

1.1.4 Phân loại kháng sinh
a. Dựa vào nguồn gốc
- Kháng sinh tự nhiên:
Kháng sinh tự nhiên được sản xuất bởi các vi khuẩn trong tự nhiên để
cạnh tranh và tiêu diệt các vi khuẩn khác trong môi trường sống của chúng.
Những loại kháng sinh tự nhiên như penicillin, streptomycin, gramicidin
và chlortetracyclin thường có tác dụng đối với một loại vi khuẩn hoặc một
nhóm vi khuẩn cụ thể, và không hoạt động đối với các loại vi khuẩn khác. Điều
này có nghĩa là chúng ít gây kháng thuốc hơn các loại kháng sinh tổng hợp.
Ngoài ra, các kháng sinh tự nhiên thường ít gây ra các vấn đề về tác dụng phụ
hơn các loại kháng sinh tổng hợp do chúng được sản xuất trong tự nhiên và đã
được sử dụng trong q trình tiến hóa của các loài vi khuẩn trong hàng triệu
năm [28].
Tuy nhiên, sử dụng kháng sinh tự nhiên cũng có một số hạn chế như khó
tái tạo và có số lượng hạn chế trong tự nhiên, điều này đã khiến cho các nhà
khoa học phát triển các loại kháng sinh tổng hợp. Ngoài ra, việc sản xuất các

kháng sinh tự nhiên đòi hỏi kỹ thuật sản xuất phức tạp hơn so với các loại
kháng sinh tổng hợp.


6
- Kháng sinh tổng hợp:
Các kháng sinh tổng hợp là các loại kháng sinh được tổng hợp trong
phịng thí nghiệm bằng phương pháp hóa học để chống lại các loại vi khuẩn gây
bệnh. Những năm qua, sự tiến bộ trong việc hiểu về cấu trúc và cơ chế hoạt
động của kháng sinh đã cho phép các nhà khoa học phát triển ra nhiều loại
kháng sinh tổng hợp mới, chúng bao gồm acid 6-aminopenicillinic,
cephalosporin, fluorocyclin, linezolid và meropenem.
Các kháng sinh tổng hợp thường có tác dụng nhanh hơn và mạnh hơn so
với các kháng sinh tự nhiên, tuy nhiên có nhược điểm là tác dụng phụ mạnh
hơn do được sản xuất bằng cách sử dụng các chất hóa học để tạo ra phân tử
kháng sinh. Ngoài ra, việc sử dụng quá nhiều và khơng đúng cách các kháng
sinh tổng hợp có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc của nhiều loại vi khuẩn dẫn
đến khó khăn trong điều trị [28].
b. Dựa vào phổ tác dụng
- Thuốc kháng sinh phổ hẹp
Kháng sinh có tác dụng chọn lọc với một hoặc một số loại vi khuẩn nhất
định nên thường được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do một loại vi
khuẩn cụ thể đã được xác định. So với các loại kháng sinh phổ rộng, các kháng
sinh phổ hẹp ít gây tác dụng phụ và có khả năng loại bỏ tận gốc các nhiễm
trùng tốt hơn.
Tuy nhiên, nhược điểm của các loại thuốc kháng sinh phổ hẹp là chỉ có tác
dụng đối với một số loại vi khuẩn cụ thể và không hiệu quả đối với các loại vi
khuẩn khác. Điều này có nghĩa là nếu nhiễm trùng bởi một loại vi khuẩn khác,
thuốc kháng sinh phổ hẹp sẽ khơng có tác dụng.
Ví dụ, penicillin chủ yếu có tác dụng chống lại các vi khuẩn Gram dương,

trong khi streptomycin có tác dụng chống lại các vi khuẩn Gram âm. Tuy nhiên,
các loại vi khuẩn cũng có thể phát triển kháng thuốc với các kháng sinh phổ hẹp
nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá thường xuyên.
- Thuốc kháng sinh phổ rộng
Là các kháng sinh có tác dụng chống lại cả vi khuẩn Gram dương và
Gram âm, nên có thể sử dụng để điều trị một loạt các bệnh lý nhiễm khuẩn. Tuy
nhiên, kháng sinh phổ rộng cũng có tác dụng đối với các vi sinh vật khác như
một số loại virus lớn hơn, các chi vi khuẩn sốt mò (Rickettsia), các vi khuẩn
viêm phổi màng phổi và động vật nguyên sinh [29]. Ví dụ về kháng sinh phổ
rộng bao gồm azithromycin, clarithromycin… [30].


7
Việc sử dụng kháng sinh phổ rộng có thể gây ra một số tác dụng phụ
nghiêm trọng và gây ra sự phát triển của các vi khuẩn kháng thuốc. Do đó, việc
sử dụng các thuốc kháng sinh phổ rộng nên được giới hạn và chỉ được sử dụng
trong các trường hợp cần thiết. Trong trường hợp nhiễm trùng, thường sử dụng
các loại thuốc kháng sinh phổ rộng để bắt đầu điều trị, nhưng sau đó phải dựa
vào kết quả xét nghiệm để xác định loại vi khuẩn cụ thể và chuyển sang sử
dụng các thuốc kháng sinh phổ hẹp thích hợp hơn để loại bỏ nhiễm trùng một
cách hiệu quả nhất.
c. Dựa vào mức đợ tác dụng
Kháng sinh kìm khuẩn [31]:
-

Glycylcyclin: Tigecyclin.
Tetracyclin: Doxycyclin, minocyclin.
Lincosamid: Clindamycin.
Macrolid: Azithromycin, clarithromycin, erythromycin.
Oxazolidinone: Linezolid.

Sulfonamid: Sulfamethoxazol.

Kháng sinh diệt khuẩn [31]:
- Aminoglycosid: Tobramycin, gentamicin, amikacin.
- Beta-lactam (penicilin, cephalosporin, carbapenem): Amoxicillin, cefazolin,
meropenem.
- Fluoroquinolon: Ciprofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin.
- Glycopeptide: Vancomycin.
- Lipopeptide: Daptomycin.
- Nitroimidazole: Metronidazol.
1.1.5 Cơ chế hoạt động của kháng sinh
Sau khi được hấp thu vào cơ thể, kháng sinh sẽ được vận chuyển đến đích
tác động (vị trí nhiễm trùng) và sẽ tương tác với các thành phần cấu tạo cơ bản
của tế bào vi khuẩn tùy theo cơ chế tác động của từng nhóm kháng sinh, bao
gồm vách tế bào, màng tế bào, ribosome và DNA của vi khuẩn.
Các kháng sinh có thể tiêu diệt hoặc kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển
của vi khuẩn bằng cách tác động vào một hoặc nhiều thành phần cấu tạo cơ bản
của tế bào, phụ thuộc vào loại kháng sinh và loại vi khuẩn.
Tuy nhiên, vi khuẩn cũng có khả năng phát triển kháng thuốc với các
kháng sinh, do đó sử dụng kháng sinh một cách cẩn thận và có kế hoạch là rất
quan trọng để ngăn ngừa sự kháng thuốc [12].
a. Ức chế sinh tổng hợp vách tế bào vi khuẩn



×