Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI. VAI TRÒ ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 37 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


BÀI TẬP LỚN
MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI
LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỢI. VAI TRỊ ĐỢI NGŨ TRÍ THỨC TRONG CUỘC
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 HIỆN NAY
LỚP: L04 --- NHĨM: 07 --- HK 222
NGÀY NỢP ………………
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đặng Kiều Diễm
Sinh viên thực hiện

Mã số sinh viên

Nguyễn Xuân Huy

2113528

Trần Văn Đăng Khoa

2113778

Trần Hồng Lam

2110309

Phạm Thụy Khánh Linh


2110324

Đặng Thị Hồng Ngát

2114142

Đào Ngọc Thùy

2110569

Thành phố Hồ Chí Minh – 2023

Điểm số


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHĨM VÀ BẢNG ĐIỂM BTL
Mơn: CHỦ NGHĨA XÃ HỢI KHOA HỌC (MSMH: SP1035)
Nhóm/Lớp: L04 Tên nhóm: 07 HK 222 Năm học 2022 - 2023
Đề tài:
LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI. VAI TRỊ CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TRONG
CUỘC CÁCH MẠNG CƠNG NGHIỆP 4.0 HIỆN NAY

STT

Mã số SV


Họ

Tên

Nhiệm vụ được phân công

% Điểm Điểm
BTL

1

2113528

Nguyễn Xuân

Huy

Phần 2.2.2

100%

2

2113778

Trần Văn Đăng

Khoa


Phần 2.3

100%

3

2110309

Trần Hồng

Lam

Phần mở đầu, kết luận

100%

4

2110324

Phạm Thụy Khánh

Linh

Phần 2.1

100%

5


2114142

Đặng Thị Hồng

Ngát

Phần 2.2.1

100%

6

2110569

Đào Ngọc

Thùy

Chương 1

100%

Ký tên

BTL

Họ và tên nhóm trưởng:........................Trần Văn Đăng Khoa.........................., Số ĐT: ............0834520369..........Email:
Nhận xét của GV: .........................................................................................................................................................................................................................



.........................................................................................................................................................................................................................................................
GIẢNG VIÊN

NHÓM TRƯỞNG

(Ký và ghi rõ họ, tên)

(Ký và ghi rõ họ, tên)


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Th.s. Đặng Kiều Diễm đã tận tình
dạy bảo, hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu môn học Chủ
nghĩa xã hội khoa học cũng như thực hiện Bài tập lớn. Cô đã giúp chúng em hiểu được sự
tốt đẹp và nhân đạo mà Chủ nghĩa xã hội mang lại, là hình thái xã hội cao nhất mà nhân
loại hướng đến, xã hội khơng cịn bóc lột giữa người với người. Thêm vào đó, Cơ cũng
dạy chúng em rõ ràng về tầm quan trọng của liên minh giai cấp, lấy lực lượng cơng nhân
là nịng cốt nhưng cần sự kết hợp hài hòa với những tầng lớp khác trong xã hội để phát
triển bền vững. Sau khi được tiếp xúc với đề tài này, chúng em một lần nữa xin cảm Cô
đã cho chúng em cơ hội để tự tìm tịi, khám phá và mở rộng kiến thức của bản thân.
Cõ lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân con người luôn tồn
tại những hạn chế nhất định. Chúng em biết rằng trong suốt quá trình làm việc, nhóm
khơng thể tránh khỏi những thiết sót, bất cập. Tuy nhiên, chúng em sẽ ngày càng cố gắng
hoàn thiện bản thân hơn và cũng mong nhận được những đóng góp q giá từ Cơ để học
hỏi thêm nhiều điều thú vị.
Một lần nữa, nhóm 07 chúng em gửi đến Cô lời cảm ơn chân thành nhất!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 02 năm 2023
Ký tên
Nhóm 07



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................. 1
1.

Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1

2.

Nhiệm vụ của đề tài...............................................................................................2

PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................. 3
Chương 1. LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ
LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỢI .........................................................................................3
1.1.

Những khái niệm cơ bản ................................................................................3

1.2.

Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh liên minh giai cấp, tầng

lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ..........................................................4
1.2.1.

Tính tất yếu của liên minh liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời ký

quá độ lên chủ nghĩa xã hội..................................................................................4
1.2.2.


Cơ sở khách quan của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá

độ lên chủ nghĩa xã hội .........................................................................................7
1.3.

Nội dung cơ bản của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên

chủ nghĩa xã hội .........................................................................................................7
Chương 2. VAI TRỊ ĐỢI NGŨ TRÍ THỨC TRONG C̣C CÁCH MẠNG
CƠNG NGHIỆP 4.0 HIỆN NAY .................................................................................9
2.1.

Khái quát về đội ngũ trí thức và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 .............9

2.1.1.

Khái quát về đội ngũ tri thức.................................................................9

2.1.2.

Khái quát về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0...................................11

2.2.

Vai trị đội ngũ trí thức trước cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 ...............14

2.2.1.

Những thành tựu đạt được và nguyên nhân ......................................14


2.2.2.

Những khó khăn và nguyên nhân .......................................................21

2.3.

Đề xuất giải pháp nâng cao vai trị đội ngũ trí thức trong thời gian tới ....25

KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 30


DANH MỤC HÌNH ẢNH


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc đấu tranh bền bỉ, kiên trì, đầy khó khăn đem lại tự
do cho nhân dân. Để góp phần làm cho nhà nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển
vững mạnh, việc hình thành khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và các tầng lớp lao động khác trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng.
Trong nghiên cứu thực tiễn các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại
sự áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản ở châu Âu, Mác và Ăngghen đã chỉ ra nhiều lý luận
nền tảng định hướng cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đi đến thắng lợi. Các ông
nhận định, vấn đề liên minh giữa giai cấp vô sản và các tầng lớp khác trong xã hội, nhất
là giai cấp nơng dân trở thành vấn đề có tính sống cịn đối với cuộc đấu tranh cách mạng
của giai cấp vô sản.
Theo Mác và Ăngghen, sự ra đời của khối liên minh cơng – nơng – trí thức là một tất

yếu, trong một số nước nông nghiệp đại đa số dân chúng là nơng dân thì vấn đề giai cấp
cơng nhân liên minh với họ là điều tất yếu. Nguyên tắc cao nhất của cách mạng là duy trì
khối liên minh giữa giai cấp vô sản và nông dân để giai cấp vơ sản có thể giữ được vai trị
lãnh đạo và chính quyền nhà nước. Hầu hết những luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
về liên minh giai cấp, tầng lớp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa cho đến nay vẫn còn
nguyên giá trị.
Ở mọi thời đại lịch sử, tri thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội. Đội ngũ trí thức là lực
lượng nịng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức. Đặc biệt, trong bối cảnh mà các cuộc Cách
mạng Khoa học - Kỹ thuật phát triển như vũ bão, nhân loại đang ở bước đầu cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0, công nghệ liên kết thế giới thực và ảo. Ở thời kỳ đề cao sức mạnh
của máy móc, số hố, trí tuệ nhân tạo thì liên minh giai cấp càng thể hiện rõ vai trị của
mình. Đặc biệt ở các nước đang trong thời kỳ quá độ, đây là cơ hội ngàn vàng để đẩy
mạnh kinh tế, rút ngắn q trình hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa đất nước. Hơn thế nữa,
đối với những nước đã và đang phát triển trên thế giới, cách mạng công nghiệp 4.0 hứa
hẹn sẽ là một bước đột phá lớn giúp cho quốc gia nâng tầm ảnh hưởng. Và trong cuộc
đua kỹ thuật số, để đạt được sự thành cơng mĩ mãn, vững chắc cần sự đồn kết, nỗ lực,

1


đóng góp của tồn thể nhân dân và cả lãnh đạo, trong đó, có thể thấy, đội ngũ trí thức
đứng một vị trí khơng thể thay thế được.
Như vậy, liên minh giai cấp thức là vấn đề lâu dài, là một trong những con đường hoàn
thiện cơ cấu xã hội giai cấp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, nhằm tìm ra
những thuận lợi, thách thức và thực trạng của khối liên minh hiện nay, góp phần làm cơ
sở hoạch định các chính sách và biện pháp để phát huy tối đa vai trò của những tầng lớp
trong xã hội, đặc biệt, trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển hiện nay, đội ngũ trí
thức đứng một vị trí rất quan trọng giúp nâng tầm sức mạnh của các quốc gia trên tồn
thế giới. Chính vì những lý do cấp thiết trên, nhóm tác giả quyết định chọn đề tài “Liên
minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vai trò đội ngũ trí

thức trong cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 hiện nay” với mong muốn làm rõ khía
cạnh liên minh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và chỉ rõ vai trò quan
trọng của tầng lớp tri thức trong cuộc đua kết nối thế giới thực - ảo.
2. Nhiệm vụ của đề tài
Thứ nhất, nắm vững được các khác niệm về giai cấp, tầng lớp; cơ cấu xã hội; cơ cấu
xã hội - giai cấp.
Thứ hai, làm rõ được tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh giai cấp, tầng lớp
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Thứ ba, xác định được nội dung cơ bản của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Thứ tư, khái quát về đội ngũ tri thức và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Thứ năm, xác định vai trị đội ngũ trí thức trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Thứ sáu, đề xuất giải pháp nâng cao vai trị của đội ngũ trí thức trong thời gian tới.
Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài của nhóm gồm 2
chương:
Chương 1: Vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Chương 2: Thực trạng và giải pháp về cơng tác phịng, chống bạo lực gia đình ở Việt
Nam hiện nay.

2


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1.1.

Những khái niệm cơ bản

Phần lớn các nhà triết học, xã hội học trước C. Mác cho rằng giai cấp là “tập hợp

những người có cùng một chức năng xã hội, cùng một lối sống hoặc mức sống, cùng một
địa vị và uy tín xã hội, v.v..”1. Trong tác phẩm Sáng kiến vĩ đại, V. I. Lênin đã đưa ra một
định nghĩa khoa học về giai cấp “là những tập đoàn người to lớn, khác nhau về địa vị của
họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, về quan hệ của họ đối với
những tư liệu sản xuất (thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa
nhận), về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và do đó khác nhau về cách thức
hưởng thụ phần của cải xã hội ít hay nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập
đồn người, mà một tập đồn có thể chiếm đoạt lao động của các tập đoàn khác, do địa vị
khác nhau của họ trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định”2. Còn tầng lớp là tập hợp
người thuộc một hoặc nhiều giai cấp trong xã hội, có địa vị kinh tế, xã hội và những lợi
ích như nhau. Khái niệm tầng lớp xã hội thường được sử dụng để chỉ sự phân tầng, phân
lớp, phân nhóm giữa những con người trong cùng một giai cấp theo địa vị và sự khác biệt
cụ thể của họ trong trong giai cấp đó như tầng lớp cơng nhân làm thuê lao động giản đơn,
lao động phức tạp,… hoặc dùng để chỉ những nhóm người ngồi kết cấu các giai cấp
trong một xã hội nhất định như tầng lớp trí thức, tiểu nông,…
Cơ cấu xã hội là “những cộng đồng người cùng toàn bộ những mối quan hệ xã hội do
sự tác động lẫn nhau của các cộng đồng ấy tạo nên”3. Cơ cấu xã hội bao gồm: cơ cấu xã
hội – dân cư, cơ cấu xã hội – dân tộc, cơ cấu xã hội – nghề nghiệp, cơ cấu xã hội – giai
cấp, cơ cấu xã hội – tôn giáo,… Trong đó cơ cấu xã hội – giai cấp là bộ phận có vị trí
quan trọng hàng đầu. Cơ cấu xã hội – giai cấp là “hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội
tồn tại khách quan trong một chế độ nhất định, thông qua những mối quan hệ về sở hữu
tư liệu sản xuất, về tổ chức quản lí trong q trình sản xuất, về địa vị chính trị - xã hội,…
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2021). Giáo trình Triết học Mác – Lênin, NXB: Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.
149.
2
V. I. Lênin, Toàn tập, t.39, xuất bản lần thứ 5, Mastxcơva, 1970. Bản tiếng Nga. Người dịch: Hồ Sĩ Qúy.
3
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2021). Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB: Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội,
tr. 166.
1


3


giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội đó”4. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
cơ cấu giai cấp – xã hội là “tổng thể các giai cấp, tầng lớp, các nhóm xã hội có mối quan
hệ hợp tác và gắn bó chặt chẽ với nhau”5. Và yếu tố quyết định mối quan hệ đó là có
cùng mục tiêu chung cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới trên mọi lĩnh vực.
1.2.

Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh liên minh giai cấp, tầng lớp
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

1.2.1.

Tính tất yếu của liên minh liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời ký

quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Xét về mặt chính trị - xã hội
Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C. Mác và Ph. Ăngghen đã nói đến khả năng
và sự cần thiết phải đồn kết giai cấp vơ sản với các tầng lớp trung gian. Sau cách mạng
1848 - 1852 ở Tây Âu, các ông thấy rõ, vấn đề liên minh giữa giai cấp công nhân và các
tầng lớp lao động khác trong xã hội, nhất là giai cấp nông dân trở thành vấn đề có tính
sống cịn đối với cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân. Khi tổng kết thực
tiễn các phong trào đấu tranh của công nhân ở châu Âu, C. Mác và Ph. Ăngghen đã đưa
ra nhiều lý luận, trong đó lý luận về liên minh cơng, nông và các tầng lớp lao động khác
đã được khái qt thành vấn đề mang tính ngun tắc. Các ơng đã kết luận rằng “một khi
liên minh được thực hiện thì “cách mạng vơ sản mới thực hiện được bài đồng ca mà nếu
khơng có được bài đồng ca này thì, trong tất cả các quốc gia nơng dân, bài đơn ca của
cách mạng vô sản sẽ trở thành một bài ai điếu”6.

Như vậy, xét dưới góc độ chính trị - xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai
cấp công nhân phải liên minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động để tạo sức
mạnh tổng hợp cho thắng lợi của cách mạng trong giai đoạn giành chính quyền. Ta có thể
thấy điều đó qua thực tiễn lịch sử một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại của
Công xã Pa-ri (năm 1871) là do giai cấp công nhân không liên minh được với giai cấp
nông dân. Hay sự thành công của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc dẫn
đến sự ra đời của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cách mạng Tháng Tám 1945 ở Việt
Nam cũng một phần nhờ vào liên minh giai cấp đoàn kết. V. I. Lênin chỉ rõ “Chuyên
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2021). Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB: Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội,
tr. 166.
5
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2021). Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB: Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội,
tr. 166.
6
C. Mác – Ph. Ăngghen: Tuyển tập, NXB: Sự thật, Hà Nội, 1980, tr.410.
4

4


chính vơ sản là một hình thức đặc biệt của liên minh giai cấp giữa giai cấp vô sản, đội
tiên phong của những người lao động, với đông đảo những tầng lớp lao động không phải
vô sản (tiểu tư sản, tiểu chủ, nơng dân, trí thứ, v.v…), hoặc với phần lớn những tầng lớp
đó, liên minh nhằm chống lại tư bản, liên minh nhằm lật đổ hoàn toàn tư bản, tiêu diệt
hoàn toàn sự chống cự của giai cấp tư sản và những mưu toan khôi phục của giai cấp ấy,
nhằm thiết lập và củng cố vĩnh viễn chủ nghĩa xã hội”7. Điều này có thể được chứng
minh qua cuộc chiến bảo vệ nước Nga Xô viết của nhân dân Nga chống lại Bạch Vệ;
Chiến tranh Vệ quốc, toàn thể tầng lớp, giai cấp, nhân dân Liên Xô dưới sự lãnh đạo của
Stalin đã đoàn kết bảo vệ Tổ quốc và tiêu diệt phát xít Đức. Liên minh giai cấp, tầng lớp
khơng chỉ xây dựng mà cịn duy trì, củng cố và bảo vệ chính quyền của giai cấp vơ sản.

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và
tầng lớp lao động khác vừa là lực lượng sản xuất cơ bản, vừa là lực lượng chính trị - xã
hội to lớn. Nếu thực hiện tốt khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác thì khơng những cơ sở kinh tế vững mạnh mà
chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa cũng ngày càng được củng cố vững chắc.V. I. Lênin đã
chỉ rõ “Trước sự liên minh của các đại biểu khoa học, giai cấp vô sản và giới kỹ thuật,
không một thế lực đen tối nào đứng vững được”8.
Xét về cơ cấu kinh tế
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bên cạnh tính tất yếu của chính trị xã hội,
nổi lên là tất yếu kinh tế của liên minh với tư cách là nhân tố quyết định nhất cho sự
thắng lợi hoàn toàn của chủ nghĩa xã hội, liên minh về kinh tế là liên minh cơ bản,
thường xuyên và lâu dài, là cơ sở cho liên minh trên các lĩnh vực khác. Liên minh giai
cấp, tầng lớp được hình thành xuất phát từ u cầu khách quan của q trình đây mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một nền sản xuất nhỏ
nơng nghiệp là chính sang sản xuất hàng hóa lớn, phát triển cơng nghiệp, dịch vụ và khoa
học – công nghệ,…
Mỗi lĩnh vực của nền kinh tế chỉ phát triển được khi gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ cho nhau
để cùng hướng tới phục vụ phát triển sản xuất và tạo thành nền cơ cấu kinh tế quốc dân
thống nhất. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Cơng nghiệp và nơng nghiệp phải
7
8

V. I. Lênin: Toàn tập, NXB: Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1977, t. 38, tr. 452.
V. I. Lênin: Toàn tập, NXB: Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1977, t. 39, tr. 251.

5


giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau phát triển, như hai chân đi khỏe và đi đều thì tiến bước sẽ
nhanh, và nhanh chóng đi đến mục đích”9. Ở thời kỳ kinh tế hội nhập, liên minh công

nhân, nông dân, tri thức ngày càng được tăng cường khi mà nông nghiệp, công nghiệp,
khoa học – công nghệ ngày càng liên hệ chặt chẽ với nhau. Chính những biến đổi trong
cơ cấu kinh tế này đã và đang từng bước tăng cường khối liên minh giữa giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân, đội ngũ tri thức và các tầng lớp trong xã hội khác.
Việc hình thành khối liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ
tri thức cũng xuất phát từ chính nhu cầu và lợi ích kinh tế của họ nên các chủ thể của các
lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, khoa học và cơng nghệ tất yếu phải gắn bó,
liên minh chặt chẽ với nhau để cùng thực hiện những nhu cầu và lợi ích kinh tế chung
của mình. Theo Ph. Ăngghen, nhiệm vụ chủ yếu của chính đảng vơ sản là phải khơng
ngừng giải thích cho nơng dân thấy rằng, chừng nào chủ nghĩa tư bản đang cịn nắm
chính quyền thì tình cảnh của họ vẫn là tuyệt vọng mà thôi, tuyệt đối chắc chắn là nền
sản xuất tư bản chủ nghĩa quy mô lớn sẽ đè bẹp sản xuất quy mô nhỏ, bất lực và lỗi thời
của họ. Chỉ cần cho nơng dân thấy lợi ích chân chính của họ là phải chuyển ruộng đất của
họ thành tài sản của hợp tác xã, tức là đưa nông dân đi vào sản xuất hợp tác “Dù sao thì
điều chủ yếu cũng là phải làm cho nông dân hiểu rằng chúng ta chỉ có thể cứu vãn và bảo
tồn được tài sản của họ bằng cách biến tài sản đó thành tài sản hợp tác xã và thành những
doanh nghiệp hợp tác xã”10. Bên cạnh sự thống nhất về lợi ích kinh tế giữa công nhân,
nông dân và trí thức cịn xuất hiện những mâu thuẫn về lợi ích ở những mức độ khác
nhau. Do đó, q trình thực hiện liên minh đồng thời là quá trình phát hiện ra mâu thuẫn
và có giải pháp kịp thời, phù hợp để tạo sự đồng thuận và động lực thúc đẩy quá trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng cường khối liên minh ngày càng bền chặt.
V.I. Lênin đặc biệt nhấn mạnh khi chuyển từ giai đoạn giành chính quyền sang giai
đoạn chun chính vơ sản, chính trị đã chuyển sang chính trị trong lĩnh vực kinh tế, liên
minh muốn phát huy và củng cố hơn phải lấy kinh tế làm cơ sở. Phải xuất phát từ yêu cầu
khách quan về kinh tế - kỹ thuật của một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã
hội. Do đó, phải gắn công nghiệp với nông nghiệp và khoa học cơng nghệ hiện đại. Về tất

9

Hồ Chí Minh: Tồn tập, NXB: Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 13, tr. 376.

C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, NXB: Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t. 22, tr. 737 – tr. 738.

10

6


yếu kinh tế - kỹ thuật, Lênin chỉ rõ “Nếu khơng có kinh tế nơng nghiệp làm cơ sở, thì một
nước nông nghiệp không thể xây dựng được nền công nghiệp”11.\
1.2.2.

Cơ sở khách quan của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ

lên chủ nghĩa xã hội
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, liên minh giai cấp cơng nhân, nơng dân
và đội ngũ trí thức không chỉ là nhu cầu nội tại của cách mạng xã hội chủ nghĩa mà cịn
có cơ sở khách quan khác.
Thứ nhất, liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân, trí thức là điều kiện bảo đảm
vai trị lãnh đạo của giai cấp công nhân, là điều kiện quyết định thắng lợi của cuộc đấu
tranh giành chính quyền và cải cách, xây dựng xã hội mới.
Thứ hai, liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức
là mối liên hệ tự nhiên gắn bó và thống nhất lợi ích cơ bản của tất cả các giai cấp, tầng
lớp.
Thứ ba, liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức
xuất phát từ sự gắn bó thống nhất giữa sản xuất công nghiệp, nông nghiệp với khoa học
kỹ thuật. Nếu khơng có sự liên minh chặt chẽ của cả ba lực lượng này thì các ngành kinh
tế sẽ khó phát triển. Khối liên minh này tạo ra sức mạnh to lớn. V. I. Lênin chỉ rõ “…thực
hiện liên minh cơng nơng là một việc khó, nhưng vơ luận thế nào đó cũng là khối liên
minh vơ địch duy nhất để chống lại bọn tư bản”12.
1.3.


Nội dung cơ bản của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, khối liên minh thực hiện ba nội dung cơ
bản:
Về kinh tế, đây là nội dung cơ bản quyết định nhất, là cơ sở vật chất – kỹ thuật của liên
minh trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, V. I. Lênin chỉ rõ nội dung cơ bản nhất của thời kỳ này là: chính trị đã
chuyển trọng tâm sang chính trị trong lĩnh vực kinh tế, đấu tranh giai cấp mang những
nội dung và hình thức mới. Nội dung này cần thực hiện nhằm thỏa mãn các nhu cầu, lợi
11
12

V. I. Lênin: Toàn tập, NXB: Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1977, t. 38, tr. 452.
V. I. Lênin: Toàn tập, NXB: Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1978, t. 39, tr. 340.

7


ích kinh tế thiết thân của giai cấp công nhân, giai cấp nơng dân, tầng lớp trí thức và các
tầng lớp khác trong xã hội, nhằm tạo cơ sở vật chất – kỹ thuật cần thiết cho chủ nghĩa xã
hội.
Về chính trị, khối liên minh giữa giai cấp cơng nhân với giai cấp nơng dân và tầng lớp
trí thức cần thực hiện nhằm tạo cơ sở chính trị - xã hội vững chắc cho khối đại đoàn kết
toàn dân, tạo thành sức mạnh tổng hợp vượt qua mọi khó khăn thử thách và đập tan mọi
âm mưu chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời bảo vệ vững chắc Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa.
Về văn hóa xã hội, tổ chức khối liên minh để các lực lượng dưới sự lãnh đạo của Đảng
cùng nhau xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời tiếp thu

những tinh hoa, giá trị văn hóa của nhân loại và thời đại.

8


Chương 2. VAI TRỊ ĐỢI NGŨ TRÍ THỨC TRONG C̣C CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP 4.0 HIỆN NAY
2.1.

Khái quát về đội ngũ trí thức và cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0

Sau hơn ba mươi lăm năm đổi mới kể từ Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam
lần VI, năm 1986, đất nước ta quyết định mở cửa thông thương kinh tế, đổi mới kinh tế,
chính trị, tư duy, con người,… Tính đến nay, Việt Nam đã gặt hái được rất nhiều thành
tựu to lớn đáng tự hào về cả kinh tế, giáo dục, văn hóa,… Thêm vào đó, Đảng cũng chú
trọng việc đẩy nhanh cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu thành
nước phát triển, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu như mong muốn của
chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong bối cảnh toàn thế giới đang từng bước đầu tiếp cận với cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam cũng sẽ nắm bắt cơ hội ngàn vàng này để nhanh
chóng hồn thành sự nghiệp đổi mới. Chính vì thế, tồn bộ nhân dân ta phải cố gắng phát
huy vai trò của người làm chủ đất nước, trong đó khơng thể kể đến vai trị vơ cùng quan
trọng của đội ngũ tri thức đối với cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 trên tồn thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng.
2.1.1.

Khái quát về đội ngũ tri thức

Theo Văn kiện Đảng toàn tập (Đảng Cộng sản Việt Nam), đội ngũ tri thức được hiểu
là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy nhanh cơng cuộc
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và q trình hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế

tri thức, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, tiếp thu những giá trị văn hóa tốt đẹp
trên thế giới nhưng vẫn giữ được nét đậm đà, sự tinh túy của bản sắc dân tộc. Tầng lớp tri
thức là một lực lượng trong khối liên minh. Xây dựng đội ngũ tri thức vững mạnh là trực
tiếp nâng cao trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng tầm năng lực lãnh đạo của
Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị. Ngoài ra, theo PGS. TS. Bùi Văn
Huyền, Viện trưởng Viện Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, xét ở góc
độ xã hội, trí thức là một tầng lớp gồm tập hợp các cá nhân hoạt động chuyên nghiệp
trong một chuyên một nghề nghiệp cụ thể, mà các hoạt động này chủ yếu là hoạt động tư
duy trí tuệ, hoạt động sử dụng trí não. Xét ở góc độ cá nhân, trí thức chỉ một con người
nhất định, có trình độ học vấn cao, hiểu biết rộng, trải qua đào tạo bài bản và có năng lực
sáng tạo, nghiên cứu, truyền bá tri thức cho người khác và trực tiếp tạo ra những sản

9


phẩm vật chất hay tinh thần có giá trị đối với tồn xã hội. Khác với các loại hàng hóa,
dịch vụ mà người lao động sản xuất trong nhà máy, xí nghiệp, sản phẩm do đội ngũ tri
thức tạo ra đa dạng và khác biệt, đó có thể là những cơng trình nghiên cứu ở các lĩnh vực
từ kinh tế, chính trị, văn hóa cho đến nghệ thuật,… Tri thức là một đội ngũ quan trọng
trong việc đóng góp vào con đường tham mưu xây dựng và hoàn thiện đường lối phát
triển, pháp luật, chính sách của các quốc gia.
Trí thức có thể xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, có thể từ chính các
gia đình có truyền thống văn hóa, giáo dục hoặc từ cơng nhân, nơng dân,… Ở Việt Nam,
có sự chênh lệch khá rõ ràng về số lượng của đội ngũ trí thức và tầng lớp công nhân. Sau
khi đất nước được giải phóng, đội ngũ trí thức trưởng thành từ nhiều nguồn đào tạo ở
trong và ngoài nước, với nhiều thế hệ nối tiếp nhau, trong đó có bộ phận trí thức người
Việt Nam ở nước ngồi. Thơng qua các hoạt động sáng tạo, đội ngũ trí thức có nhiều
đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và cả trong sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
Đặc biệt trong quá trình thế giới đang ở bước đầu của cuộc cách mạng công nghiệp

4.0, cuộc cách mạng liên kết thế giới thực và ảo, tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để đội
ngũ tri thức phát triển nhanh chóng, có cơ hội để tiếp thu các nền giáo dục, văn hóa tiên
tiến trên thế giới. Đội ngũ tri thức làm nghiên cứu đã tạo ra nhiều nghiên cứu khoa học
công nghệ được ứng dụng thành công trong thực tiễn, góp phần tăng năng suất, chất
lượng và hiệu quả (điển hình như cơng nghệ AI, cơng nghệ in 3D,…). Thêm vào đó,
trong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, tri thức cũng đạt được nhiều cơng trình có giá trị to lớn.
Đội ngũ tri thức làm công tác đào tạo cũng góp phần nâng cao dân trí, đào tạo phát triển
nguồn nhân lực cho sự phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện nay, theo
số liệu từ báo điện tử VNExpress, tỷ lệ biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 60 ở Việt Nam
đạt khoảng 97,85%13, ngồi ra, chúng ta cũng có nhiều tiến sĩ khoa học và trí thức đạt
trình độ đại học chiếm 82,79%14. Đội ngũ trí thức cịn tham gia vào các cơng tác lãnh
đạo, quản lý trên các lĩnh vực trong hệ thống chính trị các cấp và đội ngũ tri thức trẻ được
chú trọng đào tạo vơ cùng bài bản, có khả năng thích ứng nhanh chóng với nền kinh tế thị

Thanh Hằng (2021), Hơn 97% người Việt biết chữ, Báo điện tử VNExpress.
Tuấn Khang (2010), Xây dựng đội ngũ trí thức ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Văn phịng Chính phủ, Hà
Nội.
13
14

10


trường và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần tạo ra nhiều giá trị giúp đất nước
phát triển mạnh mẽ, vững mạnh.

Hình 2.1. Xây dựng đội ngũ trí thức là lực lượng nịng cốt, đi đầu trong sự nghiệp cơng
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
(Nguồn: Báo Nam Định)


Hình 2.2. Buổi lễ tun dương những trí thức tiêu biểu trong kỷ nguyên số
(Nguồn : Báo Lâm Đồng)
2.1.2.

Khái qt về cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0

Tính đến hiện nay (năm 2023), nhân loại đã và đang trải qua bốn cuộc cách mạng cơng
nghiệp, trong đó thế giới đang ở bước đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần 4. Mỗi
cuộc cách mạng công nghiệp đều gắn với sự thay đổi về chất của nền sản xuất dựa trên
những sự phát triển đột phá về khoa học – công nghệ.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất nổ ra vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ
XIX, làm xuất hiện nền sản xuất cơ khí với máy móc nhờ vào phát minh vĩ đại, động

11


cơ hơi nước, động cơ đốt làm năng suất lao động tăng cao trong mọi lĩnh vực. Cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, làm xuất hiện
nền sản xuất hàng loạt theo dây chuyền dựa trên việc phát minh ra điện và động cơ điện,
góp phần thay đổi nền văn minh nhân loại một cách ngoạn mục. Cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ ba diễn ra vào những năm thập niên 70, sản sinh ra nền tự động hóa dựa
trên máy tính, điện tử, internet và cách mạng số hóa.
Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư (cách mạng cơng nghiệp 4.0) bắt đầu từ thế kỷ
XXI (được chính thức gọi tên tại Diễn đàn kinh tế lần thứ 46 ở Davos – Klosters, Thụy
Sĩ) với sự ra đời của nền sản xuất hiện đại dựa trên sự tích hợp nhiều cơng nghệ tiên tiến
mà nịng cốt là cơng nghệ thông tin, internet, công nghệ số và công nghệ sinh học. Nói
chung, bản chất của cách mạng cơng nghiệp 4.0 là sự hình thành thế giới số (cịn được
gọi là thế giới ảo), phản ánh phức tạp, sinh động và linh hoạt thế giới vật lý (thế giới
thực) cùng sự kết nối giữa hai thế giới tạo nên sự biến đổi mang tính cách mạng tác động
đến hầu hết mọi lĩnh vực trên thế giới. Số liệu, dữ liệu được số hóa nhằm nâng cao hiệu

quả hoạt động, làm thay đổi mơ hình sản xuất, kinh doanh và phương thức sản xuất –
kinh doanh của các công ty. Xoay quanh ba trụ cột cơ bản, cách mạng công nghiệp 4.0
đạt được vơ số các thành tựu to lớn góp phần đưa thế giới phát triển vô cùng thăng hoa.
Đầu tiên, trong lĩnh vực công nghệ sinh học đã tạo ra bước nhảy vọt về chất trong y dược
(thuốc, phương pháp chữa bệnh tiên tiến), nông nghiệp và thủy sản, làm biết đổi gene, tạo
ra nhiều giống cây mới, phát hiện nhiều nguồn năng lượng tái tạo giúp bảo vệ môi
trường. Năm 2021, các nhà khoa học người Anh đã dự báo cách hình thành các cấu trúc
khơng gian ba chiều của protein nhờ vào cơng nghê trí tuệ nhân tạo AI. Các nhà khoa học
phát hiện ra rằng các bệnh hiện không thể điều trị dứt điểm như tiểu đường, Parkinson
(bệnh run tay và chân),… đều liên quan đến lỗi protein. Ngoài ra, năm 2022, các nhà
nghiên cứu cũng sử dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo để nghiên cứu tác động của đột
biến trong protein đột biến của biến thể Omicron giúp giữ các kháng thể không liên kết
với chúng, từ đó vơ hiệu hóa virus bằng cách chèn axit amin lớn hơn vào protein.

12


Hình 2.3. Trí tuệ nhân tạo đã dự đốn cách hai protein tạo thành một phức hợp liên
quan đến quá trình sửa chữa DNA trong nấm men
(Nguồn: Tạp chí Khoa học cơng nghệ Việt Nam điện tử)

Hình 2.4. Các kháng thể (màu xanh và đỏ) tấn công vi-rút SARS-CoV-2 (màu tím)
(Nguồn: Tạp chí Khoa học cơng nghệ Việt Nam điện tử)
Trong lĩnh vực vật lý tập trung nghiên cứu, chế tạo các loại robot thế hệ mới, máy in
3D, các phương tiện tự lái, công nghệ nano, các vật liệu mới,… Công nghệ in 3D là một
thành tựu khá vĩ đại cho phép chuyên gia y tế có thể in ra thuốc men, xương, mô tế
bào,… giúp quan tâm tới hình dáng thuốc khác nhau để tối ưu tốc độ giải phóng thuốc.
Trong lĩnh vực ký thuật số, cách mạng cơng nghiệp 4.0 tập trung phát triển trí tuệ nhân
tạo AI, dữ liệu lớn (Big Data) và vạn vật kết nối (Internet of Things).


13


Hình 2.5. Cơng nghệ in 3D đã thay đổi thế giới – 2021
(Nguồn: thinksmart)

Hình 2.6. Robot thơng minh giúp chăm sóc người bệnh
(Nguồn: Báo Điện tử Vietnamnet)
Như vậy, cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 mang đến rất nhiều lợi ích khi cho phép
con người kết nối giữa thế giới thực và ảo, dựa vào công nghệ tiên tiến như AI, in 3D,
Big Data,… con người giải quyết được nhiều vấn đề về y tế, giáo dục, môi trường,…
Song, bên cạnh những điều tốt đẹp mà cách mạng công nghiệp mang lại cũng tồn tại vơ
số những khó khăn, thách thức như tăng nguy cơ mất việc làm khi máy móc được lập
trình tinh vi có thể thay thế con người, tăng ô nhiễm môi trường, đánh mất bản sắc dân
tộc,…
2.2.

Vai trị đội ngũ trí thức trước cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0

2.2.1.

Những thành tựu đạt được và nguyên nhân

Tri thức vốn là tầng lớp xã hội được hình thành sau giai cấp công nhân và giai cấp
nông dân, tuy nhiên, trong bối cảnh nhân loại đang ở những bước đầu của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0, các phát minh mới liên tục được ra mắt và cùng với sự hỗ trợ
mạnh mẽ của thiết bị khoa học kỹ thuật tiên tiến, những sáng chế thông minh, tinh vi hỗ

14




×