Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

ĐỊNH HƯỚNG BẢO TỒN, TÔN TẠO VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CÁC ĐỀN THÁP CHĂMPA TẠI DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.22 KB, 19 trang )

ĐỊNH HƯỚNG BẢO TỒN, TÔN TẠO VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CÁC ĐỀN THÁP CHĂMPA TẠI
DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG VIỆT NAM
3.1 Giá trị kiến trúc đền, tháp Chămpa.
3.1.1 Giá trị lịch sử, văn hoá, khảo cổ học.
Kiến trúc đền tháp Chămpa đã đước các học giả người Pháp sắp xếp
trong một khung niên đại và các phong cách khác nhau. Dựa vào các di tích
hiện còn, có thể thấy lịch sử xây dựng các đền tháp Chămpa kéo dài trong
khoảng chín thế kỷ, từ đầu thế kỷ VIII đến thế kỷ XVII. Những đền tháp còn
lại cho đến đầu thế kỷ XX đều là những đại diện tiêu biểu cho các giai đoạn
phát triển nghệ thuật kiến trúc đền tháp Chămpa. Những công trình này đủ
để cho thấy một chuỗi phát triển liên tục về kiến trúc, văn hoá, phản ánh
chân thực về lịch sử và xã hội Chămpa trong suốt chiều dài lịch sử.
Thực chất, Chămpa là một phức thể các tiểu quốc, mỗi giai đoạn lịch
sử đều có dấu ấn riêng. Tuy nhiên, có một điểm chung là, mỗi vương triều
Chămpa khi lên ngôi và định đô thì đều chọn một vùng để xây dựng tập
trung các công trình kiến trúc nghệ thuật để biểu trưng cho thời đại của các
vua trị vì. Các đền tháp Chămpa hiện còn phản ánh đầy đủ diễn trình lịch sử
Chămpa, và hơn hết, các đền tháp còn lại đến ngày nay sau nhiều thế kỷ, có
ý nghĩa và giá trị lịch sử, nghệ thuâth nổi bật. Bên cạnh đó, các đền tháp còn
lại cũng mang đậm nét dấu ấn văn hoá. Ở đây, ngoài những sắc thái văn hoá
Ấn Độ, cón có những nét văn hoá của người Khmer, Đại Việt, Java…
Như vậy, các đền tháp Chămpa phản ánh đầy đủ và chân thực hoàn
cảnh văn hoá Chămpa từ những giai đoạn đầu tiếp thu những ảnh hưởng của
văn hoá Ấn Độ cho đến những giai đoạn thích nghi, tiếp biến và trỗi dậy
mạnh mẽ tính bản địa và giao lưu thường xuyên về mặt văn hoá bên cạnh
các mặt kinh tế- chính trị với các dân tộc liền kề. Tất cả tạo nên một sắc thái
văn hoá Chămpa phong phú và đa dạng trong sự thống nhất, góp phần không
nhỏ vào nền văn hoá chung của đất nước Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
Về mặt khảo cổ học, việc phát lộ các phần di tích còn nằm dưới mặt đất hay
cấu trúc mặt bằng của các công trình đã trở thành phế tích sẽ góp phần cho


những hiểu biết đầy đủ hơn về kiến trúc đền tháp Chămpa. Có thể nói, ở góc
độ khảo cổ học, các đền tháp Chămpa còn tiềm ẩn nhiều giá trị, trong đó có
những giá trị đặc biệt về nghiên cứu tổng thể. Các khu đền tháp nếu được
phát lộ và làm rõ mặt bằng tổng thể có thể cho biết nhiều thông tin quý về
1

You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer ()


mô hình, chức năng, về triết lý của kiến trúc mà những người Chăm xưa đã
gửi gắm váo các công trình của mình.
3.1.2 Giá trị quy hoạch, kiến trúc, nghệ thuật, kỹ thuật.
3.1.2.1 Về quy hoạch
Các đền tháp Chămpa thường được xây dựng ở những vị trí quan
trọng trong liên kết với vùng đô thị, cảng biển, giao thông thuỷ, hoặc thánh
địa; trên khu đất cao hơn xung quanh theo hai dạng bố cục chính: dạng thứ
nhất gồm 3 tháp đặt liền nhau trên trục Bắc- Nam., dạng thứ hai gồm 1 tháp
thờ thần Siva ở vị trí trung tâm hoặc ở một cao điểm trên trục trung tâm và
các tháp khác. Dạng bố cục tổng thể này thường xuất hiện hơn khi mà vai trò
của thần Siva trở thành chủ đạo trong nền văn hoá Chămpa.
Việc nghiên cứu từ góc độ khảo cổ học các dạng tổng thể kiến trúc đền tháp
Chămpa có thể cho biết tính triết lý kiến trúc, nó mang trong mình những
thông tin về tôn giáo, tín ngưỡng.
Như vậy, giá trị của việc nghiên cứu quy hoạc tổng thể các đền tháp
Chămpa được làm sáng tỏ thông qua việc nhìn nhận và hiểu biết tính triết ký
văn hoá của tổng thể kiến trúc đền tháp Chămpa.
3.1.2.2 Về kiến trúc
Cả khối hình của tháp là một sự hoàn hảo về hình khối, từ đế tháp lên
thân rồi đỉnh tháp. Tất cả tạo lên sự hài hòa cân đối đối với những người
ngắm tháp Chăm có thể choáng ngợp trước vẻ uy nghi của tháp nhưng bản

thân tháp lại không hề tạo sự xa lạ. Có một điều gì đó thật gần gũi với tính
chất của văn háo dân gian chứ không phải là thần linh nữa. Các tỉ lệ kiến
trúc, hoa văn trang trí, kỹ thuật xây dựng… gắn kết với nhau chặt chẽ, bổ
sung cho nhau làm nên một thực thể hoàn chỉnh. Ở tháp ta còn thấy sự phát
triển hoàn mỹ hơn về tỉ lệ kiến trúc thông qua các thủ pháp chi tiết kết hợp
với kỹ thuật xây dựng. bên cạnh đó các yếu tố nghệ thuật trang trí cũng tôn
thêm vẻ đẹp của các đền tháp.
3.1.2.3 Về nghệ thuật
Một trong những yếu tố không thể không nhắc đến trong văn hoá và
kiến trúc tháp Chăm là các giá trị nghệ thuật điêu khắc. Các loại hình điêu
khắc như hoa văn chạm, tượng tròn… thường mang tính biểu tượng, nó thể
hiện ý nghĩa văn hoá của kiến trúc.
2

You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer ()


Trong kiến trúc tôn giáo thì hoa văn trang trí thường có vai trò thể
hiện giáo lý của tôn giáo và cả tâm tư tình cảm của người nghệ sĩ điêu khắc.
Những hình ảnh điêu khắc trên kiến trúc đền tháp Chămpa đều có nguồn gốc
văn hoá và thường thấy là các vị thần như: Brama, Siva, Visnu và một số
thần vật, hoa lá khác như: Kala, Makara, Apsara…
Hình ảnh các thần thường thấy ở nhiều dạng phù điêu, trên ô khám
hay lá nhĩ trên trán tường, trên các đài thờ trong lòng tháp.
Các loại hình hoa văn điêu khắc khác như hoa lá, cỏ cây, muông thú,…luôn
luôn được khắc tạc có chủ ý và tương đối thống nhất về kiểu dáng trên các
đền tháp Chămpa đã làm cho các đền tháp vốn có tỉ lệ kiến trúc hài hoà,
đăng đối lại tăng thêm được vẻ đẹp thẩm mỹ và tính biểu trưng của kiến
trúc.
Tóm lại, giá trị nghệ thuật của các đền tháp Chămpa mang tính nổi

bật. Các loại hình trang trí ngoài việc giúp cho các đền tháp đẹp hơn còn có
ý nghĩa văn hoá đặc biệt, nó có thể giúp cho việc nghiên cứu sâu hơn về niên
đại, phong cách và chức năng của các đền tháp. Và thực tế thì, hoa văn cũng
là một trong những tiêu chí quan trọng giúp các nhà nghiên cứu định niên
đại và phong cách kiến trúc tháp Chămpa.
3.1.2.4 Về kỹ thuật xây dựng
Các đền tháp được xây dựng chủ yếu từ hai vật liệu gạch và đá. Gạch
xây tháp được làm từ đất sét hay sét pha cát có trộn thêm tro trấu được nhào
kỹ, tạo khuôn kích thước lớn và nung nhẹ lửa. Các viên gạch có độ rỗng,
xốp cao, độ hút nước và cường độ cao nhưng lại mềm dễ đục tỉa, điêu khắc.
Đá sử dụng ít hơn chủ yếu ở khung cửa và để trang trí. Ngoài việc chế tác
vật liệu ưu điểm của kỹ thuật còn ở kỹ thuật gia cố móng và kỹ thuật xây
gạch. Nền tháp được gia cố bằng các lớp hạt cát to, đá dăm, cuội nhỏ đầm
chặt, tiếp theo là lớp đá ong, đá hộc. Móng xây bằng gạch và đặt trên lớp gia
cố nền. khối tháp xây bằng gạch theo kỹ thuật mài chập có sử dụng keo thực
vật.
3.1.3 Giá trị tổng thể kiến trúc cảnh quan
Đây là loại hình kiến trúc có bản sắc, không lẫn với bất cứ kiến trúc
của dân tộc nào. Bên cạnh sự tiếp thu có chọn lọc văn hóa Ấn Độ có chọn
lọc trong việc xây tháp, người Chăm đã tạo cho tháp của mình những điểm
đặc biệt đặc trưng văn hóa Champa. Mỗi kiến trúc đền tháp ra đời phục vụ
cho một mục đích công năng nhất định đặc biệt là mục đích tôn giáo. Ở đây
3

You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer ()


các dạng tổng thể kiến trúc của đền tháp cũng được hoạch định trên nền
cảnh quan. Mỗi đền tháp được xây dựng khi trở thành biểu tượng tôn giáo
thì bản thân nó có giá trị đặc biệt mà nó tham dự.

3.1.4 Giá trị khoa học và kinh tế du lịch.
3.1.4.1 Về khoa học
Các đền tháp Chămpa là một loại hình được biểu hiện dưới dạng thức
của văn hoá vật chất nên nó là tài sản của nhân loại; nó biểu hiện điều kiện
sinh sống, trình độ phát triển của dân tộc Chăm, mặt121 khác nó còn biểu
hiện những mối quan hệ giao lưu văn hoá giữa các dân tộc. Cho nên, nghiên
cứu kiến trúc đền tháp Chămpa sẽ cho những nguồn tư liệu quý giá góp phần
vào việc nghiên cứu vấn đề lịch sử dân tộc cũng như ngồn gốc tộc người,
những đặc điểm văn hoá và mối quan hệ giao lưu văn hoá giữa các dân tộc.
Mặt khác, bản thân mỗi tháp cũng chứa đựng những giá trị về kỹ thuật xây
dựng, điêu khắc, thế nên mỗi tháp chứa đựng những thông tin khoa học về
kỹ thuật chế tác vật liệu, gia cố nền móng, thi công rất có giá trị.
3.1.4.2 Về kinh tế du lịch
Bản thân mỗi tháp khi xây dựng đều có một chức năng tôn giáo nhất
định. Và đến nay, các đền tháp là một trong những loại hình kiến trúc chứa
đựng các yếu tố văn hoá đặc sắc của dân tộc Chăm. Các giá trị văn hoá này
đã hấp dẫn những dân tộc khác, những cộng đồng khác… Vì thế mỗi một
đền tháp đều trở thành một địa điểm du lịch mang lại những nguồn lợi kinh
tế nhất định. Việc nghiên cứu, tuyên truyền phổ biến các giá trị của tháp,
nâng cao nhận thức của người dân về giá trị lịch sử, văn hoá, hợp tác giao
lưu văn hoá, khoa học quốc tế sẽ góp phần phát huy giá trị di sản, đồng thời
tạo thêm cơ hội cho sự phát triển của nghành kinh tế du lịch địa phương và
cả nước.
3.2 Định hướng bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các đền tháp
Chămpa
3.2.1 Nguyên tắc chung
Kiến trúc đền tháp Chămpa có những giá trị nổi bật mang tính toàn
cầu. Nó phản ánh đặc trưng văn hoá, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng của người
Chăm, và được nhiều nhà khoa học trong nước và ngoài nước đánh giá cao
như UNESCO đã công nhận quần thể tháp Mỹ Sơn là di sản văn hoá thế

giới. Nhưng do tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử, chịu tác động bất lợi
4

You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer ()


của tự nhiên, sự huỷ hoại của chiến tranh, sự huỷ hoại của môi trường và con
người cho nên rất ít các đền tháp Chămpa còn giữu được tính chất, hình
dáng nguyên vệ như thuở ban đầu.
Nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá, đáp ứng nhu cầu văn
hoá ngày càng cao của người dân, góp phần xây dựng và phát triển văn hoá
Việt Nam, luật di sản văn hoá đã được Quốc hội khoá X nước ta thông qua
ngày 29 tháng 6 năm 2001, với những nội dung nhằm bảo vệ, tu bổ, phục
hồi các di tích…
Nhằm bảo vệ những di sản kiến trúc Việt Nam nói chung và kiến trúc
đền tháp Chămpa nói riêng, bộ Văn hoá- Thông tin (nay là Bộ Văn hoá- Thể
thao và Du lịch) đã có quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị các di
tích lịch sử văn hoá đến năm 2020. Quan điểm bảo tồn và phát huy các giá
trị lịch sử- văn hoá có thể tóm tắt như sau:
- Phải đảm bảo tính trung thực của lịch sử hình thành các di tích
không được làm sai lệch các giá trị và đặc điểm vốn có của di tích, phải giữu
gìn nguyên vẹn, bảo đảm tính nguyên gốc của di tích.
- Bảo tồn phải gắn với phát huy những giá trị văn hoá vật thể và phi
vật thể của di tích.
- Tạo lập sự hài hoà giữa phát triển kinh tế, quá trình đô thị hoá với
bảo vệ các di tích.
- Nâng cao vai trò quản lí của nhà nước, huy động tối đa các nguồn
lực trong và ngoài nước, nâng cao nhận thức và sự tham gia đóng góp của
toàn xã hội trong việc quản lí, bảo tồn và phát huy giá trị di tích.
Tất cả những công việc này đảm bảo được mục tiêu bảo tồn và phát huygiá

trị di tích đến năm 2020, cụ thể như sau:
- Nâng cao nhận thức, phát huy các giá trị của di tích trong việc giáo
dục truyền thống lịch sử, văn hoá, và truyền thống văn hiến của dân tộc.
- Trong điều kiện cho phép, các di tích cần được tu bổ, tôn tao một
cách hoàn chỉnh với tư cách là một sản phẩm du lịch có giá trị phục vụ chiến
lược phát triển ngành du lịch.
- Tăng cường quản lí của nhà nước về di tích và danh lam thắng cảnh
theo hướng mở rộng quá trình xã hội hoá, thu hút rộng rãi sự tham gia của
5

You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer ()


nhân dân vào việc bảo vệ và phát huy di tích, gắn với quản lí nhà nước bằng
pháp luật.
3.2.2 Định hướng bảo tồn, tôn tạo
3.2.2.1 Định hướng chung
- Tôn trọng và giữ gìn bằng mọi bịên pháp các thành tố nguyên gốc
của di tích; hạn chế tối đa mọi sự thay thế bằng các chất liệu và vật liẹu mới.
Giải pháp ưu tiênlà bảo quản, gia cố và tu bổ di tích.
- Trong tu bổ, chống xuống cấp di tích phải ưu tiên vận dụng các quy
trình và kỹ thuật thi công truyền thống.
- Việc tu bổ, chống xuống cấp di tích phải tuân thủ quy trình sau:
nghiên cứu tư liệu và khảo sát hiện trạng- xây dựng dự án và thiết kế kỹ
thuật, dự toán,thẩm đinh, phê duyệt- thi công dưới sự giám sát của nhà
chuyên môn và duy trì nhật kí công trình- nhgiệm thu- hoàn chỉnh hồ sơ.
3.2.2.2 Định hướng cụ thể
- Khoanh vùng bao vệ di tích.
- Ưu tiên sử dụng vât liệu và kỹ thuật xây dựng truyền thống.
- Các giải pháp kỹ thuật cần dự trên kêt quả nghiên cứu về di tích như

khảo sát, phân tích, thí nghiệm vật liệu, kết cấu, nền móng và kỹ thuật xây
dựng.
- Về tổng thể kiến trúc, quy hoạch phải phản ánh trung thực hình ảnh,
bố cục không giancủa khu di tích như nó vốn có.
- Từ các định hướng nêu trên, việc bảo tồn các đền tháp Chămpa có
thể được tiến hành rheo các công việc cụ thể như sau: gia cường nền móng
và chống lún cho các đền tháp; chống mối cho nền đất và các khối xây; làm
sạch toàn bbộ các mặt tường tháp; gia cố các vết nứt; bảo quản khối xây
gạch đá; tái định vị các thành phần rơi vỡ. Dựa vào các căn cứ từ hiện trạng
tiến hành tu bổ phục hồi các thành phần kiến trúc quan trọng. Bảo vệ các
thành phần chưa co hiểu biết đầy đủ để tiếp tục nghiên cứu.
3.3 Phát huy giá trị các đền tháp Chămpa
3.3.1 Phát huy giá trị vật thể
6

You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer ()


Được dựa trên nền tảng khả năng bảo tốn các di tích. Thực chất chỉ có
thể phát huy được các giá trị của di tích khi di tích được bảo tồn tối đa các
giá trị nguyên gốc và các giá trị chân xác. Tình trạng bảo tồn kiến trúc đền
tháp Chămpa hiện còn có thể thấy tồn tại ở nhiều dạng khác nhau.
- Dạng thứ nhất là: các di tích còn tương đối nguyên vẹn và đã được gia cố,
bảo quản hay phục hồi từng phần, trong đó có những di tích còn được sử
dụng vớ một chức năng tôn giáo nào đó theo nghi thức Chămpa truyền
thống. Ví dụ như tháp Po Klaong Girai, Po Rome, hay cụm tháp Bà ở Nha
Trang.
- Dạng thứ hai là: các di tích còn lại ở tình trạng kỹ thuật không tốt và chưa
thực hiện được việc quan tâm bảo vệ, mặc dù có khả năng gia cố, phục hồi.
Ví dụ như tháp Khương Mỹ (Quảng Nam), Bình Lâm, Thủ Thiện (Bình

Đinh)…
- Dạng thứ ba là: các phế tích đã được khai quật khảo cổ học, đã được
nghiên cứu và bảo vệ và còn nhiều khả năng bảo tồn như các phế tích An
Mỹ, An Thiện (Quảng Nam), Khánh Vân (Quảng ngãi), Mỹ Khánh (Huế)…
- Dạng thứ tư là: các khu vực được xác địnhlà phế tích kiến trúc đền tháp
Chămpa nhưng chưa được quan tâm nghiên cứu hay khai quật khảo cổ học
một cách đầy đủ như Đồng Dương (Quảng Nam)…
- Và dạng thứ năm là: trường hợi một quần thể rất nhiều tháp như khu
di tích Mỹ Sơn.
Đối với mỗi loại hình di tích còn tồn tại, đều cần có những giải pháp
phát huy giá trị khác nhau dựa trên nền tảng, như đã nêu, là khả năng bảo
tồn các thành phần nguyên gốc và chân xác.
Tuy nhiên, việc phát huy giá trị vật thể các di tích đền tháp Chămpa,
trước khi đi vào các giả pháp cụ thể, nhìn chung cần đề cập đến các góc độ
như: quy hoạch, kiến truc, nghệ thuật, điêu khắc…Trong đó, về kiến trúc và
nghệ thuật điêu khắc còn liên quan đền kỹ thuật xây dựng. Và ở góc độ này,
việc phát huy giá trị di tích cần đựơc hiểu là sự kết hợp giữa việc phát huy
các giá trị vật thể với các giá trị phi vật thể, các giá trị được phát huy có ảnh
hưởng đến nhau, cái này bổ trợ cho cái kia.
Phát huy giá trị về điêu khắc, nghệ thuật
Điêu khắc kiến trúc là một đặc trưng của kiến trúc Chămpa, và điêu
khác tượng tron là đỉnh cao của nghệ thuật Chămpa. Các hiện vật điêu khác
được tập trung tại bảo tàng điêu khác Chămpa ở Đà Nẵng, bảo tàng lịch sử
Việt Nam tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, bảo tàng cổ vật cung đình
7

You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer ()


Huế…các hiện vật náy vừa có giá trị nghẹ thuật cao vừa có giá trị khoa học

quan trọng trong nghiên cứu.
Các điêu khắc kiến trúc có thể chia thành 2 loại là điêu khắc gạch và
điêu khắc trên đá sa thạch. Trong đó diêu khắc trên gạch lại được thể hiện
theo hai cách, đó là điêu khắc trước khi nung và sau khi nung. Người Chăm
xưa là bậc thầy về kỹ thuật cũng như nghệ thuật thể hiện trông điêu khắc
gạch sau khi nung này. Giá trị của chúng ngày càng lan toả trên toàn thế
giới, nhất là sau khi khu di tích Mỹ Sơn đã được công nhận là Di sản Thế
Giới.
3.3.2 Phát huy giá trị phi vật thể
Các giá trị phi vật thể ngày càng được cộng đồng quốc tế đánh giá
cao, nó có ý nghĩa quang trọng trong quá trình hội nhấp và phát triển hướng
tới sự bền vững. Các di sản vật thể bao giờ cũng mang trong nó các giá trị
phi vật thể, chỉ có điều là nó thể hiện ra dưới các hình thức khác nhau, tuỳ
hoàn cảnh và các gia đoạn lịch sử, cho dù chúng ta thấy rằng các giá trị phi
vật thể hầu như ít biến đổi, có tính ổn định và bền vững cao hơn rất nhiều so
với di sản vật thể. Tuy nhiên trong bề dày của lịch sử mỗi dân tộc nó vẫn
biến đổi, dù là rất chậm. Di sản kiến trúc Chămpa có thể xem là một điển
hình như thế.
Phát huy giá trị phi vật thể đã tiếp biến, thích nghi
Nhiều di tích Chămpa hiện nay có thể coi như những di tích khảo cổ kiến
trúc. Trong đó có những di tích chỉ có giá trị về khoa học, nghệ thuật, nhưng
có những ngôi tháp còn mang một nội dung tín ngưỡng, văn hoá tiếp biến
hoặc văn hoá mới. Cụm tháp Bà là một ví dụ về tiếp biến văn hoá, trong sự
bao dung, tiếp nhận và kế thừa những giá trị tín ngưỡng, văn hoá bản địa
vốn có. Không những thế nó còn được người Việt phát triển và nơi đây trở
thành một trung tâm tín ngưỡng tâm linh, trung tâm văn hoá của người Vịêt.
Cùng với sự phát triển du lịch không chỉ rất cần thiết bảo tồn mà còn cần và
bắt buộc phải quan tâm đến tôn tạo thích nghi cho các di tích như làm cơ sở
hạ tầng phục vụ cho du khách góp phần bảo vệ bền vững cho di tích. Song
song với nó phải quan tâm tới những nội dung văn hoá mới với hình thức

phù hợp như tổ chức các lễ hội trong đó có các nội dung văn hoá Chămpa
được tai hiện.
Sự tồn tại nhiều hình thức văn hoá trong bảo tồn tôn tạo thích nghi các
đền tháp Chămpa là do các điều kiện lịch sử cụ thể, không thể áp đặt, nó
mang tính khách quan của kịch sử. Nắm chắc tính quy luật, hiểu rõ các điều
8

You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer ()


kiện cụ thể là điều kiện quang trọng để bảo tồn và phát huy giá trị các di tích
đền tháp Chămpa một cách tốt nhất. Cần gắn công tác nghiên cứu, bảo tồn
với phát huy giá trị di tích thông qua du lịch lễ hội, du lịch văn hoá, nhất là
du lịch văn hoá chuyên biệt tìm hiểu các lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, kiến
trúc văn hoá của đồng bào người Chăm.
3.3 Định hướng chiến lược phát triển du lịch tháp Chăm tại duyên hải
miền Trung Việt Nam
3.3.1 Định nghĩa chiến lược
Chiến lược là việc xác định các mục tiêu chung(lâu dài) và các mục
tiêu cụ thể của doanh nghiệp, cũng như việc lựa chọn những hoạt động và
các cách bố trí nguồn tài nguyên cần thiết nhằm đạt những mục tiêu chung
và cụ thể trên.
Chiến lược là một hệ thống những giải pháp mang tính chất lâu dài
nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp thắng lợi trong cạnh tranh thị trường.
3.3.2 Sử dụng công cụ phân tích SWOT trong hoạch định chiến lược phát
triển du lịch tháp Chăm tại các tỉnh duyên hải miền Trung
3.3.2.1 Giới thiệu cộng cụ SWOT
Phân tích SWOT là việc phân tích các thế mạnh, điểm yếu, những cơ
hội, thách thức đối với một tổ chức. Đây là một công cụ trong lập kế hoạch
chiến lược cho tổ chức.

Mô hình SWOT ra đời từ những năm 60 - 70 tại Viện nghiên cứu
Stanford với quá trình tìm hiểu nguyên nhân thất bại trong việc lập kế hoạch
của các công ty, tài trợ bởi 500 công ty lớn nhất thời đó. Nhóm nghiên cứu
bao gồm Marion Dosher, Dr Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert
Stewart, Birger Lie. Khởi đầu năm 1949 từ công ty Du Pont, chức danh giám
đốc kế hoạch công ty (corporate planning manager), cho đến năm 1960, xuất
hiện ở tất cả 500 công ty lớn nhất nước Mỹ. Làn sóng này tiếp tục lan rộng
khắp nước Mỹ và Anh. Tuy nhiên sau đó, nhiều ý kiến cho rằng lập kế
hoạch công ty dưới hình thức kế hoạch dài hạn là không ổn và là một hoạt
động đầu tư tốn kém nhưng ít hiệu quả. Thực tế cho thấy, mấu chốt của vấn
đề là làm cách nào để đội ngũ quản lý cùng đồng ý và đưa ra được một
chương trình hành động có thể nắm bắt được.
Để giải quyết vấn đề này, Robert F Stewart và năm 1960 đã cùng
nhóm nghiên cứu của mình tại SRI, Menlo Park California tìm cách tạo ra
9

You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer ()


một hệ thống có thể giúp đội ngũ quản lý phát triển tốt công việc của mình.
Nghiên cứu kéo dài 9 năm, phỏng vấn 1100 công ty và tổ chức với 5000
nhân viên quản lý thông qua bảng câu hỏi gồm 250 đề mục, cuối cùng dẫn
tới kết luận rằng: trong các công ty, giám đốc điều hành phải là trưởng nhóm
kế hoạch và các trưởng phòng chức năng dưới quyền của ông (bà) ta phải
thuộc nhóm lập kế hoạch. Dr Otis Benepe đã định nghĩa Chuỗi lôgíc (Chain
of Logic), sau đó trở thành hạt nhân của hệ thống được thiết kế.
Nhóm nghiên cứu thực hiên bước đầu tiên bằng cách thu thập đánh
giá cái gì tốt, cái gì tồi trong hoạt động hiện tại và trong tương lai. Điều tốt
trong hiện tại thể hiện sự thoả mãn (Satisfactory), trong tương lai thể hiện cơ
hội (Opportunity), điều tồi trong hiện tại thể hiện sai lầm (Fault), trong

tương lai thể hiện nguy cơ (Threat). Mô hình phân tích này lúc đó được gọi
là SOFT. Sau khi mô hình được giới thiệu cho Urick vàd Orr năm 1964 tại
Zurich Thuỵ Sĩ, họ đã đổi F thành W (Weak), SWOT ra đời từ đó. Phiên bản
đầu tiên được thử nghiệm và trình bày năm 1966 dựa trên công trình tại Erie
Technological Corp. Năm 1973, SWOT được sử dụng tại J W French Ltd.
và phát triển từ đó. Đầu năm 2004, SWOT đã được hoàn thiện và thể hiện
khả năng đưa ra và thống nhất các mục tiêu của tổ chức mà không cần phụ
thuộc vào tư vấn hay các nguồn lực tốn kém khác.
SWOT (có thể phát âm như suôt trong tiếng Việt) là từ ghép từ các
chữ cái đầu của các từ tiếng Anh gồm Strengths, Weaknesses, Opportunities
và Threats.
Sơ đồ SWOT để liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
thức
Trong quá trình lập kế hoạch, chiến lược, tổ chức xác định mục tiêu
hàng đầu của kế hoạch là gì và sử dụng công cụ phân tích SWOT để đánh
giá khả năng đạt mục tiêu đó. Phân tích các thế mạnh và điểm yếu là phân
tích những yếu tố bên trong ảnh hưởng tới khả năng đạt mục tiêu. Còn phân
tích những cơ hội và thách thức là phân tích các yếu tố của môi trường xung
quanh. Việc áp dụng công cụ phân tích SWOT có thể tiến hành bằng cách
lập sơ đồ SWOT để liệt kê các yếu tố.
Sau khi đã liệt kê được các yếu tố ảnh hưởng, tổ chức có thể dùng
công cụ USED để định hướng các biện pháp nhằm khai thác (Use) các điểm
mạnh, khắc phục (Stop) các điểm yếu, khai thác (Exploit) các cơ hội và
đương đầu (Defend) với các thách thức.
10

You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer ()


3.3.2.2 Sử dụng công cụ phân tích SWOT trong hoạch định chiến lược phát

triển du lịch tháp Chăm tại các tỉnh duyên hải miền Trung
A. Thế mạnh (Strenghs)
S1: Đây là nền văn hóa có sức sống và lịch sử phát triển lâu dài, đã đạt đến
đỉnh cao của các nên văn minh Đông Nam Á. Một bề dày văn hóa là sự tổng
hòa của yếu tố văn hóa: văn hóa bản địa, văn hóa khu vực, văn hóa Ấn Độ
S2: Có những kiến trúc gạch vào loại đẹp nhất của thế giới, mang trong
mình những giá trị vật thể và phi vật thể to lớn. Cùng với những bí ẩn về
cách xây dựng tháp, cũng như các huyền tích hấp dẫn đối với du lịch của văn
hóa Chămpa.
S3: Lễ hội mang đậm bản sắc tộc người cũng như các sắc thái văn hóa Nam
Đảo.
S4: Nơi lưu giữ các nghề thủ công với phương thức sản xuất gắn với chế độ
mẫu hệ.
S5: Đội ngũ trí thức Chăm ngày càng đông đảo
S6: Là một bộ phận của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc
B. Điểm yếu(Weaknesses)
W1: Nền văn hóa bị ảnh hưởng theo các biến chuyển của lịch sử Champa
W2: Nhiều di tích Chăm bị hoang phế, ít được quan tâm. Các ngôi tháp ở
phía Nam sông Phan Rang có người dân thờ tự nhưng tính chất quy mô thờ
tự tại những ngôi tháp này đã thay đổi, thu hẹp nhiều: tính chất cung đình
thay bằng tính dân gian, đền miếu vương triều thay bằng đền thờ địa
phương. Vì thế dù được thờ tự và chăm sóc nhưng các tháp Chăm tại Ninh
Thuận và Bình Thuận vẫn cứ bị bỏ rơi khiến thiên nhiên và thời gian hủy
hoại.
W3: Vai trò quản lý trực tiếp của dân tộc Chăm tại điểm di tích chưa cao.
W4: Hiện tượng phai nhạt truyền thống dân tộc như với chữ viết, âm nhạc
nghệ
thuật,…
W5: Các làng nghề vẫn chưa tạo thu hút lớn đối với du khách, sản phẩm

cạnh tranh thương mại chưa cao. Việc kết hợp các chương trình tham quan
tháp Chăm với các làng nghề truyền thống Chăm chưa thực sự có sự gắn kết.
Với các chương trình du lịch tại địa phương thì sự quảng cáo rộng khắp và
chủ yếu diễn ra trong mùa lễ hội hoặc ngay tại địa phương đó mà thôi.
W6: Cộng đồng dân cư ý thức quảng bá và phát triển du lịch chưa cao.
11

You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer ()


W7: Đại đa số các tháp Chăm tại miền Trung Việt Nam rất du khách biết
đến, chỉ những người quan tâm yêu thích mới biết. Các tháp Chăm đa số
nằm trên đồi cao hoặc trong thung lũng sâu, xa các trung tâm thành thị hiện
đại gây khó khăn cho việc vận chuyển khách du lịch đến tham quan
W8: Các chương trình du lịch chuyên về văn hóa Chăm tại miền Trung Việt
Nam chưa phát triển, nếu xét theo chiều dọc của miền thì chưa có sự gắn kết
giữa các địa phương có tháp; địa phương nào cũng chỉ biết lo cho di tích địa
phương đó mà thôi. Bằng chứng là chưa có một sự hợp tác chung nào về
trùng tu bảo vệ và khai thác du lịch tại các đại phương này
W9: Việc phát triển du lịch tại tháh địa Mỹ Sơn vẫn còn mang tính “thụ
hưởng”, chưa có chiến lược phát triển dài hơi, dịch vụ vẫn còn đơn điệu, nên
không có khả năng lưu khách và tạo cho khách hứng thú quay lại nhiều lần,
các điểm tham quan phụ kèm chưa định hình hoặc còn sơ sài
C. Cơ hội (Opportunities)
O1: Mỹ Sơn cũng như các di tích khác đã được quan tâm trùng tu bảo vệ
công nhận di tích văn hóa. Các khu tháp Chăm này đều có cơ sở vật chất hạ
tầng tương đối hoàn chỉnh, được mở cửa bán vé cho du khách tham quan
thường
xuyên
O2: Các điểm di tích là điểm đến thường xuyên trong những tour du lịch

miền Trung cùng với tổ chức các sự kiện, lễ hội thường niên.
O3: Cùng với xu hướng toàn cầu hóa nhu cầu tìm hiểu các giá trị văn hóa
của các nền văn minh cổ trong đó có Champa.
O4: Chính sách phát triển kinh tế văn hóa xã hội đối với đồng bào Chăm,
trong đó có du lịch
O5: Các tháp Chăm người Việt không xây dựng hoặc sử dụng nhưng bao giờ
người Việt cũng biết các tháp Chăm cổ ngay trên quê hương mình đang ở là
của người Chăm xưa(ít nhất ở góc độ địa phương). Các tháp Chăm chưa bao
giờ bị người Việt hủy hoại vì những nguyên nhân mâu thuẫn tôn giáo, dân
tộc. Các tháp Chăm đã được người thêu dệt nhiều câu chuyện ly kỳ
O6: Các tháp Chăm được người Việt dựng đền miếu ngay trên khu đất của
tháp, nhiều tượng thờ của các tháp Chăm được người Việt đưa về đền miếu
của mình để thờ tự. Trong một số trường hợp như tháp Bà Po I Nagar, tháp
Nhạn…người Việt sử dụng tháp Chăm làm đền miếu thờ tự của mình
D. Nguy cơ(Threat)
12

You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer ()


T1: Công tác trùng tu các di tích chưa đạt hiệu quả tốt nhất, chỉ tập trung ở
những điểm thu hút khách du lịch như Mỹ Sơn, tháp Bà… Các tháp Chăm
tại miền Trung Việt Nam đều trong giai đoạn trùng tu tôn tạo, bảo vệ do tình
trạng xuống cấp thường xuyên cũng như các hệ quả của những lần trung tu
trước. điều này có thể là do những nhà nghiên cứu trùng tu nghiên cứu vẫn
chưa lắm được bí quyết xây tháp của người chăm cổ. Dẫn đến những cuộc
trùng tu chỉ dừng ở giới hạn chống sụp, xuống cấp mà thôi. Các phương
pháp trùng tu từ đầu thế kỉ đến những trùng tu mới đây đã bộc lộ những
điểm yếu như hiện tượng mủn gạch do ăn mòn vi sinh…
T2: Các lễ hội mất dần tính nguyên bản, do bị Việt hóa. Ở các tháp Chăm

các lễ hội truyền thống hầu như không còn, chỉ còn lại những lễ hội tại các
tháp có cộng đồng dân tộc Chăm sinh sống hoặc lồng ghép với các lễ hội,
hình thức thờ cúng của người Việt.
T3: Sự kỳ vọng của du khách vào sản phẩm du lịch quá cao, nên du khách
dễ thất vọng. Điều này do sự hiểu biết văn hóa Chăm chưa đầy đủ.
T4: Tính cạnh tranh của các điểm đến như Angko, Pangan, Borobudu,… với
Mỹ Sơn.
T5: Sự mất mát cổ vật cùng với tác động hoạt động kinh doanh du lịch làm
cho không gian thần linh bị phá vỡ.
T6: Các tháp Chăm có hoạt động du lịch chưa phát triển thì các cơ sở hạ
tầng hầu như chưa có hoặc đang trong quá trình hoàn chỉnh dở dang. Bên
cạnh đó tuy đã được công nhận nhưng công tác bảo vệ bằng nhân lực rất
mỏng, chỉ có những khu tháp có cơ sở tài chính tốt mới duy trì được đội bảo
vệ còn lại tại các khu tháp khác người bảo vệ rất ít hoặc không có.
T7: Việc kết hợp các chương trình du lịch chuyên về văn hóa Chăm hoặc các
tháp Chăm chưa phát triển, chỉ tập trung tại địa phương có tháp hoặc diễn ra
trong các dịp lễ như Katê…Các chương trình du lịch tham quan tháp Chăm
tập trung các điểm đến là thánh địa Mỹ Sơn, tháp Posanư, tháp Bà Po I
Nagar, tháp Poklongiarai
T8: Sự hiểu biết giới hạn về văn hóa Chăm nói chung và tháp Chăm nói
riêng của các thuyết minh viên, hướng dẫn viên du lịch làm giảm sự hấp dẫn
cũng như sự thu hút đối với du khách. Điều này có thể lí giải do trình độ
chuyên môn của hướng dẫn và chủ đề “Chăm” quả thật là một nội dung rất
“khó”! Với HDV mới tập tành ra nghề thì “choáng váng”, lẫn người đã “dày
dạn chinh chiến” cũng đôi lúc cảm thấy “ngọng”, nhất là khi không thường
13

You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer ()



xuyên có “dịp” nói về Chăm. Người hướng dẫn viên khi giới thiệu về một
dân tộc thiểu số là đủ mệt, huống chi Chăm lại là một dân tộc lẫy lừng về
lịch sử, có nền văn hóa vô cùng đặc sắc, đặc biệt là di tích những công trình
kiến trúc bằng gạch cũng quá nhiều chuyện để nói
3.3.2.3 Định hướng chiến lược phát triển du lịch tháp Chăm tại duyên hải
miền Trung Việt Nam
Qua những phân tích ở trên chúng tôi thấy rằng giải pháp lớn nhất cho vấn
đề phát triển du lịch tại thánh địa Mỹ Sơn và các tháp Chăm tại miền Trung
Việt Nam tập trung vào ba vấn đề chính:
Thứ nhất: Củng cố cơ sở hạ tầng, kết hợp với quá trình tôn tạo và trùng tu
bảo vệ di tích, khai thác có trọng điểm gắn với bảo tồn trùng tu hiệu quả,
hướng tới phát triển du lịch bền vững.
Tại Mỹ Sơn nếu quy hoạch và xây dựng một khu làng người Chăm với các
làng nghề truyền thống như làm gốm, dệt, chế biến các món ăn thuần Chăm
do chính các nghệ nhân Chăm làm thì du lịch Mỹ Sơn chắc chắn sẽ đa dạng
và tạo hiệu ứng cao hơn, và thực tế đã chứng minh du lịch ẩm thực luôn tạo
sự thích thú và quan tâm của một lượng lớn khách trong và ngoài nước, nhất
là khách nội địa.
Xây dựng chính sách quản lý giữa đồng bào dân tộc Chăm và cơ quan chủ
quản, dưới sự giám sát của bộ và sở văn hóa thể thao và du lịch. Xây dựng
quy chế quản lý, khai thác giữa Khu di tích và xã Duy Phú, Duy Hòa, Duy
Tân. Dựa vào quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch của huyện, của khu di
tích mà tổ chức các loại hình, các hoạt động du lịch. Gắn lợi ích của Nhà
nước, tập thể và người dân; lấy lực lượng thanh thiếu niên làm xung kích
trong công tác bảo vệ di tích, danh thắng.
Với các lễ hội tiến hành sưu tầm điều tra cũng như sự đóng góp của đội ngũ
trí thức Chăm. Các sự kiện lễ hội hiện đại cũng như các chương trình du lịch
gắn với di tích cần phải quan tâm đến tính nhạy về tôn giáo.
Đối với các làng nghề: triệt để nguyên tắc bảo vệ môi trường cũng như lợi
ích của người thợ.

Nhà nước và chính quyền địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển
kinh tế xã hội của đồng bào Chăm. Trong đó có du lịch, nhà nước không chỉ
kêu gọi mà cần có chính sách khuyến khích cũng như tạo điều kiện phát
triển du lịch trong cộng đồng.
14

You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer ()


Thứ hai: Xây dựng phát triển các chương trình du lịch chuyên biệt về văn
hóa Chăm hoặc có dấu ấn văn hóa Chăm đối với các chương trình du lịch tại
địa phương cũng như các chương trình liên tuyến.
Đây là một trong những giải pháp mà chúng tôi cho rằng là quan trọng
nhất với sự phát triển du lịch tại các tháp Chăm. Việc xây dựng các chương
trình du lịch chuyên biệt về văn hóa Chăm hoặc có dấu ấn văn hóa Chăm đối
với các chương trình du lịch tại địa phương cũng như các chương trình liên
tuyến sẽ đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch tại từng khu tháp cũng như
toàn hệ thống tháp.
Đây là một giải pháp không phải dễ thực hiện nhưng không phải
không thực hiện được. Đối với hệ thống tháp Chăm luôn thu hút sự quan tâm
tìm hiểu của du khách đặc biệt là du khách nước ngoài, như thánh địa Mỹ
Sơn là một bằng chứng hùng hồn nhất. Đối với các địa phương khác nhiều
tiềm năng về tháp như Bình Định, Quảng Nam việc xây dựng những sản
phẩm du lịch hấp dẫn và có tính thường niên sẽ tạo sức hút lâu dài và bền
vững đối với du khách. Ở đây cũng không thể bỏ qua vai trò của các công ty
du lịch không phải họ không nhận thức được giá trị của những chương trình
du lịch này mà họ không có đủ cơ sở để họ tin rằng họ sẽ được lợi nhuận lâu
dài khi thực hiện những chương trình này. Hay nói đúng hơn cần phải có
một sự đảm bảo giữa địa phương và công ty du lịch. Sự đảm bảo này có thể
là một quy chế quy định hợp tác phát triển du lịch hay tối thiểu là sự đảm

bảo quyền lợi khi doanh nghiệp thực hiện những chương trình này.
Thứ ba: Tích cực quảng bá về tháp Chăm và văn hóa Chăm nhiều hơn nữa
Quảng bá có trọng điểm, tạo sự khác biệt tránh nhầm lẫn về mặt hình ảnh.
Sự nhầm lẫn ở đây chúng tôi muốn nói đến là tên của các đền tháp không
đúng với hình miêu tả(có thể thấy trên một số trang web, hoặc ngay cả một
số giáo trình đại học), điều này dễ nhận thấy với cả những khu tháp quen
thuộc như Phú Hài, hoặc Po Klong Giarai. Điều này lại gây nhầm lẫn cho du
khách khi muốn tìm hiểu thông tin trên mạng.
Ngay cả một thánh địa nổi tiếng như Mỹ Sơn cũng chưa hề có một
trang web riêng cho mình, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự tìm hiểu thông
tin về khu di tích của du khách. Du khách khi muốn tìm thông tin về thánh
địa cũng như các thông tin về du lịch liên quan đến thánh địa phải tìm tới
nhiều nguồn trên mạng. Trang web của Trung tâm Bảo tồn Di sản Di tích
Tỉnh Quảng Nam chỉ chuyên về bảo tồn mà thôi, còn trang web của cổng
thông tin tỉnh Quảng Nam thì không có nhiều thông tin về du lịch như giá vé
15

You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer ()


khách sạn, dịch vụ ẩm thực, mua tour… trong khi đó thông tin trên mạng thì
phong phú nhưng độ sai sót rất nhiều.
Ở các tỉnh khác có tháp Chăm cũng trong tình trạng tương tự. Điều
này kết hợp với việc quảng bá không thường xuyên chỉ tập trung trong mùa
lễ hội sẽ dẫn đến tình trạng du khách nào biết thì tới, tới rồi biết vậy rồi về.
Tất cả chỉ dừng ở mức tự tìm hiểu tự trải nghiệm của du khách. Điều đó đã
bỏ phí tiềm năng vô cùng lớn của các tháp Chăm tại miền Trung Việt Nam.
Nên chăng trong thời gian tới việc xây dựng một trang web chung cho tất cả
các tháp Chăm trên đó có tất cả các thông tin về tháp đặc biệt là hoạt động
du lịch sẽ mang lại những sự quan tâm nhiều hơn nữa từ phía du khách.

Trên đây là ba nhóm giải pháp mà chúng tôi cho rằng mang tính then chốt
đến sự phát triển du lịch của các tháp Chăm tại miền Trung Việt Nam. Bên
cạnh đó nhóm nghiên cứu cũng trên cơ sở tìm hiểu sưu tầm đã đề xuất một
chương trình du lịch chuyên về văn hóa Chăm có thể đưa vào khai thác du
lịch
3.3.2.4 Chương trình du lịch nhóm đề xuất
CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH CHĂMPA – VỀ MIỀN DI SẢN
(10 ngày 9 đêm)
Các điểm đến: Đà Nẵng, Mỹ Sơn, Hội An, Quảng Ngãi, Qui Nhơn, Nha
Trang, Phan Rang, Phan Thiết và Tp Hồ Chí Minh.
Lời giới thiệu
Chương trình du lịch này tập trung vào di tích Chàm cổ, chủ yếu là tháp
gạch dọc theo vùng đồng bằng ven biển miền Trung Việt Nam. Khách sẽ có
một cơ hội để tìm hiểu một trong số các cổ vật vượt trội nhất trong khu vực
Đông Nam Á, được xây dựng bởi các triều đại Chăm từ thế kỷ 7 đến thế kỷ
14.
Đây là những di sản văn hóa độc đáo có cấu trúc lớn, giá trị có thể được so
sánh với các di tích nổi tiếng ở Đông Nam Á như Angkor Wat ở Cam-puchia, Pangan ở Myanmar hay Borobudur ở Indonesia.
Khách sẽ tham quan làng nghề truyền thống Chăm Phan Rang, thủ công mỹ
nghệ đầy màu sắc của họ cũng như để tìm hiểu về sự đa dạng của các tôn
giáo. Các cuộc trao đổi với các nhà nghiên cứu văn hóa Chăm tại cuộc hội
thảo chắc hẳn làm phong phú thêm kinh nghiệm cho du khách.
Ngày 1: Đến Đà Nẵng
16

You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer ()


Buổi sáng đón đoàn tại Sân bay Đà Nẵng sau đó nhận phòng khách sạn. Ghé
thăm Bảo tàng điêu khắc Chàm, với hơn 300 cổ vật kể từ thứ 4 đến thế kỷ

14. Tham dự một hội thảo về điêu khắc Chàm, trình bày bởi các chuyên gia
văn hóa Chăm tại Đà Nẵng.
Ngày 2: Trà Kiệu - Mỹ Sơn
Thưởng thức một ngày đi du lịch trên đường giao thông nông thôn để khám
phá Trà Kiệu & Mỹ Sơn, các Đà Nẵng 70km. Trà Kiệu (gọi là Sinhapura) là
thành phố đầu tiên của Champa từ 4 đến thế kỷ thứ 8. Ghé thăm nhà thờ Trà
Kiệu, Giáo Hội có một bộ sưu tập cổ vật Chăm có giá trị kể từ thứ 8 đến thế
kỷ thứ 10. Tiếp tục đến Mỹ Sơn, Di sản Thế giới được UNESCO công nhận
năm 1999. Đây là trung tâm trí tuệ, tôn giáo lớn nhất của Champa và cũng là
một nơi chôn cất cho các vua Chăm từ 4 đến thế kỷ 13. Du khách có thể
khám phá sự nguyên vẹn của hàng chục tháp bằng gạch đỏ.
6h 30 sau khi dùng bữa tối du khách tham gia đêm văn nghệ “Mỹ Sơn Vũ
Điệu Vũ Trụ”. Kết thúc chương trình quý khách nghỉ tại nhà khách của khu
di tích.
Ngày 3: Đà Nẵng - Hội An - Quảng Ngãi
Trên đường đến Hội An (30km) với một điểm dừng tại làng nghề chạm đá
Non Nước, nơi các nghệ nhân đã thổi hồn vào đá, tạo thành một loạt các
tượng bao gồm cả Apsara, thần Hindu, Linga & Yoni. Tiếp tục đến Hội An,
một cảng biển náo nhiệt của Chămpa trong thời đại Trà Kiệu và Đồng
Dương. Thị trấn cổ xưa với nhà ở, đền thờ, thị trường hàng thủ công mỹ
nghệ.
Trên quãng đường từ Hội An đến Quảng Ngãi (120km), du khách sẽ tham
quan một chuỗi tháp Chàm tại Quảng Nam bao gồm tháp Bằng An (xây
dựng vào thế kỷ 12), tháp Chiên Đàn (xây dựng vào thế kỷ 11) và tháp
Khương Mỹ ( xây dựng thế kỷ 10). Ở phía trước cửa tháp Chiên Đàn, các
nền tảng đá và gạch được khai quật năm 2000. Nhận phòng tại Quảng Ngãi,
tự do khám phá Quảng Ngãi về đêm
Ngày 4: Quảng Ngãi - Qui Nhơn
Quảng Ngãi cách Qui Nhơn 175km, Bình Định nổi tiếng với kinh đô Chà
Bàn từ TK 10 đến TK 15. Các di tích Chăm cổ xưa vẫn còn bao gồm cả

tường, đường giao thông, tượng, đền, tháp (Thập Tháp & Cánh Tiên) có thể
được tìm thấy bên trong tàn tích đầy ấn tượng của Chà Bàn .
Trong ngày du khách có hai sự lựa chọn tham quan quần thể Tháp Chăm có
17

You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer ()


giá trị kiến
Lựa chọn 1

trúc

cũng

như

điêu

khắc

của

tỉnh

Bình

Định.

Tham quan tháp Dương Long (xây dựng vào thế kỷ thứ 13), tháp Thủ

Thiện(TK 13), tháp Cánh Tiên( TK 13)
Lựa chọn 2
Tham quan tháp Bánh ít (xây dựng vào thế kỷ 12), tháp Phú Lộc (TK 13),
tháp Bình Lâm(TK 11).
Tự do khám phá Quy Nhơn về đêm
Ngày 5: Qui Nhơn - Nha Trang
Trước khi rời Qui Nhơn, tham dự một hội thảo về việc phục hồi cấu trúc
gạch Chăm trình bày văn hóa Chăm do các chuyên gia ở Qui Nhơn. Tham
gia một chuyến đi tham quan dưới sự hướng dẫn bởi các chuyên gia về khôi
phục lại tháp của Hưng Thạnh (xây dựng vào thế kỷ thứ 13). Trên đường
đến Nha Trang (250km), ở ven biển cảnh quan đẹp như tranh vẽ. Dừng lại ở
tháp Nhạn Phú Yên (xây dựng vào đầu thế kỷ 12) trên một ngọn đồi du
khách sẽ có một cái nhìn toàn cảnh thị xã Tuy Hòa.
Đến Nha Trang nhận phòng khách sạn, sau đó tham quan tháp bà Po Nagar
(xây dựng từ TK 7 đến TK 12), một phức hợp của những tháp gạch trên một
quả đồi và đẹp như tranh vẽ bên sông Cái. Nó được xem như là thánh địa
phía Nam của Vương quốc Chăm bao gồm Kauthara & Tilt Duranga. Tối
tham gia đêm văn nghệ chủ đề “Tháp Bà Ponagar – Niềm Tin Xứ Trầm
Hương”.
Ngày 6: Nha Trang - Phan Rang
Nha Trang là một trong những thị trấn duyên dáng ven biển với các bãi biển
cát trắng, hấp dẫn và các hòn đảo quanh năm khô thời tiết. Tại khách sạn thư
giãn vào buổi sáng, tự do tăm biển để thư giãn.
Buổi chiều, lên đường đến Phan Rang, tiếng chăm gọi là Pan Duranga
(110km). tham quan tháp Hòa Lai (xây dựng vào thế kỷ thứ 9) và tháp Po
Klong Garai (xây dựng vào thế kỷ thứ 13). Tháp Po Klong Garai không chỉ
là một trong những tuyệt tác của di sản văn hóa Chăm mà còn là một nơi thờ
chính trong thời gian Lễ hội Kate, được tổ chức trong khoảng tháng Mười.

18


You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer ()


nhận phòng tại Phan Rang. Tự do khám phá Phan Rang về đêm.
Ngày 7: Phan Rang - Phan Thiết
Buổi sáng du khách sẽ được cung cấp một cơ hội để có trong tay kinh
nghiệm đầu tiên tiếp xúc với cộng đồng Chăm. Thông qua việc tham quan
làng nghề thủ công như dệt thổ cẩm tại làng Mỹ Nghiệp và làm đồ gốm tại
làng Bàu Trúc.
Tham quan tháp Porome (xây dựng vào thế kỷ 14), một trong những tháp
Chàm được xây dựng cuối cùng. Trên đường Phan Rang đến Phan Thiết
(150km), dừng chân tại xã Phan Thanh. Xem các bộ sưu tập của gia đình
hoàng gia Chăm và khám phá sự đa dạng tôn giáo của người Chăm Hindu tại
ấp Mai Lãnh đạo Hồi và ấp Châu Hạnh. Nhận phòng và tự do khám phá
Phan Thiết về đêm.
Ngày 8: Phan Thiết
Ẩn trong số cây dừa, một chuỗi khu nghỉ mát ven biển, thu hút mọi hương vị
và tất cả các lứa tuổi. hoạt động trong toàn bộ ngày thư giãn tại một khu nghỉ
mát, hoặc hoà mình trên đồi cát tại Hòn Rơm. Tại bờ biền du khách có thể tự
do tắm biển hoặc ngám hoàng hôn hay các hoạt động tự chọn..
Một lựa chọn khác là chơi golf 18 lỗ (tùy chọn). Tự do khám phá Phan Thiết
về đêm.
Ngày 9: Phan Thiết - Thành phố Hồ Chí Minh
Trước khi rời khỏi Phan Thiết về thành phố Hồ Chí Minh (200km), tham
quan tháp Po Sanu Towers (xây dựng vào thế kỷ thứ 8), được coi là tác
phẩm mới tháp Chàm trên trung tâm vùng đồng bằng ven biển. Về đến TP
HCM tiến hành nhận phòng và ăn trưa
Đầu giờ chiều tiến hành tour du lịch chung quanh thành phố Hồ Chí Minh,
với các điểm đến là Bảo tàng Lịch sử, chợ Bình Tây, khu phố Tàu, Đền

Thiên Hậu.
Tối 6h30 tham gia tiệc chia tay đoàn do công ty tổ chức.
Ngày 10: Thành phố Hồ Chí Minh
Buổi sáng: du khách tự do mua sắm hàng lưu niệm (hàng thêu ren, dệt lụa,
sơn mài,...) hoặc tại khách sạn thư giãn trước khi trả phòng. Chuyển khách
ra sân bay tiễn đoàn.
19

You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer ()



×