Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa cha mẹ và con theo luật hôn nhân và gia đình 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.92 MB, 79 trang )

BO TU’ PHAP

BO GIAO DUC VA DAO TA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO
440507

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ NHÂN THÂN GIỮA CHA M
VÀ CON THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 20
Bộ mơn: Luật Hơn nhân và Gia đình

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Người hướng dẫn

Tiến sĩ Bùi Minh Hồng

Hà Nội, 2023


LOI CAM DOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết luận, số liệu
trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực, đảm bảo độ tin cậy./.

Xác nhận của

Tác giả khóa luận tốt nghiệp

giảng viên hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ tên)




MUC LUC

MUC LUC
MO DAU.
1.

Tính cấp thiết của đề

tài

B,,

“TÍHHHBEHIEERŒBEDIsebsbsisltlisbSESsS\2sBHS6GqSb6BqbS#os#RHjqdeiaifuspga 6

3.

Ý nghĩa thực tiễn......................................ccc
222 tt tt
tt
pro

4...

Mục đích nghiên cứu....

7

5. _ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

6. _ Kết cấu của khóa luận..............................---2+t©2++22E++t2221x2211222112711722112711127111
2711.221211 tre 8

CHƯƠNG 1...

1.1. _ Khái niệm, đặc điểm của quyền và nghĩa vụ nhân thân của cha mẹ và con........................- 9
1.2.

Cơ sớ của việc quy định quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con......................--..-:----css:cc2 14

1.3.

Sự cần thiết phải quy định về quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa cha mẹ và con.............. 18

1.4.
Khái quát quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ nhân thân của cha mẹ và con ở Việt
Nam qua các thời kỳ
Két lidin chitotig Ísssszsuqboasq,@q6SqlRo—osg—q4RGfqgligRfi4Rg@,ltiqfgftitfgioidtditidadoa 33

CHUONG 2

"

NỘI DUNG QUY ĐỊNH VẺ QUYÈN VÀ NGHĨA VỤ NHÂN THÂN GIỮA CHA MẸ VÀ CON
THEO LUAT HON NHAN VA GIA ĐÌNH NĂM 2014
2.1. Quyền và nghĩa vụ thể hiện mi liên hệ tình cảm, đạo đức giữa cha mẹ và con..................... 34
2.2. Quyền đối với họ, tên; dân tộc; quốc tịch của con...................:-...::-2222+c222vvvccEcrvvrrrtrrktrrrrrrrver 41
2.3.

Quyền, nghĩa vụ giám hộ, đại diện giữa cha mẹ và con......................---..-:¿-cc5vcccccccvvcvscrrrvev 44


2.4. Chế tài xử lý hành vi vi phạm nghĩa vụ nhân thân của cha mẹ và con.....................-.....-----‹: 46
Kết luận chương 2

CHƯƠNG 3

THUC TIEN AP DUNG PHAP
LUAT VE QUYEN VA NGHIA VU NH
ME VA CON VA KIEN NGHI HOAN THIEN
3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa cha mẹ và con
3.2.
Giải pháp khắc phục những vướng mắc, bất cập trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ
nhân thân giữa cha mẹ và con
Kết luận chương 3

75

KẾT LUẬN

76

PHỤ LỤC...

77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

78



DANH MUC CHU CAI VIET TAT

KY HIEU VIET TAT

CHU VIET DAY DU

BLDS
TAND

Bộ luật Dân sự
Tịa án nhân dân

HN&GD

VKSND

PLPKVN
BLHS
HĐTCT
QTHL

Hơn nhân và gia đình

Viện kiểm sát nhân dân

Pháp luật phong kiến Việt Nam
Bộ luật hình sự
Hồng Đức thiện chính thư
Quốc triêu hình luật



1. Tính cấp thiết của đề tài

MO DAU

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln quan tâm đến vai trị của gia đình. Bác Hồ
khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành

xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tối, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân
của xã hội là gia đình. Chính vì vậy, muốn xây đựng chủ nghĩa xã hội là phải chú ý

hạt nhân cho tốt”. Gia đình là cái nơi ni dưỡng con người, là mơi trường quan
trọng hình thành và giáo dục nhân cách. Gia đình là là tổ ấm của những người gắn
bó với nhau do quan hệ hơn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng, làm phát sinh các
nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau. Gia đình Việt Nam được xây dựng dựa trên cơ
sở đạo đức và truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta thể hiện ở sự quan tâm, yêu thương,
chăm sóc, đùm bọc lẫn nhau giữa các thành viên.

Quyền và nghĩa vụ nhân thân của cha mẹ và con được điều chỉnh bởi Luật
HN&GĐ. Có thẻ thấy hệ thống pháp luật về Luật HN&GĐÐ hiện quy định khá đầy
đủ và chỉ tiết quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con. Đây là cơ sở pháp lý, là chuẩn
mực cho hành vi ứng xử của mỗi chủ thể trong quan hệ giữa cha mẹ và con. Luật

HN&GĐ đã góp phần củng cố gia đình, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cha,
mẹ, con và của các thành viên khác trong gia đình. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện
nay, khi mà xã hội có nhiều sự thay đổi do tác động của nhiều yếu tó, lỗi sống và
nhân cách cá nhân chịu những áp lực, thách thức bởi nhiều loại thang bậc giá trị, khi
mà sự để cao giá trị vật chất, sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm của các bậc cha mẹ đối với

con diễn ra ngày càng phổ biến... thì vấn đề đặt ra là phải xem xét tính khả thi cũng

như hiệu quả áp đụng các quy định về quyền và nghĩa vụ nhân thân của cha mẹ và
con trong Luật HN&GĐ, phải đánh giá về việc thực hiện các quy định này. Đặc biệt,

cần phải làm sáng tỏ nội dung của các quy định về quyền và nghĩa vụ nhân thân của

cha mẹ và con đề từ đó mọi cá nhân hiểu và thực hiện đúng pháp luật. Với mong
muôn thực hiện được các điều trên, sinh viên chọn dé tài "Quyển

và nghĩa vụ nhân

thân giữa cha mẹ và con theo luật hơn nhân gia đình 2014" làm khóa luận tốt nghiệp.


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quan hệ Hơn nhân gia đình, trong đó có quan hệ nhân thân giữa cha mẹ và con
được rất nhiều người quan tâm. Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu với những

cách tiếp cận khác nhau về quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa cha mẹ và con:
Trần Thị Linh Giang (2017), Quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ nhân thân
của cha mẹ và con -Những vân đề lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sĩ Luật học

tại Đại học Kinh tế -Luật Tp. Hồ Chí Minh. Đề tài đã triển khai nghiên cứu gồm 03
phần:

(1) Khái quát chung về quyền và nghĩa vụ nhân thân của cha mẹ và con (2)

những quy định cụ thê của pháp luật điều chỉnh vân đề quyền và nghĩa vụ nhân thân
của cha mẹ và con; (3) thực tiễn thi hành pháp luật và giải pháp hoàn thiện pháp luật
về quyên và nghĩa vụ nhân thân của cha mẹ và con.
Ông Thị Mai (2016). Quyền và nghĩa vụ nhân thân của cha mẹ và con, qua thực

tiễn áp dụng pháp luật tại tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học tại Học viên
Chính trị khu vực III. Luận văn đã xây dựng các khái niệm cơ bản như giải niệm,

chế định pháp lý về quyền và nghĩa vụ nhân thân 3 của cha mẹ và con, đồng thời
làm rợ bản chất và hệ quả pháp lý của mỗi hình thức quyền và nghĩa vụ nhân thân
của cha mẹ và con trong thực tiễn áp dụng và từ đó kiến nghị những giải pháp hoàn
thiện pháp luật trong lĩnh vực.

Trần Thị Hợi (2016), Quyền và nghĩa vụ nhân thân của cha mẹ và con theo pháp
luật Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ tại Học
viện Hành chính. Luận văn đã đi sâu nghiên cứu một số vấn đề lí luận và thực trạng

pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền và nghĩa vụ nhân thân của cha mẹ và con,
phân tích thực tiễn thực hiện pháp luật về huyền và nghĩa vụ nhân thân của cha mẹ
và con tại thành nhân Hà Nội từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện pháp
luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật tại thành phố Hà Nội.
Đoàn Thị An Khánh (2011), Quan hệ giữa của cha mẹ và con theo quy định của

pháp luật hiện hành. Luận văn Thạc sĩ Luật học tại Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh. Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lí luận và qui định của pháp luật hiện

6


hành về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con, phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật
về quyền và nghĩa vụ nhân thân của cha mẹ và con, từ đó đưa ra một số kiến nghị
và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về
quyên và nghĩa vụ nhân thân của cha mẹ và con.

Trần Văn Duy (2017), Cơ sở lý luận và thực tiễn của chế định pháp lý về quyền

và nghĩa vụ nhân thân của cha mẹ và con ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ tại Trường
Đại học Cần Thơ. Luận văn đã xây dựng các khái niệm cơ bản như khái niệm nhân
thân, quan hệ nhân thân, quyền và nghĩa vụ nhân thân của cha mẹ và con ở Việt
Nam, chế định pháp lý về quyền và nghĩa vụ nhân thân của cha mẹ và con ở Việt

Nam Đông thời làm rõ bản chất và vai trò pháp lý của quyền và nghĩa vụ nhân thân
của cha mẹ và con ở Việt Nam. Luận văn đã làm rõ cơ sở xã hội — lịch sử của việc
quyền và nghĩa vụ nhân thân của cha mẹ và con và chỉ ra những yếu tố cơ bản ảnh

hưởng tới việc quyền và nghĩa vụ nhân thân của cha mẹ và con ở nước ta hiện nay.

Luận văn đã đề xuất ba nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của pháp luật về
quyền

Nguyễn Thị Lan (2012), “Một số vấn đề về lạm quyền của cha mẹ đối với con”,
Tạp chí Luật học số 2/2012. Bài viết phân tích các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ
va con theo Luat HN&GD

năm 2000, phân tích các thực tiễn thực hiện pháp luật,

chỉ ra những khả năng lạm quyền cha mẹ trong hành vi ứng xử với con.
3. Y nghĩa thực tiễn

Các giải pháp và kiến nghị của luận văn trực tiếp góp phần hồn thiện quyền và
nghĩa vụ nhân thân giữa cha mẹ và con theo Luật HN&GĐ

năm 2014 qua thực tiễn

áp dụng hiện nay. Ngoài ra kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn cũng có ý nghĩa


tham khảo đối với các cá nhân, tổ chức, cơ sở nghiên cứu về quyền và nghĩa vụ nhân
thân giữa cha mẹ và con.
4. Mục đích nghiên cứu
Luận văn làm rõ những vẫn đề lý luận và những quy định của pháp luật về quyền

và nghĩa vụ nhân thân giữa cha mẹ và con, nghiên cứu thực tiễn để thấy những điểm


bất cập, hạn chế từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật Việt
Nam về quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa cha mẹ và con.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu các quan điểm; các quy định của pháp

luật

HN&GĐ Nam về quyền và nghĩa vụ nhân thân của cha mẹ với con.
Phạm vi nghiên cứu về không gian: một số vấn đề lý luận và những quy định của
Luật HN&GĐ

năm 2014 về quyền nhân thân giữa cha mẹ và con

Địa bàn nghiên cứu: cả nước
6. Kết cấu của khóa luận
Ngồi các phần mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, danh mục
từ viết tắt, luận văn được chia làm ba chương như sau:
Chương

1: Một số vấn đề lý luận về quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa cha mẹ và

con


Chương 2: Nội dung quy định về quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa cha mẹ và con

theo Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014
Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa cha
mẹ và con và kiên nghị hoàn thiện


CHUONG

1

MOT SO VAN DE LY LUAN VE QUYEN VA NGHIA VU NHAN THAN
GIỮA CHA MẸ VÀ CON
1.1. Khái niệm, đặc điểm của quyền và nghĩa vụ nhân thân của cha mẹ và con

1.1.1. Khái niệm quyền và nghĩa vụ nhân thân của cha mẹ và con
Trước hết, cần hiểu quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con là gì? Theo từ điển luật
học:

“Quyên là khái niệm khoa học pháp lý dùng để chỉ những điều mà pháp luật

công nhận và bảo đảm thực hiện đối với cá nhân, tổ chức đề theo đó, cá nhân tổ
chức được hưởng được làm, được địi hỏi mà khơng ai ngăn căn hạn chế”,

còn

“nghĩa vụ là việc phải làm theo bổn phận của mình "2. Xét về mặt khoa học pháp lý,
quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con là chế định đặc biệt quan trọng trong hệ thống
pháp luật, được Luật HN&GÐ,


BLDS điều chỉnh. Theo đó, quan hệ pháp luật giữa

cha mẹ và con được câu thành bởi nhiều bộ phận bao gồm quyền và nghĩa vụ của
cha mẹ và con, đây là nội dung và cũng là bộ phận quan trọng nhất trong quan hệ

pháp luật giữa cha mẹ và con. Chính vì tầm quan trọng như vậy mà pháp luật cần
phải ghi nhận đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con nhằm tạo cơ sở pháp
lý cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ này trong quan hệ hơn nhân và gia đình.
Đặc biệt, trẻ em là đối tượng được Nhà nước ưu tiên bảo vệ trong xã hội, và cha mẹ

theo đó phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đề phù hợp với lợi ích của các con. Quyền
và nghĩa vụ của cha mẹ và con được ghi nhận trong các Công ước quốc tế và trong
các Văn bản pháp luật của các quốc gia. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con có
thể được xem xét từ hai góc độ:
Góc độ về quyền con người: Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con là quyền tự

nhiên của con người, thể hiện tình cảm trong mơi quan hệ huyết thống và mối quan

hệ nuôi dưỡng giữa các thế hệ cha mẹ và thế hệ con cai, là tất cả những việc mà cha

1 Bộ Tư pháp, Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, NXB Bách Khoa, NXB Tư pháp, Hà Nội, tr.648
? Bộ Tư pháp, Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, NXB Bách Khoa, NXB Tư pháp, Hà Nội, tr.560.

9


mẹ và con có thể làm được cho nhau dé cùng nhau tồn tại và phát triển, thỏa mãn
những nhu cầu tình cảm và vật chất của hai bên đối với nhau trong đời sống
về góc độ pháp luật: Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con là tổng thể những quyền,

nghĩa vụ mà cha mẹ và con được hưởng, phải thực hiện đối với nhau theo quy định

của pháp luật 3
Như vậy có thể định nghĩa “Quyên và nghĩa vụ của cha mẹ và con là tổng hợp
những quy định của pháp luật về nghĩa vụ và quyên của cha mẹ trong việc thực hiện
quyên nhân thân và quyên tài săn đối với con cái, tương ứng với các quyên và nghĩa
vụ về nhân thân và tài sản của con câu đối với cha mẹ" *
Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa cha mẹ và con là thuật ngữ pháp lý để chỉ
những quyền gắn liền với bản thân mỗi con người, gắn liền với đời sóng riêng tư của
mỗi cá nhân. Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa cha mẹ và con là các lợi ích tỉnh
thần, tình yêu thương gắn bó giữa cha mẹ và con trên cơ sở của yếu tơ tình cảm,
trạng thái huyết thống và các quyền công dân, không mang nội dung kinh tế, không

định giá được bằng tiền và cũng không thể chuyển giao cho người khác. Nghĩa vụ
và quyền nhân thân của cha mẹ và con được pháp luật bảo hộ.

Từ xưa đến nay, nói đến quyên và nghĩa vụ nhân thân người ta thường liên tưởng
đến những quyền có liên quan mật thiết đến đanh dự, nhân phẩm, uy tin của cá nhân.

Do đó, các quyền và nghĩa vụ nhân thân cũng được pháp luật quy định đầy đủ, rõ
ràng hơn. Quyền của cha mẹ trong xã hội hiện đại được thừa nhận chủ yếu nhằm tạo
điều kiện để cha mẹ thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với con. Suy cho cùng

trong các quyền của cha mẹ đều có yếu tố nghĩa vụ và ngược lại, các nghĩa vụ của
cha mẹ đều thể hiện quyền cha mẹ. Khi mô tả quyền và nghĩa vụ nhân thân của cha
mẹ và con được tiếp cận theo tính chất “nghĩa vụ và quyền” cũng được khẳng định
trong Công ước quốc tế về quyên trẻ em mà Việt Nam là một thành viên.

3 Lý Thị Thanh Xuân (2013). “Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay” Luận
văn Thạc sĩ Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội.


* Lê Thị Hiền. “Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 và thực tiễn thực
hiện”. Luận văn Thạc sĩ luật học, trường Đại học Luật Hà Nội.

10


Quyên và nghĩa vụ nhân thân của cha mẹ và con với quyên và nghĩa vụ về tài
sản của cha mẹ và con có liên quan mật thiệt đên nhau.
Nghĩa vụ nuôi dưỡng (nghĩa vụ nhân thân) và nghĩa vụ cấp dưỡng (nghĩa vụ
về tài sản) có liên quan đến nhau. Theo quy định tại Điều 111 Luật HN&GĐÐ

năm

2014, con đã thành niên khơng sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho
cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản
để tự ni mình. Ngồi ra, con cịn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ

khi con vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng cha mẹ theo quy định của pháp luật. Trong
trường hợp này nghĩa vụ cấp dưỡng có tính chất như một chế tài để nhằm bảo đảm
con phải thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với cha mẹ. Hay bên cạnh đó khi cha
mẹ li hơn, người khơng trực tiếp ni dưỡng con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho
con; một bên cha hoặc mẹ trốn tránh thực hiện ni dưỡng con thì phải cấp dưỡng

cho con. Nếu việc cấp dưỡng không được thực hiện hoặc thực hiện không kịp thời
sẽ làm ảnh hưởng đến việc ni dưỡng con. Ngồi ra việc đại diện cho con (thuộc
quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa cha mẹ và con) với quyền và nghĩa vụ về tài sản

cũng liên quan đến nhau. Ví dụ là người giám hộ cho con cha mẹ sẽ có nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại đối với các hành vi do con gây ra (Điều 74 Luật HN&GĐÐ năm 2014)

hay theo Điều 73 Luật HN&GÐ

cha mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới về việc thực

hiện giao dịch liên quan đến tài sản của con được quy định tại khoản 2 và khoản 3

điều này và theo quy định của BLDS.
1.1.2. Đặc điểm của quyền và nghĩa vụ nhân thân của cha mẹ và con

Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa cha mẹ và con vừa là quyền tự nhiên, vừa

là quyền pháp lý của con người. Thứ nhất, nó có tính chất tác động qua lại với nhau,
quyền của cha mẹ là nghĩa vụ của con cái và quyền của con cái chính là nghĩa vụ

của cha mẹ. Thứ hai, đây là quyền và nghĩa vụ đặc biệt, không thể chuyển giao cho

người khác và gắn liền với nhân thân của cha mẹ và con. Quyền và nghĩa vụ giữa
cha mẹ không thể thỏa thuận thay đổi được, nó gắn liền với quan hệ giữa cha mẹ và
con trong một thời gian dài, thậm chí đến suốt cả cuộc đời. Quyền và nghĩa vụ này
phần lớn được thực hiện một cách tự giác, thể hiện tình cảm thiêng liêng giữa cha
31.


me va con. Diéu này phù hợp quy luật tự nhiên va chuẩn mực đạo đức xã hội. Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con không phụ thuộc vào hôn nhân hợp pháp hay
không hợp pháp của cha mẹ. Trong mọi trường hợp quyền và nghĩa vụ không thay

đổi vì yếu tố hơn nhân nhưng phương thức thực hiện có thể khác nhau sao cho phù
hợp với từng hoàn cảnh cụ thể giữa cha mẹ và con.
Quyền và nghĩa vụ nhân thân của cha mẹ và con mang tính chất phi tài sản.
Khác với quyền tài sản, đối tượng của quyền và nghĩa vụ nhân thân của cha mẹ và

con là một giá trị tỉnh thần, do đó, quyền và nghĩa vụ nhân thân của cha mẹ và con

không biểu hiện bằng vật chất, không quy đổi được thành tiền và mang giá trị tinh
thần. Điều này thể hiện rằng, cha mẹ đều bình đẳng với nhau trong việc trơng nom,
chăm sóc, ni đưỡng, giáo đục con... tạo điều kiện cho con được sống trong môi
trường lành mạnh, yêu thương, tôn trọng ý kiến của con, bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của con, quan tâm, chăm lo cho sự phát triển của con về cả thể chất lẫn tinh
thần. Đồng thời, cha mẹ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi họ không thực
hiện tốt nghĩa vụ của mình trong việc chăm sóc, giáo dục con. Giá trị tinh thần của

quan hệ nhân thân giữa cha mẹ và con không thể định lượng, không phải là những
đại lượng tương đương và không thể mua bán, trao đổi. Khi xây dựng chế định quyền
của cha mẹ, luật chỉ dựa vào sự tồn tại của quan hệ cha mẹ và con. Luật khơng phân
biệt tính chất của quan hệ đó tùy theo tính chất của mối quan hệ giữa cha và mẹ,
cũng như tính chất của mối quan hệ giữa cha mẹ và con. Bởi vậy, con sinh ra từ quan
hệ hôn nhân hợp pháp, từ quan hệ hôn nhân trái pháp luật, từ quan hệ chung sống
như vợ chống, thậm chí, từ các mối quan hệ “qua đường" giữa cha và mẹ, đều được
đối xử ngang nhau. Tuy nhiên, về phương diện thực hiện quyền cha mẹ, sự bình
đăng phải được hiểu theo nghĩa tương đối con không sống chung với cha mẹ dưới

một mái nhà không thể đặt dưới sự kiểm soát, giám sát của cha mẹ cũng như khơng
thể thụ hưởng việc chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục của cha mẹ trong cùng những

điều kiện như con sống chung với cha mẹ. Một người không thể kê biên quyền và
nghĩa vụ nhân thân của cha mẹ và con của con nợ. Pháp luật quy định cho mọi chủ

thể đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ nhân thân của cha mẹ và con. Mỗi một chủ
12



thé có những giá trị nhân thân khác nhau nhưng được pháp luật bảo vệ như nhau khi
các giá trị đó bị xâm phạm.
Quyền và nghĩa vụ nhân thân của cha mẹ và con gắn liền với một chủ thể nhất
định và khơng thể chuyển giao cho người khác. Có nghĩa là nó có tính độc lập, cá

biệt hố cá nhân này với cá nhân khác, không thể trộn lẫn. Các quyền, nghĩa vụ nhân
thân của cha mẹ và con không thể là đối tượng chuyển dich cho bat ki ai, không thể
do người khác thực hiện thay mà chỉ phụ thuộc giữa cha mẹ và con. Mỗi một chủ
thể mang một giá trị nhân thân đặc trưng, đo đó, quyền và nghĩa vụ nhân thân của
cha mẹ và con luôn gắn liền với một chủ thê nhất định. Mặc dù vậy, quyền và nghĩa

vụ nhân thân của cha mẹ và con không bị phụ thuộc, chỉ phối bởi bắt kỳ yếu tố khách
quan nào như độ tuổi, trình độ, giới tính, tơn giáo, địa vị xã hội... Quyền và nghĩa vụ
nhân thân của cha mẹ và con không thể chuyền dịch cho người khác, tức là, quyền
và nghĩa vụ nhân thân của cha mẹ và con của mỗi cá nhân chỉ đo chính cá nhân đó
hoặc trong một số trường hợp do chủ thể khác được pháp luật quy định thực hiện.
Quyền và nghĩa vụ nhân thân của cha mẹ và con không thể bị định đoạt hay mang

ra chuyển nhượng cho người khác. Quyền và nghĩa vụ nhân thân của cha mẹ và con
không thể là đối tượng trong các giao dịch mua bán, trao đôi, tặng, cho... Ví dụ, như
việc cha mẹ khơng được mua, bản, đổi nghĩa vụ và quyên yêu thương, trông nom
con. Khi vi phạm nghĩa vụ trơng nom có tính chất nghiêm trọng thì cha mẹ có thé bị

hạn chê qun của cha mẹ đôi với con.
Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa cha mẹ và con có tính qua lại giữa hai bên
chủ thể. Tính qua lại về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con thê hiện ở chỗ quyền
của con chính là nghĩa vụ của cha mẹ và quyền của cha mẹ là nghĩa vụ của con.
Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con tồn tại song hành, tạo ra mỗi hệ gắn bó chặt
chẽ giữa hai bên chủ thể. Cha mẹ và con có quyền quan được hưởng sự chăm sóc,


giúp đỡ nhau phù hợp với truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam, phù
hợp với quy định của pháp luật. Con chưa thành niên được hưởng sự chăm sóc, ni
dưỡng của cha mẹ. Con có bổn phận kính trọng, chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ.

Điều này xuất từ quan điểm, bản chất của việc bảo vệ các giá trị nhân thân trong
13


pháp luật quyền và nghĩa vụ nhân thân của cha mẹ và con ở việc bảo đảm tự do cho
cha mẹ và con trong việc xác định hành vi của mình trong đời sống cha mẹ và con
theo ý chỉ, theo nhìn nhận của bản thân, loại bỏ sự can thiệp từ phía các chủ thể khác

vào đời sống cha mẹ và con của minh, trừ những trường hợp đo pháp luật qui định.
Việc xác lập các quan hệ pháp lý quyền nhân thân cũng có những đặc trưng khác
biệt so với các quan hệ trong lĩnh vực quyền tài sản. Quyền nhân thân được xác lập
không phải dựa trên những sự kiện pháp lý mà chủng được xác lập trực tiếp trên cơ

sở những qui định của pháp luật.
1.2. Cơ sở của việc quy định quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con

1.2.1. Cơ sở lý luận
Quy định về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con xuất phát từ những cơ sở lý
luận sau:
Quyền được làm cha, làm mẹ, làm con vừa là quyền tự nhiên vừa là quyền pháp
lý của công dân. Pháp luật Việt Nam công nhận và bảo vệ quyền này thông qua hai
căn cứ phát sinh dựa trên sự kiện sinh đẻ và nuôi con nuôi. Ÿ Theo Hiến pháp 2013
trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham

gia vào các vấn đề về trẻ em. Bên cạnh đó mọi người có quyền được bảo vệ, chăm

sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện

các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh. Ngồi ra cơng dân có quyền và
nghĩa vụ học tập, cơng đân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngơn ngữ

mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp. Điều này liên quan chặt chẽ đến quyền và nghĩa
vụ giữa cha mẹ và con về vân đê ni dưỡng, chăm sóc, giám hộ và đại diện.

Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con là quyền tự nhiên của con người, gắn liền

với quyền được duy trì, tái tạo nịi giống, thực hiện chức năng giáo dục, xã hội hóa
của mỗi cá nhân. Nó gắn liền với mối quan hệ tình cảm, huyết thống tự nhiên giữa
cha mẹ và con do đó việc quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ
5 Ngơ Thị Ngọc Ánh, Trường Chính trị tỉnh Quảng Ngãi. “Quyền con người trong luật hôn nhân và gia đình ở Việt
Nam”. Giáo dục và Xã hội.

/>14


và con khi nhà nước ra đời là một điều tất yếu khách quan. Do có liên hệ chặt chẽ
về huyết thông tự nhiên, nuôi dưỡng nên quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa cha mẹ
Và con gắn bó chặt chẽ bền vững với nhau Quan hệ giữa cha mẹ và con là quan hệ
đặc biệt quan trọng trong mọi chế độ xã hội. Cha mẹ là người có trách nhiệm đầu
tiên trong việc ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Vì vậy, việc điều chính quan hệ
giữa cha mẹ và con bằng pháp luật không những đảm bảo các quyền của cả cha mẹ
và con mà cịn vì sự phát triển của thế hệ trẻ, vì tương lai của đất nước. Khi xây dựng
chế định quyền và nghĩa vụ nhân thân của cha mẹ, nhà làm luật chỉ dựa vào sự tồn
tại của quan hệ cha mẹ và con mà không phân biệt vào mối quan hệ giữa cha và mẹ
của đứa trẻ. Bởi vậy, con sinh ra từ quan hệ hôn nhân hợp pháp, từ quan hệ hôn nhân


trái pháp luật, từ quan hệ chung sống như vợ chồng, thậm chí là từ các mối quan hệ
tạm bợ, trái pháp luật của cha và mẹ thì vẫn được bảo đảm các quyền và lợi ích hợp
pháp, giữa các con vẫn có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong quan hệ với cha mẹ.
Đạo đức, tập quán tốt đẹp của dân tộc ta đã ghi nhận quyền lợi, bổn phận,

trách nhiệm của cha, mẹ và con đối với nhau và đối với gia đình. Điều này khơng
chỉ xuất hiện trong tiềm thức của nhân dân ta mà nó cịn được xây dựng và lưu truyền
qua bao đời nay, được ông cha ta lưu lại qua những câu ca dao thành ngữ để răn dạy

đời sau về bổn phận của cha mẹ với con “Ki măng khơng uốn thì tre trổ vòng”, “Dạy
con từ thuở tiểu sinh/Gần thay gan ban tap tanh lễ nghi/Hoc cho cach vat tri tri/Van

chương chữ nghĩa nghề gì cũng thơng... ” Cuộc đời con người ln trĩu nặng bên
mình trên đơi vai cơng cha — nghĩa mẹ. Mỗi con người đều học thuộc và làm theo
những điều hiểu nghĩa đã trở thành bốn phận của cuộc đời “Một lịng thờ mẹ, kính
cha/Cho trịn chữ hiếu mới là đạo con”. Đạo ở đời quan trọng bậc nhất là đạo làm
con. Đó là một thứ đạo ai ai cũng thấm thía, cũng tuân thủ, cũng muốn hành “đạo”

theo cách tốt nhất của mình để báo đáp cơng ơn sinh thành nuôi dưỡng. Con cái luôn
hướng về cội nguồn,

cha mẹ, ơng bà, tổ tiên với lịng tơn kính, biết ơn. Hệ ý thức

Nho giáo quy định đạo hiếu của con cái với cha mẹ bằng việc thực hiện trách nhiệm
nuôi dưỡng cha mẹ khi về già. Nuôi được cha mẹ với lịng tơn kính, là bậc đại hiếu.

Điều này xuất phát từ đặc điểm kinh tế của xã hội phong kiến là dựa vào nền nông
15



nghiép tu cung tu cấp. Cha mẹ cả đời vất vả làm lụng ni thân, ni con cái, khó

có thé tu sống một mình khi về già do khơng có tài sản tích lũy. Ý thức đạo đức Nho
giáo gắn chặt bốn phận, trách nhiệm của con vào gia đình để làm tròn đạo hiểu, giữ

yên nhà, để trị nước. Gia đình truyền thống đặt lợi ích của gia đình lên trên lợi ích
cá nhân, nên ý thức về thanh danh của gia đình, thực hiện ý nguyện của cha mẹ là
trách nhiệm lớn của bậc làm con. Điều này tạo nên những động lực mạnh mẽ để con
cái luôn phải nỗ lực, phan đấu để thực hiện được mong

muốn của cha mẹ, làm rạng

danh gia đình, dịng họ. Ý thức giữ gìn danh dự của gia đình, dịng họ ăn sâu vào
máu thịt của mỗi cá nhân, trở thành mục đích và lý tưởng sống của con cái, giúp cho
con cháu giữ được phẩm hạnh, nhân cách của mình trước những cạm bẫy của cuộc
đời. Bậc làm cha mẹ muốn biết các phương cách hữu hiệu nhất để nuôi đạy con cái,
bốn phận làm cha mẹ và cách gìn giữ, duy trì mối liên hệ tốt đẹp với con cái. Cha
mẹ là 'những vị thầy đầu đời' của con cái. Bên cạnh việc có những phương pháp
giúp con cái tránh xa các hành động bắt thiện, bổn phận của cha mẹ còn bao gồm cả

việc dẫn dắt con cái hướng đến những hành động thiện.
Những truyền thống đạo đức tốt đẹp về quan hệ giữa cha mẹ và con cần được

gìn giữ và phát huy, đưa vào các văn bản quy phạm pháp luật như việc: con có nghĩa
vụ u thương kính trọng ơng bà, cha mẹ; cha mẹ có nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc

giáo dục con. Việc quy định quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con phải phù hợp đạo
đức xã hội, phải đảm bảo hài hòa quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia
đình cũng như trong xã hội, phù hợp với lợi ích của nhà nước trong việc bảo vệ và


xây dựng gia đình. Phong tục tập quán: lựa chọn những mặt tích cực, cần giữ gìn
bằng cách quy phạm hóa thành các văn bản pháp luật. Những phong tục tập quán cổ
hủ, lạc hậu như trọng nam khinh nữ hay phân biệt đối xử với con trưởng - con
thứ...cần được xóa bỏ. Do đó cần có những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ

giữa cha mẹ và con đề xóa bỏ những tư tưởng lạc hậu này.

1.2.2. Cơ sở thực tiễn
Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển và hội

nhập quốc tế, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được thì khơng thể tránh khỏi
16


những mặt tiêu cực. Tác động của nên kinh tế thị trường vào các quan hệ xã hội cũng
như quan hệ giữa cha mẹ và con ngày càng lớn, quan hệ truyền thống gia đình ngày
một mai một, chuân mực xã hội ngày xuống cấp những quy định trước đây về quyền

và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con không còn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội
hiện nay. Nhà nước đang tiến hành cải cách, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp
luật đề theo kịp với sự phát triển của thời đại nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của
cơng dân nói chung và quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con nói riêng được thực
hiện một cách có hiệu quả trong thực tế.
Việc vi phạm quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con xảy ra trong xã hội hiện

nay với nhiều mức độ khác nhau, từ việc con khơng kính trọng, dẫn đến có những
hành vi xúc phạm hay ngược đãi cha mẹ... Hay cũng có những trường hợp cha mẹ

đánh đập, hành hạ con dẫn đến tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần cho đứa trẻ...
Đây là một thực tế cần được nghiên cứu và đưa ra được những quy định pháp luật

để ngăn chặn, răn đe, giáo dục những người có hành vi vi phạm này.
Ngồi ra, tại các cơ quan chức năng của nhà nước, việc thực thi pháp luật về
quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con vẫn còn nhiều bắt cập: Như việc những người

mẹ đơn thân sinh còn bằng phương pháp khoa học, về vấn đề mang thai hộ, pháp
luật nước ta chưa công nhận nhưng trên thực tế đã xảy ra. Nếu sau này có tranh chấp
thì các cơ quan chức năng căn cứ vào sự kiện sinh đẻ hay căn cứ vào giám định gien
để xác định cha mẹ - con cho đứa trẻ... đây là một thực tiễn mà các cơ quan nhà nước

có thẩm quyền cịn đang lúng túng, chưa tìm ra cách giải quyết triệt đề.
Việc quy định quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ con là dựa trên những cơ sở lý

luận và thực tiễn ở trên, đây là lý luận và thực tiễn đã xảy ra trong xã hội và tồn tại
trong lịch sử, nó là căn cứ để quy định về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con

trong hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay.

17


1.3. Sự cần thiết phải quy định về quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa cha mẹ và

con
Việc quy định về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ trong hệ thống pháp luật là

hết sức cần thiết vì nó duy trì trật tự trong xã hội, phát huy những truyền thống tốt
đẹp vốn có của gia đình Việt Nam, tránh những tranh chấp đáng tiếc xảy ra trong
thực tế, gây ảnh hưởng xâu đến sự phát triển của xã hội.
Trước tiên, việc quy định về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con là nhằm


bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cha mẹ và con, để các chủ thể trong mói hệ
này xác định quyền và nghĩa vụ của mình. Cha mẹ được thực hiện quan những quyền
gì và phải thực hiện những nghĩa vụ gì. Ngược lại, con cũng vậy, cũng xác định được
quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ với cha mẹ. Như Điều 22 Luật Trẻ em
năm 2016 quy định việc con có quyền được sống chung với cha mẹ

“7rẻ em có

quyễn được sống chung với cha, mẹ; được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt
nhất của trẻ em. Khi phải cách ly cha, mẹ, trẻ em được trợ giúp đề duy trì mối liên

hệ và tiếp xúc với cha, mẹ, gia đình, trừ trường hợp khơng vì lợi ích tốt nhất của trẻ
em.



Việc quy định con có quyền sống chung với cha mẹ là đảm bảo quyền và lợi
ích hợp pháp của đứa trẻ vì chỉ khi sống chung với cha mẹ thì con mới có điều kiện
để phát triển tốt cả về thể chất lẫn tỉnh thần. Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con
được nhà nước bảo vệ và bình đăng, khơng phân biệt đối xử trước pháp luật.

Việc quy định về quyên và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con cịn đảm bảo sự gắn
bó giữa các thành viên trong gia đình. Những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị

trường đã dần đầy lùi những tình cảm tốt đẹp vốn có của gia đình, tình u thương
giữa ơng bà, cha mẹ và con cháu ngày càng bị chủ nghĩa vật chất chỉ phối, nên việc
các văn bản pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con sẽ tạo cho

các chủ thể gắn bó và có trách nhiệm với nhau nhiều hơn, giúp quan hệ giữa các

thành viên trong gia đình khơng bị ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế - xã hội đang
ngày một thay đồi.

18


Quan hệ giữa cha mẹ và con là một quan hệ thiêng liêng mang tính đặc thù,
quyền và nghĩa vụ chỉ tồn tại và phát sinh khi các chủ thể được nhà nước cơng nhận
có quan hệ cha mẹ và con. Ví dụ như việc xác định họ tên của đứa trẻ luôn phụ thuộc
vào quan hệ với người được xác định là cha, mẹ của đứa trẻ Ấy. Khi các cơ quan nhà
nước có thầm quyền cơng nhận các chủ thể có quan hệ cha (mẹ) và con với nhau thì
đồng thời cũng phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con với các chủ thể đó.

Lúc này, người con có quyền và nghĩa vụ về nhân thân cũng như quyền và nghĩa vụ
về tài sản đối với cha mẹ, ngược lại cha mẹ cũng có quyền và nghĩa vụ tương ứng
với quyền và nghĩa vụ của con. Việc quy định về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và

con là hết sức cần thiết vì nó tạo cơ sở pháp lý đề giải quyết các tranh chấp phát sinh
giữa cha mẹ và con; giữa cha mẹ và con đôi với bên thứ ba.

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế nên các quy phạm pháp luật
cần đảm bảo hài hòa và tương đồng với pháp luật các nước trên thế giới là điều cần
thiết. Ví dụ như xác định dân tộc, quốc tịch cho trẻ khi có cha hoặc mẹ là người nước
ngồi, phải đảm bảo quyền lợi chính đáng cho cả cha mẹ và con nhưng cũng không

đi ngược lại với những quy định của pháp luật các nước trên thế giới.
Đề báo vệ quyền và lợi ích hợp pháp giữa cha mẹ và con cũng như đảm bảo
sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình, tránh xảy ra những tranh chấp khơng
đáng có xảy ra trong xã hội, đồng thời phát huy truyền thống tốt đẹp vốn có của


người Việt Nam nên việc quy định quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con là điều vô
cùng quan trọng. Bên cạnh đó, cịn bắt kịp với những hệ thống pháp luật văn minh
tiến bộ của các nước trên thế giới cũng như tương đồng với hệ thống pháp luật quốc

tế, nên việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam là điều hết
sức cần thiết. Ngoài ra, cũng cần thiết để các cơ quan nhà nước xem xét, giải quyết
bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cha, mẹ và con nói chung, trong đó có quyền
và nghĩa vụ nhân thân giữa cha mẹ và con.

Pháp luật điều chỉnh quyền và nghĩa vụ nhân thân của cha mẹ và con nhằm

hưởng tới việc bảo vệ trẻ em. Trẻ em do còn non nớt vé thé chat, tinh than nên là đối
tượng dễ bị tổn thương. Bảo vệ trẻ em là bảo đảm các điều kiện để trẻ em được phát


triển tồn diện cả về thé chất, trí tuệ, tỉnh than, đạo đức và mối quan hệ xã hội của
trẻ em. Bảo vệ trẻ em trách nhiệm đầu tiên thuộc về cha mẹ. Chính vì vậy, Nhà nước
cần phải ban hành các quy phạm pháp luật rừng buộc chặt chẽ trách nhiệm của cha

mẹ đối với con. Những đứa trẻ đang trong quá trình phát triển về nhận thức cũng
như nhân cách luôn phải đối mặt với nhiều tệ nạn xã hội nghiêm trọng nên cần được

chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục. Trong lời mở đầu của Công ước về quyền trẻ em
khẳng định Gia đình với tư cách là nhóm xã hội cơ bản và mơi trường tự nhiên cho
sự phát triển và hạnh phúc của mọi thành viên, nhất là trẻ em, cần có sự bảo VỆ và

giúp đỡ cần thiết để có thê đảm đương được đầy đủ trách nhiệm cua minh trong cộng
đồng.

Công nhận rằng, để phát triển đầy đủ và hai hòa nhân cách của mình, trẻ em


cần được trưởng thành trong mơi trường gia đình, trong bầu khơng khí hạnh phúc,
u thương và thông cảm.
Pháp luật điều chỉnh quyền và nghĩa vụ nhân thân của cha mẹ và con nhằm
tạo hành lang pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con và cha mẹ, đồng
thời, đòi hỏi tỉnh thần trách nhiệm của cha mẹ trong việc giáo dục, chăm sóc, ni

dưỡng con cao hơn. Cha mẹ là người sinh thành ra các con, cho con sự sống cũng là
người có trách nhiệm ni dưỡng con. Dù cuộc sống khó khăn hay đầy đủ, cha mẹ
có hạnh phúc hay khơng thể sống chung với nhau thì cũng khơng được chối bỏ trách
nhiệm của mình. Thậm chí, khi mục đích của hôn nhân không đạt được, vợ chồng

kết tội cho nhau về sự tan vỡ của gia đình thì những kết quả của tình u đã chết đó
cũng rất dễ rơi vào tình trạng bị bỏ rơi hoặc chỉ nhận được một nửa sự yêu thương
Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi cho trẻ pháp luật đã quy định nuôi con khơng chỉ là
quyền mà cịn là nghĩa vụ của cha mẹ. Nuôi con là một nghĩa vụ luật định nhằm ràng
buộc ý thức trách nhiệm của người làm cha, mẹ, đặc biệt là khi họ đã ly hơn. Đó

cũng là cơ sở pháp lý để điều chỉnh pháp luật quyền và nghĩa vụ nhân thân của cha

mẹ và con. Thứ hai, pháp luật điều chỉnh quyền và nghĩa vụ nhân thân của cha mẹ
va con là thể hiện tỉnh công bằng dân chủ nhân đạo của pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ và của cha mẹ đối

với con để cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về
20




×