Tải bản đầy đủ (.docx) (137 trang)

Lương Tú Anh (1).Docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.65 KB, 137 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

LƯƠNG TÚ ANH

KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG
HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU
TRỊ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ LONG
MỸ, TỈNH HẬU GIANG NĂM 2021
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

CẦN THƠ, 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

LƯƠNG TÚ ANH

KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG
HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU
TRỊ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ LONG
MỸ, TỈNH HẬU GIANG NĂM 2021
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành: Dược lý và Dược lâm sàng
Mã ngành: 8720205

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

CẦN THƠ, 2023




i

CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn này, với đề tựa là: Khảo sát tương tác thuốc trong hồ sơ bệnh án của bệnh
nhân điều trị tại Trung tâm Y tế Thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang năm 2021. Do học
viên Lương Tú Anh thực hiện theo sự hướng dẫn của GVHD: TS. Trần Quang Đệ
Luận văn đã được báo cáo và được hội đồng chấm luận văn thông qua ngày
…/…./2023.

ỦY VIÊN

UV-THƯ KÝ

(Ký tên)

(Ký tên)

PHẢN BIỆN 1

PHẢN BIỆN 2

(Ký tên)

(Ký tên)

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
(Ký tên)


CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký tên)

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học
Trường Đại học Tây Đô và Ban Giám đốc Trung tâm Y tế Thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu


ii

Giang đã cho phép, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tơi được học tập và hồn thành luận
văn.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Quang Đệ đã trực tiếp hướng
dẫn, tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong
suốt q trình thực hiện và hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các thầy cơ giáo Bộ
mơn Dược lâm sàng, trường Đại học Tây Đô đã chia sẻ, giải đáp các vướng mắc của
tơi trong q trình làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị tại Trung tâm Y tế Thị xã Long Mỹ, tỉnh
Hậu Giang đã cho phép, tạo điều kiện giúp tôi hồn thành luận văn. Tơi xin cảm ơn,
bạn bè đồng nghiệp tại đơn vị đã giúp đỡ tôi trong suốt q trình thực hiện luận văn tốt
nghiệp này.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ,
giúp đỡ tôi trong suốt q trình học tập tại Trường Đại học Tây Đơ.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày

tháng

Tác giả luận văn


Lương Tú Anh

năm 2023


iii

TĨM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích tình hình kê đơn thuốc điều trị và đánh giá các tương
tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng trên đơn thuốc điều trị ngoại trú, phân tích ảnh hưởng
của một số yếu tố đến khả năng xảy ra tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, không can thiệp thông qua hồi cứu dữ
liệu bệnh án ra viện đạt các tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ.
Kết quả nghiên cứu: Trong nghiên cứu này, 22 tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng
được xác định, trong đó có 9 tương tác được đánh giá nghiêm trọng. Cặp tương tác
amlodipine + metformin xuất hiện với tần suất cao nhất (3,1%), theo sau bởi
clarithromycin + methylprednisolone và telmisartan + hydrochlorothiazid (2,3%). Các
cặp tương tác khác thường có tần suất thấp (dưới 1%). Đánh giá về số đơn thuốc cho
thấy hơn 82% khơng có tương tác thuốc, nhưng đơn thuốc với 3 cặp tương tác chiếm
1,6%. Bệnh nhân cao tuổi, có nhiều bệnh và sử dụng nhiều loại thuốc có nguy cơ cao
về tương tác thuốc. Bệnh nhân có bệnh lý nội tiết và tim mạch cũng có tỷ lệ tương tác
cao. Các yếu tố này cần được theo dõi và quản lý cẩn thận để đảm bảo an toàn trong sử
dụng thuốc trong điều trị bệnh nhân.
Kết luận: Trong nghiên cứu, xác định 22 tương tác thuốc, với 9 nghiêm trọng, và
amlodipine + metformin là phổ biến nhất (3,1%). Hơn 82% đơn thuốc không tương
tác, nhưng đơn thuốc có 3 cặp tương tác chiếm 1,6%. Bệnh nhân cao tuổi, có nhiều
bệnh và sử dụng nhiều loại thuốc có nguy cơ tương tác cao. Bệnh nhân có bệnh lý nội
tiết và tim mạch cũng có tỷ lệ cao. Yếu tố này cần theo dõi và quản lý để đảm bảo an
tồn trong điều trị bệnh nhân.

Từ khóa: Tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng, yếu tố có liên quan đến tương tác
thuốc.


iv

ABSTRACT
Research objective: Analyze the prescription situation of treatment drugs and
evaluate clinically significant drug interactions on outpatient prescriptions, analyze the
influence of a number of factors on the likelihood of interactions occurring The drug
has clinical significance.
Research method: Cross-sectional, non-interventional description through
retrospective hospital discharge data that met the inclusion and exclusion criteria.
Research results: In this study, 22 clinically significant drug interactions were
identified, of which 9 interactions were assessed as serious. The interaction pair
amlodipine + metformin appeared with the highest frequency (3.1%), followed by
clarithromycin + methylprednisolone and telmisartan + hydrochlorothiazid (2.3%).
Other interacting pairs usually have a low frequency (less than 1%). Evaluation of the
number of prescriptions showed that more than 82% had no drug interactions, but
prescriptions with 3 pairs of interactions accounted for 1.6%. Patients who are elderly,
have multiple medical conditions, and use multiple medications are at high risk for
drug interactions. Patients with endocrine and cardiovascular diseases also have high
interaction rates. These factors need to be carefully monitored and managed to ensure
the safety of drug use in patient treatment.
Conclusion: In the study, 22 drug interactions were identified, with 9 serious, and
amlodipine + metformin being the most common (3.1%). More than 82% of
prescriptions did not interact, but prescriptions with 3 interacting pairs accounted for
1.6%. Patients who are elderly, have multiple diseases, and use multiple medications
have a high risk of interactions. Patients with endocrine and cardiovascular diseases
also have a high rate. This factor needs to be monitored and managed to ensure safety

in patient treatment.
Keywords: Clinically significant drug interactions, factors related to drug
interactions.


v

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu và
kết quả nêu trong đề tài là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả

Lương Tú Anh


vi

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................i
TÓM TẮT.................................................................................................................... ii
ABSTRACT................................................................................................................iii
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................iv
MỤC LỤC.................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH...........................................................................................ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................x
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................3
1.1 TỔNG QUAN VỀ TƯƠNG TÁC THUỐC.....................................................3

1.1.1 Định nghĩa tương tác thuốc..........................................................................3
1.1.2 Phân loại tương tác thuốc.............................................................................3
1.1.3 Yếu tố làm tăng nguy cơ tương tác thuốc bất lợi..........................................6
1.1.4 Yếu tố thuộc về bệnh nhân...........................................................................7
1.1.5 Yếu tố thuộc về thuốc...................................................................................7
1.1.6 Yếu tố thuộc về bác sĩ kê đơn thuốc.............................................................8
1.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM TỶ LỆ ĐƠN THUỐC CÓ TƯƠNG TÁC....9
1.2.1 Tập huấn quản lý tương tác thuốc cho bác sĩ kê đơn....................................9
1.2.2 Dược sĩ lâm sàng hỗ trợ...............................................................................9
1.2.3 Chuẩn hoá dữ liệu y tế..................................................................................9
1.2.4 Các cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc..................................................10
1.2.5 Đặc điểm của các cơ sở dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu................11
1.3 MỘT SỐ KHUYẾN CÁO CHUNG ĐỂ KIỂM SOÁT TƯƠNG TÁC
THUỐC...................................................................................................................... 16
1.4 XÂY DỰNG DANH MỤC TƯƠNG TÁC THUỐC SỬ DỤNG TRONG
THỰC HÀNH LÂM SÀNG......................................................................................17


vii

1.5 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TƯƠNG TÁC THUỐC TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM................................................................................................................. 17
1.5.1 Nghiên cứu tương tác thuốc trên thế giới...................................................17
1.5.2 Nghiên cứu tương tác thuốc ở Việt Nam....................................................19
1.6 THÔNG TIN VỀ TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN CÁI RĂNG, THÀNH PHỐ
CẦN THƠ................................................................................................................... 21
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................23
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.........................................................................23
2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu..............................................................23
2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn...................................................................................23

2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ.....................................................................................23
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................23
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu....................................................................................23
2.2.2 Mẫu nghiên cứu..........................................................................................24
2.2.3 Sơ đồ nghiên cứu........................................................................................25
2.3 CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................................................................26
2.3.1 Khảo sát đặc điểm của bệnh nhân và tình hình kê đơn thuốc trong mẫu
nghiên cứu...................................................................................................................26
2.3.2 Xác định các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng (YNLS) xảy ra trong đơn
thuốc điều trị................................................................................................................ 27
2.4 CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ...................................................................29
2.4.1 Các cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc..................................................29
2.4.2 Phương pháp đánh giá tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng......................29
2.5 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU.............31
2.5.1 Công cụ thu thập........................................................................................31
2.5.2 Kỹ thuật thu thập........................................................................................31
2.5.3 Người thu thập............................................................................................31
2.5.4 Phương pháp kiểm soát sai số....................................................................32
2.5.5 Xử lý số liệu...............................................................................................32


viii

2.6 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU.............................................................................32
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................33
3.1 CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................33
3.2 XÁC ĐỊNH CÁC TƯƠNG TÁC THUỐC CÓ Ý NGHĨA LÂM SÀNG XẢY
RA TRONG ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ....................................................................39
3.2.1. Danh sách các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra trong đơn thuốc
điều trị.......................................................................................................................... 39

3.2.2. Đặc điểm tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra trong đơn thuốc điều
trị và mơ tả đặc điểm tương tác thuốc có YNLS..........................................................40
3.2.3 Cơ chế và hậu quả của các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra trong
đơn thuốc điều trị.........................................................................................................42
3.2.4. Phân tích sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng xảy ra tương tác
thuốc có ý nghĩa lâm sàng............................................................................................44
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN...........................................................................................47
4.1 VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
TRONG MẪU NGHIÊN CỨU.................................................................................47
4.2 VỀ XÁC ĐỊNH CÁC TƯƠNG TÁC THUỐC CÓ Ý NGHĨA LÂM SÀNG
XẢY RA TRONG ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ..........................................................52
4.3 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG
NGHIÊN CỨU...........................................................................................................59
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................61
5.1 KẾT LUẬN......................................................................................................61
5.2 KIẾN NGHỊ.....................................................................................................62
TÀI LIỆU KHAM KHẢO.........................................................................................63
PHỤ LỤC 1...............................................................................................................viii
PHỤ LỤC 2.................................................................................................................ix
PHỤ LỤC 3..................................................................................................................x
PHỤ LỤC 4.................................................................................................................xi
PHỤ LỤC 5................................................................................................................xii


ix

DANH MỤC CÁC BẢN


x


DANH MỤC CÁC HÌNH


xi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết Tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ADR

Adverse Drug Reaction

Phản ứng có hại của thuốc

ANSM

Agence Nationale de Sécurité du
Médicament

Cục quản lý dược pháp

BHYT

Health Insurance


Bảo hiểm y tế

BN

Patient

Bệnh nhân

BNF

British National Formulary

Dược thư quốc gia Anh

CSDL

Base Database

Cơ sử dữ liệu

CYP

Cytochrome

CCĐ

Contraindications

DRUG


Chống chỉ định
Phần mềm tra cứu tương
tác thuốc trực tuyến truy
cập tại địa chỉ
www.drugs.com

EMA

European Medicines Agency

Cơ quan quản lý dược
phẩm châu Âu

HIV

Human immunodeficiency
virus

Vi rút gây suy giảm miễn
dịch ở người

MED

Phần mềm tra cứu tương
tác thuốc trực tuyến truy
cập tại địa chỉ
www.medscape.com

MAO


Monoamine oxidase

Enzyme Monoamine
oxidase

MM

Drug interactions Micromedex® Solutions

Phần mềm tra cứu tương
tác thuốc trực tuyến
micromedex

NSAID

Nonsteroidal Antiinflammatory Drug

Thuốc kháng viêm không
steroid

NT

Serious

Nghiêm trọng

PPI

Proton Pump Inhibitor


Thuốc ức chế bơm proton


xii

SDI

Stockley’s Drug Interactions Pocket
Companion

Sổ tay tra cứu tương tác
thuốc của stockley

TTT

Drug Interactions

Tương tác thuốc

TB

Medium

Trung bình

TTYT

Medical Center

Trung tâm y tế


YNLS

Clinical Meaning

Ý nghĩa lâm sàng


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tương tác thuốc là một vấn đề rất quan trọng trong lâm sàng, vì nó có thể ảnh
hưởng đến hiệu quả và an toàn của điều trị. Các tương tác thuốc có thể xảy ra ở nhiều
giai đoạn khác nhau trong quá trình sử dụng thuốc. Tương tác có thể xảy ra tại vùng dạ
dày hoặc ruột non, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ của thuốc vào máu. Ví dụ, một số
thực phẩm có thể ảnh hưởng đến tốc độ hấp thụ của thuốc. Thuốc có thể cạnh tranh với
nhau khi phân bố trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến sự tăng hoặc giảm hàm lượng
thuốc trong máu, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Tương tác có thể xảy ra khi các
thuốc chịu sự chuyển hóa tại gan. Một thuốc có thể ảnh hưởng đến q trình chuyển
hóa của thuốc khác, làm tăng hoặc giảm nồng độ của chúng trong cơ thể. Thuốc có thể
tương tác tại các cơ quan bài tiết như thận. Một thuốc có thể ảnh hưởng đến tốc độ bài
tiết của thuốc khác, làm thay đổi nồng độ trong cơ thể. Tương tác cũng có thể xảy ra
với các chất khác như thuốc lá, cồn, thực phẩm, và thậm chí là các loại thảo dược.
Điều này làm tăng rủi ro gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn hoặc giảm hiệu
quả điều trị. Để giảm thiểu rủi ro tương tác thuốc, quan trọng nhất là thông báo cho
bác sĩ hoặc người chăm sóc y tế về tất cả các loại thuốc và chất khác bạn đang sử
dụng, bao gồm cả các loại thức ăn bổ sung và thảo dược [1].
Việc phối hợp nhiều loại thuốc là một phần quan trọng của quá trình điều trị đa
bệnh lý và đa triệu chứng. Tuy nhiên, như đã đề cập, nguy cơ tương tác thuốc là một
vấn đề quan trọng cần được xem xét cẩn thận. Trước khi kê đơn, bác sĩ cần đánh giá

cẩn thận lịch sử y tế của bệnh nhân, bao gồm cả tất cả các loại thuốc, thực phẩm, thảo
dược, và các chất khác mà bệnh nhân đang sử dụng. Các công cụ và cơ sở dữ liệu
tương tác thuốc có thể hỗ trợ trong việc đánh giá nguy cơ này. Bệnh nhân cần được
thông tin chi tiết về cách sử dụng thuốc, liều lượng, và mức độ quan trọng của việc báo
cáo về bất kỳ thay đổi nào trong chế độ điều trị của họ. Đánh giá tình hình sức khỏe
của bệnh nhân thường xuyên và điều chỉnh liều lượng hoặc thay đổi thuốc nếu cần
thiết. Sự liên tục này giúp theo dõi bất kỳ biến động nào trong tình trạng sức khỏe và
điều trị. Bệnh nhân cần được giáo dục về tác dụng phụ có thể xảy ra khi phối hợp
nhiều loại thuốc và nên biết cách báo cáo ngay lập tức nếu có bất kỳ triệu chứng nào
không mong muốn. Các hệ thống thông tin y tế điện tử có thể hỗ trợ bác sĩ và nhân
viên y tế trong việc theo dõi toàn bộ lịch sử y tế và tương tác thuốc của bệnh nhân,
giúp đưa ra quyết định thông tin và hiệu quả hơn. Các hướng dẫn và quy định chính
thức về việc phối hợp nhiều loại thuốc nên được tuân theo, và việc liên tục đào tạo
nhân viên y tế về các phương pháp mới và thông tin liên quan là quan trọng [2].


2

Tương tác thuốc có thể mang lại nhiều lợi ích khi được phối hợp đúng cách, như
tăng hiệu quả điều trị, giảm liều lượng thuốc, và giảm tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu
không quản lý chúng cẩn thận, tương tác thuốc cũng có thể gây ra những hậu quả bất
lợi, thậm chí là nguy hiểm đối với sức khỏe của bệnh nhân. Tương tác thuốc có thể dẫn
đến tăng độc tính của một hoặc cả hai loại thuốc, khiến cho cơ thể không thể loại bỏ
chúng hiệu quả. Một số tương tác có thể làm giảm hiệu quả của một hoặc cả hai loại
thuốc, làm cho điều trị trở nên khơng hiệu quả. Khi kết hợp nhiều loại thuốc, có thể
tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Trong một số trường hợp,
tương tác thuốc có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Sự tương tác
có thể tạo ra các tình trạng mới mà khơng có khi chỉ sử dụng một loại thuốc. Một số
tương tác có thể khơng dễ dàng đoán trước, đặc biệt khi sử dụng nhiều loại thuốc hoặc
khi có sự biến động trong sức khỏe của bệnh nhân. Do đó, quản lý tương tác thuốc địi

hỏi sự cảnh báo và kiểm sốt cẩn thận từ phía người kê đơn thuốc và nhân viên y tế.
Việc giáo dục bệnh nhân về tác dụng phụ có thể xảy ra và theo dõi sự thay đổi trong
sức khỏe của họ cũng là quan trọng để ngăn chặn và giảm thiểu tác dụng không mong
muốn của tương tác thuốc [3].
Tương tác thuốc có thể phịng tránh được, bằng cách sử dụng thuốc trong điều trị
thận trọng và hợp lý, cũng như giám sát và theo dõi chặt chẽ bệnh nhân trong quá trình
điều trị, cũng như tiến hành các biện pháp can thiệp hiệu quả nhằm giảm tỉ lệ nguy cơ
tương tác thuốc. Đi cùng với sự phát triển khoa học và y học hiện nay thì có nhiều các
cơ sở dữ liệu được ra đời, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tra cứu và xác định tương
tác thuốc trong điều trị. Tuy nhiên các cơ sở dữ liệu này lại không đồng nhất trong việc
ghi nhận và nhận định tương tác thuốc ở mức độ nghiêm trọng [4].
Xuất phát từ thực tế các vấn đề mà tương tác thuốc có thể gây ra nên việc xây
dựng một danh mục những tương tác thuốc cần chú ý để hỗ trợ bác sĩ trong quá trình
kê đơn là rất cần thiết. Hướng tới mục tiêu giảm thiểu tối đa tương tác thuốc bất lợi
trong quá trình điều trị, tác giả thực hiện nghiên cứu: “Khảo sát tương tác thuốc
trong hồ sơ bệnh án của bệnh nhân điều trị tại Trung tâm Y tế Thị xã Long Mỹ,
tỉnh Hậu Giang năm 2021” được thực hiện với mục tiêu cụ thể như sau:
1. Phân tích tình hình kê đơn thuốc điều trị.
2. Đánh giá các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng trên đơn thuốc điều trị.
3. Phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng xảy ra tương tác thuốc có
ý nghĩa lâm sàng.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ TƯƠNG TÁC THUỐC
1.1.1 Định nghĩa tương tác thuốc
Tương tác thuốc là hiện tượng khi sự ảnh hưởng giữa hai hoặc nhiều loại thuốc

được sử dụng cùng một lúc dẫn đến sự thay đổi trong cả hiệu quả và an toàn của
chúng. Tương tác thuốc có thể xảy ra khi các thuốc ảnh hưởng đến q trình hấp thụ,
phân phối, chuyển hóa hoặc loại bỏ của nhau trong cơ thể. Các tương tác này có thể
làm tăng hoặc giảm cường độ tác dụng của một hoặc cả hai thuốc, có thể gây ra tác
dụng phụ không mong muốn hoặc làm giảm hiệu quả điều trị. Để đảm bảo an toàn và
hiệu quả của liệu pháp, việc theo dõi và đánh giá tương tác thuốc là rất quan trọng
trong q trình chăm sóc sức khỏe. [5], [6].
1.1.2 Phân loại tương tác thuốc
Tương tác thuốc có thể được phân loại thành hai loại chính dựa trên các khía
cạnh của cơ chế tương tác và cách thuốc ảnh hưởng đến cơ thể. Hai loại phân loại
chính đó là tương tác dược động và tương tác dược lực học.
Tương tác dược động (Pharmacodynamic Interaction): Là sự tương tác giữa các
thuốc khi chúng cùng ảnh hưởng đến các cơ chế sinh học và tác động trực tiếp trên cơ
thể. Ví dụ: Khi hai loại thuốc khác nhau cùng kích thích hoặc ức chế cùng một
receptor, tạo ra hiệu ứng tăng cường hoặc giảm cường độ tác dụng.
Tương tác dược lực học (Pharmacokinetic Interaction): Là sự tương tác giữa các
thuốc khi chúng ảnh hưởng đến sự hấp thụ, phân phối, chuyển hóa và loại bỏ của nhau
trong cơ thể. Ví dụ: Một loại thuốc có thể ảnh hưởng đến q trình chuyển hóa của
thuốc khác trong gan, dẫn đến tăng hoặc giảm nồng độ của thuốc đó trong cơ thể.
Sự hiểu biết về cả tương tác dược động và dược lực học là quan trọng trong quá
trình quản lý thuốc, giúp chọn lựa và sử dụng thuốc một cách an toàn và hiệu quả. Đối
với các chuyên gia y tế, việc nhận biết và đánh giá cả hai loại tương tác này là quan
trọng để đưa ra quyết định chính xác về điều trị và giảm thiểu rủi ro tương tác không
mong muốn [6].


4

Tương tác dược động học
Tương tác dược động học xảy ra khi hai hoặc nhiều loại thuốc tương tác trực tiếp

với nhau trong cơ thể, ảnh hưởng đến cùng một hoặc nhiều cơ chế sinh học hoặc các
phản ứng của cơ thể.
Các thuốc tương tác với các receptor trên tế bào để kích thích hoặc ức chế một
phản ứng sinh học. Tương tác với enzym để ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa hoặc
tái tạo các chất trong cơ thể. Hai thuốc kích thích cùng một phản ứng sinh học, tăng
cường tác dụng. Tương tác tạo ra hiệu ứng lớn hơn khi kết hợp các loại thuốc khác
nhau. Một loại thuốc ức chế hoặc giảm tác dụng của loại thuốc khác. Các dạng hình
thái khác nhau của thuốc (ví dụ: viên nén, dạng nước, dạng tiêm) có thể ảnh hưởng đến
tốc độ và mức độ hấp thụ. Sự tương tác có thể thay đổi dựa trên mức độ ảnh hưởng của
thuốc đối với cơ thể. Hiểu biết về tương tác dược động học giúp điều chỉnh liều lượng
thuốc để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị. Tương tác dược động học là một
phần quan trọng của quản lý thuốc và y học, đặc biệt là khi kết hợp nhiều loại thuốc
trong điều trị các tình trạng y tế khác nhau [7].
a. Tương tác dược động học xảy ra trong quá trình hấp thu
Tương tác dược động học khơng thường xảy ra trong q trình hấp thụ. Thay vào
đó, tương tác dược động học thường liên quan đến cơ chế tương tác trực tiếp giữa các
thuốc đã hấp thụ và cơ thể sau khi chúng đã vào máu.
Quá trình hấp thụ là giai đoạn mà thuốc từ dạ dày hoặc ruột được chuyển từ môi
trường ngoại vi vào trong máu. Tại đây, thuốc sẽ trải qua quá trình huyễn hoặc chuyển
hóa thành dạng có thể tương tác với các cơ chế sinh học trong cơ thể. Các yếu tố như
tốc độ hấp thụ, độ hoạt động của enzym, và tình trạng của niêm mạc ruột có thể ảnh
hưởng đến sự hấp thụ của thuốc.
Sau khi hấp thụ, các thuốc sẽ vào máu và di chuyển đến các cơ quan và mơ trong
cơ thể. Tại đây, chúng có thể tương tác với các receptor, enzym, hoặc các cơ chế sinh
học khác, tạo ra tác dụng mong muốn hoặc không mong muốn [8], [9], [10].
b. Tương tác dược động học xảy ra trong quá trình phân bố
Tương tác dược động học có thể xảy ra trong q trình phân bố khi các thuốc đã
hấp thụ được chuyển từ máu đến các cơ quan, mô và cấu trúc khác trong cơ thể. Cơ
chế tương tác này thường liên quan đến sự can thiệp vào việc phân bố của các loại
thuốc và có thể ảnh hưởng đến mức độ và thời gian tác dụng của chúng.

Thuốc được vận chuyển qua hệ tuần hồn máu đến các cơ quan và mơ khác nhau
trong cơ thể theo đường máu. Phân bố phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc tính hóa


5

học của thuốc, kích thước phân tử, đặc tính lipophilic hoặc hydrophilic, và tính chất
của cơ quan hay mơ nhận thuốc. Các thuốc có thể tương tác trực tiếp với các protein
máu, làm thay đổi lượng thuốc được vận chuyển và phân bố trong cơ thể. Các thuốc có
thể cạnh tranh với nhau để kết hợp với protein máu, ảnh hưởng đến sự tự do của thuốc
trong hệ thống tuần hồn. Tương tác với protein máu có thể làm thay đổi nồng độ của
thuốc tự do trong máu, ảnh hưởng đến tác dụng của chúng. Các thuốc cùng tương tác
với cùng một protein máu có thể có tác động tăng cường hoặc giảm nhau. Tương tác
dược động học trong quá trình phân bố có thể làm thay đổi sự tích tụ của thuốc tại nơi
tác động, ảnh hưởng đến hiệu quả của chúng. Các loại thuốc khác nhau có các đặc
điểm phân bố khác nhau, điều này ảnh hưởng đến khả năng tương tác dược động học
[3], [7].
c. Tương tác dược động học xảy ra trong q trình chuyển hóa
Tương tác dược động học trong q trình chuyển hóa liên quan đến sự can thiệp
vào các cơ chế chuyển hóa của thuốc trong cơ thể, thường diễn ra trong gan.
Quá trình chuyển hóa, hay cịn gọi là chế biến, thường xảy ra ở gan thơng qua
các enzym chuyển hóa. Enzym chủ yếu tham gia vào chuyển hóa thuốc ở gan là các
enzyme trong họ cytochrome P450 (CYP450). Một số thuốc có thể tương tác với
enzym chuyển hóa, ảnh hưởng đến tốc độ chuyển hóa của chúng. Tương tác có thể dẫn
đến tăng hoặc giảm tốc độ chuyển hóa, ảnh hưởng đến nồng độ thuốc trong cơ thể.
Nhiều loại thuốc được chuyển hóa bởi các isoform CYP450 khác nhau, ví dụ như
CYP3A4, CYP2D6, CYP1A2, và nhiều loại khác. Thuốc có thể là chất ức chế hoặc
kích thích hoạt động của các isoform CYP450, ảnh hưởng đến chuyển hóa của thuốc
khác. Tương tác dược động học trong q trình chuyển hóa có thể ảnh hưởng đến hiệu
quả và an toàn của thuốc. Tăng chuyển hóa có thể dẫn đến giảm nồng độ thuốc và hiệu

quả, trong khi giảm chuyển hóa có thể dẫn đến tăng nồng độ và nguy cơ toàn bộ.
Tương tác dược động học trong q trình chuyển hóa phụ thuộc vào đặc tính hóa học
và cơ chế chuyển hóa của từng loại thuốc. Hiểu biết về tương tác dược động học trong
q trình chuyển hóa giúp quản lý thuốc hiệu quả hơn, bao gồm điều chỉnh liều lượng
khi cần thiết. Tương tác dược động học trong quá trình chuyển hóa là một yếu tố quan
trọng cần xem xét khi đánh giá tác dụng và an toàn của các loại thuốc kết hợp [6],
[11], [12].
d. Tương tác dược động học xảy ra trong quá trình thải trừ
Tương tác dược động học trong quá trình thải trừ liên quan đến sự can thiệp vào
cơ chế loại bỏ thuốc khỏi cơ thể, chủ yếu là qua quá trình thải trừ từ thận.


6

Quá trình thải trừ là giai đoạn cuối cùng trong chu kỳ chuyển hóa và loại bỏ
thuốc khỏi cơ thể. Thuốc thường được tiêu hủy và chuyển hóa thành các chất dễ thải
trừ hơn. Thải trừ thuốc chủ yếu thông qua quá trình lọc máu và tiểu cầu tại thận. Một
số thuốc cũng có thể được tiết vào nước tiểu từ túi mật thơng qua q trình tiết mật.
Một số thuốc có thể tương tác với cơ chế thải trừ, ảnh hưởng đến tốc độ và hiệu suất
thải trừ của các loại thuốc khác. Thuốc có thể can thiệp vào các cơ chế bom nước và
muối, các chất mang thuốc, hoặc các protein tham gia vào quá trình thải trừ. Tương tác
trong q trình thải trừ có thể ảnh hưởng đến nồng độ thuốc trong huyết thanh, ảnh
hưởng đến tác dụng của thuốc. Hiểu biết về cách từng loại thuốc được thải trừ giúp dự
đoán và quản lý tương tác thuốc trong giai đoạn thải trừ. Điều chỉnh liều lượng thuốc
có thể là một biện pháp quản lý khi có tương tác thuốc trong quá trình thải trừ. Tương
tác dược động học trong q trình thải trừ là một khía cạnh quan trọng của tương tác
thuốc cần được chú ý trong quá trình quản lý thuốc và điều trị bệnh [7], [13].
Tương tác dược lực học
Tương tác dược lực học diễn ra khi một loại thuốc can thiệp vào cơ chế tác động
của thuốc khác một cách trực tiếp, không ảnh hưởng đến nồng độ thuốc trong cơ thể.

Tương tác dược lực học liên quan đến sự can thiệp trực tiếp vào cơ chế tác động của
một hoặc cả hai loại thuốc, thay đổi hiệu ứng của chúng trên cơ thể. Tương tác này có
thể làm tăng hoặc giảm hiệu ứng của thuốc, thậm chí có thể tạo ra một hiệu ứng mới
hoặc nguy cơ tác động phụ. Cả hai loại thuốc đều có thể là đối tượng và chất can thiệp
trong tương tác dược lực học. Hiểu rõ về cách từng loại thuốc ảnh hưởng đến cơ chế
tác động của nhau là quan trọng để dự đoán và quản lý tương tác. Tương tác dược lực
học có thể bao gồm cạnh tranh với các receptor, ức chế hoặc kích thích enzym, hoặc
tác động trực tiếp lên các cơ chế tế bào. Quản lý tương tác dược lực học thường địi
hỏi điều chỉnh liều lượng của ít nhất một trong hai loại thuốc để đảm bảo an toàn và
hiệu quả. Theo dõi sát sao và thu thập thông tin chi tiết về tình trạng bệnh nhân là quan
trọng để phát hiện và quản lý tương tác dược lực học. Tương tác dược lực học cung
cấp thông tin quan trọng để đưa ra quyết định về chọn lựa và quản lý thuốc, đặc biệt là
khi bệnh nhân đang sử dụng nhiều loại thuốc cùng một lúc [6], [7].
1.1.3 Yếu tố làm tăng nguy cơ tương tác thuốc bất lợi
Có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tương tác thuốc bất lợi. Bệnh nhân sử
dụng nhiều loại thuốc đồng thời có khả năng gặp nhiều tương tác hơn. Sự kết hợp của
các dược phẩm tăng khả năng can thiệp vào cơ chế tác động của nhau. Người cao tuổi
thường có nhu cầu sử dụng nhiều loại thuốc để quản lý các vấn đề sức khỏe khác nhau.
Điều này có thể tăng nguy cơ tương tác thuốc do sự giảm chức năng của các cơ quan



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×