Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN TỔNG QUAN HỆ ĐIỀU HÀNH MSDOS VÀ LINUX PTIT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.17 KB, 18 trang )

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG

------o0o------

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN
ĐỀ SỐ 3: MS-DOS VÀ LINUX

Mơn học: Hệ điều hành
Giảng viên: Đỗ Tiến Dũng
Nhóm thực hiện: Nhóm 11

Phan Tuấn Anh

B18DCAT012

Hồng Đình Nam B21DCCN544
Hà Nhật Minh
Nguyễn


B21DCAT130

Trọng B21DCCN799

Hà Nội - 2023


MỤC LỤC
........................................................................................................................................... 0
MỤC LỤC......................................................................................................................... 1


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ............................................................................................2
1.

2.

3.

Hệ điều hành MS-DOS..............................................................................................3
1.1.

Lịch sử và các phiên bản chính của MS-DOS.....................................................3

1.2.

Cấu trúc hệ thống và cách MS-DOS quản lý tài nguyên......................................5

1.3.

Các lệnh và tính năng Shell của MS-DOS...........................................................7

1.4.

Game trên MS-DOS............................................................................................9

Hệ điều hành Linux..................................................................................................10
2.1.

Lịch sử và các phiên bản chính của MS-DOS...................................................10

2.2.


Cấu trúc hệ thống và cách Linux quản lý tài nguyên.........................................12

2.3.

Các lệnh và tính năng Shell của Linux..............................................................13

So sánh MS-DOS và Linux......................................................................................16

1


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Giao diện MS-DOS phiên bản 1.0.................................................................4
Hình 1.2. Giao diện quản lý file....................................................................................5
Hình 1.3. Giao diện Shell..............................................................................................6

2


1. Hệ điều hành MS-DOS
1.1. Lịch sử và các phiên bản chính của MS-DOS

MS-DOS (Microsoft Disk Operating System) là một hệ điều hành đơn giản và
hạn chế, chủ yếu được sử dụng trong giai đoạn đầu của máy tính cá nhân. Một số hạn
chế về quản lý tài nguyên và bộ nhớ đã làm cho nó dần bị thay thế bởi các hệ điều
hành khác, như các phiên bản sau của Windows và các hệ điều hành dựa trên Unix
như Linux.
1.1.1. Lịch sử
 MS-DOS xuất hiện lần đầu vào năm 1981, khi Microsoft mua lại một phiên

bản của hệ điều hành QDOS (Quick and Dirty Operating System) từ Seattle
Computer Products.
 Phiên bản đầu tiên của MS-DOS là MS-DOS 1.0, được phát hành cùng với
IBM PC vào năm 1981.
 MS-DOS phát triển và trở thành hệ điều hành tiêu chuẩn trên nhiều máy tính
cá nhân trong vài thập kỷ sau đó.
1.1.2. Các phiên bản chính
 MS-DOS 1.0 (1981): Phiên bản ban đầu, cung cấp các lệnh cơ bản để quản
lý tập tin và thư mục.

3


Hình 1.1.1.1.a.1. Giao diện MS-DOS phiên bản 1.0










MS-DOS 2.0 (1983): Đã bổ sung hỗ trợ cho đĩa mềm 5.25inch và thêm
nhiều lệnh mới.
MS-DOS 3.0 (1984): Bổ sung hỗ trợ cho đĩa cứng và hệ thống file FAT
(File Allocation Table).
MS-DOS 3.3 (1987): Phiên bản này cung cấp hỗ trợ cho quyền truy cập đa
người dùng và nhiều cải tiến khác.

MS-DOS 4.0 (1988): Phiên bản này đã bị hủy bỏ hoặc không phát hành rộng
rãi do các vấn đề kỹ thuật.
MS-DOS 5.0 (1991): Bổ sung nhiều tính năng mới, bao gồm lệnh DOSKEY,
quản lý bộ nhớ cải tiến, và hỗ trợ cho dòng lệnh bám sát hơn vào hệ thống
Windows.
MS-DOS 6.0 (1993): Cung cấp các công cụ bảo mật và kiểm tra lỗi ổ cứng,
lệnh DoubleSpace cho việc nén dữ liệu, và nhiều cải tiến hơn cho Shell.
MS-DOS 6.22 trở về sau: Microsoft chuyển sang phát triển Windows NT
dựa trên hạ tầng hệ điều hành mới. MS-DOS 6.22 vẫn được sử dụng trên
nhiều máy tính cá nhân cho đến khi nó dần dần bị thay thế bởi hệ điều hành
Windows 9x (Windows 95, 98) trong những năm 1990 và cuối cùng bởi hệ
điều hành Windows XP và sau này.

4


1.2. Cấu trúc hệ thống và cách MS-DOS quản lý tài nguyên

Hình 1.1.1.1.a.2. Giao diện quản lý file
1.2.1. Cấu trúc hệ thống
 MS-DOS là một hệ điều hành dựa trên dịng lệnh (Command Line Interface
- CLI). Nó hoạt động dựa trên các lệnh nhập vào từ bàn phím.
 MS-DOS khơng có giao diện đồ họa (GUI) như các phiên bản sau của
Windows.
 Hệ thống file trong MS-DOS sử dụng hệ thống file FAT (File Allocation
Table), ban đầu là FAT12, sau đó FAT16.
1.2.2. Quản lý tài nguyên
 MS-DOS quản lý tài nguyên cơ bản trên máy tính cá nhân, bao gồm ổ cứng,
đĩa mềm, và bộ nhớ RAM.
 MS-DOS quản lý tập tin và thư mục bằng cách sử dụng hệ thống file FAT,

trong đó mỗi tệp và thư mục được đánh dấu bằng một mục trong bảng FAT.
 Hệ thống file FAT của MS-DOS không hỗ trợ quyền truy cập cụ thể hoặc
kiểm soát truy cập nâng cao. Tất cả người dùng có quyền truy cập vào tất cả
tệp và thư mục (khơng có hệ thống phân quyền).
1.2.3. Các hàm Shell

5


Hình 1.1.1.1.a.3. Giao diện Shell





MS-DOS cung cấp một dịng lệnh (Command Prompt) để tương tác với hệ
thống. Giao diện dòng lệnh này khơng có các tính năng đồ họa như GUI của
hệ điều hành hiện đại.
Một số lệnh Shell phổ biến trong MS-DOS bao gồm DIR (xem danh sách
các tệp và thư mục), CD (thay đổi thư mục), COPY (sao chép tệp), DEL
(xóa tệp), REN (đổi tên tệp), và FORMAT (định dạng đĩa).

1.2.4. Quản lý bộ nhớ
 MS-DOS quản lý bộ nhớ bằng cách phân chia bộ nhớ RAM thành hai phần:
phần cho hệ thống (conventional memory) và phần mở rộng (upper
memory).
 Phần "conventional memory" giới hạn trong việc quản lý bộ nhớ, việc sử
dụng nó cho các ứng dụng và drivers có thể gây xung đột và cạnh tranh.

1.2.5. Quản lý ổ cứng

 Quá trình định dạng đĩa từ (Đĩa mềm hay đĩa cứng logic) trong MS-DOS sẽ
chia không gian đĩa đó ra làm 2 phần cơ bản là: Vùng hệ thống (System
Area) và vùng dữ liệu (Data Area). Đồng thời hệ thống ghi các thông tin cần
6





thiết vào vùng hệ thống để chuẩn bị cho việc lưu trữ và quản lý dữ liệu sau
này.
Vùng dữ liệu: gồm các block (cluster) có kích thước bằng nhau và được
đánh địa chỉ (12 hay 16 bit)để phân biệt. Đây chính là các cluster trên đĩa.
Vùng hệ thống: Bao gồm các thành phần như Boot Sector; bảng FAT1; bảng
FAT2; Root Directory(RD). chứa các chương trình, các thơng tin liên quan
đến file, directory để giúp hệ điều hành quản lý các file và directory sau này.

1.2.6. Quản lý file
 MS-DOS sử dụng dòng lệnh để quản lý tệp và thư mục. Người dùng phải sử
dụng các lệnh như COPY, REN, DEL, MKDIR (tạo thư mục mới), và
RMDIR (xóa thư mục) để quản lý file và thư mục.
 Hệ thống file FAT trong MS-DOS quản lý vị trí và trạng thái của các tập tin


trên đĩa.
MS-DOS quản lý tài nguyên cơ MS-DOS không hỗ trợ quản lý phân quyền
truy cập hoặc kiểm sốt truy cập cao cấp. Tất cả người dùng có quyền truy
cập vào tất cả tệp và thư mục.

1.3. Các lệnh và tính năng Shell của MS-DOS











Xcopy: sao chép được 1 hay nhiều tệp hay cây từ vị trí này sang vị trí khác
Vsafe: dùng để khởi động VSafe, hệ thống bảo vệ khỏi virus an toàn.
Vol: Lệnh vol cho thấy volume label và số seri của một đĩa đã xác định, giả
sử rằng thông tin này tồn tại.
Verify: Lệnh verify được sử dụng để kích hoạt hoặc vơ hiệu hóa khả năng
của Command Prompt hoặc MS-DOS, để xác minh các tệp được ghi chính
xác vào đĩa.
Ver: Lệnh ver được sử dụng để hiển thị số phiên bản MS-DOS hiện hành.
Unformat: Lệnh unformat được sử dụng để hoàn tác việc định dạng trên một
ổ đĩa được thực hiện bằng lệnh format MS-DOS.
Undelete: Lệnh undelete được sử dụng để hoàn tác việc xóa được thực hiện
bằng lệnh delete MS-DOS.
Type: Lệnh type được sử dụng để hiển thị thông tin chứa trong một tập tin
văn bản.

7


















Tree: Lệnh tree được sử dụng để hiển thị đồ họa cấu trúc thư mục của một ổ
đĩa hoặc đường dẫn được chỉ định.
Time: Lệnh time được sử dụng để hiển thị hoặc thay đổi thời gian hiện tại.
Sys: Lệnh sys được sử dụng để sao chép các tập tin hệ thống MS-DOS và
thông dịch lệnh vào một ổ đĩa.
Lệnh sys được sử dụng thường xuyên nhất để tạo một đĩa hoặc ổ cứng khởi
động đơn giản.
Subst: Lệnh subst được sử dụng để liên kết đường dẫn nội bộ với một ký tự
ổ đĩa. Lệnh subst giống như lệnh net use trong Windows ngoại trừ một
đường dẫn nội bộ được sử dụng thay vì một đường dẫn mạng chia sẻ. Lệnh
subst thay lệnh assign trong phiên bản MS-DOS 6.0.
Sort: Lệnh sort được sử dụng để đọc dữ liệu từ một đầu vào được chỉ định,
sắp xếp dữ liệu, và trả lại kết quả của loại dữ liệu đó tới màn hình Command
Prompt, tệp tin, hoặc thiết bị đầu ra khác.
Smartdrv: Lệnh smartdrv cài đặt và cấu hình SMARTDrive, một tiện ích lưu
trữ ổ đĩa cho MS-DOS.
Shift: Lệnh shift được sử dụng để thay đổi vị trí các tham số có thể thay thế

trong một tệp batch hoặc script.
Share: Lệnh share được sử dụng để cài đặt chức năng khóa tập tin và chia sẻ
tập tin trong MS-DOS.
Setver: Lệnh server được sử dụng để đặt số phiên bản MS-DOS mà MSDOS báo cáo cho một chương trình.
Set: Lệnh set được sử dụng để hiển thị, bật, hoặc vô hiệu các biến môi
trường trong MS-DOS hoặc từ Command Prompt.
Scandisk: Lệnh scandisk được sử dụng để khởi động Microsoft ScanDisk,
một chương trình sửa chữa ổ đĩa

8


1.4. Game trên MS-DOS


Grand Theft Auto:



WarCraft II: Tides of Darkness:

9




Mortal Kombat II:

2. Hệ điều hành Linux
Linux là một hệ điều hành máy tính được phát triển từ năm 1991 dựa trên hệ

điều hành Unix và bằng viết bằng ngôn ngữ C. Do Linux được phát hành miễn phí và
có nhiều ưu điểm vượt trội nên Linux vẫn giữ được một chỗ đứng vững chắc trong
lòng người dùng trước các ông lớn như Windows hay macOS.
2.1. Lịch sử và các phiên bản chính của MS-DOS
2.1.1. Lịch sử
Lịch sử của Linux bắt đầu vào năm 1991 với sự bắt đầu của một dự án cá nhân
của sinh viên Phần Lan Linus Torvalds để tạo ra một hạt nhân hệ điều hành tự do mới.
Kể từ đó, các kết quả của Linux Kernel đã được tăng trưởng liên tục trong suốt lịch
sử của nó. Kể từ khi phát hành mã nguồn của nó lần đầu vào năm 1991, nó đã phát
triển từ một số nhỏ các tập tin viết bằng C đến các phiên bản 3.10 vào năm 2013 với
hơn 16 triệu dòng mã nguồn, và đến bản phát hành 4.15 năm 2008 nó đã lên có 23.3
triệu dịng lệnh.
2.1.2. Các phiên bản chính
1) Ubuntu
Đây được xem là bản phân phối được nhiều người biết nhất của Linux.
Ubuntu được tạo ra nhằm giúp mang đến cho người sử dụng những trải
nghiệm tốt nhất cả trên máy tính lẫn máy chủ.

10


Hiện nay, Ubuntu được cải tiến khá nhiều để phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Tuy thế, nó vẫn khơng làm mất đi ý nghĩa của mục tiêu ban đầu.
2) Linux Mint
Nếu như Ubuntu là cái tên quen thuộc, phổ biến nhất của hệ điều hành
Linux thì Linux Mint lại là bản phân phối nhận được sự yêu thích nhất của
người dùng. Phiên bản này được xây dựng dựa trên nền tảng Ubuntu. Vì thế,
nó kế thừa được những ưu điểm của “đàn anh” và mang đến trải nghiệm
vượt trội cho người sử dụng.
3) Debian

Phiên bản Debian gồm các phần mềm mã nguồn mở miễn phí rất được
lập trình viên u thích. Tuy thường xun có bản cập nhật mới nhưng
Debian lại có nhược điểm là cập nhật chậm so với các phiên bản khác của
Linux.
4) Hệ điều hành Linux phiên bản Fedora
Fedora tuy gây ra một số khó khăn cho người dùng khi cài đặt trình điều
khiển đồ họa. Thế nhưng nó lại hồn tồn miễn phí nên cũng rất đáng để
dùng. Hiện nay, Fedora thường xuyên cải tiến để mang đến sự trải nghiệm
dễ dàng, thuận tiện hơn.
5) CentOS/Red Hat Enterprise Linux
Đây là bản phân phối thương mại cho máy chủ và máy trạm. Phiên bản
này phát triển dựa trên nền tảng Fedora nhưng mang tính ổn định hơn và
được hỗ trợ lâu dài.
6) OpenSUSE/SUSE Linux Enterprise
Bản phân phối này được đánh giá khá mạnh trong các phiên bản của
Linux. Bên cạnh đó, OpenSUSE cịn rất thân thiện, giúp người dùng dễ dàng
sử dụng.
7) Mageia/Mandriva
Phiên bản Mageia được xem là “đàn anh” trong các bản phân phối của
Linux. Nó có thiết kế giản đơn, linh hoạt và gọn nhẹ nhất có thể. Ngồi ra,
Mageia cịn có ưu điểm là cung cấp những tệp cấu hình sạch để người dùng
11


dễ dàng chỉnh sửa tùy ý.
8) Slackware Linux
Slackware là phiên bản lâu đời nhất của Linux và hiện nay nó vẫn được
sử dụng. Cũng như các bản phân phối khác, Slackware thường xuyên phát
hành những bản nâng cấp, cải tiến.
9) Puppy Linux

Bản phân phối Puppy Linux được phát triển dựa trên nền tảng
Slackware. Mục tiêu của Puppy Linux là gọn, nhẹ nhưng vẫn có khả năng
hoạt động mượt trên mọi máy tính, đặc biệt là các máy tính đời cũ.

12


2.2. Cấu trúc hệ thống và cách Linux quản lý tài nguyên
2.2.1. Cấu trúc hệ thống Linux
 Linux sử dụng một cấu trúc hệ thống file có thứ bậc, mà giống một cấu trúc
cây từ trên xuống dưới, với root (/) tại cơ sở của hệ thống file và tất cả các
thư mục khác trải ra từ đó.
 Một hệ thống file là một tập hợp của các file và thư mục mà có các đặc tính
sau:
 Nó có một thư mục gốc (/) mà chứa các file và thư mục khác.
 Mỗi file và thư mục được xác định duy nhất bởi tên của nó, thư
mục mà trong đó nó cư trú, và một sự nhận diện duy nhất, được gọi
theo cách đặc trưng là inode.
 Theo quy ước, thư mục gốc có số inode là 2 và thư mục lost+found
có số inode là 3. Số inode 0 và 1 khơng được sử dụng. Các số inode
có thể được gửi bởi trình xác định trong chức năng -i của lệnh ls.
 Nó có đặc tính khác nữa là tự chứa. Khơng có sự phụ thuộc giữa một
hệ thống file này với một hệ thống file khác.
 Hệ thống file của Linux hỗ trợ thư mục con, tạo cấu trúc phân tầng,
và cho phép quản lý tập tin và thư mục một cách linh hoạt.

2.2.2. Quản lý tài nguyên
 Linux hỗ trợ quản lý tài nguyên phức tạp.
 Kernel được xem là cốt lõi quan trọng của hệ điều hành Linux hoặc ta có thể
nói phần quan trọng nhất của hệ điều hành Linux là Kernel. Nó cho phép các

thiết bị và phần mềm giao tiếp với nhau. Nó cũng quản lý tài nguyên hệ
thống.
 Kernel Linux có các chức năng.
2.2.3. Quản lý bộ nhớ
Là một chức năng khác mà Kernel phải quản lý. Kernel giám sát bộ nhớ đã sử
dụng và chưa sử dụng và đảm bảo rằng các tiến trình khơng sử dụng địa chỉ bộ nhớ ảo
để thao tác dữ liệu của nhau.
2.2.4. Quản lý quy trình

13


Kernel quản lý phân bổ đủ thời gian và mức độ ưu tiên cho các quy trình trước
khi xử lý CPU cho các quy trình khác trong một quy trình. Nó cũng xử lý thơng tin
nhạy cảm và độc quyền, xử lý thông tin bảo mật và quyền sở hữu.
2.3. Các lệnh và tính năng Shell của Linux


Để vào hệ thống file:
 pwd: đưa ra ngồi màn hình thư mục đang hoạt động (ví dụ: /etc/ssh).
 cd: thay đổi thư mục (ví dụ: cd ../ – ra một cấp thư mục hiện tại; cd
vidu – vào thư mục /vidu).
 ls: đưa ra danh sách nội dung thư mục.
 mkdir: tạo thư mục mới (mkdir tên_thumuc).
 touch: tạo file mới (touch ten_file).
 rmdir: bỏ một thư mục (rmdir ten_thumuc).
 cp: copy file hoặc thư mục (cp file_nguồn file_đích).
 mv: di chuyển file hoặc thư mục; cũng được dùng để đặt lại tên file
hoặc thư mục (mv vị_trí_cũ vị_trí_mới hoặc mv tên_cũ tên_mới).
 rm: loại bỏ file (rm tên_file).




Để tìm kiếm file:
 grep < tiêu chuẩn tìm kiếm>: để tìm nội dung trong file.



Để xem một file:
 more <tên file>: hiển thị file theo từng trang.
 cat < tên file>: hiển thị tất cả file.
 head < tên file>: hiển thị các dòng đầu tiên.
 tail < tên file>: hiển thị các dịng cuối cùng (có thể hữu ích trong
những trường hợp như khi bạn muốn xem thông tin cuối cùng của
một file hệ thống).
Để chỉnh sửa file, bạn phải sử dụng trình soạn thảo tích hợp sẵn trên dịng
lệnh. Thơng thường, đây là vi và được dùng với cú pháp: vi <tên file>.





Để giải nén một lưu trữ (thơng thường có đuôi tar.gz), bạn phải dùng lệnh
tar với cú pháp: tar -xvf <tên_file>.



Để in một file, dùng lệnh lpr <tên_file>. Chú ý là bạn phải có một số
daemon hoạt động để quản lý máy in. Thông thường đây là các cup (chủ yếu
14



là UNIX Printing System) có thể sử dụng cho tất cả các phân phối chính.


Để loại bỏ file khỏi hàng đợi ở máy in (bạn có thể lên danh sách hàng đợi
bằng lệnh lpq), sử dụng câu lệnh lprm <tên_file>.



Để lắp hoặc gỡ bỏ thiết bị (thêm vào hệ thống file với vai trò như một
phương tiện được phép sử dụng), dùng:
 mount /mnt/floppy: lắp thêm ổ mềm.
 umount /mnt/floppy: gỡ bỏ ổ mềm.
 mount /mnt/cdrom: lắp ổ CD-ROM.
 mount /mnt/cdrom: gỡ ổ DC-ROM.



Để tạo một phân vùng:
 Đầu tiên, tạo một thư mục trong /mnt (mkdir /mnt/ổ_đĩa_mới).
 Sau đó sử dụng lệnh mount (mount /dev/source /mnt/ ổ_đĩa_mới),
trong đó /dev/source là thiết bị (tức phân vùng) bạn muốn lắp thêm
vào hệ thống file.
 Nếu muốn kết nối tới một host từ xa, sử dụng lệnh ssh. Cú pháp là
ssh <tên_host>.



Quản lý hệ thống:

 ps: hiển thị các chương trình hiện thời đang chạy (rất hữu ích: ps là
cái nhìn tồn bộ về tất cả các chương trình).
 top: nó đưa ra thông tin về tất cả tài nguyên hệ thống, các tiến trình
đang chạy, tốc độ load trung bình
 uptime: thể hiện thời gian của hệ thống và tốc độ load trung bình
trong khoảng thời gian đó, trước đây là 5 phút và 15 phút.
 free: hiển thị thông tin trên bộ nhớ hệ thống.
 ifconfig <tên_giao_diện>: để xem thông tin chi tiết về các giao diện
mạng; thông thường giao diện mạng ethernet có tên là eth().
 passwd: cho phép bạn thay đổi mật khẩu (passwd
người_dùng_sở_hữu_mật_khẩu hoặc tên người dùng khác nếu bạn
đăng nhập hệ thống với vai trò root).
 useradd: cho phép bạn thêm người dùng mới (xem man useradd).



Để thốt hay đóng shell, gõ exit hoặc logout.
15


16


3. So sánh MS-DOS và Linux
MS-DOS

Linux

Cấu trúc hệ MS-DOS có một cấu trúc hệ
thống

thống đơn giản và phẳng. Nó
khơng hỗ trợ việc quản lý
nhiều tập tin và thư mục ở
mức độ phức tạp.

Linux sử dụng mơ hình thư mục
dạng cây với thư mục gốc (/) và các
thư mục con. Hệ thống file của Linux
hỗ trợ thư mục con, tạo cấu trúc phân
tầng, và cho phép quản lý tập tin và
thư mục một cách linh hoạt.

Quản lí tài
nguyên

MS-DOS quản lý tài ngun
máy tính một cách đơn giản.
Nó khơng có cơ chế bảo vệ tài
nguyên hoặc quản lý nhiều tác
vụ cùng lúc.

Linux hỗ trợ quản lý tài nguyên phức
tạp, bao gồm quản lý nhiều tiến trình
đồng thời, quản lý bộ nhớ ảo, quản lý
quyền truy cập tài nguyên dựa trên
phân quyền.

Các hàm
Shell


MS-DOS sử dụng Command
Prompt và có một số lệnh
dịng lệnh cơ bản như dir, cd,
copy, move, và del.

Linux sử dụng các shell như Bash,
Zsh, hoặc Fish, cung cấp một loạt
lệnh mạnh mẽ và phong phú để quản
lý hệ thống, xử lý văn bản, và thực
hiện các tác vụ phức tạp.

Quản lý bộ MS-DOS quản lý bộ nhớ theo
nhớ
cách đơn giản và có hạn chế,
khơng hỗ trợ bộ nhớ ảo.

Linux sử dụng bộ nhớ ảo và hỗ trợ
quản lý bộ nhớ dựa trên cơ chế phân
trang và phân đoạn, cho phép chia sẻ
và bảo vệ bộ nhớ hiệu quả.

Quản lý
file

MS-DOS sử dụng FAT (File
Allocation Table) hoặc NTFS
(New Technology File
System) cho việc quản lý file.
Nó hỗ trợ các tập tin và thư
mục cơ bản.


Linux sử dụng hệ thống file ext4 hoặc
các hệ thống file khác như Btrfs hoặc
XFS. Hệ thống file của Linux hỗ trợ
các tính năng nâng cao như phân
quyền, liên kết tập tin, và quản lý file
mạnh mẽ.

Đặc điểm

MS-DOS là hệ thống đơn
nhiệm, khơng hỗ trợ mạng,
khơng có giao diện đồ họa
(GUI).

Linux là hệ thống đa nhiệm, hỗ trợ
mạng, và có thể sử dụng các giao diện
đồ họa như GNOME hoặc KDE.

17



×