Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Đặc điểm thơ văn hán nôm của mạc thiên tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.79 MB, 157 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐẶC ĐIỂM THƠ VĂN HÁN NƠM
CỦA MẠC THIÊN TÍCH

SVTH:

NGUYỄN THỊ THANH NGÂN

GVHD:

TS. NGUYỄN THANH PHONG

GVPB1:

TS. NGUYỄN ĐỨC THĂNG

GVPB2:

Ths. TRẦN TÙNG CHINH

AN GIANG, THÁNG 06/2022
0


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

KHOA SƯ PHẠM



NGUYỄN THỊ THANH NGÂN

ĐẶC ĐIỂM THƠ VĂN HÁN NƠM
CỦA MẠC THIÊN TÍCH
CHUN NGÀNH: SƯ PHẠM NGỮ VĂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

AN GIANG - THÁNG 06/2022
1


CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Khóa luận tốt nghiệp “Đặc điểm thơ văn Hán Nơm của Mạc Thiên Tích” do sinh viên
Nguyễn Thị Thanh Ngân thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thanh Phong. Tác
giả đã báo cáo kết quả nghiên cứu và được Hội đồng Khoa Học và Đào tạo thông qua
ngày 10/06/2022.
Cán bộ chấm 1
Cán bộ chấm 2
(Ký tên)
(Ký tên)

TS. Nguyễn Đức Thăng

Ths. Trần Tùng Chinh

Giảng viên hướng dẫn
(Ký tên)
Nguyễn Thanh Phong


2


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các kết quả
nêu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
An Giang, ngày 10 tháng 06 năm 2022
Người thực hiện
Nguyễn Thị Thanh Ngân

3


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Thanh Phong – người
trực tiếp hướng dẫn tơi hồn thành khóa luận này. Trong q trình làm khóa luận, tơi đã
nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tận tình và tâm huyết của thầy. Thầy đã giúp
tơi tích lũy thêm nhiều kiến thức để có cái nhìn sâu hơn về vấn đề của khóa luận và cả
cuộc sống.
Tiếp đến, tơi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu nhà trường, lãnh đạo Khoa cùng
toàn thể giảng viên ngành Sư phạm Ngữ văn, trong điều kiện khó khăn của dịch Covid –
19 đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tơi hồn thành khóa luận.
Có lẽ kiến thức là vơ hạn mà sự tiếp nhận kiến thức là hữu hạn nên trong quá trình
thực hiện khóa luận vẫn cịn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý tận tình
từ các thầy/cơ để bài khóa luận có thể hồn chỉnh hơn.
An Giang, ngày 10 tháng 6 năm 2022
Người thực hiện
Nguyễn Thị Thanh Ngân


4


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................2
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................4
I. PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................7
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................7
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề ...................................................................................8
2.1 Trong nước ............................................................................................................ 8
2.1 Ngoài nước .......................................................................................................... 10
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................11
3.1 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 11
3.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 11
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................11
4.1 Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 11
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 12
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................12
6. Đóng góp của khóa luận ........................................................................................13
7. Cấu trúc của khóa luận ..........................................................................................13
II PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................14
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TÁC GIẢ MẠC THIÊN TÍCH VÀ TAO ĐÀN
CHIÊU ANH CÁC ....................................................................................................14
1.1 Tác giả Mạc Thiên Tích ......................................................................................14
1.1.1 Q trình kiến tạo vùng đất Hà Tiên của dòng họ Mạc ................................... 14
1.1.2 Giới thiệu cuộc đời tác giả Mạc Thiên Tích..................................................... 17
1.1.3 Sự nghiệp văn chương của Mạc Thiên Tích .................................................... 19
1.2 Tao đàn Chiêu Anh Các ......................................................................................19
1.2.1 Sự thành lập, tổ chức và hoạt động của Tao đàn Chiêu Anh Các .................... 19
1.2.2 Các tác giả tham gia Tao đàn Chiêu Anh Các ................................................. 22

1.2.3 Đóng góp của Mạc Thiên Tích cho Tao đàn Chiêu Anh Các và văn học Hà Tiên
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG THƠ VĂN HÁN – NÔM ........................31
MẠC THIÊN TÍCH ..................................................................................................31
5

29


2.1 Ca ngợi thắng cảnh vùng đất Hà Tiên qua con mắt của nhà thơ gốc di dân .......31
2.2 Tái hiện sinh hoạt của người dân Hà Tiên trong tâm thái của quan trấn thủ ......41
2.3 Phản ánh tâm thái tự tin, lạc quan của người làm chủ vùng đất mới ..................45
2.4 Thể hiện tinh thần quảng giao văn hữu của vị chủ soái Tao đàn ........................52
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC THƠ VĂN HÁN - NƠM CỦA
MẠC THIÊN TÍCH ..................................................................................................57
3.1 Về mặt thể tài ......................................................................................................57
3.2 Về mặt ngữ liệu ...................................................................................................59
3.2.1 Chữ viết ............................................................................................................ 59
3.2.2 Thi liệu, văn liệu ............................................................................................... 62
3.2.3 Dụng điển (điển cố, điển tích) .......................................................................... 65
3.3 Về mặt nghệ thuật miêu tả...................................................................................69
3.3.1 So sánh, liên tưởng phong phú ......................................................................... 69
3.3.2 Hình tượng thơ điển nhã bác học .....................................................................72
3.3.3 Miêu tả sự vật sống động .................................................................................76
III. PHẦN KẾT LUẬN .............................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................83
PHỤ LỤC ...................................................................................................................85
I. DANH MỤC TÁC PHẨM THƠ VĂN HÁN NƠM CỦA MẠC THIÊN TÍCH ..85
1. Hà Tiên thập vịnh 河仙十詠 .................................................................................85
2. Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh 河仙十景曲詠 (Phiên chữ Nôm) ...........................93
3. Minh Bột di ngư 溟渤遺漁 .................................................................................122

II. DANH MỤC ẢNH .............................................................................................133
1. Ảnh về dòng họ Mạc ........................................................................................... 133
1.1 Tượng đài Mạc Cửu ..........................................................................................133
1.2 Đền thờ họ Mạc .................................................................................................135
2. Ảnh bìa sách có tác phẩm Mạc Thiên Tích ......................................................... 143

6


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học trung đại Việt Nam là một nguồn mạch lớn xuyên suốt giữ vai trò to
lớn, quan trọng trong việc kết tinh những truyền thống quý báu của nền văn học dân
tộc. Trong mạch nguồn to lớn ấy có nhiều nhánh nhỏ được phân tán khắp nơi trên cả
nước để tạo thành một kho tàng văn chương vô cùng phong phú về số lượng và cả chất
lượng. Trong nền văn học ấy có hai loại chữ viết được sử dụng “chính thống và khơng
chính thống” là chữ Hán và chữ Nơm. Cả hai nhóm tác phẩm văn học thời kì này phát
triển rất thịnh hành, tùy sở trường, phong cách sáng tác của từng nhà văn nhà thơ mà
góp phần tạo nên tầm vóc của họ. Trong đó, ít gặp nhà thơ có nguồn gốc di dân từ
nước ngồi nhưng lại sáng tác thuần thục chữ Nôm, như trường hợp các nhà thơ góp
mặt trong hội thơ đầu tiên của Nam Bộ là Tao đàn Chiêu Anh Các.
Tao đàn Chiêu Anh Các được sáng lập ở Hà Tiên bởi Mạc Thiên Tích. Tác giả
cùng nhiều nhà văn, nhà thơ người Việt, người Quảng Đơng, Phúc Kiến, trong nước
và ngồi nước xướng họa, sáng tác, để lại một số tác phẩm có thể xem là thành quả mở
đầu quan trọng đối với sự phát triển của văn học Nam Bộ. Tao đàn Chiêu Anh Các có
lực lượng sáng tác đa số là nhóm người gốc ngoại quốc, rất ít người bản địa tham gia.
Hơn nữa các tác phẩm được viết bằng chữ Hán thì lại đậm đặc thi pháp của văn học
truyền thống Trung Hoa, cịn nghiêng về chữ Nơm thì lại hiện rõ đặc điểm của thi
pháp văn học Nôm cổ điển của Việt Nam. Điều này cho thấy trình độ văn chương,
nghệ thuật của các thành viên tao đàn đã đạt đến một mức khá cao, không thua kém

văn học Đàng Ngoài và ngay cả văn học Trung Hoa.
Bên cạnh đó, xuất phát từ nguyện vọng khám phá để trả lời những suy tư của bản
thân, từ sự sinh trưởng của đứa con sinh ra tại Nam Bộ, một phần cũng do văn học
Hán Nôm ở miền Nam trước nay đa số sinh viên chỉ tiếp cận được tác giả Nguyễn
Đình Chiểu, ngồi ra những tác giả khác kể cả Mạc Thiên Tích cũng chưa từng được
biết đến. Vì vậy, người viết mạnh dạn tìm hiểu Mạc Thiên Tích – một vị chủ sối của
tao đàn đã có sự đóng góp khơng nhỏ cho nền văn học Hà Tiên nói riêng và văn học
Việt Nam thế kỉ 18 nói chung. Đây là một hiện tượng văn học mới ở Hà Tiên lúc bấy
giờ. Vậy những tác phẩm của một nhà thơ tài hoa ra đời tại một nơi xa xôi ở cực Nam
của Tổ Quốc ấy có những đặc điểm nội dung và hình thức như thế nào? Và tài năng
sáng tác ra sao? Đây quả thực là những điều đáng tìm hiểu và học hỏi.
Ngồi ra, với tư cách là một giáo viên Ngữ văn tương lai, việc nghiên cứu một
tác giả cũng góp phần khơng nhỏ trong việc giảng dạy môn văn học địa phương, giúp
các em học sinh ở trường phổ thông biết đến tác giả mới trong nền văn học địa phương
khi người giáo viên lồng những kiến thức nghiên cứu được vào bài giảng văn học địa
phương sau này, từ đó có cái nhìn nhận sâu sắc hơn, mới mẻ hơn về văn học miền
Nam.
7


2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Mạc Thiên Tích là nhà thơ gốc di dân, lại có nhiều sáng tác bằng chữ Hán và chữ
Nôm nên từ sớm, ông và các tác giả khác trong thi đàn được giới nghiên cứu trong và
ngoài nước quan tâm chú ý, đặc biệt là các học giả Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản.
Thành quả nghiên cứu về tác giả và sáng tác của tác giả đã được nhiều người tiếp cận
từ nhiều góc nhìn sử học, văn học, văn bản học, văn hóa học. Dưới đây, người viết xin
khái quát tình hình nghiên cứu về Mạc Thiên Tích và thơ văn Hán Nơm của ơng theo 2
nhóm: trong nước và ngồi nước.
2.1 Trong nước
Đầu thế kỉ XIX, trong Lịch triều hiến chương loại chí (1809 -1819), Phan Huy

Chú có đề cập đến trấn Hà Tiên trong phần Dư địa chí và thi phẩm Hà Tiên thập vịnh
trong phần Văn tịch chí. Nhưng tác phẩm chỉ dừng lại ở chỗ giới thiệu sơ lược.
Bên cạnh đó, trong Gia Định thành thơng chí (1820- 1841), Trịnh Hồi Đức đã
có nhận định: “Mạc Thiên Tích lập ra Chiêu Anh Các, mua sắm sách vở, thường ngày
ông cùng các nhà Nho luận bàn kinh sách, lại có thơ vịnh mười cảnh ở Hà Tiên, được
rất nhiều người hưởng ứng họa theo, từ đó văn phong mới nổi tiếng cả một dọi biển
ấy.” [3,160]. Đây là những dòng nhận xét khái quát về qui mô của tao đàn Chiêu Anh
Các, nhưng cũng khơng thấy tác giả Trịnh Hồi Đức nhắc đến thơ văn của Mạc Thiên
Tích.
Đơng Hồ, một thi sĩ – học giả nổi tiếng, người con của đất Hà Tiên, đã cất công
sưu tầm và viết quyển Văn học Miền Nam - Văn học Hà Tiên (1970). Trong cơng trình
này, tác giả Đơng Hồ giới thiệu nhiều nguồn sử liệu q giá, đồng thời ơng cịn đề cập
đến sáng tác cả chữ Hán lẫn chữ Nôm của Mạc Thiên Tích nói riêng và Tao đàn Chiêu
Anh Các nói chung. Điều đặc biệt, đây là cơng trình rất cơng phu và kì cơng của tác
giả Đơng Hồ trong việc dịch nghĩa, chú thích tập thơ Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh của
Mạc Thiên Tích. Đây quả thật là một tài liệu quan trọng cho những ai muốn tìm hiểu
về Tao đàn Chiêu Anh Các, nhất là Mạc Thiên Tích. Tuy nhiên, cơng trình này chỉ
nghiêng về bình và chú thích thơ ở tác phẩm Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh, cịn những
tác phẩm khác thì chưa.
Văn Học Nam Hà của tác giả Nguyễn Văn Sâm đã đề cập đến tính chất chung
của văn học Nam Hà. Ở chương II mục tác giả Mạc Thiên Tích, tác giả đã giới thiệu
về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của tác giả Mạc Thiên Tích (người tự hào giữ ải địa
cầu: mạc Thiên Tích). Chương này chỉ rõ “Minh bột di ngôn” (Hán), gồm 32 bài
Đường luật tả cảnh Lư Khê nhàn điếu và bài phú “Lư Khê nhàn điếu phú” dài hơn 100
câu. Năm 1821 Trịnh Hoài Đức tái khắc bản với nhan đề “Minh bột di ngư thi thảo” và
viết một bài tân tự rất quan trọng ghi được tâm sự u hoài, cảm khái là nỗi cảm hồi cố
quốc của tác giả. Sách này cũng khơng cịn. Hiện nay chỉ tìm được 7 trong số 32 bài
thơ chữ Hán nói trên. Như vậy mấy mươi bài thơ hiện chưa hoặc khơng thể tìm là
phần khiếm khuyết đáng tiếc khiến hậu thế chưa thể thấy hết tiếng lòng sâu thẳm của
tác giả. Ngoài ra, chương này đã giới thiệu khái quát về Tao đàn Chiêu Anh Các và

các tác phẩm trong tao đàn.
8


Ngoài ra, bộ sách Tổng tập văn học Việt Nam (tập 7, 1997) do Bùi Duy Tân chủ
biên dành số lượng trang khá nhiều để nói về Mạc Thiên Tích và những sáng tác của
tác giả. Sau những khái quát về cuộc đời Mạc Thiên Tích, thì sách trình bày về tập Hà
Tiên thập cảnh khúc vịnh. Sau khi đưa ra những căn cứ vì sao gọi là Hà Tiên thập
cảnh ngâm khúc thì sách đã đưa ra hai tình trạng văn bản với hai luồng cơ bản: Một
luồng xem tác phẩm chỉ gồm mười bài thơ Nôm đường luật, một luồng xem tác phẩm
gồm cả phần song thất lục bát và phần thơ Nơm đường luật. Bên cạnh đó đáng chú ý
nhất, sách còn đánh giá tác phẩm ở góc độ gieo vần. Lối gieo vần của Mạc Thiên Tích
về sau vẫn được kế thừa trong các tác phẩm như Dương Từ - Hà Mậu, Ngư Tiều y
thuật vấn đáp, Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca,… ở Nam bộ [16, 800]. Nhìn
chung, Tổng tập văn học Việt Nam (tập 7) đã cung cấp những tài liệu khá quan trọng,
tuy nhiên vẫn chưa đề cập đến nhiều đến nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm Hán
Nôm khác của Mạc Thiên Tích.
Quyển sách Nam Bộ xưa và nay của nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh
(1999) đã tập hợp nhiều nguồn cứ liệu nghiên cứu về Nam Bộ. Trong đó, có một bài
viết trong quyển sách đề cập đến sự hoa mỹ của cảnh biên thùy Hà Tiên: “không chỉ
đẹp bởi núi đồi biếc xanh thơ mộng, sơng hồ bãi biển quyến rũ lịng người. Cả đến
ráng mây, những hạt mưa rơi rớt lại bên hồ, trên núi lúc chiều muộn cũng hết sức
đáng yêu.”[17,382] Không những thế, bài viết cịn nhận xét chính cảnh quan của đất
nước đã sinh ra lời thơ, và nhờ lời thơ đã biến hóa mọi cảnh vật đều có linh hồn “Đất
nước tươi đẹp sinh ra thơ và thơ làm cho mây nước hang động, cây cỏ có linh hồn…”
và những trải nghiệm của tác giả khi hịa mình vào mười cảnh đẹp Hà Tiên, tạo nên
sức hút khó tả của tác giả đối với nơi đây. Bên cạnh đó, bài viết đã giới thiệu hai bài
thơ Châu Nham lạc lộ chữ Hán của Mạc Thiên Tích và người đề vịnh cùng thời là
Nguyễn Cư Trinh. Ở đây tác giả đưa ra một số ngữ liệu miêu tả khác nhau giữa Châu
Nham là một dãy núi dựng đá và Châu Nham là núi Bãi Ớt Dương Hịa. Từ đó đưa ra

lí giải về sự nhầm lẫn trong q trình nghiên cứu. Quyển này cũng không giới thiệu
đầy đủ về tác giả Mạc Thiên Tích, chỉ giới thiệu duy nhất bài thơ Châu Nham lạc lộ
mà những bài thơ khác thì không.
Tiếp đến là bộ Từ điển văn học (bộ mới) của nhà xuất bản Thế Giới phát hành
(2004), quyển sách giới thiệu về khái quát về quê quán, con người và những tác phẩm
thơ văn của Mạc Thiên Tích và người cùng thời sáng tác là Nguyễn Cư Trinh, sau đó
đưa ra những nhận xét về nội dung thơ của Mạc Thiên Tích. Bên cạnh những hạn chế
khơng thể tránh khỏi “những phần khuôn sáo do đặc điểm của lối thơ thù phụng, thơ
Mạc Thiên Tích nói chung có khí sắc” thì ưu điểm là thơ chữ Hán “giàu hình ảnh,
chứa đựng một tình cảm, sức sống, khơng gị gẫm, giả tạo”. Thơ Nơm thì “bình dị, rất
gần ngơn ngữ của quần chúng mà vẫn không kém trau chuốt.” Những sắc thái tích cực
đó thấm quyện vào cảm hứng thẩm mỹ chung của tác giả, đưa đến một thành công
đáng kể trong nghệ thuật được nhiều người đón nhận. Tuy nhiên mục từ chỉ nói khái
quát nên vẫn chưa cụ thể về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Mạc Thiên Tích.
Thêm vào đó là quyển Tuyển tập văn học Việt Nam văn học thế kỷ 18 (tập 5,
quyển 1, 2004) do Nguyễn Thạch Giang chủ biên cũng có nhắc đến Mạc Thiên Tích
và Chiêu Anh Các. Bên cạnh giới thiệu tiểu sử Mạc Thiên Tích thì sách cịn đề cập
9


đến Hà Tiên quốc âm thập cảnh ngâm khúc. Ngoài ra, sách còn giới thiệu Lư Khê vãn
dù là tác phẩm khuyết danh nhưng lại xác nhận là của Chiêu Anh Các. Cũng như Tổng
tập văn học Việt Nam (tập 7), các nhà soạn sách đã công nhận hai thi phẩm riêng biệt,
một chỉ gồm mười bài thơ Nôm Đường luật vịnh cảnh Hà Tiên, và một là khúc ngâm
gồm cả thể song thất lục bát và các bài thơ Đường luật. Sách cũng chỉ điểm qua các tác
phẩm, chứ không đề cập đến nội dung và nghệ thuật của văn thơ Hán Nơm Mạc Thiên
Tích.
Trên vanchuongviet.org có bài Hà Tiên thập vịnh (2006) của Huỳnh Cơng Tín.
Bên cạnh đó, bài viết giới thiệu tác giả có dẫn cả những dòng thơ trong tập Hà Tiên
thập cảnh khúc vịnh để đối chiếu, phân tích. Cuối cùng tác giả đưa ra kết luận vùng đất

đồng bằng sông Cửu Long này không chỉ có lúa, có cá mà cịn có thơ văn và nhạc lễ.
Có thể thấy rằng, Huỳnh Cơng Tín đã đặt ngang hàng vị trí thơ Nơm với thơ Hán về
thơ vịnh mười cảnh Hà Tiên. Tuy nhiên, bài viết của tác giả cũng chỉ dừng lại ở mức
độ phân tích mười bài thơ vịnh cảnh.
Ngồi ra, hiện nay trên các trang mạng xã hội tại Việt Nam như facebook,
youtube cũng có cập nhật những thơng tin về lịch sử hình thành Tao đàn Chiêu Anh
Các, giới thiệu các tác phẩm thơ văn của Mạc Thiên Tích. Tuy nhiên những bài viết
trên cung cấp những thông tin chưa đi sâu nhiều vào vấn đề văn học, mà chỉ nghiêng
về lịch sử và hiện trạng, tất nhiên chưa làm nổi bật được nội dung và nghệ thuật của
thi phẩm Hán Nôm và những giá trị thi phẩm Hán Nôm đối với nền văn học bấy giờ.
Chính vì thế, trên tinh thần học hỏi và kế thừa những tư liệu trước đó, người viết sẽ cố
gắng tìm tịi sáng tạo để đi đúng tin thần của việc nghiên cứu khoa học.
2.1 Ngoài nước
Đầu tiên, không thể nào bỏ qua quyển gia phả của dòng họ Mạc Hà Tiên trấn
Hiệp trấn Mạc thị gia phả (1818) của Vũ Thế Dinh (Có sách ghi Vũ Thế Doanh) rất kì
cơng và được các nhà nghiên cứu nhắc đến nhiều nhất. Theo lời của Đông Hồ trong
Văn học Miền Nam - Văn học Hà Tiên, thì sách này nhắc đến công lao của tác giả Mạc
Thiên Tích sau khi nối nghiệp cha thì phát triển rất phồn thịnh vùng đất Hà Tiên. Về
văn hóa văn học, Vũ Thế Dinh cho biết Mạc Thiên Tích dựng Chiêu Anh Các để thờ
Khổng Thánh, ông hậu hĩnh đối đãi hiền tài, chiêu mộ danh sĩ khắp nơi. Ở quyển này
tác giả có nhắc đến Chiêu Anh Các, vẫn chưa bàn sâu về thi phái này mà chỉ xét bình
diện cơng tích của Mạc Thiên Tích là chính, và cũng chưa nói rõ về tác phẩm trong bài
khảo cứu.
Trong bài khảo cứu 河仙鄚氏の文學活動, 特に河仙十詠に就て (Hoạt động
văn học của họ Mạc ở Hà Tiên trường hợp Hà Tiên thập vịnh) đã có nghiên cứu về
thành tựu văn học nghệ thuật của họ Mạc, bài khảo cứu này chủ yếu quan tâm đến Hà
Tiên thập vịnh và được viết bằng tiếng Nhật, đăng trên tạp chí Sử học (Nhật Bản),
quyển 40, số 2-3, năm 1967, tr.311-378. Bài khảo cứu xoay quanh các vấn đề chính
như Hà Tiên và xu thế lịch sử Hoa Kiều Đông Nam Á vào thế kỷ 17 - 18; Hà Tiên với
tư cách là nơi kế thừa văn hóa và truyền thống Trung Quốc bài viết đính kèm việc biên

soạn Hà Tiên thập vịnh và Minh Bột Di ngư tập, kèm phụ lục về Hà Tiên thập vịnh.
10


Tiếp theo, một chuyên khảo河仙鄚氏世系考Hà Tiên Mạc thị thế hệ khảo [Tiếng
Trung], đăng trên 華岡學報 Hoa Cương học báo, số 5 (1969), Đài Bắc [18, 179-218].
Bài này Trần Kinh Hòa tập trung khảo cứu các đời họ Mạc dựa theo những ghi chép
trong sử liệu Việt Nam và trong đời họ Mạc.
Tóm lại, ngồi những cơng trình nghiên cứu nêu trên thì hiện vẫn chưa có cơng
trình nào nghiên cứu thơ văn Hán Nơm của Mạc Thiên Tích để tìm ra đặc điểm nội
dung và hình thức của các tác phẩm này giống như định hướng nghiên cứu của đề tài.
Vì thế, đây là một cơng trình mới, khơng hồn tồn trùng lặp với các cơng trình nghiên
cứu nào khác của người đi trước. Nên việc nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm nội
dung và nghệ thuật của thơ văn Hán Nơm của Mạc Thiên Tích cũng là việc cần thiết
nhằm bổ sung phần nào những thiếu sót trên.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà chúng tôi muốn hướng đến nghiên cứu là đặc điểm nội dung và
đặc điểm hình thức thơ văn Hán Nơm của Mạc Thiên Tích. Việc tìm ra những đặc
điểm riêng, điểm nổi bật về cả nội dung lẫn hình thức là một việc quan trọng, điều đó
sẽ khẳng định được tài năng của tác giả, và khẳng định được vị trí của tác giả trong
tiến trình văn học miền Nam nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi mà người viết muốn hướng đến là các tác phẩm Hán Nôm của Mạc
Thiên Tích, bao gồm:
(1) Tập thơ Hà Tiên thập cảnh (gồm 10 bài thơ chữ Hán),
(2) Tập thơ Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh (gồm 11 bài thơ chữ Nôm),
(3) Tập thơ - phú Minh Bột di ngư (gồm 7 bài thơ chữ Hán và 1 bài phú chữ
Hán).

Ngoài ra, trong bài nghiên cứu này, người viết cũng mở rộng phạm vi nghiên cứu
ra ở một số tác giả khác, mục đích là để thấy được sự giao lưu rộng rãi trong q trình
xướng họa văn chương của vị chủ sối thi đàn đối với các bạn bè văn chương, và một
phần làm nổi bật thêm văn chương của Mạc Thiên Tích.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Người viết xác định mục đích của đề tài là khái quát lại một cách sơ bộ về thân
thế sự nghiệp của vị chủ soái thi đàn Mạc Thiên Tích và Tao đàn Chiêu Anh Các.
Cơng trình đồng thời cũng chỉ ra những đặc điểm về mặt nội dung và hình thức của
thơ văn Mạc Thiên Tích. Qua đó, bài viết cũng nhấn mạnh những điểm khác biệt của
Mạc Thiên Tích đối với những tác giả cùng thời.
11


4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích đó, đề tài đặt ra các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, tìm ra những điều mới lạ mà những nhà nghiên cứu trước chưa tìm
được.
Thứ hai, tập hợp lại những tác phẩm của tác giả Mạc Thiên Tích.
Thứ ba, kế thừa phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ của những nhà nghiên cứu trước
và đề xuất những bản dịch nghĩa, dịch thơ tốt hơn nếu những nhà nghiên cứu trước
chưa dịch sát nghĩa.
Thứ tư, phân tích sâu tác phẩm thơ văn Hán Nơm để thấy những đặc điểm nội
dung, hình thức trong đó.
Thứ năm, khái qt lại những điểm đóng góp của Mạc Thiên Tích trong sự phát
triển của văn học Hà Tiên thế kỉ 18.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành thực hiện đề tài này, chúng tôi vận dụng một số phương pháp

nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: đây là phương pháp quan trọng và chủ yếu
nhằm đánh giá, bình phẩm nội dung và nghệ thuật của thơ văn Hán Nơm Mạc Thiên
Tích. Phân tích sâu tác phẩm, tổng hợp những ý chính sau đó khái qt thành những
đơn vị kiến thức mới. Phương pháp này được sử dụng trên tồn khóa luận.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh: phương pháp này được sử dụng để đối chiếu
phương diện nội dung, nghệ thuật của Mạc Thiên Tích với các tác giả cùng thời cũng
như trước hay sau để tìm ra những điểm tương đồng hay khác biệt. Từ đó, làm rõ hơn
đặc điểm nội dung và hình thức của thơ văn Mạc Thiên Tích qua một số bài thơ tả
cảnh thiên nhiên, tả cảnh cuộc sống, phong cách sáng tác của tác giả, thể loại thể tài,
thi liệu văn liệu, nghệ thuật miêu tả.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Kết hợp phương pháp nghiên cứu của các
lĩnh vực lịch sử và địa lí, văn học, ngơn ngữ học, văn hóa học, kiến thức văn chương
Hán Nơm trong q trình nghiên cứu để làm rõ hơn về đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát văn bản: So sánh các dị bản thu thập được lại với nhau
so sánh dị bản nào phù hợp nhất để tiến hành khảo sát. Ngoài ra, phương pháp này sẽ
so sánh các bản dịch với nhau để xem bản dịch nào chính xác nhất, dựa trên đó tiến
hành khảo sát.
- Phương pháp phân loại: Nhằm phân loại tác phẩm, tác phẩm nào nghiêng về miêu
tả thiên nhiên, tác phẩm nào nghiêng về con người, những tác phẩm nào phản ánh tâm
thái tự tin, lạc quan của người làm chủ vùng đất mới và những tác phẩm nào thể hiện tinh
thần quảng giao văn hữu của Mạc Thiên Tích.

12


6. Đóng góp của khóa luận
Thứ nhất, ở một mức độ nhất định nào đó, đề tài có thể bổ khuyết phần nào đó
thiếu sót được nêu trong lịch sử vấn đề, cũng như đề tài có thể là một nguồn tư liệu
khả dụng cho những ai quan tâm và sưu tầm chúng.

Thứ hai, thơng qua khóa luận này, giúp cho giáo viên giảng dạy văn học Hán
Nôm địa phương có được nguồn tư liệu giảng dạy, giúp học sinh bổ sung và phát huy
vốn hiểu biết về văn học địa phương, làm phong phú và làm sáng tỏ thêm về chương
trình chính khóa. Đồng thời góp phần giữ gìn và bảo vệ các giá trị văn hóa của quê
hương mình.
Thứ ba, khóa luận cịn góp phần khơi dậy sự hứng thú, tìm tịi hiểu biết thêm của
người dân địa phương đối với tác giả lớn về văn học Nam Bộ. Và từ đó giúp người dân
có cái nhìn khác về nền văn hóa miền Nam nói chung và địa phương nói riêng.
Thứ tư, khóa luận cịn là một nguồn tư liệu tham khảo bổ ích cho các bạn sinh
viên chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn và Văn học trường Đại học An Giang

7. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm năm phần: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận, Phần tài
liệu tham khảo và Phần phụ lục. Riêng phần nội dung được chia thành 3 chương như
sau:
Chương 1: Giới thiệu tác giả Mạc Thiên Tích và Tao đàn Chiêu Anh Các
Phần này có dung lượng khoảng 20 trang, ở chương này người viết tập trung tìm
hiểu về vị chủ sối Mạc Thiên Tích và Tao đàn Chiêu Anh Các với mục đích làm rõ
q trình kiến tạo vùng đất Hà Tiên của dòng họ Mạc và đặc biệt là Mạc Thiên Tích,
đồng thời khái quát về sự thành lập, các tác giả tham gia và sự đóng góp của Tao đàn
Chiêu Anh Các
Chương 2: Một số đặc điểm nội dung thơ văn Hán Nôm của Mạc Thiên Tích
Phần này có dung lượng khoảng 20 trang, ở chương này người viết tập trung
phân tích những đặc điểm thơ văn của Mạc Thiên Tích với mục đích làm nổi bật
những đặc điểm nội dung thể hiện trong thơ văn của ơng.
Chương 3: Một số đặc điểm hình thức thơ văn Hán Nơm của Mạc Thiên
Tích
Phần này có dung lượng khoảng 30 trang, tiếp nối chương trước, người viết
phân tích những đặc điểm hình thức nghệ thuật nổi trội trong thơ văn của Mạc Thiên
Tích, với mục đích làm nổi bật những đặc điểm hình thức độc đáo trong thơ văn của

tác giả này.

13


II. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TÁC GIẢ MẠC THIÊN TÍCH VÀ
TAO ĐÀN CHIÊU ANH CÁC
1.1 Tác giả Mạc Thiên Tích
1.1.1 Q trình kiến tạo vùng đất Hà Tiên của dòng họ Mạc
Trước thế kỉ XVII, Hà Tiên là bộ phận lãnh thổ của Phù Nam (theo cách viết
Trung Quốc là “扶南”). Khi vương quốc này suy tàn, Hà Tiên cùng một phần đất
đai của đồng bằng sông Cửu Long thuộc quyền quản lí của quốc vương Chân Lạp.
Và dần những thế kỉ sau, vùng đất này rơi vào tình trạng hoang vu bởi sự bất lực
trong việc quản lí của tập đồn phong kiến Chân Lạp. Nơi đây vẫn được một bộ
phận cư dân bám trụ nhờ tự nhiên ưu đãi thuận lợi. Dựa vào những tư liệu cổ như
Gia Định thành thơng chí của Trịnh Hồi Đức, Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn,
Hà Tiên trấn Hiệp trấn Mạc thị gia phả của Vũ Thế Dinh và một số tư liệu có liên
quan khác, trước khi họ Mạc đến khai khẩn đất Hà Tiên, thì đất này vốn là một
vùng đất thấp, nằm bên bờ vịnh Thái Lan, giáp ranh với Campuchia. Sau đó, vùng
đất này được dòng họ Mạc khai phá và quy thuộc vào lãnh thổ của chúa Nguyễn ở
Đàng Trong. Sách Từ điển địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam mục “Hà Tiên” cũng
đã ghi rõ “Hà Tiên nguyên xưa là đất thuộc nhà Lê. Sau đó có người Trung Quốc
là họ Mạc đến đây khai khẩn, có bộ thuộc, phần phụ với chúa Nguyễn Phúc Tần,
được đặc cách làm chức tổng binh, đất này ngày thêm phồn thịnh, dân ở yên trồng
trọt [20,168 ]”.
Hơn ba thế kỉ trước, quốc gia Việt Nam bị chia đôi. Trịnh và Nguyễn phân
tranh chia đất nước thành hai miền Nam Bắc, lấy sông Linh Giang (sông Gianh)
làm phân giới. Nhưng rồi để tiện cho việc cai trị dưới thời vua Gia Long, quốc gia
lại chia làm ba miền: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Từ đó, tiếng Miền Nam bị

khu biệt trong phạm vi sáu tỉnh cuối cùng của đất nước. Những người dân nghèo
vùng Thuận – Quảng bắt đầu tìm đến nơi này. Họ sống chung với người bản địa,
cùng khai phá đất hoang tạo dựng làng xóm.
Đến cuối thế kỉ 17, thế lực của Mãn Thanh đã vững mạnh. Những di thần nhà
Minh kháng cự với mong muốn “phản Thanh phục Minh” nhưng càng về sau lại
càng yếu ớt tan rã. Một số tướng lĩnh nhất quyết không chịu đầu hàng nên mang
binh sĩ, gia quyến vượt biển xuôi về phương Nam, và dần dần họ đã lôi kéo đông
đảo nhân dân cùng đi theo. Cuộc di cư này, ban đầu chỉ là cuộc di cư tị nạn chính
trị, nhưng lâu dần do nhu cầu bn bán làm ăn nên có thêm thành phần di dân vì
sinh kế. Từ đó thúc đẩy hình thành sự lưu truyền văn hóa Trung Hoa ra hải ngoại.
14


Năm 1671, Mạc Cửu (鄚玖, 1652 – 1735) người xã Lê Quách, huyện Hải
Khang, phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), xuất thân trong dòng dõi
thế phiệt, dòng họ Mạc cũng là dịng họ có nhiều người đỗ đạt làm quan hiển hách.
Sau khi triều Minh bị diệt, ông từng tham gia phong trào phản Thanh phục Minh
nhưng thất bại, vì khơng phục trước chính sách của nhà Thanh, nên đã lên thuyền
di cư về phương Nam. Họ quy tụ nhân dân, khẩn hoang lập ấp, mở hải khẩu, chiêu
thương, mậu dịch, đến đầu thế kỉ 18 thì họ đã chiếm lãnh hết dải duyên hải phía
Tây miền Nam, tạo thành một tiểu quốc do Mạc Cửu đứng đầu.
Nhưng do nằm ở vị thế nhạy cảm, nên thường xuyên có sự tranh chấp giữa
hai quốc gia Thái Lan và Chân Lạp. Vì vậy Hà Tiên cũng cần phải tìm một thế dựa
vững chắc. Theo Văn học Miền Nam - Văn học Hà Tiên, cố thi sĩ Đông Hồ từng
viết: “Năm 1708, Mạc Cửu đem 7 phủ của mình khai thác gồm một dải duyên hải
miền Tây, cả đảo Phú Quốc, mà thủ phủ là Hà Tiên trấn, qui phụ vào bản đồ Đàng
Trong, chịu quyền bảo hộ của Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725)” [1,19].
Tuy nhiên ở đây, chịu tiếng bảo hộ là bảo hộ về ngoại giao, kỳ dư đều tự quản lí, tự
chủ như cơ cấu quân sự, chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, như một tiểu quốc tự
chủ. Mỗi ba năm một lần, Mạc Cửu phải mua sắm lễ vật và cử thuộc hạ của mình

đến Phú Xuân dâng biểu triều cống cho chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn Phúc Chu
phong cho Mạc Cửu làm Tổng binh Trấn Hà Tiên và chính thức đổi tên vùng đất
này là Hà Tiên trấn. Việc làm này đánh dấu, Hà Tiên trở thành một bộ phận của
lãnh thổ Đại Việt. Có thể thấy rằng, văn học Miền Nam thời kì phơi thai đã chịu sự
ảnh hưởng trực tiếp sâu đậm văn học Trung Quốc.
Ngay từ những ngày đầu đặt chân đến nơi đây, Mạc Cửu đã thực hiện rất
nhiều biện pháp nhằm cải tạo lại Hà Tiên trấn: Mạc Cửu đã lợi dụng ưu thế của
những lớp cư dân tại chỗ như các vùng Phú Quốc, Lũng Kỳ, Cần Bột (Kampot),
Vũng Thơm (Kompongsom), Cà Mau và Rạch Giá lập thành bảy xã, đồng thời
chiêu mộ những người dân từ nơi khác đến đây để cùng nhau khai khẩn đất đai, tạo
dựng sản nghiệp. Trong quyển Hà Tiên trấn Hiệp trấn Mạc thị gia phả có chép thế
này: “Từ đó Thái Công ngày đêm lo chiêu tập người khắp hải ngoại đến buôn bán,
tàu thuyền ra vào rất nhộn nhịp, người Việt, người Đường, người Liêu, người Man
đua nhau kéo đến trú ngụ, hộ khẩu ngày một đông, tiếng tăm của Thái Cơng ngày
một lừng lẫy [2,16-17]. Ngồi ra, vì Mạc Cửu biết chỉ khi mở rộng ngoại giao thì
một tiểu quốc mới có thể phát triển, nên Mạc Cửu đã không ngừng phát triển công
việc buôn bán kinh doanh ra nước ngồi, thiết lập thành một trung tâm bn bán
lớn ở Hà Tiên. Vì nằm ở vị trí đắt địa nên Hà Tiên trở thành nơi tiếp nhận, nơi giao
lưu của rất nhiều nước trên thế giới qua lại buôn bán; điều quan trọng nhất là Mạc
Cửu rất quan tâm đến việc củng cố hành chính của địa phương mình cai quản, ơng
đã tự xây dựng một bộ máy chính quyền của riêng mình. Kết luận này dựa trên cơ
15


sở thực tế là Mạc Cửu tự sắp đặt quan lại, tự tổ chức quân sự, tự đặt ra thuế khóa
và tự quyết định các chính sách ngoại giao cho riêng mình.
Từ khi Mạc Cửu đến đây, diện mạo của đất Hà Tiên ngày càng được phát
triển phồn thịnh. Theo Gia Định thành thơng chí trong vịng mười tám năm, Mạc
Cửu đã lập nên bảy xã, thơn đầu tiên đó là: Cần Bột, Phú Quốc, Giá Khê (Rạch
Giá), Hương Úc (Vũng Thơm), Cà Mau và Hà Tiên, ngày nay cùng với một phần

đáng kể đất Cà Mau, Bạc Liêu, Rạch Giá, Long Xun, Sóc Trăng.
Khơng chỉ khai thác nơng nghiệp, Mạc Cửu còn rất chú trọng việc khai thác
thủy sản do nguồn biển mang lại. Sách Mạc Thị gia phả Cho biết: “Ơng chiêu tập
các nước hải ngoại đến bn bán. Tàu thuyền đi lại rộn rịp, làm ăn, hộ khẩu ngày
càng trù mật, tiếng tăm của ông lừng lẫy khắp mọi nơi”. Năm 1728 và năm 1729,
Mạc Cửu phái Lưu Vệ Quân và Huỳnh Tập Quan mang hai thương thuyền sang
Nhật Bản liên hệ việc mậu dịch vì lợi dụng chính sách mở cửa, cấp Châu Ấn cho
thuyền thương gia bn bán với nước ngồi đặc biệt là vùng Đơng Nam Á của
chính quyền Nhật Bản. Vì vậy Mạc Cửu được chính phủ Nhật Bản - Mạc Phủ Đức
Xuyên - cấp giấy phép buôn bán. Các sản phẩm của Hà Tiên chẳng hạn như: hải
sâm, cá khô, tôm khô,… là những mặt hàng giao dịch chính của họ Mạc và các
thương nhân nước ngồi. Hoạt động này cịn được thúc đẩy trong những năm đầu
thập niên 30 của thế kỉ 18.
Năm 1735, Khi Mạc Cửu qua đời thì Mạc Thiên Tích lên nối chí cha. Ơng
càng mở mang sự nghiệp giữ chức tổng binh Hà Tiên trấn và giúp chúa Nguyễn
mở rộng lãnh thổ miền Cửu Long, sau đó được chúa Nguyễn Phúc Tru phong chức
Tổng binh đại đô đốc. Mạc Thiên Tích tiếp tục việc khai khẩn miền Tây Nam Bộ
chú trọng việc mở rộng buôn bán giao lưu giữa các nước trên thế giới với nhau
nhằm phát triển kinh tế và ngoại giao của trấn Hà Tiên, mặc khác ông tiếp tục cải
tiến xây dựng phố chợ, đường xá, khai khẩn mở rộng đất đai, chiêu tập thêm nhân
dân, xây cất dinh thự, đền miếu, trại quân,… góp phần làm cho bộ mặt cảng Hà
Tiên đổi mới phồn vinh, phố thị sầm uất “Cảnh đường lối tiếp giáp, phố xá liên lạc,
người Việt, người Tàu, người Cao Miên, người Đồ Bàn đều theo chủng loại cư trú,
ghe thuyền ở sông biển qua lại nơi đây không dứt, thật là một đại đơ hội nơi góc
biển vậy!”(Gia Định thành thơng chí, Quyển VI, Thành trì chí, tờ 36b).
Những chính sách cải cách của Mạc Thiên Tích đã nhanh chóng đem lại sự
phồn thịnh cho bến cảng Hà Tiên, trong một thời gian ngắn xây dựng, Hà Tiên đã
trở thành một cảng khẩu quốc thu nhỏ - một đất nước trọng văn học, thích thi thư.
Ngồi ra, cơng tích của Mạc Thiên Tích cịn kể đến việc khai khẩn mở thêm bốn
huyện: Long Xuyên, Kiên Giang, Trấn Giang (Cần Thơ), Trấn Di (Bạc Liêu, Bãi

Sâu).
Đặc biệt, ông đã cho lập nhà nghĩa học, mở hội Tao đàn Chiêu Anh Các, một
tao đàn xướng họa thi văn mang tầm quốc tế khiến tiếng tăm Hà Tiên lan xa.
16


Thế nhưng sự phồn thịnh của phố cảng Hà Tiên đã khiến trở thành con mồi
của những nước láng giềng muốn tranh đoạt, tấn công để giành lấy làm của riêng
mình. Nhưng dựa vào sự lãnh đạo tài ba của Mạc Thiên Tích cùng sự đồng lịng
trên dưới của qn dân nên trận chiến với quốc vương Chân Lạp đã giành được
thắng lợi. Những năm sau, khi chúa Nguyễn Phúc Trú khôi phục được Gia Định,
ông liền điều động quân đội can thiệp mạnh để lập bảo hộ ở Chân Lạp. Việc này đã
dẫn đến xích mích với Xiêm. Lại thêm việc quân lính của Nguyễn Ánh cướp
thuyền hàng của Xiêm. Nhân cơ hộ đó quân Chân Lạp đã vu cáo Mạc Thiên Tích
làm nội gián cho Nguyễn Ánh ở Xiêm, nên ơng đã bị bắt. Vì chịu q nhiều nỗi
oan khuất, nhục nhằn với thù địch, ông đã tự tử. Mạc Thiên Tích mất năm 1780 tại
Vọng Các (Bangkok, Thái Lan) hưởng thọ 75 tuổi. Tiếc rằng về sau, sau khi Mạc
Thiên Tích mất thì Hà Tiên cũng đã mất dần sự phồn thịnh vốn có của nó. Bởi con
cháu đời sau đã khơng phát huy được tính năng động, sự nhạy bén, thái độ mềm
mỏng của cha ông. Họ đặt ra nhiều thứ thuế nặng khiến cho thuyền bn dần dần
xa lánh. Thêm vào đó là tình hình chiến sự căng thẳng, thường xuyên diễn ra tranh
chấp từ những nước có mưu đồ muốn lăm le chiếm đoạt nơi đây đã khiến cho vùng
đất Hà Tiên cạn kiệt lương thực, nhiều năm đói to.
Những cơng tích của Mạc Cửu và Mạc Thiên Tích đã đóng góp, đã làm cho
trấn Hà Tiên được đời sau đánh giá như thế nào? Các nhà nghiên cứu khi đánh giá
công lao đều cho rằng họ Mạc ở Hà Tiên đã có những cơng tích như sau:
Thứ nhất, tổ chức khai phá lập ra trấn Hà Tiên rồi dần dần mở rộng ra cả
vùng hữu ngạn Hậu Giang và một số hải đảo, trong đó có cả đảo Phú Quốc.
Thứ hai, mở mang phố chợ, phát triển ngoại thương với nước ngoài, thúc đẩy
Hà Tiên trở thành một trấn thịnh vượng về kinh tế.

Thứ ba, phát triển văn hóa vùng Hà Tiên. Trên lĩnh vực này, vai trị lớn nhất
là Mạc Thiên Tích với vai trò sáng lập ra Tao đàn Chiêu Anh Các.
Thứ tư, một công lao không thể thiếu của họ Mạc là thành công trong việc
lãnh đạo nhân dân tổ chức chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ sự an tồn và
cuộc sống bình n của vùng đất Hà Tiên.
Tóm lại, Mạc Thiên Tích đã có cơng lao to lớn trong việc làm nên một xứ thơ
thu hút biết bao thi sĩ có đam mê thơ ca. Đây là tiền đề để nền văn học Hà Tiên từ
từ chớm nở, sinh sôi.
1.1.2 Giới thiệu cuộc đời tác giả Mạc Thiên Tích
Nhiều tư liệu hiện nay thống nhất rằng, Mạc Thiên Tích lúc đầu tên là Mạc
Thiên Tứ, nhũ danh là Tông琮, tự là Sĩ Lân, về sau đổi thành Mạc Thiên Tích.
Ơng sinh ra ở Trũng Kè (Réam, bây giờ thuộc về Hải cảng Sihanoukville). Cha là
Mạc Cửu, người có cơng đầu trong việc khai phá vùng đất Hà Tiên, người Trung
Quốc, mẹ là người Việt. Do đó Mạc Thiên Tích có thân thế khá đặc biệt là người
có hai dòng máu Việt - Hoa.
17


Mạc Thiên Tích chào đời ở Trũng Kè theo sách Hà Tiên trấn Hiệp trấn Mạc
Thị gia phả của Vũ Thế Dinh thì khi bà Nguyễn sinh Mạc Tơng ở Trũng Kè xuất
hiện điềm lạ: “Lúc sinh Mạc Tơng thì nước dưới vũng Trũng Kè trong vắt, mặt
nước trên trời hào quang sáng rực, thụy khí bao quanh, giữa đám hào quang thụy
khí nổi lên một tượng phật. Các tăng nhân Chân Lạp trong vùng lấy làm một triệu
cát tường kéo đến vì Mạc Cửu chúc tụng. Pho tượng phật thì bao nhiêu người cũng
khơng mang đi được. Mạc Cửu đành phải cho cất tại đó một ngơi chùa để phụng
thờ.” [2, 152]
Trong quyển Văn học miền Nam lục tỉnh của Nguyễn Văn Hầu có lí giải về
việc đổi tên từ Mạc Thiên Tứ sang Mạc Thiên Tích như sau: Thiên Tứ (天賜): là
trời ban cho. Rằng trước khi sanh Mạc Tơng, có tượng Phật nổi lên trên mặt nước
ở Trũng Kè. Người ta coi đó là điềm lành và nghĩ rằng việc họ Mạc sanh được con

trai chính là trời ban. Cịn tên Thiên Tích (天錫) cũng có nghĩa là trời ban, nhưng
“căn cứ vào một sự kiện lịch sử khác. Vốn chúa Nguyễn có phong cho họ Mạc, Hà
Tiên “thất diệp phiên hàn” đem bảy chữ Thiên, Tử, Cơng, Hầu, Bá, Tử, Nam để
làm chữ lót khi đặt tên con cháu và lấy năm chữ thuộc ngũ hành tương sanh dùng
làm chữ tên: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Bởi vậy, tên của Mạc Tơng có chữ lót là
Thiên, cịn chữ Tứ đổi ra chữ tích vì là chữ Bối (貝) được đổi thành chữ kim (金)
mà ra (Tứ (賜): bộ bối (貝) bên trái; Tích (錫),bộ kim (金) bên trái)”[4,24].
Bên cạnh đó, tác giả Đơng Hồ trong Văn học Miền Nam – Văn học Hà Tiên
cũng giải thích rằng: “Chữ Tứ có nghĩa là ban cho. Mà chữ Tích cũng có nghĩa là
ban cho. Nhưng duy chữ Tứ 賜bộ bối 貝đổi thành bộ kim 金 thành chữ Tích. Vì
vậy Thiên Tứ hay Thiên Tích đều có ý nghĩa là của Trời ban cho. “Đây là cách tứ
tánh tứ danh của các vua chúa ngày xưa, kể như một ân huệ của nhà Việt biệt đãi
cho các công thần. Là vua ban họ ban tên cho, có khi ban cho họ của vua…[1,150].
Lúc bấy giờ chúa Nguyễn ở Nam Hà ban cho cả nhà họ Mạc Thất diệp phiên hàn
(bảy chữ quý tộc) nối đời vinh hiển: Thiên 天, Tử 子, Công 公, Hầu 侯, Bá 伯, Tử
子, Nam 男Lấy bảy chữ đó làm chữ đệm lót tên. Riêng tên thì sử dụng năm bộ
theo thứ tự ngũ hành là Kim (金) thủy (水) mộc (木) hỏa (火) thổ (土) để đặt
làm tên của mình.
Về đặc điểm con người và tính cách của Mạc Thiên Tích, ơng là người đủ
đức đủ tài, giỏi võ, làu kinh thơng sử “tính khí trung nghĩa mà lương thiện, nhân từ
mà dũng lược, tài đức vẹn toàn […] rộng xem kinh điển, đọc hết bách gia chư tử,
không sách nào là không xem qua […] lại giỏi cả binh pháp, lục thao và tam lược
đều tinh tường.” [2 .23]. Nguyễn Cư Trinh cũng đề cao Mạc Thiên Tích là người ở
địa vị cao mà rất khiêm tốn nhún nhường, có lịng độ lượng bao dung những lỗi
lầm của người khác và rất giữ chữ tín đối với lời hứa của mình.
18


Sau khi cha mất, Mạc Thiên Tích nối nghiệp cha tiếp tục giữ trấn Hà Tiên,
tước Tông Đức Hầu. Theo Từ điển Văn học (bộ mới): “Mạc Thiên Tích có công

xây dựng dân binh, nhiều lần chống đánh kiên quyết các cuộc xâm lược của phong
kiến Xiêm La và Chân Lạp” [10, 935]. Vì vậy, Mạc Thiên Tích khơng chỉ có cơng
xây dựng mà cịn có cơng trấn giữ nơi đây, tạo sự ấm no cho cuộc sống người dân.
1.1.3 Sự nghiệp văn chương của Mạc Thiên Tích
Bên cạnh những đóng góp về chính trị, kinh tế và văn hóa, Mạc Thiên Tích cịn có
sự đóng góp khơng hề nhỏ cho nền văn chương nước nhà. Sự nghiệp văn học lớn nhất của
Mạc Thiên Tích là thành lập một hội tao đàn có quy mơ rất lớn và là hội thơ đầu tiên ở
Nam Bộ mở ra sự phát triển văn chương cho toàn vùng. Tuy nhiên, sự nghiệp văn chương
chỉ riêng của Mạc Thiên Tích đã có rất nhiều tác phẩm được đánh giá cao, mặc khác vì là
vị chủ soái của một tao đàn nên phần lớn các sáng tác của ông điều được các văn sĩ họa
vần:
Hà Tiên thập vịnh gồm 10 bài xướng chữ Hán. Tác giả Đơng Hồ viết: “Khởi thủy,
Mạc Thiên Tích thủ xướng 10 bài. Mỗi vị trong số 31 vị trong Chiêu Anh Các họa vần,
mỗi vị 10 bài, nhân thành 310 bài thơ”[1, 58]. Vì vậy, tổng cả bài xướng là 220 bài khắc
in năm 1737, sau này Nguyễn Cư Trinh có họa thêm 10 bài.
Tiếp đến, Minh bột di ngư gồm 32 bài thơ luật chữ Hán lấy chung nhan đề Lư Khê
nhàn điếu, và bài phú hơn một trăm câu nhan đề Lư khê nhàn điếu phú.
Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh được viết bằng chữ Nôm, gồm 442 câu song thất lục
bát cùng những dòng thơ Đường luật.
Cuối cùng là Thụ Đức Hiên tứ cảnh làm theo thể hồi văn để vịnh phong cảnh bốn
mùa của Hà Tiên do Mạc Thiên Tích sáng tác. Sách đã được khắc in, cùng khoảng thời
gian với Hà Tiên thập vịnh, hiện đã thất lạc.
Cùng với sự nghiệp chính trị - kinh tế, sự nghiệp văn hóa – xã hội, sự nghiệp văn
chương của Mạc Thiên Tích đã tạo thành một thành tựu to lớn trong nền văn học lúc bấy
giờ. Và có lẽ cái làm nên tên tuổi của Mạc Thiên Tích thêm sáng lạng là ở sự nghiệp văn
chương của ông.

1.2 Tao đàn Chiêu Anh Các
1.2.1 Sự thành lập, tổ chức và hoạt động của Tao đàn Chiêu Anh
Các

Theo Từ điển Văn học (bộ mới): “Là một người học rộng, có tài thơ văn, lại
có kiến thức văn hóa trên mảnh đất do mình xây dựng, Mạc Thiên Tích đã sớm
quy tụ được nhiều nhà Nho từ các nơi về Hà Tiên để lập nghiệp” [10, 935].
Theo lời tự đề tựa sách Hà Tiên thập vịnh của Mạc Thiên Tích: Vào năm Ất Mão
(1735), Cửu Lộc hầu Mạc Cửu tạ thế, vào mùa xn năm Bính Thìn (1736), chúa Nguyễn
Phúc Chu phong cho Mạc Thiên Tích kế tập theo cha, phong làm Đô đốc trấn Hà Tiên,
tước Tông Đức hầu. Cũng trong mùa xuân này, có một danh sĩ tên là Trần Trí Khải, tên tự
19



×