Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Tìm hiểu về loại hình truyện ngắn kịch hoá trong các sáng tác của Nguyễn Công Hoan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.33 KB, 50 trang )

MỤC LỤC
Chương 1. Cơ sở lý luận chung........................................................................................2
1.1. Tìm hiểu về truyện ngắn kịch hóa......................................................................2
1.1.1. Khái niệm......................................................................................................2
1.1.2. Đặc điểm truyện ngắn kịch hóa.....................................................................2
1.2. Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Cơng Hoan và cơ sở hình thành tính kịch trong
truyện ngắn của ơng...................................................................................................6
1.2.1. Tác giả Nguyễn Cơng Hoan.........................................................................7
1.2.2. Cơ sở hình thành tính kịch trong truyện ngắn Nguyễn Cơng Hoan..............7
Chương 2. Tính kịch hóa trong truyện ngắn của Nguyễn Cơng Hoan.......................12
2.1 Đặc điểm cốt truyện kịch hóa.............................................................................12
2.1.1. Phản ánh mâu thuẫn đa dạng của đời sống.................................................13
2.1.2. Sự kiện hành động là chất liệu cơ bản.........................................................15
2.1.3. Kết thúc ngắn gọn, bất ngờ.........................................................................18
2.2. Đặc điểm nhân vật kịch hóa................................................................................19
2.2.1. Nhân vật loại hình......................................................................................19
2.2.2. Nhân vật được tạo dựng chi tiết mô tả ngoại hình và hành động................22
2.2.3. Sự đối lập trong hành động của nhân vật....................................................23
2.3. Đặc điểm trần thuật truyện ngắn - kịch hóa....................................................24
2.3.1. Điểm nhìn trần thuật...................................................................................25
2.3.2. Ngơn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan......................36
2.3.3. Giọng điệu trần thuật.................................................................................40
Chương 3. Kết luận.........................................................................................................48
Tài liệu tham khảo.........................................................................................................50

1


Chương 1. Cơ sở lý luận chung
1.1. Tìm hiểu về truyện ngắn kịch hóa
1.1.1. Khái niệm


“Kịch hóa” là một trong những khuynh hướng nổi bật trong truyện ngắn Việt Nam
gắn liền với các cây bút hiện thực như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Bùi Hiển,
Tam Kính, Trần Tiêu, Kim Lân, Tơ Hồi… Với thiên hướng thể hiện trạng thái nhân thế,
phơi bày thực trạng xã hội thực dân – phong kiến vốn đầy mâu thuẫn, xung đột, các cây
bút “truyện ngắn - kịch hóa” thường tập trung phản ánh vấn đề dân sinh - phong tục
(trong khi “truyện ngắn - trữ tình hóa” nghiêng về phía nhân sinh - đời tư). Tác phẩm của
họ chủ yếu đề cập đến các quan hệ xã hội, phong tục, tập quán, các sinh hoạt diễn ra
thường ngày ở phạm vi khác nhau. Một số tác giả mô tả đời sống ở phạm vi tương đối hẹp
Bùi Hiển, Tam Kính với những trang viết về cuộc sống lam lũ và có phần dữ dội của
người dân miền Trung; Kim Lân với những sáng tác về người dân xứ Kinh Bắc; Tơ Hồi
với những truyện về người dân ven đô… Tương ứng với phạm vi phản ánh có phần hạn
hẹp, tính chất “kịch hóa” ở các sáng tác này thường có mức độ nhất định. Riêng Nguyễn
Công Hoan, với hàng trăm truyện ngắn, ông đã tạo nên một bộ “tấn trò đời” đặc sắc; phản
ánh sâu rộng đời sống xã hội thời kỳ này. Trong sáng tác của ơng có sự hiện diện của
những quan hệ xã hội rộng lớn với nhiều tầng lớp, giai cấp, lứa tuổi, nghề nghiệp, giới
tính… Có thể nói tính chất “kịch hóa” trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945
đã được thể hiện tập trung trong truyện Nguyễn Cơng Hoan. Ở đó “kịch hóa” đã đạt đến
mức “sân khấu hóa”: tác phẩm khơng chỉ dừng lại ở việc mô tả cuộc sống con người với
những mâu thuẫn, xung đột gay gắt mà thực sự đã dựng lại trước mắt người đọc những
“màn kịch” với những “vai diễn” cụ thể, sinh động.
1.1.2. Đặc điểm truyện ngắn kịch hóa
Nghiên cứu quy luật cấu trúc - chức năng của loại hình “truyện ngắn kịch hóa”,
chúng tơi sẽ tập trung tìm hiểu các vấn đề cơ bản là chức năng nghệ thuật, chất liệu nghệ
thuật và nguyên tắc tổ chức chất liệu của cốt truyện, nhân vật và trần thuật ở loại tác
phẩm này.
* Cốt truyện trong “truyện ngắn - kịch hóa”
Chức năng thể hiện trạng thái nhân thế của cốt truyện.

2



Các tác phẩm tự sự nói chung, trong đó có truyện ngắn, thường thơng qua việc
trình bày một hệ thống sự kiện để phản ánh những xung đột xã hội. Tuy nhiên, nếu
“truyện ngắn - trữ tình hóa” thiên về phản ánh những xung đột nội tâm của con người thì
“truyện ngắn - kịch hóa” lại hướng đến việc thể hiện các mâu thuẫn, xung đột trên bề mặt
đời sống, mâu thuẫn giữa người này với người khác, giữa tầng lớp này với tầng lớp
khác…Do vậy, chức năng cơ bản của “truyện ngắn - kịch hóa” là thể hiện trạng thái nhân
thế với tất cả những gì tầm thường, kệch cỡm, đáng cười diễn ra hàng ngày trên bề mặt
đời sống xã hội.
“Sự kiện hành động” giàu kịch tính là chất liệu cơ bản của cốt truyện.
Khi xây dựng cốt truyện ngắn - kịch hóa, nhà văn họ thường ít quan tâm đến “sự
kiện nội tâm” - sự kiện gắn với hành động bên trong của nhân vật, mà thay vào đó họ đặc
biệt đến loại sự kiện gắn với hành động bên ngoài của nhân vật. Loại sự kiện này luôn
xuất hiện “với tư cách là nguyên nhân của các suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật.
“Sự kiện hành động” trong “truyện ngắn - kịch hóa” thường rất giàu kịch tính bởi
nó được xây dựng dựa trên sự dồn nén hàng loạt cử chỉ, động tác nhanh mạnh và lời đối
thoại gay gắt của nhân vật trong quan hệ đối kháng. Như một màn kịch, “truyện ngắn kịch hóa” thường tập trung cao độ vào một vấn đề, một chuyện nhất định trong một thời
điểm nhất định, ở một khơng gian hẹp.
Cũng với tính duy nhất về khơng gian, về địa điểm thì tính duy nhất về hành động
thường nổi bật ở “truyện ngắn - kịch hóa”. Trong tác phẩm, những gì thuộc về hành động
bên ngồi của nhân vật như cử chỉ, hành vi, ngôn ngữ đối thoại, động tác… đều tập trung
hướng về “hành động” chủ đạo của nhân vật – hành động chứa đựng toàn bộ chủ đề, tư
tưởng tác phẩm.
Tóm lại, trong xây dựng “truyện ngắn - kịch hóa”, việc tạo ra kịch tính đậm nét ở
mọi phương diện tác phẩm là điều hết sức quan trọng. Do vậy, trong xây dựng cốt truyện,
việc sử dụng hệ thống “sự kiện hành động” giàu kịch tính là một yêu cầu tất yếu. Hệ
thống sự kiện này lại phải được tổ chức theo những nguyên tắc nghệ thuật nhất định để
tạo ra những biến cố lớn có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
Nguyên tắc tạo gút tỉ mỉ và mở gút bất ngờ trong xây dựng cốt truyện


3


Trong xây dựng cốt truyện ở “truyện ngắn - kịch hóa”, cùng với việc sử dụng “sự
kiện hành động” giàu kịch tính là việc tổ chức chất liệu ấy một cách chặt chẽ để tạo ra cốt
truyện đặc biệt hấp dẫn.
Thơng thường, cốt truyện có những thành phần cơ bản là thắt nút, phát triển, đỉnh
điểm và mở nút. Thắt nút “là sự xuất hiện các sự kiện đánh dấu điểm khởi đầu của một
quan hệ tất yếu sẽ phát triển”. Phát triển “là toàn bộ các sự kiện thể hiển sự phát triển, vận
động của các quan hệ và mâu thuẫn đã xảy ra”. Đỉnh điểm “là sự kiện thử thách cao nhất,
tột cùng đối với nhân vật, là sự kiện dẫn đến bước ngoặt lớn lao nhất của sự phát triển của
truyện…đưa đến chấm dứt sự phát triển”. Và mở nút “là sự kiện quyết định kế ngay sau
cao trào” là “sự xóa bỏ xung đột, nhưng khơng phải bao giờ cũng xóa bỏ mâu thuẫn”. Ở
truyện hiện đại, tùy theo từng loại truyện mà các thành phần cốt truyện nêu trên có thể
đầy đủ hoặc bị lược bớt. Với loại truyện có cốt truyện sự kiện nổi bật như “truyện ngắn kịch hóa” thì thành phần cốt truyện thường tương đối đầy đủ. Trong đó có thể chia làm 2
phần cơ bản là tạo “gút” (gồm cả “thắt nút”, “phát triển”, “đỉnh điểm”) và mở “gút” (kết
thúc). Ở “truyện ngắn - kịch hóa”, sự xuất hiện, vận động và phát triển của gút bao giờ
cũng được trần thuật hết sức tỉ mỉ, bởi nó là nơi chứa đựng những vấn đề cơ bản của cốt
truyện, chứa đựng hệ thống sự kiện và biến cố có ý nghĩa nhất định. Gút thường được tô
đậm bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật, đặc biệt là tương phản và tăng cấp, phóng đại…để
trở thành một bộ phận nổi bật trong kết cấu chung của tác phẩm. Nó là cơ sở tạo ra cái
“nhân” to, từ đó mang lại “quả” lớn cho tác phẩm.
* Nhân vật trong “truyện ngắn - kịch hóa”
Nhân vật loại hình trong truyện ngắn kịch hóa
Xét ở góc độ cấu trúc - chức năng thì nhân vật của “truyện ngắn - kịch hóa” chủ
yếu là nhân vật loại hình, bởi chúng thường thể hiện tập trung phẩm chất, tính cách, đạo
đức của các tầng lớp người trong xã hội. Qua hệ thống nhân vật trong sáng tác của các
cây bút như Bùi Hiển, Tam Kính, Kim Lân, Tơ Hồi, Vũ Trọng Phụng và đặc biệt là
Nguyễn Cơng Hoan, người đọc có thể nhận ra diện mạo đời sống rộng lớn ở Việt Nam
trước Cách mạng. Ở đó có đủ mọi tầng lớp, giai cấp, từ thành thị đến nông thôn, từ kẻ

giàu đến người nghèo, từ quan đến dân, từ trẻ đến già, từ trí thức đến dân nghèo thành
thị…
Chi tiết mơ tả ngoại hình và hành động là chất liệu cơ bản trong xây dựng nhân vật

4


Nhân vật văn học thường được tạo dựng bởi hệ thống chi tiết rất phong phú, bao
gồm chi tiết mô tả thế giới bên ngồi (ngoại hình, hành động, ngơn ngữ đối thoại) và thế
giới bên trong nhân vật (cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm, tư tưởng) những chi tiết về tiểu sử,
môi trường, nột thất… Tùy theo loại tác phẩm, loại nhân vật mà nhà văn phải sử dụng loại
chi tiết phù hợp nhất. Nếu chi tiết nội tâm có ý nghĩa quyết định trong xây dựng nhân vật
của “truyện ngắn - trữ tình hóa” thì ở nhân vật “truyện ngắn - kịch hóa”, vai trị đó lại
thuộc về chi tiết mơ tả ngoai hình và hành động. Nó ln phải hành động, phải bộc lộ
mình qua hình dáng, trang phục, qua bộ mặt, cử chỉ, động tác, lời nói…
Đối lập trong hành động là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng nhân vật.
Nhân vật văn học nói chung thường được mô tả qua các biến cố, xung đột, mâu
thuẫn: mâu thuẫn giữa nhân vật này với nhân vật khác, giữa tuyến nhân vật này với nhân
vật khác, mâu thuẫn trong nội tâm nhân vật, mâu thuẫn giữa các phương diện khác nhau
trong tính cách nhân vật… Ở truyện truyền thống, nhân vật chủ yếu được xây dựng dựa
trên sự đối lập giữa nhân vật này với nhân vật khác (tốt - xấu, trung - nịnh, thiện – ác…)
giữa tuyến nhân vật này với tuyến nhân vật khác (chính diện - phản diện). Đến văn học
hiện đại, cấu trúc nhân vật được mở rộng đa dạng, phức tạp hơn: có thể có sự đối lập
trong thế giới nội tâm nhân vật; hoặc đối lập giữa những phương diện khác nhau trong
tính cách nhân vật…
Trong truyện ngắn Việt Nam 1930 – 1945, nếu nhân vật của “truyện ngắn - trữ
tình hóa” được xây dựng vào xung đột nội tâm là chủ yếu, thì việc xây dựng nhân vật ở
“truyện ngắn - kịch hóa” về cơ bản dựa trên sự đối lập trong hành động. Mối quan hệ giữa
người này với người khác thường thể hiện tập trung nhất ở sự đối lập giàu nghèo. Mối
quan hệ mang tính giai cấp này thường là cơ sở tạo cho tác phẩm có kịch tính cao: tính

chất đối kháng quyết liệt, tính chất loại trừ nhau “một mất một còn” thể hiện đậm nét. Và
trong cuộc chiến đấu khơng cân sức đó, chiến thắng thường thuộc về kẻ mạnh, kẻ giàu có,
kẻ có quyền lực. Truyện ngắn - kịch hóa nói chung, về cơ bản dựa trên cảm hứng trào
phúng. Nó khơng tập trung mô tả cái “bi” của kẻ bị khất phục mà mô tả cái đáng cười của
tất cả những ai có mặt trên sân khấu cuộc đời. Do vậy cấu trúc của nhân vật trong “truyện
ngắn - kịch hóa” khơng chỉ là sự đối lập giữa người này với người khác mà quan trọng
hơn là sự đối lập giữa hành động trước và hành động sau của chính nó.
* Trần thuật trong “truyện ngắn - kịch hóa”

5


Trào phúng - chức năng nghệ thuật cơ bản của trần thuật.
Được xây dựng theo hướng kịch hóa nên tồn bộ các yếu tố trong “truyện ngắn kịch hóa” đều phải tập trung làm nổi bật cái hài để qua đó thể hiện sâu sắc thực trạng đời
sống xã hội đương thời. Là phương diện hình thức cơ bản của truyện, trần thuật trong
“truyện ngắn - kịch hóa” phải trực tiếp góp phần tạo ra tiếng cười cho tác phẩm. Để làm
được điều đó, nhà văn thường phải huy động toàn bộ thế mạnh tiềm năng của các yếu tố
tham gia trong trần thuật và “kịch hóa” chúng một cách triệt để. Trong đó, đáng chú ý là
vấn đề kịch hóa nhân vật người kể chuyện và giọng điệu trần thuật.
Lời văn mơ tả ngoại hình và hành động nhân vật là thành phần cơ bản của trần thuật
Trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, nếu xét về độ dài thì “truyện
ngắn - trữ tình hóa” và “truyện ngắn - kịch hóa” thường ngắn hơn “truyện ngắn - tiểu
thuyết hóa”. Điều này hồn tồn khơng ngẫu nhiên. Do thiên về bộc lộ cảm xúc, tâm
trạng, suy nghĩ của con người trước thế giới, nên cũng giống như thơ, “truyện ngắn - trữ
tình hóa” thường khơng thê kéo dài. Cịn “truyện ngắn - kịch hóa”, giống như “lát cắt” đời
sống, như bức ảnh chụp một khoảnh khắc, một cảnh đời, nên thường cũng phải ngắn gọn.
Tương ứng với những cách thức phản ánh đời sống như vậy, trần thuật trong “truyện ngắn
- trữ tình hóa” và “truyện ngắn - kịch hóa” phải tận dụng triệt để ưu thế của lời văn mô tả,
trong tương quan với các thành phần trần thuật khác.
Nguyên tắc tương phản và tăng cấp trong trần thuật.

Nếu trùng điệp để tạo ra nhịp điệu chậm rãi, bình lặng cho tác phẩm là nguyên tắc
trần thuật cơ bản của “truyện ngắn - trữ tình hóa”, thì ngược lại, tương phản và tăng cấp
nhằm tạo ra nhịp điệu gấp gáp, dồn dập là nguyên tắc tổ chức trần thuật ở “truyện ngắn kịch hóa”. Trong đó, tương phản là cơ sở tạo ra mâu thuẫn, xung đột nhằm thể hiện cái
hài như một trạng thái vốn có của đời sống xã hội. Qua những dịng trần thuật mang đạm
tính chất tương phản của “truyện ngắn - kịch hóa”, hiện trạng đời sống với những gì phi
lý, đáng cười được phơi bày. Con người trở thành đối tượng trung tâm của tiếng cười trào
phúng. Ở chúng có sự đối lập gay gắt giữa bản chất bên trong với ngoại hiện, giữa địa vị
với hành động, việc làm thực tế, giữa lời nói và việc làm, giữa động cơ bên trong và hành
động bên ngoài, giữa nguyên nhân và kết quả…
1.2. Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Cơng Hoan và cơ sở hình thành tính kịch trong
truyện ngắn của ông

6


1.2.1. Tác giả Nguyễn Công Hoan
Nguyễn Công Hoan là nhà văn có vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện
đại. Cùng với Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Tam Lang, Tơ Hồi, Nam Cao,... Nguyễn
Cơng Hoan là một trong những đại diện xuất sắc của khuynh hướng văn học hiện thực
phê phán trước Cách mạng tháng 8 - 1945, và cũng là một trong những người đầu tiên
góp phần xây dựng nền văn học của thời đại mới.
Nói đến Nguyễn Cơng Hoan là nói đến "một sức sáng tạo mãnh liệt", "một đời văn
lực lưỡng". Sự nghiệp văn học của ông bắt đầu từ rất sớm khi ông mới 17 tuổi (từ những
năm hai mươi của thế kỷ XX). Trong hơn nửa thế kỷ sáng tác của mình, Nguyễn Cơng
Hoan đã để lại một gia tài văn học khá đồ sộ gồm hơn 200 truyện ngắn, trên 30 truyện dài
và nhiều bài nghiên cứu, phê bình văn học nghệ thuật, cùng với những tập hồi ức tự sự
mang dấu ấn lịch sử, thời đại mà ông đã trải qua. Dù sáng tác ở nhiều thể loại khác nhau,
song thể loại thành công nhất, mang lại vinh danh cho Nguyễn Cơng Hoan trong nền văn
học dân tộc đó chính là truyện ngắn. Ngay từ khi mới xuất hiện trên văn đàn, truyện ngắn
của Nguyễn Công Hoan luôn được sự quan tâm, chú ý của giới nghiên cứu phê bình cùng

nhiều thế hệ bạn đọc.
Sáng tác của Nguyễn Cơng Hoan bao gồm nhiều thể loại nhưng truyện ngắn trào
phúng là lĩnh vực thành công hơn cả. Chất trào phúng thể hiện rõ nét ở tiếng cười. Tiếng
cười trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan không chua chát như trong các sáng tác
của Vũ Trọng Phụng, cũng không cay đắng, xót xa như trong các tác phẩm của Nam Cao,
mà tiếng cười trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là tiếng cười giòn giã, được bật lên
từ sân khấu cuộc đời với nhiều cung bậc, sắc thái khác nhau. Truyện ngắn của ơng khơng
chỉ bộc lộ chất hài trí tuệ, mà cịn bộc lộ tính kịch đậm nét nhằm phơi bày bản chất xã hội.
Bởi vậy khi nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Cơng Hoan khơng thể khơng đề cập tới
“tính kịch”, một thành công nghệ thuật độc đáo trong sáng tác truyện ngắn của ơng.
1.2.2. Cơ sở hình thành tính kịch trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
* Cơ sở chủ quan
Tính cách Nguyễn Cơng Hoan
Nguyễn Cơng Hoan ngay từ nhỏ đã thích quan sát, thích khám phá, tìm hiểu, nhìn
vào đâu ơng cũng thấy những trị lố bịch, kệch cỡm đáng cười. Bạn bè nhận xét về
Nguyễn Công Hoan là người “biết lắm chuyện cười” và “hay nói chuyện buồn cười”.

7


Khi cịn bé, Nguyễn Cơng Hoan được nghe kể bao nhiêu chuyện đáng khinh, đáng
cười, đáng chửi về tầng lớp quan lai. Những truyện này đã tạo nên trong lòng nhà văn sự
căm ghét sâu cay bọn có tiền và có quyền thế. Ơng đã nhiều lần chứng kiến cảnh xu nịnh
ton hót của chúng đối với quan Tây cai trị, những thủ đoạn ăn hối lộ trắng trợn, tàn nhẫn,
gian ác, cảnh sinh hoạt xa hoa, dâm loạn ngay trong gia đình giữa anh, em, bố, con, trái
luân thường đạo lý. Hiện thực ấy đã khiến Nguyễn Công Hoan tập trung ngịi bút của
mình phản ánh loại đối tượng này một cách đậm nét, sinh động để phơi bày những sự
thực đen tối, tàn khốc của xã hội thực dân phong kiến. Nguyễn Công Hoan đã đánh thẳng
vào bọn quan lại, đưa ra ánh sáng những hình thù xấu xa, đê tiện của chúng với những
biểu hiện bề ngoài với những thói xấu như tham quan, keo kiệt, tàn nhẫn, lừa lọc với sự

toan tính bất nhân và thói hc ũi dm. Với tầng lớp dân nghèo, ông thờng bày tỏ sự thơng cảm, xót xa. Tuy nhiên khi miêu tả về họ, ngòi bút Nguyễn Công Hoan lại tô đậm sự
xấu xí, u mê, ngờ nghệch của những ngời dân nghèo một cách cay độc. Đôi khi ông còn
cắt nghĩa sự nghèo khổ, ngu dốt là do sự xa đoạ, h hỏng, thèm khát của dục vọng,
Dự cũn những hạn chế, nhưng nhìn chung, truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan đã
xây dựng và tái hiện một cách sâu sắc hiện thực xã hội đương thời qua một con mắt tinh
nghịch, sắc sảo và ngòi bút tinh tế, Nguyễn Công Hoan đã dựng nên được cả một sân
khấu hài kịch giữa đời với nhiều mặt, nhiều hiện tượng xã hội xấu xa, thối nát.
Với lối viết ngắn gọn, truyện ngắn của ơng mang đậm tính kịch khi phản ánh các
nhân vật trong xã hội. Cấu trúc truyện rõ ràng, súc tích, kết thúc bất ngờ, tạo ra tiếng cười
trào phúng. Tính kịch cịn thể hiện trong hành động, kết cấu và ngôn ngữ của nhân vật đã
làm lên sự khác biệt giữa Nguyễn Công Hoan so với các nhà văn khác.
Tầm hiểu biết của Nguyễn Công Hoan không chỉ ở nội dung mà cịn được biểu hiện
dưới hình thức ngôn ngữ. Ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan linh hoạt và hay gây tiếng
cười. Có lúc ơng sử dụng ngơn ngữ bình dân, có khi là lối ví von, so sánh, đặc biệt là cách
chơi chữ, bằng việc dùng từ mang hai nghĩa. Chẳng hạn: Thế là mợ nó đi tây, Hai thằng
khốn nạn,… Cách so sánh cũng thật độc đáo, thú vị bất ngờ lý thú ví như tác giả ví cái áo
hoa của cơ Kếu trong tác phẩm Cô Kếu gái tân thời, “Rắc rối như thời cục nước Tàu…”
Nhìn chung qua nhiều cấp độ yếu tố ta thấy tính kịch đã trở thành một đặc điểm
bao trùm trong truyện ngắn của Nguyễn Cơng Hoan. Tính kịch tạo ra tiếng cười phản ánh
một xã hội đầy nhố nhăng, hài hước. Dưới cây bút trào phúng đầy tài năng ấy, hiếm có

8


một nhà văn nào vượt qua được sự đóng góp to lớn của Nguyễn Công Hoan. Nguyễn
Công Hoan không chỉ đóng góp cho nền văn học hiện thực phê phán mà cịn góp phần
làm cho văn xi Việt Nam thêm phong phú và đa dạng. Nhắc tới truyện ngắn của
Nguyễn Cơng Hoan, ta khơng thể qn được tính kịch - một dấu ấn độc đáo, tạo ấn tượng
khó quên trong lịng độc giả và là nét thành cơng tiêu biểu của nhà văn.
Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan

+ Quan niệm về cuộc đời:
Nguyễn Công Hoan coi cuộc đời là “Một sân khấu hài kịch”, là cả một thế giới làm
trị, cái gì cũng giả dối, lừa bịp, đáng khơi hài. Cách nhìn như vậy đã tạo nên tính kịch
đậm nét trong sáng tác của ơng. Tính kịch trở thành cảm hứng, thành phương thức xây
dựng tác phẩm chi phối trực tiếp cấu trúc cùng các thành tố cơ bản trong các sáng tác của
ông.
Đọc truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, trước mắt ta hiện ra một thế giới với tất
cả những trị hài hước, đó là những cảnh đời nhốn nháo đầy mâu thuẫn, xung đột với đầy
đủ các cung bậc bi, hài của nó. Dường như ta khơng chỉ nghe mà cịn thấy hiển hiện ra
trước mắt một xã hội với những mối quan hệ cực kỳ phức tạp và sinh động, “như thực”
của nó. Truyện ngắn của Nguyễn Cơng Hoan trở thành điển hình cho khuynh hướng
“Truyện ngắn - kịch” - Một loại hình truyện ngắn rất nổi bật trong văn học Việt Nam giai
đoạn 1930 - 1945.
Sân khấu hài kịch do Nguyễn Công Hoan dựng lên không chỉ tập trung phản ánh
một đối tượng, một vấn đề xã hội mà còn tập trung vào nhiều vấn đề bức xúc của xã hội
đương thời, từ chuyện mua bán chức tước, chuyện trăng hoa, quan lại hà hiếp dân cùng,…
cho đến những kẻ trưởng giả tàn ác bất chấp luân thường, đạo lý, thói a dua học đòi,…
Tất cả đều được phản ánh qua ngòi bút sắc nét và chân thực.
+ Quan niệm của Nguyễn Công Hoan về đối tượng, chức năng của văn chương
Cùng với Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao,… Nguyễn Công Hoan là một
trong những nhà văn xuất hiện sớm nhất trong dòng văn học hiện thực phê phán Việt
Nam giai đoạn 1930 - 1945, những sáng tác của ông luôn mang một dấu ấn, phong cách
riêng không lẫn vào đâu được. Sở dĩ có được điều đó chính là do bắt nguồn từ cái “tình”
đối với cuộc sống của Nguyễn Cơng Hoan. Trong bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỉ
XX đầy dẫy những biến động phức tạp, rất dễ gây mất phương hướng cho con người, nhất

9


là những người trẻ tuổi, thì Nguyễn Cơng Hoan lại chọn cho mình một quan niệm sống

riêng - đúng đắn và lành mạnh. Với ông sống là phải “làm một việc gì có ích”. Chính vì
vậy, khi viết văn Nguyễn Công Hoan quan niệm rất thiết thực và giản dị: “Văn chương
khơng nên chỉ là một thứ để giải trí. Nó phải thêm nhiệm vụ là có ích”. Từ quan niệm này,
ơng đã định hình cho sáng tác của mình một cách cụ thế, rõ ràng: “Truyện phải có nội
dung bổ ích và trước hết truyện phải thực”. Vì vậy, đề tài và các vấn đề mà Nguyễn Công
Hoan phản ánh trong tác phẩm của mình là rất đa dạng, nó như những bức tranh đầy sức
sống và giàu sức sáng tạo, luôn đem lại cho độc giả cảm giác lý thú và bất ngờ. Nguyễn
Công Hoan không sa đà vào những truyện phù phiếm nhảm nhí. Các tác phẩm của ông
đều xuất phát từ cái hiện thực đông đặc trước mắt, từ những chuyện đáng cười, đáng
khinh, đáng ghét và cả đáng thương,… Mục đích của nhà văn là phơi bầy hiện thực xấu
xa, giả dối và tàn ác ra ánh sáng. Thái độ của ông bộc lộ rõ ràng, cụ thể “tơi rất thích chú
ý những cái thối tha nhơ nhuốc, những thủ đoạn, mưu mô làm tội ác trong giới những
người có thế lực, có địa vị” .
Ơng cũng “khơng thể nào n tâm trước những nỗi thống khổ của người nghèo, bị
bọn nhà giàu dùng thế lực, địa vị mà áp bức, bóc lột”. Theo quan niệm của Nguyễn Công
Hoan, người nghèo là bất cứ những ai khơng có tiền, bị lép vế trong xã hội. Với cách
nghĩ, cách nhìn và bằng kinh nghiệm sống của bản thân Nguyễn Công Hoan đã xác định
được rõ ràng đối tượng văn chương của mình là đứng về phía người nghèo lép vế và đả
kích lên án những kẻ giàu, có quyền, có thế. Nhờ quan niệm này mà Nguyễn Công Hoan
đã phanh phui được nhiều chuyện thối nát, xấu xa, cũng như những khổ nhục, đau thương
của kiếp người trong xã hội cũ. Bọn có tiền, có quyền thế phất lên nhờ chế độ thực dân
gắn liền với hàng loạt các hiện tượng nhố nhăng, bỉ ổi và đê tiện. Địa chủ và tư sản thì
làm giàu bằng cách bóc lột và lừa bịp nhân dân. Biết bao nhiêu chuyện xấu xa thậm chí
cịn độc ác hèn hạ, thảm hại hơn như vậy xảy ra hàng ngày, hàng giờ xung quanh chúng
ta, đã được Nguyễn Công Hoan tái hiện. Đó là những chuyện có thật khơng thể khơng xảy
ra vì chúng nằm ngay trong bản chất, trong quy luật của chế độ thực dân phong kiến sống
dựa vào sự cướp đoạt, áp bức, gian trá. Nguyễn Công Hoan ln xuất phát từ ý nghĩ chân
thực của mình mà viết nên, mà nói ra những điều giản dị, mộc mạc về quan niệm của
mình, về chức năng, đối tượng của văn chương. Con đường lựa chọn chủ nghĩa hiện thực
đã làm nổi danh tên tuổi của ông trên văn đàn văn học Việt Nam thế kỷ XX, nói cách


10


khác khuynh hướng tả chân đã giúp Nguyễn Công Hoan phơi bày bộ mặt thực dân phong
kiến làm một thế giới “bị lộn trái”. Tuy nhiên, muốn đả kích, tố cáo một xã hội tàn bạo và
mục nát, không phải chỉ có một con mắt tinh tường và một vốn sống kinh nghiệm phong
phú là đủ, mà nhà văn hiện thực cịn cần có một chỗ đứng, một cách nhìn chính xác, một
lí tưởng cao đẹp. Nguyễn Cơng Hoan là một người như thế.
* Cơ sở khách quan
Xã hội Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 là thời kỳ lịch sử đầy biến động. Sau khi
thực dân Pháp đặt ách cai trị và tiến hành các cuộc khai thác thuộc địa thì cơ cấu xã hội đã
thay đổi. Một số giai tầng xã hội mới xuất hiện (cơng nhân, trí thức tiểu tư sản, tư sản,…)
đã làm thay đổi kết cấu xã hội.
Đặc biệt, để dễ dàng áp đặt chính sách cai trị, thực dân Pháp đã bày ra các phong
trào xã hội nhằm ru ngủ nhân dân, đánh lạc hướng tinh thần đấu tranh của quần chúng. Sự
ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa phương Tây đặc biệt là văn hóa Pháp đã tạo nên tính lai
căng, tính chất “Âu hóa” làm xã hội trở nên xơ bồ, gấp gáp. Những hiện tượng suy đồi
đạo đức ngày càng diễn ra công khai, trở thành những điều chướng tai gai mắt hàng ngày.
Tầng lớp quan lại mới làm tay sai cho chính phủ thực dân vốn rất thạo đời trong việc bòn
rút, đục khoét, nhũng nhiễu nhân dân nay lại được “bổ sung” thêm những tư tưởng mới:
thực dụng, học địi làm sang, khoe mẽ… cũng góp phần làm cho bức tranh xã hội thêm
phần nhố nhăng, hủ bại. Bọn tư sản mới phất lên chạy theo đồng tiền mà bỏ quên mọi giá
trị đạo đức. Bên cạnh đó, một tầng lớp trí thức tiểu tư sản được nhồi nhét thứ văn hóa
phương Tây đồi trụy cũng khơng ngừng hị hét cổ súy cho lối sống mới, làm cho xã hội
càng trở nên hỗn loạn đảo điên.
Từ hiện thực xã hội đó đã nảy sinh trong mỗi cá nhân sự tự do suy ngẫm, buồn vui
cùng cuộc đời. Đó là tiền đề làm “bùng nổ” rất nhiều các trào lưu văn học, trong đó văn
học hiện thực phê phán là một trong những trào lưu tiêu biểu.
Bối cảnh lịch sử xã hội thực dân phong kiến hầu như đã chi phối tất cả quan niệm,

cách nhìn, cách cảm nhận, suy nghĩ của một thế hệ các nhà văn trước cách mạng. Trong
thời kỳ này, văn học Việt Nam đã có những chuyển biến, tìm tịi bước đầu tự điều chỉnh,
đổi mới cho phù hợp với nhu cầu thực tế về tư tưởng và tình cảm của xã hội. Nhiều
khuynh hướng văn học đã xuất hiện. Bên cạch đo là sự nở rộ của các tài năng văn học,
bằng các sáng tác của mình đã kịp thời phản ánh những mâu thuẫn gai góc nhất trong đời

11


sống xã hội. Nguyễn Công Hoan với những truyện ngắn mang đâm tính kịch của mình là
một minh chứng tiêu biểu cho sự phản ánh và tố cáo hiện thực xã hội xấu xa, suy đồi.

12


Chương 2. Tính kịch hóa trong truyện ngắn của Nguyễn Cơng Hoan
2.1 Đặc điểm cốt truyện kịch hóa
Trong tác phẩm tự sự và tác phẩm kịch nói chung, trong truyện ngắn nói riêng; cốt
truyện là một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động trong tác phẩm. Nó thể
hiện mối quan hệ qua lại giữa các tính cách trong một hoàn cảnh xã hội nhất định nhằm
thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Cốt truyện là một cái gì độc đáo, khơng lặp lại,
gắn bó trực tiếp với những yếu tố khác làm cho tác phẩm văn học trở thành một chỉnh thể
nghệ thuật.
Cốt truyện mang tính lịch sử cụ thể, được quy định bởi những điều kiện lịch sử, xã
hội mà nhà văn đang sống. Chính những điều kiện lịch sử, xã hội khác nhau đã tạo nên sự
khác nhau giữa các cốt truyện trong thần thoại và cổ tích, giữa những truyện thơ Nôm và
văn học hiện đại…
Đồng thời, cốt truyện là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ. Thông qua cốt truyện,
nhà văn vừa khái quát những xung đột xã hội, vừa thể hiện tâm hồn, tình cảm và sự đánh
giá chủ quan của họ đối với cuộc sống. Vì vậy, khơng thể bê ngun xi những chuyện có

thật ngồi cuộc đời vào tác phẩm. Những xung đột xã hội phải được đồng hóa một cách
có nghệ thuật nhằm loại trừ những yếu tố ngẫu nhiên, thứ yếu để xây dựng cốt truyện theo
hướng điển hình hóa. Vì vậy, cùng xuất phát từ một xung đột xã hội giống nhau, những
nhà văn khác nhau lại xây dựng những cốt truyện khác nhau nhằm thể hiện quan điểm,
thái độ, ý đồ tư tưởng, phong cách nghệ thuật, cá tính sáng tạo của nhà văn đối với cuộc
sống.
Xét trên cốt truyện kịch hóa là sự dung hòa giữa những đặc điểm chung của cốt
truyện và những nét riêng mang tính kịch. Kịch vốn dĩ được xây dựng trên cơ sở những
mâu thuẫn lịch sử, xã hội hoặc những mâu thuẫn muôn thủa mang tính tồn nhân loại
(giữa thiện và ác, cao cả và thấp hèn, ước mơ và hiện thực…) Cho nên chức năng cơ bản
của “truyện ngắn - kịch hóa” là thể hiện trạng thái nhân thế với tất cả những gì tầm
thường, kệch cỡm, đáng cười diễn ra hàng ngày trên bề mặt đời sống xã hội. Như vậy, cốt
truyện kịch hóa là cốt truyện mang tính kịch có cấu trúc chặt chẽ qua hành động của các
nhân vật và những quy tắc nhất định của nghệ thuật kịch. Cốt truyện phải thật dồn nén,
chỉ chứa đựng những tình tiết thật sự tiêu biểu và cần thiết, có ý nghĩa tượng trưng khái
quát cao. Mọi cốt truyện kịch hóa cũng trải qua một tiến trình vận động có hình thành,

13


phát triển và kết thúc. Mỗi cốt truyện thường bao gồm các phần: Trình bày, khai đoạn
(thắt nút), phát triển, đỉnh điểm (cao trào) và kết thúc (mở nút). Tuy nhiên khơng phải bất
cứ cốt truyện kịch hóa nào cũng bao hàm đầy đủ các thành phần như vậy. Cần tránh thái
độ máy móc khi phân tích thành phần cốt truyện. Cốt truyện kịch hóa địi hỏi cốt truyện
phải thống nhất với hành động kịch, các chi tiết, tình tiết, sự kiện khơng những phải cơ
đúc, gãy gọn mà cịn phải liên đới với nhau một cách chặt chẽ, logic, tự nhiên.
2.1.1. Phản ánh mâu thuẫn đa dạng của đời sống
Các tác phẩm tự sự nói chung, trong đó có truyện ngắn, thường thơng qua việc trình
bày một hệ thống sự kiện để phản ánh những xung đột xã hội. Các cây bút “truyện ngắn kịch hóa” nói riêng và các nhà văn “tả chân” nói chung, phơi bày thực trạng xấu xa, thối
nát của xã hội thực dân – phong kiến là mục đích của sáng tác.

Trong các sự vật hiện tượng của đời sống và trong mọi tầng lớp người, sự đối lập
giữa nội dung và hình thức, giữa hành động và tình huống, giữa mục đích với phương
tiện, giữa bản chất với biểu hiện… đều thể hiện ở cái hài trong cốt truyện của Nguyễn
Cơng Hoan. Nó trở thành vũ khí có một sức mạnh tuyệt vời kéo đối tượng lại gần, lôi
cuốn đối tượng vào khu vực tiếp xúc thân mật đến thơ bạo, ở đó có thể suồng sã sờ mó từ
khắp mọi phía, lật ngửa, lộn trái, nhịm ngó từ duới và từ trên, đập vỡ vỏ ngồi để nhìn
vào bên trong, hồ nghi, phân tích, chia cắt, bóc trần, nghiên cứu và thử nghiệm một cách
tự do. Cái hài giúp cho nhà văn có thể mơ tả được hiện trạng lố bịch của đời sống xã hội
để nhấn mạnh tính chất khơng thể thừa nhận được đối với chúng. Có thể nói, xung đột
mang bản chất của cái hài đã trở thành vấn đề cốt lõi trong cốt truyện của “truyện ngắn kịch hóa” nói chung, truyện ngắn Nguyễn Cơng Hoan nói riêng. Tuy nhiên nếu cái đáng
cười trong truyện truyền thống thường chỉ là cái xấu thì trong “truyện ngắn - kịch hóa” nó
cịn là cái ác, và tiếng cười mà nó tạo ra thường là tiếng cười ra nước mắt. Tiếng cười đó
hướng đến những đối tượng cụ thể trong xã hội.
Trong cuốn Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan nhận xét rằng: “Sự xung đột giữa kẻ
giàu người nghèo là cái cốt của hầu hết truyện ngắn, truyện dài của Nguyễn Công Hoan”.
Thiên về phơi bày thực trạng xã hội lúc bấy giờ, Nguyễn Công Hoan cũng như Vũ Trọng
Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao… không thể không đề cập đến kẻ giàu và người nghèo với
tư cách là hai lực lượng đối lập trong xã hội. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, xung đột giàu
nghèo, xung đột giai cấp chưa phải là cơ sở cấu trúc cho mọi cốt truyện của truyện ngắn

14


Nguyễn Cơng Hoan nói riêng và “truyện ngắn - kịch hóa” nói chung. Xung đột dùng làm
cơ sở cho xây dựng cốt truyện, cũng là cơ sở tạo ra cái hài trong “truyện ngắn - kịch hóa”
thường rất đa dạng. Theo phó giáo sư La Khắc Hịa, trong truyện Đồng hào có ma, “mâu
thuẫn làm nổ tung ra tiếng cười là mâu thuẫn giữa địa vị trong xã hội của một ông quan
với bản chất xấu xa của hắn”: quan mà lại xấu, quan mà lại ăn cắp, ăn “bẩn”. Và ở một
mức độ nào đó, việc mẹ Ni đi trình quan về việc mất trộm mà lại “tưởng như mình là
đứa ăn trộm” cũng là điều ngược đời, đáng cười. Tương tự như vậy, ở truyện Thật là

phúc, cả quan huyện, cả chú lính cơ Ván –cách và anh Tam đều đáng cười vì đã làm
những việc ngược đời” Ván – cách “là anh lính huyện mà vào hiếp vợ người ta, lại còn
đánh người ta”: quan huyện là quan cha mẹ dân, người cầm cân nảy mực, nắm trong tay
một mớ pháp luật lại chỉ lo đánh bạc và xử kiện như trò trẻ con; còn anh Tam, bị ức hiếp,
bị đánh đập dã man đến mức phải lên kiện quan, vậy mà khi quan “tha cho về làm ăn
lương thiện” lại “thụp xuống đất lạy quan hai lạy, nét mặt vui vẻ, rỉ tai nói với vợ: may
quá! xuýt nữa thì phải ngồi tù. Thật là phúc!”.
Như vậy, có thể thấy, cốt truyện của “truyện ngắn - kịch hóa” thường dựa trên những
mâu thuẫn, xung đột đa dạng của đời sống: có xung đột giai cấp, có xung đột giữa bản
chất với biểu hiện, giữa nội dung với hình thức, giữa nguyên nhân với kết quả… Nhờ đó,
chúng có khả năng dựng lại được một trạng thái nhân thể, một “diện mạo đời” rộng lớn.
Ở đó có sự hiện diện của mọi mối quan hệ xã hội, luân lý, đạo đức… nhưng dường như
tất cả các chuẩn mực đều bị “lộn ngược”: Quan là cha mẹ dân, nhưng chuyên ức hiếp,
thậm chí ăn cắp, ăn cướp của dân (Đồng hào có ma, Thằng ăn cướp, Thịt người chết):
Con cái khơng cịn chút hiếu lễ với cha mẹ (Báo hiếu trả nghĩa cha, Báo hiểu trả nghĩa
mẹ): Quan hệ vợ chồng, bạn bè, quan hệ nam - nữ… tất cả đều là lừa lọc, giả dối (Thế là
mợ nó đi Tây, Oẳn tà roằn).
Sự đa dạng của xung đột trong cốt truyện ở “truyện ngắn - kịch hóa” phản ánh sự đa
dạng vốn có của thế giới đời sống. Chúng ta có thể coi sáng tác của Nguyễn Cơng Hoan
như bộ “tấn trị đời” bởi ở đó “sống động cả một thế giới người thật đông đúc và cũng
thật là lúc nhúc trong văn ông: những phu phên thợ thuyền, dân quê, những địa chủ, lý
dịch, cường hào, những nghị viện, dân biểu, quan lại, những kí, lục, phán, tham; những
con bn tư sản, chủ thầu…”. Ở đó, có sự hiện diện đủ mọi hạng người trong xã hội thực
dân, phong kiến: có quan Tây (Sáng, chị phu mỏ) cùng các quan ông, quan bà bản xứ (Cái

15


nạn ô tô, Đàn bà là giống yếu, Một tấm gương sáng, Nạn râu, Tơi tự tử, Phúc Tinh…); có
các ông bà chủ tư sản, ông nghị viện (Răng con chó của nhà tư sản, Hai thằng khốn nạn,

ơng chủ báo chẳng bằng lịng…); có các ơng tham, ơng phán, ông chánh, ông lý (Cụ
chánh Bá mất giày, Mất cái ví), lại có các văn sỹ (Kiếp tài tình, Mánh khóe), các đào kép
hát (Kép Tư Bền, Đào kép mới), thầy giáo và học trị (Thầy cáu, Godautre), viên chức
(Tơi cũng không hiểu tại làm sao), các cô cậu tân thời (Nỗi lịng ai tỏ, Cơ Kếu-gái tân
thời, Oẳn tà roằn); có các tầng lớp thị dân nghèo như thằng ở, con sen, thằng xe, con bếp,
ăn xin, ăn cắp, ăn cướp, gái điếm, phu xe… (Thằng ăn cắp, Bữa no đòn, Anh xẩm, Thằng
Quýt, Cái vốn để sinh nhai, Ngựa người và người ngựa) và cả người lính da đen
(Samandji)…
Thế giới đời sống ở “truyện ngắn - kịch hóa” thật sôi động, nhốn nháo, kệch cỡm,
khôi hài. Thế giới đó đã đơng đúc lại dồn vào một khơng gian hẹp, một thời gian ngắn,
tập trung vào một hành động giống như trong kịch. Đó là kiểu cốt truyện có tính kịch, có
thắt nút, cởi nút và nói chung là rất hấp dẫn… Nhà văn thường dẫn dắt tình tiết sau đó để
mẫu thuẫn trào phúng ngày càng nổi lên và cuối cùng bộc lộ một cách bất ngờ, tiếng cười
vang lên và truyện hạ màn.
2.1.2. Sự kiện hành động là chất liệu cơ bản
Theo Pospelov: “các nhà văn hài hước và các nhà văn châm biếm hầu như không thể
hiện thế giới nội tâm của các nhân vật (hoặc chỉ thể hiện ở mức “ít ỏi” nhưng lại “nêu bật
và tô đậm chất hài của những chi tiết tạo hình bên ngồi”. Loại sự kiện này ln xuất hiện
“với tư cách là nguyên nhân của các suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật. Các nhân vật ở đây
thể hiện tư tưởng, tình cảm của chúng trong các hành vi (như lời nói, cử chỉ, nét mặt),
nhưng khơng hề làm gì để mang lại các thay đổi bên ngồi đáng kể trong cuộc sống. Và
sự vận động của hành động dường như chỉ xảy ra ở bên trong. Trong tiến trình sự kiện,
cái bị thay đổi khơng hẳn là tình trạng của nhân vật mà chủ yếu là trạng thái tâm lý của
chúng…
“Sự kiện hành động” trong “truyện ngắn - kịch hóa” thường rất giàu kịch tính bởi nó
được xây dựng dựa trên sự dồn nén hàng loạt cử chỉ, động tác nhanh mạnh và lời đối
thoại gay gắt của nhân vật trong quan hệ đối kháng. Như một màn kịch, “truyện ngắnkịch hóa” thường tập trung cao độ vào một vấn đề, một chuyện nhất định trong một thời
điểm nhất định. Hành động nhân vật thường diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn,

16



được tính bằng “buổi” như buổi sáng sớm (Mất cái ví), buổi chiều (Xuất giá tịng phu),
buổi tối (Răng con chó của nhà tư sản, Ngựa người và người ngựa), thậm chí có khi chỉ
diễn ra trong nửa giờ (Quan tham nửa giờ)…
Sự kiện làm nên cốt truyện ở “truyện ngắn - kịch hóa” diễn ra khơng chỉ trong một
thời gian ngắn mà cịn ở một khơng gian hẹp. Đó thường là không gian sinh hoạt hàng
ngày: ở chốn công đường (Đồng hào có ma), ở văn phịng (Tơi cũng khơng hiểu tại làm
sao, Ơng chủ báo chẳng bằng lịng), ở lớp học (Thầy cáu), ở trong một căn nhà (Mất cái
ví) và cả trong buồng ngủ (Đàn bà là giống yếu, Một tấm gương sáng)…
Theo Nguyễn Công Hoan, “việc bình thường khơng cho ta chuyện… Người viết
truyện phải giàu tưởng tượng, tưởng tượng để việc hoặc hậu quả trở nên bất thường”.
Truyện ngắn - kịch hóa thường phải lấy cố sự làm “sườn” cho truyện, phải chọn những sự
kiện được tạo thành bởi mối quan hệ nhân quả ở chính thời điểm có biến cố, tức là lúc
“nhân” đang chuyển thành “quả” – tình trạng cân bằng của thế giới nghệ thuật bị phá vỡ,
số phận của nhân vật hoàn toàn thay đổi. Trong cốt truyện của loại truyện ngắn này,
“nhân” và “quả” quan hệ biện chứng với nhau: có “nhân” sẽ có “quả” và “nhân” nào thì
“quả” ấy. Từ đó, giá trị của truyện thường có liên quan mật thiết đến tính chất của “nhân”
và “quả”, của biến cố nghệ thuật được xây dựng trong cốt truyện. Những tác phẩm Ngựa
người và người ngựa, Đồng hào có ma, Xuất giá tịng phu, Oẳn tà roằn đều có những sự
kiện giàu kịch tính làm cơ sở cho một biến cố lớn chứa đựng những xung đột đời sống,
xung đột nhân cách mang ý nghĩa sâu sắc.
Cốt truyện của Ngựa người và người ngựa không dựa trên xung đột giàu nghèo. Mâu
thuẫn diễn ra trên bề mặt tác phẩm có vẻ như là mâu thuẫn giữa người phu xe và cô gái
điếm, nhưng sâu xa hơn là xung đột giữa hoàn cảnh với thân phận của những người thuộc
tầng lớp đáy cùng trong xã hội. Cái đáng cười ở đây nảy sinh trên sự lầm tưởng, hy vọng
và thất vọng của cả anh phu xe và cô gái điếm: gặp được một quý bà ăn mặc sang trong,
anh phu xe nghèo chắc mẩm sẽ có được món tiền tiêu Tết. Cịn cơ gái điếm, hy vọng sẽ
kiếm được “khách” nên bắt anh phu xe làm “ngựa” suốt mấy giờ liền. Cả hai đều hi vọng,
nhất là anh phu xe, nhưng rồi phải thất vọng, khi biết rằng họ chỉ là những “ngựa người

và người ngựa” cùng cảnh nghèo, phải đi kiếm khách giữa cái đêm ba mươi này. Có thể
thấy, đằng sau cái đáng cười toàn là những điều đáng khóc. Hay sự mâu thuẫn ngay trong
lời thề thốt và hành động muốn tự tử của Nguyệt (trong truyện“Oẳn tà roằn”) để đi đến

17


kết thúc bất ngờ khi đứa bé được sinh ra. Lời thề thốt chỉ chung thủy, nguyện giữ chữ
trinh cho một người của đứa con gái “nhà trâm anh” lại thốt ra với cả hai người đàn ông.
Cái cười vỡ lẽ nhất là đứa con trong bụng Nguyệt nào phải “con Rồng cháu Tiên” mà là
giống “Oẳn tà roằn”. Có thể thấy đây là cái cười mỉa mai, sâu cay dành cho những thành
phần nhố nhăng lai tạp của xã hội thực dân nửa phong kiến.
Trong truyện Mất cái ví, tác giả đã tạo ra mâu thuẫn trái với lẽ thường. Thơng
thường quan niệm người có tuổi ở q “Cậu cũng như mẹ”, cho nên dù là ai cũng phải
tiếp đón, cung dưỡng phụng sự. Nhưng hồn tồn trái ngược khi người cháu q hóa
trong truyện vì sợ “tốn kém” nên diễn trị mất vì tiền, nhằm xua đuổi ơng cậu ruột ra khỏi
nhà mình một cách tinh vi mà không sợ bị vi phạm điều khoản trong khế ước xã hội
“cung dưỡng các bậc thân cựu”. Đó là một sự kiện hành động xuất phát từ cái tham vô
luân lí, vơ học và càng hài hước hơn lại diễn ra ở một người được ăn học đầy đủ. Còn
trong Đồng hào có ma, chúng ta cũng khơng khỏi bất ngờ dáng vẻ uy nghiêm, oai vệ của
quan huyện Hinh lại có hành động của một thằng ăn cắp vặt “cúi xuống nhặt đồng hào đơi
sáng lống của mụ Ni đánh rơi rồi bỏ tọt vào túi thản nhiên như khơng có chuyện gì”.
Bên cạnh những truyện giàu sự kiện, những truyện như Bố anh ấy chết, Giết nhau,
Quan tham nửa giờ của Nguyễn Cơng Hoan cịn thiếu kịch tính do nghèo nàn tư tưởng.
Đây là những truyện mà cốt truyện có ít sự kiện và sự kiện hành động ít kịch tính; xung
đột để tạo ra tiếng cười không nổi bật. Người đọc rất khó xác định được đối tượng và nội
dung của tiếng cười trong tác phẩm.
Trong “truyện ngắn - kịch hóa”, những sự kiện chính góp phần vào sự phát triển của
cốt truyện thường dựa trên những hành động diễn trị, đóng kịch của nhân vật. Ở truyện
Nguyễn Cơng Hoan, vua quan diễn đủ mọi trị (Đào kép mới, Biểu tình, Cấm chợ, Cái

nạn ơ tơ, Lập ging, Tơi tự tử, Thằng ăn cắp, Thịt nguời chết, Chiếc đèn pin). Dân
chúng, không trừ một ai, đều diễn trò: từ kẻ giàu (Báo hiếu trả nghĩa cha, báo hiểu trả
nghĩa mẹ) đến người nghèo (Cái vốn để sinh nhai, Gói đồ nữ trang), từ trí thức (Mánh
khóe, Thầy cáu) đến gái điếm, lưu manh (Ngựa người và người ngựa, Bữa no đòn)… Sự
khác nhau giữa truyện của Nguyễn Công Hoan với các tác giả khác chỉ là ở tính chất, mức
độ của các trị diễn. Những trị diễn của nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
phần lớn mang tính chất lừa bịp, giả dối, nhằm che đây bản chất xấu xa của nó. Cái hài

18


của Nguyễn Cơng Hoan thường gắn với sự đả kích, châm biếm sâu cay. Còn cái hài ở cây
bút khác chỉ là sự châm biếm, hài hước nhẹ nhàng, ý vị.
Trong xây dựng cốt truyện, việc sử dụng hệ thống “sự kiện hành động” giàu kịch
tính là một yêu cầu tất yếu. Hệ thống sự kiện này lại phải được tổ chức theo những
nguyên tắc nghệ thuật nhất định để tạo ra những biến cố lớn có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
Khơng phải ngẫu nhiên, việc chọn tình huống, thời điểm, việc tập trung làm nổi bật “một
ý chính” trong xây dựng “truyện ngắn - kịch hóa” bao giờ cũng có ý nghĩa đặc biệt. Việc
Nguyễn Cơng Hoan xây dựng được cốt truyện giàu “sự kiện hành động” đã góp vào hệ
thống truyện ngắn kịch hóa những tác phẩm đặc sắc.
2.1.3. Kết thúc ngắn gọn, bất ngờ
Thông thường, cốt truyện có những thành phần cơ bản là thắt nút, phát triển, đỉnh
điểm và mở nút. Thắt nút “là sự xuất hiện các sự kiện đánh dấu điểm khởi đầu của một
quan hệ tất yếu sẽ phát triển”. Phát triển “là toàn bộ các sự kiện thể hiển sự phát triển, vận
động của các quan hệ và mâu thuẫn đã xảy ra”. Đỉnh điểm “là sự kiện thử thách cao nhất,
tột cùng đối với nhân vật, là sự kiện dẫn đến bước ngoặt lớn lao nhất của sự phát triển của
truyện…đưa đến chấm dứt sự phát triển”. Và mở nút “là sự kiện quyết định kế ngay sau
cao trào” là “sự xóa bỏ xung đột, nhưng khơng phải bao giờ cũng xóa bỏ mâu thuẫn”.
Ở truyện hiện đại, tùy theo từng loại truyện mà các thành phần cốt truyện nêu trên có
thể đầy đủ hoặc bị lược bớt. Với loại truyện có cốt truyện sự kiện nổi bật như “truyện

ngắn - kịch hóa” thì thành phần cốt truyện thường tương đối đầy đủ. Trong đó, có thể chia
làm 2 phần cơ bản là tạo “gút” (gồm cả “thắt nút”, “phát triển”, “đỉnh điểm”) và mở “gút”
(kết thúc). Vì vậy, thành phần mở “gút” chính là yếu tố đánh dấu sự kết thúc cho cốt
truyện “truyện ngắn-kịch hóa”.
Ở “truyện ngắn - kịch hóa”, sự xuất hiện, vận động và phát triển của gút bao giờ
cũng được trần thuật hết sức tỉ mỉ, bởi nó là nơi chứa đựng những vấn đề cơ bản của cốt
truyện, chứa đựng hệ thống sự kiện và biến cố có ý nghĩa nhất định. Gút thường được tô
đậm bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật, đặc biệt là tương phản và tăng cấp, phóng đại…để
trở thành một bộ phận nổi bật trong kết cấu chung của tác phẩm. Nó là cơ sở tạo ra cái
“nhân” to, từ đó mang lại “quả” lớn cho tác phẩm. Trong truyện Răng con chó của nhà tư
sản, Nguyễn Cơng Hoan đã dành hơn nửa số trang để tả việc ông chủ khoe với khách về
con chó quý “như cậu con hay chữ” của mình: đó là một con chó gốc Pháp rất đẹp, rất

19


khôn ngoan và luôn biết nghe lới chủ, một con chó có giá tới “hơn bốn trăm bạc”. Sau khi
dẫn dắt tỉ mỉ như vậy, tác giả mới đưa ra điểm gút: nhằm chứng minh cho sự “lễ phép”
của con chó q, ơng chủ mang đặt đĩa cơm có trộn thịt ở sân, rồi chủ khách cùng quay
vào ăn cơm. Cùng lúc đó, người ăn mày xuất hiện. Từ đây gút của truyện phát triển trong
quan hệ người ăn mày – đĩa cơm – con chó. “Đĩa cơm ở giữa, người tiến thì chó cũng
tiến, người lùi thì chó cũng lùi. Hai bên hầm hè nhau như hai kẻ thù không đội trời
chung”. Và đỉnh của gút là cuộc chiến để giành giật đĩa cơm mà kết quả là con chó quý bị
gãy hai chiếc răng…
Nhờ vào cách nhà văn dẫn dắt người đọc đi theo một mạch chuyện, tạo ra một mạch
tình cảm, mạch cảm hứng nhất định gắn với hành động của nhân vật, với diễn biến của
cốt truyện. Cho đến khi cốt truyện đến đỉnh điểm thì kết thúc thật đột ngột bất ngờ, theo
hướng đối lập với những gì mà gút đã dẫn dắt. Có như thế nó mới tạo ra cái “quả” có ý
nghĩa lớn, đi ngược lại với hướng suy nghĩ của người đọc, trái với nguyên nhân của sự
việc, trái với sự thật diễn ra. Qua đó cịn lật ngược một cảnh ngộ, một tình huống, vạch

trái một chân dung, phanh phui một mâu thuẫn nội tại. Đọc Thằng ăn cắp của Nguyễn
Công Hoan, ban đầu, ai cũng nghĩ nó phải lấy một cái gì to tát, đáng giá. Nhưng câu kết
của truyện làm cho mọi người té ngửa: “Nó ăn của tơi…hai xu…bún riêu… rồi…nó
quỵt… nó chạy”. Hay đọc Oẳn tà roằn, kết thúc chỉ bằng tiếng thở dài và câu kết: Nó là
giống “Oẳn tà roằn” khơng biết chống gậy, đã lật tẩy được bộ mặt của cô gái.
Như vậy, giữa “truyện ngắn - kịch hóa” của Nguyễn Cơng Hoan có sự gặp gỡ với
truyện cười dân gian ở cách dựng truyện theo kiểu dẫn dắt sự kiện, tổ chức gút thật chặt
chẽ, có thắt nút, phát triển, đỉnh điểm và kết thúc thật gọn, đột ngột, bất ngờ. Sự gặp gỡ
này phản ánh một quy luật đúng như Guranich đã khái quát: “Sức mạnh của truyện khôi
hài là ở chỗ nó ngắn gọn. Nó phải nén chặt như một cái lị xo bị ép mạnh. Khơng phải
ngẫu nhiên mà những truyện khôi hài thành công nhất thường là những truyện ngắn nhất”.
2.2. Đặc điểm nhân vật kịch hóa
2.2.1. Nhân vật loại hình
Nhân vật văn học nói chung là kết tinh của các mối quan hệ đời sống được phản ánh
trong tác phẩm. Trong “truyện ngắn - kịch hóa”, nhân vật như là phương tiện để xem xét
trạng thái nhân sinh, để bộc lộ trạng thái trào phúng xã hội. Xét ở góc độ cấu trúc - chức
năng thì nhân vật của “truyện ngắn - kịch hóa” chủ yếu là nhân vật loại hình, bởi chúng

20



×