Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Tìm hiểu di tích đàn thiện (thôn phủ tải thanh giang thanh miện –hải dương)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.88 MB, 39 trang )

Lời mở đầu
Di tích lịch sử văn hóa là một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa
dân tộc. Di tích lịch sử văn hóa là một biểu tượng cụ thể về đặc trưng của
văn hóa truyền thống. Nó ln mang trong mình những dấu ấn của thời đại
đã qua. Di tích lịch sử văn hóa khơng chỉ tồn tại độc lập đơn điệu dưới dạng
vật chất cụ thể, mà cịn hàm chứa những giá trị văn hóa mang yếu tố tinh
thần phong phú và sống động của thời gian, trở thành những bức thông điệp
của người xưa gửi lại cho thế hậu sau. Những di sản văn hóa cịn là nguồn tư
liệu trực tiếp cho ta nhưng thơng tin quan trọng để khôi phục lại những giá
trị hùng tráng của dân tộc.
Việc nghiên cứu và tìm hiểu tồn diện về di tích có ý nghĩa khoa học
thực tiễn sâu sắc.Như chúng ta đã biết hoàn cảnh sản sinh và quy trình phát
triển của di tích lịch sử văn hóa gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước
của cha ơng ta.Đó là một chặng đường lịch sử dài đầy gian khổ, nhưng cũng
đầy khí phách và anh hùng: đấu tranh rất khó khăn để chinh phục thiên
nhiên,tồn tại và phát triển giống nòi, chiến đấu rất anh dũng và ngoan cường
để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, giành độc lập tự do cho đất nước và xây dựng
giữ gìn bản sắc văn hóa văn minh của dân tộc. Trong những di sản văn hóa
đó, ơng cha ta đã để lại nhiều cơng trình vơ giá đáng để ngày nay chúng ta
phải tìm hiểu tự hào và trân trọng bảo tồn.
Hải Dương là một tỉnh văn hiến, giàu di sản văn hóa và danh
thắng .Nơi đây cịn lưu giữ hàng ngàn di tích lịch sử, di tích cách mạng gắn
liền với chiến tích oai hùng của bao thế hệ dựng nước và giữ nước cùng với
nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Côn Sơn-Kiếp Bạc, Lục Đầu
Giang, núi An Phụ, động Kính Chủ…Trong đó có hơn 100 di tích đã được
xếp hạng quốc gia. Đây là tài sản vô giá, là linh hồn và là niềm tự hào của
nhân dân Hải Dương.

1



Là một người con sinh ra và lớn lên tại Hải Duơng, tôi rất tự hào về
truyền thống lịch sử của quê hương mình. Mặt khác là sinh viên khoa bảo
tàng trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội, tơi ý thức được rằng mình cần phải
giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của ông cha truyền lại trên đất nước
ta nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng.
Với những lý do trên cùng với sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Văn
Tiến, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: tìm hiểu di tích Đàn Thiện (thơn Phủ TảiThanh Giang-Thanh Miện –Hải Dương) làm bài tiểu luận chuyên ngành năm
thứ 3.
 Mục đích
- Tìm hiểu lịch sử hình thành và quá trình tồn tại của Đàn Thiện trong
bối cảnh chung của địa phương.
- Khảo tả di tích thơng qua đặc điểm về cảnh quan, kiến trúc tượng thờ,
các di vật và nghi lễ ở di tích Đàn Thiện.
- Đánh giá thực trạng di tích, trên cơ sở đó bước đầu đưa ra một số ý
kiến nhằm bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích.
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các đơn nguyên kiến trúc, tượng thờ các di
vật, nghi lễ và tình trạng của di tích.
- Phạm vi nghiên cứu: tại Đàn Thiện, thôn Phủ Tại, xã Thanh Giang,
huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận nghiên cứu là chủ nghĩa duy vậy biện chứng, chủ
nghĩa duy vật lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa.
- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu là:
 Phương pháp khảo sát điền dã tại địa phương để thu thập tài liệu liên
quan tói di tích, quan sát đo vẽ, miêu tả chụp ảnh…
 Phương pháp liên ngành gồm:bảo tàng học, sử học, xã hội học.

2



 Bố cục bài viết
- Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục nội dung
cảu bài tiểu luận gồm 3 chuơng:
 Chương 1: Lịch sử hình thành phát triển và tồn tại của di tích Đàn
Thiện.
 Chương 2: Giá trị kiến trúc-nghệ thuật-nghi lễ ở Đàn Thiện.
 Chương 3: Bảo tồn và phát huy tác dụng của di tích Đàn Thiện.

3


Chương 1: Lịch sử hình thành phát triển và tồn tại
của di tích Đàn Thiện.
1.1. Khái quát về địa danh nơi di tích tồn tại.
1.1.1. Vị trí địa lý điều kiện tự nhiên.
Đàn Thiện là một di tích thuộc thơn Phù Tải, xã Thanh Giang, huyện
Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
Thanh Giang là một mảnh đất màu mỡ, thuộc đồng bằng châu thổ
Sông Hồng. Đây vốn là mảnh đất nổi cao, một thời nơi đây đã là trung tâm
của một cùng sông nước thuận lợi cho việc phát triển trao đổi mua bán và
làm nơng nghiệp.
Về vị trí địa lý xã Thanh Giang có:
Phía bắc giáp với xã Ngũ Hùng
Phía Nam giáp với Tiền Phong
Phía tây giáp với xã Diên Hồng và Chi Lăng Nam
Phía đơng giáp với xã Văn Hội

1.1.2. Địa danh hành chính làng.
Làng Phù Tải xưa là xã Phù Tải, thuộc huyện Vĩnh Lại,có thời kì là

huyện Đơng Lợi. Nửa đầu thế kỷ 20 là huyện Ninh Giang Hải Dương
Cuối năm 1948, thôn phù tải được cắt về huyện Thanh Miện để lập xã
“Liên Hoàn Chiến” nay là xã Thanh Giang.
Tên tự của làng là “Phù Tải” hay “Phù Đới”.
Tên nôm của làng là “GIẢI” là “THUỒNG LUỒNG”.
Phù là nổi, Tải là chở, Đới là quay đầu lại. Địa dư thổ canh thổ cư làng
như hình một con giải, con thuồng luồng, đang nhoai đi nhưng ngoái đầu lại,
hai mắt mở to.

4


Phải chăng, liên hệ với truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, kể từ thời
Hồng hoang, đây là con Giải khổng lồ theo Thủy Thinh lao ra biển, nhưng
còn luyến tiếc mải ngắm nhìn chàng Sơn Tinh cường tráng đầy dũng khí mà
ngối lại hóa thân thành đống đất q ta.Với hai con mắt mở to tròn, nổi lên
tựa hai quả đồi, đó là đống Ơng đống Bà.
Phù Tải xưa kia là trung tâm của một vùng sông nước, xung quanh nơi
đây là những tên làng rất cổ như: Tiêu Ổ, Tiêu Sơn, Tiêu Lâm, La Ngoại,
Tào Khê, Phương Khê, Yên Dương, Triều Dương, Lấp, Mè, Phủ Cự, Thói,
Tuy Lai, Đồn, Đuống, Lê, Mũa …Là trung tâm nên Đàn Thiện mới đặt ở
đây, là nơi hội tụ các nhà nho, các quan chức trong vùng.
Ngược dòng lịch sử hàng ngàn năm, đây là làng quê bên bờ sông cổ.
Con sông chạy từ Gia Lâm qua một số huyện của tỉnh Hưng Yên đổ xuống
Triều Dương, Yên Dương chạy ngang qua và lượn lờ trước mặt làng Phủ
Tải, xuôi xuống Cổ Ngựa, và dòng chảy ung dung về Ngãi Am, ra cửa Đồ
Sơn về biển cả mênh mông.
Trong lịch sử, nơi đây khơng những là vùng q trù phú mà cịn là nơi
có nhiều người học hành giỏi giang mang danh tiếng về làm rạng ngời quê
hương. Cách đây 100 năm có lẻ, dưới triều nhà Nguyễn, Phù Tải có người

học hành khoa bảng nổi danh thiên hạ. Được suy tôn ra “rừng nho”, mà ăn
bia sử ký quốc gia, còn khắc đậm danh tính bao người con ưu tú của Phù Tải
như: Phạm Hiên, Trương Đỗ , Trương Nguyễn Điều, Trương Hịa Kiều,
Cống Kính….
Ngày nay cùng với đất nước “con rồng cháu tiên ”, Phù Tải đang cùng
toàn đảng toàn dân, toàn quân bước tiến trên con đường đổi mới, phấn đấu
cho cuộc sống ngày càng nâng cao hơn học hành tiến bộ thành làng văn
minh, thịnh cường của thời đại hiện nay.

5


1.1.3 .Dân cư , kinh tế , văn hóa , xã hội
Thanh Giang hiện có diện tích tự nhiên là 650.69ha, trong đó có
215.69ha đất thổ cư. Dân số 8300 người, riêng thơn Phù Tải có 4612 người
(tính đến tháng 7/2002)
Nguồn sống chính của người dân nơi đây là nơng nghiệp, cây lúa, cây
màu là nguồn thu chủ đạo. Ngoài ra, địa phương cịn có nghề đan thúng cổ
truyền. Nghề phụ cổ truyền này có nguồn gốc từ làng Đan Giáp, nhưng do
lợi ích kinh tế của nó, nên ngày nay nghề này đã lan rộng ra các thôn và các
xã xung quanh. Với nghề phụ này, hàng năm đã mang lại cho Thanh Giang
hàng trăm triệu đồng.
Trong những năm gần đây, do đường lối đổi mới của Đảng và các
chính sách của nhà nước, một số ngành nghề như: Vận tải, xây dựng dịch
vụ…đã phát triển mạnh, đời sống của nhân dân ngày một cải thiện, hộ giàu
tăng lên, hộ nghèo đã giảm. Trong những năm tới Đảng bộ xã chính quyền
địa phương đã quyết tâm phấn đấu theo khẩu hiệu tăng hộ giàu và khơng cịn
hộ đói nghèo.

1.2. Lịch sử hình thành và quá trình tồn tại của Đàn Thiện

1.2.1. Lịch sử hình thành
Theo lịch sử của làng Phù Tải ghi lại, Đàn Thiện được xây dựng từ
năm 1906, ngay từ khi xây dựng, ngôi đàn đã được chi họ và gia đình cụ Bùi
Hữu Ái trơng nom. Thủy tổ dịng họ Bùi Hữu thơn Phù Tải xã Thanh Giang,
huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương là Bùi Hữu sự sinh được 3 nam chia làm
3 ngành : Ngành thứ nhất là Bùi Hữu Sự sinh được 4 nam chia làm 4 chi, Tổ
chi 2 là Bùi Hữu Cùi (đời thứ 3 dòng họ) sinh được 3 nam, người con thứ 3
là Bùi Hữu Quang sinh được 4 nam nhưng người con cả và con út đều mất
sớm còn lại 2 nam là Bùi Hữu Thơ và Bùi Hữu nh. Hai anh em đã vượt
đất đầu làng phía đơng để ở với khuôn viên khá rộng tới hơn vạn m 2. Mỗi
người đều sinh được 2 nam (Bùi Hữu Ái và Bùi Hữu Kính con Bùi Hữu

6


Oánh). Trước khi qua đời 2 người đã chia đất cho các con nhà nào cũng rộng
và vuôn vắn.
Khi Bùi Hữu Ái xây đàn ban đầu còn nhỏ, kiến trúc đơn giản, trong
khn viên hẹp trên đất của mình nhằm mục đích là khuyến thiện, làm việc
thiện, cầu phúc bình yên cho mọi người, khuyên mọi người và các con cháu
sống lương thiện, nhớ công ơn cha mẹ sinh thành dưỡng dục, chính vì vậy
các con cháu trong gia đình chi họ ai cũng thuộc lòng bài thơ “ Khuyến thiện
“do cụ Bùi Hữu Ái chép từ đền Sùng (Thanh Hóa ) về để truyền cho mọi
người
Đàn Thiện cũng là nơi hội tụ của các nho sĩ trong làng, trong tổng
hàng ngày hội ngộ để đọc sách, giảng kinh, hành văn, bính thơ cắt thuốc
chữa bệnh, cầu phúc bình an cho mọi người mội khi gặp thiên tai, hạn hán
khó khăn trong gia đình … Hàng nghìn hàng vạn người đến cầu nguyện, lễ
bái, cắt thuốc ở Đàn Thiện đã khỏi bệnh trong đó có mẹ của cụ Thượng
Đồn – một quan thượng thư triều Nguyễn mắc bệnh hiểm nghèo nhờ Đàn

Thiện mà chữa khỏi bệnh. Uy tín của Đàn Thiện nhờ đó mà ngày càng nâng
cao, lan rộng ra khắp cả nước được khách trong làng, xã, tổng và thập
phương ngưỡng mộ tới lễ rất đông. Ngôi Đàn Thiện trở nên nhỏ bé, khuôn
viên nhỏ hẹp không tương xứng với nhu cầu rộng lớn trong thiên hạ, vì vậy
cụ Chủ Ái (Bùi Hữu Ái) chủ trương xây mới Đàn Thiện có quy mơ tầm cỡ
lớn để đáp ứng nhu cầu tâm linh khách thập phương.
Cụ Chủ Ái đã bỏ tất cả tiền của, gia sản, cơng sức của mình đi nhiều
nơi từ kinh thành Thăng Long đến kinh đô Huế để nghiên cứu mẫu mã, để
sau đó xây Đàn Thiện sao cho hồnh tráng, tơn nghiêm, khn viên rộng rãi
để cho khách thập phương về cầu thiện tế lễ.
Đồng thời cụ Chủ Ái còn đi vận động những người có học vấn cao
trong làng, chức tước hàng tồng ủng hộ và thành lập hội khuyến thiện cùng
đi vận động mọi người có tâm, có đức ủng hộ tiền, của, công sức xây dựng
Đàn Thiện.
7


Với ý định mở rộng khuôn viên Đàn Thiện nhiều hơn nữa và địi hỏi
cần có một vị thế đẹp cho ngôi đàn nên cụ Bùi Hữu Ái thương lượng với
chú, các em đổi đất cho Đàn Thiện được mở rộng vuông vắn. Đất của cụ
Bùi Hữu Oánh (em cụ Bùi Hữu Ái ) thẳng ra trước cửa Đàn Thiện đã đổi tới
chỗ khác để mở rộng khuôn viên Đàn Thiện, hay khi xây một lầu (gác
chuông , gác trống ) cũng vào đất của cụ Bùi Hữu Oánh. Chính lẽ đó sau này
đất của 4 anh em khơng cịn được vuông vắn như trước nữa.
Tuy vậy đất của từng nhà vẫn còn rộng rãi với những sân gạch liền
nhau, mỗi sân đủ điều kiện làm sân bóng chuyền nên trong chiến tranh chống
Pháp, bộ đội về làng đóng rải rác tại các gia đình nhưng tại gia đình cụ Chủ
Ái, em và các cháu cụ xung quanh Đàn Thiện thường là nơi tập trung đóng
quân nhiều hơn và là nơi ban chỉ huy ở để được sinh hoạt tập thể, vui chơi
thể thao. Hơn thế nữa gia đình cụ Hữu Oánh còn dành riêng 2 gian nhà để

bệnh viện quân y làm phòng mổ cứu chữa thương bệnh binh.
Cụ Bùi Hữu Ái sinh năm 1880 đời thứ 6 dòng họ Bùi Hữu một người
có vóc dáng nhỏ nhắn sống rất đức độ mẫu mực thương người mà cả cuộc
đời và sự nghiệp là ở ngôi Đàn Thiện cầu phúc bình an cho mọi người được
các nho sĩ trong làng xã, chức sắc trong tổng và các nơi đêu kính phc tôn
vinh, dân thập phương nể trọng.
Không phải là trưởng chi họ những người được anh trưởng chi họ giao
cho việc phụ tự tổ chi. Vì vậy cụ Bùi Hữu Ái đã xây dựng nhà thờ chi 2 họ
Bùi Hữu với 3 gian cao rộng trên nền nhà cao 1m giáp Đàn Thiện về phía
Tây Bắc để khi anh em trong họ bàn việc gia đình họ mạc hoặc giổ tổ tiên thì
làm tại nhà thờ chi 2. Cịn anh em bạn bè, các nho sĩ, chủ đàn các nơi, khách
thập phương đến lễ, đàm đạo ở tại Đàn Thiện.

1.2.2. Quá trình tồn tại của Đàn Thiện
Đàn Thiện trước kia được gọi là Đăng Thiện Đàn là di tích của xã
Thanh Giang-Thanh Miện - Hải Dương. Đàn Thiện được xây dựng trên
mảnh đất cao ráo, nguyên trước là phần mộ của người dân Phủ Tại bị thiệt
8


mạng trong chiến tranh cuối thế ký 18. Vào cuối thế ký 19 cụ Bùi Hữu Ái,
một số nhà nho và một số vị có chức trong xã, trong tổng đã thành lập một
hội lấy tên là “Hội Khuyến Thiện” mục đích của hội là khuyên răn con người
tu nhân, tích đức, làm việc thiện. Sau nhiều năm hoạt động họ đã xây dựng
một ngôi đàn. Ngôi đàn được xây dựng ngay trên phần mộ tập thể củ người
dân Phủ Tải, với ý nghiệm: lập đàn để tụng kinh linh hồn người dân được
siêu thoát, khuyên răn con người hãy sống và làm nhiều việc thiện để giảm
bớt đau khổ. Đàn Thiện được lập lên để tôn thờ Trần Hưng Đạo, người có
cơng trong cuộc kháng chiến chống qn Ngun - Mơng thể kỷ 13. Sau đó
đến năm 1947 tiếp tục phối thờ trạng nguyên Phạm Hiên thời lý và Ngự sử

đại phu Trương Đỗ thời Trần là hai vị Thành Hồng làng, thờ tại đình, nhưng
do tiêu thổ kháng chiến, đình khơng cịn. Đàn Thiện gắn liền với tên thơn
Phù Tải nên có một tên gọi là Đàn Thiện Phù Tải.
Người đứng ra xây dựng ngôi Đàn là cụ Bùi Hữu Ái hai còn gọi là cụ
chủ Ái.
Quy cách kĩ thuật kiến trúc trong triều đình nhà Nguyễn do ơng
Thượng Đồn cử về xây dựng kinh phí, các cụ vận động từ quan đến dân
đóng góp.
Dáng vóc theo cung điện nhà vua có 4 cung: Tiền tế, trung từ, hậu
cung chun lầu thờ Thiên Địa, có gác chng gác trống hai bên.
Khi thi cơng có nhiều chao đảo vì mâu thuẫn của xã hội đương thời
nhưng trên có quan dưới có dân theo sự đồn kết quyết tâm xây dựng đã làm
nên sự nghiệp lấy tên là Đăng Thiện Đàn có hội khuyến thiện khuyên người
làm việc thiện, bút tích cịn ghi nhiều đại tự câu đối, kinh sách thuốc chữa
bệnh vô cùng quý giá.
Hàng ngày các cụ cùng ăn cùng ở cùng làm kinh, bệ nhang phụng sự
ngày đêm liên tục du dưỡng tâm linh của các bậc nho sỹ hiền tài.

9


Trong kháng chiến chống Pháp, chỗng Mĩ là nơi trú ngụ của bộ đội
trung đoàn 42 Lý Thường Kiệt, trụ sở của các cụ lão thành Cách mạng cứu
chữa thương bệnh binh.
Trong cải cách văn hóa ngơi đàn đã bị đại bác bắn một phần ngoài, bị
hỏng sau đã được sửa lại. Ngôi đàn được các cụ truyền nhau thờ phụng. Trải
qua nhiều năm, một số đồ thờ đã bị thất lạc mất mát. Khi được phục hồi tự
do tín ngưỡng đã có một số người mang trả lại.
Ngơi Đàn đã được nhiều lần tu sửa, người có cơng giữ gìn và tu sửa
nhiều nhất là cụ chủ Ái.

Năm 1985 hội khánh tiết được thành lập, một số người đã tu sửa lại
mua sắm đồ thờ tự, đúc chuông, phục hồi lễ bái cúng tiến.
Năm 1994 người dân nơi đây đã cho đắp pho tượng Trần Hưng Đạo
và đem vào thờ ở hậu cung.
Năm 2004 ơng Vũ Đình Kiên một người con của Phù Tải cúng tiến
vào đàn một quả chuông khá lớn với kỹ thuật chạm khắc theo phong cách
thời Nguyễn.
Trải qua nhiều năm Đàn Thiện được xây dựng đến nay, đất phù tải đã
có nhiều bước thăng trầm, thịnh suy, thêm vào đó là các tác động tự nhiên và
con người, ngôi đàn không tránh khỏi sự tàn phá và hư hỏng.
Tuy nhiên ngôi đàn vẫn thường xuyên được nhân dân địa phương và
những người có tâm góp cơng, góp của theo phương châm hư đến đâu sửa
đến đó, cùng với những đợt tu sửa lớn bé. Để đến hôm nay ngôi đàn lại là
nơi để mọi người đến thờ cúng, làm việc thiện giống như mục đích ban đầu
khi ngơi đàn được xây dựng.
Tóm lại, trải qua q trình hơn 100 năm, đến nay ngơi Đàn vẫn ở
ngun vị trí ban đầu, tuy khơng gian cảnh xung quanh đã bị xâm phạm,
song ngôi Đàn vẫn là nơi góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh
thần của người dân nơi đây.

10


1.2.3. Sự tích về các vị thần được tế lễ và thờ ở Đàn Thiện
* Tế Thiên địa
Trong tâm thức người Việt Nam thì trời đất là những thế lực siêu
nhiên cao nhất. Trước 1945 lễ tế trời đất rất được coi trọng, nghi lễ này do
chính các vị vua đương triều thực hiện
Tế trời đất để cầu cho mưa thuận gió hồ, mùa màng bội thu, vạn sự
bình an, may mắn…Hầu hết các nghi lễ này đều được thực hiện tại các ngơi

đàn, ví dụ: đàn Xã Tắc, đàn Nam Giao.
Tại đàn Thiện bàn thờ Thiên địa được đặt ở gian chính giữa trên Lầu.
Ở đây khơng có nghi lễ tế trời đất mà việc tế Trời đất được diễn ra hàng ngày
do chính người chủ đàn thực hiện.
* Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là nhà qn sự, chính trị, người
có công lớn trong cuộc chống quân Nguyên - Mông ở thế kỷ 13. Do lịng
tơn kính và ngưỡng mộ người anh hùng dân tộc nên sau đó đã xây dựng đàn
Thiện, Hưng Đạo Đại Vương là vị thánh quan trọng nhất được thờ tại di tích.
Hiện nay tại gian trung tâm tịa tiền tế có bức đại tự sơn son thiếp vàng có ba
chữ hán lớn “Hưng Đạo Thánh “ (vị thánh Trần Hưng Đạo). Trong hậu cung
cịn có ngai bài vị và tượng thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ở vị
trí trang trọng nhất
* Trạng nguyên Phạm Hiên
Ông là người làng Phù Tải, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương (nay là thôn
Phù Tải, xã Thanh Giang, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương). Vào chiều
Lý (1010-1225), ông thi đỗ Trạng Nguyên và làm quan tới chức Thủ Bộ
Thượng Thư. Khi nhà Trần cướp ngôi nhà Lý, ông không cịn ra làm quan
mà về q dạy học. Ơng sống một cuộc đời thanh bạch và mất tại quê nhà.
Sau khi qua đời ông được nhân dân tôn làm Thành Hồng làng. Tài liệu nói
về ơng thi đỗ vào năm nào cho đến nay chưa xác định được, nhưng căn cứ
vào 2 sắc phong Khải Định nhị niên (1917) và Khải Định cửu niên (1924)
11


cịn giữ tại di tích đều ghi rõ về nhân thế sự nghiệp và công lao của ông với
đất nước. Sau đây là nội dung đoạn trích của sắc phong: “Sắc phong cho xã
Phù Tải, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương theo trước phụng thờ “Lý triều
trạng nguyên Dũng Bộ Thượng Thư nhập thị kinh diên Phạm Hiên tướng
công tôn thần “nguyên tặng “Quan ý dực bảo trung hưng trung đẳng thần “

có cơng giúp nước, che chở cho dân, linh thiên hiển ứng. Đã từng được ban
sắc phong cho phép phụng thờ. Đến nay nhân dịp Trẫm vừa tròn 40 tuổi, lễ
lớn chúc mừng. Trẫm ban chiếu báu, ban ân rộng rãi, lễ long trọng có phong
thêm tước vị. Nổi tiếng lại được tặng thêm “Trác vĩ thượng đẳng thần “ đặc
biệt cho phép xã phụng thờ lấy ngày lễ lớn làm ngày Quốc khánh ghi vào
kinh điển tế tự.
Kính thay
Ngày 25 tháng 7 năm Khải Định 9 (1924)
* Ngự sử đại phu Trương Đỗ
Căn cứ vào các sách : “Đại Việt sử ký tồn thư” của Ngơ Sĩ Liên, nhà
xuất bản Khoa Học Xã Hội Hà Nội, tập II trang 161-162; “Đại Nam nhất
thống chí”, “Quốc sử Quán triều Nguyễn” tập III, nhà xuất bản Thuận Hóa –
Huế 1992 trang 441 ; “ Lê Q Đơn tồn tập”, tập II “Kiến văn tiểu lục”, nhà
xuất bản Khoa Học Xã Hội Hà Nội 1977 trang 258 và nhiều sách báo khác
đều ghi rất rõ về thân thế và sự nghiệp của ơng, có thể tóm tắt như sau:
Trương Đỗ là người Phù Tải, huyện Vĩnh Lại (xã Thanh Giang , huyện
Thanh Miện , tỉnh Hải Dương ). Ông thi đỗ tiến sĩ vào thời vua Trần Nghệ
Tông, niên hiệu Thiệu Khánh (1330-1372) làm quan tới chức Ngự sử đại tư
giám đình úy tự Khanh trung đơ phủ quản, thường gọi là Ngự đại phu
Trương Đỗ.
Vào năm Đinh Tỵ (1937) nước ta bị Chế Bồng Nga là vua nước Chiêm
Thành thường xuyên đem quân quấy phá. Vua Trần Duệ Tông mới lên ngôi
đã nhiều lần sai quân chống lại. Trương Đỗ đã 3 lần can không nên cất quân
đánh giặc. Ông nói “Chiêm thành chống lệnh tội cũng chưa đáng phải giết.
12


Song nó ở tận cõi Tây xa xơi, núi sơng hiểm trở . Nay Bệ hạ mới lên ngơi,
đức chính, giáo hóa chưa thấm nhuần tới phương xa nên sửa sang văn đức
khiến nó tự đến thuần phục, nếu nó không theo sẽ sai tướng đi đánh cũng

chưa muộn”.
Ngày 23 tháng giêng năm 1377, Vua Trần Duệ Tông thân chinh đem đại
quân đi chinh phạt Chiêm Thành. Chế Bồng Nga sai một viên quan nhỏ là
Mục Ba Na đến trá hàng, nói dối là Chế Bồng Nga đã chạy trốn chỉ cịn lại
thành khơng nên tiến qn gấp đừng để lỡ cơ hội
Lúc bấy giờ, đại tướng quân của vua Trần là Đỗ Lễ có can rằng :”Cổ
nhân có nói rằng : Lịng giặc khó lường, thần xin Bệ hạ hãy xét kỹ lại “. Vua
không nghe mà sai quân lấy áo đàn bà cho Đỗ Lễ mặc, rồi ào ạt tiến quân,
nhưng cánh quân phía trước và phía sau hồn tồn cách biệt. Giặc thừa thế
xơng ra đánh chặn. Vào giờ tỵ (ngày 24 tháng riêng) quan quân tan vỡ,Trần
Duệ Tông và các tướng đều bị tử trận. Thừa cơ triều đình lộn xộn tháng 6
năm đó Chiêm Thành lại đem quân vào nước ta….
Đối với Trương Đỗ sau 3 lần dâng sớ can vua không được ông đã treo
mũ từ quan về quê dạy học. Suốt cuộc đời làm quan ông luôn sống liêm
khiết, giản dị, nghèo túng phóng khống. Ơng mất tại q nhà, sau khi mất
ơng được nhân dân tơn làm Thành Hồng làng. Trải qua các triều đại phong
kiến ông đều được sắc phong thần. Hiện nay tại di tích cịn lưu giữ các sắc
phong :
Tự Đức năm thứ 33 (24 – 11 – 1880)
Duy tâm năm thứ 3 ( 11 – 8 – 1909 )
Khải Định năm thứ 9 ( 25 – 7 -1924 )

13


Chương 2: Giá trị kiến trúc - nghệ thuật - nghi lễ
ở Đàn Thiện.
2.1. Giá trị kiến trúc
2.1.1. Không gian cảnh quan
Đàn thiện nằm ở trung tâm thôn Phù Tải, mặt tiền quay về hướng Tây

nam.
Hướng Bắc đàn Thiện là đình thơn Đồng, Miếu Ảnh, Miếu Vua Bà
(nơi thờ các giáp trong làng)
Hưóng Đơng Bắc là cổng Tư (nơi đặt vọng gác tiền tiêu của làng, xã
trong thời kỳ chống Pháp) và cầu Đồng Mét (nơi cụ Bùi Hữu Ái cho nổ quả
mìn đầu tiên đánh Pháp, thực hiện tiếng cịi phát lệnh chống càn).
Hướng Đơng là phố Giải nằm trên đường 192 (nơi xảy ra trận chống
càn lịch sử của du kích Thanh Giang với dao găm, mã tấu xông lên chém
giặc).
Hướng Đông Nam là cây đa, giếng nước cầu Bỏi- giếng nước tạo nên
bát nước chè xanh có hương vị đậm đà, nổi tiếng khắp vùng, vì thế mới có
câu: “ ăn củ khoai Thói- uống bát nước Giải ”. Cũng tại nơi đây nhân dân
trong vùng đã đặt tạm thi hài 4 du kích hy sinh trong trận đánh phố Giải
trước khi an táng. Cách đó khoảng chừng 50m nữa là đống Ma Cả, có Đống
Ơng, Đống Bà, Đơng Chú”.
Hướng Tây là 20 hộ gia đình, khu này thường được gọi là xóm Ao Cá
(bởi trước đây có ao cá khá rộng của cụ chủ Ái) hay cịn gọi là xóm Đàn, q
nữa là chợ Giải cũ, đình Giải (nơi thành lập tỉnh đội Hải Dương).
Hướng Tây Nam là Đình Bến ( nơi đúc mìn, lựu đạn của xưởng công
binh hồi đầu chống Pháp). Xa xa là dịng sơng Luộc- một nhánh của sơng
Hồng.

14


Hướng Tây Bắc là giếng thôn Trung, đi một đoạn nữa là cây đa Thổ
Kỳ (cây đa ngàn năm tuổi đã đóng góp xứng đáng nghĩa tình với q hương,
trong kháng chiến chống Pháp đã hạ xuống đóng 60 áo quan để phịng khi du
kích dân qn chống càn Pháp khơng may hy sinh).
Qua vị trí trên của đàn Thiện thấy rằng cụ Bùi Hữu Ái là người không

chỉ bỏ tiền của, cơng sức để xây đàn Thiện mà cịn là người am hiểu thiên
văn, địa lý, đã tầm sư học đạo để chọn vị trí cho đàn Thiện.

2.1.2. Mặt bằng tổng thể
Theo bước chân từ ngoài vào, đầu tiên là cổng đàn, sau cổng đàn là
một khoảng sân, tiếp đó là cơng trình đầu tiên được gọi là Tiền sảnh, ngay
trên Tiền sảnh là 3 Lầu, sau Tiền sảnh là Tiền tế (cung ngồi hay cung đệ
tam), tiếp đó là Trung từ (cung giữa hay cung đệ nhị) và sau cùng là Hậu
cung (cung trong hay cung đệ nhất). Ba cung này liên kết với nhau theo kiểu

-

tiền chữ nhất ( ), hậu chữ Cơng (I). Ngồi ra ở 2 bên đàn cịn có 2 mảnh
vườn nhỏ.
Sơ đồ mặt bằng tổng thể đàn Thiện như sau:

15


1. cổng

3. Tiền tế

5. Hậu cung

2. Tiền sảnh

4. Trung từ

6. Vườn đàn


16


2.1.3. Kết cấu kiến trúc
Đàn Thiện có kết cấu kiến trúc theo kiểu tiền chữ Nhất, hậu chữ Cơng
(I).
Tịa Tiền tế được xây dựng bởi 2 lớp, lớp ngoài được tạo dựng khá đồ
sộ bao gồm 3 cửa cuốn vòm, 4 cột đồng trụ và chồng diêm có đao mái nghệ
thuật, lớp trong có 3 gian chồng diêm, tại 3 gian này có cột tứ trụ xây bằng
gạch. Phía trên là hệ thống xà, cột và các chi tiết mộc của phần chồng diêm.
Phần mái cong, có đắp đao. Tịa Tiền tế có 2 lớp đao mái bao gồm 8 mái và
8 đầu đao cong mềm mại, mái lợp ngói vảy cá, tường xây cao, chắc chắn.
Tịa trung từ có kiểu kiến trúc giá chiêng, tường hồi bít đốc. Phần mộc
xây dựng theo kiến trúc thường gặp dưới thời Nguyễn bao gồm 6 vì kèo liên
kết chặt chẽ với nhau do hệ thống xà ngang, xà dọc, hoành và hệ thống
chồng nóc. Các chi tiết vì kèo đều nắp khít với nhau taọ thành một liên kết
chắc chắn. Mái lợp ngói vảy cá, tường xây cao nhưng hiện nay đã bị hỏng 1
phần gây hiện tượng bị dột nát.
Tòa Hậu cung có kiến trúc khá đơn giản, phần mộc có kết cấu kiến
trúc kiểu kẻ chuyền chồng chóp gồm 4 vì kèo được bào trơn đánh bén. Tuy
nhiên tât cả các chi tiết đều có chất liệu bằng gỗ cịn tương đối tốt. Mái lợp
ngói vảy cá , hệ thống bờ nóc mềm mại có những đường gờ chỉ kép xen các
bức phù điêu.

2.2. Giá trị nghệ thuật
2.2.1. Trang trí trên kiến trúc
* Cổng đàn Thiện
Cổng đàn Thiện được xây mới lại từ năm 1994. Cổng được xây khá
kiên cố, có mái che kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái. Cổng có chiều cao 4m

rộng 2,5m. Cánh cổng được làm bằng gỗ tạo nên bởi nhiều song, bên dưới 2
cổng đều có gắn bánh xe để khi đóng mở được dễ dàng hơn.

17


*Tiền sảnh
Tiền sảnh được phân làm 3 khoảng, khoảng giữa hình vng 5m 2. Đây
chính là nơi người dân làm lễ khi trong đàn đông khách, đồng thời cũng là
nơi in kinh sách trước đây. Hai khoảng ở 2 bên nhỏ hơn, dài 4m, rộng 2m,
mỗi khoảng có 2 cửa vịm khơng cánh để thơng gió với cung ngồi, đồng
thời có cửa và cầu thang gỗ thơng lên lầu phía trên.
Ngay trên Tiền sảnh là 3 Lầu, Lầu giữa rộng 4m 2, cao 6m, có 4 bức
tường 4 mái, ở 4 đao góc là 4 con long hóa, trên nóc đắp 2 nghê kìm .
Bức tường phía trước Lầu giữa có chữ :

NHẬT NGUYỆT TRÙNG

QUANG
Có nghĩa :

Ngày đêm ở nơi đây

Từ trên chín tầng mây
Cùng ln ln chiếu sáng
Lầu giữa chính là nơi thờ Thiên Địa rất linh thiêng, trước đây trong
Lầu giữa chỉ để giá chứa bản in khắc gỗ, in kinh sách, dưới hàng chữ “ nhật
nguyệt trùng quang” là một cửa ra vào có cánh gỗ
Hai lầu hai bên nhỏ hơn, dài 3m rộng 2m cao 4m, chỉ có 2 mái 2 bức
tường hồi thu lên tận nóc trên đỉnh hồi xây trụ vng trên đầu có viền chỉ, 4

đỉnh góc tường xây 4 trụ vng nhỏ hơn, bức tường phía trước là một cửa
vịm có cánh gỗ. Ngay trước bức tường này là hai ngọn thiên bút vuông (400
x 400mm), cao 7m. Dưới phần biểu tượng bút lông là phần phù điêu đắp
mẫu hoa văn tứ quý, viền chỉ dọc ghi 6 câu đốí. Thẳng từ 2 ngọn thiên bút
vào là 2 trụ tường vuông, cao 7,5m, nối giữ 2 trụ này là bức tường cao 6,5m
phía trên đắp hoa văn kẻ chỉ kép. Giữa phần hoa văn tường với cửa chính là
một khung chỉ kép đề ba chữ: HỊA THẢ LẠC. Có nghĩa là hịa thuận mới
an vui. Bên dưới khung chữ này, hai bên đắp 2 con hạc to, cao, đầu đội nến,
mỏ hạc sát chỉ viền phía trên khung gỗ với ý nghĩa:

Ở dưới chín tầng mây

Có đơi hạc đội nến
Thêm tỏa sáng nơi này
18


Vịm cửa chính phía dưới đơi hạc là bức phù điêu song phượng vũ (hai
con phượng dang cánh xịe đơi, đang múa mềm mại)
Từ hai trụ tường giữa nối ra hai trụ tường mé là hai bức tường hoa
thấp thoáng, đắp hoa văn đơn giản, có câu đối ghi hai bên.
* Tịa Tiền tế
Đây là tịa có kiến trúc độc đáo, đẹp, trang trọng, hài hịa, tơn nghiêm
với chiều dài 7,85m rộng 8,5m, có đao mái nghệ thuật. Tại đây có nhiều câu
đối, đại tự và các bức phù điêu đắp nổi khá sinh động. Tại 3 gian chồng diêm
có cột tứ trụ xây bằng gạch, trên đó được trang trí bằng các đường chỉ kép
khá nghệ thuật. Đặc biệt trên các cột này đều có đắp nghê bằng vơi giấy đang
đội xà của phần chồng diêm. Ở bốn góc phần chồng diêm có bốn con Long
mã (đầu rồng, mình ngựa) đỡ xà tại bốn góc. Đầu rồng chất liệu bằng gỗ, có
đao và khá mập mạp. Thân mã chạm khắc khơng có gì đặc biệt nhưng cân

xứng với đầu rồng tạo sự hài hò, đẹp mắt. Bốn con Long mã đầu đều quay về
phía trung tâm tạo sự quy tụ, tơn nghiêm, hồnh tráng.
Phần mái cong, đao đắp kiểu rồng chầu phượng mớm. Trên bờ nóc có
hai con kìm đang phun nước khá đẹp mắt. Tịa tiền tế có hai lớp đao mái bao
gồm 8 mái và 8 đầu đao cong mềm mại, mái được lợp ngói vảy cá.
* Tịa Trung từ
kiểu dáng kiến trúc khơng có điểm nổi bật. Tịa Trung từ có 5 cửa
vịm, cao ở giữa thấp nhỏ ở hai bên, cửa vòm co viền chỉ kép, trên cao đắp 3
ơ hình chữ nhật, mỗi ơ có hai chữ:
Bên trái : QUÁN NHẬT (hàng ngày quen lối sống tốt đẹp)
Ở giữa : ĐẠO NGUYÊN (nguồn góc của đạo lý)
Bên phải : TINH TRUNG (lòng trong sạch và trung hiếu)
Tồn bộ tịa trung từ xây bệ thờ cao 1m rộng 3m, hai hàng ngai thờ
Bách linh, giáp tường hai gian phía đơng và phía tây mỗi bên xây 3 bệ thờ
đặt ngai, ỷ của các giáp, hai hồi có hai cửa sổ trên cao hình trịn, đường kính
500mm lấy ánh sáng cho cung giữa.
19


* Tịa Hậu cung
Đây là tịa có kiến trúc đơn giản nhất. Mái lợp ngói vảy cá, hệ thống
bờ nóc, bờ cánh mềm mại với những đường chỉ kép. Có một cửa sổ trịn,
đường kính 500mm lắp kính để che mưa hắt, lấy ánh sáng tự nhiên cho việc
hành lễ cung trong
Bức tưịng phí sau, trên cao có hàng chữ :
THIÊN ĐỊA ĐỒNG LƯU
Có nghĩa là : Nơi đây lưu truyền cùng với trời đất
Phía dưới đại tự có năm chữ nhỏ:
CHÍNH KHÍ TÚC THIÊN THU
Có nghĩa : Khí tiết đầy ắp ngàn năm.

Xuống dưới nữa phía bên phải có dịng chữ nhỏ :
DUY TÂN Q SỬU TRỌNG XN CHÍNH NGUYỆT
Có nghĩa : Khánh thành Hậu cung vào giữa mùa xuân năm Quý sửu
niên đại Duy Tân (02/1913).
Trên mặt đất, từ sát tường sau mỗi gian xây một bệ thờ cao. Hiện nay,
tượng và khám Đức Thánh Trần Hưng Đạo thờ ở giữa bệ cao, to hơn. Bên
trái là khám thờ hành hoàng làng trạng nguyên Phạm Hiên. Bên phải là khám
thờ thàn hoàng làng tiến sĩ Trương Đỗ.

2.2.2. Tượng thờ
Tại đàn Thiện chỉ có duy nhất một pho tượng thờ, đó là tượng Đức
Thánh Trần Hưng Đạo. Đây là một pho tượng mới được nhân dân đắp lên và
đưa vào thờ năm 1994. Tượng được đặt trên ngai ngồi trong khám, cao
65cm, vai rộng 45cm, đầu đội mũ, mặt phương phi, tai lớn quyền quý, mũi
cao, đầy, thẳng, mặc áo ngồi trên ngai, chân bng cân đối ở phía trước, hai
tay đặt trên hai đầu gối. Pho tượng được đặt ở ban thờ chính giữa trong hậu
cung thể hiện cho sự uy nghi của Đức thánh Trần và sự tơn kính của người
dân nơi đây đối với ngài

20



×