Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TIỂU LUẬN TRIÊT HỌC MÁC LÊN NIN Nguồn gốc, bản chất, vai trò của ý thức và các giải pháp nâng cao tính tích cực sáng tạo trong học tập của sinh viên hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.32 KB, 17 trang )

1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Triết học Mác Lênin

ĐỀ TÀI: Nguồn gốc, bản chất, vai trò của ý
thức và các giải pháp nâng cao tính tích cực
sáng tạo
trong học tập của sinh viên hiện nay.


1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................................

1

NỘI DUNG...................................................................................................................................................

3

Chương 1: Cơ sở lý luận ........................................................................................................................... 3
1.1. Nguồn gốc của ý thức ............................................................................................................... 3
1.1.1.

Nguồn gốc tự nhiên ........................................................................................................... 3

1.1.2.



Nguồn gốc xã hội .............................................................................................................. 4

1.1.2.1. Lao động: ...................................................................................................................... 5
1.1.2.2. Ngôn ngữ: ..................................................................................................................... 5
1.2. Bản chất của ý thức ................................................................................................................... 6
1.3. Vai trò của ý thức ...................................................................................................................... 7
Chương 2: Phần liên hệ thực tế và liên hệ bản thân .................................................................................. 8
2.1. Liên hệ thực tiễn ............................................................................................................................ 8
2.1.1. Thực trạng học tập của sinh viên hiện nay .............................................................................. 8
2.1.2. Giải pháp nâng cao tính tích cực, sáng tạo trong học tập của sinh viên ................................ 10
2.1.2.1. Về phía nhà trường: ....................................................................................................... 10
2.1.2.2. Về phía giảng viên: ........................................................................................................ 11
2.1.2.3. Về phía sinh viên: .......................................................................................................... 11
2.2. Liên hệ bản thân ........................................................................................................................... 12
KẾT LUẬN.................................................................................................................................................

14

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................................... 15


1

MỞ ĐẦU
“Ba mươi năm đấu tranh giành trọn vẹn non sơng,
Ba mươi năm dân chủ cộng hịa,
Ba mươi năm thành cơng…”
Lời bài hát tóm tắt lại lịch sử hào hùng cũng như đẫm máu và nước mắt của cha
ông chúng ta. Nó cũng nói lên sự khó khăn, thách thức của nước ta trong thời kỳ phục

hồi hậu quả của chiến tranh do bọn đế quốc phát xít để lại. Và để tiến tới sánh vai với
các “Cường quốc năm châu” như Bác Hồ đã nói, Đảng ta đã phải thử qua nhiều chính
sách, chủ trương để phù hợp với nước ta. Trải qua những thất bại và thành công nước
ta đã tiến tới là một nước đang phát triển. Sự phát triển kinh tế xã hội, ngoài chủ
trương của Đảng và nhà nước cịn có sự thay đổi của mỗi cá nhân. Và sự khẳng định
vai trò của mỗi cá nhân rõ nét nhất đó là sự xuất hiện của đại dịch Covid – 19 vào
cuối năm 2019; ta đã thấy rằng ý thức của mỗi công dân Việt Nam có vai trị rất quan
trọng đối với việc phịng chống dịch bệnh, phát triển kinh tế và học tập. Sự có mặt của
đại dịch làm kinh tế thế giới lao đao. Các hình thức đời sống truyền thống offline dần
biến mất do giãn cách xã hội. Hình thức đời sống online ngày càng phát triển, cùng
với nhiều hình thức kinh tế mới xuất hiện. Chúng ta có mua bán online, học tập
online, làm việc online, chúng ta cần hạn chế tiếp xúc để tránh dịch bệnh. Vì vậy, để
chúng ta học tập và làm việc nghiêm túc chúng ta rất cần

ý thức để mọi việc online diễn ra như offline; thậm chí là học tập và làm việc hiệu
quả hơn nữa do chúng ta tiết kiệm được thời gian di chuyển. Là một sinh viên khoa
lý luận chính trị tôi muốn đưa lý luận về ý thức của triết học Mác Lê nin áp dụng
vào đời sống và học tập của mỗi sinh viên Học viện ngân hàng trong tình hình dịch
bệnh Covid – 19 hiện nay. Ý nghĩa của lý luận: Giúp chúng ta hiểu được nguồn gốc,
bản chất và vai trò của ý thức theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Ý


2

nghĩa thực tiễn: Nhằm vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về ý
thức trong đời sống và nâng cao chất lượng học tập của sinh viên.


3


NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1.

Nguồn gốc của ý thức

1.1.1. Nguồn gốc tự nhiên
Bộ óc người là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc người hợp thành
nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
Bộ óc người: Ý thức là thuộc tính, chức năng của một dạng vật chất có tổ chức cao
là bộ óc người. Bộ óc người là cơ quan vật chất sản sinh ra ý thức. Do đó, khi bộ óc
người càng hịan thiện, năng lực của ý thức càng phong phú và sâu sắc. Ngược lại, khi
bộ óc người bị tổn thương thì đời sống ý thức, tinh thần cũng sẽ bị rối loạn.

Sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc người:
Mọi dạng vật chất đều có khả năng phản ánh. Phản ánh là sự tái tạo những đặc
điểm của hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động
qua lại lẫn nhau giữa chúng.
Cấu tạo vật chất khác nhau sẽ có khả năng phản ánh khác nhau. Do đó, có thể phân
chia các hình thức phản ánh của vật chất từ thấp đến cao như sau:
Phản ánh vơ sinh (vật lý, hóa học). Đây là phản ánh đơn giản, thụ động không
lựa chọn. Tất cả những biến đổi cơ lý hóa này tuy do những tác động bên ngoài
khác nhau gây ra và phụ thuộc vào các vật phản ánh khác nhau, nhưng chúng đều
là phản ánh của vật chất vơ sinh, chưa có tính chọn lọc.
Giới hữu sinh (tính kích thích, tính cảm ứng, phản xạ, tâm lý) có tổ chức cao hơn
giới vô sinh. Song bản thân giới hữu sinh lại tồn tại những trình độ khác nhau tiến
hóa từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp nên hình thức phản ánh sinh vật cũng
thể hiện ở trình độ khác nhau tương ứng. Tính kích thích là hình thức phản ánh đặc



4

trưng cho thế giới thực vật và các động vật bậc thấp chưa có hệ thần kinh. Tính cảm
ứng hay là năng lực có cảm giác là hình thức phản ánh của các động vật có hệ thần
kinh. Nét đặc trưng cho phản ánh này là ngay trong quá trình hệ thần kinh điều khiển
mối liên hệ giữa cơ thể và mơi trường bên ngồi thơng qua phản xạ bẩm sinh hay
phản xạ riêng biệt. Do vậy, sinh vật phản ánh có tính lựa chọn đối với các tính chất
riêng biệt của sự vật thành các cảm giác khác nhau rất đa dạng và phong phú.

Phản ánh tâm lý là hình thức phản ánh của các động vật có hệ thần kinh trung
ương. Đây là hình thức phản ánh cao nhất của thế giới động vật gắn liền với quá
trình hình thành các phản xạ có điều kiện. Phản ánh tâm lý đưa lại cho con vật
thông tin về các thuộc tính, quan hệ của sự vật bên ngồi và về cả ý nghĩ của chúng
đối với đời sống của con vật. Nhờ vậy mà nó có thể lường trước được tất cả những
tình huống có thể xảy ra và chủ động điều chỉnh, lựa chọn đưa ra hành động thích
hợp nhất. Phản ánh có ý thức là sự phản ánh cao nhất của sự phản ánh nó chỉ có
khi xuất hiện con người và xã hội loài người. Sự phản ánh này khơng thể hiện ở
cấp độ cảm tính như cảm gíac, tri giác, biểu tượng nhờ hệ thống tín hiệu thứ nhất
mà cịn thể hiện ở cấp độ lý tính: khái niệm, phán đốn, suy lý nhờ tín hiệu thứ hai
(ngôn ngữ). Sự phản ánh của ý thức là sự phản ánh có mục đích, có kế hoạch, tự
giác, chủ động tác động vào sự vật hiện tượng buộc sự vật bộc lộ ra những đặc
điểm của chúng. Sự phản ánh ý thức luôn gắn liền với làm cho tự nhiên thích nghi
với nhu cầu phát triển xã hội.
Kết luận: Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc người. Ý
thức chỉ sinh ra cùng với con người, gắn liền với con người và khơng thể tách rời
đời sống xã hội của lồi người.
1.1.2. Nguồn gốc xã hội
Lao động và ngôn ngữ là hai yếu tố hợp thành nguồn gốc xã hội của ý thức.



5

1.1.2.1. Lao động:
Lao động (lao động sản xuất vật chất) là q trình con người sử dụng cơng cụ lao
động tác động vào tự nhiên để cải biến tự nhiên tạo ra sản phẩm thoả mãn nhu cầu
của mình.
Vai trị của lao động đối với sự hình thành ý thức:
Thứ nhất: lao động đã giải phóng con người khỏi thế giới động vật, mặt khác
cũng giúp con người sáng tạo ra công cụ lao động và sử dụng những công cụ ấy
phục vụ mục đích sống của con người.
Thứ hai: lao động đã giúp con người tìm ra lửa và nấu chín thức ăn, điều đó giúp
cho bộ óc người ngày càng phát triển và hoàn thiện về mặt sinh học.
Thứ ba: nhờ lao động, con người tác động vào thế giới khách quan, làm cho thế giới
khách quan bộc lộ những thuộc tính, đặc điểm mà qua đó con người có thể nhận thức
được. Và từ đó năng lực tư duy trừu tượng của con người ngày càng phát triển.

Thứ tư: lao động dẫn tới sự hình thành ngơn ngữ. Ngôn ngữ, một mặt là kết quả
của lao động, mặt khác lại là nhân tố tích cực tác động đến quá trình lao động và
phát triển ý thức của con người.
Nhờ có lao động mà cấu trúc cơ thể người thay đổi dẫn đến não bộ phát triển.
Nhờ có lao động con ngườ phát hiện ra các thuộc tính tự nhiên dẫn đến việc hình
thành ý thức cho mình.
1.1.2.2. Ngơn ngữ:
Ngơn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức.
Vai trị của ngơn ngữ: Ngơn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp, vừa là công cụ để
thể hiện, truyền đạt tư tưởng, kinh nghiệm của con người.


6


Ngôn ngữ giúp con người phản ánh khái quát những thuộc tính của sự vật, hiện
tượng trong thế giới.
Trong quá trình lao động, con người nảy sinh nhu cầu truyền đạt kinh nghiệm và
giao tiếp với nhau. Từ đó ngơn ngữ xuất hiện, ý thức bộc lộ ra ngồi, ngơn ngữ
được coi là vỏ bọc của tư duy ý thức.
Kết luận: Cùng với lao động là ngôn ngữ - hai sức kích thích chủ yếu và trực tiếp
nhất làm cho ý thức hình thành và phát triển.
1.2.

Bản chất của ý thức

Bản chất ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan; là sự phản ánh tích
cực, sáng tạo thế giới khách quan; là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã
hội. Cụ thể:
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: Ý thức phản ánh thế giới
khách quan nhưng nó đã bị cải biến thơng qua lăng kính chủ quan của con người,
chịu sự tác động của các yếu tố như: nhu cầu, nguyện vọng, tâm tư, tình cảm, kinh
nghiệm, tri thức… của con người.
Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan: Ý thức phản ánh
thế giới khách quan khơng rập khn, máy móc mà trên cơ sở tiếp nhận, xử lý
thơng tin có tính chọn lọc, định hướng; đồng thời ý thức không chỉ dừng lại ở vẻ bề
ngồi của thế giới mà cịn khái quát bản chất, quy luật của thế giới. Ngoài ra, trên
cơ sở những tri thức đã có con người cịn sáng tạo ra những tri thức mới.
Sự phản ánh ý thức là quá trình thống nhất của ba mặt: Một là, trao đổi thông tin
giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Hai là, mơ hình hố đối tượng trong tư duy dưới
dạng hình ảnh tinh thần; thực chất đây là quá trình "sáng tạo lại" hiện thực của ý thức
theo nghĩa mã hóa các đối tượng vật chất thành các ý tưởng tinh thần phi vật chất. Ba
là, chuyển hố mơ hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, tức quá trình



7

hiện thực hóa tư tưởng, thơng qua hoạt động thực tiễn biến cái quan niệm thành cái
thực tại, biến các ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành các dạng vật chất ngoài
hiện thực. Phản ánh và sáng tạo là hai mặt thuộc bản chất của ý thức.
Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội: Sự ra đời, phát triển của

ý thức gắn liền với hoạt động lao động của con người, chịu sự chi phối không chỉ
của các quy luật tự nhiên mà còn bởi các quy luật xã hội. Ý thức không thể tồn tại,
phát triển nếu tách rời đời sống xã hội, tách rời quá trình hoạt động cải biến thế
giới khách quan của con người.
1.3.

Vai trò của ý thức

Khẳng định vật chất là nguồn gốc khách quan, là cơ sở sản sinh ra ý thức, còn ý
thức chỉ là sản phẩm, là sự phản ánh thế giới khách quan trong nhận thức và hành
động của con người thì phải xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng và hành
động theo hiện thực khách quan.
Khẳng định ý thức có vai trị tích cực trong sự tác động trở lại đối với vật chất,
phép biện chứng duy vật yêu cầu trong nhận thức và trong hoạt động Ý thức con
người cần phải nhận thức và vận dụng quy luật khánh quan một cách chủ động,
sáng tạo, chống lại thái độ tiêu cực, thụ động.
Phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con
người để tác động, cải tổ thế giới khánh quan, đồng thời phải khắc phục bệnh bảo
thủ, trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động, ỷ lại.


8


Chương 2: Phần liên hệ thực tế và liên hệ bản thân
2.1. Liên hệ thực tiễn
2.1.1. Thực trạng học tập của sinh viên hiện nay
Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid, học tập trực tuyến
được triển khai và ứng dụng rộng rãi trong bối cảnh giãn cách xã hội. Học tập trực
tuyến được xem là phương pháp học tập hiệu quả nhằm không bị ngắt quãng việc dạy
và học tập mà vẫn tuân thủ chấp hành sự giãn cách của chính phủ. Tuy nhiên, do bị
ảnh hưởng bởi tâm lý trong bối cảnh dịch bệnh và chưa có sự chuẩn bị trước cho việc
triển khai đồng bộ trong việc giảng dạy và học tập trực tuyến nên q trình thực hiện
vẫn cịn gặp những rào cản, khó khăn về cơng cụ, phương tiện dạy và học, cũng như
tâm thế học của sinh viên. Nhiều giáo viên, sinh viên bày tỏ mối quan tâm về chất
lượng dạy và học tập trực tuyến ảnh hưởng đến kết quả học của


9

sinh viên. Khi mà mới bắt đầu học online, sinh viên than vãn rất nhiều về vấn đề
đường truyền mạng do nhà nhà học online, người người học online, khi mà việc tiếp
thu nó khác quá xa so với khi học offline. Sinh viên kháng cự, đưa ra mong muốn đợi
đến khi dịch bệnh kết thúc để chúng ta có thể đến trường. Tuy nhiên, thời gian kéo dài
sinh viên nhận ra học tập trực tuyến là điều bắt buộc đối với tình hình dịch bệnh hiện
tại, lúc đó các bạn chấp nhận và thay đổi để phù hợp với việc học trực tuyến. Chúng ta
có thể thấy điều đó qua các bài kiểm tra và qua giờ học trực tuyến, sinh viên được
điểm cao và việc giơ tay phát biểu bài ngày càng nhiều. Lý do là nhiều bạn học tại
trường còn lo ngại về vấn đề phát biểu vì sợ sai các bạn chê cười nhưng giờ đây sau
màn hình máy tính các bạn trở lên dũng cảm hơn và đóng góp vào giờ học nhiều hơn.
Học online có rất nhiều bất cấp, có tốt có xấu. Đối với thầy cơ là áp lực khi trước mặt
mình khơng cịn là sinh viên thân u mà là màn hình máy tính. Có lẽ đối với nhiều
người khơng quen sẽ cảm thấy như đang tự kỷ nói một mình vậy. Và khi mà nhà
trường khơng thể kiểm sốt được chất lượng đào tạo do tình trạng học hộ, thi hộ là

một điều dễ dàng. Nhà trường ngăn chặn bằng cách ra đề khó hơn dẫn đến việc những
học sinh học lực bình thường khơng thể đạt điểm cao trong kỳ thi. Có lẽ nhà trường để
cho sinh viên tự giác và nhận hậu quả của việc kết quả không như sức học của mình
mang lại sau khi ra trường. Và đối với sinh viên, học online giúp chúng ta tiết kiệm
thời gian di chuyển khi đến trường, sinh viên có thể ghi hình lại bài giảng để xem lại.
Và học online khiến cho sinh viên gặp khó khăn hơn trong việc tiếp thu kiến thức,
sinh viên dễ dàng bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh như tiếng ồn xe cộ, cơng
trường xây dựng, hay nhà có em bé chưa đầy tuổi. Sinh viên ở nhà dễ sa vào cám dỗ
của mạng xã hội, truyện tranh, phim ảnh do không có người quản lý. Nhiều giờ tiếp
xúc với máy tính khiến sinh viên mệt mỏi, học online khó tiếp thu, nhiều bài tập hơn,
dụng cụ kết nối vào phòng học yếu kém làm ảnh hưởng chất lượng buổi học… Sinh
viên cịn nhiều bạn chưa có ý thức học tập, ỷ lại bạn bè thầy cơ mà khơng tìm ra cách
học phù hợp với bản thân để học tập


10

hiệu quả hơn. Chưa có tính sáng tạo cho bài học, đi theo lối mòn đọc chép như học
offline. Và việc trao đổi kiến thức với giảng viên và sinh viên cịn gặp vấn đề do
khơng có tương tác qua lại dẫn đến việc tiếp thu kiến thức bị ảnh hưởng. Vì vậy,
trường học, giảng viên và sinh viên cần có thay đổi phù hợp hơn để lớp học online
khơng trở lên nhàm chán, đem lại hiệu quả như khi học offline.

2.1.2. Giải pháp nâng cao tính tích cực, sáng tạo trong học tập của sinh viên
2.1.2.1. Về phía nhà trường:
Nhà trường cần đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, phần mềm hỗ trợ cho giảng
viên dạy học và chấm bài nhằm đảm bảo công tác giảng dạy.
Cung cấp tài liệu số học cho sinh viên.
Thiết kế bài giảng đồng bộ và thú vị để ngoài chuẩn bị giáo trình dạy học giảng
viên sẽ khơng cần thiết kế slide gây mất thời gian. Hoặc tổ chức thiết kế bài giảng

để lấy ra bài giảng tốt nhất dùng chung cho tồn trường. Và khích lệ giảng viên
sáng tạo, tạo hứng thú hơn nữa trong quá trình dạy học.
Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ dạy học trực tuyến, mời chuyên gia trao đổi
chia sẻ, tập huấn nâng cao sử dụng các phương tiện trên nền tảng trực tuyến đảm
bảo sử dụng công cụ thuần thục.
Tổ chức lớp học đảm bảo sĩ số vừa phải, 1 lớp học khoảng 50 - 70 sinh viên, để
giảng viên tương tác, trao đổi với sinh viên.
Xây dựng đội hỗ trợ kỹ thuật thường trực để giúp giảng viên, sinh viên giải quyết
những vướng mắc kỹ thuật xảy ra trong quá trình học. Thực hiện kiểm tra, giám sát
hoạt động giảng dạy online, phát hiện sự cố để có sự can thiệp kịp thời.


11

2.1.2.2. Về phía giảng viên:
Giảng viên có trách nhiệm thơng báo và giới thiệu cách thức học tập và tiếp cận
tri thức theo mơ hình lớp học đảo ngược (Flipped Classroom), hướng dẫn kế hoạch
học tập rõ ràng, mục tiêu học tập đầy đủ vào ngay buổi học đầu tiên, giúp sinh viên
nắm vững những nhiệm vụ học tập của mình. Cấu trúc nội dung giảng dạy online
cần xác định mục tiêu rõ ràng, tổ chức nhiều hoạt động, như: trị chơi, thảo luận
nhóm, bài tập, tình huống, thay đổi phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy
vai trò trung tâm của người học, chuyển từ vai trò là người trình bày sang hỏi đáp,
đặt các vấn đề để sinh viên thảo luận, tìm hiểu.
Thay đổi cách thức giảng dạy mới mẻ, khơng ngại thay đổi để tìm ra phương án
dạy học tốt nhất cho sinh viên. Ứng dụng nhiều công cụ hỗ trợ cho việc dạy học,
cũng như tạo hứng thú cho người học thông qua các ứng dụng học tập vui vẻ.
Giảng viên nên chuẩn bị sẵn bài giảng, các nội dung lý thuyết tải trên trang học
trực tuyến cho sinh viên đọc trước tại nhà, tốt nhất là tồn bộ nội dung của mơn
học. Khi vào lớp học, giảng viên cho sinh viên trình bày ngẫu nhiên theo nhóm
hoặc cá nhân. Sau đó giảng viên tổng kết, giải thích và phân tích nội dung đó.

Thay đổi cách thức đánh giá cho phù hợp với tình hình thực tế, có thể cho sinh
viên làm bài tiểu luận, hoặc bài viết tự luận có sử dụng tài liệu, hoặc tạo điều kiện
cho sinh viên thuyết trình đề tài.
Giảng viên có thái độ nhiệt tình, vui vẻ trong tiết giảng dạy, có thái độ bao dung
đối với các lỗi chủ quan làm ảnh hưởng đến lớp học hoặc cá nhân sinh viên.
2.1.2.3. Về phía sinh viên:
Sinh viên cần khơng ngừng nhắc nhở bản thân có ý thức học tập chủ động, khơng để
các nhân tố bên ngồi như mạng xã hội, game, sách truyện, phim ảnh… ảnh hưởng
đến học tập. Xem trước các nội dung học tập, tìm hiểu thêm các tài liệu, bài giảng trên
mạng, hiểu rõ bản chất của lớp học đảo ngược để có kế hoạch học tập phù hợp.


12

Sẵn sàng hợp tác, phát biểu trao đổi bài học với giảng viên, nâng cao ý thức trong
học tập. Khi chưa hiểu bài và cần sự giúp đỡ, sinh viên nên mạnh dạn trao đổi và
nhờ sự hỗ trợ từ quý thầy cô, bạn bè.
Sinh viên cần tuân thủ theo các yêu cầu của giảng viên về bài tập, thảo luận, làm
việc nhóm. Bên cạnh đó, cần rèn luyện tư duy phản biện, sắp xếp thời gian hợp lý,
khi vắng buổi học, cần thể hiện trách nhiệm xin phép và xem lại các bài giảng
trước đó bằng cách nhờ giảng viên, bạn bè ghi lại bài giảng.
2.2. Liên hệ bản thân
Với tình hình dịch bệnh diễn ra ngày càng phức tạp, học trực tuyến là giải pháp
đúng đắn để việc học diễn ra xuyên suốt và đảm bảo đúng tiến độ đào tạo của trường.
Bản thân tôi rất ủng hộ điều đó. Nếu tính ra tơi đã học online được gần 2 năm tại
trường Học viện ngân hàng. Lần đầu tiên học online tôi đã rất kháng cự việc học do
nó thay đổi rất lớn khi ngồi trên ghế giảng đường. Kiến thức khó tiếp thu khi nghe qua
loa điện thoại, có quá nhiều cám dỗ khi ở nhà. Và tơi phải chấp nhận khi tình hình
dịch bệnh ngày càng phức tạp, việc quay lại trường là điều không tưởng. Tôi đã phải
thay đổi bản thân rất nhiều để đáp ứng với việc học online. Đầu tiên, tôi phải thay đổi

tâm lý rằng không thể trở lại ghế nhà trường trong thời gian gần nhất, mình phải học
online thơi. Lúc nào trong tâm trí tơi cũng phải có tâm lý là phải học, không được làm
việc riêng trong giờ học, học xong rồi chơi cũng không muộn. Việc nhắc đi nhắc lại
đó làm tinh thần tơi phấn chấn và làm đầu óc tơi tiếp thu kiến thức một lẽ phải thế.
Thay đổi mơi trường học online, mình cần ngồi một chỗ nào đó có đường truyền
internet tốt nhất, có đầy đủ ánh sáng và yên tĩnh. Học online tôi cần chuẩn bị bài học
của buổi hơm đó gấp đơi so với việc học offline. Học offline tôi chỉ đọc trước bài và
nghe cô giáo giảng. Học online tôi phải đọc tất cả các tài liệu cô giáo cho, tài liệu của
nhà trường, đoạn nào khơng hiểu phải tìm kiếm trên mạng để hiểu rõ hơn, thậm chí tơi
sẽ nghe các thầy cơ trên mạng giảng bài. Vì vậy việc học online mất


13

nhiều thời gian để chuẩn bị bài tốt nhất để khi trên lớp tôi sẽ hạn chế việc để lỡ
thông tin nào đó. Với việc chuẩn bị bài lâu như vậy, tơi cần lên lịch trình của các
lớp học, các bài kiểm tra, bài tập nhóm, bài tập lớn thích hợp để không bị trễ hạn
nộp. Việc phân bổ thời gian nghỉ ngơi hợp lý cũng rất quan trọng khi mà chúng ta
phải ngồi liên tục với máy tính, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khẻ. Tơi cịn thay đổi
cách ghi chép bài như ghi trực tiếp trên file word trên máy tính hay vẽ ln sơ đồ
tư duy trên mạng. Ngồi ra việc thảo luận nhóm và bàn về bài tập cũng rất quan
trọng, nên tôi thường xuyên trao đổi bài tập, ghi chép cho bạn để hiểu bài hơn,
chúng ta cùng nhau học tập.


14

KẾT LUẬN
Đứng trước thế kỉ 21 - thế kỉ có nhiều biến đổi sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực
của đồi sống xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Đây là thử thách đồng thời là thời

cơ cho tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cả thế giới
đang thay đổi theo dịch bệnh Covid – 19, chúng ta phải tiến lên, chậm chân là sẽ
thụt lùi. Bản thân chúng ta các sinh viên bé nhỏ. Chúng ta có thể góp phần phát
triển Việt Nam bằng cách học tập tốt, lao động tốt. Và việc vận dụng quan điểm
của chủ nghĩa Mác Lê nin vào việc học tập và làm việc là rất cần thiết. Chúng ta
cùng nhau chung tay đẩy lùi dịch bệnh và cùng phát triển để dịch bệnh không là
bước lùi mà là thay đổi để phát triển hơn nữa.


15

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu học tập môn Triết học Mác Lê nin trường Học viện ngân hàng năm 2021

2. Lưu Chí Danh, Nguyễn Thị Như Huyền, Đỗ Nguyễn Như Quỳnh, Võ Thị Mỹ
Diệu (2021). Các nhân tố tác động đến sự hứng thú trong học tập của sinh viên.
Tạp chí Cơng Thương, số 19 tháng 8/2021.
3. Nguyễn Hồi Nam, Cao Thị Quyên (2014). Nâng cao hứng thú học tập cho Sinh
viên Trường Cao đẳng nghề. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,
59, (8),142-150.
4. Nguyễn Quang Uẩn (2013). Giáo trình Tâm lý học đại cương. NXB Đại học Sư
phạm.
5. Lê Thị Minh Thanh (2016). Xây dựng mơ hình “lớp học đảo ngược” ở trường
đại học. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 61 (3), 20-27.



×