Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tiểu Luận - Sở Hữu Trí Tuệ - Đề Tài - Nước Mắm Phú Quốc - Sản Phẩm Tiên Phong Xây Dựng Và Quản Lý Chỉ Dẫn Địa Lý Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.46 KB, 11 trang )

GROUP ASSIGNMENT

COMMERCIALIZE IP:
A CASE STUDY OF SUCCESSFUL IPRS
COMMERCIALIZATION IN THE WORLD


Tên đề tài: Nước Mắm Phú Quốc - sản phẩm tiên phong xây dựng và quản lý chỉ dẫn
địa lý Việt Nam.

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Quốc Thuỵ Phương
Ngày thuyết trình: 16/12/2021
Ngày nộp bài: 15/12/2021


MỤC LỤC
GROUP ASSIGNMENT

1

COMMERCIALIZE IP:

1

A CASE STUDY OF SUCCESSFUL IPRS COMMERCIALIZATION IN THE WORLD

1

Giới thiệu về làng mắm Dương Đông Phú Quốc (Khang)

4



Những điều kiện để nước mắm Phú Quốc đáp ứng để được bảo vệ bởi SHTT (Qui)

5

Lợi ích kinh tế khi nước mắm Phú Quốc trở thành chỉ dẫn địa lý (hồng)

8

Thách thức khi nước mắm Phú Quốc được bảo hộ bởi luật SHTT (sam)

9

Bài học rút ra (kim)

10

REFERENCE

11


I.

Giới thiệu về làng mắm Dương Đông Phú Quốc

Đảo Phú Quốc nằm trong vùng biển Tây Nam, là đảo lớn nhất Việt Nam, là trung tâm hành
chính của TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Nghề làm nước mắm Phú Quốc nổi tiếng hàng
trăm năm. Sản phẩm nước mắm truyền thống Phú Quốc được bán rộng rãi trên thị trường
quốc tế và là sản phẩm đầu tiêu được Liên minh Châu Âu (EU) công nhận chỉ dẫn xuất xứ địa

lý hàng hóa.
Theo các tài liệu ghi chép, từ cuối thế kỷ XIX, nghề đánh cá ven biển ở Phú Quốc gắn với
nghề làm nước mắm với quy mô lớn, bảo đảm đời sống cho gần 2.000 cư dân.
Nghề làm nước mắm ở Phú Quốc thuộc địa bàn phường Dương Đông và phường An Thới,
TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Thống kê cho biết, trên địa bàn hiện có 57 nhà thùng nước
mắm, trong đó có 55 nhà thùng là hội viên của Hội Sản xuất nước mắm Phú Quốc, tập trung
phần lớn ở Dương Đông với 52 nhà thùng; An Thới có 5 nhà thùng. Tất cả các nhà thùng vẫn
duy trì việc sản xuất nước mắm theo quy trình truyền thống từ trước đến nay.
Từ khi hình thành và phát triển, nghề chế biến nước mắm Phú Quốc đã trải qua nhiều giai
đoạn, từ thơ sơ đến cơ giới hóa một số công đoạn trong sản xuất, nhưng vẫn giữ được hương
vị nước mắm truyền thống với bí quyết gia truyền ngày càng tiến bộ hơn. Hiện nay, nước
mắm Phú Quốc đã có vị thế vững chắc với sản lượng 25 triệu lít/năm ở trong nước và xuất
khẩu, đây là con số chưa dừng lại và còn nhiều triển vọng phát triển cao hơn nữa.
Theo hồ sơ di sản, nước mắm Phú Quốc được chế biến theo phương pháp gài nén cho muối 1
lần ngay trên tàu đánh bắt và muối lại sau khi đưa vào thùng ủ. Chượp được ủ trong những
thùng gỗ lớn được đặt trong những nhà thùng tối, kín gió với điều kiện khí hậu độc đáo, nhiệt
độ ổn định quanh năm trung bình 27,50C và dao động giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh
nhất chỉ là 20C. Điều kiện nhiệt độ đặc biệt này quyết định đến chất lượng, màu sắc, hàm
lượng đạm, mùi vị đặc trưng của nước mắm Phú Quốc. Nguyên liệu cá chỉ dùng loại cá cơm
được đánh bắt ướp tươi với loại muối hạng nhất rất ít tạp chất. Nước được sử dụng trong sản
xuất nước mắm tại Phú Quốc là loại hoạt nước được lấy từ giếng khoan sâu trên 100m. Độ


pH tự nhiên của nước là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tốt đến sự phân giải của hệ men Pepsin,
sự phân hủy của hệ men Trypsin trong quá trình sản xuất nước mắm.
Tuy rằng, cho đến nay chưa có tài liệu nào xác định mốc thời gian cụ thể về sự hình thành
của nghề làm nước mắm ở Phú Quốc, song có thể khẳng định rằng đây là một nghề truyền
thống - di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Việt gắn liền với tiến trình mở cõi về phương
Nam của dân tộc Việt. Thương hiệu nước mắm Phú Quốc đã nổi tiếng từ xưa tới nay khơng
những trong nước mà cịn cả trên thế giới. Trải qua hàng trăm năm hình thành, phát triển và

thăng trầm, nghề làm nước mắm Phú Quốc từ thủ công mang tính chất hộ gia đình riêng lẻ
trở thành một ngành nghề có tổ chức, có quy mơ hoạt động sản xuất sản phẩm đặc trưng được
xuất khẩu nhiều nước trên thế giới.

II.

Những điều kiện để nước mắm Phú Quốc đáp ứng để được bảo vệ bởi SHTT

Sản phẩm chỉ dẫn địa lý Phú Quốc được bảo hộ là sản phẩm đáp ứng được các điều
kiện sau:
1. Là sản phẩm nước mắm đáp ứng được các chỉ tiêu chất lượng
đặc thù được bảo hộ chỉ dẫn địa lý Phú Quốc .
2. Sản phẩm sản xuất bởi các tổ chức, cá nhân được cơ quan
nhà nước quản lý về chỉ dẫn địa lý cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng chỉ dẫn địa lý.
3. Sản phẩm phải được kiểm soát theo quy định trong q
trình sản xuất và có khả năng truy xuất nguồn gốc.
4. Sản phẩm phải được dán tem chỉ dẫn địa lý đáp ứng điều
kiện truy xuất nguồn gốc của sản phẩm.
Những yêu cầu về việc ghi nhãn hàng hóa
1. Quy định về logo sử dụng trên nhãn hàng hóa:
Logo chung Phú Quốc gồm ba màu chủ đạo gồm màu đỏ đậm, màu xanh biển và màu vàng
nhạt (như màu minh họa), phông chữ PHÚ QUỐC của logo là phông kiểu chữ
NewBaskerville, màu vàng, phông chữ nước mắm - extract of fish là phông kiểu chữ Myriad
Pro, nghiêng, màu vàng.


2. Quy định về ghi nhãn hàng hóa cho sản phẩm chỉ dẫn địa lý Phú Quốc:
Nhãn hàng hóa sản phẩm nước mắm mang chỉ dẫn địa lý Phú Quốc được quy định như sau:
Nhãn hàng hóa được phân làm 2 phần:

a) Phần 01: Phần chung của chỉ dẫn địa lý Phú Quốc trên nhãn hàng hóa.
Đối với các phần chữ trong phần chung của nhãn sản phẩm không được thay đổi phơng chữ
(hình dáng chữ), màu chữ và màu nền của chữ (hình ảnh kèm theo), phơng và màu chữ quy
định cụ thể như sau: - Font chữ nước mắm là phông kiểu chữ Myriad Pro, nghiêng, màu đỏ
đậm; - Font chữ PHÚ QUỐC là font kiểu chữ NewBaskerville,thẳng, màu đỏ đậm; - Font chữ
sản phẩm chỉ dẫn địa lý là font kiểu chữ Myriad Pro, nghiêng, màu đỏ đậm;
+ Font chữ “truyền thống trăm năm” là font kiểu chữ Myriad Pro, nghiêng, màu đỏ đậm.
Giữa phần chung của chỉ dẫn địa lý Phú Quốc và phần riêng của doanh nghiệp phải có dấu
hiệu phân cách giữa phần chung và phân riêng của nhãn (đường phân định), như hình ảnh ở
trên.


b) Phần 02: thơng tin của doanh nghiệp
- Diện tích phần nhãn của doanh nghiệp chiếm 2/3 diện tích của cả nhãn và nằm phía dưới
của phần chung chỉ dẫn địa lý; - Tên của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và tên thương mại
của doanh nghiệp được sử dụng chính thức có kích thước khơng q 2/3 từ “ Phú Quốc”
được ghi ở phần chung của nhãn; - Chỉ được ghi từ “nước mắm Cốt” đối với sản phẩm nước
mắm rút lần đầu tiên (nước mắm cốt). Không được ghi từ “nước mắm Cốt” đối với sản phẩm
nước mắm không phải là nước mắm cốt (nước mắm long 1, long 2, long 3…);
- Đảm bảo các yêu cầu về ghi nhãn hàng hóa theo các quy định pháp luật.
3. Quy định về việc sử dụng nhãn hàng hóa:
Nhãn hàng hóa được quy định ở trên được quy định đối với những sản phẩm được Ban Kiểm
soát nước mắm Phú Quốc cấp tem chỉ dẫn địa lý. Những sản phẩm không được cấp tem chỉ
dẫn địa lý không được sử dụng nhãn hàng hóa theo quy định này.
4. Quy định về việc sử dụng logo chỉ dẫn địa lý của châu Âu:
Ngồi việc ghi nhãn hàng hóa theo quy định như trên, tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng
logo chỉ dẫn địa lý được bảo hộ theo quy định của Cộng đồng chung châu Âu. Quy định này
không bắt buộc đối với việc ghi nhãn hàng hóa của chỉ dẫn địa lý Phú Quốc, nhưng khuyến
khích doanh nghiệp sử dụng khi xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Quy định vị trí sử dụng
logo chung của châu Âu nếu tổ chức, cá nhân sử dụng



III.

Lợi ích kinh tế khi nước mắm Phú Quốc trở thành chỉ dẫn địa lý
Để phát triển mơ hình kinh doanh và sản xuất, những người theo nghề làm mắm tại
Phú Quốc đã phải vay nợ ngân sách từ ngân hàng nhà nước. Theo thống kê của
Agribank Chi nhánh Phú Quốc, hiện tỉ lệ cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn
chiếm 83% trên tổng dư nợ. Riêng dư nợ cho vay mơ hình làm nước mắm trên 385 tỉ
đồng, với 78 khách hàng còn dư nợ (Đỗ Minh Khương, 2020). Chính vì thế, kinh tế
nhà nước được phát triển, đồng thời, thu nhập của người dân cũng phát triển nhờ sự
hỗ trợ vay vốn từ nhà nước. Ngoài ra, tơi xin đưa ra những mơ tả và phân tích cụ thể
về lợi ích kinh tế khi nước mắm Phú Quốc trở thành chỉ dẫn địa lý.

-

Sản xuất và tiêu dùng nội địa: Hàng năm lượng sản phẩm được cung cấp ra thị
trường lên đến trên 30 triệu lít nước mắm, mang lại doanh thu hơn 600 tỷ đồng, tạo
việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương (Hoàng Tuấn, 2021). Chính vì thế,
nước mắm Phú Quốc khơng chỉ giúp giải quyết các vấn đề địa phương - xã hội, mang
lại mức thu nhập ổn định và cuộc sống bình n cho người dân mà cịn mang lại các
giá trị của sản phẩm nội địa đến người tay người tiêu dùng nội địa.

-

Xuất khẩu và tiêu dùng ở thị trường quốc tế: Theo Bộ Công Thương, kể từ khi
được EU chấp nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý, không chỉ lượng nước mắm xuất khẩu vào
EU tăng đáng kể, mà giá bán của sản phẩm này cũng tăng từ 30-50% tùy từng loại
(Sở Công thương Nam Định, 2019). Những năm trước, các doanh nghiệp xuất khẩu
sang EU 4% tổng sản lượng nước mắm Phú Quốc, riêng năm 2013, lượng nước mắm

xuất khẩu sang thị trường này chiếm 10-12% tổng sản lượng nước mắm Phú Quốc.


Hiện nay, ngồi thị trường EU cịn có thêm một doanh nghiệp xuất khẩu nước mắm
Phú Quốc sang thị trường Mỹ (Foodexpo, 2021). Bên cạnh đó, khơng chỉ xuất khẩu
vào riêng EU mà nước mắm Phú Quốc còn gia tăng xuất khẩu sang các thị trường
khác như Hoa Kỳ, Australia, Nhật Bản, Canada…. (Đảng Cộng Sản, 2021) Chính vì
thế, việc nước mắm Phú Quốc trở thành chỉ dẫn địa lý đã giúp thương mại, kinh tế
của Việt Nam phát triển, hội nhập, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.
Phát triển kinh tế nơng thơn và du lịch: Ngồi việc phát triển sản xuất và xuất
khẩu, Phú Quốc còn tận dụng làng mắm Đông Dương, nhà thùng nước mắm (Phụng
Hưng, Khải Hoàn,...) để phát triển du lịch nhằm tăng thêm thu nhập cho người dân.
Du khách đến đây sẽ được tham quan và tìm hiểu về quy trình làm mắm bí truyền.
Mặc dù vé vào cửa khơng tốn phí, tuy nhiên, khách hàng có thể mua mắm với giá
110.000-150.000 VNĐ/ lít. Thêm vào đó, việc du khách tị mị và hứng thú về ngành
nghề làm mắm gia truyền cũng có thể thúc đẩy khách đến Phú Quốc và trải nghiệm
thêm nhiều dịch vụ khác đang có tại Phú Quốc.
Gia tăng giá trị sản phẩm: Là sản phẩm được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, giá trị
của nước mắm Phú Quốc sẽ tăng cao hơn. Điều này đồng nghĩa với việc, giá thành
sản phẩm cũng tăng theo, nhờ vào độ uy tín của sản phẩm đó. Giá thành tăng, đồng
nghĩa với việc kinh tế người dân làm nghề trong khu vực cũng được thúc đẩy.
IV.

Thách thức khi nước mắm Phú Quốc được bảo hộ bởi luật SHTT
Là sản phẩm tiên phong trong việc xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý trong khuôn
khổ hội nhập quốc tế nước mắm Phú Quốc đứng trước nhiều thách thức đòi hỏi phải
tăng cường công tác quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý.
Hiệp hội Nước mắm Phú Quốc cho biết thương hiệu nước mắm Phú Quốc phải đối
mặt với nhiều thách thức từ vấn nạn sản phẩm nhái đến khó khăn về nguyên liệu.


Mặc dù đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý nhưng nước mắm Phú Quốc hiện có mặt trên
thị trường EU lại cạnh tranh với nước mắm của Thái Lan và Hồng Kông làm nhái
nhãn hiệu Phú Quốc. Đa số nước mắm nhãn hiệu Phú Quốc trên thị trường là hàng
giả (khơng sản xuất và đóng chai tại Phú Quốc).


Một thách thức khác mà họ phải đối mặt là thiếu cá cơm nguyên liệu chính để làm
nước mắm. Với kiểu đánh bắt hủy diệt trong những năm gần đây hải sản trong đó có
cá cơm ngày càng cạn kiệt.
Ngồi ra với tư cách là chỉ dẫn địa lý Làng nước mắm Đông Dương (Phú Quốc) sẽ là
điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngồi nước vì vậy cần đầu tư hơn nữa về
mặt cơ sở vật chất và ngành dịch vụ.
Cuối cùng khi đã là sản phẩm tiên phong trong việc xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa
lý nước mắm Phú Quốc nên tập trung vào việc mở rộng thị trường tiêu thụ thay vì
cung cấp nguyên liệu với số lượng lớn cho các công ty khác pha chế và tiêu thụ.

V.

Bài học rút ra
-

Người dân cần nâng cao nhận thức bản thân. Theo như tìm hiểu thì nguyên nhân khan
hiếm cá cơm là do người dân Phú Quốc đánh bắt tận triệt trong nhiều năm qua và đặc
biệt gần đây có hiện tượng thương nhân Việt đi thu gom cá cơm trực tiếp trên vùng
biển Phú Quốc để bán cho Trung Quốc với giá cao gấp 2-3 lần bình thường để sinh
lời. Người dân cần được nâng cao nhận thức và tuân thủ đúng quy định đánh bắt thuỷ
hải sản để nguồn nguyên liệu luôn được dồi dào, chất lượng cũng được nâng cao,
không bán cho Trung Quốc để sinh lời cá nhân để đảm bảo được nguyên liệu cho
nước nhà và hạn chế bị nước khác đạo nhái sản phẩm nước mắm Phú Quốc.


-

Cần đăng ký chứng nhận và bảo hộ sớm vì đã có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng như
Vifon, Trung Nguyên.. đã bị nước ngoài đăng ký độc quyền tại nhiều quốc gia, ngay
cả nước mắm Phú Quốc cũng bị nhái thương hiệu ở nhiều ước xuất khẩu. Cần nâng
cao nhận thức của các doanh nghiệp về việc bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngồi, cần phải
có chiến lược tiếp cận và kế hoạch về nhãn hiệu độc quyền tại thị trường các nước
xuất khẩu. Khi doanh nghiệp đã ý thức được tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ
thì các nhãn hiệu sẽ được đăng ký sớm tránh bị đạo nhái từ các doanh nghiệp, nước
khác.


-

Thành lập một nhóm sở hữu trí tuệ và bảo vệ thương hiệu để sẵn sàng ứng phó với
các vụ xâm phạm thương hiệu.

REFERENCE
‘Hiếu, L, 2017, ‘Chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc vẫn còn mờ nhạt”, VOV, viewed by 15
December 2021
/>‘Tầm quan trọng của chỉ dẫn địa lý với hàng hóa Việt Nam’ 2019, viewed by 15 December
2021
/>rong-cua-chi-dan-dia-ly-voi-hang-hoa-Viet-Nam.aspx
‘Cơ hội cho nước mắm Phú Quốc vươn xa’ 2021, Foodexpo, viewed by 15 December 2021
/>Khương, Đ.M 2020, ‘Lợi kép từ thương hiệu nước mắm Phú Quốc’, Người Lao Động,
viewed by 15 December 2021.
/>htm
‘Bài 1: Chỉ dẫn địa lý - “cú húych’ đưa nông sản Việt ra biển lớn’ 2021, Đảng Cộng Sản,
viewed by 15 December 2021
/>



×