Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích đền thượng – chùa phúc thắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.38 KB, 52 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam khơng phải là nơi khởi nguồn của đạo phật, đạo khổng, đạo
giáo song những yếu tố ngoại sinh này du nhập, nhanh chóng ổn định và hồ
vào những yếu tố bản địa làm nên bản sắc văn hoá Việt. Dấu ấn của nó để lại
đậm nét bằng hệ thống các di tích lịch sử văn hố trên khắp các dải đất hình
chữ S. Những ngơi đình ngơi, chùa là nơi gửi gắm những khát vọng, ước mơ
về một cuộc sống ấm no hạnh phúc, nơi thể hiện lòng tự hào, lòng biết ơn
các vị anh hùng dân tộc. Cũng giống như bao làng quê khác xã Song Lãng –
huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình là một vùng quê thanh bình với những cánh
đồng lúa bát ngát, uốn luợn theo những triền đê. Nơi đây cũng là một vùng
quê giầu các giá trị văn hoá truyền thống. Theo con đường chạy dọc khắp xã
ta bắt gặp ngơi đình thờ thành hồng làng thơn Ba che rợp bóng đa cổ thụ,
mái chùa Bạch Mã cổ kính nơi cất giấu kinh bản nước ngồi hay chùa Quan
Lan trên đầm Bạch Lãng xây dựng từ khá sớm vừa là nơi thờ phật vừa là nơi
nghỉ ngơi của các nhà sư Ấn Hồ khi dừng chân trên hành trình truyền đạo.
Nhưng đặc biệt hơn cả là khu di tích đền Thượng – chùa Phúc Thắng thuộc
thơn Hội nơi tu hành và thờ Đạt Mạn thiền sư Đỗ Đơ. Đây là khu di tích
chứa đựng nhiều giá trị lịch sử và văn hố. Di tích cịn bảo lưu được nhiều di
vật quý có giá trị nghiên cứu cao. Hàng năm tại di tích đã diễn ra lễ hội với
nhiều trò chơi dân gian độc đáo thu hút nhân dân địa phương và các vùng lân
cận về dự hội đông vạn người. Lễ hội trở thành một nét văn hoá cổ truyền
của địa phương.
Việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá của dân tộc là một việc
cần thiết nhằm giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống của dân tộc, góp phần xây
dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc. Là
một người con của vùng quê Song Lãng – Vũ Thư – Thái Bình với mong


muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về lịch sử văn hố địa phương mình từ đó góp
phần giữ gìn và phát huy di sản văn hoá của dân tộc nên em đã chọn đề tài


nghiên cứu về di tích đền Thượng – chùa Phúc Thắng.
2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu về giá trị của di tích, thực trạng của di tích từ đó đưa ra các giải
pháp bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: là di tích đền Thượng – chùa Phúc Thắng.
Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian: Nghiên cứu di tích đền Thượng – chùa Phúc Thắng gắn
liền với quá trình hành thành và tồn tại của di tích từ khi khởi dựng cho tới
nay.
Về khơng gian: Nghiên cứu di tích đền Thượng – chùa Phúc Thắng
trong khơng gian lịch sử văn hố của vùng đất nơi di tích tồn tại.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin: Duy vật lịch
sử và duy vật biên chứng.
Phương pháp khoa học được sử dụng để tiến hành nghiên cứu: Bảo tồn
di tích lịch sử văn hoá; khoa học lịch sử, khảo cổ học, dân tộc học, xã hội
học…
Các phương pháp khác: Thông kê, so sánh, phân tích, nghiên cứu tài
liệu…
5. Bố cục của bài tiểu luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục bố
cục của bài viết gồm 3 chương. Cụ thể như sau:
Chương I: Đền Thượng – chùa Phúc Thắng trong diễn trình lịch sử.
Chương II: Giá trị kiến trúc, nghệ thuật, lễ hội của đền Thượng –
chùa Phúc Thắng.


Chương III: Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích đền Thượng –
chùa Phúc Thắng.


CHƯƠNG I
ĐỀN THƯỢNG – CHÙA PHÚC THẮNG
TRONG DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ.
1.1. Khái quát về vùng đất nơi di tích tồn tại.
1.1.1. Vị trí địa lý.
Lịch sử vùng đất này khoảng 2000 năm tuổi theo như bản đồ lịch sử
phát triển Châu thổ Sông Hồng nhưng những dấu tích khảo cổ học về thời
Văn Lang - Âu Lạc trên vùng đất này hiện chưa tìm thấy được. Dấu tích cịn
lại sớm nhất là những ngơi mộ Hán có chứa các mảnh gốm Hán, lục triều và
rõ hơn cả là những dấu tích của những đồn luỹ của các tướng quân chống
Hán thời Hai Bà Trưng gắn với nghĩa quân Phạm Khánh, các địa danh Đống
Lai, Đống Sở, Đống Công, Đống Quỳnh… Qua hệ thống thần tích, thần phả
và phế tích khảo cổ học thì có thể vùng đất này vào những năm đầu cơng
ngun cư dân ở đây đã khá đông đúc, sống quần cư ven các triền sông lớn
như sông Hồng, sông Trà Lý.
Đất Song Lãng xưa kia có tên là Bạch Lãng (Lãng Xuyên hay Ngoại
Lãng). Bạch Lãng, Lãng Xuyên là tên các địa danh cổ xưa của sông Trà Lý –
con sông khởi nguồn từ vùng đất này. Bạch Lãng là trung tâm của đất hương
Mần Để. Vào thời Lý, hương Mần Để do Châu Hoàng thuộc lộ (hoặc đạo)
Hoàng Giang cai quản. Đến thời Trần chia cả nước từ 24 lộ nhỏ thành 12 lộ,
phủ lớn. Dưới lộ, phủ có châu và huyện, dưới châu huyện có đại xã, tiểu xã
với các chức quan đại tư xã, tiểu tư xã đứng đầu. Hương Mần Để khơng cịn
tồn tại với tư các là một đơn vị hành chính, thay vào đó là những làng xã
nằm trong châu Hoàng của Lộ phủ Thiên Trường sau thuộc lộ phủ Kiến
Xương. Sang thết kỷ XV sau thời nhà Hồ (1400 – 1407) nước ta bị nhà Minh
chiếm đóng, đất Bạch Lãng xuất hiện trong ghi chép của nhà Minh về các


kiểu đất An Nam nhằm yểm triệt các kiểu đất phát để vương đó là đất “Sơn

duyên bách lý, kế thế khôi nguyên (Mạch dài trăm dặm đời nào cũng có
người đỗ đầu, đỗ cao). Sau khi chiến thắng quân Minh giành độc lập, nhà Lê
từng bước củng cố lại đơn vị hành chính các cấp cho phù hợp với cong cuộc
phục hưng đất nước. Dưới chiều vua Lê Thái Tổ (1428 - 1433) vùng đất
Bạch Lãng thuộc Nam Đạo đến triều vua Lê Thánh Tông vào Quang Thuận
thứ 7 (1467) đất này thuộc Thiên Trường thưà tuyên.Từ đời Hồng Đức
(1470-1479) thuộc huyện Thư Trì,phủ Kiến Xương,xứ Sơn Nam với các làng
xã có tên là Nội Lãng ,Ngoại Lãng ,Văn lãng …đến thời Mạc Phủ Kiến
Xương đổi lộ thuộc Hải Dương địa danh Duyên cách huyện Thư Trì và các
làng xã vẫn cơ bản không thay đổi.Đến thời Lê Thánh Tông (1573-1599_ đổi
lại như cũ.Năm Cảnh Hưng thư 2 đời Lê Hiển Tông (1741) thuộc đất Sơn
nam Hạ,điạ danh này được duy trì đến thời Tây Sơn (1778-1802).Sang triều
Nguyễn vào đầu thời Gia Long vẫn giữ nguyên địa danh duyên cách của trấn
Sơn Nam hạ.Đến năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) đổi là trấn Nam
Định .NămMinh Mệnh thứ 13 (1832) đổi là tỉnh Nam Định .Huyện Thư Trì
vào thời Gia Long (1802-1819) có 8 tổng, 67 xã thơn trang, phường, sổ .Đất
Bạch Lãng thuộc tổng Vô Ngại .Từ 1969 huyện Thư Trì cũ nhập với một
phần lớn các làng xã thuộc huyện Vũ Tiên thành huyện Vũ Thư có 30 xã, 1
trấn. Đất Bạch Lãng thuộc huyện Vũ Thư. Đến thời kì kháng chiến chống
Pháp, xã được đổi tên thành Song Lãng. Xã Song Lãng ngày nay nằm ven
sông Trà Lý gồm 7 thôn : Phú Mãn, Nam Hưng, thôn Ba, thôn Trung, thôn
AN Lợi, thôn Hội, thôn Văn Lãng. Phía bắc tiếp giáp xã Hiệp Hồ phía nam
tiếp giáp xã Dũng Nghĩa, phía tây tiếp giáp xã Việt Hùng, phía đơng tiếp
giáp xã Minh Lãng, phía đơng bắc giáp sông Trà Lý –một nhánh lớn của
sông Hồng. Xã năm xa trung tâm huyện có đường tỉnh lộ 223 chạy qua nối
liền xã với trung tâm thành phố Thái bình gần tuyến phịng thủ và chỉ huy
hậu cứ của tỉnh.Vì vậy xã Song Lãng có vị trí chiến lược ở phía Bắc của
huyện Vư Thư và tỉnh Thái Bình.



1.1.2 Điều kiện dân cư
Do nhiều điều kiện thuận lợi về đất đai ,khí hậu con người đã quần cư
sinh sống từ rất sớm ở đây.Do gắn với nông nghiệp trồng lúa nước từ lâu đời
nên người dân nơi đây chất phác, thật thà, coi trọng nghĩa tình và các giá trị
văn hoá truyền thống được thể hiện ở việc người dân nơi đây đã đóng góp
cơng sức tiền bạc, nguyên vật liệu tu bổ, tôn tạo một số di tích lịch sử văn
hố , đã khơi phục truyền thống văn hố của cha ơng như tổ chức hội đánh
cờ ,thi hát chèo …Bên cạnh đó xã cũng đã phát động phong trào xây dựng
đời sống văn hoá mới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.Nhiều gia đình
trong xã đã được tặng bằng khen là gia đình văn hố .Trong xã có nhiều dịng
họ với hệ thống gia phả và nhà thờ dòng họ đều được xây dựng khang trang
trong đó có một số dịng họ lâu đời với truyền thống tiêu biểu như dòng họ
Đỗ là dòng họ lâu đời nhất nhì trong xã .Truyền thống văn hố của dòng họ
này ý thức làm chủ rât cao .Tự hào với truyền thống này trong từ đường thờ
Đỗ Lý Dun có bức hồnh phi đề 3 chữ “Nhất đơng Hải” hàm ý chỉ q
trình phát triển của dịng họ Đỗ trong lịch sử. Ở từ đường cịn có 2 chữ trung
hiếu viết rất to gần hết hai bức tường chái bằng chữ Hán đươc tô đi tô lại qua
các đời:
Trung với vua với nước
Hiếu với ông bà cha mẹ
Họ Dỗn cũng là một dịng họ lâu đời có nguồn gốc từ làng Cổ định
huyện Nơng Cống, tỉnh Thanh Hố. Nét nổi bật của dòng họ này là truyền
thống hiếu học, đỗ đạt cao “nguyện vì nơng gia vi sĩ tộc” (nguyện làm người
cày ruộng xứng đáng là một dòng họ có học vấn, làm quan để hộ quốc dân an
). Đây cũng là một dịng họ có ý thức sâu sắc về gia phong cha tryuền con
nối làm sao giữ được đạo nhà “lấy văn chương để chiếm bảng vàng, lấy huân
nghiệp để giúp nứơc, lấy bút nghiên để lưu tiếng thơm làm rạng rỡ dòng
dõi”. Với nội bộ dòng họ là truyền thống hiếu thảo, máu chảy ruột mềm, vấn



tổ tìm tơng. Họ Nguyễn là dịng họ giỏi về võ nghệ, ln xả thân vì đại nghĩa
, thương người nghèo, giúp người khổ. Họ Nguyễn hiện cịn ngơi từ đường
ba gian xây cuốn với những chữ đề mặt trước như sau : “tướng đại tộc”ở
giữa ; bên phải là 3 chữ “ức viết sinh”, bên trái là 3 chữ “Tiên tư hiếu” có
nghĩa là một dịng họ lớn ó nhiều vị tướng qn các triều đại xưa. Ngồi ra
cịn bức hoành phi trước nơi thờ một vị tổ họ Nguyễn, sơn son thiếp vàng có
4 chữ “Đức phụ thân vinh” ( công Đức chia ra các ngành vẻ vang ). Như vậy
đời sống văn hoá người dân nơi đây có thể nói là phong phú đa dạng, nhiều
giá trị truyền thống tốt đẹp, giáo dục thế hệ trẻ hôm nay và mai sau trong xã
tiếp bước cha anh.
1.1.3 Đời sống kinh tế.
Song Lãng năm trên dải đất Thái Bình-một tỉnh nơng nghiệp điển hình
nên vùng đất này có những điều kiện thuận lợi và khó khăn nhất định trong
việc phát triển nông nghiệp .Về thuận lợi đất đai màu mỡ cây lúa nước phát
triển nhanh.Kinh nghiệm lâu đời cha ông để lại chống lại những côn trùng
phá hoại lúa hoa màu ,cách nuôi gà béo ,cách đuổi chuột ,trị sâu thân
cây ,cách cứu cây ,trồng đào… .đã giúp người nông dân rất nhiều trong trồng
trọt và chăn nuôi .Bên cạnh những thuận lợi thì cũng có những khó khăn như
thiên tai, lũ lụt, sâu bệnh giảm năng suất cây trồng. Người dân trong xã ngoài
viêc thâm canh lúa nước và ngũ cốc (rau, đậu, ngơ, vừng, ạc) cịn có nhiều
ngành nghề thủ công :nghề thợ xây, nghể đúc đồng (đúc cơng, chng và các
loại pháp khí khác, mâm đồng ). Người họ Nguyễn và họ Trần có nghề đúc
đã nhiều trăm năm. Cái cồng ở đền Thượng hiện nay đúc từ thời Lê Trịnh do
cụ tổ họ Nguyễn chế tác. Thợ làm đình chùa nổi tiếng khơng kém thợ Cao
Đà, thợ tạc tượng, thợ may giỏi đã từng cắt áo cho vua Bảo Đại và được ban
khen bốn chữ “phẩm đề vô giá” thợ mộc giỏi được tuần phủ Thái Bình mừng
tấm biển hồnh phi “cơng vinh nghiệp quảng”; phụ nữ giỏi nghề chăn tằm
kéo tơ dệt vải thêu thùa. Nghề đan lát, rèn công cụ, đốt gạch nung vôi từ lâu



đã đi vào lịch sử.Từ những viên gạch triều Lý xây hành điện cho đến chân
móng từ đường họ Đỗ đào lên cịn ngun vẹn những viên gạch có ghi niên
hiệu triều Lý chính tỏ nghề xây dựng ở đây đã phát triển từ rất lâu đời…
1.1.4 Văn hoá xã hội.
Song Lãng là một vùng quê có truyền thống hiếu học khoa cử.Vùng
đất này đã được Cao Biền ghi chép, lí giải, tiên đốn trong cuốn sách “An
Nam địa linh Cao Biền tấu cảo và cao vương di chỉ”:
“Ngũ mã đồng quần
Thất tinh ủng hậu
Chiểu Lãng-Ba Đậu
Địa phát khôi khoa”
Dịch nghĩa: Năm ngựa cùng bầy / Có sao thất tinh nâng đỡ phía sau /
Chiểu Lãng –Ba Đậu / Đất phát nhiều người đỗ đạt cao.
Chiểu Lãng ( tức đất Song Lãng ngày nay) quả đúng là “địa phát khôi
khoa”. Đến thế kỉ XV mệnh mạch văn chương khoa bảng trên vùng đất này
mới thực sự nổi trội như một sự khơi nguồn dẫn mạch tạo thành dòng chảy
liên tục đến tận ngày nay. Đỉnh cao của sự linh ứng “địa phát khôi khoa”phải
kể đến “lưỡng nhân huynh đệ đăng khoa”của hai anh em nhà họ Đỗ. Đó là
trạng nguyên Đỗ Lý Khiêm khoa Kỷ Mùi, niên hiệu Cảnh Thống thứ 2 đời
Lê Hiển Tông (1499) từng làm quan tới chức Đô ngự sử. Em ruột Đỗ Lý
Khiêm là Đỗ Oánh đỗ hội nguyên tiến sĩ khoa Mậu Thìn niên hiệu Đoan
Khánh thứ tư đời Lê Uy Mục (1508). Hiện nhà thờ họ Đỗ ở Song Lãng cịn
đơi câu đối:
“Cảnh Thống trang nguyên, Đoan Khánh trạng nguyên hội nguyên
tịnh nghĩa
Bằng Tường tiết sứ, Hồng Đàm suý tiết thanh cao”


Dịch nghĩa:trạng nguyên khoa Cảnh Thống, hội nguyên khoa Đoan
Khánh đều có nghĩa khí / Bằng Tường chết vì đi sứ, Hồng Đàm chết vì cầm

quân, hai anh em đều thanh cao.
Ngồi ra cịn có Trần Củng Un đỗ tiến sĩ khoa Bính Thìn niên hiệu
Hồng Đức thứ 27 đời Lê Thánh Tơng (1496), tiến sĩ Dỗn Kh (1838)…
truyền thống hiếu học rèn đức luyện tài được thể hiện trong các câu đối dăn
day con cháu được đặt trang trọng trong các nhà thờ của các dịng họ. Ví như
câu đối ở từ đường họ Doãn :
“Địa xuất anh hiền, tiên trạng nguyên Đỗ công cố địa
Gia truyền thi lễ, ngã Bảo Công biệt tổ thế truyền”
Dịch nghĩa : Đất này sản sinh những bậc hiền tài anh tuấn, xưa là đất
trạng nguyên họ Đỗ, con cháu họ Doãn truyền đời đời thi lễ con cháu Thái
Bảo đai vương biệt tổ dời về đất này nối bước tổ tiên…
Cho đến nay truyền thống này vẫn được tiếp nối. Cả xã hiện nay có
một trường cấp hai, một trường cấp 1 khang trang, nhà trẻ, nhà mẫu giáo…
có quỹ khuyến học của xã và của từng dòng họ, con em trong xã được
khuyến khích đi học, xố mù chữ và tỉ lệ người đỗ đạt cao đẳng và đại học
cao. Chính quyền xã quan tâm và dành nhiều chính sách đầu tư cho giáo dục
như xây dựng nhiều trường lớp mới, xây dựng qũy khuyến học, giúp đỡ các
học sinh nhà nghèo vượt khó.
Truyền thống chống ngoại xâm cũng là một trong những nét văn hoá
của người dân ở đây. Theo thần phả và truyền thuyết những năm đầu công
nguyên vùng đất Bạch Lãng là căn cứ dấy cờ khởi nghĩa cùng hợp sức với
nghĩa quân của Hai Bà Trưng chống Hán bằng chứng là những đồn luỹ còn
để lại với tên các địa danh như Đống công, Đống quỳnh …nơi đây cũng là
tiền đồn của cuộc khởi nghĩa chống Lương do Lý Bôn lãnh đạo lập lên nước
Vạn Xuân. Tương truyền hệ thống đồn luỹ này do vợ của Lý Bơn là bà Đỗ
Thị Khương xây dựng. Hiện nay cịn ngôi miếu thờ bà cách xã Song Lãng


ngày nay 1 km. Song Lãng là một trong những địa phương sớm thành lập tổ
chức Thanh Niên cách mạng đồng chí hội; năm 1929 chi bộ Đảng Song Lãng

thành lập. Ngày19/8/1945 xã đã tổ chức một lực lượng lên tham gia cướp
chính quyền của địch tại huyện Thư Trì và tuyên bố thành lập chính quyền
lâm thời xã. Trong kháng chiến chống Pháp, Song Lãng có 65 người tham
gia bộ đội, 670 ngưịi tham gia dân cơng tiếp lương tải đạn, 125 người tham
gia du kích…ni dưỡng và bảo vệ trên 20 ngàn lượt cán bộ, thương binh và
đã được nhà nước khen thưỏng với nhiều huân chương tập thể và cá
nhân.Trong kháng chiến chống Mỹ thì xã đã đẩy mạnh xây dựng hậu phương
vững mạnh để chi viện cho tiền tuyến đóng góp 3050 tấn thóc; 1,2 tấn thịt
lợn, 20 tấn gia cầm; 100% lực lượng trong độ tuổi tham gia vũ trang dân
quân tự vệ. Từ 1954-1975 Song Lãng đã tiễn đưa 2192 lượt thanh niên đi
chiến đấu, 212 thanh niên xung phong, 147 liệt sĩ, 109 thương binh, 9 bà mẹ
Việt nam anh hùng và được nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương, bằng
khen. Từ 1975 đến nay xã Song Lãng tiếp tục đẩy mạnh xây dựng bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa và cũng đã đạt được nhiều thắng lợi lớn.
Về sinh hoạt văn hoá cộng đồng của người dân trong xã cũng hết sức
phong phú, sơi nổi .Trong xã đã hình thành các nhà văn hố ở mỗi thơn xómnơi diễn ra các hoạt động như các buổi họp quán triệt việc gieo cấy, trồng
hoa màu…các buổi văn nghệ chào mừng ngày thành lập đảng, ngày phụ nữ
Việt nam, ngày hội của ngững người cao tuổi…Một địa điểm nữa mà từ xưa
đến nay đã trở thành nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng đó là các ngơi đình,
ngơi chùa. Chùa Quan Lan trên đầm Bạch Lãng xây dựng khoảng thế kỉ VI
trên gò đất nằm giữa đầm lớn vừa là nơi thờ phật vừa là nơi nghỉ ngơi của
các nhà sư Ấn Hồ trên hành trình truyền đạo. Do sự bồi đắp của phù sa và do
sự phát triển của dân cư đầm Bạch Lãng bị thu hẹp dần thành đất canh tác và
khu dân cư, gị đất khơng cịn nhưng chùa vẫn cịn hiện nay đổi thành Trung
Quan tự. Ở thơn Ba có chùa Bạch Mã là một trong những ngơi chùa cổ ở
Thái Bình đă chứa kinh sách tam tang ở Trung Quốc và Ấn Độ chuyển về


nhân bản để truyền đạo ở các quân, huyện xưa. Đền Cầu Vường nơi thờ
Giang sứ Đỗ Pháp Thuận nguyên q ở huyện Nam Sách, Hải Dương đã có

cơng giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân nhưng sau đó đã khơng ra làm
quan chun việc tu hành ở vùng Bạch Lãng. Thần tích và các đạo sắc thờ
ơng đều ghi ơng là khai ấp bản cảnh thành hồng. Hiện nay tượng thờ ơng tại
đền khơng cịn nhưng theo các cụ cao niên kể lại tượng tạc ông mặc quần áo
như một mục đồng. Chùa Đạt Mạn (Phúc Tháng tự, chùa Hội ) nơi thờ Đỗ
Đô đại vương vốn là quốc sư của hai triều vua Lý là Lý Thánh Tơng và Lý
Nhân Tơng. Di tích có nhiều di vật quý như pho tượng “nhất thể tam thân”
về thiền sư Đỗ Đô được tạc vào thế kỉ XV, chiếc cồng niên đại thế kỉ XVII,
tháp đá bia hậu đầu thế kỉ XVIII, tục lễ cột tịnh chuỳ đọc chú đánh cồng giữa
đêm giao thừa, lễ hội với phần thi cỗ chay độc đáo và các trò chơi dân gian
bổ ích…
1.2. Di tích trong diễn trình lịch sử.
1.2.1.Tên của di tích.
Khởi lập chùa có tên Phúc Thắng. Thắng là thắng nghĩa càn, Phúc
Thắng là cái nhân quả hay là cái căn của phúc –chính là tinh hoa trí tuệ, tinh
hoa của Nho, Phật, Lão. Chùa cịn có tên là Hội (theo cách gọi của dân
làng )với nghĩa là chùa có hội.Thực ra chữ hội có từ bức hồnh phi linh hồn
của chùa

“hôị thượng hoa” nghĩa là hội tụ những thượng thặng tinh

hoa .Cách gọi chùa Đạt Mạn là theo đạo hiệu Đạt Mạn thiền sư mà vua Lý
Thánh Tông ngự ban .Đền Thượng là nơi thờ Đỗ Đô Đại Vương sau khi ngài
qua đời do nằm trên đất thôn Thượng xưa kia nên đền có tên là đền Thượng
1.2.2.Niên đại khởi dựng.
Đền Thượng-chùa Phúc Thắng được xây dựng chính xác từ bao giờ
đây là một câu hỏi khó trả lời vì hiện nay dấu tích vật chất cịn lại của di tích
thuộc giai đoạn muộn về sau này. Song theo một số sách, tài liệu và truyền
thuyết dân gian như cuốn “Đỗ linh thông tôn thánh ngọc phả” do lễ bộ



thượng thư Nguyễn Bính soạn vào năm Hồng Phúc Nguyên đời Lê Thánh
Tông (1572) và cuốn “Đạt Mạn thiền sư bảo lục” của Cồ Mai cao sĩ Doãn
Cảnh Tinh soạn vào năm Thành Thái thứ 4 (1892) đều có ghi chùa Đạt Mạn
đặt trên đất thôn Thượng của đất Lạng, chùa vốn có từ đâù thời Lý giáo chủ
Đỗ Đơ ( Đạt Ma thiền sư ) đã tu hành ở đây.Thiền sư Đỗ Đơ đã có cơng cố
vấn cho hai triều vua Lý Thánh Tơng và Lý Nhân Tơng. Ơng là bạn đồng
đạo của Không Lộ và Đạo Hạnh thường vân du khắp chốn. Đến đâu là dựng
tháp, sửa chùa, tơ tượng, đúc chng. Ơng thường hộ giá nhà vua xuống
phương Nam đến trang Ngoại Lãng, hương Mần Để, tổng Vô Ngại ( nay là
xã Song Lãng- Vũ Thư) vua xem xét phong cảnh thấy vùng này đất đai màu
mỡ, dân chúng thuần phát, địa thế bằng phẳng, sơng ngịi quanh co, có nhiêù
gị đống lớn, hình dáng như rồng, hổ bao quanh, cây cối xanh tươi, cảnh
tranh như vẽ. Ông tâu với nhà vua xin lập hành điện tại đây, được vua phê
chuẩn. Ông lại tâu xin vua xem xét các cơng việc triều chính, giảm bớt các
loại thuế, tơ để khuyến khích nơng nghiệp. Nhà vua nhất trí với những đề
nghị của ông và đã lưu lại nơi đây xem xét những việc ơng làm. Phía trái
hành điện có xây dựng viện đọc kinh có tên là Phúc Thắng Tự. Sau khi Đỗ
Đơ siêu hố nhà vua xây thêm đền Thượng để tưởng nhớ ông. Như vậy qua
truyền thuyết và những tư liệu trên có thể đốn định di tích được xây dựng
vào thế kỷ XI đầu XII.
Việc tìm hiểu niên đại của một di tích cũng có thể thơng qua các di vật
có trong di tích. Đó là những tư liệu q giá góp phần đốn định niên đại
tương đối của di tích. Theo các cụ cao tuổi trong làng thì chùa xưa kia có
một bức tranh lụa Hàng Châu vẽ chân dung thiền sư Đỗ Đô, tương truyền
tranh vẽ thời Trần. Nhân dân Ngoại Lãng đã mất nhiều công sức cất giữ mới
qua khỏi mắt giặc Minh nhưng đến năm 1983 thì bị đánh cắp. Pho tượng gỗ
nhất thể tam thân tạc thiền sư vào thế kỷ XV; Chiếc cồng niên đại 1694;
thạch tượng tháp thờ bà Đỗ Thị Doanh niên đại đầu thế kỷ XVIII …Như vậy



chúng ta có cơ sở tin rằng khu di tích đền Thượng chùa Phúc Thắng đã có ít
nhất là từ thế kỷ thứ XV.
1.2.3 Diễn trình lịch sử cuả di tích.
Dấu tích cịn lại sớm nhất của việc tu sửa khu di tích được ghi lại trong
tấm bia “ hậu phật tháp bi kí” sau thạch tượng tháp thờ bà Đỗ Thị Doanh:
“ Ngày 1 tháng 2 năm Giáp Thân ( 1704 ) tự bỏ 30 quan tiền cổ cùng hàng
xã xây dựng một dãy liền 5 gian hậu đường chùa Phúc Thắng. Cho nên cả xã
tôn lên làm hậu phật. Hàng năm mỗi tháng ngày sóc, ngày vọng có cúng chư
phật theo sau. Những ngày mở hội lễ mỗi ngày cúng một mâm sơi”.
“Năm Nhâm Thìn 1712 lại sửa lại hậu đường năm gian hai trái. Hứa cho
hàng xã 6 sào 7 thước 5 ruộng tư ở sứ Đồng Diệp đông cận xã Văn Lang,
tây cận Tư Hựu, nam cận Thái Lão, bắc cận Tư Hựu. Cùng sứ đồng ruộng tư
4 sào 7 thước đông cận Tư Hựu, tây cận Phạm Khả Lưu, nam cận đường lớn,
bắc cận Tư Hựu. Cùng sứ đồng ruộng tư 1 mẫu đông tây cận đường lớn, nam
cận xã Văn Lãng, bắc cận Tư Hựu.
Cộng là 2 mẫu 1 sào để cho hàng xã cầy cấy dùng vào việc thờ cúng các
tuần không được đem bán lưu truyền đời đời. Để cho sư chùa làng 4 sào
ruộng tư ở sứ Đường Sung luân lưu cầy cấy thu hoạch dùng vào việc thờ
cúng người trong xã và người ngồi khơng được để mồ mả ở ruộng này”
Đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp di tích đền Thượng - chùa Phúc Thắng
cũng trở thành địa điểm đánh Pháp. Ngày 19/2/1950 quân Pháp đến chùa
Phúc Thắng du kích xã nhà giật mìn tại cổng chùa diệt 6 tên. Mười tháng sau
lên 3 tuổi xã Song Lãng thành làng kháng chiến, căn cứ địa bất khả xâm
phạm. Chùa Phúc Thắng trở thành trái tim của một làng anh hùng. 9 giờ sáng
ngày 15/01/1952 sáu máy bay Pháp giải bom gây thiệt hại nghiêm trọng cho
di tích. Thơn Hội ( nơi có chùa ) bị tàn phá điêu linh, 97 người chết để lại
muôn đời ngày cả làng giỗ trận. Gần 90 gian đền, đài, chùa chiền, miếu
mạo, tư văn, tư võ, sĩ hội, nông hội xây dựng trải 5 triều đại Lý, Trần, Hồ,
Lê, Nguyễn thành gạch vụn nhân dân trong xã đã thu nhặt những gì cịn lại



góp cơng sức, tiền, ngun vật liệu xây dựng lại ngôi chùa. Cho đến nay về
cơ bản đền Thượng – chùa Phúc Thắng còn giữ nguyên dáng vẻ của lần xây
dựng lại của năm 1952. Bên cạnh đó thì cũng đã xây dựng thêm một số cơng
trình kiến trúc mới phục vụ cho di tích, tơn thêm vẻ đẹp cho di tích như nhà
ghi cơng đức, nhà truyền thống, nhà thường trực...
1.2.4 Nhân vật gắn liền với di tích.
Theo cuốn “ Yên Tử cựu lục” – một tác phẩm của Hàn lâm viện Đơng
các đại học sĩ Nguyễn Bính soạn năm Hồng Phúc nguyên 1572 triều Lê Anh
Tông, cuốn “Đạt Mạn thiền sư bảo lục khảo chính” do Cồ Mai cao sĩ Doãn
Cảnh Tinh con tiến sĩ Doãn Khuê một văn thân yêu nước người xã Song
Lãng. Ông khảo cứu từ cuốn “ Yên Tử cựu lục “ nói trên và viết vào tháng
giêng năm Tân Sửu 1901. Lại thêm cuốn “ Lý triều Hồng Giang tơng phái
Đỗ Linh thơng tôn thánh ngọc phả, khảm chi đệ nhị bộ thượng đẳng quốc tế
linh thần” đã sao chép từ nhà thờ họ Tơ ở xã Bình Đắng huyện Bạch Hạc
phủ Vĩnh Tường tỉnh Sơn Tây vào tháng 12 năm Tự Đức thứ 3 ( 1850 ) đưa
về hiện để thờ ở đền Thượng ngồi ra cịn bi ký sắc phong, thơ và câu đối nói
về vị thiền sư này cùng các tài liệu điều tra dân tộc học ở các địa phương
trong và ngoài tỉnh.... Các nguồn thư tịch trên cho biết Đỗ Đô sinh ngày 9
tháng giêng năm Nhâm Ngọ (1042) tức là năm Minh Đạo thứ nhất triều Lý
Thái Tơng ở phường Hồng Giang trấn Hải Dương giáp đạo Đông Triều và
Yên Tử cha là Đỗ Hoằng, mẹ là Đào Thị Cao, cụ Hoằng vốn là một nhà nho
kiêm thầy phù thuỷ hiển đạt về cung kiếm đỗ đạt cao và hiểu sâu về đạo
thuật. Khi Đỗ Đô lên mười thì ba anh trai ơng đã là những người giỏi võ
nghệ, đạo thuật. Gia đình ơng Hoằng rất nghèo nhưng rất chăm chút Đỗ Đô
ăn học. Ngay từ nhỏ, Đỗ Đô đã được theo học cụ Tĩnh Trai Công một danh
nho thời đó và được cha truyền các kiến thức về phù thuỷ ma thuật của phái
Hoàng Giang. Do vậy, ơng đã rất nổi tiếng văn chương lại có tài thao lược
nhiều mặt vượt cả các anh mình. Năm 18 tuổi cha ông qua đời cảnh nhà thêm

nghèo túng khơng có tiền ăn học. Sau 3 năm tang cha, ông đã theo vị tăng lão


gốc Hồng Giang dìu dắt phát nguyện tu hành ở chùa Yên Tử. Qua 5, 6 năm
được sư phụ chuyển đạo thiền, đạo lão, nhập định ngộ không dứt hết lục căn
thơng suốt ngũ uẩn. Năm Bính Ngọ Thái Bình thứ 12 ( 1066 ) triều Lý Thánh
Tông, Đỗ Đô được các thiền sư cử đi bắc quốc dự khoa thi Bạch Liên với tài
năng xuất chúng ông đỗ đầu khoa ấy. Các bạn đồng đạo đương thời trong và
ngoài nước, nhà vua và triều đình đều biết tiếng tăm ông. Ban đầu ông nhận
thứ bậc trong hàng tăng đạo. Vua Lý Thánh Tơng mời ơng tham dự triều
chính tới bậc vệ đại phu một chức quan nội thần hàng văn triều Lý. Nhà vua
thấy ông là người tinh thông về phật giáo, đạo giáo đã lấy lễ đãi ngộ ông.
Vua Lý Thánh Tông ngự ban cho ông đạo hiệu là Đạt Mạn thiền sư mà
không gọi tên để tỏ lịng kính trọng. Ơng tâu xin xây hành điện tại vùng đất
này được vua phê chuẩn. Sau khi đánh chiêm thành về vua Lý Thánh Tông
bị ốm cho mời thiền sư đến chữa bệnh. Bệnh nhà vua tạm yên nhưng Đỗ Đô
cũng đã dự báo trước ngày về trời không còn bao xa của nhà vua. Nhà vua
bèn căn dặn thiền sư phải hết lòng phò tá Thái tử. Sau khi lên ngôi vua Lý
Nhân Tông cũng đối sử với thiền sư Đỗ Đơ như bậc thầy. Ơng được các phái
đạo phật thời đấy suy tôn làm giáo chủ giáo phái Hoàng Giang đứng đầu cả 3
đại động: Nhất Thanh Động (tức Thái Thanh Động), Nhị Thanh Động ( tức
Thái Hư Động), Tam Thanh Động (tức Thái Không Động). Nội dung giáo lý
pháp thuật phái Hồng Giang do Đỗ Đơ làm giáo chủ quy tụ lại ở 3 pháp báu
: Sát Phỉ, Sát Lỷ, Sát Sa.
Sát Phỉ là trừ giặc giã dập tắt chiến tranh
Sát Lỷ là trừ yêu ma, quỷ quái cướp mất linh hồn con người
Sát Sa là trừ mọi bệnh tật bảo vệ sức khoẻ con người
Về tài năng và đức độ của thiền sư được các vị sáng lập ra phái Thiền
Trúc Lâm sau này nhận là bậc thày đi trước bởi một lẽ Đỗ Đô đã thay đổi
một phần nội dung tiêu cực của đạo Phật. Theo ông người đạo phật không

phải là vô vi mà là nhập thế tích cực, khơng luyến thế ... Sau 10 năm phụ
chính cho vua Lý Nhân Tơng thiền sư trở về chùa Phúc Thắng làm thuốc,


truyền phật pháp cho các tăng ly phật tử và dân chúng quanh vùng. Về sự
hoá của ngài sách : “ Thiền sư bảo lục” chép :” Sau 10 năm cố vấn cho vua
thiền sư trở về chùa cũ Yên Tử siêu hố khơng thành ngài đã về chùa Phúc
Thắng trang Ngoại Lãng lập đàn chay tụng “ ảo hoá kinh” 3 ngày hoá thân.
Nhà vua được tin ngự xa giá về trang Ngoại Lãng dựng đền thờ ( nay là đền
Thượng) ngay trên nền thành điện cũ. Tuân theo đúng đạo hiệu của vua Lý
Thánh Tông đã ngự ban tạc tượng thiền sư để hương lửa phụng thờ”. Việc
thờ phụng Đỗ Đô ngay từ thời Trần đã được các nhà nho ca tụng công đức
như sau :
“ Phong vũ hậu minh đăng nhật nguyệt
Đồng lương phục khởi tráng kền khơn”
Dịch nghĩa: Sau gió mưa ( chỉ thời kỳ Bắc thuộc chống Tống, bình
Chiêm) ơng xứng đáng là ngọn đèn sáng sánh với trăng sao giường cột được
dựng lại làm cho đất nước vững mạnh.

CHƯƠNG II
GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT
KHU DI TÍCH ĐỀN THƯỢNG - CHÙA PHÚC THẮNG.
2.1. Giá trị kiến trúc.
2.1.1. Khơng gian cảnh quan bên ngồi.
Việc xây dựng chùa bao giờ cũng là công việc trọng đại đối với người
dân làng quê Việt Nam. Trước tiên là phải chọn đất xây dựng chùa, việc
chọn đất thường bị chi phối bởi quan niệm phong thuỷ cho rằng vị trí chỗ ở ,


thế đất có một ảnh hưởng to lớn đối với con người sống trên đó. Đền Thượng

chùa Phúc Thắng nằm trên đất thôn Hội xã Song Lãng là vùng đất được Cao
Biền tiên đốn “ địa phát khơi khoa” nơi đây cũng được thiền sư Đỗ Đơ nhận
xét là có đất đai màu mỡ, dân chúng thuần phát, địa thế bằng phẳng, sơng
ngịi quanh co có nhiều gị đống lớn như rồng, hổ bao quanh, cây cối xanh
tươi, cảnh tranh như vẽ. Như vậy có thể nói chùa được xây dựng trên một thế
đất khá đẹp. Chùa quay về hướng Tây đây là hướng ổn định vì hợp với sự
vận hành của âm dương, hướng Tây cũng là hướng của sự giải thoát, thế giới
A di đà Tây phương cực lạc. Đền Thượng lại quay về hướng Nam - đây cũng
là hướng hội tụ những ý nghĩa tốt đẹp. Hướng Nam là hướng đầy dương tính,
sáng sủa hợp với khí hậu Việt Nam: mùa đông tránh được giá rét, mùa hè thí
mát mẻ. Người Việt thường có câu “lấy vợ hiền hồ làm nhà hướng Nam”.
Đó cũng là hướng của đế vương cuả trí tuệ. Ngồi thế đất, hướng đất người
xưa còn quan tâm đến thiên nhiên, cây cỏ với ý nghĩa thanh bình thanh tịnh
làm đẹp cho di tích. Phía trước đền Thượng có 2 cây gạo cổ thụ hàng trăm
năm tuổi tượng trưng cho sự trường tồn của khu di tích, tăng thêm vẻ thâm
nghiêm của chốn cửa thiền. Cây gạo có hoa màu đỏ mang ý nghĩa là trục vũ
trụ nối trời và đất. Cành của nó như những cánh tay thiên mệnh chứa linh
hồn, hoa là tinh tú nở rộ vào cuối mùa rét chuyển sinh lực cho vạn vật sinh
sôi đồng thời gạo cũng là nơi đi về của thần linh, nơi neo đậu của những linh
hồn phiêu bạt nghe Phật giảng kinh, tìm đến sự che trở, cứu rỗi của Phật.
2.1.2. Bố cục mặt bằng tổng thể
Kiến trúc cổ truyền thường là những kiến trúc đơn lẻ nhưng trong
quá trình tồn tại thì thường được xây thêm những cơng trình mới và ngay cả
trong một cơng trình kiến trúc cũng khơng phải tất cả các cấu kiện có cùng
niên đại vì mỗi lần trùng tu sửa chữa lại thêm vào những cấu kiện mới. Theo
những bậc cao niên trong làng thì di tích trước năm 1950 có 174 gian có rất
nhiều các cơng trình kiến trúc như đền, chùa, nhà khách, nhà bia, nhà sư tổ,
nhà tổ, nhà công đồng, tư chung, tư văn, sĩ hội, sĩ nông...



Sơ đồ di tích trước năm 1950:


Hiện nay từ Tam Quan đi vào là đoạn đường đất hai bên là hai hàng
cau xen lẫn cây phượng, cây đa.... Bên tay trái tam quan là lớp học của các
cháu thiếu nhi; bên phải tam quan là ao rộng giữa ao có hịn non bộ trên có
tượng Phật bà tay cầm bình nước cam lộ quay mặt về hướng nam cứu khổ
cứu nạn cho chúng sinh. Bờ ao được kè bắng đá dùng để kéo lúa ngày xưa do
dân làng đóng góp. Ao nước ngồi ý nghĩa là nơi tụ phúc, tụ thuỷ còn mang
ý nghĩa chay tịnh rửa sạch bụi trần của khách thập phương khi vào cửa thiền.
Đoạn đường đất này cũng là không gian diễn ra các trò chơi dân gian như
đấu vật, chọi gà, đánh cờ tướng trong những ngày lễ hội. Hết đoạn đường đất
là một sân rộng được lát gạch sạch sẽ gọi là sân tế. Qua sân tế là một khoảng
hẹp rồi đến chùa. Chùa hình chữ đinh ( ) gồm tiền đường và thượng điện.
Nằm vng góc với chùa và cách chùa một nối đi nhỏ là đền Thượng. Đền
cũng hình chữ đinh gồm tiền bái ( cung đệ nhất, cung đệ nhị) và hậu cung.
Nhà tổ nằm phía tay phải chùa cách chùa một khoảng sân vữa gồm 3 gian.
Phía sau chùa là thạch tượng tháp và vườn tháp. Bên cạnh một số kiến trúc
chính thì khu di tích này mới xây dựng một số cơng trình phụ như cổng phụ
ở phía nam, nhà bia ghi cơng đức, nhà thường trực ở phía tay trái chùa, 2
giếng ngọc được nhân dân ở đây gọi là mắt rồng đăng đối qua ngơi chùa hình
chữ đinh như đầu và mình của con rồng. Nhà truyền thống nằm phía tay trái
đường chùa ngay sát đền Thượng


Sơ đồ di tích hiện nay:


2.1.3. Kết cấu kiến trúc.
2.1.3.1. Tam Quan.

Tam quan là công trình kiến trúc đầu tiên và là con đường vào chùa
thể hiện 3 quan niệm, 3 cách nhìn của Phật pháp : Giả quan, Không quan và
Trung quan. Trước tam quan là cuộc sống trần tục với nhiều con đường để
đến với đạo nhưng tới sau tam quan thì chỉ có một con đường là nhất chính
đạo ( con đường dẫn tới sự giải thốt).
Khơng quan là cách nhìn về bản thể chân ngun của mn lồi. Từ
cái nhìn bản thể ấy do duyên mà hợp lại thành hình hài vạn vật. Giả Quan ý
nghĩa là quy luật vô thường của mọi vật, mọi vật đều có sinh, trụ, dị, diệt,
mọi vật đang tồn tại đấy nhưng chỉ là tạm thời rồi nó cũng sẽ bị tiêu vong
dần, tan biến trong hư khơng. Trung quan là nối nhìn chân chính nhất nó
khơng phụ thuộc vào một vế “ khơng” hoặc “sắc” nó là con đường của trí tuệ
bao gồm sự hiện thân về mọi mặt để đi đến giải thoát.
Tam Quan chùa Phúc Thắng xây dựng theo kiến trúc hiện đại hình
vịm cuốn. Cửa giữa có diện tích rộng hơn so với hai cửa phụ hai bên hình
hộp diêm xếp trồng lên nhau. Giữa bờ nóc là hình mặt trời, hai đầu bờ nóc là
hai con kìm, bốn đầu đao là bốn con chim cơng; phần cổ diêm có bốn chữ
Hán “ Tả hữu nghi chí” nghĩa là làm người nên phân biệt phải trái, biết ứng
xử đúng trước cái phải, cái trái. Mái dưới bốn góc trang trí bốn con rồng đầu
quay về bốn phía mái được lập bằng ngói vẩy hến, phía dưới là hình mặt hổ
phù hai cửa phụ hai bên thấp hơn so với cửa chính hai đầu bờ nóc là hai đầu
kìm, đầu đao trang trí hình hai con vật trong tứ linh là hinh rồng đầu ngoảnh
lại nhìn con ly. Cửa phụ tam quan cũng xây theo kiểu vòm cuốn. Trên các trụ
cột là những câu đối dăn dạy đời của đạo Phật.
2.1.3.2.Chùa Phúc Thắng.
Tiền đường:



×