MỞ ĐẦU
Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có yên ấm, hanh phúc thì xã hội
mới có thể ổn định và phát triển. Luật Hôn nhân và gia đình ra đời cũng với
mục đích là nhằm đảm bảo sự hạnh phúc của gia đình. Chính vì vậy, Luật đã
đặt ra những nguyên tắc nhất định để trên cơ sở đó, các cá nhân và gia đình
cùng tuân theo. Các nguyên tắc đó được ghi nhận tại điều 12 Luật Hôn nhân
và gia đình. Trong đó, nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ được coi là
một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng nhất của chế độ hôn nhân và
gia đình. Để phục vụ cho việc hoàn thiện yêu cầu của môn học cũng như mục
đích tìm hiểu nghiên cứu của bản thân về vấn đề này, đề tài mà em hoàn thiện
là đề số 04: "Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ được thể hiện như thế
nào trong chế định kết hôn và ly hơn của Ḷt Hơn nhân và gia đình năm
2014"
NỢI DUNG
I - Khái quát về nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ trong Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2014
1.1. Khái niệm
Hôn nhân trước hết là hiện tượng xã hội - là sự liên kết giữa đàn ông và
đàn bà. Sự liên kết đó được biểu hiện ở một quan hệ xã hội gắn liền với nhân
thân đó là quan hệ vợ chồng. Quan hệ này là quan hệ giới tính, thực chất và y
nghĩa của nó thể hiện trong việc sinh đẻ, nuôi nấng, giáo dục con cái, đáp ứng
lần nhau trong nhu cầu tinh thần và vật chất hằng ngày.
Theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, hôn nhân là sự liên kết giữa
một người đàn ông và một người đàn bà trên nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng
và tự nguyện theo quy định của pháp luật nhằm chung sống với nhau suốt đời
và xây dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ, hòa thuận và bền vững. Theo khoản
1 Điều 3 Luật HNVGĐ hiện hành giải thích: "Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và
chồng sau khi kết hôn".
1.2. Nội dung
Hôn nhân là theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam là sự liên kết
giữa một người đàn ông và một người đàn bà trên nguyên tắc hoàn toàn bình
đẳng và tự nguyện theo quy định của pháp luật nhằm chung sống với nhau
suốt đời và xây dựng hạnh phúc gia đình. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, Nhà
nước bảo vệ sự tự nguyện và tiến bộ của hôn nhân thể hiện trong Hiến pháp.
Khoản 1 Điều 36 Hiến pháp quy định: "Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn.
Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng
bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau". Đồng thời Luật Hôn nhan và gia đình hiện
hành để đảm bảo tính tự nguyện trong hôn nhân cũng có quy định tại các
điểm b, đ, g về các hành vi bị cấm bao gồm: cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết
hôn, cản trở kết hôn; yêu sách của cải trong kết hôn; cưỡng ép ly hôn, lừa dối
ly hôn, cản trở ly hôn.
Hôn nhân sẽ đảm bảo được sự tự nguyện và tiến bộ nếu dựa trên cơ sở
là tình yêu chân chính. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ có nghĩa là mỗi bên đều
có quyền lựa chọn người mà mình kết hôn cùng. Sự tự nguyện xuất phát từ
bản thân mỗi người và không ai có quyền ép buộc họ là trái y chí của mình.
Bất kể người ép buộc họ là bên kia hay bất cứ ai khác khiến họ kết hôn với
người mà mình không muốn đều sẽ vi phạm nguyên tắc tự nguyện và không
được pháp luật công nhận.
Sự tự nguyện của các bên còn được thể hiện qua thủ tục đăng ky kết
hôn. Cả hai bên nam nữ đều phải có mặt và nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính. Đồng thời, hai bên không được
phép ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ.
Cuộc sống hôn nhân nếu đạt được hạnh phúc, hòa thuận là những gì mà
các bên trong quan hệ hôn nhân hướng tới. Tuy nhiên, nếu trong hôn nhân
phát sinh mâu thuẫn mà không thể dung hòa mà bản thân vợ, chồng mong
muốn được chấm dứt cuộc sống chung thì họ có quyền yêu cầu ly hôn. Việc
kết hôn dựa trên cơ sở tình yêu giữa nam và nữ, việc ly hôn dựa trên thực chất
quan hệ vợ chồng không thể tồn tại.
1.3. Ý nghĩa của việc ghi nhận nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ
Việc ghi nhận nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ rất cần thiết và
có những y nghĩa quan trọng như sau:
Thứ nhất, việc nhà nước ghi nhận nguyên tắc này trước hết phù hợp với
nguyện vọng của người dân, pháp luật đã thực sự trở thành công cụ quản ly
của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kết hôn.
Thứ hai, việc ghi nhận nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ của nhà
nước đã làm cho nguyên tắc này trở thành một trong những điều kiện tiên
quyết để đảm bảo cho hôn nhân có giá trị pháp ly. Đồng thời cũng là căn cứ
pháp ly để Tòa án xử ly những trường hợp vi phạm xảy ra trên thực tế.
Xét cho cùng, ta thấy, việc ghi nhận nguyên tắc hôn nhân tự nguyện
tiến bộ của nhà nước là nhằm đảm bảo được mục đích cuối cùng của hôn
nhân là xây dựng một gia đình hạnh phúc, một tế bào khỏe mạnh của xã hội.
II - Sự thể hiện của nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ trong Luật
hôn nhân và gia đình 2014
2.1. Sự thể hiện của nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ thông qua
chế định kết hôn
a, Khái niệm kết hôn
Kết hôn dưới góc độ xã hội được hiểu là sự thừa nhận của người thân,
cộng đồng đối với nam nữ qua việc chứng kiến hai bên tiến hành một nghi lễ
cưới hỏi theo truyền thống hay tôn giáo. Tuy nhiên, thực chất, nghi lễ này
được tiến hành chỉ nhằm "thông báo" sự kiện hai bên năm nữ đã trở thành vợ
chồng của nhau.
Để một cuộc hôn nhân tồn tại theo đúng nghĩa, ta cần xét cuộc hôn
nhân đó dưới góc độ pháp ly. Theo đó, hôn nhân được hiểu là sự thừa nhận
của nhà nước đối với việc nam nữ lấy nhau thành vợ chồng. Việc nam nữ xác
lập quan hệ vợ chồng phải tuân theo quy định của pháp luật về điều kiện kết
hôn và đăng kí kết hôn.
b, Các biểu hiện của nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ trong
chế định kết hôn
Hệ thống pháp luật Hôn nhân và gia đình quy định nam nữ kết hôn phải
đảm bảo hai yếu tố là: phải thể hiện y chí của cả nam và nữ là mong muốn
được kết hôn với nhau và phải được nhà nước thừa nhận. Trong đó, việc thể
hiện y chí mong muốn xác lập quan hệ vợ chồng chính là biểu hiện tiêu biểu
và đồng thời cũng để đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ trong chế định
kết hôn được thi hành trên thực tế. Do đó, khi kết hôn, người kết hôn phải bày
tỏ y chí tự nguyện kết hôn trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong tờ
khai đăng kí kết hôn khi các bên tiến hành thủ tục đăng kí kết hôn có viết:
"Chúng tôi cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật, việc kết hôn của
chúng tôi là tự nguyện, không vi phạm quy định của Luật hôn nhân và gia
đình Việt Nam". Như vậy, sự tự nguyện của nam nữ trong việc kết hôn vừa là
điều kiện đảm bảo cho hôn nhân có giá trị pháp lí cũng đồng thời là cơ sở để
vợ chồng xây dựng gia đình hạnh phúc và bền vững.
Sự thể hiện của nguyên tắc tự nguyện tiến bộ còn được thể hiện trong
điều kiện kết hôn bao gồm các trường hợp quy định tại điểm b, c Luật Hôn
nhân và gia đình hiện hành.
Thứ nhất, tại khoản b điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình: "Việc kết hôn
do nam và nữ tự nguyện quyết định". Việc tự nguyện kết hôn được thể hiện
qua các phương diện sau:
- Về mặt chủ quan: Tự nguyện kết hôn trước hết phải thể hiện bằng y
chí chủ quan của người kết hôn rằng họ thực sự mong muốn trở thành vợ
chồng của nhau. Ý chí của họ không bị tác động bởi bất cứ người nào khác
khiến họ kết hôn trái với nguyện vọng của mình. Hai bên mong muốn trở
thành vợ chồng là xuất phát từ tình cảm yêu thương, quy mến lẫn nhau và
cùng mong muốn gắn bó bên người kia để xây dựng gia đình hạnh phúc.
- Về mặt khách quan: Tự nguyện kết hôn được thể hiện qua việc người
kết hôn bày tỏ mong muốn kết hôn với nhau trước cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thông qua hành vi đăng kí kết hôn. Để đảm bảo là việc kết hôn hoàn
toàn tự nguyện, những người muốn kết hôn phải cùng có mặt tại cơ quan đăng
kí kết hôn nộp tờ khai đăng kí kết hôn. Nếu một trong hai bên vắng mặt do ly
do chính đáng thì phải gửi cho ủy ban nhân dân nơi đăng kí kết hôn đơn xin
nộp hồ sơ vắng mặt trong đơn phải nêu rõ lí do vắng mặt, xác nhận của ủy
ban nhân dân cấp xã nơi cư trú. Vào ngày ủy ban nhân dân tiến hành đăng kí
kết hôn và trao giấy chứng nhận đăng kí kết hôn thì hai bên nam nữ phải có
mặt để một lần nữa trả lời trước cán bộ hộ tịch và đại diện cơ quan đăng kí kết
hôn rằng, đến lúc bấy giờ họ vẫn hoàn toàn tự nguyện kết hôn với nhau. Như
vậy, về nguyên tắc, khi tổ chức đăng kí kết hôn, hai bên nam nữ đều phải có
mặt tại nơi đăng kí kết hôn. Đồng thời, pháp luật không cho phép cử người
đại diện trong việc đăng kí kết hôn. Điều này nhằm đảm bảo cho việc kết hôn
là hoàn toàn tự nguyện.
Thứ hai, khoản c điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành quy định
điều kiện kết hôn như sau: "Không bị mất năng lực hành vi dân sự". Những
người bị mất năng lực hành vi dân sự thường là người mắc bệnh tâm thần
hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của
mình. Chính vì vậy, họ cũng không thể thể hiện y chí và tình cảm của mình
khi kết hôn. Vậy nên, Luật cấm các đối tượng trên không được kết hôn cũng
là nhằm đảm bảo sự tự nguyện.
Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ còn được thể hiện thông qua
Luật đưa ra các quy định cấm các hành vi cưỡng ép kết hôn, cản trở kết hôn
và lừa dối kết hôn (quy định tại điểm b khoản 2 điều 5) . Sở dĩ Luật đưa ra
quy định này là do các hành vi này đều dẫn đến hậu quả là không đảm bảo
được tính tự nguyện và tiến bộ của các bên nam nữ khi họ muốn kết hôn.
Phân tích các trường hợp cấm kết hôn do không đảm bảo nguyên tắc tự
nguyện, tiến bộ:
* Kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép
Khoản 9 điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình giải thích: "Cưỡng ép kết
hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải
hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái với y muốn của họ."
Theo luật, cưỡng ép kết hôn bao gồm các hành vi sau:
- Đe dọa, uy hiếp tinh thần: người thực hiện hành vi đe dọa sẽ gây thiệt
hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự của người kết hôn hoặc người thân thích
của người đó khiến người này rơi vào trạng thái hoảng loạn, lo sợ nên phải
kết hôn trái với y muốn của họ.
Ví dụ: Anh A yêu chị B tuy nhiên chị B lại đang có quan hệ tình cảm
với anh C và chuẩn bị tiến tới hôn nhân. Biết vậy, anh A đã lén lút quay video
chị B tắm và ép chị B phải cưới anh nếu không anh sẽ đăng tải video này lên
mạng xã hội. Chị B do quá hoảng sợ đã phải nghe theo lời anh A và kết hôn
với anh A.
Trong trường hợp trên, anh A đã đe dọa sẽ công khai những thông tin
gây ảnh hưởng xấu đến danh dự của chị B khiến chị B lo sợ và bị tê liệt tinh
thần và kết hôn trái với y muốn của mình.
- Hành hạ, ngược đãi: có thể hiểu là hành hạ, đối xử tàn tệ, gây đau đớn
về thể xác lẫn tinh thần cho một người hoặc thân nhân của họ khiến họ phải
chấp nhận kết hôn.
Ví dụ: Anh X là chủ của một băng nhóm xã hội đen đã để y tới chị Y từ
lâu nhưng không được chị Y quan tâm. Vì đã bị chị Y từ chối nhiều lần, anh
X đã sai đàn em đến đánh đập chị Y và gia đình chị. Do không chịu nổi
những đau đớn về thể xác và thương bố mẹ, chị Y đã buộc phải kết hôn với
anh X.
Trong trường hợp trên, yếu tố tự nguyện cũng không được đảm bảo do
chị Y đã không thể hiện được y chí của mình trong việc kết hôn với anh X mà
hoàn toàn là do bị cưỡng ép.
- Yêu sách của cải được giải thích là: "Yêu sách của cải trong kết hôn là
việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn
nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ".
Ví dụ: Cha mẹ chị G vì hám lợi nên đã buộc chị phải kết hôn anh H vì
nhà anh giàu và đã hứa sẽ cho chị nhiều của hồi môn nếu cưới anh. Chị G
mặc dù không hề muốn cưới anh H nhưng dưới sức ép quá lớn từ gia đình chị
đã phải kết hôn với người mình không yêu.
Ở đây, bố mẹ đã đặt ra cho chị một đối tượng nhất định vì người đó
giàu và chị cũng không có lựa chọn khác cho bản thân. Chị không có quyền
lựa chọn người mà mình kết hôn cũng đồng nghĩa với việc mất đi sự tự
nguyện của bản thân.
* Cản trở kết hôn
Cản trở kết hôn được giải thích như sau: "Cản trở kết hôn là việc đe
dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác
để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của
Luật này". Tương tự với cưỡng ép kết hôn, trong trường hợp này sự tự
nguyên của các bên không được đảm bảo là do các bên nam nữ không được
thể hiện y chí, nguyện vọng của mình là được kết hôn với người mình mong
muốn.
* Lừa dối kết hôn
Lừa dối kết hôn có thể hiểu là việc một trong hai người kết hôn đã nói
sai sự thật mà khiến người kia lầm tưởng mà kết hôn. Theo thông tư số
112/NCPL nếu một bên dùng thủ đoạn, mưu đồ gian xảo để lừa dối bên kia
một cách nghiêm trọng nhằm che dấu lí lịch chính trị hoặc tư pháp đặc biệt
xấu của mình, làm cho bên kia mắc lừa và đồng y kết hôn.
Ví dụ: Anh A là người đã lập gia đình và có con 2 tuổi. Do luân chuyển
công tác sang tỉnh khác, anh đã quen và có tình cảm với chị B. Anh A đã nói
dối rằng mình chưa có gia đình và đề nghị kết hôn với chị B. Chị B do không
biết sự thật nên đã chấp nhận và tiến hành đăng kí kết hôn.
Trường hợp trên, mặc dù là tự nguyện kết hôn, tuy nhiên, lại không
đảm bảo được sự tự nguyên trong hôn nhân do người kết hôn đã bị lừa dối vì
họ bị lầm tưởng về đối tượng kết hôn của mình.
2.2. Sự thể hiện của nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ thông qua
chế định ly hôn
a, Khái niệm ly hôn
Khoản 14 điều 3 giải thích thuật ngữ ly hôn như sau: "Ly hôn là việc
chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của
Tòa án". Ly hôn là một mặt của quan hệ hôn nhân. Khi quan hệ hôn nhân đã
thực sự tan vỡ, mục đích của hôn nhân không đạt được thì ly hôn là việc cần
thiết vì nó giải phóng cho tất cả mọi người, cho cả vợ chồng, các con cũng
như các thành viên khác thoát khỏi xung đột, mâu thuẫn bế tắc chung trong
cuộc sống.
b, Các biểu hiện của nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ trong
chế định ly hôn
Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ đồng thời cũng phải đảm bảo tự do ly hôn.
Nếu như không thể bắt buộc người ta kết hôn thì cũng không thể bắt buộc họ
tiếp tục cuộc sống vợ chồng, khi cuộc hôn nhân đó đã không còn hạnh phúc.
Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ trước hết thể hiện qua quyền
yêu cầu ly hôn. Về nguyên tắc, chỉ có vợ và chồng có quyền yêu cầu ly hôn.
Không ai có quyền nhanh danh vợ, chồng để yêu cầu ly hôn. Khoản 1 điều 51
Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành quy định: "Vợ, chồng hoặc cả hai người
có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn". Quyền yêu cầu ly hôn cũng là
quyền thể hiện y chí tự nguyện của các chủ thể. Pháp luật nước ta công nhận
quyền tự do ly hôn là quyền chính đáng của vợ chồng, không thể cấm hoặc
đặt ra nhưng điều kiện nhằm hạn chế quyền tự do ly hôn của vợ chồng. Ly
hôn là dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng và là kết quả của hành vi có y chí
của vợ chồng khi thực hiện quyền ly hôn.
Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ còn được thể hiện thông qua
căn cứ ly hôn. Trong đó có hai trường hợp là thuận tình ly hôn và ly hôn theo
yêu cầu của một bên. Trong trường hợp thuận tình ly hôn, sự tự nguyện của
vợ chồng là điều kiện để Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Sự tự nguyện
của vợ chồng thể hiện bằng đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn do vợ và
chồng cùng ky. Việc chấm dứt ly hôn thuận tình phải là do hai bên thật sự
mong muốn chấm dứt hôn nhân do cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc,
mục đích của hôn nhân không đạt được. Đối với trường hợp ly hôn theo yêu
cầu của một bên, yếu tố tự nguyện thể hiện thông qua yêu cầu của bên có đơn
đề nghị ly hôn. Do vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghĩa
vụ của vợ chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống
chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được . Tring
trường hợp này, Tòa án cần xem xét việc tự nguyện ly hôn của một bên có
xuất phát từ những mâu thuẫn giữa vợ cà chồng sâu sắc đến mức không thể
hòa giải được, quan hệ vợ chồng rạn nứt đến nỗi không thể hàn gắn được hay
không.
Biểu hiện của nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ còn được thể hiện
thông qua việc Luật đưa ra quy định cấm các hành vi cưỡng ép ly hôn, lừa dối
ly hôn, cản trở ly hôn (điểm e khoản 2 điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình). Các
hành vi trên đây được thực hiện cũng sẽ khiến cho quyền tự do ly hôn của vợ
chồng bị xâm phạm.
* Cưỡng ép ly hôn
Cưỡng ép ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi,
yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác ly hôn trái với y muốn
của họ. Việc cưỡng ép ly hôn không đảm bảo yếu tố tự nguyện vì hành vi này
buộc việc vợ hoặc chồng hoặc cả hai phải ly hôn trong khi họ không có mong
muốn chấm dứt hôn nhân.
Ví dụ: Anh X và chị Y lấy nhau được 1 năm, cuộc sống gia đình tuy
túng thiếu khó khăn nhưng lại hạnh phúc do anh chị rất yêu thương nhau. Do
mong muốn làm giàu, chị Y đã nghe theo lời của bọn lừa đảo đi vay nặng lãi
để kinh doanh. Khối nợ khổng lồ khiến anh chị không thể xoay sở được. Tên
cho vay nặng lãi đã để y đến chị Y từ lâu nay đặt ra điều kiện nếu chị Y ly
hôn với anh X và về ở với hắn thì khoản nợ sẽ được xóa. Chị Y dù không
mong muốn nhưng lo sợ cho tính mạng của bản thân và của chồng mà buộc
phải ly hôn với anh X và nghe theo lời tên chủ nợ.
* Lừa dối ly hôn
Lừa dối ly hôn có thể hiểu là việc một trong hai bên vợ hoặc chồng đã
nói sai sự thật mà khiến người kia lầm tưởng mà ly hôn. Theo đó, vợ hoặc
chồng do hiểu lầm mà đã chấp nhận việc người kia đề nghị ly hôn.
* Cản trở ly hôn
Cản trở ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi,
yêu sách của cải hoặc hành vi khác buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn
nhân trái với y muốn của họ (khoản 10 điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình hiện
hành). Cản trở ly hôn xảy ra khi một trong hai bên hoặc vả hai vợ chồng
không còn mong muốn duy trì hôn nhân do cuộc sống không hạnh phúc, vợ
chồng không hòa hợp và xảy ra mâu thuẫn thì một trong hai người hoặc người
bên ngoài có hành vi khống chế việc các bên đưa ra yêu cầu ly hôn trước Tòa.
Việc duy trì cuộc sống hôn nhân như vậy sẽ dẫn đến nhiều hậu quả xấu như
về cuộc sống tinh thần của các thành viên trong gia đình sẽ bị ảnh hưởng xấu,
con cái lớn lên trong một gia đình không hạnh phúc và nhân cách hay tâm ly
của đứa trẻ có thể không bình thường. Một gia đình như vậy sẽ không thể là
một tế bào khỏe mạnh của xã hội dẫn đến đời sống xã hội bất ổn…
Ví dụ: Vợ chồng anh A và chị B lấy nhau được 5 năm và có với nhau 1
con gái nay 2 tuổi. Anh A tính vũ phu, mỗi lần uống rượu say luôn đánh đập
chị B dã man. Chị B định viết đơn ly hôn với anh A thì anh dọa sẽ giết con
gái của hai người. Chị B do sợ hãi nên đã không dám viết đơn ly hôn và phải
sống với anh A mặc dù chị không hề mong muốn.
III - Thực tiễn việc thực hiện nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ
Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ không phải chỉ có trong Luật
hôn nhân và gia đình năm 2014 mà tư tưởng tiến bộ này đã được Nhà nước ta
quy định trong Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/05/1950 và sau này tiếp tục được
kế thừa, phát triển trong luật hôn nhân và gia đình năm 1959, Hiến pháp 1980,
luật hôn nhân và gia đình năm 1986, Hiến pháp 1992 và luật hôn nhân và gia
đình năm 2000.
Từ khi được thừa nhận đến nay, nguyên tắc này đã xây dựng được một
chế độ hôn nhân đảm bảo được sự tiến bộ, xây dựng được một cuộc sống hôn
nhân lành mạnh đảm bảo quyền dân chủ của mỗi công dân. Tuy nhiên, do sự
phát triển ở các vùng miền ở nước ta là khác nhau nên việc tiếp thu và thực
hiện những quy định của chế độ này còn rất hạn chế, y thức thiếu tôn trọng
pháp luật của người dân, nhất là những vùng miền núi, trình độ dân trí thấp.
Không ít những vùng miền, chủ yếu là những vùng hẻo lánh, xa trung tâm,
hành vi tảo hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ, dẫn đến hậu quả khó
lường.
Một trong số những vụ án điển hình về việc vi phạm nguyên tắc hôn
nhân tự nguyện tiến bộ đó là vụ việc của anh Đoàn Nguyên Bảo (SN 1965, trú
tại Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội). Anh Bảo lập gia đình với chị Lê Thị Phi
(SN 1968, quê gốc tỉnh Nam Định) cách đây đã 24 năm. Mặc dù đã có với
nhau 2 người con đang học cấp 3 nhưng vì cuộc sống gia đình ngày càng lạnh
lẽo, không tìm được tiếng nói chung nên vợ chồng anh quyết định ly dị. Ngôi
nhà nhỏ 14m2 do người cha quá cố để lại cho hai vợ chồng anh được anh
ngăn đôi cho vợ sinh sống một nửa. Anh Bảo thở dài chia sẻ: “Khi chia tay,
tôi dựng vách ngăn, cho vợ cũ sử dụng nửa diện tích (phía trong). 7m2 còn lại
tôi tiếp tục chừa ra một khoảng để cô ấy có lối ra vào. Hễ thấy tôi cũ trò
chuyện cùng người khác giới là lập tức cô ấy xông đến rủa xả, đổ cho họ tội
“cướp chồng” trong khi đó tôi và cô ấy đã chia tay và được pháp luật chấp
thuận”.
Mới đây, anh có y định tái hôn với người phụ nữ tên tên Mai, một
người phụ nữ cũng đã qua một lần đò. Thấy chồng cũ có tình y với người phụ
nữ khác, Phi phăm phăm đạp vách nhảy sang, hất cả xô nước bẩn vào hai
người rồi gào thét dọa tự tử nếu anh còn “dám” đưa người mới về nhà.
Kể từ hôm bị vợ cũ của người yêu đánh ghen, chị Mai tránh mặt anh
Bảo rồi dần dần cắt đứt liên lạc. Về phần anh Bảo, sau cú ghen “lộn sòng” của
vợ cũ, anh quyết định ra ngoài thuê nhà trọ sinh sống. Anh chỉ ghé qua nhà
thăm con khi biết chắc chắn vợ cũ không có nhà. Hành vi của chị Phi đã cấu
thành tội “Cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ”. Tội danh được quy định tại
Điều 144, Bộ Luật Hình sự: “Người nào cản trở người khác kết hôn bằng cách
hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác… thì bị phạt
cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba
năm”.
Vụ việc cho thấy hiện nay, nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ vẫn
còn chưa được đảm bảo thực hiện trên thực tế. Nguyên nhân có thể do sự
thiếu hiểu biết của một bộ phân người dân hay sự bảo thủ coi thường pháp
luật của họ.
IV - Một số giải pháp nhằm đảm bảo nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến
bộ trên thực tế
Để nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ được đảm bảo trên thực tế
em xin đưa ra một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến nhằm nâng cao
nhận thức cho người dân về Luật Hôn nhân và gia đình nói chung cũng như
nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ nói riêng để bản thân họ có cái nhìn
đúng đắn về nguyên tắc này và thực hiện tốt trên thực tế. Đặc biệt là với đồng
bào dân tộc thiểu số, phải tích cực đưa ra các biện pháp tuyên truyền đổi mới
đa dạng phù hợp với các vùng miền khác nhau để được hiệu quả tuyên truyền
cao nhất.
Thứ hai, để phát huy được hết những điểm mạnh cũng như sự tiến bộ
của chế độ hôn nhân tự nguyện, một vợ một chồng thì không chỉ mình Luật
Hôn nhân và gia đình mà các luật khác như luật hình sự, luật bình đẳng giới,
luật bảo vệ phụ nữ trẻ em phải có những quy định về vấn đề này. Các biện
pháp chế tài để xử ly vấn đề này phải cụ thể hơn, kiên quyết mạnh mẽ hơn
nữa vì trên thực tế các vụ việc vi phạm chế độ hôn nhân tiến bộ một vợ một
chồng rất ít được đem ra xử ly bằng pháp luật. Từ đó, nâng cao y thức của
người dân trong việc tôn trọng và tuân thủ pháp luật.
Thứ ba, xác định rõ trách nhiệm tăng cường nâng cao chất lượng quản
lí nhà nước trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, phối hợp với các cơ quan để
kịp thời giải quyết các vụ việc vi phạm nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến
bộ.
KẾT LUẬN
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là một bước tiến mạnh mẽ trong
tiến trình lập pháp của nước ta, thể hiện nhiều điểm tiến bộ và tích cực đối với
xu thế chung của thế giới đồng thời phù hợp với hoàn cảnh đất nước hiện tại.
Đối với nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ là một điểm sáng luôn theo
suốt lịch sử của Luật hôn nhân và gia đình. Nó góp phần xây dựng, bảo vệ và
hoàn thiện chế độ hôn nhân gia đình tiến bộ đồng thời là cơ sở để xây dựng
gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc, bền vững.