Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Giải pháp nhà thông minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.15 KB, 10 trang )

GIẢI PHÁP NHÀ THƠNG MINH
Giải pháp nhà thơng minh là sử dụng các thiết bị kết nối không dây cho phép giám sát
và quản lý từ xa các thiết bị điện trong nhà như hệ thống như an ninh, ân thanh, chiếu
sáng, kiểm soát nhiệt độ và các thiết bị gia dụng khác…
Công nghệ - nền tảng của cuộc sống thông minh
Thành quả của cách mạng 4.0 là sự sản sinh ra các thiết bị cơng nghệ có tính kết nối cao,
dữ liệu được truyền tải nhanh chóng. Cơng nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things
(IoT)...là những nền tảng quan trọng cung cấp các giải pháp xử lý công việc tiết kiệm
thời gian và công sức.
Sự kết hợp của các thiết bị trong một giải pháp đồng bộ tạo nên xu hướng sống mới từ
nhà thông minh smarthome. Theo đó, việc quản lý và điều khiển ngơi nhà, từ hệ thống
chiếu sáng, các thiết bị điện tử, hệ thống an ninh...đều được thực hiện từ xa. Các thao tác
như tắt, bật đèn, TV, tăng giảm điều hòa, kéo mở rèm cửa... được thực hiện chỉ với một
cú chạm trên smartphone hay tablet.
Xu thế toàn cầu
Phát triển căn hộ thông minh (hay nhà thông minh - SmartHome) đang trở thành xu thế
trên thế giới và gần đây đã thâm nhập vào Việt Nam vói tốc độ đơ thị hóa nhanh chóng
và sự bùng nổ của các siêu đơ thị, sự tăng trưởng mạnh mẽ của các thiết bị di động, cùng
sự gia tăng thu nhập của cư dân thành thị.
Do được xây dựng trên nền tảng Internet of Things (IoT), trong đó các thiết bị trong nhà
có thể trao đổi thông tin với nhau, mang đến cho chủ sở hữu sự thoải mái, an tồn, hiệu
quả, giảm chi phí sử dụng năng lượng, tăng sự tiện lợi mọi lúc mọi nơi, nên các căn hộ
thông minh ngày càng được ưa chuộng, các nhà phát triển đã dần nhận ra tiềm năng của
phân khúc nhà ở công nghệ cao này.
Tại Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu thế giới về sự tăng trưởng số lượng người sử
dụng điện thoại di động thông minh (Smart Phone). Sự gia tăng của thế hệ millennials và
sự ham hiểu biết về cơng nghệ của nhóm này đã góp phần thúc đẩy nhu cầu nhà ở thơng
minh.
*Millennials là nhóm người trẻ có khả năng đón đầu nhanh với cơng nghệ mới, cũng là
nhóm khách hàng tiềm năng của căn hộ thơng minh. Ngồi ra, cịn có nhóm gia đình trẻ,


nhóm người cao tuổi cũng là những người có thể sử dụng cơng nghệ thông minh để cải
thiện cuộc sống của họ. Đơn cử như bếp thơng minh có chng báo tự động, hoặc hệ
thống lịch hàng ngày có thể nhắc nhở về việc uống thuốc hoặc những việc cần làm…
Công nghệ sử dụng


Các giao thức phổ biến hay được áp dụng hiện nay là z-wave, zigbee, mesh, bluetooth,
wifi… . Nhờ đó, các thiết bị thông minh giao tiếp với nhau, kết nối về bộ trung tâm và dữ
liệu được đưa lên cloud, đồng bộ hóa xuống thiết bị điều khiển của người dùng.
Cơng nghệ này cũng được gọi là tự động hóa nhà, bảo mật, thoải mái, tiện lợi và tiết kiệm
năng lượng cho chủ nhà bằng cách cho phép họ điều khiển các thiết bị thông minh,
thường bằng ứng dụng trên điện thoại thông minh hoặc thiết bị kết nối mạng khác.
Ngồi việc dùng điện thoại, máy tính,…. thì cơng nghệ Điều khiển bằng giọng nói giúp
bạn rảnh tay hơn. Cơng nghệ đang được ưa chuộng không chỉ tại thị trường Âu, Mỹ mà
đã len lỏi tại thị trường Việt Nam. Hiện nay các nhà sản xuất trong nước đã dần phát
triển các tính năng điều khiển bằng giọng nói và có thể kết hợp với Alexa và Google
Assistant, siri…
Các yếu tố thuận lợi
Tại các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, nhu cầu trải nghiệm
căn hộ thông minh được thúc đẩy bởi sự nhạy bén cơng nghệ của cư dân thành phố đã
khuyến khích, thu hút sự vào cuộc của một vài chủ đầu tư áp dụng công nghệ thông minh
vào dự án xây dựng của mình, cho dù chi phí ban đầu khá cao, và cũng rất “kén” người
dùng.
Thực tế, khái niệm nhà thông minh đã xuất hiện tại Việt Nam hơn một thập kỷ trước,
song thực sự gây được chú ý thì mới chỉ trong một vài năm trở lại đây, khi smartphone,
tablet trở nên phổ biến và rẻ hơn. Tiềm năng đối với thị trường này vẫn còn tương đối
lớn.
Các phân khúc thị trường nhà thông minh được
Thị trường giải pháp nhà thông minh chủ yếu được phân khúc dựa trên thành phần, ứng
dụng, người dùng cuối và khu vực khác nhau.

Dựa trên thành phần:
• Phần cứng
• Phần mềm
Dựa trên ứng dụng:
• Hệ thống an tồn và bảo mật: camera an ninh, khóa của, cảm biến mở cửa…
• Hệ thống quản lý năng lượng: Bật tắt
• Hệ thống kiểm sốt ánh sáng: hệ thống chiếu sáng
• Hệ thống kiểm sốt khí hậu: Điều khiển điều hịa, lọc khơng khí
• Hệ thống kiểm sốt giải trí gia đình: Hệ thống loa, chiếu phim..
Dựa trên Người dùng cuối:
• Khu dân cư
• Thương mại
• Chính phủ


Là một phần của khái niệm internet of Thính (IoT), các hệ thống và thiết bị nhà thông
minh thường xuyên hoạt động cùng nhau, chia sẻ dữ liệu và tự động hóa các hoạt động
dựa trên sở thích của chủ nhà.
Số lượng người dùng internet ngày càng tăng và việc áp dụng các thiết bị thông minh
ngày càng tăng được dự đoán sẽ thúc đẩy phát triển Thị trường Giải pháp Nhà thông
minh. Tuy nhiên, các yếu tố kỹ thuật đang cản trở sự tăng trưởng của thị trường

Thị trường smarthome – Nhà thơng minh tồn cầu được dự kiến sẽ tăng trưởng hơn nữa
trong thời gian tới.
Các yếu tố cần xem xét trước khi đầu tư hệ thống thoại thiết bị thông minh:
1. Xác định nhu cầu
Một ngôi nhà thơng minh khơng có nghĩa là mọi thiết bị trong nhà bạn đều phải có một
số khả năng được kết nối. Trước khi bạn mua thiết bị nhà thông minh đầu tiên, hãy lên kế
hoạch và phác thảo những nhu cầu nào bạn thực sự muốn.
2. Chọn điều khiển giọng nói

Các hãng thiết bị thơng minh có thể được tích hợp sẵn tính năng điều khiển bằng giọng
nói, tuy nhiên bạn có thể chọn Alexa, Google Assistant hay Siri để điều khiển các thiết bị
trong nhà. Do đó, việc tìm hiểu các thiết bị và chọn một trợ lý giọng nói cho ngơi nhà
mình là điều rất cần thiết.
3. Có cần thiết một bộ trung tâm
Một số số loại thiết bị thơng minh có thể kết nối trực tiếp với mordem wifi. Tuy nhiên,
một số thiết bị thông minh cần có một trung tâm để hoạt động. Tùy thuộc vào loại thiết bị
bạn muốn sử dụng, xây dựng một hệ thống cần bộ trung tâm để quản lý dễ dàng hơn, có
thể là lựa chọn tốt nhất để đáp ứng hầu hết nhu cầu về nhà thông minh.
4. Chọn nhà cung cấp phù hợp


Trước khi mua thiết bị thông minh đầu tiên, việc quan trọng là cần tìm một đơn vị cung
cấp phù hợp. Khả năng tương thích là rất quan trọng cho một ngôi nhà thông minh vận
hành trơn tru, bạn cần cân nhắc về các thương hiệu muốn kết hợp, xem xét về chất lượng,
chế độ bảo hành mang lại trải nghiệm tốt nhất.
5. Xem xét việc lắp đặt, sử dụng
Về việc cài đặt và thiết lập thiết bị, đơn giản ln là yếu tố ưu tiên hàng đầu. Ngồi ra,
hãy xem xét các loại kết nối . Một số thiết bị chỉ có Bluetooth và một số thiết bị khác chỉ
có Wi-Fi. Thêm vào đó phạm vi tín hiệu cũng rất quan trọng. Có thể bạn sẽ cần di
chuyển bộ định tuyến và thay đổi thiết lập mạng.


Định hướng xây dựng các giải pháp thông minh:
Thị trường đang dịch chuyển dần sang các hệ thống tích hợp và hệ sinh thái các giải
pháp. Tuy nhiên hiện tại trên thị trường chưa có 1 cơng ty nào cung cấp đầy đủ và tồn
diện các giải pháp thơng minh đồng bộ cho tất cả các giải pháp. Với lý do đó nhiều khách
hàng cịn đang phân vân trong việc lựa chọn để triển khai.
Thị trường “SmartHome” vẫn còn đang rất tiềm năng để phát triển trong tương lai. Để có
được sự tin tưởng và chấp nhận từ khách hàng địi hỏi doanh nghiệp phải có nắm bắt và

làm chủ các công nghệ mới nhất, bắt kịp với xu thế đồng thời tiết kiệm chi phí cho việc
triển khai mới cũng như giảm thiểu sự lãng phí cho khác hàng.
Định hướng các giải pháp:
 Cơng tắc thơng minh;
 Khóa cửa thơng minh, cửa tự động;
 Giải trí thơng minh;
 Giám sát an ninh;
 Cảnh báo rủi do;
 Kiểm soát nhiệt độ, mơi trường khơng khí;
 Thiết bị chăm sóc sức khỏe;
 Chăm sóc, giám sát trẻ em;
 Điều khiển bằng giọng nói;
 Kiểm sốt bãi đỗ xe tự động;
 Hệ điều khiển thơng minh vận hành cho tịa nhà;
 Truy xuất nguồn gốc hàng hóa;
 Phân tích hành vi người dùng;
 Thành phố thông minh.
 Giao thông thông minh.
 …
Lựa chọn đối tượng khách hàng:
Khách hàng thuộc lĩnh vực viễn thông:
 Nhu cầu về đảm bảo an ninh chống trộm, xâm nhập bất hợp pháp: Sử dụng cảm
biến chuyển động an ninh và cảm biến mở của - Thiết lập an ninh, cảnh báo đột nhập/
mở cửa trái phép.

 Cảnh báo khói, phịng chống cháy nổ: Thiết bị cảm biến khói cháy và khí CO sẽ
nhận diện nguy hiểm và phát còi hú cảnh báo nguy hiểm, thực hiện lệnh gửi tín hiệu
đến smartphone của bạn và cuộc gọi an ninh



 Tiết kiệm điện năng: Yêu cầu tính năng điều khiển các thiết bị điện, cài đặt hẹn giờ
và có thể tự động điều chỉnh cơng xuất của điều hịa.
Điều hịa có khả năng tự điều chỉnh cơng suất máy phù hợp với tình trạng khơng gian và
điều kiện mơi trường xung quanh:
Ví dụ nhiệt độ cần đặt cho phịng máy là 27°, trong trường hợp chênh lệch nhiệt độ cần
đặt so với mơi trường bên ngồi lớn hơn 8-12° (36-40°) máy lạnh sẽ chọn năng lượng ở
định mức tiêu chuẩn là 100%. Nhưng nếu mức chênh lệch ít hơn 5-8 (32-35°) độ điều hòa
chỉnh mức năng lượng xuống thấp (75%) hơn nhằm tiết kiệm năng lượng hơn… Và đến
khi nhiệt độ cần đặt nhỏ hơn nhiệt độ môi trường điều hịa sẽ ngừng hoạt động đồng thời
khi đó sẽ kích hoạt hệ thống làm mát sử dụng thơng gió trực tiếp.

 Kiểm sốt khơng khí, nhiệt độ, độ ẩm trong phòng máy: Cảm biến nhiệt độ, độ
ẩm: thiết bị này cũng cho phép thiết lập định mức nhiệt độ, độ ẩm phù hợp nếu vượt
ngưỡng hệ thống sẽ nhanh chóng gửi cảnh báo đến cho bạn thơng qua cuộc gọi, tin
nhắn.

Đối tượng khách hàng là các công ty BĐS, tịa nhà cao tầng
Những cơng nghệ chủ chớt

(1)

Trí ṭ nhân tạo (AI) và tự động hóa ở mức cao (super automation);

(2)
Giao tiếp giữa máy với máy (M2M communication) và dịch vụ băng thông rộng
di động được sử dụng phổ biến (pervasive broadband mobile);
(3)

Hệ thống truyền tải năng lượng “thông minh” (“smart” energy grids);


(4)

Các trợ lý ảo (talking & serviceable “bots”);

(5)

Phương tiện giao thông tự hành (không người lái - driverless transport);

(6)

Internet vạn vật (Internet of Everything hoặc Internet of things - IoT);

(7)

An ninh mạng ở trình độ tân tiến (advanced cybersecurity);

(8)
Tương tác người-máy (human-machine interface - hiện tại, tương tác giữa máy
và người ở nhiều thành phố được thực hiện thông qua các màn hình cảm ứng);
(9)
Làm việc từ xa (telework), giáo dục từ xa (tele-education) và chữa bệnh/chăm
sóc y tế từ xa (tele-health services);
(10)

Công ty ảo (virtual companies).


- Môi trường thông minh là yêu cầu theo đó, các sinh hoạt, vận hành của thành phố
phải được thực hiện theo cách thức để lại ít nhất các dấu ấn sinh thái của mình mà
không ảnh hưởng tới các yêu cầu khác (như yêu cầu về di chuyển và yêu cầu về chất

lượng sống của người dân). Điều này đòi hỏi, ngay từ trong khâu quy hoạch thành phố,
yêu cầu bảo vệ môi trường (việc xanh hóa lối sống) đã được coi trọng. Việc chuyển
sang mô hình kinh tế tuần hoàn cũng là một gợi ý quan trọng. Môi trường thông minh
liên quan tới các vấn đề sau: (1) hiệu quả sử dụng năng lượng (energy efficiency); (2)
các nguồn năng lượng tái tạo (renewable energy sources); (3) bảo vệ môi trường
(environmental protection); (4) giảm thiểu ô nhiễm (reducing pollution); (5) đầu vào là
các nguồn lực bền vững (sustainable resource input) (chẳng hạn, việc sử dụng vật liệu
gỗ thay cho vật liệu xi măng, sắt thép và kính nếu có thể); (6) sự hấp dẫn về điều kiện
môi trường (attractiveness of environmental conditions); (7) nhà ở bền vững
(sustainable housing); (8) quy hoạch thành phố bền vững (sustainable city planning).
- Đời sống thông minh: Các yêu cầu đối với đời sống thông minh chính là các yêu cầu
quyết định chất lượng sống của cư dân đô thị như (1) các cơ sở văn hóa (cultural
establishments); (2) hệ thống chăm sóc sức khỏe/y tế (healthcare); (3) hệ thống an ninh
(security); (4) hệ thống nhà ở (housing amenities); (5) sự gắn kết xã hội (social
cohesion); (6) sự hấp dẫn về du lịch (tourism attractiveness); và (7) hệ thống giáo dục,
đào tạo (education).
- Nền kinh tế thông minh: Kinh tế của thành phố thông minh sẽ là nền kinh tế có sức
cạnh tranh cao. Đó chính là nền kinh tế của đổi mới sáng tạo, ở đó, các hệ sinh thái đổi
mới sáng tạo được hình thành và vận hành hiệu quả nhằm đưa ra các giải pháp hữu
hiệu (cung ứng hàng hóa, dịch vụ) cho các vấn đề dân sinh cùng sự đổi mới liên tục
các mô hình kinh doanh. Nền kinh tế thông minh đòi hỏi cần đáp ứng yêu cầu sau: (1)
tinh thần đổi mới sáng tạo (spirit of innovation), (2) tinh thần doanh nghiệp
(entrepreneurship), (3) năng suất cao (productivity), (4) kết nối mạng lưới toàn cầu và
địa phương (local and global networking), (5) sự vận hành linh hoạt của thị trường lao
động (flexibility of the labour market), từ đó bảo đảm sự cơ động xã hội trong các giai
tầng dân cư.
- Di chuyển thông minh: Di chuyển thông minh là yếu tố cốt lõi trong các sáng kiến
thành phố thông minh, nhất là trong bối cảnh nhu cầu đi lại của cư dân đô thị rất lớn (ít
nhất là di chuyển từ nơi ở tới nơi làm việc và ngược lại) và tình trạng giao thông
thường bị tắc nghẽn, ùn ứ. Sáng kiến di chuyển thông minh được thực hiện nhằm theo

đuổi các mục đích sau: (a) duy trì các hệ thống giao thông bền vững, sáng tạo và an
toàn; (b) cư dân có thể tiếp cận dễ dàng với nhiều phương thức giao thông khác nhau;
(c) sự sẵn có của các phương tiện giao thông phù hợp trong toàn thành phố; (d) sự bao
gồm cả các vận tải phi cơ giới; (e) sự tích hợp ICT trong hệ thống giao thông. Để đáp
ứng nhu cần di chuyển thông minh thành phố cần giải quyết các vấn đề sau: (1) hệ
thống chỉ dẫn giao thông; (2) chỗ đỗ xe có gắn cảm biến; (3) dự báo tình trạng ùn ứ/ách
tắc giao thông gắn với các đèn giao thông thông minh; (4) hệ thống chia sẻ xe ô tô và


xe đạp, (5) phương tiện giao thông công cộng tự động và phương tiện giao thông cá
nhân.
Trong thực tế, nhiều sáng kiến về di chuyển thông minh đã được thực hiện. Chẳng hạn,
việc sử dụng một loại thẻ giao thông có thể tiếp cận được cả hệ thống giao thông công
cộng đường bộ (xe buýt), giao thông công cộng đường sắt, giao thông công cộng tàu
điện ngầm v.v.. sẽ làm cho việc di chuyển của dân chúng trở nên dễ dàng hơn bao giờ
hết. Ý tưởng thiết kế những chỗ băng qua đường bằng hệ thống bảng điện tử (LED),
thay cho các chỗ băng qua đường được kẻ bằng vạch vôi truyền thống có thể linh hoạt
điều chỉnh địa điểm đặt chỗ băng qua đường.
- Chính quyền thông minh: Thành tố chính quyền thông minh gắn liền với việc số hóa
các hoạt động của chính quyền và thực hiện các dịch vụ công trực tuyến. Theo đó, các
dịch vụ đăng ký, cấp phép, cấp giấy chứng nhận mà trước đây chính quyền và người
dân phải thực hiện bằng thủ công, gặp mặt trực tiếp và dựa trên hệ thống giấy tờ (bản
hardcopy) thì nay có thể thực hiện bằng phương tiện điện tử (thông qua hệ thống máy
tính và điện thoại thông minh). Thêm vào đó, toàn bộ quá trình ra quyết định, sự tham
gia của người dân vào quá trình quản trị thành phố có thể thực hiện thông qua phương
tiện trực tuyến. Các yêu cầu đối với chính quyền thông minh bao gồm: (1) sự tham gia
của công chúng, (2) cung cấp dịch vụ công của chính quyền thành phố, (3) hệ thống dữ
liệu mở và minh bạch, (4) chính quyền điện tử và hệ thống thông tin và truyền thông.
Nói về chính quyền thông minh có thể kể tới Estonia - một quốc gia tiên phong trong
việc xây dựng chính quyền số (và chính quyền thông minh). Ở Estonia, mọi công dân

đều được cấp mã số công dân số và một thẻ định danh công dân có gắn chip điện tử.
Thẻ định danh công dân được sử dụng đồng thời là bằng lái xe, thẻ bảo hiểm, thẻ y tế,
thẻ thư viện và thẻ tích điểm mua sắm hàng hóa. Thẻ này cũng được sử dụng trực
tuyến để thực hiện các giao dịch với chính quyền (chẳng hạn: ký giấy tờ, khai thuế,
đăng ký doanh nghiệp)[16]. Về nguyên tắc, mọi giao dịch (ngoại trừ kết hôn, ly hôn và
mua bán bất động sản) đều có thể thực hiện trực tuyến. Đi kèm với việc số hóa đó,
Estonia rất coi trọng việc bảo đảm an ninh, an toàn cho các giao dịch trực tuyến của
công dân.
- Cư dân thông minh: Cư dân của thành phố thông minh cần đáp ứng những
yêu cầu nhất định, bao gồm: (1) có năng lực cá nhân phù hợp với sự vận hành của
thành phố thông minh (relevant individual capacities), (2) có tâm thế sẵn sàng cho việc
học tập suốt đời (affinity to engage in lifelong learning), (3) sự đa dạng về xã hội và
chủng tộc (social and ethnic diversity), (4) sáng tạo (creativity), (5) tư duy mở (openmindedness), và (6) sẵn sàng/tích cực tham gia đời sống chung của cộng đồng/thành
phố (participation in public life).
Tương đồng với cách tư duy kể trên nhưng chi tiết hơn, Diễn đàn cộng đồng thông
minh (the Intelligent Community Forum), một tổ chức đóng tại New York hàng năm


chọn lựa 21 thành phố được xem là “thành phố thông minh” sau đó chọn còn 7 và chỉ
chọn để trao giải duy nhất 1 thành phố đã đưa ra hệ tiêu chí như sau:
(1) Có dịch vụ mạng băng thông rộng để phục vụ nhu cầu của chính quyền, hệ thống
y tế và chăm sóc sức khỏe, hệ thống giáo dục (trường học), các hộ gia đình và doanh
nghiệp.
(2) Có hệ thống giao thông thông minh gồm: giao thông đường bộ, đường sắt,
đường hàng không và hệ thống giao thông công cộng thông minh. Mức độ thông minh
của hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hàng không, xe đạp/ô tô xét từ khía cạnh:
sự kiểm soát, mức độ thích ứng với các dạng sử dụng khác nhau trong ngày và trong
tuần, mức độ an ninh, an toàn khi sử dụng.
(3) Có hệ thống năng lượng thông minh và mức độ bền vững (khả năng cung cấp
năng lượng dự phòng khi xảy ra tình huống khẩn cấp, mức độ an toàn của hệ thống

điện v.v..).
(4) Có dịch vụ tiện ích (điện, nước, khí đốt v.v..) chất lượng cao và được quản lý hiệu
quả.
(5) Hệ thống giáo dục có độ bao phủ hợp lý và chất lượng cao (từ mầm non, tiểu học,
trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng, đại học và sau đại học phải đáp ứng
nhu cầu của người dân và thị trường lao động).
(6) Hệ thống y tế có độ bao phủ hợp lý và chất lượng cao (bao gồm việc duy trì hệ
thống bệnh viện, cơ sở y tế, cơ sở chăm sóc sức khỏe có chất lượng, cùng các cơ sở
thể dục, thể thao, các chương trình rèn luyện thể chất có chất lượng để người dân duy
trì được tình trạng khỏe mạnh của mình).
(7) Có tinh thần cộng đồng và mức độ tham gia tích cực của người dân trong việc ra
quyết định của chính quyền (cơ chế để bảo đảm người dân được tham gia trong quá
trình ra quyết định của chính quyền thành phố đồng thời việc triển khai các dự án thành
phố thông minh nhận được sự ủng hộ rộng rãi của người dân).
(8) Có hệ thống nhà ở, việc làm phù hợp (người dân phải tiếp cận được hệ thống
nhà ở thương mại và nhà ở xã hội hợp lý để có chỗ ở phù hợp, người dân cũng phải có
việc làm phù hợp và có ý nghĩa, có sự ổn định về nguồn thu nhập/tài chính, bảo đảm hệ
thống tài chính lành mạnh cùng tăng trưởng kinh tế vững bền). Đây là các chỉ số then
chốt để xác định xem liệu các công nghệ thông minh được sử dụng khi xây dựng thành
phố thông minh có giúp cho việc xây dựng thành phố có điều kiện sinh tồn tốt hơn cùng
một tương lai tươi sáng hơn không.
(9) Tài chính ổn định, kế hoạch tài chính có chất lượng và có sự mở rộng hoạt động
kinh tế. Thành phố phải có một nền kinh tế sôi động cùng hệ thống thuế phù hợp (nhiều
siêu đô thị có thể trở nên vượt quá quy mô phù hợp cho sự tăng trưởng kinh tế bền
vững cũng như khả năng đáp ứng của hạ tầng đô thị. Đây là những bài toán cần được
giải quyết khi chuyển từ thành phố truyền thống sang thành phố thông minh).
(10) Hệ thống kiểm soát tự động an toàn và có hiệu lực cho tất cả các hạ tầng. Các
hệ thống kiểm soát công nghiệp tự động (còn gọi là các mạng lưới SCADA), các thuật
toán của phần mềm máy tính, trí tuệ nhân tạo có thể cải thiện hiệu quả và giảm bớt chi



phí chính quyền và cho phép thành phố thông minh phát triển. Các hệ thống kiểm soát
này có thể giúp: tối ưu hóa hiệu quả tiêu thụ năng lượng; giảm bớt ùn/ứ và tắc nghẽn
giao thông; cải thiện hệ thống giao thông; cung cấp các dịch vụ tiện ích hiệu quả v.v. Hệ
thống đó cũng phải đủ sức chống lại các cuộc tấn công mạng và đáp ứng nhu cầu của
người dân.
(11) Có sẵn các dịch vụ thư viện, văn hóa và nghệ thuật có chất lượng: Sự sẵn có
của các thiết chế văn hóa, thể thao, thẩm mỹ, thư viện cũng là một tiêu chí quan trọng
của thành phố thông minh.
(12) Tăng trưởng và phát triển bền vững: Thành phố thông minh phải bảo đảm sự
thành công trên các khía cạnh: (a) kinh tế, (b) việc làm, (c) tăng dân số, (d) quản trị
công, (e) sự tham gia của công dân vào hoạt động chung của cộng đồng, (f) hệ thống
hạ tầng hiệu quả cho các dịch vụ tiện ích (điện, nước, năng lượng v.v..), (g) hệ thống
giao thông, thông tin và công nghệ thông tin v.v. Nền kinh tế của thành phố thông minh
cần chuyển sang mô hình “kinh tế tuần hoàn” (circular economy) để giảm thiểu chất
thải, giảm thiểu ô nhiễm.
(13) Quy hoạch bao trùm và có hiệu lực cao để hỗ trợ tăng trưởng. Đây là quy hoạch
để bảo đảm sự thành công của thành phố thông minh, tính tới 7 yếu tố thúc đẩy là (a)
dân số, (b) môi trường, (c) năng lượng, (d) chính quyền, (e) kinh tế, (f) bản sắc văn
hóa/tôn giáo/ngôn ngữ, (g) công nghệ.
(14) Có tầm nhìn xa: Thành phố thông minh phải có tầm nhìn chiến lược (tầm nhìn xa)
về tương lai phát triển của thành phố.
Một điều cần lưu ý khi triển khai dự án về thành phố thông minh đó là vấn đề bảo đảm
an ninh, an toàn mạng. Các công nghệ số, hệ thống công nghệ thông tin, robot, trí tuệ
nhân tạo có thể cải thiện các khía cạnh đời sống và sinh hoạt trong thành phố thông
minh trong tương lai nhưng nếu thiếu 1 hệ thống phòng thủ không gian mạng (hệ thống
an ninh, an toàn mạng hữu hiệu), các công cụ này sẽ đưa những trung tâm đô thị công
nghệ cao đối mặt với những rủi ro và hàng loạt các cuộc tấn công mạng.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×