LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi trong thời
gian qua. Các tư liệu, nghiên cứu trong đề tài đều trung thực,
mọi sự tham khảo trong đề tài nghiên cứu đều được trích dẫn
nguồn vào danh mục tài liệu tham khảo. Tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2017
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Tiến sĩ LÊ THỊ
HIỀN - giảng viên bộ môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học”
của khoa Văn hóa - Thông tin và xã hội đã trang bị cho tôi
những kiến thức, kĩ năng cơ bản để tôi có thể hoàn thành đề tài
nghiên cứu này.
Tôi cũng xin cảm ơn các nhà sư, Ban Quản lý chùa Đọi đã
tạo điều kiện cho tôi có thêm hiểu biết về lịch sử, kiến trúc cũng
như các giá trị tâm linh của di tích lịch sử chùa Long Đọi Sơn
Tôi hi vọng tài liệu này sẽ là cẩm nang hữu ích cung cấp
cho bạn đọc những kiến thức lịch sử - văn hoá cơ bản và cụ thể
về di tích lịch sử chùa Long Đọi Sơn
Mặc dù trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã cố gắng
tổng hợp đầy đủ bề dầy và bề sâu lịch sử - văn hoá và các giá
trị của di tích lịch sử chùa Long Đọi Sơn nhưng tôi khó tránh
khỏi những sai sót khi tìm hiểu, đánh giá cũng như trình bày về
đề tài nghiên cứu này. Tôi rất mong bạn đọc thông cảm và mong
giành được sự quan tâm đóng góp ý kiến của cô giáo và các bạn
cho bài nghiên cứu để tôi tiếp tục bổ sung, hoàn thiện đề tài
hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DI TÍCH VÀ KHÁI QUÁT ĐỌI SƠN –
DUY TIÊN – HÀ NAM.......................................................................................4
1.1 Lý luận chung về di tích........................................................................4
1.1.1. Một số khái niệm...................................................................................4
1.1.2. Đường lối, chính sách của nhà nước về di tích.....................................5
1.2 Tổng quan về xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam......................6
1.2.1 Đặc điểm về địa lý – kinh tế..................................................................6
1.2.2 Đặc điểm về văn hoá – xã hội................................................................8
Tiểu kết............................................................................................................9
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT VÀ LỄ HỘI CHÙA
ĐỌI.....................................................................................................................10
2.1. Tổng quan về khu di tích chùa Đọi........................................................10
2.1.1. Vị thế ngôi chùa Long Đọi Sơn..........................................................10
2.2. Những di tích và di vật quý ở chùa Long Đọi Sơn..............................13
2.2.1. Những chiếc giếng cổ..........................................................................13
2.2.2. Di tích ruộng Tịch Điền......................................................................13
2.2.3. Các di vật thời Lý................................................................................14
2.2.4. Pho tượng Di Lặc bằng đồng..............................................................17
2.3. Lễ hội chùa Đọi...................................................................................18
2.3.1. Phần lễ..............................................................................................18
2.3.2. Phần hội............................................................................................19
Tiểu kết..........................................................................................................20
Chương 3. GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI TÍCH CHÙA LONG
ĐỌI SƠN TẠI ĐỌI SƠN - DUY TIÊN - HÀ NAM........................................21
3.1 Đánh giá vai trò di tích chùa Long Đọi Sơn...........................................21
3.2. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Đọi..........................22
3.2.1. Giải pháp về lãnh đạo, chỉ đạo............................................................22
3.2.2. Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức giá trị các di tích......22
3.2.3. Giải pháp về phối hợp các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị xã hội. .22
3.2.4. Giải pháp về công tác chăm sóc, bảo vệ.............................................23
3.2.5. Giải pháp về kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước...............................23
3.2.6. Gải pháp về tôn tạo, tu bổ, sửa chữa...................................................24
3.2.7. Giải pháp về xã hội hoá.......................................................................24
3.2.8. Giải pháp hội nhập, giao lưu, giới thiệu văn hoá, con người Đọi Sơn25
Tiểu kết..........................................................................................................25
KẾT LUẬN........................................................................................................26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................28
PHỤ LỤC...........................................................................................................29
BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
Từ
viết
Nội dung viết tắt
tắt
1
2
ĐBSH
UBND
Đồng bằng sông Hồng
Ủy ban nhân dân
MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
Việt Nam có một hệ thống các di tích – văn hóa khá đồ sộ
và phong phú, có mặt ở khắp mọi miền của đất nước. Nó bao
trùm lên toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của toàn xã hội
theo suốt chiều dài lịch sử.
Hà Nam là một vùng đất cổ và là vùng gần trung tâm Đồng
bằng Sông Hồng hiện nay. Do vậy lễ hội nơi đây mang đậm nét
văn hoá chung của vùng hoà quyện với những nét riêng của văn
hoá cư dân vùng trũng quanh năm ngập úng tạo nên một sắc
thái văn hoá độc đáo. Nói đến lễ hội ở Hà Nam ta không thể
không nhắc đến lễ hội chùa Long Đọi Sơn như một trung tâm
hội tụ văn hoá truyền thống của cư dân vùng này.
Chùa Long Đọi Sơn còn có tên là Diên Linh Tự không chỉ là
biểu tượng của Hà Nam (núi Đọi-sông Châu), là một danh thắng
trấn Sơn Nam xưa mà lễ hội chùa Đọi và những lễ hội khác
trong vùng còn là nơi lưu giữ những gía trị văn hoá truyền
thống, là dịp để con người gửi gắm bao ước mơ khát vọng về
một cuộc sống bình an và hạnh phúc. Tìm về chùa Đọi và lễ hội
chùa Đọi là chúng ta tìm đến chìa khoá để giải mã phần nào đó
con người và truyền thống văn hoá nơi đây.
Nghiên cứu về chùa Đọi, tôi muốn làm rõ vai trò và vị trí
của nó trong đời sống văn hoá của cư dân trong vùng. Đây
không chỉ là nơi để cho mọi người về đây hành hương lễ Phật,
nơi các con nhang đệ tử tìm về chốn tùng lâm đất tổ, trung tâm
Phật giáo xưa kia mà còn là nơi để du khách có thể tham quan
vãng cảnh chùa, tìm hiểu di tích, lịch sử, chiêm ngưỡng ngôi
chùa bề thế hay để thưởng thức vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình của
thiên nhiên hoà quyện nơi đây, thể hiện đạo lý uống nước nhớ
1
nguồn của dân tộc ta vừa là môi trường giáo dục truyền thống
văn hoá dân tộc cho thế hệ trẻ. Chính vì lý do đó, tôi đã chọn đề
tài: “ Tìm hiểu di tích chùa Long Đọi Sơn tại Đọi Sơn - Duy
Tiên - Hà Nam ” làm đề tài để thi kết thúc học phần môn
phương pháp nghiên cứu khoa học.
2
2.
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong phạm vi bài nghiên cứu, tôi tập trung nghiên cứu về
các di tích nằm trong quần thể di tích chùa Long Đọi Sơn, nghệ
thuật, kiến trúc của chùa và lễ hội chùa Đọi
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Hiện trạng di tích chùa Long Đọi Sơn
- Không gian nghiên cứu: chùa Long Đọi Sơn tại Duy Tiên Hà Nam
3.
Mục đích và ý nghĩa của đề tài
- Đề tài cung cấp những hiểu biết về chùa Long Đọi Sơn
- Đề tài nhằm cung cấp một cái nhìn tương đối đầy đủ, hệ
thống và chi tiết về các công trình kiến trúc, danh lam thắng
cảnh tại chùa Long Đọi Sơn
- Kiến nghị một số giải pháp để bảo tồn phát huy di tích
chùa Long Đọi Sơn
4.
Lịch sử nghiên cứu
Quần thể di tích chùa Long Đọi Sơn là một thắng cảnh đẹp
trong vùng. Do vậy, đã từ lâu nó đã được nhiều người biết đến.
Trong sách Đại Việt sử kí toàn thư - bộ chính sử thời phong
kiến có chép về sự tích vua Lê Đại Hành cày ruộng tịch điền
dưới chân núi Đọi, sách Việt Sử lược, Lịch triều hiến chương loại
chí, Đại Nam thống nhất chí
Danh thắng chùa Đọi, Truyện dân gian trấn Sơn Nam xưa
của tác giả Lương Hiền, Lịch sử chùa Đọi của Duy Phương đã
giới thiệu về lịch sử chùa Đọi, danh thắng Long Đọi Sơn và
những truyền thuyết quanh nó. Gần đây trong Những phát hiện
mới của Khảo cổ học thì chùa Đọi đuợc nhắc đến như một địa
danh có bề dầy lịch sử và là nơi lưu giữ nhiều di vật cổ và quý
3
giá. Bên cạnh đó còn có nhiều bài viết nghiên cứu sưu tầm của
các tác giả đăng trên Tạp chí Sông Châu: GS Trần Quốc Vượng
có bài: Địa linh nhân kiệt Hà Nam, Núi Đọi–sông Châu-biểu
tượng của Hà Nam quê tôi (số 19-1/2000); Chùa Đọi Sơn của
Trần Đăng Ngọc (số 1-1997); Hà Nam ngũ sắc của Lương Hiền,
Kí ức Sông Châu của Phương Thuỷ ( số 1-1997) và một số bài
viết khác. Ngoài ra, trên Website của Hà Nam cũng có trang
giới thiệu về di tích chùa Đọi…..
5.
Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu quán triệt những nguyên tắc phương pháp
của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử trong nghiên
cứu ; đồng thời sử dụng những phương pháp khác như : điều tra
khảo sát, , phương pháp logic, lịch sử, điền giã, quan sát, giải
thích hình tượng hiện vật để đạt mục đích và thực hiện những
nhiệm vụ mà bài nghiên cứu đã đặt ra.
6.
Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luật, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục, đề được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về di tích và khái quát về Đọi Sơn Duy Tiên - Hà Nam
Chương 2: Đặc điểm kiến trúc nghệ thuật và lễ hội chùa
Đọi
Chương 3: Giải pháp bảo tồn và phát huy di tích chùa Long
Đọi Sơn tại Đọi Sơn - Duy Tiên - Hà Nam
4
5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DI TÍCH VÀ KHÁI QUÁT ĐỌI SƠN – DUY
TIÊN – HÀ NAM
1.1Lý luận chung về di tích
1.1.1. Một số khái niệm
* Di tích lịch sử văn hóa.
- Theo Hán Việt tự điển.
+ Di: Sót lại, rơi lại, để lại .
+ Tích: Tàn tích, dấu vết.
+ Di tích: Tàn tích, dấu vết còn lại của quá khứ.
- Theo Đại từ điển Tiếng Việt: Di tích lịch sử văn hóa là tổng
thể những công trình, địa điểm, đồ vật hoặc tác phẩm, tài liệu
có giá trị lịch sử hay giá trị văn hóa được lưu lại.
Trong cuốn "Quản lý di sản văn hóa" có nêu khái niệm: "Di
tích lịch sử văn hóa là một công trình hay một địa điểm gắn với
sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật
của một hay nhiều thời kì lịch sử của đất nước" [1; Tr. 36]
- Theo luật di sản văn hóa của nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam được quốc hội khóa X thông qua trong kỳ họp
thứ 9 ngày 29-09-2001: Di tích lịch sử văn hóa là công trình xây
dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật bảo vật quốc gia thuộc
công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử văn hóa khoa học.
- Di tích lịch sử, văn hoá phải có một trong các tiêu chí:
+ Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiến lịch sử
tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước.
+ Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự
nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước.
+ Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử
tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến.
6
+ Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ.
+ Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến
trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một
hoặc nhiều giai đoạn lịch sử.
1.1.2. Đường lối, chính sách của nhà nước về di tích.
Theo luật di sản quy định:
- Luật di sản quy định về các hoạt động bảo vệ và phát huy
giá trị di sản văn hoá; xác định quyền và nghĩa vụ của tổ chức,
cá nhân đối với di sản văn hoá ở nước Cộng hoá Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
- Nhà nước thống nhất quản lý di sản văn hoá thuộc sở hữu
toán dân; công nhân và bảo vệ các hình thức sở hữu tập thể, sở
hữu chung của cộng đồng, sở hữu tư nhân và các hình thức sở
hữu khác về di sản văn hoá theo quy định của pháp luật.
- Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản
văn hóa nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp
phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; khuyến khích tổ
chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp, tài trợ cho
việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở
hữu di sản văn hóa. Chủ sở hữu di sản văn hóa có trách nhiệm
bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Nhà nước đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
cán bộ, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc
bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh
tế, đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây gọi là tổ chức) và cá nhân
có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
7
- Các cơ quan văn hóa, thông tin đại chúng có trách nhiệm
tuyên truyền, phổ biến rộng rãi ở trong nước và nước ngoài các
giá trị di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp
phần nâng cao ý thức bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
trong nhân dân.
Di sản văn hóa Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích:
- Phát huy giá trị di sản văn hóa vì lợi ích của toàn xã hội;
- Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam;
- Góp phần sáng tạo những giá trị văn hóa mới, làm giàu
kho tàng di sản văn hóa Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hóa
quốc tế.
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
- Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa;
- Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa;
- Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép;
lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng
cảnh;
- Mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng
cảnh; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước
ngoài.
- Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để
thực hiện những hành vi trái pháp luật.
1.2 Tổng quan về xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Tỉnh
Hà Nam
1.2.1 Đặc điểm về địa lý – kinh tế
Nằm trong ĐBSH được bồi đắp phù sa bởi nhiều con sông
lớn như sông Hồng, sông Đáy, sông Châu, Đọi Sơn là một xã
8
nông nghiệp trù phú, quanh năm được bao phủ bởi một màu
xanh của lúa, ngô và hoa màu. Bãi dâu ven sông Châu quanh
năm tươi tốt đã nổi tiếng với nghề trồng dâu nuôi tằm cổ
truyền. Nghề này ngay từ thế kỉ I đã phát triển mạnh và được
lưu truyền cho đến ngày nay ở xã Tiên Phong kế bên (Trước đây
xã này thuộc tổng Đọi Sơn). Bà tổ nghề trồng dâu nuôi tằm là
Nguyệt Nga công chúa–một danh tướng dưới thời Hai Bà Trưng
nhưng là người con của mảnh đất nơi đây. Trong thời gian làm
quan dưới thời Hai Bà, bà thường về quê căn dặn nhân dân
chăm chỉ nghề nông và trồng dâu nuôi tằm. Tơ kén làm ra được
bán cho làng dệt lụa Nha Xá nổi tiếng cách đó không xa mà đã
được Lê Quý Đôn nhận xét: Lụa Nha Xá bền, đẹp mà nổi tiếng.
Ở Tiên Phong có chợ nổi tiếng là chợ Dâu họp trọn 30 ngày một
tháng do nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển mạnh nên nhu cầu
trao đổi lá dâu rất nhiều. Xưa kia Đọi Sơn cũng là một vùng
chuyên trồng và cung cấp lá dâu cho Tiên Phong trên vùng đất
bãi bồi ven sông của quê hương mình.
Nông nghiệp Đọi Sơn được hình thành trên vùng đất phù
xa màu mỡ là một điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển.
Không phải ngẫu nhiên mà ngay những năm đầu của nền độc
lập dân tộc, vào năm Đinh Hợi (987) vua Lê Đại Hành đã chọn
mảnh đất vùng chân núi Đọi để cày ruộng tịch điền mở đầu cho
việc các triều đại phong kiến Việt Nam quan tâm và khuyến
khích phát triển nông nghiệp.
Bên cạnh đó Đọi Sơn có hệ thống sông ngòi, mương máng,
ao hồ dầy đặc là một điều kiện thuận lợi để phát triển thuỷ sản
và cũng là một lối thoát hữu hiệu cho nhiều gia đình trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay.
Người dân nơi đây nhận thức rất rõ rằng không thể phát
9
triển quê hương tiến kịp tốc độ phát triển chung của đất nước
trong giai đoạn hiện nay mà chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp.
Do vậy họ đã học hỏi và tiếp thu nhiều nghề thủ công khác
nhằm tạo thêm thu nhập trong lúc nông nhàn.
Hiện nay, trong làng Đọi Tam hầu như gia đình nào cũng
tham gia sản xuất trống. Nhiều gia đình có xưởng sản xuất
trống được trang bị máy móc hiện đại đặc biệt là khâu sản xuất
tang trống. Đây là một nghề thủ công truyền thống nhưng có sự
chuyên môn hoá sâu sắc đến từng công đoạn như thuộc da, làm
tang, bưng trống. Thu nhập của người dân từ nghề này cũng
khá cao từ 5 triệu đến 50 triệu đồng/năm. Đời sống kinh tế ở
Đọi Tam trên mặt bằng chung là khá giả. Điều đó được khẳng
định thêm trên phương diện văn hoá tinh thần. Đọi Tam là một
thôn nhưng hàng năm thôn này đều tham gia tổ chức 3 lễ hội
lớn: Lễ hội chùa Đọi, lễ hội làng (lễ hội đền Đức Thánh Cả) và lễ
hội làng nghề trống với qui mô bao giờ cũng linh đình, sôi động
và phong phú nhất so với các làng khác trong xã.
Ngoài trồng lúa và làm nghề thủ công khác thì trong xã có
khoảng trên 200 hộ gia đình tham gia kinh doanh dịch vụ kết
hợp với sản xuất nông nghiệp nên cũng cho thu nhập khá từ 510 triệu đồng/năm. Đây chủ yếu là những gia đình kinh doanh
tổng hợp nằm dọc theo tuyến tỉnh lộ 7910 nhưng không có gia
đình nào buôn bán lớn.
10
1.2.2 Đặc điểm về văn hoá – xã hội
Đọi Sơn là một vùng đất cổ. Họ là chủ nhân của nền văn
hoá Đông Sơn rực rỡ. Trải qua hàng ngàn năm tồn tại và biến
đổi nền văn hoá đó đã tích tụ và lắng đọng để hình thành nên
những giá trị văn hoá truyền thống vừa mang dáng nét chung
của văn hoá cư dân vùng ĐBSH vừa mang nét riêng biệt của
người dân vùng rốn nước.
Hà Nam là một tỉnh thuộc ĐBSH nhưng lại là địa bàn trũng
nhất nên xưa kia khi hệ thống đê điều chưa hoàn chỉnh thì hầu
như năm nào nơi đây cũng bị úng lụt, đời sống nhân dân bị đe
doạ. Khi mà sức con người chưa thắng nổi thiên nhiên họ đã
phản ứng lại điều đó bằng các hoạt động mang tính chất tôn
giáo thể hiện rõ trong đời sống tâm linh, trong hoạt động lễ hội
nơi đây như tục thờ thành hoàng làng, tục thờ thần nông nghiệp
và tục thờ thần nước.
Có thể nói rằng khắp vùng Hà Nam không có nơi nào mà lễ
hội lại diễn ra thường xuyên và độc đáo như ở Đọi Sơn. Xuân
thu nhị kì họ đều tổ chức lễ hội mang đặc thù của cư dân nông
nghiệp vùng chiêm trũng quanh năm sống ngâm da, chết ngâm
xương. Đó là những giá trị văn hoá truyền thống đã trở thành
một phần máu thịt của họ.
Toàn xã có trên 20 cơ sở thờ tự trong đó gồm 2 ngôi chùa
(chùa Long Đọi Sơn trên núi và chùa Hạ ở làng Đọi Tam), 6 ngôi
đình của 6 làng (vì thôn Sơn Hà mới tách từ thôn Đọi Tam nên
không có đình riêng), còn lại là lăng, miếu, đền, phủ. Trong mỗi
làng đều có cơ sở thờ tự riêng là các miếu, đền bản thổ thể hiện
ranh giới nhưng dân trong toàn xã lại có những ngày thờ tự, lễ
hội chung được tổ chức hàng năm đựơc lưu truyền từ ngàn xưa.
Đó là lễ hội chùa Đọi (tổ chức vào 19,20,21 tháng 3 âm lịch), lễ
11
hội đền Đức Thánh Cả (ngày10,11,12 tháng 7 âm lịch). Lễ hội
đền Đức Thánh Cả là ngày hội của cả 6 làng. Những ngày đó Đọi
Sơn tưng bừng không khí lễ hội làng để tưởng nhớ công ơn cha
con thần Cao Sơn Đại Vương. Đồng thời lúc này đang vào mùa
mưa bão nhân dân Đọi Sơn tổ chức lễ hội cầu mong thần linh
che chở cho nhân dân trong vùng tránh được lụt lội- điều khủng
khiếp nhất của người dân vùng trũng để có một mùa màng bội
thu, đời sống no ấm.
Tiểu kết
Ở chương 1, tôi đã trình bày khái quát về cơ sở lý luận về
di tích và khái quát về xã Đọi Sơn - Duy Tiên - Hà Nam, những
đặc điểm về kinh tế, văn hoá, xã hội của xã Đọi Sơn - Duy Tiên Hà Nam, các khái niệm về di tích lịch sử, văn hóa và những
đường lối, chính sách của nhà nước về di tích. Đây chính là cơ
sở để tôi nghiên cứu các giá trị của di tích ở chương 2
12
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT VÀ LỄ HỘI CHÙA ĐỌI
2.1. Tổng quan về khu di tích chùa Đọi
2.1.1. Vị thế ngôi chùa Long Đọi Sơn.
Chùa Long Đọi Sơn có tên chữ là Diên Linh Tự là một ngôi
chùa xây dựng ngay trên đỉnh núi Đọi Sơn xã Đọi Sơn, huyện
Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Ngôi chùa nằm ở toạ độ 20 035/ vĩ độ
Bắc, 105058/ kinh độ Đông nay thuộc địa phận hành chính thôn
Đọi Nhất. Núi Đọi gồm 3 quả núi cao gần 80m nổi giữa đồng
bằng trù phú nằm cách sông Châu 500m về phía Tây. Nhìn từ
phía Bắc núi tựa dáng rồng phục. Nhìn từ phía Tây hai ngọn núi
hai bên nhô ra như hai chiếc tay ngai, ngọn ở giữa lùi lại như
một chiếc án. Theo quan niệm địa lí xưa thì núi Đọi nằm ở thế
Cửu Long-một thế đất đẹp và linh thiêng.
Toàn bộ ngôi chùa được xây dựng trên đỉnh núi Đọi Sơn
trong khuôn viên 2 ha vườn rừng. Chính diện của chùa quay về
hướng Nam theo quan niệm của nhà Phật đó là hướng đức Phật
quay về nghe nỗi thống khổ của nhân gian mà cứu nhân độ thế.
Phía Bắc hướng về Thăng Long đất kinh kì, đứng trước là núi
Điệp như một tiền đồn chống giặc phương Bắc ngày xưa và như
một tiền cảnh đón chào khách du lịch ngày nay. Phía Đông là thị
xã Hưng Yên đất Phố Hiến xưa. Gần sát chân núi là dòng sông
Châu. Phía Tây hướng về chùa Hương Tích và con đường huyết
mạch Bắc Nam 1A. Toàn cảnh núi Đọi trông từ xa giống như một
con rồng rất lớn nằm phục giữa đồng bằng đầu nhô cao hướng
về phía Thăng Long. Ngoài ra, Đọi Sơn còn là một vùng núi non
tiên cảnh từ xưa đã được biết đến như một sự kì lạ của tạo hoá
và con người nơi đây
2.1.2.
Kiến trúc và quy mô của chùa Long Đọi Sơn
13
Hiện nay đã biến đổi nhiều so với nguyên thuỷ của nó. Qua
bài văn trên tấm bia đá Sùng Thiện Diên Linh còn lại ta có thể
thấy được quy mô to lớn và kiến trúc của chùa Long Đọi Sơn lúc
ban đầu: “Mặt chùa trông ra sông Kinh, gió lặng mặt sông như
lụa biếc dải ra, lưng chùa quay về núi Điệp, mưa tan dáng núi
như gấm xanh thêm sóng. Bên hữu khống chế bình nguyên
trông tới luỹ Càn Hưng, bên tả men theo sông nhỏ quanh Hán
Thuỷ để ra khơi …chuyển gỗ rừng hết sức thần kì, sai thợ mộc
giỏi để trổ tài khéo léo. Lấy đá Mân làm đấu, dùng đá Vũ dựng
hiên, xây 13 tầng chọc trời, 40 của hứng gió. Vách chạm rồng ổ,
chùa treo chuông đồng. Tầng trên đặt hộp vàng Xá lị, toả tường
quang cho đời thịnh sau này, đỉnh nóc xây tiên khách bưng
mâm, hứng móc ngọc dưới bầu trời tạnh ráo. Tầng dưới chia 8
tướng khôi ngô đứng hộ vệ có thần nhân cầm kiếm, chính giữa
đặt tượng Đà Bảo Như Lai… treo phướn vàng rực rỡ, cám lọng
tía long lanh. Sân thềm có bậc, lang vũ hai bên. Rồi bên tả chùa
dựng cung tứ giác, ngậm hai mân trấn đất, đội 8 tướng chầu
trời….Bên hữu chùa dựng nhà khám nhọn vuông… tầng dưới
xây đài lăng Hán, treo đỉnh khí Thú Sơn, buộc chày kình Bích
Hải… xây tường bảo vệ, dựng hiên phô trương, bắc cầu mở rộng
đường thông, trồng bách thành hàng hai dãy…”
Ngôi chùa đã bị phá huỷ và xây dựng lại nhiều lần nên
không còn giữ được nhiều kiến trúc như ban đầu. Trước năm
1945 chùa được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc với
hơn 100 gian bao gồm một chùa chính với nhà bái đường, thiên
hương và thượng điện. Hai bên có hai dãy hành làng thờ 18 vị
La Hán. Từ ngõ chùa vào có hai dãy nhà đắp sự tích Thập điện,
phía sau là nhà tổ, nhà khách. Trước của chùa có một nhà bia
trong đó có lưu giữ tấm bia đá Sùng Thiện Diên Linh. Ngôi chùa
14
Đọi đã từ lâu được viện Viễn Đông Bác Cổ của Pháp liệt vào
hạng các cổ tích danh thắng cần bảo vệ.
Sau quá trình bị tàn phá chùa được xây dựng lại, kiến trúc
không gian chùa có bị xê dịch. Chính diện chùa vẫn quay về
hướng nam. Hình ảnh đầu tiên mà ta nhìn thấy khi lên chùa là
toà Tam Quan [Phụ lục ảnh 1; Tr.34] năm gian mới được xây
dựng năm 2004 mang phong cách triều Nguyễn với kiểu kiến
trúc chồng diêm 8 mái hoàn toàn làm bằng gỗ lim. Tiếp sau là
một bàn cờ người rộng 50m2 dùng làm nơi đấu cờ khi mở hội.
Phía trên bàn cờ hai bên là hai cổng của Tam quan cũ, ở giữa
trước đây là toà Tam quan nhưng sau này nó là nhà bia theo
kiểu kiến trúc chồng diêm 8 mái. Phía trên nhà bia, leo qua 24
bậc đá tới sân chùa thoáng tĩnh đặt tượng đài Quan Âm. Hai bên
sân chùa dọc theo hành lang là hai dãy nhà đồng tội đắp cảnh
Thập điện Diêm Vương với thế giới của 10 cửa ngục như nhắc
nhở con người ta luôn làm điều thiện, tránh điều ác để không bị
rơi vào thế giới địa ngục khủng khiếp đó sau khi đã sang thế
giới bên kia.
Lại mấy bậc đá nữa là dẫn chúng ta đến ngôi chùa chính.
Đầu tiên là toà Tam Bảo gồm 7 gian bái đường và 3 gian thượng
điện thờ các vị Đức Phật, đức Di Lặc và đức Hộ Pháp theo một
trật tự quy định của nhà Phật. Hệ thống vì kèo của ngôi chùa
được làm theo kiểu chồng đấu giá chiêng, chân cột kê đá cổ
bồng, cột được làm bằng gỗ lim và đá. Cửa chùa cũng được lắp
hoàn toàn bằng gỗ lim.
Phía sau toà Tam bảo là hai dãy hành lang song song thờ
tượng Thập bát La Hán với 18 tư thế và sắc thái khác nhau thể
hiện những hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống đời thường một
cách sinh động. Sau chùa chính và trước cửa nhà hậu điện trước
15
đây là vườn hoa nay là một hố sâu chừng 2m nơi đoàn khảo cổ
đào thám sát để xác định móng tháp Sùng Thiện Diên Linh. Hậu
điện nối thông với hành lang hai dãy nhà thờ các vị La Hán theo
kiểu chữ U. Hậu điện thờ Đức Thánh Ông (vua Lý Nhân Tông),
Quận công Lý Thường Kiệt cùng ngồi chung trên ban Đức Thánh.
Tiếp đó theo về hướng Đông là nơi thờ tượng Nam Hải bồ tát
nghìn tay nghìn mắt, Quan Âm Tống Tử, Vương phi Ỷ Lan, Đức
Át Nan, Đức Địa Tạng và một số bia hậu của những nhà cúng
tiền của để xây dựng chùa.
Bên trái chùa song song với thượng điện là 5 gian nhà tổ
nơi thờ 10 đời sư tổ, 1 thượng toạ, một sư cụ, một sư thầy đã
viên tịch nơi đây. Nhà tổ được xây dựng có cột bằng đá vuông,
có tường gạch và lợp ngói ta. Đồng thời nhà tổ cũng là khu
giảng đường nơi các sư sãi học tập. Đối diện với nhà tổ là nhà
khách là nơi tiếp khách thập phương về lễ chùa. Nhà tổ, nhà
khách, thiền chủ, tăng phòng… là một quần thể kiến trúc theo
hình chữ U. Phía Tây cùng nơi dốc thoải của núi là khu vườn
tháp đặt lăng mộ của nhiều nhà sư trụ trì cũng như tăng ni nơi
đây.
Bên phải chùa là một am phủ 3 gian thờ mẫu Liễu Hạnh
(Mẫu nhân gian). Đây cũng là nơi thường xuyên tổ chức hầu
bóng của nhân dân và khách thập phương về đây lễ Phật, cầu
xin Mẫu phù hộ và che chở.
Với hệ thống thờ tự như vậy chùa Đọi Sơn mang đậm nét
kiến trúc của chùa Việt Nam truyền thống là kiểu kiến trúc
không gian tiền Phật hậu Thánh. Từ truyền thống đến hiện đại
chùa Long Đọi Sơn đã bao đổi thay. Ngày nay mặc dù ngôi chùa
không còn giữ nhiều nét kiến trúc cổ độc đáo nhưng đây vẫn là
ngôi chùa lớn, là ngôi trường Bắc Kì Phật Giáo với cảnh sách
16
thiên nhiên tươi đẹp, con người thân thiện, sinh hoạt văn hoá
phong phú trong ngày lễ hội được tổ chức hàng năm vào
19,20,21 tháng 3 âm lịch hàng năm như một lời mời thân thiện
và lôi cuốn khác thập phương về đây tham dự lễ hội cầu Phật
phù hộ và thăm quan thắng cảnh sông núi nơi đây.
2.2. Những di tích và di vật quý ở chùa Long Đọi
Sơn
Chùa Đọi không chỉ là một thắng cảnh đẹp nổi tiếng của
trấn Sơn Nam thượng đã làm nức lòng tao nhân mặc khách
nhiều thế kỷ khi du ngoạn nơi đây mà còn là ngôi chùa cổ kính
đó còn lưu giữ nhiều dấu ấn lịch sử có chỗ đã minh bạch nhưng
có chỗ vẫn là điều bí ẩn. Hiện nay tại ngôi chùa và khu vực
xung quanh còn lưu giữa được nhiều dấu tích lịch sử và văn hoá.
2.2.1. Những chiếc giếng cổ.
Theo truyền thuyết thì núi Đọi là một trái núi thiêng được
nâng lên bởi 9 con rồng (cửu long). Từ 9 con mắt rồng đó có 9
cái giếng ở xung quanh núi Đọi bắt nguồn từ một cái hang lớn
gọi là Hàm Rồng (cửu tỉnh). Trên thực tế thì xung quanh núi Đọi
hiện nay rải rác có 9 chiếc giếng nước cổ xếp hoàn toàn bằng
đá [Phụ lục ảnh 2; Tr. 34]. Những chiếc giếng này khá rộng
đường kính trung bình độ 3m không sâu lắm nhưng nước rất
trong và quanh năm không bao giờ cạn dù thời tiết thế nào đi
chăng nữa. Từ lâu nó là nơi cung cấp nước ăn cho người dân nơi
đây và hiện nay họ vẫn dùng nước giếng này trong sinh hoạt
hàng ngày. Qua thời gian 2 chiếc đã bị lấp đi và 7 chiếc còn lại
đang được bảo vệ. Truyền thuyết về thế đất linh thiêng là vậy
nhưng qua đây nó cũng biểu hiện rất rõ văn hoá truyền thống
của làng người Việt với biểu tượng cây đa, giếng nước, sân
đình.Với đặc thù địa hình nên những chiếc giếng này được hoàn
17
toàn xếp bằng đá chứ không phải là xây bằng gạch như thường
thấy ở các làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ.
2.2.2. Di tích ruộng Tịch Điền.
Đọi Sơn được coi là thế đất phát tích đế vương. Nơi đây,
ngay trong những buổi đầu độc lập, vua Lê Đại Hành đã cày
ruộng tịch điền ở chân núi Đọi. Sách Đại Việt sử ký toàn thư có
chép: “Đinh Hợi/Thiên Phúc năm thứ 8, mùa xuân, vua lần đầu
tiên đi cày ruộng tịch điền ở chân núi Đọi được một hũ nhỏ
vàng, lại cày ở núi Ban Hải được một hũ nhỏ bạc nhân đó đặt
tên là ruộng kim ngân”. Đây là ông vua đầu tiên của nhà nước
phong kiến Việt Nam đi cày ruộng tịch điền để khuyến khích
phát triển nông nghiệp. Trong đền vua Lê ở Hoa Lư-Ninh Bình
còn giữ được câu đối ca ngợi Lê Hoàn cày ruộng:
Thuỵ vân, cam vũ thiên hữu ngưỡng
Tạc tỉnh, canh điền đế lực chi.
Nghĩa là: Mây lành mưa ngọt ơn tiên đế,
Đào giếng, cày ruộng sức của vua.
Hiện nay khu ruộng tịch điền này vẫn còn dấu tích, nhân
dân trong vùng quen gọi là ruộng làng Lê chạy dài suốt từ đình
làng Đọi Tam đến chân núi Đọi Nhất. Giữa khu ruộng rộng còn
dấu vết của một nền nhà vuông vắn rộng 6 sào cao hơn các
ruộng xung quanh 30cm gọi là nhà hiến nơi dâng của ngon vật
lạ của nhân dân trong vùng khi vua đến đây cày ruộng. Cách
nhà Hiến 200m về phía Đông Nam còn có dấu vết của một nền
nhà vuông vắn nữa rộng độ 3 mẫu cao hơn xung quanh 40cm
mà nhân dân quen gọi là Dinh ngoài. Cách Dinh ngoài 50m về
phía Đông là Dinh trong nằm sát chân núi cũng rộng khoảng 3
mẫu. Giữa Dinh ngoài và Dinh trong có một nơi gọi là Tàu ngựa
nơi nhốt ngựa của nhà vua.
18
2.2.3. Các di vật thời Lý.
Chùa Đọi là một ngôi chùa mang đậm dấu ấn của vương
tôn triều Lý trong quá trình xây dựng và hiện nay nó còn lưu giữ
rất nhiều di vật quý từ thời Lý để lại.
* Bia đá Sùng Thiện Diên Linh [Phụ lục ảnh 3; Tr. 36].
Hiện nay trong nhà bia của chùa còn lưu giữ một tấm bia
đá lớn khắc bài văn nhân dịp khánh thành cây bảo tháp Sùng
Thiện Diên Linh. Qua bài văn trên bia này chúng ta có thể biết
được quy mô và phong cách kiến trúc của ngôi chùa và cây bảo
tháp 13 tầng đó. Tấm bia hình chữ nhật cao 2,88m, rộng 1,80m,
dày 0,50m hai mặt kín chữ. Mặt trước là bài văn bia do Nguyễn
Công Bật soạn, mặt sau là những bút tích hậu thế khắc thêm
vào. Đây là tấm bia rất đẹp. Trán, diềm và cạnh bia đều lấy hình
rồng làm đối tượng trang trí. Những con rồng ở đây tuy kích
thước và bố cục có khác nhau nhưng đó là một sự kết hợp hài
hoà đến từng chi tiết tạo ra sự thống nhất và linh hoạt. Hai diềm
bia hai bên có khắc hình rồng chạy nối tiếp nhau. Ở trán tấm
bia lớn này có khắc hình hai con rồng chầu vào giữa nhưng
không phải là chầu vào hình mặt trăng như thường thấy mà là
hai con rồng chầu vào dòng chữ khắc nổi trên bia đề: “ĐẠI VIỆT
QUỐC ĐƯƠNG GIA ĐỆ TỨ, SÙNG THIỆN DIÊN LINH THÁP BI”. Bệ
bia là một khối đá lớn hình chữ nhật dài 2m40, rộng 1m50, cao
50cm được chia làm hai phần: Một phần nằm tiếp xúc với đất là
khối đá vuông, phần trên chạm khắc sóng nước. Sóng nước có 2
lớp, lớp trên cao, lớp dưới thấp. Tấm bia chia bệ làm 2 phần mỗi
phần đều chạm một đôi rồng nước đang quấn lấy nhau. Mỗi con
rồng có 4 chân, đầu rồng có bờm. Rồng ở đây được đôi bàn tay
khéo léo của người thợ đá chạm trổ một cách tinh xảo và sinh
động. Hình tượng rồng đội bia (4 con) thay cho rùa đội bia là
19