Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Bài giảng nhập môn ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU
KHOA KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ

BÀI GIẢNG
NHẬP MƠN NGÀNH CƠNG NGHỆ
KỸ THUẬT CƠ KHÍ
Biên soạn: ThS. Lê Hùng Phong

Vũng Tàu - 2022


MƠ TẢ HỌC PHẦN
Mơ tả:
Học phần được bố trí trong học kỳ 1 của năm thứ nhất. Nội dung
môn học bao gồm: Giới thiệu tổng quan về ngành nghề Cơ khí;
Mục tiêu đào tạo; Chuẩn đầu ra; Chương trình đào tạo và kế hoạch
tiến độ học tập; Phương pháp học tập hiệu quả để đạt chuẩn đầu ra
và các công việc sẽ làm sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, sinh viên
được gặp gỡ, giao lưu, học tập với các cán bộ kỹ thuật đang làm
việc tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ khí, ơ tơ.
Đánh giá giữa kỳ: 40%
Tham gia học đầy đủ, chuyên cần, thái độ học tập tốt, nghiêm túc,
tích cực tìm kiếm tài liệu để viết tiểu luận.
Đánh giá cuối kỳ: 60%
Viết tiểu luận: Nộp file + quyển báo cáo.
Thời gian hoàn thành: Sau khi kết thúc lịch học 03 tuần.


MỤC TIÊU HỌC PHẦN
Kiến thức
- Học phần trang bị cho người học các kiến thức tổng quan và xu


hướng phát triển của ngành cơ khí, các cơng việc chính của sinh
viên sau khi tốt nghiệp.
- Giúp hiểu rõ nội dung và chương trình đào tạo, phương pháp học
tập hiệu quả trong quá trình học để đạt kết quả tốt.

Kỹ năng
Hình thành và tối ưu kỹ năng tìm kiếm thơng tin, giải quyết vấn đề
trong các lĩnh vực liên quan đến ngành nghề.
Mức tự chủ và tự chịu trách nhiệm
Thể hiện sự tự tin, lòng yêu nghề, trách nhiệm, đạo đức nghề
nghiệp và có ý thức kỷ luật.


NỘI DUNG HỌC PHẦN
Học phần có tất cả 04 chương, gồm:
- Chương 1: Tổng quan về ngành Cơ khí (Chiến lược phát triển
ngành của chính phủ và tỉnh BRVT; Vai trò của ngành trong xã
hội; Chức năng, nhiệm vụ của BVU trong đào tạo ngành; Những
cơng việc chính của ngành Cơ khí; Các chuyên ngành đào tạo
trong lĩnh vực cơ khí tại BVU).
- Chương 2. Chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra (Mục tiêu
đào tạo; Chuẩn đầu ra; Chương trình đào tạo; Kế hoạch tiến độ)
- Chương 3. Mơ tả vắn tắt nội dung các môn chuyên ngành
(Các học phần về tính tốn, thiết kế cơ khí; Các học phần về gia
cơng, chế tạo và bảo trì cơ khí; Các học phần trong lĩnh vực tự
động hoá; Các học phần thực hành, thực tập tại doanh nghiệp)
- Chương 4. Phương pháp học hiệu quả (Những khó khăn
thường gặp của sinh viên; Các yếu tố ảnh hưởng đến việc học của
sinh viên; Học tập theo tín chỉ; Học tập chủ động và học theo
nhóm.)



CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ
NGÀNH CƠ KHÍ
1.1. Chiến lược phát triển của chính phủ và tỉnh BRVT
- Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển ngành
cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 theo quyết
định số 319/QĐ-TTg ngày 15 tháng 03 năm 2018 với mục tiêu
phát triển ngành cơ khí Việt Nam trọng tâm là cơ khí phục vụ sản
xuất nơng nghiệp, ơ tơ, máy kéo, máy nơng nghiệp, thiết bị cơng
trình, thiết bị cơng nghiệp với đội ngũ lao động chun nghiệp,
trình độ cao đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất hiện đại, luôn chủ
động trong các khâu nghiên cứu, thiết kế, chế tạo sản phẩm cơ khí,
đáp ứng nhu cầu sản phẩm cơ khí của thị trường trong nước.


- Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt việc điều chỉnh Quy
hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2035 theo quyết định số 895/QĐ-UBND
ngày 09 tháng 04 năm 2018 với nội dung phát triển Bà Rịa-Vũng
Tàu trở thành một trong các trung tâm cơ khí mạnh ở vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam và của cả nước.
1.2. Vai trị của ngành Cơ khí
- Cơ khí được xem là trái tim của q trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa và đang có tốc độ phát triển nhanh chóng, có vị trí đặc biệt
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của bất kỳ quốc gia nào.
- Là ngành cơng nghiệp sản xuất ra máy móc, thiết bị cung cấp cho
toàn bộ các ngành kinh tế khác, trực tiếp tạo ra tất cả các sản phẩm
phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng, chuyển đổi lao động thủ cơng
thành lao động máy móc để nâng cao năng suất lao động.



- Sản phẩm cơ khí rất rộng từ các thiết bị hằng ngày cho đến các
thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, lưu thơng
hàng hóa...
- Là ngành công nghiệp chủ chốt không chỉ về giá trị tổng sản
phẩm mà cả số lượng nhân lực tham gia sản xuất trong tồn bộ
ngành cơng nghiệp. Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và
thông tin thị trường lao động TP HCM, cho biết nhu cầu nhóm
ngành cơ khí - luyện kim - cơng nghệ ơ tơ, xe máy hiện đang đứng
đầu, chiếm tỉ lệ trên 25% nhu cầu lao động.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của BVU trong đào tạo Cơ khí
BVU được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo ngành Công
nghệ kỹ thuật cơ khí trình độ Đại học theo quyết định số 1311/QĐBGDĐT ngày 16/04/2014, với chức năng và nhiệm vụ được giao là
đào tạo nguồn nhân lực cơ khí trong phạm vi cả nước, đặc biệt khu
vực Đông Nam Bộ và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.


1.4. Những cơng việc chính của ngành Cơ khí
- Kỹ sư thiết kế (Lập bản vẽ, đọc bản vẽ, bóc tách khối lượng thi
công, lập bảng kê chi tiết vật tư, thiết kế chi tiết máy, các dây
chuyền sản xuất tự động).
- Kỹ sư vận hành (Trực tiếp chỉ đạo các kỹ thuật viên, cơng nhân
vận hành máy móc theo đúng quy trình, Lập trình và điều khiển
các máy gia công tự động CNC để gia công các thiết bị cơ khí, vẽ,
chỉnh sửa file, xuất code ra máy CNC, điều khiển các thiết bị và hệ
thống sản xuất tự động).
- Kỹ sư bảo trì (Lắp đặt, bảo dưỡng, duy trì hoạt động bình thường
của máy móc, khắc phục, sửa chữa sự cố máy móc, thiết bị trong
nhà máy).


- Kỹ sư kiểm soát chất lượng QC (Kiểm tra chất lượng sản phẩm
sản xuất đảm bảo đúng tiêu chuẩn định sẵn, kiểm sốt chất lượng
trong các khâu của q trình sản xuất).
- Quản lý, giám sát kỹ thuật.


- Chuyên viên tư vấn, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp,
nhân viên bán hàng.
1.5. Các chuyên ngành đào tạo trong lĩnh vực cơ khí tại BVU
1.5.1. Chuyên ngành Cơ điện tử (Mechatronics Engineering)
Là ngành học kết hợp đồng thời giữa cơ khí chính xác, điện tử và
cơng nghệ thơng tin để tạo ra những sản phẩm thông minh ứng
dụng cơng nghệ cao, có tính năng vượt trội như: Robot, máy gia
công tự động CNC, các hệ thống sản xuất tự động, máy in 3D, xe
tự lái, nhà thông minh... giúp tăng năng suất lao động và chất
lượng sản phẩm, giảm thiểu lao động thủ công, giá thành sản phẩm
và ô nhiễm môi trường. Cụ thể:
Kiến thức: Ngành học trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên
sâu về thiết kế, vận hành và bảo trì các hệ thống tự động, các kiến
thức về linh kiện điện tử phục vụ cho việc học và thực hành thiết
kế mạch điện, hệ thống điện, các thiết bị điện dân dụng và công
nghiệp, nguyên lý hoạt động của các loại cảm biến, tiêu chí lựa
chọn và cách sử dụng thích hợp.


Kỹ năng:
- Kỹ năng phân tích, thiết kế, chế tạo hệ thống tự động thực tế, lựa
chọn bộ điều khiển và cơ cấu chấp hành phù hợp với hệ thống.
- Kỹ năng sử dụng phần phềm OrCAD để thiết kế các mạch điện

tử và các phần mềm lập trình hệ thống nhúng, hệ thống sản xuất
như Matlab, LabView tạo ra các chương trình tự động cho các
thiết bị, dây chuyền sản xuất tự động hay Robot.
- Kỹ năng lập trình điều khiển PLC.
- Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ lập trình để viết các chương trình
điều khiển.
1.5.2. Chuyên ngành Cơ khí chế tạo máy (Machinery
Manufacturing Technology)
Là ngành học ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy
móc, thiết bị hoặc các vật dụng hữu ích, là ngành công nghiệp trực
tiếp tạo ra tất cả các sản phẩm phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.
Cụ thể:


Kiến thức: Ngành học trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên
sâu về quy trình thiết kế, chế tạo khn mẫu, quy trình sản xuất và
chế tạo các chi tiết máy, các thiết bị cơ khí, kỹ thuật bảo trì và sửa
chữa các loại máy cơng nghiệp, phương pháp đọc hiểu, phân tích
và trình bày tốt các bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp cơ khí, các kiến
thức về công nghệ hàn và các phương pháp hàn hiện đại như: Hàn
TIG, hàn MIG/MAG, các phương pháp gia công tiên tiến trên thế
giới hiện nay như: gia công bằng tia lửa điện, tia nước, tia laze, cắt
dây ....
Kỹ năng:
- Kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng trong thiết
kế, mơ phỏng và gia cơng cơ khí như: Autocad, Solidworks,
Inventor, Mastercam, SolidCam, SSCNC… để thiết kế, chế tạo các
sản phẩm cơ khí nhanh chóng và chính xác trên các máy gia công
tự động CNC.
- Kỹ năng đọc hiểu, phân tích, trình bày bản vẽ kỹ thuật cơ khí rõ

ràng, nhanh chóng và chính xác dựa trên các phần mềm hỗ trợ.


- Kỹ năng lập trình gia cơng trên các máy tự động CNC.
- Kỹ năng sử dụng các loại máy: Tiện, phay, mài, hàn, khoan,
CNC…. để chế tạo thiết bị cơ khí.





CHƯƠNG 2. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
VÀ CHUẨN ĐẦU RA
2.1. Mục tiêu đào tạo
- Đào tạo ra các thế hệ sinh viên giỏi trong các lĩnh vực: Thiết kế,
chế tạo, lắp ráp, vận hành, bảo trì máy móc, thiết bị cơ khí, máy
động lực, các hệ thống sản xuất tự động…. theo xu thế phát triển
của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
- Chương trình chú trọng ứng dụng lý thuyết vào thực tế, vận dụng
lý thuyết vào những bài tập ứng dụng cụ thể. Mỗi mơn học đều bố
trí kết hợp hài hòa giữa lý thuyết với xưởng thực hành và thí
nghiệm hiện đại để tạo hứng thú cho người học.
- Sinh viên được đào tạo kỹ năng sử dụng thành thạo các phần
mềm ứng dụng trong thiết kế, mô phỏng và gia cơng cơ khí như:
Autocad, Solidworks, Inventor, Mastercam, SolidCam, Creo,
SSCNC… để thiết kế, chế tạo các sản phẩm cơ khí nhanh chóng và
chính xác trên các máy gia cơng tự động CNC.


- Với mục tiêu đào tạo theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp,

tiếp cận nhanh cộng nghệ mới nên sinh viên sẽ được đi tham quan
thực tế tại các nhà máy sản xuất của các doanh nghiệp hợp tác với
nhà trường để thâm nhập môi trường làm việc thực tế qua đó học
tập, trau dồi những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn trong nghề
nghiệp từ đó giúp các em đam mê, thích thú hơn với ngành ngề lựa
chọn, năng động hơn qua chuyến đi khảo sát thực tế, có được
khơng khí học tập sáng tạo, đồng thời rèn luyện tính tổ chức, kỷ
luật, tinh thần đoàn kết, kĩ năng làm việc theo nhóm, ý thức trách
nhiệm cơng việc.
2.2. Chuẩn đầu ra
Kiến thức
- Sinh viên có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học tự
nhiên, khoa học chính trị và pháp luật.
- Sinh viên có kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu
công việc.


- Sinh viên có kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết sâu,
rộng, kiến thức bổ trợ cần thiết để giải quyết vấn đề chuyên môn
trong lĩnh vực Cơng nghệ kỹ thuật cơ khí. Phân tích, trình bày bản
vẽ lắp, bản vẽ chi tiết của các sản phẩm cơ khí theo đúng tiêu
chuẩn Việt Nam. Tính tốn, thiết kế tối ưu các chi tiết máy trong
hệ thống cơ khí. Biết cách chọn vật liệu đảm bảo cơ tính, lý tính
phù hợp điều kiện làm việc.
- Sinh viên có kiến thức cơ bản về lập kế hoạch, tổ chức và giám
sát các quá trình hoạt động trong lĩnh vực Cơng nghệ kỹ thuật cơ
khí. Lựa chọn các phương pháp tối ưu để chế tạo sản phẩm cơ khí,
hiểu được quy trình thiết kế, chế tạo khn mẫu và cơng nghệ
Cad/Cam- CNC. Biết cách lập kế hoạch cho việc bảo trì, bảo
dưỡng máy móc, thiết bị cơng nghiệp tại các phân xưởng, nhà

máy, xí nghiệp.


- Sinh viên có kiến thức cơ bản về quản lý, điều hành hoạt động
chuyên môn trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật cơ khí. Có kiến
thức thực tế từ doanh nghiệp qua đó rèn luyện kỹ năng và thái độ
để làm việc tại các cơng ty, nhà máy, xí nghiệp, xưởng cơ khí.
- Sinh viên có kiến thức để học lên bậc sau đại học thuộc lĩnh vực
cơ khí, các ngành phù hợp theo quy định của pháp luật. Nắm bắt
định hướng và xu hướng phát triển của ngành Cơng nghệ kỹ thuật
cơ khí.

Kỹ năng
- Có năng lực ngoại ngữ tối thiểu bậc 3/6 khung năng lực ngoại
ngữ của Việt Nam. Có kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm
Word, Excel, Powerpoint theo chuẩn quốc tế MOS (Microsoft
Office Specialist).


- Có kỹ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề phức tạp: Thiết kế
và chế tạo các sản phẩm cơ khí chính xác theo đúng yêu cầu kỹ
thuật; Lập trình gia cơng trên các máy tự động CNC để chế tạo
chính xác các sản phẩm cơ khí; Lập trình các chương trình điều
khiển cho các thiết bị tự động bằng bộ điều khiển PLC.
- Có kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm, tìm việc cho mình
và cho người khác. Kỹ năng truyền đạt vấn đề và giải pháp tới
người khác tại nơi làm việc, chuyển tải, phổ biến kiến thức, kỹ
năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp.
- Có kỹ năng đánh giá chất lượng cơng việc sau khi hồn thành và
kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm. Kỹ năng phản

biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện
môi trường không xác định hoặc thay đổi.



×