Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN TỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.42 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
TIỂU LUẬN
CÔNG TY CỔ PHẦN
VÀ CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN TỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LỜI MỞ ĐẦU
Xu thế phát triển nền kinh tế toàn cầu hóa đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến
nền kinh tế của các quốc gia, đặc biệt nền kinh tế của các nước đang phát triển.
Việt Nam là một trong nh ững nền kinh tế đã và đang có tốc độ phát triển rất lớn,
vì vậy mức độ ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới tới Việt Nam là rất cao. Sau sự
kiện Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức kinh tế thế giới (WTO ngày
7/11/2006 ), nó đã mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách th ức đối
với các doanh nghiệp Việt Nam. Đây chính là bước ngoặc lớn đưa nước ta thật sự
bước vào thời kỳ hội nh ập cùng nền kinh tế thế giới đầy năng động.
Chính vì lẽ đó đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước cần phải trang bị cho
mình nhưng công cụ hữu hiệu nhất nh ằm đối phó với thế lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp nước ngoài. Xuất phát từ thực tế đó, nó đòi hỏi sự hình thành và
phát triển của các công ty tư nhân và cả doanh nghiệp nhà nước. Đặc biệt là việc
hình thành các công ty cổ phần (CTCP ) và vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp
Nhà nước (DNNN ) là tất y ếu đối với quá trình phát triển ngày càng mạnh mẽ
của nền kinh tế thị trường. Hình thức CTCP đã xuất hiện vào những năm cuối thế
kỷ XVI và đầu thế kỷ XVII, mà trước tiên là ở nước Anh sau đó là nước Pháp.
Trải qua quá trình phát triển của nền kinh tế, nhất là trong giai đoạn mà cuộc
Cách mạng công nghiệp diễn ra thì CTCP phát triển rất m ạnh mẽ. Đến những
năm đầu thế kỷ XX thì CTCP đã trở thành hình thức kinh doanh rất phổ biến ở
các nước có nền kinh tế th ị trường phát triển mạnh. Với Việt Nam chúng ta, từ
khi đất nước được thống nhất, do phải giải quy ết hậu quả nặng nề của chiến
tranh .
Mặt khác do cơ chế kinh tế và xuất phát điểm của chúng ta thấp. Chính vì
vậy, mà việc khôi phục nền kinh tế tuy đ ã đạt được nhiều thành công, song cũng
còn nhiều hạn chế. Do đó mà đại hội Đảng lần thứ VI (12/ 1986) đã đánh dấu sự


đổi m ới của nền kinh tế Việt nam. Đó là quá trình chuy ển đổi từ nền kinh tế tập
trung quan liêu bao cấp, sang nền kinh tế thị trường, Nó không chỉ làm thay đổi
một cách sâu sắc nền kinh tế nước ta về cơ cấu kinh tế, thành phần kinh tế và
quan hệ sở hữu mà còn làm xu ất hiện hình thức tổ chức kinh tế mới đó là CTCP.
Ngh ị quyết Đại h ội Đảng lần thứ VI, VII, VIII và Hiến pháp 1992 đều khẳng
định: Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận
hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội
chủ nghĩa. Trong nền kinh tế nhiều thành đó, kinh tế quốc doanh được xác định
giữ vai trò chủ đạo. Các thành phần kinh tế khác hoạt động theo luật và bình đẳng
trước pháp luật. Và trong bài tiểu luận này sẽ đề cập đến loại hình công công ty
hiện đang phổ biến hàu hết ở các nước trên thế giới và cũng đang là loại hình
công công ty phát triển mạnh mẽ ở nước ta – công ty cổ phần.
Tiểu luận gồm:
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN 1: CÔNG TY CỔ PHẦN
PHẦN 2: THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý
PHẦN 3: CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN
PHẦN 4: CÔNG TY CỔ PHẦN NHỮNG VƯỚNG MẮC TỪ PHÁP LÝ
KẾT LUẬN
PHẦN 1: CÔNG TY CỔ PHẦN
A. Khái quát về Công ty cổ phần
- Công ty cổ phần là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được
thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty
được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần.
Công ty được phát hành cổ phần huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư
thuộc mọi thành phần kinh tế. Các cá nhân hay tổ chức nắm giữ quyền sở hữu
hợp pháp cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông được quyền tham gia quản lý, kiểm
soát, điều hành công ty thông qua việc bầu cử và ứng cử vào các vị trí quản lý
trong công ty. Ngoài ra, cổ đông còn được quyền hưởng các khoản lợi nhuận do
công ty tạo ra cũng như chịu lỗ tương ứng với mức độ góp vốn.

- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong
phạm vi số vốn đã góp vào công ty;
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác,
trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết;
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và
không hạn chế số lượng tối đa.
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư và có quyền phát hành chứng
khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
- Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông , Hội đồng quản trị và Giám
đốc (Tổng giám đốc). Đối với Công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có
Ban kiểm soát.

B. Cấu trúc vốn của công ty cổ phần
Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn. Cơ cấu tổ chức
bộ máy quản lý, những vấn đề quản lý nội bộ, quyền và nghĩa vụ của các cổ đông
được giải quyết chủ yếu dựa trên nguyên tắc đối vốn (nghĩa là dựa trên giá trị cổ
phần mà các cổ đông nắm giữ).
Mặt khác với cấu trúc vốn linh hoạt, khả năng chuyển cổ phần dễ dàng trên
thị trường làm cho Công ty cổ phần có phạm vi, quy mô kinh doanh lớn, số lượng
cổ đông đông đảo.
Khi tham gia vào Công ty cổ phần các cổ đông không quan tâm đến nhân
thân của nhau mà chỉ quan tâm đến phần vốn góp. Cổ phần của công ty gồm: cổ
phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. Sự đa dạng hóa các loại cổ phần với các
quyền và mức độ khác nhau cho phép Công ty cổ phần tạo lập được cấu trúc vốn
linh hoạt phù hợp với khả năng, yêu cầu phát triển cũng như yêu cầu quản lý
công ty.
Với tính chất đa sở hữu, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, cơ chế quản lý
trong Công ty cổ phần dựa trên sức mạnh kinh tế của các nhóm sở hữu trong
công ty. Trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong công ty có sự phân chia

quyền lực rõ ràng giữa các bộ phận. Sự phân chia quyền lực này trước hết phụ
thuộc vào tỷ lệ vốn góp của các cổ đông, nhằm đảm bảo một cơ cấu tổ chức quản
lý chặt chẽ, bảo vệ đến mức tối đa quyền lợi của các cổ đông. Về cơ bản, bộ máy
quản lý của doanh nghiệp đối vốn có sự phân chia quyền lực và cơ cấu hoàn
chỉnh, rõ ràng hơn so với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh. Công ty cổ
phần là một trong những loại hình doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức chặt chẽ nhất
và hoàn thiện nhất, có sự phân chia quyền lực rõ ràng nhất đồng thời cơ cấu tổ
chức này chịu sự chi phối quyết định của cấu trúc vốn.
C. Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là một hình thức công ty hoàn thiện cả về mặt vốn và tổ
chức. Công ty cổ phần có kết cấu chặt chẽ nhằm bảo vệ cao nhất quyền lợi các cổ
đông, tạo các điều kiện tốt nhất cho việc quản lý công ty dân chủ, có hiệu quả.
Các thiết chế trong Công ty cổ phần bao gồm: Đại hội đồng cổ đông , hội đồng
quản trị, ban kiểm soát, giám đốc và các chức danh quản lý khác.
Đại hội đồng cổ đông : Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền
biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty cổ phần . Công ty cổ phần
có nhiều loại cổ đông khác nhau, trong đó có cổ đông có quyền bầu cử và cổ
đông không có quyền bầu cử. Quyền bầu cử của cổ đông phụ thuộc vào số lượng
cổ phần và loại cổ phần họ sở hữu. Công ty cổ phần có thể tự mình quy định
trong điều lệ một tỷ lệ cổ phần nhất định có một lá phiếu biểu quyết như 50 cổ
phần được một lá phiếu hoặc 100 cổ phần có một phiếu…Bên cạnh đó các cổ
phần ưu đãi như ưu đãi cổ tức, ưu đãi hoàn lại và các cổ phần ưu đãi khác mà cổ
đông tự nguyện từ bỏ quyền bầu cử để đổi lấy tỷ lệ lợi tức cao hơn thì cũng
không có quyền bầu cử.
Là sự tập trung cao nhất ý chí, nguyện vọng của cáccổ đông công ty-các chủ
sở hữu công ty, Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định các vấn đề quan trọng
nhất của công ty, các vấn đề mang tính cơ bản, lâu dài, định hướng.
Điều 70 quy định các quyền của Đại hội đồng cổ đông bao gồm:
- Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng
loại, quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần.

- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và đã kiểm soát
gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty.
- Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty.
- Sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do
bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần đuợc quyền chào bán quy định
tại điều lệ công ty.
- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm.
- Thông qua định hướng phát triển của công ty quyết định bán số tài sản có
giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của
công ty.
- Quyết định mua lại hơn 10% tổng số cổ phần đã bán.
- Các quyền và nhiệm vụ khác quy định trong luật và điều lệ công ty.
Hội đồng quản trị : Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn
quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích,
quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ
đông .
Hội đồng quản trị không quá 11 thành viên, số lượng cụ thể ghi trong điều lệ
công ty. Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau:
- Quyết định chiến lược phát triển công ty;
- Kiến nghị loại cổ phần và tỏng số cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần có
quyền chào bán, huy động vốn theo hình thức khác;
- Quyết định phương án đầu tư;
- Giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, thông qua hợp đồng
mua bán, vay và cho vay và hợp đồng khác có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản
ghi trong sổ kế toán hoặc một tỷ lệ nhỏ hơn trong điều lệ công ty;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cắt chức giám đốc và cán bộ quản lý quan trọng
khác của công ty, quyết định mức lương và lợi ích khác của các cán bộ quản lý
đó;
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định
thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ

phần của doanh nghiệp khác;
- Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông ;
- Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức
hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
- Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty, định giá tài sản
góp vốn;
- Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp, triệu tập hoặc thực hiện
thủ tục hỏi ý kiến để thông qua quyết định;
- Quyết định mua lại dưới 10% số cổ phần đã bán;
- Kiến nghị việc tổ chức lại và giải thể công ty;
- Các quyền và nhiệm vụ khác ghi trong luật và điều lệ công ty.
Thành viên Hội đồng quản trị có quyền yêu cầu các chức danh quản lý trong
công ty cung cấp thông tin, tài liệu về tình hình tài chính hoạt động kinh doanh
của công ty và các đơn vị trong công ty.
Hội đồng quản trị không làm việc theo nhiệm kỳ mà theo sự tín nhiệm của
Đại hội đồng cổ đông , chế độ làm việc này tạo ra tính liên tục và quan trọng là
tạo ra sự chuyên nghiệp của nhân viên quản lý công ty nói chung, cũng như thành
viên Hội đồng quản trị nói riêng.
Hội đồng quản trị bầu một thành viên trong hội đồng làm Chủ tịch Hội đồng
quản trị . Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc người khác làm
Giám đốc. Trường hợp điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản
trị là đại diện theo pháp luật thì Giám đốc công ty là đại diện theo pháp luật của
công ty.
Chủ tịch Hội đồng quản trị : Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể đồng thời là
Giám đốc công ty trừ trường hợp điều lệ công ty quy định khác.
Chủ tịch Hội đồng quản trị có những quyền và nhiệm vụ sau:
- Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị ;
- Chuẩn bị chương trình, nội dung, các tài liệu cần thiết cho cuộc họp, chủ
tọa phiên họp;
- Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị dưới hình thức

khác;
- Theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị ;
- Chủ tọa họp Đại hội đồng cổ đông ;
- Các quyền và nhiệm vụ khác quy định trong luật và điều lệ công ty.
Khi chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt có thể ủy quyền cho thành viên
khác của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng quản trị lựa chọn một người trong Hội
đồng tạm thời làm nhiệm vụ của Chủ tịch.
Giám đốc công ty: Giám đốc công ty là người điều hành hoạt động hàng
ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện
các quyền và nhiệm vụ được giao.
Giám đốc có các quyền và nhiệm vụ tương tự các quyền và nhiệm vụ tương
tự các quyền và nhiệm vụ của Giám đốc công ty TNHH, các quyền này tập trung
vào việc thực hiện các nhiệm vụ tác nghiệp, triển khai các phương án, quyết định
được thông qua Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông. Giám đốc có thể làm
đại diện theo pháp luật của công ty nêu trong điều lệ công ty không quy định Chủ
tịch Hội đồng quản trị là đại diện theo pháp luật. Giám đốc Công ty cổ phần
không chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông mà trước Hội đồng quản trị ,
cơ quan quản lý trực tiếp của công ty. Việc chịu trách nhiệm trực tiếp của Hội
đồng quản trị tạo ra sự liên hệ chặt chẽ giữa cơ quan quyền lực cao nhất của công
ty và cơ quan điều hành công ty, không đặt giám đốc ở trong tình trạng luôn phải
trả lời chất vấn của bất kỳ cổ đông nào. Ngoài các nhiệm vụ được quy định trong
luật và điều lệ công ty, giám đốc công ty còn có thể có các quyền và nhiệm vụ
khác theo quyết định của Hội đồng quản trị . Điều này nêu bật sự liên quan và
phục tùng trực tiếp của giám đốc với Hội đồng quản trị .
Ban kiểm soát
Công ty cổ phần có từ 11 thành viên trở lên phải có ban kiểm soát. Ban kiểm
soát có số lượng từ 3 đến 5 người, trong đó có ít nhất một người có chuyên môn
là kế toán. Trưởng ban kiểm soát phải là cổ đông công ty, thành viên ban kiểm
soát có thể không là cổ đông của công ty.
Ban kiểm soát có các quyền và nhiệm vụ sau:

- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh
doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính;
- Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty, các vấn đề liên quan
đến quản lý điều hành hoạt động khi thấy cần thiết, theo đề nghị của Đại hội đồng
cổ đông , cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu 10% số cổ phần phổ thông trong ít nhất
6 tháng liền;
- Báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của
việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính;
- Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều
hành công ty;
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công
ty.
Các cơ quan và bộ phận trong công ty có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy
đủ thông tin, tài liệu về hoạt động của công ty theo yêu cầu của ban kiểm soát, trừ
trường hợp Đại hội đồng cổ đông có quyết định khác như giám đốc không được
tiết lộ bí mật của công ty khi chưa được phép Đại hội đồng cổ đông . Ban kiểm
soát và các thành viên không được phép tiết lộ thông tin mật của công ty.
D. Cơ cấu thành viên của Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là công ty duy nhất có khả năng huy động vốn bằng cách
phát hành cổ phần và cổ phần phổ thông được chuyển nhượng một cách tự do
trên thị trường (ngoài một số trường hợp luật hạn chế việc chuyển nhượng cổ
phần của các cổ đông). Bất cứ tổ chức cá nhân nào mua cổ phần của công ty đều
trở thành cổ đông của công ty. Những yếu tố này một mặt là thuận lợi cho việc
huy động vốn cho công ty nhưng mặt khác chính là hạn chế trong việc cơ cấu
quản lý công ty. Vì các thành viên có thể tự do chuyển nhượng cổ phần của mình
nên các cổ đông rất dễ gia nhập hoặc rút khỏi công ty.
Trong khi đó, bộ máy quản lý công ty phải hết sức ổn định thì mới quản lý
và điều hành được tốt công việc sản xuất kinh doanh của công ty.
Với cơ chế quản lý hết sức mềm dẻo và năng động như trên, Công ty cổ phần là
sự biểu hiện của sự dân chủ trong hoạt động quản lý kinh tế. Nếu như doanh

nghiệp tư nhân là một biểu hiện của sự quản lý độc đoán, thì Công ty cổ phần lại
là biểu hiện của sự dân chủ. Quyền lực ở đây không nằm trong tay một cá nhân
mà thuộc về Đại hội đồng cổ đông , thuộc về tập thể các thành viên trong Hội
đồng quản trị . Hội đồng quản trị thực hiện quyền lực của công ty theo những quy
chế nhất định.
Số lượng cổ đông của Công ty cổ phần thường rất lớn nên điều hành Công ty
cổ phần phức tạp hơn nhiều so với các loại hình công ty khác như: Công ty
TNHH, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Tính đa sở hữu cùng với một số
lượng lớn các cổ đông là một trong những tiền đề của sự tách bạch giữa sở hữu
và quản trị điều hành công ty. Công ty cổ phần là sự biểu hiện rõ nét nhất của mô
hình quản 3 cấp: Đại hội đồng cổ đông , Hội đồng quản trị và Ban điều hành
công ty. Mỗi cấp quản lý có nhiệm vụ và chức năng riêng biệt hoàn thiện bộ máy
quản trị công ty.
E. Quy mô hoạt động của Công ty cổ phần
Một trong những nguyên nhân ra đời của Công ty cổ phần là mục đích huy
động số lượng vốn lớn từ công chúng để thực hiện các công trình lớn có quy mô
lớn mà một hay vài nhà đầu tư theo cách cổ truyền không thể thực hiện được.
Việc tập hợp nguồn vốn to lớn từ công chúng thông qua việc phát hành cổ phiếu
và đưa các cổ đông thành chủ sở hữu công ty là một trong những đặc trưng của
Công ty cổ phần .
PHẦN 2: THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý
Việc thành lập doanh nghiêp là một quyết định quan trọng, và bạn đã tìm
hiểu kỹ về các vấn đề pháp lý liên quan, doanh nghiệp hiện tại gồm có các loại
hình: TNHH, cổ phần, DNTN, và Hợp danh.
Với loại hình công ty cổ phần và các vấn cần chú ý:
1. Điều kiện riêng khi thành lập công ty cổ phần
- Thành lập công ty cổ phần phải có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập, không giới
hạn số lượng cổ đông tối đa
– Giám đốc/ Tổng giám đốc trong công ty cổ phần không là Giám đốc /Tổng

giám đốc của doanh nghiệp khác.
2. Nơi đăng ký và cách thức thực hiên
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở
Kế hoạch và Đầu tư.
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Bộ phận một cửa (Văn phòng Sở),
Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT
3. Hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
3.1. Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp
3.2. Dự thảo Điều lệ Công ty;
3.3. Danh sách cổ đông sáng lập
3.4. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
- Giấy CMND còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
- Giấy CN ĐKDN/Quyết định thành lập đối với tổ chức, kèm theo giấy tờ
chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của
tổ chức;
3.5. Các giấy tờ khác nếu có đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện:
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (đối
với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải
có vốn pháp định).
-Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy
định đối với công ty kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật
phải có chứng chỉ hành nghề.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Trình tự thực hiện
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ:
- Công dân, tổ chức: nộp hồ sơ tại Bộ phận “một cửa”, nộp phí, lệ phí (nếu
có) và nhận giấy biên nhận-hẹn trả kết quả giải quyết hồ sơ.
- Sở KH&ĐT: tiếp nhận hồ sơ, trả giấy hẹn cho công dân, tổ chức.
Bước 2: Giải quyết hồ sơ:

+ Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên
quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết.
+ Hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và chuyển cho Bộ phận một cửa để trả
cho công dân, doanh nghiệp.
Bước 3: Trả kết quả giải quyết hồ sơ:
+ Công dân nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại bộ phận “một cửa”.
PHẦN 3: CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN
1/ Các Luật:
- Luật Doanh nghiệp 2005;
- Luật Đầu tư năm 2005;
2/ Các văn bản của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương:
- Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 về đăng ký doanh nghiệp;
- Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 hướng dẫn chi tiết thi
hành một số điều của Luật Doanh nghiệp;
- Nghị định số 05/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 sửa đổi, bổ sung một số
điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày
15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
- Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 về Chứng minh nhân dân;
Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về
Chứng minh nhân dân.
- Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ Quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
- Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính Phủ về chuyển
đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;
- Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 của Chính Phủ Quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật chứng khoán
- Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/02/2006 của Chính phủ về tổ chức
hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng

100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt
Nam;
- Thông tư số 01/2013/TT-BKH ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
- Thông tư số 176/2012/TT-BTC ngày 23/10/2012 quy định mức thu, chế độ
thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh
và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp.
- Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ Về việc ban hành Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước
ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam
- Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 ban hành hệ thống ngành
kinh tế của Việt Nam.
- Quyết định số 337/2007/QĐ-BKH 10/4/2007 về việc ban hành quy định
nội dung hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
- Công văn số 9025/BKH-PTDN ngày 06/12/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư về đăng ký kinh doanh đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài và tổ chức tín
dụng liên doanh;
- Các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan khác.
3/ Các quyết định của UBND Thành phố và Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Quyết định 84/2009/QĐ-UB ngày 01/7/2009 v/v ban hành Quy định thực
hiện cơ chế một cửa, cơ chế liên thông trong giải quyết công việc của tổ chức, cá
nhân tại các cơ quan quản lý hành chính nhà nước thuộc Thành phố;
- Quyết định số 112/2009/QĐ-UBND ngày 20/10/2009 Về việc ban hành
Quy chế phối hợp liên ngành trong giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế
và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Quyết định số 1874/QĐ-UBND ngày 22/4/2011 của Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội v/v ban hành danh mục thủ tục hành chính của Sở Kế hoạch và
Đầu tư;
- Quyết định số 29/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý doanh nghiệp hoạt

động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn TP Hà Nội.
- Quyết định 595/QĐ-KH&ĐT ngày 28/10/2010 của Sở KH&ĐT Hà Nội về
việc ban hành quy trình quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 tại Sở
KH&ĐT Hà Nội.
PHẦN 4: CÔNG TY CỔ PHẦN NHỮNG VƯỚNG MẮC TỪ PHÁP LÝ
Những bất cập trong quản trị điều hành DNNN đã được các chuyên gia “mổ
xẻ” rất nhiều. Tuy nhiên, vấn đề quản trị, điều hành trong các Cty cổ phần cũng
đang gặp nhiều vướng mắc pháp lý.
Luật DN 2005 ra đời được coi là “kim chỉ nam” để các loại hình DN hoạt
động. Không thể phủ nhận những hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, những vướng
mắc từ thực tế đối với loại hình DN cổ phần lại bắt nguồn từ chính luật này.
Tổ chức bộ máy quản trị
Quy định về căn cứ và thời điểm xác lập tư cách cổ đông của Luật doanh
nghiệp (LDN) không thực tế. Về bản chất, tư cách cổ đông gắn liền với số cổ
phần mà cá nhân, pháp nhân sở hữu (đã góp vốn cổ phần do Cty phát hành hoặc
nhận chuyển nhượng cổ phần từ các cổ đông khác). Điều 87.3 LDN 2005 quy
định: “Cổ phần được coi là đã bán khi được thanh toán đủ và những thông tin về
người mua quy định tại khoản 2 Điều 86 của luật này được ghi đúng, ghi đủ vào
sổ đăng ký cổ đông; kể từ thời điểm đó, người mua cổ phần trở thành cổ đông
của Cty”.
Tuy nhiên, chúng tôi xin đặt ra các vấn đề vướng mắc cần được pháp luật
quy định rõ như sau:
Thứ nhất, người đã góp vốn cổ phần (có phiếu thu do CTCP phát hành),
nhưng chưa được đăng ký vào Sổ đăng ký cổ đông thì có tư cách cổ đông hay
không ? Việc ghi thông tin (bao gồm cả sửa chữa thông tin) tại Sổ đăng ký cổ
đông là sự đăng ký mang tính thủ tục hay là điều kiện nội dung của tư cách cổ
đông? Tư cách cổ đông do nhận chuyển nhượng cổ phần: Hợp đồng chuyển
nhượng cổ phần có buộc phải có xác nhận của Cty không? Việc Hợp đồng
chuyển nhượng được ký kết nhưng chưa đăng ký tại Sổ đăng ký cổ đông đã có
hiệu lực hay chưa? Giá trị pháp lý của việc Cty xác nhận Hợp đồng chuyển

nhượng cổ phần là gì?
Đây là điều pháp luật cần quy định rõ theo hướng, thời điểm xác lập tư cách
cổ đông là thời điểm hoàn thành việc góp vốn cho cổ phần tương ứng (phiếu thu)
hoặc thời điểm ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần (hợp đồng chuyển nhượng
cổ phần được ký kết kèm theo các tài liệu chứng minh tư cách cổ đông của bên
chuyên nhượng). Việc đăng ký tại Sổ đăng ký cổ đông chỉ là thủ tục hình thức,
giúp cho Cty quản lý và liên hệ cổ đông.
Thứ 2, yêu cầu huỷ bỏ quyết định của ĐHĐCĐ quy định tại Điều 107 Luật
DN 2005 chưa hợp lý vì không rõ ràng. Điều 107 quy định: Trong thời hạn 90
ngày (kể từ ngày nhận được biên bản họp ĐHĐCĐ hoặc biên bản kết quả kiểm
phiếu lấy ý kiến ĐHĐCĐ cổ đông, thành viên HĐQT, Giám đốc, BKS có quyền
yêu cầu Toà án hoặc Trọng tài xem xét, huỷ bỏ quyết định của ĐHĐCĐ trong các
trường hợp: Trình tự và thủ tục triệu tập họp ĐHĐCĐ không thực hiện đúng theo
quy định của Luật DN và Điều lệ Cty; Trình tự, thủ tục ra quyết định và nội dung
quyết định vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ Cty. Có một số vấn đề pháp lý đặt ra
vì chưa được Luật DN quy định rõ là: Nếu hết thời hiệu 90 ngày mà không có
người khởi kiện, các Nghị quyết trái pháp luật của ĐHĐCĐ có hiệu lực để bắt
buộc phải được tổ chức thực hiện hay không ? Nếu có, ai sẽ chịu trách nhiệm
trong những trường hợp đó ? Hơn nữa, người có quyền khởi kiện có nghĩa vụ
khiếu nại trước khi khởi kiện không ?
Thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy Nghị quyết của ĐHĐCĐ của Trọng tài
được Luật DN quy định, nhưng không được quy định trong Pháp lệnh Trọng tài
thương mại 2003. Các bên tranh chấp khó có thể đạt được thỏa thuận trọng tài
trong trường hợp Nghị quyết của ĐHĐCĐ bị phản đối hay không.
Thứ 3, Luật DN nên quy định tư cách thành viên HĐQT cho cổ đông pháp
nhân. Về bản chất, không có sự khác biệt nào về tư cách cổ đông của cá nhân với
pháp nhân. Tuy nhiên, Luật DN không quy định cho phép pháp nhân có thể là
thành viên HĐQT. Cổ đông pháp nhân chỉ có thể cử cá nhân đại diện ứng cử bầu
thành viên HĐQT. Vì lý do đó, quyền tham gia HĐQT của cổ đông pháp nhân
không được bảo đảm trong rất nhiều trường hợp: người đại diện uỷ quyền tham

gia HĐQT từ chức, chuyển công tác, hoặc cổ đông pháp nhân mong muốn cử
người đại diện uỷ quyền khác thay người đại diện uỷ quyền đang tham gia thành
viên HĐQT….
Thứ 4, không có cơ sở pháp lý để áp dụng phương thức bầu dồn phiếu trong
việc bãi, miễn, bầu bổ sung thành viên HĐQT, BKS.
Phương thức bầu dồn phiếu đã được Điều 104.3.c Luật DN quy định áp
dụng cho việc bầu thành viên HĐQT và thành viên BKS. Phương thức này bảo
đảm cho hiệu lực của tất cả các phiếu bầu của cổ đông, mỗi phiếu bầu chỉ có hiệu
lực bầu cho một ứng viên. Điều 96.2.b quy định thẩm quyền của ĐHĐCĐ bãi,
miễn, bầu bổ sung thành viên HĐQT. Tuy nhiên Luật DN không có quy định để
áp dụng phương thức bầu dồn phiếu khi bãi, miễn, bầu bổ sung thành viên
HĐQT, cho nên không thể xác định được những cổ đông nào có quyền bỏ phiếu
bãi miễn và bầu bổ sung thành viên HĐQT để bảo đảm quyền lợi công bằng cho
mọi cổ đông: trước đây cổ đông A bỏ phiếu bầu thành viên HĐQT cho ứng cử
viên B, nay cổ đông A có thể bỏ phiếu bãi, miễn tư cách thành viên HĐQT của M
hay không ?
Một vấn đề khác là Luật DN không quy định thủ tục để chấm dứt tư cách
thành viên HĐQT trong tất cả các trường hợp đã được liệt kê nên không thể áp
dụng thống nhất trên thực tế. Chẳng hạn, trường hợp thành viên HĐQT không
tham gia các hoạt động của HĐQT trong 6 tháng liên tục. Đây là trường hợp
đương nhiên phải chấm dứt tư cách thành viên HĐQT hay phải có sự bỏ phiếu
của ĐHĐCĐ? Bằng cách nào để tính sự hoạt động liên tục 6 tháng của thành viên
HĐQT.
Thứ 5, Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC về quản trị CTCP niêm yết cho
phép HĐQT bổ nhiệm thành viên HĐQT tạm thời thay thế có trái Luật DN
không? Quyết định này quy định cho HĐQT thẩm quyền có thể bổ nhiệm thành
viên HĐQT thay thế trong trường hợp một thành viên bị mất tư cách thành viên
theo quy định của pháp luật và Điều lệ Cty, bị cách chức hoặc vì một lý do nào
đó không thể tiếp tục làm thành viên HĐQT. Việc thay thế thành viên HĐQT
trong trường hợp này phải được biểu quyết thông qua tại cuộc họp gần nhất của

ĐHĐCĐ. Chúng tôi băn khoăn về tính phù hợp của quy định này. Bởi lẽ, Luật
DN không quy định cho HĐQT có thẩm quyền tự bổ nhiệm thành viên HĐQT
tạm thời, mà trái lại, Luật DN quy định cho phép HĐQT vẫn được hoạt động khi
khuyết thành viên, và buộc phải tổ chức Cuộc họp ĐHĐCĐ bầu bổ sung thành
viên HĐQT khi số lượng thành viên HĐQT bị khuyết lớn hơn 1/3.
Giả sử, HĐQT bầu bổ sung thành viên HĐQT tạm thời thì ĐHĐCĐ biểu
quyết thông qua theo nguyên tắc và cách thức nào? Nếu thành viên đó không
được chấp thuận bởi ĐHĐCĐ thì các Nghị quyết của HĐQT được thông qua
trước đó với sự biểu quyết của thành viên HĐQT đó có hiệu lực hay không?
Thứ 6, Hội đồng quản trị có phải là cơ quan đại diện theo pháp luật của
CTCP không? Điều 108.1 Luật DN quy định. “Hội đồng quản trị là cơ quan quản
lý Cty, có toàn quyền nhân danh Cty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa
vụ của Cty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông”.
Chúng tôi xin đặt vấn đề là: Có thể hay không, HĐQT nhân danh CTCP để
xác lập và thực hiện các giao dịch mà không có sự đồng ý của của người đại diện
theo pháp luật ghi trên Giấy chứng nhận ĐKKD.
Vốn và quản lý tài sản
Đối với Cty cổ phần, minh bạch đối với vốn là yêu cầu cấp thiết, tuy nhiên
pháp luật về vốn và quản lý tài sản của loại hình DN này lại chưa thật sự rõ ràng.
Ai cũng biết cổ phần của DN là tiền, thế nhưng số cổ phần được quyền chào
bán mà chưa bán được có phải là tài sản của Cty CP lại chưa thực sự được trả lời.
Điều lệ mẫu áp dụng cho các Cty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán đã
quan niệm về cổ phần được quyền chào bán là tài sản của Cty CP là không đúng.
Bởi mức vốn điều lệ đăng ký của Cty CP là mức vốn mà Cty CP đăng ký với cơ
quan ĐKKD để huy động vốn góp cổ phần của chủ sơ hữu. Mức vốn điều lệ này
là căn cứ xác định số cố phần phổ thông được quyền chào bán. Cty CP chào bán
cổ phần là huy động vốn góp. Tài sản Cty CP thu được do bán cổ phần hình
thành nên vốn góp thực của chủ sở hữu. Hơn nữa, sổ cổ phần phổ thông được
quyền chào bán nhưng chưa bán được không phải là tài sản của Cty. Cổ đông chỉ
chịu trách nhiệm về nghĩa vụ trả nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Cty CP trong

phạm vi số vốn đã góp (Điều 77).
Luật DN hiện không có quy định cụ thể về điều kiện trả cổ tức cho cổ phần
ưu đãi cổ tức và điều kiện hoàn lại phần vốn góp cho cổ phần ưu đãi hoàn lại: Cổ
đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức được hưởng cổ tức với mức cao hơn so với
mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia
hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc
vào kết quả kinh doanh của Cty. Vậy khi Cty CP đang kinh doanh thua lỗ thì có
được thanh toán cổ tức cho cổ phần ưu đãi không? Pháp luật không có quy định
rõ.
Về cổ phần ưu đãi hoàn lại, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có
quyền yêu cầu Cty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo các điều kiện được ghi
tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại. Vậy, khi Cty CP bị mất khả năng thanh
toán nợ, có được hoàn lại vốn cho cổ phần ưu đãi hoàn lại khi không đủ tài sản để
trả nợ không? Pháp luật không có quy định rõ.
Vì thế, theo tôi, Điều lệ Cty cần quy định để giải quyết vấn đề này theo
nguyên lý chung, tránh phát sinh các tranh chấp.
Đặc biệt, quyền ưu tiên mua cổ phần của Cổ đông hiện hữu chưa được Luật
DN quy định rõ tại Điều 87.2 mới chỉ quy định quyền ưu tiên mua cổ phần do
Cty CP phát hành thuộc về các cổ đông hiện hữu trong trường hợp phát hành
thêm cổ phần phổ thông và chào bán số cổ phần đó. Trường hợp này xảy ra khi
Cty CP đăng ký tăng vốn điều lệ và phát hành thêm cổ phần để huy động cho vốn
cho phần vốn điều lệ tăng thêm đó.
Vấn đề đặt ra là CĐ sáng lập có quyền ưu tiên mua cổ phần thuộc số cổ
phần được quyền chào bán hay không trong trường hợp khi thành lập các CĐ
sáng lập đã không đăng ký góp 100% vốn điều lệ; Cty CP chào bán cổ phần được
quyền chào bán cũ trước đây chưa bán được (vốn điều lệ chưa huy động đủ
100%) thì các cổ đông hiện hữu có quyền ưu tiên mua hay không? Thiết nghĩ,
Điều lệ Cty cần quy định để giải quyết vấn đề này theo nguyên lý chung, tránh
phát sinh các tranh chấp.
Điều kiến nhiều DN đang xảy ra tranh chấp là Luật DN không quy định rõ

về thẩm quyền định giá tài sản góp vốn. Luật quy định tài sản góp vốn không
phải là tiền, vàng, ngoại tệ phải được Điều lệ quy định và phải được định giá khi
góp vốn (Điều 30). Tuy nhiên, khi thành lập, giá tài sản được xác định theo
nguyên tắc nhất trí của các sáng lập viên. Trong quá trình Cty đang hoạt động,
giá tài sản góp vốn được xác định bằng sự thoả thuận giữa Cty và người góp vốn.
Nếu định giá cao hơn giá trị thực, người góp vốn, các sáng lập viên, người đại
diện theo pháp luật liên đới chịu trách nhiệm bồi thường.
Chúng tôi nhận thấy có một số vấn đề là: Khi Cty đang hoạt động, cơ quan
nào trong Cty có quyền quyết định để thoả thuận giá của tài sản góp vốn với
người góp vốn và chịu trách nhiệm về vấn đề đó? Trách nhiệm về việc xác định
giá cao hơn giá trị thực được đặt ra khi nào? Ai có quyền khởi kiện?
Luật DN không có quy định riêng biệt về tăng, giảm vốn điều lệ của Cty
CP? Cty CP có quyền đăng ký tăng vốn điều lệ khi chưa bán hết số cổ phần được
quyền chào bán (chưa huy động đủ 100% mức vốn điều lệ cũ) hay không?
Khi đăng ký tăng vốn điều lệ, có cần hay không sự hiện diện của một nhóm
cá nhân, pháp nhân đăng ký sở hữu tối thiểu 20% số cổ phần phổ thông được
quyền chào bán không? Khi đăng ký tăng vốn điều lệ, thời hạn để Cty CP phải
chào bán hết số cổ phần phổ thông được quyền chào bán là bao lâu? Hơn nữa,
Luật DN không quy định cho Cty CP được giảm vốn điều lệ, ngoại trừ trường
hợp Cty CP được quyền mua lại không quá 30% số cổ phần phổ thông đã phát
hành. Đây là vấn đề gây khó khăn rất lớn cho các Cty CP.
Thiết nghĩ, đây là những vấn đề các nhà lập pháp và hành pháp cần xem xét
lại những vướng mắc trên để có những hướng điều chỉnh thích hợp.

×