Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận triết học: Lý thuyết về biện chứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.85 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………….......................................................……..2
B. NỘI DUNG
I.

Lý thuyết về biện chứng…………………………………………………3

II.

Tính tất yếu của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong
thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội……………………………………..6
1. Tính tất yếu của quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt nam
trong

thời

kỳ

q

độ

lên

Chủ

nghĩa




hội………………………………….6
2. Tác dụng của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa…………………………9
C. KẾT LUẬN…………………………………………………..................………15

1


A. MỞ ĐẦU
ĐẶT VẤN ĐỀ
Với tính cách là phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử phương thức sản xuất
biểu thị cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai
đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người. Dưới sự vận động của lịch sử loài
người, cũng như sự vận động của mỗi xã hội cụ thể, sự thay đổi về phương thức
sản xuất bao giờ cũng là sự thay đổi có tính chất cách mạng. Trong sự thay đổi đó,
các q trình kinh tế, xã hội được chuyển sang một chất mới. Phương thức sản
xuất là cái mà nhờ nó người ta có thể phân biệt được sự khác nhau của những thời
đại kinh tế khác nhau. Mà phương thức sản xuất chính là sự thống nhất giữa lực
lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng. đo cũng
chính là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất. Do vậy, quy luật trên trước hết là quy luật kinh tế nhưng hơn
thế nữa nó con là quy luật cơ bản nhất của toàn bộ đời sống xã hội của lịch sử
nhân loại bởi vì nó là quy luật của bản thân phương thức sản xuất. Sự tác động của
quy luật này dẫn tới sự thay đổi của phương thức sản xuất và kéo theo sự thay đơỉ
cua tồn bộ đời sống xã hội. Với những lý do trên, quy luật quan hệ sản xuất phù
hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất có ý nghĩa hết sức
to lớn. Tuy nhiên, việc nắm bắt được quy luật này không phải là đơn giản, nhận
biết được một quan hệ sản xuất có phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất hay khơng hoàn toàn phải phụ thuộc vào thực tiễn của sản xuất
và kinh nghiệm bản thân. Với những chính sách, đường lối và chủ trương đúng
đắn, nắm bắt tốt quy luật của đảng và nhà nước, nền kinh tế, đặc biệt là kinh nhiều

thành phần đã phát triển mạnh mẽ, đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu
phát triển thành nước sản xuất nơng nghiệp tiên tiến; góp phần đẩy nhanh nền kinh
tế nước nhà đi sang một hướng khác, sánh vai cùng các nước trong khu vực và
trên thế giới.

2


B.NỘI DUNG
I.Lý thuyết về biện chứng
C.Mác đã phát hiện ra: trong sản xuất có hai mặt khơng thể tách rời nhau, một mặt là
quan hệ giữa người với tự nhiên; mặt khác là quan hệ giữa người với người. Theo ông”
Trong sản xuất người ta không những chỉ tác động vào giới tự nhiên mà còn tác động lẫn
nhau nữa, người ta không thể sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo một cách
nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt động với nhau. Muốn sản xuất được,
người ta phải có những mối liên hệ và quan hệ nhất định với nhau và sự tác động của họ
vào giới tự nhiên”(C.Mác, PhĂngghen, Tuyển tập, tập II, NXB Sự thật, Hà nội-1981).
Trong hai mặt đó, một mặt là lực lượng sản xuất, mặt kia là quan hệ sản xuất.
Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Ở mỗi giai đoạn lịch sử con người tiến hành sản xuất theo một cách thức
nhất định, tức là có một cách sinh sống, cách sản xuất riêng của mình, đó là
phương thức sản xuất.
Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất
vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người. Phương thức
sản xuất là cái mà nhờ đó mà người ta có thể phân biệt được sự khác nhau của
các thời đại kinh tế khác nhau. C. Mác khẳng định : “ Những thời đại kinh tế khác
nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng
cách nào, với những tư liệu lao động nào”.
Phương thức sản xuất là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất với một trình độ nhất
định và quan hệ sản xuất tương ứng. Lực lượng sản xuất là phương thức kết hợp giữa

người lao động có kinh nghiệm, kỹ năng và tri thức nhất định với tư liệu sản xuất, trước
3


hết là công cụ lao động, tạo ra sức sản xuất và năng lực chinh phục tự nhiên của con
người. Lực lượng sản xuất là phương thức kết hợp giữa lao động sống với lao động vật
hóa. Quan hệ sản xuất là tổng hợp các quan hệ kinh tế vật chất giữa người với người
trong quá trình sản xuất, bao gồm quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ
trong tổ chức quản lý và trao đổi hoạt động với nhau, quan hệ về phân phối sản phẩm lao
động.Các mặt trong quan hệ sản xuất có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại, chi phối,
ảnh hưởng lẫn nhau. Trong đó quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định
bản chất và tính chất của quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất hình thành một cách khách
quan, là quan hệ đầu tiên, cơ bản chủ yếu, quyết định mọi quan hệ xã hội.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của một phương thức sản xuất có
tác động biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, quan hệ
sản xuất tác động trở lại to lớn đối với lực lượng sản xuất. Nếu quan hệ sản xuất phù hợp
với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển,
ngược lại, nếu khơng phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Đây là
quy luật cơ bản nhất của sự vận động và phát triển xã hội. Sự vận động và phát triển của
phương thức sản xuất bắt đầu từ sự biến đổi của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất
là nội dung của quá trình sản xuất có tính năng động, cách mạng, thường xun vận động
và phát triển; quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của q trình sản xuất có tính độc lập
tương đối.
Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
là địi hỏi khách quan của nền sản xuất. Lực lượng sản xuất vận động, phát triển khơng
ngừng (cả tính chất và trình độ) sẽ mâu thuẫn với tính “đứng im” tương đối của quan hệ
sản xuất. Quan hệ sản xuất từ chỗ là “hình thức phù hợp”, “ tạo địa bàn” phát triển của
lực lượng sản xuất trở thành “xiềng xích” kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Con người bằng năng lực nhận thức và thực tiễn, phát hiện và giải quyết mâu thuẫn, thiết
lập sự phù hợp mới làm cho quá trình sản xuất phát triển đạt tới một nấc thang cao hơn.


4


Sự tác động biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất làm cho lịch sử xã
hội loài người là lịch sử kế tiếp nhau của các phương thức sản xuất.
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là
quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại.
Lịch sử xã hội lồi người phát triển từ phương thức sản xuất cộng sản nguyên thuỷ
qua phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ, phương thức sản xuất phong kiến, phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và đang phát triển đến phương thức sản xuất cộng sản chủ
nghĩa. Trong thực tiễn, muốn phát triển kinh tế phải bắt đầu từ phát triển lực lượng sản
xuất, trước hết là phát triển lực lượng lao động và cơng cụ lao động.
Muốn xố bỏ một quan hệ sản xuất cũ, thiết lập một quan hệ sản xuất mới phải căn
cứ từ tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, không phải là kết quả của
mệnh lệnh hành chính, của mọi sắc lệnh từ trên ban xuống, mà từ tính tất yếu kinh tế, yêu
cầu khách quan của quy luật kinh tế, chống tuỳ tiện, chủ quan, duy tâm, duy ý chí.
Nhận thức đúng đắn quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng trong quán triệt, vận dụng
quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, là cơ sở khoa học để nhận thức sâu sắc sự
đổi mới tư duy kinh tế của Đảng ta. Trong quá trình cách mạng Việt Nam, đặc biệt trong
sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, Đảng ta luôn luôn quan tâm hàng đầu đến việc nhận
thức và vận dụng đúng đắn sáng tạo quy luật này, đã đem lại hiệu quả to lớn trong thực
tiễn. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mơ hình kinh tế tổng
qt, là sự vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất trong phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay.
II.Tính tất yếu của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong thời
kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội.
1.Tính tất yếu của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

5



Tại Việt Nam, kế thừa có chọn lọc và phát triển những tri thức của văn minh nhân
loại về công nghiệp hóa vào điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta hiện nay, Đảng ta nêu ra
quan niệm về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa như sau:
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là q trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt
động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế- xã hội, từ sử dụng sức lao động với
thủ cơng là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương
tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại; dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ
khoa học công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
- Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục
tiêu “ dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh”.
- Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa.
- Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh tồn cầu hóa kinh tế và Việt Nam
đang tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Lý do khách quan Việt Nam phảo thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa bao gồm:
Một là, lý luận thực tiễn cho thấy, cơng nghiệp hóa là quy luật phổ biến của sự phát
triển lực lượng sản xuất xã hội mà mọi quốc gia đều trải qua dù ở các quốc gia phát triển
sớm hay các quốc gia đi sau.
Cơng nghiệp hóa là q trình tạo ra động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế, là đòn bẩy
quan trọng tạo ra sự phát triển đột biến trong các lĩnh vực hoạt dộng của con người.
Thông qua công nghiệp hóa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân được trang
bị những tư liệu sản xuất, kỹ thuật cơng nghệ ngày càng hiện đại, từ đó nâng cao năng

6



suất lao động, tạo ra nhiều của cải vật chất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng
của con ngườì.
Mỗi phương thức sản xuất xã hội nhất định có một cơ sở vật chất - kỹ thuật tương
ứng. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của một xã hội là toàn bộ hệ thống các yếu tố vật chất của
lực lượng sản xuất xã hội, phù hợp với trình độ kỹ thuật mà lực lượng lao động xã hội sử
dụng để tiến hành quá trình lao động sản xuất. Cở sở vật chất- kỹ thuật được xem là tiêu
chuẩn để đánh giá mức độ hiện đại của một nền kinh tế, nó cũng là điều kiện kiên quyết
để xã hội có thể đạt được một năng suất lao động nào đó. Bất kỳ quốc gia nào đi lên chủ
nghĩa xã hội đều phải thực hiện nhiệm vụ hàng đầu là xây dựng cở sở vật chất kỹ thuật
cho chủ nghĩa xã hội. Cơ sở vật chất- kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp
lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có trình độ xã hội hóa cao dựa trên trình độ khao
học và cơng nghệ hiện đại được hình thành một cách có kế hoạch và thống trị trong tồn
bộ nền kinh tế quốc dân.
Từ chủ nghĩa tư bản hay từ trước chủ nghĩa tư bản quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây
dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan, một quy
luật kinh tế mang tính phổ biến và được thực hiện thơng qua cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
Đối với các nước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, dù đã có cơng
nghiệp, có cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản tiến bộ đến đâu cũng chỉ là
những tiền đề vật chất chứ chưa phải là cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
Muốn có cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, các nước này phải thực hiện quy
luật nói trên bằng cách tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa về quan hệ sản xuất; tiếp
thu vận dụng và phát triển cao hơn những thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất;
hình thành cơ cấu kinh tế mới xã hội chủ nghĩa có trình độ cao và tổ chức, sắp xếp lại nền
đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa một cách hợp lý, hiệu quả hơn.
Hai là, đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển qua độ lên chủ nghĩa xã hội
như nước ta, xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội phải thực hiện từ đầu
7



thơng qua cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mỗi bước tiến của q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa là một bước tăng cường cơ sở vật chất- kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, phát
triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất và góp phần hồn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa, trên cơ sở đó từng bước nâng dần trình độ văn minh của xã hội.
Thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa có ý nghĩa quyết định thắng lượi của sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Xây dựng CNXH đòi hỏi phải có một nền
kinh tế phát triển cao dựa trên những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, hiện đại. Để thực
hiện được điều này, trước hết đòi hỏi phải xây cơ sở vật chất- kỹ thuật của CNXH, dựa
trên cơ sở những thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại tạo ra năng suất lao động
cao. Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
cuat CNXH dựa trên những thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại, tạo ra lực
lượng sản xuất phát triển với quan hệ sản xuất ngày càng tiến bộ, phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
người dân, củng cố an ninh, quốc phòng, nâng cao khả năng hợp tác quốc tế thực hiện
mực tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh.
Thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, trước hết là nhằm xây dựng cơ
sở vật chất- kỹ thuật cho nền kinh tế dựa trên những thành tựu khoa hocjcoong nghệ tiên
tiến, hiện đại. Mỗi bước tiến của q trình cơng nghiệp háo, hiện đại hóa, là một bước
tăng cường cơ sở vật chất- kỹ thuật của CNXH, đồng thời củng cố và hoàn thiện quan hệ
sản xuất XHCN, làm cho nền sản xuất xã hội không ngừng phát triển, đời sống vật chất,
văn hóa, tinh thần của người dân khơng ngừng được nâng cao.
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát triển lực lượng sản xuất, nhằm khai thác, phát
huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngồi nước, nâng cao dần tính độc
lập, tự chủ của nền kinh tế. Đông thời, thúc đâye sự liên kết, hợp tác giữa các ngành, các
vùng trong nước và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, tham gia vào quá trình phân cơng
lao động và hợp tác quốc tế ngày càng hiệu quả.

8



Q trình thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa làm cho khối liên minh cơng nhân,
nơng dân và trí thức ngày càng được tăng cường, củng cố, đồng thời nâng cao vai trị lãnh
đạo của giai cấp cơng nhân.
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa được thực hiện cũng sẽ tăng cường tiềm lực cho an
ninh, quốc phịng, góp phần nâng cao sức mạnh của an ninh, quốc phòng, đồng thời tạo
điều kiện vật chất tinh thần để xây dựng nền văn hóa mới và con người mới XHCN.
Như vậy, có thể nói cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhân tố quyết định sự thắng lợi
của con đường đi lên CNXH mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Vì vậy, cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa được Đảng và Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ trung tâm trong suốt
thời kỳ quá độ lên CNXH.
2. Tác dụng của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Thực hiện đúng đắn q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ có những tác dụng to
lớn về nhiều mặt trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước:
- Tạo điều kiện thay đổi về chất nền sản xuất xã hội, tăng năng suất lao động, tăng
sức chế ngự của con người đối với thiên nhiên, tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng
cao đời sống nhân dân, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, góp phần quyết định
sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
- Tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố, tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước,
nâng cao năng lực quản lý, khả năng tích luỹ và phát triển sản xuất, tạo ra nhiều việc làm,
nâng cao thu nhập, giúp cho sự phát triển tự do toàn diện của con người trong mọi hoạt
động kinh tế - xã hội.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học và công nghệ phát triển nhanh đạt trình độ tiên
tiến hiện đại. Tăng cường lực lượng vật chất - kỹ thuật cho quốc phịng, an ninh; bảo đảm
đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước ngày càng được cải thiện. Tạo điều kiện
vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đủ sức thực hiện sự phân công và
hợp tác quốc tế.
9


Sự phân tích trên cho thấy mối quan hệ gắn bó trực tiếp giữa cơng nghiệp hóa, hiện

đại hóa với lực lượng sản xuất. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là để thực hiện xã hội hóa
sản xuất về mặt kinh tế - kỹ thuật theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nó có tác dụng, ý
nghĩa quan trọng và tồn diện. Vì vậy, Đảng ta xác định: "Phát triển lực lượng sản xuất,
cơng nghiệp hố đất nước theo hướng hiện đại ... là nhiệm vụ trung tâm".
Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991, tr. 9 trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta.
VẬN DỤNG QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TÍNH CHẤT VÀ
TRÌNH ĐỘ CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT

Kế thừa có chọn lọc những tri thức văn minh nhân loại, rút những kinh nghiệm trong lịch
sử tiến hành cơng nghiệp hóa (CNH) và thực tiễn CNH ở nước ta trong thời kỳ đổi mới,
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ bảy khóa VI và Đại hội đại biểu tồn quốc
lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: CNH là q trình chuyển đổi căn bản
tồn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế – xã hội từ sử
dụng sức lao động thủ cơng là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng
với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của
công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Biểu hiện vận dụng của quy luật kinh tế luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và
trình độ của lực lượng sản xuất trong quá trình CNH- HĐH ở nước ta được thể hiện trên
một số khía cạnh cơ bản sau:
Phát triển quan hệ sản xuất mới theo định hướng XHCN – xây dựng nền kinh tế nhiều
thành phần
Cơng nghiệp hóa ở nước ta nhằm mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do đó, cơng
nghiệp hóa không chỉ là phát triển lực lượng sản xuất mà cịn là q trình thiết lập, củng
10


cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng
quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất luôn

là yêu cầu đặt ra đối với mọi chế độ xã hội. Đối với nước ta, đồng chí Tổng bí thư Đỗ
Mười đã khẳng định: “nếu cơng nghiệp hố hiện đại hố tạo nên lực lượng sản xuất cần
thiết cho chế độ mới thì việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần chính là để xây dựng
hệ thống quan hệ sản xuất phù hợp”.
Đảng ta đã chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là một hướng đi phù hợp.
Hướng đi đó xuất phát từ trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất nước ta hiện nay
vừa thấp vừa khơng đồng đều nên khơng thể nóng vội nhất loạt xây dựng quan hệ sản
xuất một thành phần kinh tế dựa trên cơ sở chế độ công hữu XHCN về tư liệu sản xuất
như trước đại hội VI. Làm như vậy là đẩy quan hệ sản xuất đi quá xa so với trình độ lực
lượng sản xuất mà khơng khai thác hết những tiềm năng kinh tế của các tác nhân kinh tế.
Xây nền kinh tế nhiều thành phần đã khơi dậy tiềm năng của sản xuất, xây dựng năng lực
sáng tạo, chủ động của các chủ thể lao động trong sản xuất kinh doanh thúc đầy sản xuất
phát triển. Thực tiễn mấy năm qua cho thấy, chính sách kinh tế nhiều thành phần đã góp
phần giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất, góp phần tạo ra. Vì vậy, Đại hội VIII
khẳng định: “tiếp tục thực hiện nhất quán lâu dài chính sách này, khuyến khích mọi
doanh nghiệp và cá nhân trong nước khai thác tiềm năng ra sức đầu tư phát triển...”.
Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần ở nước ta hiện nay, kinh tế nhà nước giữ
vai trò chủ đạo. Các thành phần tồn tại một cách khách quan và là những bộ phận cần
thiết của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ. Trong khi thực hiện chính sách kinh tế nhiều
thành phần, một mặt chúng ta cần phải thoát ra khỏi sự trói buộc của tư duy cũ, những
nhận thức khơng đúng trước đây đối với các thành phần kinh tế cá thể, tư bản tư nhân nhà
nước trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, từ đó chủ động tháo gỡ những vướng
mắc chủ động hướng dẫn các thành phần kinh tế này phát triển đúng hướng.
Phát triển quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất theo định hướng XHCN. Thực hiện
nhiều hình thức phân phối thu nhập, trong đó lấy phân phối theo lao động là chủ yếu

11


Quá trình lãnh đạo xây dựng đất nước đi lên CNXH Đảng ta đã rút ra những kinh nghiệm

bổ ích và xác định rằng: một trong những nguyên nhân làm cho sản xuất chậm phát triển,
đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn là “khơng nắm vững quan hệ sản xuất phù hợp với
tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất’’. Từ đó, Đảng đã rút ra kinh
nghiệm vận dụng quy luật bằng cách gắn cách mạng quan hệ sản xuất với cách mạng
khoa khọc kỹ thuật, chú trọng việc tổ chức lại nền sản xuất xã hội để xác định những hình
thức và bước thích hợp.
Đảng nhận thức rằng: sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất không bao
giờ là sự phù hợp tuyệt đối, khơng có mâu thuẫn, khơng thay đổi. Sự phù hợp của quan
hệ sản xuất với lực lượng sản xuất không bao giờ là sự phù hợp chung mà bao giờ cũng
tồn tại dưới những hình thức cụ thể, thích ứng với những đặc điểm nhất định với trình độ
nào đó của lực lượng sản xuất. Trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH thực hiện CNH- HĐH,
nền kinh tế nước ta khơng cịn là nền kinh tế tư bản, nhưng cũng chưa hoàn toàn là nền
kinh tế XHCN. Bởi vậy công cuộc cải tạo XHCN phải chú ý đến đặc điểm của sự tồn tại
khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần. Trong cải tạo quan hệ sản xuất cũ và xây
dựng quan hệ sản xuất mới, đại hội VI đã nhấn mạnh là phải giải quyết đồng bộ ba mặt,
xây dựng chế độ sở hữu, chế độ quản lý và chế độ phân phối trong đó nhấn mạnh phân
phối theo lao động là hình thức chủ yếu. Phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất trong thời kỳ CNH- HĐH, nhiều chế độ sở hữu cùng tồn tại : sở hữu toàn dân, sở
hữu tập thể, sở hữu cá nhân và các hình thức sở hữu do kết quả sự xâm nhập giữa
chúng.Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, tồn tại các hình thức phân phối thu nhập:
phân phối theo lao động, phân phối theo vốn hay tài sản đóng góp, phân phối theo giá trị
sức lao động , phân phối thông qua các quỹ phúc lợi tập thể. Trong các hình thức trên thì
phân phối theo lao động là đặc trưng bản chất nhất của kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta . Không chỉ nhấn mạnh việc xây dựng chế độ cơng hữu, coi
đó là cái duy nhất để xây dựng quan hệ sản xuất mới trong quá trình phát triển kinh tế
Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt chú ý tới các yếu tố còn lại của mối quan hệ giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất để chúng hỗ trợ nhau trở thành một quy luật kinh tế
12



hiệu quả. Trong công cuộc đổi mới đất nước phải tuân thủ quy luật về sự phù hợp giữa
quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất hiện có để xác
định bước đi và những hình thức thích hợp. Quy luật đó luôn được coi là tư tưởng chỉ đạo
công cuộc cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới trên những điều
kiện phát triển của lực lượng sản xuất. Đại hội VI chỉ rõ “đảm bảo sự phù hợp giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất luôn luôn kết hợp chặt chẽ tạo quan hệ sản xuất với tổ
chức và phát triển sản xuất ”, khơng nên nóng vội duy ý chí trong việc xác định trật tự
bước đi cũng như việc lựa chọn các hình thức kinh tế cần phải cải tạo nền sản xuất nhỏ,
cá thể để đưa nền sản xuất từng bước và đồng bộ. Rà sốt lại q trình cải tạo XHCN
trong thời gian qua Đảng ta đã đưa ra kết luận: “Theo quy luật về sự phù hợp giữa quan
hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quá trình cải tạo
XHCN phải có bước đi và hình thức thích hợp”. Phải coi trọng những hình thức kinh tế
trung gian, quá độ từ thấp lên cao, từ quy mô nhỏ đến quy mơ lớn, trong mỗi bước đi của
q trình cải tạo xã hội chủ nghĩa, phải đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật
tạo ra lực lượng sản xuất mới trên cơ sở đó tiếp tục đưa quan hệ sản xuất lên hình thức và
quy mơ thích hợp để thúc đầy lực lượng sản xuất phát triển”. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế
theo hướng hiện đại hóa hợp lý và hiệu quả cao
Qúa trình CNH-HĐH cũng là quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế không
ngừng vận động, biến đổi do sự vận động, biến đổi của lực lượng sản xuất và của quan hệ
sản xuất. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế được coi là tiến bộ, hợp lý là tỷ trọng khu
vực công nghiệp và xây dựng, đặc biệt là tỷ trọng khu vực dịch vụ ngày càng tăng, tỷ
trọng khu vực nơng, lâm, ngư nghiệp và khai khống ngày càng giảm trong tổng giá trị
sản phẩm xã hội.
Ở nước ta, từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay, việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế đã đạt được những thành tựu quan trọng. Thông qua cách mạng khoa học và công
nghệ và phân công lại lao động với những quy luật vốn có của nó thích ứng với điều kiện
nước ta, Đảng ta đã xác định “bộ xương” của nó là cơ cấu kinh tế cơng – nông nghiêp –
dịch vụ gắn với phân công và hợp tác quốc tế sâu rộng. Mục tiêu phấn đấu của nước ta
13



đến năm 2010 là tỷ trọng GDP của nông nghiệp 16-17%; công nghiệp 40-41%; dịch vụ
42-43%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta trong thời kỳ quá độ được thực hiện theo
phương châm kết hợp công nghệ với nhiều trình độ, tranh thủ cơng nghệ mũi nhọn – tiên
tiến vừa tận dụng được nguồn lao động dồi dào, vừa cho phép rút ngắn khoảng cách lạc
hậu, vừa cho phép phù hợp với nguồn vốn có hạn ở trong nước; lấy quy mơ vừa và nhỏ là
chủ yếu, có tính đến quy mơ lớn nhưng phải là quy mơ hợp lý và có điều kiện ; giữ được
tốc độ tăng trưởng hợp lý, tạo ra sự cân đối giữa các ngành, lĩnh vực kinh tế và các vùng
kinh tế.
C. KẾT LUẬN
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là
quy luật phổ biến, tác động trong tồn tiến trình lịch sử nhân loại. Sau chặng đường hai
mươi bảy năm thực hiện Đổi mới vừa qua, Đảng ta đã không ngừng tìm tịi, phát triển
nhận thức về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất trên tổng thể và đối
với từng yếu tố cấu thành nên quan hệ sản xuất.
Thực tiễn cho thấy con đường chúng ta đang đi là đúng đắn và đạt nhiều thành tựu
quan trọng, vượt qua nhiều giai đoạn lịch sử nhạy cảm. Về con đường và cách thức đi lên
xã hội chủ nghĩa ở nước ta có nhiều vấn đề được làm sáng tỏ nhưng cũng có nhiều vấn đề
cần phải phát triển thêm. Có thể nói việc xây dựng và hồn thiện quan hệ sản xuất trong
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một vấn đề như thế.
Mặt khác cần đi đôi với việc phát triển cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và đi tắt
đón đầu, chú trọng các ngành nhiều thế mạnh trở thahf ngành côn nghiệp mũi nhọn, phù
hợp với sựu phát triển nền khoa học công nghệ nước nhà.
Việc phát triển cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và phát triển nền kinh tế thị
trường phải được thực hiện đồng thời, thúc đẩy hỗ trợ nhau cùng phát triển. Bởi lẽ nếu
cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa tạo nên lực lượng sản xuất cần thiết cho sự phát triển xã
hội thì việc phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước và
theo định hướng xã hội chủ nghĩa chính là để xây dựng hệ thống quan hệ sản xuất phù
14



hợp. Nước ta cần xác lập và hoàn thiện một quan hệ sản xuất tiến bộ và phù hợp với lực
lượng sản xuất hiện nay để đất nước phát triển hơn nữa, mà trước hết là phát triển kinh tế
một cách bền vững.
Tài liệu tham khảo
- Giáo trình triết học Mác- Lênin (khơng chun)
- Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin( dành cho bậc đại học- không chuyến lý luận
kinh tế chính trị)
- Tailieu.vn

15



×