Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Tìm hiểu lễ tết nhảy của người dao trên địa bàn tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.33 MB, 54 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, có nền văn hóa đa dạng và rất
độc đáo. Mỗi một dân tộc với những bản sắc văn hóa riêng đã làm nên diện
mạo của văn hóa Việt Nam đa dạng mà thống nhất. Trong đó, người Dao là
một dân tộc có nhiều vấn đề rất đáng để nghiên cứu, từ lịch sử hình thành cho
đến các phong tục tập quán, cũng như nếp sống. Phong tục tập quán và lễ tết
của người Dao rất đa dạng và phong phú, trong đó phải kể đến lễ Cấp sắc, lễ
Tết nhảy, văn hoá ẩm thực... Một trong các phong tục của người Dao mà tôi
quan tâm là lễ Tết nhảy - một loại hình sinh hoạt văn hố mang đậm truyền
thống “uống nước nhớ nguồn”, tính cộng đồng và đoàn kết của dân tộc Dao.
Lễ Tết nhảy của người Dao là vấn đề mới mẻ, chưa được nghiên cứu và
tiếp cận một cách hệ thống. Với mục đích vận dụng những kiến thức chuyên
ngành đã tích lũy được vào thực tiễn, cũng như để tập dượt khả năng nghiên
cứu viết bài, tôi đã quyết định chọn đề tài “ Tìm hiểu lễ Tết nhảy của người
Dao trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” làm đề tài nghiên cứu khoa học.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lễ Tết nhảy của người Dao ở tỉnh
Phú Thọ.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Nghiên cứu lễ Tết nhảy của người Dao gắn liền với quá
trình sinh sống, làm ăn của dân tộc này trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Về không gian: Nghiên cứu lễ Tết nhảy của người Dao cư trú trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ. Tại Phú Thọ, người Dao người Dao sinh sống, làm ăn tập
trung chủ yếu ở hai huyện Thanh Sơn, Yên Lập. Vì vậy, đề tài giới hạn phạm
vi nghiên cứu trên địa bàn hai huyện Thanh Sơn, Yên Lập để tìm hiểu và


2



nghiên cứu về lễ Tết nhảy - một sinh hoạt văn hóa mang giá trị đặc trưng tộc
người trong đời sống của người Dao đương đại.
4. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của người Dao ở Việt Nam và người
Dao cư trú trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Nghiên cứu lễ Tết nhảy của người Dao tỉnh Phú Thọ với tư cách là
một sinh hoạt văn hóa mang tính đặc trưng trong đời sống của đồng bào dân
tộc.
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị lễ Tết nhảy của người
Dao trong đời sống đương đại.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin: Duy vật lịch
sử và Duy vật biện chứng.
- Phương pháp khoa học được sử dụng để tiến hành nghiên cứu: Bảo
tàng học, Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, Khoa học lịch sử, Khảo cổ học,
Dân tộc học, Xã hội học…
- Các phương pháp khác: khảo sát, thống kê, so sánh, phân tích, nghiên
cứu tài liệu…
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ
lục,bố cục đề tài gồm 3 chương. Cụ thể như sau:
Chương 1: Vài nét khái quát về dân tộc Dao
Chương 2: Lễ Tết nhảy của người Dao ở tỉnh Phú Thọ
Chương 3: Bảo tồn, phát huy giá trị lễ Tết nhảy của người Dao ở
tỉnh Phú Thọ


3


Chương 1

VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC DAO
1.1. Vài nét khái quát về người Dao ở Việt Nam
Hiện nay, dân số người Dao đứng hàng thứ 9 trong đại gia đình 54 dân
tộc ở Việt Nam. Với dân số này, người Dao ở Việt Nam đông vào hạng thứ
hai trên thế giới sau Trung Quốc là quê hương của họ.
Năm 1994, ở Việt Nam có khoảng 527.524 người Dao cư trú, họ sống
theo từng bản và ở xen kẽ với nhiều dân tộc khác như: Hmông, Thái, Tày,
Mường. Phạm vi cư trú của họ rất rộng, trải dài khắp miền núi rừng, dọc theo
biên giới Việt - Trung, các tỉnh trung du và ven biển Bắc Bộ, dọc theo biên
giới Việt - Lào đến tận miền núi Nghệ An, Hà Tĩnh. Ngồi Việt Nam, Trung
Quốc dân tộc Dao cịn cư trú tại Myanma, Thái Lan và Lào.
Người Dao ở Việt Nam có bảy ngành: Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Quần
Chẹt, Dao Lô Giang, Dao Quần Trắng, Dao Thanh Y, Dao Làn Tẻn.
Dựa theo thư tịch và sử sách Trung Quốc thì địa bàn cư trú ban đầu của
người Dao là miền Nam Trường Giang (Nam Trung Quốc), xác định khoảng
cuối thiên niên kỉ II TCN, đó là vùng nước Sở, thời Xuân Thu - Chiến Quốc.
Theo cứ liệu khảo cổ học cho biết, nơi đây và các khu vực láng giềng,
thời đồ đồng và đồ đá, đã phát hiện một nền nơng nghiệp dùng cuốc với rìu có
vai. Chủ nhân là những bộ lạc gọi là Tam Miêu hay Miêu Dân. Đến thời Tần Hán (thế kỉ III - II TCN) trong thư tịch khơng cịn thấy tên gọi là Tam Miêu
nữa, mà xuất hiện nhiều tộc danh mới như Man Di, Man Dao, Man Miêu, họ
tập trung đông đảo quanh Ngũ Lĩnh Sơn và có mặt ở Hồ Nam. Từ thế kỉ IV VIII, dân tộc Hán thôn tính mạnh mẽ các lãnh địa phương Nam, nên người
Man (Dao - Miêu) một lần nữa phải rời vùng cư trú kéo nhau di cư, bỏ lại
vùng đất nước tươi đẹp nổi tiếng trong sử sách Trung Hoa và của dân tộc họ,
đó là vùng Dương Châu.


4


Ngày nay, trong tâm thức tín ngưỡng và văn hóa thể hiện trong tang lễ,
người Dao cho rằng: sau khi chết, linh hồn được về sum họp với ông bà, tổ
tiên ở Dương Châu là nói về vùng đất quê hương này, với ý nghĩa nơi yên
nghỉ vĩnh hằng tươi đẹp.
Giáo sư Trương Hữu Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Dân tộc học,
Học viện Dân tộc Quảng Tây, Phó Chủ tịch Hội nghiên cứu người Dao Quốc
tế, Chủ tịch Hội người Dao Trung Quốc cho rằng:
Thời kì Đường - Tống (thế kỉ X - XIII), người Dao sinh sống ở Hồ
Nam, có một bộ phận sinh sống ở miền Bắc Lưỡng Quảng. Thời Nguyên
(1206 - 1368), trung tâm cư trú của người Dao bắt đầu di chuyển về phía
Nam. Thời Minh (1368 - 1644), Quảng Tây mới trở thành khu vực cư trú chủ
yếu của người Dao. Và có khả năng vào đầu và giữa thế kỉ XIV, cuối Nguyên
đầu Minh, đã có một bộ phận người Dao di cư vào Việt Nam.
Từ thế kỉ XIV - XX, người Dao di cư vào Việt Nam bằng nhiều con
đường. Học giả của cả hai nước Việt - Trung tương đối nhất trí là có 3 con
đường:
- Con đường thứ nhất qua đất liền ở đoạn phía Đơng biên giới Việt Trung là con đường từ vùng Phòng Thành, Thượng Tứ của tỉnh Quảng Tây,
Trung Quốc vào Quảng Yên, Quảng Ninh ở Việt Nam.
- Con đường thư hai cũng từ Quảng Tây, Trung Quốc, vùng Ninh Minh
vào Lạng Sơn, Quảng Ninh ở Việt Nam.
- Con đường thứ ba qua biên giới phía Tây thuộc tỉnh Vân Nam, Trung
Quốc vào các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng của Việt Nam và các nước
Myanma, Thái Lan, Lào.
Các học giả Trung Quốc: Phạm Hồng Quý, Trương Hữu Tú và GS
Trương Hữu Tuấn cho rằng người Dao vào các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Cao
Bằng của Việt Nam và các nước Myanma, Lào, Thái Lan.


5


Các học giả Trung Quốc đã chứng minh rằng người Dao cịn vượt
đường biển từ Quảng Tây, Quảng Đơng tới đảo Hải Nam, rồi từ đảo Hải Nam
vượt biển vào Việt Nam ở vùng Quảng Ninh rồi từ đó mà tới các tỉnh ở miền
núi Việt Nam và miền trung du Bắc Bộ.
Vượt biển vào Việt Nam cũng được truyền thuyết lưu truyền trong dân
tộc Dao như: Truyện thơ Đặng Hành và Bàn Đại Hộ.
Đặng Hành và Bàn Đại Hộ là một truyện thơ dài của người Dao ghi
chép thành sách bằng chữ Nôm Dao (chữ Hán đọc âm Dao) có nội dung nói
về sự tích Bàn Hộ và sau đó mơ tả người Dao vượt núi, vượt biển sang Việt
Nam như thế nào.
Truyện kể về hai người Dao, một thuộc họ Đặng và một thuộc họ Bàn
đã mang “Quá sơn bảng văn” sang Việt Nam để tìm đường sinh sống, do
khơng thuộc ngơn ngữ nên hai người bị lính Việt Nam bắt giữ. Trong tù, vì rét
nên hai người mang “Quá sơn bảng văn” ra đắp, quân lính thấy thế trình báo
lên nhà vua. Nhà vua đời Lê biết được liền cho thả họ ra và cấp mọi phương
tiện cho họ sinh sống. Tìm được đất vừa ý, hai người quay về Trung Quốc
đưa gia đình, làng bản sang định cư ở Việt Nam. Bởi vậy, trong đám tang,
người ta thường đọc truyện thơ này để dẫn hồn người chết về Dương Châu,
trước khi về Dương Châu thì phải trải qua những nơi tổ tiên họ đã từng sống ở
Việt Nam.
Sinh tụ ở miền trung lưu sông Trường Giang trong một quốc gia cường
thịnh thời Xuân Thu - Chiến Quốc, từ Tần - Hán cho tới thời Tống - Nguyên,
người Dao bị xô đẩy vào cảnh di cư, di thực, phân tán thành nhiều ngành,
nhiều nhóm địa phương khác nhau ở miền Hoa Nam, sinh sống xen kẽ với
nhiều tộc người phần lớn ở vùng núi Hoa Nam, Bắc Việt Nam, Thái Lan, Lào,
Myanma. Tại các địa bàn này, họ có điều kiện phát triển kinh tế văn hóa, hòa
nhập vào cuộc sống của người dân ở các quốc gia.
1.2. Người Dao ở tỉnh Phú Thọ



6

1.2.1. Nguồn gốc lịch sử
Sự khác nhau về nguồn gốc lịch sử của người Dao ở Phú Thọ so với
người Dao ở các tỉnh khác là đặc điểm cơ bản kéo theo hàng loạt những nét
khác nhau của người Dao Phú Thọ với người Dao ở các nơi khác. Người Dao
Phú Thọ cùng với người Dao cả nước di cư từ các tỉnh miền nam Trung
Quốc: Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam sang cư trú ở Việt Nam
từ nhiều thời kì khác nhau, đi bằng đường thủy hoặc đường bộ do chiến tranh,
loạn lạc nhất là sau cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc thất bại, nhiều
nghĩa quân người Dao phải bỏ chạy sang Việt Nam.
Tuy nhiên, cuộc thiên di của người Dao từ Trung Quốc vào Phú Thọ có
lẽ là một cuộc thiên di tập trung, có tổ chức nhất mà dấu tích cịn để lại trong
tín ngưỡng, phong tục tập quán và những bản Gia phả, Thông hành mà nhiều
người Dao đương đại nhiều lần được đọc hoặc chiêm ngưỡng ở huyện Yên
Lập, tỉnh Phú Thọ. Thực ra gọi là Thông hành nhưng là những văn bản quy
định về tín ngưỡng thờ cúng, về phong tục ăn, ở, làm nhà, tục lệ về đốt
nương, tra hạt đến cưới treo, ma chay và tổ chức cộng đồng người Dao…
Trong đó cịn quy định, nếu sang Việt Nam khơng được tiếp nhận bị đuổi về
thì được nhận lại phần ruộng đất, phần mỗi người là bao nhiêu diện tích. Vì
thế, người ta cịn gọi Thơng hành là thước đo ruộng đất.
1.2.2. Đặc điểm dân cư
Ở Phú Thọ, hiện nay chỉ có: Dao Tiền và Dao Quần Chẹt, với dân số là
11.126 người.
Thời Pháp thuộc, người ta gọi miệt thị người Dao nói chung là Mán
(xuất xứ từ chữ “Man”, do người Hán gọi các tộc người khác tộc Hán, với
nghĩa man di, mọi rợ).
Tuy tiếng nói của người Dao Tiền và Dao Quần Chẹt có một vài âm tiết
khác nhau (ví dụ: Số 7 người Dao Tiền gọi là “Sỉa”, còn người Dao Quần
Chẹt gọi là “Slá”, hoặc chữ “Đầu” người Dao Tiền gọi là “Bgống” cịn người



7

Dao Quần Chẹt gọi là “Mgống”...), song nhìn chung tiếng nói của đồng bào
Dao ở Phú Thọ vẫn thuộc nhóm ngơn ngữ Hmơng - Dao (hệ ngơn ngữ Nam
Á).
Nhóm Dao Tiền cịn có tên là Dao Đeo Tiền hay Tiểu Bản. Ngày cưới
và trong đám chay, người ta cũng đội mũ như Dao Đỏ nhưng nhỏ hơn, do đó
mà có tên là Dao Tiểu Bản. Còn tên Dao Đeo Tiền là do cổ áo của người phụ
nữ đeo từ 6 - 12 đồng tiền bạc. Trang phục của nhóm này có một điểm khác
biệt với mọi nhóm Dao khác là nữ giới mặc váy in hoa màu xanh nhạt.
Người Dao Tiền ở Phú Thọ chiếm khoảng gần 4.000 người, tập trung
cư trú tại 28 bản động vùng cao thuộc 12 xã của huyện Thanh Sơn: Xã Xuân
Sơn (Dù, Cỏi, Lùng Mắng), xã Vinh Tiền (Đồng Khoai, Đồng Thi, Bương,
Bến Gạo, Lương Sơn 1, Lương Sơn 2), xã Tân Lập (Hạ Thành), xã Thượng
Cửu (Xinh Tàn), xã Kim Thượng (Tân Minh, Hạ Bằng, Tân Hồi, Tân Long),
xã Đồng Sơn (Bến Thân, Trị Giót), xã Thạch Kiệt (Minh Nga, Lóng), xã n
Sơn (Hạ Sơn, Chen, Chự, Lòng Hồ), xã Xuân Đài (Suối Bằng), xã Yên Lương
(Bồ Xồ, Láy), xã Đông Cửu (Tân Lập), xã Tam Thanh (Tảng).
Người Dao Quần Chẹt Phú Thọ chiếm số đơng, có khoảng trên 7.000
người, cịn có tên là Dao Sơn Đầu, Dao Nga Hoàng, Đại Bản hay Dột Kùm.
Trang phục nữ giới nhóm này có đặc điểm dễ nhận là do phụ nữ mặc quần, xà
cạp bó chặt lấy ống chân. Trước đây, nữ giới Dao Quần Chẹt cịn có tục chải
tóc bằng sáp ong, nên có tên là Dao Sơn Đầu (tục này còn thấy ở Dao Tiểu
Bản và Dao Lô Gang). Ở Phú Thọ, Dao Quần Chẹt có tên là Dao Nga Hồng
vì trước khi lan toả đi các nơi tìm đất sinh sống, người Dao có thể đã cư trú
đầu tiên ở xã Nga Hồng (huyện n Lập - tỉnh Phú Thọ). Các nhóm Dao
khác gọi nhóm Dao này là Dột Kùm, cịn chính họ cũng tự nhận là Dao Đại
Bản.

Người Dao Quần Chẹt ở Phú Thọ tập trung cư trú tại 19 làng, xóm, bản
thuộc 8 xã của huyện Yên Lập: xã Nga Hồng (xóm Ao Bồng, Đồng Dứa,


8

Sơn Nga 1, Sơn Nga 2), xã Trung Sơn (gồm khu vực 6 khe), xã Xuân Thuỷ
(xóm Đù), xã Xuân An (xóm Hon, xóm Dần), xã Mỹ Lương (xóm Xuân
Thắng 1), xã Mỹ Lung (xóm Xuân Thắng 2), xã Thượng Long (xóm Gị
Thiều, Lốc, Đị, Qn), xã Đồng Thịnh (xóm Lèn) và tập trung cư trú tại 9
bản, động thuộc 7 xã của huyện Thanh Sơn: xã Võ Miếu (Liên Thành), xã Cự
Thắng (Xuân Thắng), xã Địch Quả (Quyết Tiến), xã Thu Cúc (Tân Lập, Suối
Dáy), xã Khả Cửu (Xinh Trên, Xinh Dưới), xã Văn Miếu (Thành Công), xã
Hương Cần (Đá Cạn).
Khác với người Dao ở các tỉnh bạn là người Dao cư trú riêng thành một
số xã, còn người Dao Phú Thọ thường chỉ ở một vài xóm xen trong các bản
Mường.
Ngày nay, người Dao Tiền và Dao Quần Chẹt đều có quan niệm họ có
cùng một nguồn gốc, là anh em với nhau, tuy có sự khác nhau về cách mặc
song cả hai nhóm đều thừa nhận Dao Tiền là anh, Dao Quần Chẹt là em.
Theo người Dao Nga Hồng (ơng Đặng Văn Phủ - 81 tuổi) kể lại rằng:
Nhóm Dao Tiền đi theo thuyền của bà Đặng Thị Hành, vai chị được làm anh
phải ở vùng núi cao xa hơn. Người Dao Quần Chẹt đi theo thuyền của ông
Bàn Văn Hội là em của bà Hành nên làm em nhóm Dao Tiền, làm em nên
được ở vùng núi thấp, gần hơn. Anh em không được lấy nhau. Vì thế, trước
đây hai nhóm này khơng có chuyện kết hơn với nhau. Hơn nữa, phong tục về
tình u và hơn nhân giữa hai nhóm này khác nhau q xa đến mức trai gái
khó chấp nhận nhau làm vợ chồng.
Người Dao ở Phú Thọ hiện nay, theo truyền miệng và văn cúng đều
biết cha ơng mình khi sang Việt Nam đã sống ở Việt Trì - Phú Thọ rồi dần

dần du canh du cư đến các tỉnh khác. Sau đó, do cái vòng luẩn quẩn của du
cư, họ lại từ các tỉnh khác về Phú Thọ để rồi theo chính sách cấm đốt rừng
làm nương rẫy, họ đã định cư hẳn ở các xã trên để làm ruộng nước. Người
Dao ở Phú Thọ và ở nhiều tỉnh khác đều có chung tín ngưỡng thờ Bàn


9

Vương, Bàn Hồ - tương truyền là con Chó theo tín ngưỡng Tơ tem giáo. Họ
đều thờ Phật, thần tiên, tam tứ phủ theo tín ngưỡng Đạo giáo. Nhưng những
nhóm Dao có làm Tết nhảy và thờ Đặng Thị Hành, Bàn Văn Hội làm Thành
hồng thì đều đến Việt Nam theo đường biển và cư trú đầu tiên ở Phú Thọ.
Trong cuộc di cư này, ông Bàn Văn Hội là người phụ trách về văn thư giấy tờ.
Nhóm Dao Quần Chẹt sau khi rời Việt Trì lên ở đất Nga Hồng - huyện n
Lập. Nga Hồng ngày ấy cịn là vùng rừng rộng lớn bao gồm nhiều xã sau này
từ Trung Sơn xuống Nga Hoàng, Tân Long, Thượng Long... Từ Nga Hoàng
dần dần họ di cư đi các tỉnh Sơn La, Hồ Bình, Tun Quang, n Bái, Thái
Ngun... Để nhớ đến vùng đất cũ Nga Hoàng mà người Dao Quần Chẹt đã
có thêm tộc danh mới là Dao Nga Hồng. Dân gian ngày nay vẫn gọi họ là
Mán Nga Hoàng. Mán Nga Hồng vẫn đang là tên gọi chính, phổ biến trong
khi tộc danh chính của nhóm là Dao Quần Chẹt lại chỉ được in trên sách báo
và các văn bản của Nhà nước.
Trước đây, cứ đến ngày 12 tháng Giêng hàng năm, người Dao từ nhiều
tỉnh trong cả nước, khơng riêng hai nhóm Dao Quần Chẹt và Dao Tiền mà các
nhóm Dao Đỏ, Dao Thanh Y... đều đổ về nhà anh Bàn Văn Xuân ở xóm Lốc xã Thượng Long (xưa là đất Nga Hoàng) để cúng tổ, sau đó mở xem “Giấy
thơng hành” của bộ tộc. Bàn Văn Xuân là cháu 8 đời của ông Bàn Văn Hội,
được coi là vị Tiên cơng, Thành hồng của nhiều bản động người Dao, là
người khai dân lập ấp dẫn dắt người Dao từ Trung Quốc sang Việt Nam. Bàn
Văn Xuân được cha truyền con nối giữ nhà cái, bàn thờ gốc và vật linh của
dân tộc. Vật linh là Gia phả, Thông hành. Thông hành gồm 12 cái bằng loại

vải tốt, dài 1,5 m, rộng 0,8 m, in thêu chữ Nho, hình tiên thánh, chim thú và
hoa lá. Những người được đọc “Thông hành” cho biết, cha ông họ đến Việt
Nam vào tháng 3 năm 1612. Lúc đó ở Trung Quốc là cuối Triều Minh, ở Việt
Nam là thời Hậu Lê. Nhiều người Dao cho biết, vào thời gian ấy ở Trung
Quốc, người Mãn đã nổi lên ở nhiều nơi cướp bóc và lấn lướt nhà Minh.


10

Người Dao đã đứng lên chống trả người Mãn. Họ sợ triều Mãn Thanh sau này
hãm hại nên xin triều đình nhà Minh chạy sang Việt Nam. Vua Lê khi ấy hẳn
đã thấy trước nước ta đất rộng người thưa cần tiếp nhận người Dao làm con
dân để phòng thêm người chống giặc nhà Thanh sau này. Hẳn vì thế mà đồng
bào Dao ln có truyền thống u Tổ quốc Việt Nam của mình. Sau này,
người Dao ở Tây Bắc thuộc tỉnh Hưng Hoá từ Phú Thọ đổ lên đã theo Hiệp
Thống Quân Vụ Đại Thần Bắc kỳ Nguyễn Quang Bích chống lại quân Pháp
từ trước phong trào Cần Vương mà đồn luỹ chính được lập ở làng Tiên Động
- xã Tiên Lương - huyện Cẩm Khê - tỉnh Phú Thọ.
Như vậy, người Dao vào Việt Nam ở nhiều thời điểm lịch sử khác
nhau, chủ yếu là do ở Trung Quốc khó làm ăn hơn lại bị phong kiến đàn áp,
họ đã di cư từng nhóm hoặc từng gia đình.
1.2.3. Tổ chức xã hội
1.2.3.1. Tổ chức dòng họ và gia đình
Người Dao ở Phú Thọ nói chung có tới 12 dòng họ. Các dòng họ tiêu
biểu là họ Triệu, Dương, Phùng, Trịnh, Bàn, Lý… ở mỗi dịng họ lại có hệ
thống tên đệm riêng, có quy định riêng về tổ chức nghi lễ, có kiêng kỵ
riêng… Thậm chí, người ta không cho người khác họ dự lễ của tông tộc, kể cả
những người ở rể tạm thời.
Mỗi dịng họ có nhiều tông tộc - chi tộc. Khi chi tộc phát triển lại chia
tiếp thành các chi tộc nhỏ khác nhau, như họ Triệu có: Triệu Bế, Triệu Xanh,

Triệu Mốc, Triệu Lớn, Triệu Như,… Họ Phùng thì có Phùng Văn, Phùng
Sinh,… Người cùng tiểu dịng họ - tơng tộc (thờ cùng một ông tổ) không
được kết hôn với nhau dù hàng ngàn đời sau. Mỗi tiểu dịng họ lại có tên lót,
tên đệm khác nhau theo ngơi, thứ cụ, ơng, bố, con,…) để phân biệt và xưng
hô cho phải phép.
Ngày xưa cũng như ngày nay, người Dao khó lấy nhau khác họ. Chẳng
hạn: con trai họ Phùng lấy con gái (cả) họ Triệu thì:


11

- Nếu người con trai có đủ điều kiện lấy vợ về thì được quyền lấy họ
của mình (Phùng) và là con rể cả (người con rể cả có đủ mọi quyền hành) lo
vợ gả chồng cho đứa em vợ kế tiếp, bố mẹ vợ khơng có quyền.
- Nếu em rể kế tiếp cưới vợ có đủ điều kiện (khơng nợ nhà vợ) thì lại
tiếp tục thay quyền anh để lo vợ gả chồng cho người em kế tiếp…
- Nếu người con trai họ Phùng không đủ điều kiện cưới vợ (nợ bố mẹ
vợ) tức là nhà vợ lo cưới thì người con trai phải ở rể, và đổi họ – lấy họ gái
(họ Triệu). Họ cứ ở với nhau mặc dù đã có con cho đến khi trả được nợ và có
đủ điều kiện cưới được vợ thì cưới lại về nhà mình, khi đó mới được đổi lại
họ của mình (họ Phùng) và về nhà trai ở.
Trong việc tổ chức dịng họ của nhiều nhóm Dao ở Phú Thọ có nhóm
Dao Quần Chẹt được phân chia theo tên đệm làm cho người ta dễ nhận ra anh
ra em hơn trong xã hội người Kinh, người Mường.
Họ Triệu ở Nga Hồng có các tên đệm: Triệu Bạch, Triệu Triệu, Triệu
Sinh, Triệu Hữu, Triệu Tài, Triệu Tiến, Triệu Phú, Triệu Quý, Triệu Đức,
Triệu Như.
Họ Dương có các tên đệm: Dương Sinh, Dương Hữu, Dương Đức,
Dương Chung, Dương Tiến, Dương Kim, Dương Quý.
Họ Phùng có các tên đệm: Phùng Xuân, Phùng Văn, Phùng Kim,

Phùng Tăng, Phùng Vinh, Phùng Sinh.
Khi người Dao đi xa, nếu gặp người cùng họ mình thì chỉ cần nói hàng
tên đệm thì biết ngay mình là vai trên hay vai dưới.
Trong mỗi tơng tộc, có một người trưởng tộc - người này do những
người chủ của các gia đình trong tơng tộc đề cử, thơng qua bàn bạc chung, có
thể 3 - 5 năm lại bầu lại. Cho nên, trưởng tộc không nhất thiết phải là cháu cả,
chắt cả, con cả… như người Kinh, mà trưởng tộc của người Dao có thể là con
thứ.


12

Nhà trưởng tộc cũng là nơi đặt bàn thờ chung của cả tông tộc gọi là
“Hồng lầu”. Người ta thường gọi nhà trưởng tộc là “Nhà lớn” hay “Nhà
cái” (tầm píau). Các gia đình khác trong cùng tơng tộc gọi là “Nhà nhỏ” hay
“Trại” (piáu ton). Mỗi “Nhà cái” có từ 4 đến 6 - 7 trại - nhà nhỏ (lớn hay
nhỏ khơng phải chỉ diện tích mà là vị thế trong dòng họ).
Nhà lớn là nơi cúng bái chung, chẩu đàng chung, tổ chức các nghi lễ
tôn giáo, ăn tết chung của cả tông tộc. Đây cũng là những dịp để tất cả mọi
người trong tông tộc dù sống cách xa nhau nhưng vẫn được đoàn tụ. Trong
các ngày lễ, tết các trại đóng góp gạo, gà, thịt lợn (tuỳ từng hồn cảnh mà
đóng góp) cho Nhà lớn để cúng Tổ tiên và tổ chức các nghi lễ tôn giáo, đồng
thời ăn uống ở đây. Thông thường Nhà lớn chi nhiều hơn mà khơng tính tốn
thiệt hơn.
Sau lễ cúng bái chung, ăn tết chung tại Nhà lớn, các gia đình nhỏ mới
có thể tổ chức lễ cúng riêng ở gia đình mình và có thể mời thêm anh em bạn
bè.
Nhà nhỏ hay Trại là đơn vị của xã hội. Mỗi gia đình có thể có từ 3 - 4
đời do người cha làm chủ. Nhà nhỏ không được lập bàn thờ Tổ tiên riêng,
không được cúng Tổ tiên và tổ chức các nghi lễ tôn giáo. Nếu muốn làm riêng

thì phải tách “Hồng lầu”, nghĩa là tách họ, thành lập chi tộc mới, bầu trưởng
tộc khác. Khi được tách họ (người Dao cịn gọi là về nhà mới) thì phải sắm
được bộ tranh Tam thanh, đóng bàn thờ. Ngày cúng Tổ tiên đầu tiên cũng
đồng thời tổ chức ăn tết và làm lễ Tết nhảy luôn vào dịp cuối năm (tháng
Chạp).
Trưởng tộc cịn có trách nhiệm giúp đỡ những người, những gia đình
trong tơng tộc làm ma chay, làm nhà mới, tổ chức đám cưới, chia gia tài… Đó
cũng là việc mà các thanh niên trong tơng tộc có bổn phận giúp đỡ lẫn nhau
và coi như công việc của mình. Đơi khi những gia đình gặp nhiều hoạn nạn và
trẻ mồ cơi cịn được nhập vào gia đình khác hoặc nhà trưởng tộc để sống.


13

Trưởng tộc và mọi thành viên trong tông tộc đều thực sự thực hiện mong ước
chung: Làm ăn tốt, đoàn kết và nhiều con cháu.
Người Dao mong ước trưởng tộc là người tài giỏi, “biết ăn nói”, có địa
vị trong xã hội để có thể là chỗ dựa cho mọi người trong tơng tộc làm ăn
thuận lợi. Ước mong đó không chỉ thể hiện khá rõ nét trong đời sống mà còn
phản ánh trong thờ cúng Tổ tiên. Người còn sống - Trưởng tộc - mà có chức
tước trong xã hội, khi chết đi, ông ta được tông tộc coi là ơng tổ (Lồi Chó
Ơng) và được thờ phụng.
Người Dao coi tơng tộc là chỗ dựa cho các gia đình làm ăn tốt, cho nên
đối với những người có ít bà con, họ hàng thường làm lễ bỏ họ hàng mình,
nhập vào tơng tộc khác và nhận họ mới. Cũng có khi người ta nhập vào tơng
tộc con rể hoặc con rể nhập vào tông tộc của nhà vợ dưới hình thức ở rể đời,
đó là trường hợp con gái neo đơn hoặc con rể mồ cơi.
Trong gia đình, người chồng, người cha là chủ, có quyền quyết định tất
cả, dựa theo sự bàn bạc thống nhất của cả gia đình, nhất là người mẹ, người
vợ. Trong tơng tộc cũng vậy, người trưởng tộc có quyền quyết định mọi việc

trong họ và những việc của họ mình liên quan đến họ khác, với bản làng. Tuy
nhiên, ông ta vẫn phải hỏi những người già trong họ trước khi quyết định một
việc gì đó. Khi giải quyết những việc thuộc về nam giới thì người trưởng họ
phải bàn bạc với những người già là nam giới. Những việc thuộc về nữ giới
thì bàn bạc với những người già là nữ giới, nhằm đưa ra quyết định đúng đắn
và phù hợp với thực tế cuộc sống.
Trong xã hội phụ quyền của người Dao có tính chất gia trưởng, trưởng
nam rất được coi trọng. Luật tục quy định rất chặt chẽ, nhưng bên trong nó có
tính chất bình đẳng nam nữ, bình đẳng trong cộng đồng rất sâu sắc và tồn tại
song song với tính đồn kết cộng đồng dân tộc được phát huy rất mạnh mẽ.
Mặc dù, về mặt xã hội còn hạn chế do chưa thoát khỏi kinh tế tự cung tự cấp,


14

nhưng về vấn đề đạo đức ra đình truyền thống vẫn được bảo tồn khá chặt chẽ
và bền vững trở thành nét đẹp văn hóa. Nét đặc trưng nổi bật của người Dao
Phú Thọ là việc giáo dục của gia đình và cộng đồng của người Dao đối với
các thế hệ: vợ chồng ít khi to tiếng với nhau, cha mẹ cũng hiếm khi thấy đánh
đập, chửi mắng con cái, mẹ chồng nàng dâu khơng thấy hiềm khích... Người
Dao ln ln khuyến khích mọi người làm các việc thiện, tránh làm điều ác,
điều xấu trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc mình. Vì thế, từ
xưa đến nay, ít có người Dao nào ở Phú Thọ đi theo giặc, đi theo tề nguỵ hoặc
làm những điều phi nghĩa. Đó cịn là yếu tố tự lực, tự cường rất cao mà các
dân tộc anh em cư trú trên cùng địa bàn cơng nhận và khâm phục sức mạnh
đồn kết cộng đồng của họ.
1.2.3.2. Tổ chức làng bản của người Dao
* Trước cách mạng tháng Tám - 1945
Trước cách mạng tháng 8-1945, đồng bào người Dao sinh sống hoàn
toàn lệ thuộc vào thiên nhiên, chưa có khoa học kỹ thuật, trình độ dân trí thấp,

mọi hoạt động trong đời sống hàng ngày diễn ra ở nơi này hoặc nơi kia, lúc
này hoặc lúc khác rất khó lý giải hoặc không thể lý giải được, cho nên đồng
bào càng củng cố lịng tin “có cầu có thiêng, có kiêng có lành”. Do vậy, việc
tổ chức và quản lý làng xóm chủ yếu là do các ông mo đảm nhiệm.
* Từ sau cách mạng tháng Tám - 1945 đến năm 1958
Mỗi làng xã có một người đứng đầu gọi là trưởng làng “ chiếu con”.
Bên cạnh ơng “ chiếu con” cịn có vài người giúp việc. Đối với những bản
động nhỏ, người đứng đầu bản gọi là “khán động” , giữ quĩ, tài chính cơng
khai với cả bản về việc thu chi. Đối với cơng xã lớn có người giúp việc làm
kế tốn, thủ quĩ. Riêng ở xã Nga Hồng, người Dao đông là một công xã lớn.
Người đứng đầu về sau có bộ máy tổng lý kỳ hào thực thi cơng việc hành
chính ở cấp tổng xã. Tại các bản động có chức “ khán động” vừa phụ trách
cơng việc của cộng đồng tự quản vừa là tay chân của lý dịch.


15

Tại các bản Dao lớn cũng tổ chức bán ngôi để lấy tiền lo việc công.
Người ngôi vị cao mới được tham gia tranh chức tước của chính quyền. Có
địa vị ăn trên ngồi chốc không bị phu phen tạp dịch.
* Sau năm 1958
Người Dao đã xuống núi và tổ chức xã hội cũng có sự thay đổi khác
nhiều. Người Dao đã định canh định cư và sống tập trung thành làng, xóm
xen kẽ cùng với người Mường. Giai đoạn này, vai trò của các già làng, trưởng
bản trong việc tổ chức quản lý làng đã mờ dần mà thay thế là bộ máy quản lý
của thôn và cao hơn là chính quyền cấp xã. Song vai trị của các già làng
trong tín ngưỡng, phong tục tập quán, việc vận động đồng bào thực hiện
đường lối, chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước vẫn đang đóng vai trị
quan trọng trong cộng đồng.
1.2. 4. Phương thức hoạt động kinh tế qua các thời kì

1.2.4.1. Ngành nghề truyền thống
Người Dao chủ yếu làm các nghề như:
- Nghề đan: Nguyên liệu chủ yếu là tre, nứa, vầu, mai, trúc,… với
những sản phẩm như mành, rổ, rá, thúng…
- Rèn: Chủ yếu là sửa chữa, rèn rũa các nông cụ để phục vụ mùa màng
hoặc làm súng kíp, súng hỏa mai, đúc đạn gang để săn thú rừng…
- Thợ bạc: Đây là nghề gia truyền. Những người thợ thường giữ bí mật
về nghề nên ít người biết làm. Sản phẩm chủ yếu là vòng tay, vòng cổ,
nhẫn…
- Làm giấy: Là nghề phổ biến ở tất cả các nhóm Dao, nhất là Dao Tiền.
- Trồng bơng dệt vải: Phổ biến ở các nhóm Dao. Họ đã biết chế tác y
phục, trồng bông, dệt vải. Người phụ nữ là người đảm nhiệm hầu hết các công
việc này.
- Cắt khâu: Người phụ nữ Dao Tiền và Dao Quần Chẹt khi bước vào
tuổi 13, 14 đã thành thạo kỹ thuật cắt may và thêu thùa.


16

- Nhuộm chàm: Là nghề truyền thống của người phụ nữ Dao Tiền và
Dao Quần Chẹt.
- In hoa văn: Trong các nhóm Dao, chỉ có phụ nữ Dao Tiền mới biết in
hoa văn bằng sáp ong. Bộ dụng cụ để in rất đơn giản nhưng lại tạo ra những
họa tiết, hoa văn tinh tế, phức tạp, khiến chúng ta khó có thể tin rằng với bộ
dụng cụ đó mà tạo được những tác phẩm nghệ thuật hết sức tinh xảo như thế.
- Thêu hoa văn trang trí: Trong các nhóm Dao thì Dao Quần Chẹt là
nhóm rất thành thạo kỹ thuật thêu hoa văn trang trí trên các bộ trang phục.
- Săn bắn thú rừng, đánh cá: Đây không chỉ là nghề cung cấp thức ăn,
cải thiện đời sống hàng ngày mà còn là biện pháp bảo vệ mùa màng rất tích
cực của người Dao.

- Hái lượm: Có ý nghĩa kinh tế lớn. Nó khơng chỉ cung cấp thêm thức
ăn hàng ngày mà còn giúp đồng bào qua các ngày giáp hạt đói kém.
1.2.4.2. Phương thức, tập quán canh tác
Tập quán canh tác chủ yếu của người Dao là phát nương tra lúa, tra ngô
và săn bắt thú rừng. Thời gian phát nương tháng 2, tháng 3, khi cây khô thì
đốt nương, đến tháng 4 hoặc tháng 5 thì tra hạt thóc.
Người ta dùng cây vót nhọn một đầu, người đi trước chọc lỗ, người đi
sau tra hạt lúa xuống lỗ từ 5 - 7 hạt. Nếu được mưa thì 3 - 5 ngày thì lúa nở,
nếu trời khơng mưa thì phải mất 10 ngày.
Để cho mùa được tốt tươi, thu hoạch bội phần, hàng năm vào ngày 14
tháng 7 Âm lịch, đồng bào làm lễ cầu mưa còn gọi là Tết cầu mưa. Tết này có
tục gói bánh chưng bằng gạo có hình giống bắp ngơ hoặc hạt lúa tỏ lịng
mong ước ngơ có bắp to, lúa có hạt mẩy.
Trên nương trồng lúa, người Dao cịn trồng xen ngơ, họ tra ngô lẫn lúa,
cách này quải đại trà không cần chọc lỗ. Khi ngơ tốt ken dày thì tỉa bớt đi để
cho lúa lên được. Mỗi nơi người Dao chỉ ở 3 - 4 năm, đất bạc màu, thu hoạch
kém thì đồng bào lại di cư đến nơi khác.


17

Cuộc sống của đồng bào hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, những
năm mất mùa, đồng bào phải ăn bằng củ nâu. Họ dùng duôi, duôi thật nhỏ cho
vào sọt lót lá đem ngâm dưới suối độ 3 - 4 tiếng đồng hồ rồi vớt lên để khô
nước, trộn muối và nấu độn gạo hoặc khơng có gạo thì nấu thành cháo ăn.
Ngồi củ nâu ra, đồng bào cịn kiếm củ mài, củ móng ngựa, củ đót ăn thay
cơm.
1.2.4.3. Cơng cụ truyền thống
Công cụ lao động sản xuất thô sơ, đơn giản vì tập qn chính là du
canh du cư nên họ chỉ có thuổng và dao. Sau này do chính sách bảo vệ rừng

và định canh định cư, người Dao mở rộng diện tích trồng lúa nước. Họ sắm
thêm cày, bừa, cuốc, xẻng. Muốn có cơng cụ sản xuất chủ yếu người Dao
dùng các loại sản phẩm quí như: thuốc nam, nấm hương, mật gấu… xuống
chợ đổi lấy muối, dầu lửa hoặc dao, cuốc, xẻng… phục vụ cho sinh hoạt hàng
ngày và lao động. Những công cụ phục vụ cho việc làm ruộng nước và làm
nương hầu hết dùng hình thức đổi hàng lấy hàng từ người Kinh, người
Mường.
Những công cụ phục vụ cho săn bắt thú rừng chủ yếu dùng súng kíp,
súng hỏa mai và nỏ. Khi một người trong làng săn về được một con thú rừng
như hươu hoặc nai… thì sản phẩm đó là của chung của cả làng. Gia đình đó
sẽ mổ con vật và mời cả làng đến ăn. Có trường hợp vì thương gia chủ nghèo
nên khi đi ăn dân làng còn mang theo gạo và rượu đến góp. Người Dao quan
niệm rằng: Nếu gia đình nào săn được thú rừng mà khơng mời làng đến ăn thì
hổ về tha lợn, người thì bị quở trách, chăn nuôi gia súc sẽ không phát đạt, bị
bệnh, bị thương…
Sản phẩm chính của họ là nguồn sản xuất nông nghiệp lúa nương, lúa
nước, rau và các sản phẩm hoa màu, thú rừng… song chỉ để tự cung tự cấp là
chính, chưa phát triển thành hàng hóa.


18

Chương 2

LỄ TẾT NHẢY CỦA NGƯỜI DAO Ở TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Mục đích tổ chức lễ Tết nhảy
Truyền thuyết của người Dao Quần Chẹt ở xã Nga Hoàng kể rằng:
Một năm hạn hán đói rét, người Dao phải đốt lửa sưởi, khi đi soi cá, do
vô ý làm cháy cái cầu Vàng của nhà vua. Nhà vua định chu di tam tộc, nhưng
may nhờ có quan Đại thần xin tha từ tội chết bằng đuổi cả bộ tộc đi biệt sứ.

Đặng Thị Hành, Bàn Văn Hội và Triệu Thông là 3 người dẫn đầu đoàn người


19

Dao sang Việt Nam tìm đất nơi cư trú. Vì ngơn ngữ bất đồng, binh lính Việt
Nam tưởng họ là giặc nên đã bắt giam một thời gian, về sau do đọc được giấy
“Thông hành” của họ, biết họ là dân lành, vua Lê đã tẩm bổ cho họ khoẻ
mạnh và cử 300 lính dẫn họ ngược theo sơng Hồng đi tìm miền đất sống. Đến
cửa Ba Hạc (Bạch Hạc), thấy có 3 con suối lớn thực ra là 3 con sông, với kinh
nghiệm du canh du cư, biết trước từ đây đổ ngược là miền sơn cước, đất rừng
màu mỡ thích hợp với cuộc sống đốt nương làm rẫy, họ trở về Trung Quốc
đóng 7 chiếc thuyền, tổ chức cho các họ người Dao vượt biển Móng Cái Quảng Ninh vào cửa sơng Hồng rồi lên ngược. Ở ngồi biển, 4 thuyền của họ
bị gió Bắc đánh bật ra xa bờ. Họ nhảy lên xin khất (hứa) với trời Phật, thánh
thần sau này sẽ làm “lễ Tết nhảy” để tạ ơn cứu hộ nếu được các đấng che chở
phù hộ đưa thuyền vào bờ. Riêng họ Triệu Mốc bị gió bão đẩy thuyền đi xa
hơn nên phải khất (hứa) sẽ làm “lễ Tầm đàng” để tạ ơn vì Tầm đàng là nghi lễ
lớn hơn, tốn kém hơn “lễ Tết nhảy”. Họ Triệu Mốc cập bờ Thanh Hố, cịn
các họ khác dạt vào cửa sông Hồng, lên đến Bạch Hạc họ bỏ thuyền, lên bờ
sinh sống. Đến gốc đa to, họ chém vào cây và thề sẽ cưu mang, đùm bọc
nhau. Nếu có bất hồ thì đóng cửa bảo nhau, sẽ không bao giờ kiện cáo nhau
ở cửa quan.
Trong dân gian đã truyền, kể chuyện người Dao vào Việt Nam là có sự
tổ chức của triều đại nhà Minh ở thời kì suy tàn, sắp bị triều đình Mãn Thanh
thay thế. Họ đi từ bờ biển Quảng Đơng sang, vì gặp nạn nên sau này mới phát
sinh ra lễ Tết nhảy - một trong những sinh hoạt tín ngưỡng lớn của người Dao
Phú Thọ.
Vì người Dao nói chung theo Đạo giáo, các thầy cúng càng cao tay
càng có nhiều quân binh âm. Trong các lễ Tết nhảy đều có múa đồng luyện
binh tướng, do đó trong sách “Người Dao ở Việt Nam” mới kết luận lễ Tết

nhảy là Tết luyện binh tướng. Thực ra, lễ Tết nhảy còn để nhằm tạ ơn trời đất,
thánh thần, Tổ tiên đã cứu giúp phù hộ cho họ thốt nạn ở ngồi biển Đơng.


20

Trước khi đoàn thuyền xuất phát, người Dao đã lường trước nguy hiểm nên
đã giao hẹn khi mắc nạn thì phải nhảy lên hứa sau này sẽ làm lễ Tết nhảy để
tạ ơn. Nếu thuyền nào nguy nan cuối cùng thì phải hứa làm tết to hơn. Thấy
các thuyền khác đã khất làm Tết nhảy và đã vào được bờ nhưng họ Triệu Mốc
bị bạt xa “khất” sau nên phải “khất” (hứa) làm lễ “Tầm đàng” để tạ ơn (Tầm
đàng là đám chay to). Vì vậy, người Dao theo Đạo giáo thờ Tam Phủ, riêng
họ Triệu Mốc thờ thêm Phủ Long Vương. Trong các đám chay họ Triệu Mốc
phải lập thêm đàn thờ Long Vương là vì thế.
Trong đám Tết nhảy của bất cứ nhóm Dao nào cũng có điệu “múa
chạy rùa” hay “múa rùa” còn gọi là “bắt ba ba”. Đó là kiểu múa vừa đi vừa
lom khom nhìn giống như con rùa hoặc con ba ba, diễn tả lại cảnh nhảy múa
trên thuyền khi di cư sang Việt Nam gặp nạn.
Chuyện 7 thuyền đi chuyến ấy có 4 thuyền gặp nạn, vì thế ở một xóm
Dao có họ phải làm Tết nhảy, có họ khơng phải làm nhảy là vì ơng cha họ
ngồi trên chiếc thuyền khơng gặp nạn. Ở Phú Thọ, số gia đình phải làm Tết
nhảy bao giờ cũng nhiều hơn số gia đình khơng có Tết nhảy.
Việc lấy Đặng Thị Hành, Bàn Văn Hội, Triệu Thơng làm Thành hồng
cùng với tục làm Tết nhảy và ngày 12 tháng Giêng hàng năm, người Dao ở
các tỉnh khác về Yên Lập làm lễ tổ đã nói lên Phú Thọ là mảnh đất đầu tiên
của bộ phận người Dao vào Việt Nam theo đường biển, đường sông, khác với
nhóm Dao khác đi lẻ tẻ theo đường bộ từ biên giới Vân Nam, Quảng Tây theo
kiểu nhảy dù di cư tự do, khơng có tổ chức chu đáo như những nhóm Dao vào
Phú Thọ.
Tết nhảy, tiếng Dao gọi là “Nhìang chầm đao”. Nghi lễ này nhằm mục

đích cúng Bàn Vương và luyện binh đao “âm binh” để bảo vệ cuộc sống và
sinh hoạt của gia tộc. Đồng bào Dao ở Phú Thọ còn quan niệm Tết nhảy là tết
tạ ơn trời phật, thánh thần, Bàn Vương đã phù hộ cho Tổ tiên mình vượt qua
được sóng to gió lớn nơi biển khơi, sống sót lên được bờ trong cuộc thiên di
từ Trung Quốc sang Việt Nam. Có làm tết tạ ơn, giữ đúng lời hứa khi khẩn



×