Tải bản đầy đủ (.docx) (246 trang)

Phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.1 MB, 246 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM HỮU LỘC

PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
LIÊN THÔNG TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NHÓM NGÀNH
CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ THEO TIẾP CẬN CDIO

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM HỮU LỘC

PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
LIÊN THÔNG TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NHÓM NGÀNH
CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ THEO TIẾP CẬN CDIO
Ngành: Lý luận và Lịch sử giáo dục
Mã số: 9140102

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS TRẦN KHÁNH ĐỨC
2. PGS.TS VÕ THỊ XUÂN


THÁI NGUYÊN - 2019


1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Kết quả
nghiên cứu của luận án đảm bảo khách quan, trung thực và chưa từng được ai sử
dụng để bảo vệ bất kì một học vị nào. Các thông tin trích dẫn trong luận án đều
được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 09 tháng 5 năm 2019
Tác giả luận án

Phạm Hữu Lộc


2
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cám ơn sâu sắc nhất tới Ban Giám hiệu, quý Thầy/Cô
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên về sự giúp đỡ tận tình đối với tôi
trong suốt quá trình học tập, về những ý tưởng, những đóng góp từ khi luận án còn
là đề cương nghiên cứu, về những nhận xét quý báu cho luận án.
Tôi đặc biệt cám ơn quý Thầy/Cô giáo hướng dẫn PGS.TS Trần Khánh Đức
và PGS.TS Võ Thị Xuân đã hướng dẫn nhiệt tình và những gợi ý sâu sắc.
Tôi cũng xin bày tỏ lời cám ơn chân thành đối với quý Thầy/Cô Trường Đại
học Bách khoa TPHCM, Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TPHCM và các trường đại
học tại TPHCM đã cho phép khảo sát các số liệu về đào tạo liên thông trình độ đại
học và CTĐT trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy, đóng góp các ý kiến
quý báu trong hội thảo xây dựng CTĐT liên thông trình độ đại học nhóm ngành
công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO.
Tôi cũng bày tỏ lòng cám ơn với tác giả các tài liệu, sách, báo, tạp chí mà tôi

đã trích dẫn. Đây là những tài liệu quý giúp tôi hoàn thành luận án này.
Cuối cùng, từ đáy lòng mình, tôi muốn nói lời cám ơn với những người thân,
gia đình và bè bạn, những người luôn bên cạnh động viên, ủng hộ và giúp đỡ tôi
hoàn thành công trình nghiên cứu của mình.


3


iii

MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN

i

LỜI CẢM ƠN

ii

MỤC LỤC

iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG

v


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH

vii

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài

1

2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu

3

4. Giả thuyết khoa học 3
5. Nhiệm vụ và các nội dung nghiên cứu

3

6. Phạm vi nghiên cứu 4
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
8. Câu hỏi nghiên cứu

4

6

9. Những đóng góp mới của đề tài

10. Các luận điểm bảo vệ

7
7

11. Cấu trúc của luận án 8
Chương 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO
TẠO LIÊN THÔNG TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NHÓM NGÀNH CÔNG NGHỆ
KỸ THUẬT CƠ KHÍ THEO TIẾP CẬN CDIO 9
1.1.

Tổng quan nghiên cứu về đào tạo liên thông và phát triển chương
trình đào tạo

9

1.1.1.

Các công trình nghiên cứu nước ngoài

9

1.1.2.

Các công trình nghiên cứu trong nước

14

1.2.
1.2.1.


Một số khái niệm cơ bản
Đào tạo và quá trình đào tạo
1.2.2.

1.2.3.

Liên thông

20

Đào tạo liên thông 21

19
19


1.2.4.
1.2.5.

Chương trình đào tạo đại học

23

Chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học24

1.2.6.

Phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học


25

1.2.7.

Phát triển chương trình đào tạo theo cách tiếp cận CDIO

25

1.3.

Cơ sở lý luận phát triển chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO
26
1.3.1.

1.3.2.

Chu trình phát triển chương trình đào tạo 26

Các đặc trưng của tiếp cận CDIO trong phát triển chương trình đào

tạo (Conceive - hình thành ý tưởng; Design - thiết kế ý tưởng; Implement - thực hiện;
Operate - vận hành)
1.3.3.

28

Phát triển chương trình đào tạo nhóm ngành công nghệ kỹ thuật
cơ khí theo tiếp cận CDIO

1.3.4.


28

Các nguyên tắc phát triển chương trình đào tạo theo tiếp cận
CDIO

33

1.3.5.

Quy trình phát triển chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO 34

1.4.

Quy trình phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học
ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO 37

1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chương trình đào tạo liên

thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO 38
1.5.1.

Về chủ trương, chính sách và các cơ chế, quy định của pháp luật
về đào tạo liên thông

1.5.2.
1.5.3.


Về nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên 39
Về các chương trình đào tạo hiện hành của các trường cao đẳng,
đại học

1.5.4.

38

40

Về trình độ và năng lực phát triển chương trình đào tạo liên thông
theo tiếp cận CDIO của giảng viên
1.5.5.

1.5.6.

40

Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học 40

Về mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo liên thông (đại học/cao
đẳng)

40

Kết luận chương 1

41



Chương 2 - THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO
TẠO LIÊN THÔNG TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ
TẠO MÁY THEO TIẾP CẬN CDIO

42

2.1. Thông tin chung về tổ chức khảo sát và đánh giá thực trạng

42

2.2. Khảo sát và đánh giá các chương trình đào tạo đại học ngành công nghệ
chế tạo máy của các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh

43

2.3. Thực trạng về chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học ngành
công nghệ chế tạo máy từ trình độ cao đẳng 48
2.3.1.

Thực trạng về mục tiêu chương trình đào tạo liên thông trình độ
đại học ngành công nghệ chế tạo máy hiện nay

2.3.2.

48

Thực trạng về yêu cầu tích hợp của các môn học và củng cố lẫn

nhau trong chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế
tạo máy hiện nay 49

2.3.3.

Thực trạng về sự phân bố hợp lý giữa kiến thức cơ sở và chuyên

ngành trong chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo
máy

50

2.3.4.

Thực trạng về sự phân bố hợp lý giữa lý thuyết và thực hành 50

2.3.5.

Thực trạng về tính cập nhật trong nội dung chương trình đào tạo

liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy
2.3.6.

51

Khảo sát về mức độ đồng ý cách tổ chức đào tạo của chương

trình đào tạo liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy hiện nay 52
2.3.7.

Thực trạng về sự đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao

động của sản phẩm chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học ngành công

nghệ chế tạo máy hiện nay
2.3.8.

52

Thực trạng về việc vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp
với chuẩn đầu ra của môn học 53

2.3.9.

Thực trạng về nội dung giảng dạy phù hợp thực tiễn nghề nghiệp
54
2.3.10.

Hình thức kiểm tra - đánh giá

54


2.4. Đánh giá thực trạng về các điều kiện bảo đảm thực hiện chương trình
đào tạo liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy hiện nay
2.4.1.

2.4.4.
2.4.5.

Về đội ngũ giảng viên

56


56

2.4.2.

Thực trạng hệ thống tư vấn, hỗ trợ56

2.4.3.

Thực trạng về hệ thống tín chỉ

57

Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thư viện

58

Nhận thức về sự cần thiết cung cấp kiến thức khởi nghiệp cho
sinh viên 58

2.4.6.

Nhận thức về tầm quan trọng đổi mới trong tổ chức đào tạo theo
xu thế hội nhập quốc tế 59

2.4.7.

Khảo sát về mức độ cần thiết chú trọng vận dụng phương pháp
dạy học tích cực 59

2.4.8.


Tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo

60

2.4.9.

Tăng cường dạy học theo các dự án thiết kế, chế tạo thực tiễn 60

2.5.

Đánh giá thực trạng về kiến thức, kỹ năng và thái độ của sinh

viên với chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo
máy từ trình độ cao đẳng
2.5.1.

62

Kiến thức khoa học tự nhiên của sinh viên với chương trình đào

tạo liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy hiện nay
2.5.2.

62

Kiến thức cơ sở kỹ thuật của sinh viên với chương trình đào tạo

liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy hiện nay 63
2.5.3.


Kiến thức chuyên ngành của sinh viên với chương trình đào tạo

liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy hiện nay 64
2.5.4.

Kiến thức xã hội gắn với thế giới nghề nghiệp của sinh viên theo

chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy hiện
nay 64
2.5.5. Khả năng vận dụng các kiến thức vào công việc của sinh viên với chương
trình đào tạo liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy hiện nay 65


2.5.6. Thực trạng khả năng lập kế hoạch, tổ chức và quản lý công việc của
sinh viên với chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế
tạo máy hiện nay 66
2.5.7. Thực trạng khả năng giải quyết vấn đề chuyên ngành của sinh viên với
chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy hiện
nay 66
2.5.8.

Thực trạng khả năng nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật của sinh viên

với chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy
hiện nay 67
2.5.9.
2.5.10.

Thực trạng khả năng làm việc độc lập của sinh viên


68

Thực trạng về năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế kỹ thuật và

chế tạo của sinh viên và năng lực triển khai quy trình công nghệ của sinh viên hiện
nay 68
2.5.11.

Năng lực triển khai dự án thiết kế, chế tạo và vận hành dự án
công nghệ chế tạo

2.5.12.

70

Năng lực tư duy phân tích bối cảnh liên quan nghề nghiệp

2.5.13.

71

Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng biết hợp tác trong môi

trường liên ngành và có khả năng giao tiếp tốt trong môi trường làm việc đa văn
hóa 71
2.5.14.

Thực trạng nhận thức về đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của
sinh viên 73

2.5.15.

2.5.16.

Thái độ, tác phong công nghiệp

73

Khả năng học tập ở bậc cao hơn của sinh viên

74

2.6. Thực trạng về phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học
ngành công nghệ chế tạo máy từ trình độ cao đẳng theo tiếp cận CDIO

76

2.7. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chương trình đào tạo
liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO

79

2.8. Đánh giá chung về thực trạng phát triển chương trình đào tạo liên thông
trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy
2.8.1.

Từ phía cơ sở đào tạo

80
80



2.8.2.
2.8.3.

Từ phía người học 81

Từ phía đơn vị sử dụng lao động có tuyển sinh viên đã qua đào
tạo liên thông

81

Kết luận chương 2

82

Chương 3 - CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO
TẠO LIÊN THÔNG TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ
TẠO MÁY THEO TIẾP CẬN CDIO
3.1.

83

Biện pháp phát triển chương trình đào tạo trình độ cao đẳng

ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO tại Trường Cao đẳng Lý Tự
Trọng thành phố Hồ Chí Minh 83
3.1.1.

Đối sánh chương trình đào tạo hiện tại với chuẩn đầu ra mới 83


3.1.2.

Thiết kế cấu trúc khung chương trình đào tạo cao đẳng 97

3.1.5.
3.2.

3.1.3.

Thiết kế trình tự giảng dạy 98

3.1.4.

Phân bố trình tự giảng dạy 102

Thiết kế đề cương chi tiết các môn học

106

Biện pháp xây dựng cấu trúc khung chương trình đào tạo liên

thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO từ trình độ
cao đẳng 106
3.2.1.

So sánh mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của các chương trình
đào tạo

3.2.2.


106

So sánh chuẩn đầu ra chương trình đào tạo và khung chương

trình đào tạo giữa 2 bậc đào tạo đại học và cao đẳng 108
3.2.3.

Phân tích và so sánh nội dung các kiến thức của chương trình đào

tạo ngành công nghệ chế tạo máy giữa Trường Đại học Bách khoa TPHCM và
Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TPHCM
3.2.4.

121

Phân bố chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học ngành
công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO 126

3.3.

Biện pháp đánh giá về chương trình đào tạo liên thông trình độ

đại học ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO từ trình độ cao đẳng
127


3.3.1.

Tổ chức hội thảo chuyên gia đánh giá khung chương trình đào tạo


liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO từ
trình độ cao đẳng lần 1 127
3.3.2.

Tổ chức hội thảo chuyên gia đánh giá chương trình đào tạo liên

thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO từ trình độ
cao đẳng lần 2

130

Kết luận chương 3

135

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 136
CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
138
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

154

139


iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ABET

CAD/CAM
CDIO

CĐR
CNC
CNH
CTĐT
CTGD
DN
ĐH
ĐHCQ
ĐT
ĐTĐH
ĐTLT
GD
GD&ĐT
GDĐH
GDNN
GV
HĐH
LTĐH
MT
PI
STC
SV
TC
THCS
THĐG
THPT
TPHCM


:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

:
:

Accreditation Board for Engineering and Technology
Computer-Aided Design / Computer-Aided Manufacturing
Conceive Design Implement Operate
Cao đẳng
Chuẩn đầu ra
Computer Numerical Control
Công nghiệp hóa
Chương trình đào tạo
Chương trình giáo dục
Doanh nghiệp
Đại học
Đại học chính quy
Đào tạo
Đào tạo đại học
Đào tạo liên thông
Giáo dục
Giáo dục và Đào tạo
Giáo dục đại học
Giáo dục nghề nghiệp
Giảng viên
Hiện đại hóa
Liên thông đại học
Mục tiêu
Performance Indicator
Số tín chỉ
Sinh viên
Tín chỉ

Trung học cơ sở
Tổng hợp đánh giá
Trung học phổ thông
Thành phố Hồ Chí Minh


v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Các nhóm và phân mức độ, ý nghĩa đánh giá.......................................43

Bảng 2.2.

Bảng so sánh đánh giá về CTĐT ĐH ngành công nghệ chế tạo
máy của 3 trường ĐH tại thành phố Hồ Chí Minh...............................43

Bảng 3.1.

Quan hệ giữa chuẩn đầu ra của chương trình và mục tiêu cụ thể..........86

Bảng 3.2.

Bảng cấp độ nhận thức theo Bloom liên quan kiến thức và sự hiểu
biết.......................................................................................................88

Bảng 3.3.

Bảng đối chiếu mức chuẩn đầu ra cho chương trình đào tạo................89


Bảng 3.4.

Khảo sát ITU cho môn học An toàn và môi trường công nghiệp..........94

Bảng 3.5.

Khảo sát chuẩn đầu vào và chuẩn đầu ra cho môn học An toàn và
môi trường công nghiệp.......................................................................95

Bảng 3.6.

Tổng hợp kết quả khảo sát ITU của các môn học trong chương
trình đào tạo hiện hành.........................................................................96

Bảng 3.7.

Phân bổ khối kiến thức cho ngành công nghệ chế tạo máy tại
Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP Hồ Chí Minh.................................97

Bảng 3.8.

Đối sánh tín chỉ theo khối kiến thức so với các trường khác................97

Bảng 3.9.

Minh họa sơ đồ các khối kiến thức trong CTĐT..................................98

Bảng 3.10. Minh họa kiến thức và lập luận kiến thức trong CTĐT........................98
Bảng 3.11. Cấu trúc khung chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra mới sau
khi tái cấu trúc......................................................................................99

Bảng 3.12. Ma trận phân bố kiến thức các môn học theo chuẩn đầu ra mới.........101
Bảng 3.13. Phân bố tín chỉ cho các khối môn học................................................102
Bảng 3.14. Khung chương trình đào tạo trình độ cao đẳng ngành công nghệ
chế tạo máy theo tiếp cận CDIO của Trường Cao đẳng Lý Tự
Trọng TPHCM...................................................................................103
Bảng 3.15. Bảng đối sánh mục tiêu chung............................................................106
Bảng 3.16. Bảng đối sánh mục tiêu cụ thể............................................................107
Bảng 3.17. Bảng so sánh CĐR của 2 chương trình đào tạo..................................109
Bảng 3.18. Bảng so sánh khung CTĐT của 2 bậc học đại học và cao đẳng..........119


Bảng 3.19. Bảng so sánh khối kiến thức giữa trình độ ĐH và CĐ........................122
Bảng 3.20. Bảng tổng hợp các môn học của chương trình đào tạo liên
thông trình độ ĐH ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp
cận CDIO từ trình độ CĐ...................................................................125
Bảng 3.21. Bảng tổng hợp phiếu đánh giá phát triển khung chương trình
đào tạo liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo
máy theo tiếp cận CDIO từ trình độ cao đẳng....................................127
Bảng 3.22. Xếp loại theo tiêu chuẩn 1..................................................................131
Bảng 3.23. Xếp loại theo tiêu chuẩn 2..................................................................132
Bảng 3.24. Xếp loại theo tiêu chuẩn 3..................................................................133
Bảng 3.25. Xếp loại theo đánh giá tổng hợp.........................................................134


vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1.

Tổng hợp giá về CTĐT ĐH ngành công nghệ chế tạo máy của 3
trường ĐH tại thành phố Hồ Chí Minh............................................47


Biểu đồ 2.2.

Thực trạng về mục tiêu chương trình đào tạo liên thông hiện nay. . .49

Biểu đồ 2.3.

Thực trạng về yêu cầu tích hợp của các môn học và củng cố lẫn nhau
.........................................................................................................49

Biểu đồ 2.4.

Thực trạng về sự phân bố hợp lý giữa kiến thức cơ sở và chuyên
ngành trong chương trình đào tạo liên thông....................................50

Biểu đồ 2.5.

Thực trạng về sự phân bố hợp lý giữa lý thuyết và thực hành..........51

Biểu đồ 2.6.

Mức độ đồng ý về tính cập nhật của chương trình đào tạo liên thông
hiện nay............................................................................................51

Biểu đồ 2.7.

Mức độ đồng ý về tổ chức đào tạo của chương trình đào tạo liên
thông hiện nay..................................................................................52

Biểu đồ 2.8.


Mức độ hài lòng về chất lượng đào tạo của chương trình đào tạo liên
thông hiện nay..................................................................................53

Biểu đồ 2.9.

Mức độ vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp với chuẩn đầu
ra của môn học.................................................................................53

Biểu đồ 2.10. Mức độ đồng ý về nội dung giảng dạy phù hợp thực tiễn nghề nghiệp
của chương trình đào tạo hiện nay...................................................54
Biểu đồ 2.11. Mức độ đồng ý về nội dung giảng dạy phù hợp thực tiễn nghề nghiệp
của chương trình đào tạo liên thông hiện nay...................................55
Biểu đồ 2.12. Tổng hợp thực trạng về chương trình đào tạo liên thông trình độ đại
học ngành công nghệ chế tạo máy từ trình độ cao đẳng...................55
Biểu đồ 2.13. Mức độ đồng ý về tình hình giảng viên............................................56
Biểu đồ 2.14. Mức độ hài lòng hệ thống tư vấn, hỗ trợ..........................................57
Biểu đồ 2.15. Mức độ hài lòng về hệ thống tín chỉ.................................................57
Biểu đồ 2.16. Mức độ hài lòng về cơ sở vật chất....................................................58
Biểu đồ 2.17. Bổ sung kiến thức khởi nghiệp trong chương trình cho sinh viên....58
Biểu đồ 2.18. Đổi mới trong tổ chức đào tạo theo xu thế hội nhập quốc tế............59


Biểu đồ 2.19. Cần thiết chú trọng vận dụng phương pháp dạy học tích cực...........59
Biểu đồ 2.20. Cần thiết tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo.........60
Biểu đồ 2.21. Cần thiết chú trọng vận dụng phương pháp dạy học tích cực...........60
Biểu đồ 2.22. Cần thiết tăng cường đổi mới kiểm tra, đánh giá quá trình..............61
Biểu đồ 2.23. Tổng hợp đánh giá thực trạng về các điều kiện bảo đảm thực hiện
chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học ngành công nghệ
chế tạo máy hiện nay........................................................................61

Biểu đồ 2.24. Kiến thức khoa học tự nhiên............................................................63
Biểu đồ 2.25. Kiến thức cơ sở kỹ thuật..................................................................63
Biểu đồ 2.26. Kiến thức chuyên ngành...................................................................64
Biểu đồ 2.27. Kiến thức xã hội gắn với thế giới nghề nghiệp.................................65
Biểu đồ 2.28. Khả năng vận dụng các kiến thức vào công việc..............................65
Biểu đồ 2.29. Mức độ khả năng lập kế hoạch, tổ chức và quản lý công việc của
sinh viên trong chương trình đào tạo liên thông hiện nay................66
Biểu đồ 2.30. Mức độ đạt được trong khả năng giải quyết vấn đề chuyên ngành của
sinh viên hiện nay............................................................................67
Biểu đồ 2.31. Mức độ khả năng nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật của sinh viên trong
chương trình đào tạo liên thông hiện nay.........................................67
Biểu đồ 2.32. Khả năng làm việc độc lập...............................................................68
Biểu đồ 2.33. Đánh giá năng lực triển khai quy trình công nghệ của sinh viên hiện
nay...................................................................................................69
Biểu đồ 2.34. Đánh giá năng lực thiết kế kỹ thuật và chế tạo.................................69
Biểu đồ 2.35. Năng lực hình thành ý tưởng trong thiết kế và chế tạo.....................69
Biểu đồ 2.36. Thực trạng năng lực triển khai dự án thiết kế và chế tạo..................70
Biểu đồ 2.37. Năng lực vận hành dự án công nghệ chế tạo....................................70
Biểu đồ 2.38. Thực trạng năng lực tư duy phân tích bối cảnh liên quan nghề nghiệp
của sinh viên....................................................................................71
Biểu đồ 2.39. Thực trạng nhận thức tầm quan trọng mức độ khả năng sinh viên làm
việc hợp tác trong môi trường liên ngành........................................72


Biểu đồ 2.40. Tầm quan trọng mức độ khả năng giao tiếp của sinh viên trong môi
trường làm việc đa văn hóa..............................................................72
Biểu đồ 2.41. Tầm quan trọng về rèn luyện đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp. 73
Biểu đồ 2.42. Thực trạng thái độ, tác phong công nghiệp của sinh viên hiện nay. .74
Biểu đồ 2.43. Khả năng học tập ở bậc cao hơn......................................................74
Biểu đồ 2.44. Tổng hợp đánh giá thực trạng về kiến thức, kỹ năng và thái độ của

sinh viên với chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học ngành
công nghệ chế tạo máy từ trình độ cao đẳng....................................75


7
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1.

Mô hình tổng thể các thành tố của quá trình đào tạo............................20

Hình 1.2.

Các giai đoạn trong quá trình phát triển chương trình đào tạo..............26

Hình 1.3.

Mô hình phát triển CTĐT theo tiếp cận CDIO.....................................32

Hình 1.4.

Quy trình phát triển chương trình đào tạo trình độ đại học nhóm
ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO..........................35

Hình 3.1.

Ma trận phân bố môn học theo từng học kỳ.......................................105

Hình 3.2.

Phân bố chương trình đào tạo liên thông trình độ ĐH ngành công

nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO................................................126

Hình 3.3.

T1: Mục tiêu và các yêu cầu cấu trúc, nội dung chương trình đào
tạo; khả năng đánh giá........................................................................130

Hình 3.4.

T2: Khối lượng, cấu trúc các học phần và nội dung kiến thức bắt
buộc ở các học phần...........................................................................131

Hình 3.5.

T3: Hình thức văn bản chương trình khung và khả năng áp dụng
...........................................................................................................132

Hình 3.6.

T123: Đánh giá tổng hợp....................................................................133


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bước vào những thập niên đầu thế kỷ XXI, bối cảnh quốc tế và trong nước
vừa tạo thời cơ lớn, vừa đặt ra những thách thức không nhỏ cho nền giáo dục nước
ta trong quá trình đổi mới và phát triển hội nhập quốc tế. Xu hướng đổi mới giáo
dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội tốt để giáo dục Việt Nam nhanh
chóng tiếp cận với các xu thế mới, những quan niệm, phương thức tổ chức mới, tận

dụng được kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và phát triển, khắc phục nguy cơ tụt hậu
so với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, từng bước nâng cao trình
độ, uy tín và năng lực cạnh tranh của hệ thống giáo dục nước ta nói chung và
GDĐH nói riêng trong quá trình hội nhập với khu vực và quốc tế.
Công nghệ phát triển nhanh chóng nên kiến thức và kỹ năng của người đào tạo
phải được đổi mới và cập nhật liên tục. Toàn cầu hóa và phát triển kinh tế đất nước
đòi hỏi giáo dục cần cung cấp cho xã hội một lực lượng lao động có chất lượng cao
về kiến thức, kỹ năng và thái độ lao động tốt, đáp ứng nhu cầu và quyền được học tập
suốt đời cho mọi người, để tiến tới một nền giáo dục dân chủ, tiến bộ và hiện đại.
Sự thay đổi nhanh chóng của khoa học, công nghệ và sản xuất đòi hỏi người
lao động phải thường xuyên học tập và học tập suốt đời, nhằm không ngừng nâng
cao trình độ nghề nghiệp cũng như cơ hội để thay đổi việc làm. Ở Việt Nam, hàng
năm có hàng vạn người lao động ở các cấp trình độ khác nhau có nhu cầu đào tạo và
đào tạo lại để bổ sung kiến thức phục vụ cho công việc mà chính họ đang đảm trách
và cũng có hàng vạn người có nhu cầu học tập để nâng cao trình độ và khi cần có
thể giúp họ chuyển đổi nghề nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu đó và để hợp lý hóa quá
trình đào tạo liên tục giữa các cấp trình độ, ngày nay, ĐTLT được tiến hành trên
nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước phát triển.
Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn xã hội, nhu cầu ĐTLT của người học ở bậc đại
học nói chung và từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại học nói riêng, việc nghiên cứu
phát triển CTĐT liên thông là nhiệm vụ cấp bách của nhà trường. Tuy nhiên, việc
triển khai phát triển các CTĐT liên thông còn có nhiều khó khăn, gặp nhiều cản trở từ
thói quen, ý thức đổi mới, mức độ hiểu biết về cơ sở lý luận phát triển CTĐT. Phát
triển CTĐT liên thông ở cấp trường là một vấn đề còn khá mới mẻ đối với các nhà


2
trường ở nước ta hiện nay trong bối cảnh chương trình khung của Bộ GD&ĐT ban
hành đã bãi bỏ và các cơ sở đào tạo đại học được tự chủ trong đào tạo và phát triển
chương trình. Chương trình ĐTLT sẽ được phát triển theo một tiếp cận mới, đó là tiếp

cận năng lực, giúp người học không chỉ biết mà còn có thể làm được ở trong môi
trường lao động phù hợp với lĩnh vực mình được học. Chính vì vậy trong giai đoạn
đổi mới hiện nay, việc phát triển CTĐT liên thông là việc làm quan trọng và cần thiết
đối với các trường cao đẳng, đại học, bởi CTĐT liên thông sẽ quyết định đến chất
lượng GD&ĐT của mỗi trường. Đặc biệt trước xu thế phát triển của thế giới và Việt
Nam, việc liên thông đào tạo giữa các cấp học, bậc học trở thành đòi hỏi khách quan
của xã hội, cho phép công nhận và chuyển đổi kết quả học tập và rèn luyện của người
học từ một bậc học này tới một hoặc một số bậc học khác trong hệ thống đào tạo mà
không phải học lại từ đầu, nhất là đào tạo từ trình độ cao đẳng lên đại học.
Nhưng nhiều năm qua do cơ chế chính sách chưa hoàn thiện để có thể tạo ra
một hành lang pháp lý công nhận những kiến thức mà người học đã học qua, chưa
có những CTĐT liên thông được thiết kế theo các tiếp cận phát triển chương trình
hiện đại, phù hợp, gây khó khăn trong tổ chức và quản lý đào tạo, hạn chế về chất
lượng và gây lãng phí tốn kém thời gian công sức của người học, tiền bạc tài chính
của xã hội.
Tiếp cận CDIO đã và đang là xu hướng hiện đại trong phát triển CTĐT đại
học ngành kỹ thuật ở Mỹ và các nước có nền giáo dục kỹ thuật phát triển cao, phù
hợp với yêu cầu đào tạo nhân lực theo CĐR ở nước ta hiện nay. Tuy đã có nhiều
công trình nghiên cứu, luận án Tiến sĩ về phát triển CTĐT ở bậc đại học song chưa
có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về phát triển CTĐT liên thông trình độ đại
học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO.
Cũng như một số trường cao đẳng, đại học khác ở TPHCM, Trường Cao đẳng
Lý Tự Trọng TPHCM và Trường Đại học Bách khoa TPHCM đang có liên kết đào tạo
và có nhu cầu xây dựng CTĐT liên thông từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại học theo
tiếp cận CDIO một số ngành trong nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí.
Do đó, cần thiết phải nghiên cứu phát triển CTĐT liên thông trình độ đại học
nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO đáp ứng nhu cầu ĐTLT,
góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH



3
đất nước. Với những lý do trên, đề tài nghiên cứu được lựa chọn trong khuôn khổ
của luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và Lịch sử giáo dục là: “Phát triển
chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ
thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển CTĐT liên thông theo tiếp
cận CDIO và trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phát triển CTĐT liên thông trình
độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO tại Việt Nam.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Chương trình đào tạo trình độ CĐ/ĐH nhóm ngành
công nghệ kỹ thuật cơ khí trong hệ thống GD quốc dân.
Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp phát triển chương trình đào tạo liên thông
trình độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác ĐTLT ở bậc đại học tuy đã có những kết quả bước đầu song còn
gặp nhiều khó khăn, hạn chế và bất cập, đặc biệt về CTĐT liên thông. Chương trình
ĐTLT trình độ đại học ở Việt Nam chưa thực sự được xây dựng bài bản theo một
quy trình khoa học, hợp lý để đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn sản xuất và nhu cầu
xã hội. Nếu phát triển CTĐT liên thông trình độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ
thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO với một quy trình khoa học, hợp lý và phù hợp với
thực tiễn thì sẽ giúp các trường ĐH và CĐ đào tạo ra những sinh viên ngành công
nghệ kỹ thuật cơ khí có năng lực cao về thực hành thiết kế, vận hành, sáng tạo trong
môi trường sản xuất - dịch vụ công nghiệp hiện đại, sẽ góp phần đảm bảo và từng
bước nâng cao chất lượng ĐTLT trình độ đại học, đáp ứng với những thay đổi rất
nhanh của tiến bộ khoa học kỹ thuật và nhu cầu nhân lực kỹ thuật có trình độ cao
cho sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế của đất nước.
5. Nhiệm vụ và các nội dung nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển chương trình đào tạo bậc đại học;
Cách tiếp cận CDIO vào phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học

nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí.


4
5.2. Nghiên cứu khảo sát - đánh giá thực trạng chương trình đào tạo liên
thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy thuộc nhóm ngành công nghệ
kỹ thuật cơ khí tại các trường đại học, cao đẳng.
5.3. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp phát triển chương trình đào tạo liên
thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO.
5.4. Khảo nghiệm lấy ý kiến chuyên gia về các biện pháp đề xuất (nguyên
tắc, tiêu chuẩn, quy trình). Xây dựng dự thảo cấu trúc chương trình đào tạo liên
thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO giữa
Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TPHCM và Trường Đại học Bách khoa TPHCM.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Luận án tập trung nghiên cứu phát triển CTĐT liên thông trình độ đại học
ngành công nghệ chế tạo máy trong nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí.
- Phạm vi khảo sát một số trường đại học, cao đẳng ở khu vực TPHCM.
- Thời gian khảo sát trong các năm học 2016-2018.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận và cách tiếp cận
Luận án nghiên cứu dựa trên những quan điểm duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử với các cách tiếp cận chủ yếu sau:
- Tiếp cận hệ thống: Xem xét vấn đề nghiên cứu về phát triển CTĐT liên
thông trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và phân hệ GDĐH nói riêng. Hệ
thống CĐR, mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy
học và đánh giá trong cấu trúc chương trình. Vai trò, vị trí và các mối quan hệ của
CTĐT liên thông với các thành tố khác trong phương thức ĐTLT ở bậc đại học.
- Tiếp cận CDIO (Conceive - hình thành ý tưởng; Design - thiết kế ý tưởng;
Implement - thực hiện; Operate - vận hành) là một cách tiếp cận hệ thống, tổng thể
quá trình phát triển CTĐT liên thông, là cơ sở xác định CĐR về năng lực xã hội,

công nghệ và nghề nghiệp để thiết kế quy trình phát triển CTĐT liên thông nhóm
ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO theo một quy trình khoa học
hiện đại, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của xã hội và người sử dụng
lao động.


5
- Tiếp cận về thực tiễn: Trong lĩnh vực đào tạo, phát triển CTĐT liên thông
trình độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO sẽ đào
tạo SV phát triển toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực thực hành
nghề nghiệp và có ý thức trách nhiệm với xã hội, phù hợp với nhu cầu và điều kiện
thực tiễn ở các trường đại học, cao đẳng ở nước ta hiện nay.
- Tiếp cận phát triển: Nghiên cứu phát triển CTĐT liên thông trình độ đại
học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO theo chu trình phát
triển CTĐT ở bậc đại học, kế thừa và phát triển kinh nghiệm ở trong và ngoài nước
trong phát triển CTĐT theo tiếp cận CDIO.
- Tiếp cận liên thông: Bảo đảm sự kế thừa, kết nối các mục tiêu, CĐR, nội
dung và kết quả đào tạo trong chương trình liên thông giữa các cấp trình độ ĐTLT.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích, so sánh, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hóa các sách khoa
học chuyên khảo, công trình nghiên cứu, tài liệu lý luận trong nước và quốc tế về
CTĐT, phát triển CTĐT và cách tiếp cận hiện đại trong việc phát triển CTĐT liên
thông trình độ đại học theo tiếp cận CDIO.
7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Qua thu thập và xử lý thông tin - tư liệu,
khảo sát - điều tra để nghiên cứu thực trạng CTĐT liên thông trình độ đại học nhóm
ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí của các trường đại học tại TPHCM.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Tổng kết, nghiên cứu kết quả
khảo sát hiện hành góp phần làm rõ thực trạng vấn đề nghiên cứu, đồng thời đánh

giá kết quả để đề xuất các biện pháp phát triển CTĐT liên thông trình độ đại học
nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO.
Phương pháp điều tra: Điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp các
nhà khoa học, các GV đại học và cao đẳng, các nhà quản lý đào tạo, sinh viên năm
cuối và SV ra trường làm việc của một số trường đại học, cao đẳng tại TPHCM
nhằm tìm hiểu thực trạng CTĐT liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế
tạo máy của các trường đại học, cao đẳng tại TPHCM.


×