HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Học phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học
ĐỀ TÀI: Cơ cấu xã hội-giai cấp và liên minh giai cấp,
tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam. Vị trí, vai trị và các giải pháp phát triển đội ngũ
doanh nhân ở Việt Nam
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thế Hùng
Sinh viên thực hiện
Lớp
: Bùi Thị Duyên
: K23NHC
Mã sinh viên
: 23A4010136
Hà nội, ngày 6 tháng 6 năm 2021
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
PHẦN 1. Phần lý luận
1.Cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội..............3
1.1. Khái niệm và vị trí của cơ cấu xã hội – giai cấp trong cơ cấu xã hội.........3
1.2. Sự biến đổi có tính quy luật của cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội......................................................................................4
2. Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.......4
2.1. Xét từ góc độ chính trị................................................................................4
2.2. Xét từ góc độ kinh tế..................................................................................4
3. Cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam ..................................................................................................................5
3.1. Cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam...................................................................................................................5
3.2. Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam...........................................................................................................5
Liên minh kinh tế 6 nhà nước..........................................................................7
PHẦN 2. Phần liên hệ thực tế và liên hệ bản thân ..........................................8
4. Vị trí, vai trò và các giải pháp phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam hiện
nay.....................................................................................................................8
4.1. Vị trí, vai trị...............................................................................................8
4.2. Giải pháp....................................................................................................9
5. Sinh viên góp phần xây dựng và củng cố khối liên minh giai cấp ở Việt
Nam hiện nay...................................................................................................10
Kết Luận..........................................................................................................11
Tài liệu tham khảo...........................................................................................12
Mở Đầu
Trung thành, vận dụng và phát triển các sáng tạo quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin về liên minh giai cấp tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, tư tưởng Hồ Chí Minh về liên minh giữa giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức vào hồn cảnh cụ thể Việt Nam ta, ngay
từ văn kiện Đại hội lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam năm 1951, Đảng
ta đã chỉ rõ: “Chính quyền của nước Việt Nam dân chủ cộng hịa là chính
quyền dân chủ của nhân dân...Lấy liên minh cơng nhân, nơng dân và lao động
trí thức làm nền tảng do giai cấp công nhân lãnh đạo” (1).
Và trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam năm 1991, Đảng ta đã xác định: xây dựng khối liên minh
cơng – nơng – trí làm nền tảng cho khối đại đoàn kết dân tộc. Đến đại hội IX
của Đảng cũng đã chỉ rõ: “Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là khối đại
đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa giai cấp nông dân và trí thức do
Đảng lãnh đạo”(2)
Hiện nay, vấn đề liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và đội ngũ trí thức đã trở thành lực lượng nịng cốt của khối đại đoàn kết dân
tộc, Việt Nam chúng ta ln tăng cường khối đại đồn kết đó vì mục tiêu “
Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Việt Nam đang ngày
càng phát triển, đang từng bước tiến hành cơng cuộc hóa, hiện đại hóa đất
nước theo định hướng chủ nghĩa xã hội và đã đạt được những thành tựu to
lớn.
Tất nhiên, việc nhận thức và tổ chức thực hiện liên minh không thể dựa
vào những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội vì kết cấu xã hội và chính quyền có nhiều biến
đổi theo thời gian. V.I.Lênin đã từng nói rằng nếu khơng tìm hiểu những biến
đổi này thì khơng thể tiến được một bước trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào.
1
Chính vì thế ta nên tìm hiểu lý luận về cơ cấu xã hội – giai cấp và liên
minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nó sẽ cho ta
một cái nhìn khoa học và biết được tầm quan trọng việc xây dựng khối liên
minh giai cấp, tầng lớp vững chắc trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Đó
cũng là một nội dung quan trọng trong hệ thống lý luận chủ nghĩa xã hội
khoa học thông qua quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin.Vì vậy, tác giả
chọn “ Cơ cấu xã hội – giai cấp và liên minh giai cấp , tầng lớp trong thời kì
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Vị trí và vai trị và các giải pháp phát
triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam hiện nay” làm vấn đề nghiên cứu trong
quá trình học tập môn khoa học xã hội chủ nghĩa.
Bằng phương pháp luận biện chứng duy vật với các phương pháp khác
như: thống nhất logic và lịch sử, phân tích, tổng hợp, khái quát,...bài tiểu luận
sẽ cho người đọc thấy rõ được nội dung cơ cấu xã hội - giai cấp, nhận thức
sâu sắc về tính tất yếu khách quan liên minh giai cấp cùng các hình thức
phong phú đa dạng và những hướng giải quyết về vấn đề liên minh giai cấp
trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Từ đó thấy được tính đúng dắn về chủ
trương, chính sách phát triển, vị trí và vai trị đội ngũ doanh nhân trong thời
kỳ đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Đó cũng chính là vũ khí lý
luận và thực tiễn sinh động để chúng ta chống lại những âm mưu,thủ đoạn
của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trong tiến trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội, đẩy mạnh hơn nước ta trong quá trình sự nghiệp đổi mới đất
nước,...
2
Phần 1. Phần lý luận
1.Cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1.1.Khái niệm và vị trí của cơ cấu xã hội - giai cấp trong cơ cấu xã hội
1.1.1. Khái niệm
Cơ cấu xã hội là những cộng đồng người cùng toàn bộ những mối quan hệ
xã hội do sự tác động lẫn nhau của cộng đồng ấy tạo nên.
Cơ cấu xã hội có nhiều loại, như: cơ cấu xã hội - dân cư, cơ cấu xã hội nghề nghiệp, cơ cấu xã hội - giai cấp, cơ cấu xã hội - dân tộc, cấu xã hội - tơn
giáo,... Dưới góc độ chính trị - xã hội, mơn Chủ nghĩa xã hội khoa học tập
trung nghiên cứu cơ cấu xã hội - giai cấp vì đó là một trong những cơ sở để
nghiên cứu vấn đề liên minh giai cấp, tầng lớp trong một chế độ xã hội nhất
định.
Cơ cấu xã hội - giai cấp là hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội tồn tại
khách, hoạt động hợp pháp quan trong một chế độ xã hội nhất định, thông qua
những mối quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất, về tổ chức quản lý quá trình
sản xuất, về địa vị chính trị - xã hội... giữa các giai cấp và tầng lớp đó.
1.1.2. Vị trí của cơ cấu xã hội – giai cấp trong cơ cấu xã hội
Trong hệ thống cơ cấu xã hội, mỗi loại cơ cấu xã hội có một vị trí khác nhau
và tác động lẫn nhau, trong đó cơ cấu xã hội – giai cấp có vị trí quan trọng
hàng đầu và chi phối các cơ cấu xã hội khác, bởi 2 lý do cơ bản sau:
Cơ cấu xã hội – giai cấp liên quan đến các đảng phái chính trị và nhà nước,
đến việc sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức quản lý lao động, và phân phối thu
nhập trong một hệ thống sản xuất.
Sự biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp tất yếu sẽ ảnh hưởng đến sự biến đổi
của các cơ cấu xã hội khác và tác động đến sự biến đổi của toàn bộ cơ cấu xã
hội.
3
Tuy nhiên, tuyệt đối hóa vị trí của cơ cấu xã hội-giai cấp mà xem nhẹ các
loại cơ cấu xã hội khác là khơng nên.
1.2. Sự biến đổi có tính quy luật của cơ cấu xã hội-giai cấp trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội
Cơ cấu xã hội-giai cấp biến đổi gắn liền và bị quy định bởi cơ cấu kinh tế
của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Cơ cấu xã hội-giai cấp biến đổi phức tạp, đa dạng, làm xuất hiện các tầng
lớp xã hội mới.
Cơ cấu xã hội-giai cấp biến đổi trong mối quan hệ vừa đấu tranh, vừa liên
minh, từng bước xóa bỏ bất bình đẳng xã hội, và dẫn đến xích lại gần nhau.
2. Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội
2.1. Xét từ góc độ chính trị
Liên minh cơng – nơng – trí thức là nhu cầu nội tại của cách mạng XHCN
tạo nên động lực của cách mạng, đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công
nhân, là điều kiện quyết định thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành chính
quyền và cơng cuộc cải tạo và xây dựng CNXH.
2.2. Xét từ góc độ kinh tế
Liên minh cơng – nơng - trí thức được hình thành xuất phát từ yêu cầu
khách quan của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, và chuyển dịch cơ
cấu từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn địi hỏi phải có sự gắn bó thống nhất giữa
sản xuất vật chất và khoa học kỹ thuật trong điều kiện cách mạng khoa học
cơng nghệ hiện đại; nó cũng xuất phát từ chính nhu cầu và lợi ích kinh tế
chung của các giai tầng: công nhân, nông dân, được trí thức hóa, trí thức chỉ
phát huy khả năng của mình khi phục vụ sản xuất, gắn bó với cơng nhân và
nông dân.
4
3. Cơ cấu xã hội – giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
3.1. Cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam
Sự biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp vừa tuân theo tính quy luật chung, vừa
mang tính đặc thù của xã hội Việt Nam: sự biến đổi ấy bị chi phối bởi những
biến đổi trong cơ cấu kinh tế, dẫn đến việc hình thành một cơ cấu xã hội –
giai cấp đa dạng; đồng thời, sự biến đổi ấy ở Việt Nam mang đặc tính riêng
của thời kỳ quá độ ở nước ta.
Trong sự biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp, vị trí, vai trị của các giai tầng
ngày càng được khẳng định:
Giai cấp cơng nhân có vị trí quan trọng hàng đầu, là giai cấp lãnh đạo
cách mạng thông qua Đảng Cộng sản.
Giai cấp nơng dân có vị trí chiến lược, gắn liền với công cuộc xây dựng
nông thôn mới, là cơ sở và là lực lượng xây dựng cũng như bảo vệ Tổ quốc.
Đội ngũ trí thức là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt trong tiến trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức, và xây dựng nền văn
hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, hội nhập quốc tế.
Đội ngũ doanh nhân trực tiếp đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước, xây dựng nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
3.2. Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam
Nguyên tắc cơ bản của liên minh là kết hợp đúng đắn các lợi ích về chính
trị, kinh tế ,văn hóa, xã hội.
3.2.1. Nội dung của liên minh
5
Nội dung kinh tế: đây là nội dung cơ bản, quyết định nhất, là cơ sở vật chất
- kỹ thuật vững chắc của liên minh trong thời kỳ quá độ. Là sự kết hợp và giải
quyết đúng đắn các lợi ích kinh tế giữa giai cấp công nhân, giai cấp nơng dân
và đội ngũ trí thức. Thể hiện thơng qua hoạt dộng kinh tế giữa công nghiệp,
nông nghiệp, giữa các ngành sản xuất vật chất với nghiên cứu ứng dụng khoa
học vào sản xuất, giữa các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu với cơ sở
sản xuất công nghiệp, nơng nghiệp.
Nội dung chính trị: Nhu cầu, lợi ích chính trị cơ bản của cơng nhân, nơng
dân, trí thức và của cả dân tộc là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nguyên
tắc chính trị của liên minh là do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Trong
thời kỳ q độ, liên minh cơng – nơng – trí thức là nền tảng chính trị - xã hội
và kinh tế của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, là nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc
để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; nhằm củng cố, tăng cường
hiệu lực quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa, giữ vững vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, ổn định chính trị, xã hội, phát huy quyền làm chủ
của nhân dân.
Nội dung văn hóa xã hội: là sự đồn kết, Hợp tác của cơng nhân, nơng dân,
trí thức để xây dựng nền văn hóa mới, con người mới và xã hội văn minh. Nội
dung văn hóa – xã hội này của liên minh thực chất là đáp ứng nghĩa vụ và
quyền lợi, trước hết về đời sống tinh thần của cơng nhân, nơng dân, trí thức
thông qua những vấn đề cơ bản sau: tăng trưởng kinh tế gắ liền với tiến bộ và
công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi
trường sinh thái; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xóa đói giảm nghèo;
thực hiện tốt chính sách xã hội.
3.2.2. Phương hướng xây dựng cơ cấu xã hội – giai cấp và tăng cường liên
minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt nam
6
Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; giải quyết tốt mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế với đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, tạo môi trường và
điều kiện thúc đẩy sự biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp theo hướng tích cực.
Xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách xã hội tổng thể nhằm tạo sự
biến đổi tích cực trong cơ cấu xã hội, nhất là các chính sách liên quan đến cơ
cấu xã hội – giai cấp.
Tạo sự đồng thuận và phát huy tinh thần đoàn kết thống nhất giữa các lực
lượng trong khối liên minh và toàn xã hội.
Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đẩy mạnh phát triển khoa học và
công nghệ, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò của các
chủ thể trong khối liên minh.
Đổi mới hoạt động của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc nhằm tăng
cường khối liên minh và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
Thực tiễn liên minh kinh tế 6 nhà nước:
Hiện nay, mơ hình liên kết “6 nhà” ( Nhà nông, Nhà doanh nghiệp, Nhà
nước, Nhà khoa học, Nhà ngân hàng, Nhà phân phối) ngày càng phát triển và
cho thấy được tầm quan trọng đối với việc phát triển bền vững nông nghiệp.
Ngày 13/10/2020, Diễn đàn nông dân Quốc gia lần thứ V đã đưa ra chủ
trương: “Vốn và công nghệ trong liên kết 6 nhà” nhằm phát triển một nền
nông nghiệp đạt được cả “3 cao”: Năng suất cao, chất lượng cao, giá trị cao.
Trong thời gian qua, ngành nông nghiệp nước ta mặc dù gặp nhiều khó
khăn, thách thức song đã đạt được kết quả đáng khích lệ, đóng góp khơng nhỏ
vào tổng kim ngạch xuất khẩu và kết quả tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, trong
9 tháng đầu năm 2020 dù đại dịch COVID-19 hoành hoành nhưng tổng giá trị
xuất khẩu nông sản ước đạt 30,05 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm
2019. Giá trị xuất siêu đạt khoảng 7,2 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ
năm 2019. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 41,3 tỷ USD.(3)
7
Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
Có được kết quả như thế nhờ vào đổi mới doanh nghiệp, nông dân và sự
liên kết sản xuất qua mơ hình “6 nhà” dựa theo phương hướng cơ cấu xã hộigiai cấp và tăng cường liên minh các cấp. Dự báo nền nông nghiệp Việt Nam
sẽ ngày càng mở rộng theo mô hình này.
Phần 2. Phần liên hệ thực tiễn và liên hệ bản thân
4. Vị trí, vai trị và các giải pháp phát triển đội ngũ doanh nhân Việt
Nam hiện nay.
● Khái niệm: Có nhiều quan niệm khác nhau về doanh nhân Việt Nam.
Định nghĩa sau có thể phản ánh rõ nét nhất nội hàm của khái niệm này:
doanh nhân Việt Nam là đội ngũ những người làm nghề kinh doanh, trước hết
là bộ phận những người chủ sở hữu, lãnh đạo, quản lý, hoạt động nghiệp vụ
kinh doanh (có mục tiêu vị lợi) của các hộ gia đình và doanh nghiệp.(4)
4.1.Vị trí, vai trị
4.1.1.Vị trí
Có vị trí, vai trị quan trọng không thể thiếu trong mọi mặt xã hội. Trong
nền kinh tế Việt Nam Hội nhập được cộng đồng xã hội nhìn nhận ngày càng
tích cực hơn, doanh nhân được ví như người lính của thời bình, người chiến sĩ
xung kích trên mặt trận Hội nhập, là lực lượng chủ đạo góp phần xây dựng
đất nước giàu mạnh.(5)
Nhờ vào đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng phát triển. Họ có khát
vọng và tầm nhìn sâu rộng.Họ là những người cần cù, chịu khó, khơng ngại
khổ. Hiện nay các thế hệ trẻ cũng đang dần định hướng con đường của mình
theo hướng phát triển doanh nhân, họ muốn gia nhập vào thương trường Hội
nhập cả trên sân nhà và trên thị trường quốc tế. Các thế hệ đi trước đã nâng đỡ
gây dựng nhiều chương trình như: “Thương vụ bạc tỷ”, “Thương hiệu mạnh
đất Việt”,.....
8
4.1.2.Vai trò
Thứ nhất, doanh nhân là lực lượng xã hội đóng vai trị quan trọng trong giải
phóng lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.
Thứ hai, trong thời kỳ đổi mới, doanh nhân Việt Nam đã góp phần quan
trọng vào hình thành cơ cấu xã hội và quan hệ xã hội mới, hệ giá trị và lối
sống phù hợp với điều kiện CNH, HĐH và hội nhập quốc tế
Thứ ba, cùng với việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, đội ngũ doanh nhân
đã góp phần quan trọng trong tạo cơng ăn việc làm, xóa đói, giảm nghèo, thực
hiện chính sách xã hội và bảo đảm an sinh xã hội.
Thứ tư, doanh nhân tham gia vào các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức
chính trị - xã hội, một số trở thành đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân
dân các cấp đã góp phần quan trọng trong góp ý, phản biện, xây dựng, thực
hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và các địa phương.
4.2.Giải pháp(6)
Một là, nâng cao nhận thức về vai trò của đội ngũ doanh nhân trong sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Hai là, tạo môi trường sản xuất, kinh doanh bình đẳng và thuận lợi cho
doanh nhân.
9
Ba là, hỗ trợ đội ngũ doanh nhân mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp, khuyến khích phát triển doanh nhân khu vực nơng
thơn.
Bốn là, quan tâm tạo chuyển biến trong đào tạo và bồi dưỡng doanh nhân.
Năm là, đề cao đạo đức, văn hóa kinh doanh, trách nhiệm xã hội, tinh thần
dân tộc của đội ngũ doanh nhân, xây dựng quan hệ lao động hài hòa.
Sáu là, phát huy vai trò của các tổ chức đại diện của cộng đồng doanh
nghiệp và đội ngũ doanh nhân.
Bảy là, tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với việc xây dựng và phát
huy vai trò đội ngũ doanh nhân.
5. Sinh viên góp phần xây dựng và củng cố khối liên minh giai cấp ở
Việt Nam hiện nay
Là sinh viên ta cần phải nắm chắc kiến thức, cơ sở lý luận Triết MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu xã hội-giai cấp và liên minh giai
cấp,tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
Tuyên truyền, vận động người dân,nâng cao dân trí để họ nắm chắc kiến
thức cùng chung tay xây dựng xã hội Việt Nam ngày càng văn minh.
Kiên quyết đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội, các quan điểm sai trái. Nâng
cao ý thức có trách nhiệm với việc mình làm ra.
Học tập, rèn luyện,nghiên cứu những phát kiến, công nghệ hiện đại của đất
nước ta sắp tới. Trau dồi thêm kiến thức, thực hiện tốt chủ trương, chính sách
Đảng và Nhà nước đề ra để đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp,văn minh,
sánh vai với các cường quốc năm châu.
10
KẾT LUẬN
Lý luận về cơ cấu xã hội – giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một nội dung quan trọng của hệ thống
lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học, là cơ sở lý luận sắc bén để Đảng ta vận
dụng trong tổ chức xây dựng lực lượng cách mạng, đội ngũ doanh nhân Việt
Nam, áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam ta.
Nghiên cứu về đề tài này đã cho ta thấy một cái nhìn khoa học đồng thời
giúp ta nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết phải góp phần xây
dựng khối liên minh giai cấp, tầng lớp vững mạnh trong sự nghiệp xây dựng
đất nước. Đó cũng là nhiệm vụ, mục tiêu mà Đảng đề ra trong công cuộc đổi
mới đất nước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nơng dân và
đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp cách mạng Việt
Nam đòi hỏi tiến hành nhiều giải pháp với sự tham gia của nhiều lực lượng.
Điều đó địi hỏi Đảng ta phải vận dụng hợp lí lý luận của chủ nghĩa Mác –
Leenin và tư tưởng Hồ Chí Minh một cách linh hoạt, sáng tạo, thông minh.
Đảng ta phải chăm lo, bồi dưỡng, xây dựng phương pháp đổi mới cho liên
minh công – nơng, các tầng lớp trí thức thì xã hội mới vững chắc, cơng bằng.
Với chủ trương; “Sử dụng có hiệu quả và tǎng nhanh tiềm lực khoa học và
công nghệ của đất nước. Phát triển đồng bộ khoa học xã hội, khoa học tự
nhiên, khoa học kỹ thuật đi đơi với phát triển giáo dục và vǎn hố, nâng cao
dân trí”(7); thường xuyên tổng kết thực tiễn, khái quát lý luận tiền đề bổ sung,
phát triển lý luận chủ nghĩa khoa học phù hợp với Việt Nam trong những điều
kiện mới để giúp Việt Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh, sánh vai với các
cường quốc năm châu như Bác đã từng nói.
11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng tồn tập, Nxb.Chính trị
Quốc , Hà Nội, t.12, tr 437.
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.86
(7) Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, Hà Nội, tr. 9.
Tài liệu trực tuyến
(3) Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2020), “Vốn và công nghệ trong
liên kết 6 nhà”
/>truy cập lúc 8:22 ngày 6/6/2021
(4) Lý luận chính trị (2018), “Vai trị của đội ngũ doanh nhân trong phát triển
xã hội và quản lý phát triển xã hội”,
/>truy cập 8:30 ngày 6/6/2021
(5) Ông Nguyễn Liên Phương, Giám đốc Học viện Doanh nhân LP Việt Nam
(2010), “Doanh nhân Việt Nam và vị thế hôm nay”,
/>truy cập 8:37 ngày 6/6/2021
12
(6) Báo Nhân dân điện tử (2011), “ Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ
doanh nhân Việt Nam”,
/>truy cập lúc 8:47 ngày 6/6/2021
Phần lý luận dựa theo giáo trình.
13