Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Tìm hiểu và khảo cứu về anh hùng trần văn ơn và

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.88 KB, 51 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nếu như được hỏi rằng: Ngày 9.1 là ngày gì thì chắc chắn bạn sẽ trả lời
thật dễ dàng: Đó là ngày truyền thống của học sinh, sinh viên Việt Nam.
Nhưng nếu được hỏi thêm : Tại sao ngày đó lại được chọn là ngày truyền
thống của sinh viên Việt Nam thì có bao nhiêu người trong số sinh viên
chúng ta trả lời được một cách chính xác?
Thực ra đó là một sự kiện lịch sử gắn liền với tinh thần anh dũng đấu
tranh của dân tộc, của những thanh niên Việt Nam trong cuộc kháng chiến
vệ quốc vĩ đại mà tiêu biểu là anh hùng Trần Văn Ơn.
Ngày nay, chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại, xã hội cơng
nghiệp hố hiện đại hố đang diễn ra trên tồn cầu. Nhưng nghịch lí của q
trình này đó là : Xã hội càng hiện đại với điều kiện đủ đầy về cả vật chất lẫn
tinh thần thì chúng ta lại càng dễ lãng quên và ít trân trọng những giá trị của
quá khứ, đặc biệt là những giá trị thuộc về lịch sử.
Với nhiệt huyết tuổi trẻ, niềm đam mê nghiên cứu khoa học, nhóm
chúng tơi đã quyết định tìm hiểu và khảo cứu về anh hùng Trần Văn ơn và
truyền thống đấu tranh của các thế hệ sinh viên VN.
Thông qua đề tài nghiên cứu đầu tay này chúng tôi hy vọng sẽ gửi
đến các bạn trẻ nói chung và sinh viên trường ĐHVHHN nói riêng những
thước phim cận cảnh của một giai đoạn lịch sử vẻ vang đồng thời nhóm
chúng tôi cũng muốn gửi đến các bạn một bức thông điệp về giữ gìn và trân
trọng những giá trị của quá khứ cũng như phát huy những giá trị này trong
xã hội ngày nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước đến nay đã có một số sách báo viết về vấn đề này như :

1


- Lịch sử phong trào học sinh- sịnh viên Việt Nam và Hội sinh viên Việt


Nam(1925-2003)
- Tìm hiểu về phong trào của tầng lớp học sinh, sinh viên
- Truyện : Trần Văn Ơn – Đồn Giỏi
- Ngịi pháo 9-1
Ngồi ra cịn có một số bài báo, trang web cũng đã có bài nói về anh
hùng Trần Văn Ơn.
Mặc dù những nghiên cứu đó đã đưa những thơng tin cơ bản về Trần
Văn Ơn đến cơng chúng. Nhưng vẫn chưa có một chuyên khảo toàn diện về
anh hùng Trần Văn Ơn và những tiếp nối của sinh viên VN.
Trong bài viết đầu tay này, chúng tơi mong muốn góp phần tìm hiểu
thêm về người anh hùng này cũng như nghiên cứu thêm về những phong
trào đấu tranh của thanh niên Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài được triển khai làm sáng tỏ các vấn đề sau:
- Anh hùng Trần Văn Ơn với phong trào đấu tranh của tầng lớp sinh viên
trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp.
- Sự kế tục truyền thống đó của sinh viên Việt Nam ở những giai đoạn về sau.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Cá nhân anh hùng Trần Văn Ơn
- Phong trào học sinh, sinh viên Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu như: tổng hợp, phân tích, so sánh.. Đặc biệt là phương pháp lịch sử và
phương pháp logic.
2


6. Bố cục

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bài viết có bố cục nội
dung như sau:
I. Anh hùng Trần Văn Ơn
II : Sự tiếp nối truyền thống của sinh viên Việt Nam
III: Một số đánh giá ban đầu

3


I. ANH HÙNG TRẦN VĂN ƠN
1. Sơ lược về tiểu sử
Trần Văn Ơn sinh ngày 29.5.1931. Tại xã Phước Thạnh- Huyện Châu
Thành- Tỉnh Bến Tre, trong một gia đình cơng chức. Năm 1949, sau khi tốt
nghiệp tiểu học anh cùng gia đình chuyển lên sinh sống tại sài Gịn.
Trong thời gian này anh theo học tại trường Pétrus Trương Vĩnh Kí –
Sài Gịn và đạt thành tích học tập cao. Năm học 1948-1949 anh đỗ bằng đệ
nhất, sau đó đến năm học 1949-1950 thì Trần Văn Ơn được đặc cách lên
lớp: tú tài (lớp seconde, tương đương với lớp 10 hiện nay).
Trần Văn Ơn là một học sinh chăm ngoan, hiếu nghĩa, lễ độ với cha
mẹ, thầy cô. Bên cạnh học tập cịn ham hoạt động xã hội. Trong cơng tác
cũng như học tập anh luôn tỏ ra khiêm tốn, cầu tiến chân thành với bạn bè.
Ngày 9.1.1950 anh đã hi sinh trong cuộc biểu tình chống lại chính
sách bắt bớ học sinh sinh viên của thực dân Pháp.
Tháng 2 năm 1950 tại Đại hội toàn quốc Liên đoàn thanh niên việt
Nam lần thứ nhất ở Việt Bắc, đã quyết định lấy ngày 9.1 hàng năm làm ngày
truyền thống của học sinh, sinh viên Việt Nam.
Ngày 11.1.1979 thủ tường Phạm Văn Đồng đã kí quyết định cơng
nhận liệt sĩ cho Trần Văn Ơn .
Tháng 3 năm 2000, Trần Văn Ơn được truy tặng danh hiệu Anh hùng
lực lượng vũ trang nhân dân.

Tên anh được đặt cho con đường và trường học ở thành phố Hố Chí
Minh, Biên Hồ. Ngồi ra tên anh còn được đặt cho giải thưởng Trần văn
Ơn , dành cho học sinh khối chuyên nghiệp và dạy nghề do Đồn thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức.

4


2. Hoạt động cách mạng của Trần Văn Ơn
Sinh ra vào những năm 30 của thế kỉ XX, khi mà thực dân Pháp đã
thống trị ở Việt Nam nói riêng và tồn cõi Đơng Dương nói chung trên 60
năm. Trần Văn Ơn cũng như nhiều người Việt Nam yêu nước khác đã thấy
rõ những hành động xâm lược, khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đối với
quê hương đất nước.
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
ra đời đã mở ra 1 kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc. Nhưng sau 3 tuần, thực
dân Pháp đã nổ súng tái xâm lược tại Nam bộ. Tháng 2.1946 Pháp trở lại
tấn công Bên Tre, dùng máy bay, tàu chiến và quân đổ bộ ồ ạt bắn phá các
phòng tuyến và tàn sát dân lành. Trong khi đó, các tầng lớp nhân dân tại
Nam bộ nói chung và Bên tre nói riêng đã anh dũng đứng lên chống lại thực
dân Pháp.
Tại trường Pétrus Trương Vĩnh Kí, Trần Văn Ơn đã sớm hoà nhịp vào
đội ngũ những học sinh yêu nước và tham gia tất cả các cuộc đấu tranh
chung của cả trường .
Những năm học 1947-1948, 1948-1949 anh đã tham gia vào phong
trào học sinh yêu nước tại trường, gia nhập Hội sinh viên Việt Nam Nam bộ,
tích cực nhận nhiệm vụ vận động anh em học sinh tham gia các hoạt động
chống thực dân Pháp và lũ bù nhìn tay sai.
Anh cùng một số bạn tìm đọc các sách báo tiến bộ , các tài liệu về chủ
nghĩa Mác, về Liên xô. Việc phổ biến các loại sách báo này được coi là một

phần quan trọng của công tác tuyên truyền.
Trong các cuộc đấu tranh của học sinh như: bãi khoá, chống độc lập
giả hiệu, chống Bảo Đại đến các trường Pétrus và Gia Long đến các cuộc tổ
chức công khai kỉ niệm ngày lễ truyền thống của cách mạng như ngày 19.5,
23.9. tại các trường anh đều có mặt trong đội ngũ cốt cán tham gia tổ chức
5


tại trường. Anh cịn được Đảng, Đồn học sinh phân cơng đi học hè tại các
trường tư thục để tìm quần chúng tốt tổ chức thêm mạng lưới cơ sở của Hội
học sinh Việt Nam.
Để chuẩn bị cho cuộc biểu tình chống Pháp tại Sài Gịn, ngày
8.1.1950 anh đã chuẩn bị các công việc kỹ lưỡng và chu đáo: vận động bạn
bè, in ấn tài liệu....
Ngày 9/1/1950 cuộc biểu tình trước Dinh thủ hiến bắt đầu được tiến
hành . Trần Văn Ơn là người tiên phong trong mọi công việc như giăng cờ,
biểu ngữ, yêu sách. Trước khí thế mạnh mẽ của đội ngũ “áo trắng”, thủ hiến
Trần Văn Hữu hoảng sợ đã lệnh cho tay sai Bazin đàn áp. Khi đó đồn học
sinh lần lượt kéo đến Nha học chính Nam Việt. Họ cử đồn đại diện 11
người (4 học sinh,7 giáo sư) gặp đại diện nhà chức trách đưa 3 yêu cầu: “Mở
cửa cho học sinh nội trú; Trả tự do cho 5 học sinh bị bắt và bảo đảm an ninh
cho học sinh nội trú” Tuy nhiên, thực dân Pháp chỉ đáp ứng 1 trong 3 yêu
cầu trên.Vì thế phong trào đấu tranh càng dâng cao. Đồn biểu tình cùng với
Trần Văn Ơn đã tiến tới dinh Thủ hiến Nam Pháp để tiếp tục đưa yêu sách.
Tại đây đã có khoảng hơn 2500 sinh viên hơn 500 đồng bào đứng rađấu
tranh buộc Trần Văn Hữu và các đại diên Pháp phải chấp nhận các yêu sách
còn lại.
Vào lúc 13h ngày 9/1/1950 ,chính quyền đã sử dụng một lực lượng
cảnh sát hùng hậu kết hợp với công an, lính lê dương, cảnh sát có vũ trang
như dùi cui, súng máy, súng ngắn, gạch đá, gậy gộc.... đàn áp dã man đồn

biểu tình.
Trong tình thế “nước sơi lửa bỏng” đó, Trần Văn Ơn đã dũng cảm che
chở để những sinh viên nữ thốt ra ngồi cuộc vây ráp.Trong lúc đó, lực
lượng đàn áp đã nổ nhiều loạn đạn về phía anh. Trần Văn Ơn đã anh dũng

6


ngã xuống. Hơn 60 sinh viên khác cũng đã bị chúng đàn áp, đánh đập hết
sức dã man.
3. Lễ truy điệu anh hùng Trần Văn Ơn.
Sự hi sinh cuả Trần Văn Ơn đã nhanh chóng được truyền đi kháp mọi
nơi. Sự kiện này đã thức tỉnh lòng yêu nước trong đồng bào cả nước. Đám
tang của Trần Văn Ơn đã diễn ra và trở thành một cuộc đấu tranh mạnh
mẽ,một cuộc biểu tình, biểu dương lực lượng thu hút được đông đảo tất cả
mọi tầng lớp nhân dân tham gia.
Tại Sài Gòn - Chợ Lớn
Ban đại diện hoc sinh nội trú đã tiến hành triển khai các kế hoạch như
thông báo với báo chí, cử người thay phiên nhau trực 24/24 giờ tại nhà xác,
canh giữ thi hài Trần Văn Ơn; cử đại diện đấu tranh với bọn cầm quyền đòi
đem xác anh về quàn tại trường Petrus Ký và làm lễ truy điệu 5 ngày, an
táng trang trọng tại đất Thánh tây – tức nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi.
Tuy nhiên, chính quyền đã khơng đồng ý và chỉ cho quàn xác 3 ngày tại nhà
vĩnh biệt đường Thuận Kiều, sau đó đưa an táng ở nghĩa trang Chợ Lớn.
Lễ tang Trần Văn ơn được tổ chức trọng thể vào sáng ngày 12-1-1950.
Từ 10.1 đến 12.1.1950 hàng trăm đoàn đại biểu đại diện cho đồng bào các
giới Sài Gòn -Chợ Lớn và các tỉnh lân cận, công nhân lao động, nơng dân,
tiểu thương, trí thức tơn giáo, các nghành nghề tự do .....học sinh các cấp
lớp, các trường công lập, tư thục mang tràng hoa đến viếng , thắp hương
tưởng niệm Trần Văn Ơn.

Trong bài “Một ngày đáng nhớ: 9-1-1950” do các anh Nguyễn An Tịnh
và Hồng Điểu viết:
...“Đặc biệt là số người đến viếng, tuy đông như vậy nhưng ai ai cũng im
lặng, nói rất khẽ. Một khơng khí trầm mặc lắng xuống toàn thành phố.Cả
thành phố đều đến với thanh niên học sinh để bày tỏ một tấc lòng.Chúng
7


tôi rất xúc động khi thấy một cụ già lom khom đế viếng, cụ vái lạy trước
bàn thờ anh hùng Trần Văn Ơn. Chúng tôi vội vã đỡ cụ dậy, xin cụ miễn
cho vì anh Ơn chỉ đáng tuổi con cháu cụ. Cụ bảo: “Tôi không lạy anh
Trần Văn Ơn bình thường. Tơi lạy người anh hùng dân tộc”
(trích” Ngịi pháo 9-1” NXB Trẻ , 2000)
Trước mộ anh đã có hàng chục điếu văn được đọc bày tỏ nỗi uất hận,
căm hờn và lịng xót thương tiễn biệt
*, Trích điếu văn của anh Nguyễn Minh Mãn- Đại biểu nam học sinh với
bài phúng “Bạn mất đi nhưng gương hi sanh của bạn cịn soi sáng mn
thủa”
...”Một lần nữa chúng tơi xin nghiêng mình trước linh hồn của các bạn đã
bỏ mình vì chánh nghĩa. Vì vậy nên yêu chuộng tự do đã quyến binh vực
những bạn bè bị giam cầm.
Bạn mất đi song tinh thần của bạn vẫn sống mãi trong long mỗi họ vẫn
cứ soi sáng muôn thủa.
lịch sử sẽ không bao giờ quên các bạn như một trong những người con đã
đỏ máu cho đát nước. Toàn thể anh chị em học sanh sẽ nghi mãi mãi nơi
lòng tên tuổi của tất cả các bạn.
Trước linh hồn các bạn, trước dòng máu các bạn đã đổi, trước sự căm
hờn của phụ huynh và dân Sài thành toàn thẻ nam nữ học sanh xin tố cáo
hành động đàn áp ngày 9.1.
Tinh thần Trần Văn Ơn bất liệt

Tinh thần các ác bạn học sanh ngộ sau ngày 9-1 bất diệt.
(Báo Việt Thanh số 297 ngày 14.1.1950)
*Trích điếu văn của chị Huỳnh thị Ngôn- đại biểu nữ học sinh với bài
phúng “Học sanh chúng ta , những tâm hồn trong sáng nào có tội tình chi”

8


...”Học sanh chúng ta, những tâm hồn trong sáng nào có tội tình chi? chỉ
vì biết u thương nhau , đùm bọc nhau bênh vực lẫn nhau mà bị đánh, bị
đập, bị bắn...hiện nay người có rên siết trên giường bịnh, kẻ thì xuống
chốn tuyền đài.
Hồ hợp với máu của chiến sĩ, máu của học sanh đã chảy để bảo vệ chính
nghĩa học sanh. Đó là ý nghĩa sâu xa mà cũng là đau đớn nhứt lịch sử sẽ
muôn đời nghi nhớ, tồn thể học sanh chúgn ta sẽ khơng bao giờ quên
được ngày 9-1, ngày mà anh Trần Văn Ơn cùng các bạn đòng nạn đã vui
lòng đem xương máu, đem sanh mạng để đổi lấy tự do cho các bạn bị
giam cầm. ”
(Báo Việt Thanh số 297 ngày 14.1.1950)
Lễ truy điệu anh Trần Văn Ơn ở Hà Nội tạm chiếm
Tại Hà nội, tang lễ Trần Văn ơn được tổ chức thành 2 phần: cơng
khai và bí mật.
Cơng khai: Một ban tổ chức được thành lập dưới sự bảo trợ của
Tổng Hội sinh viên, bao gồm một số trường lớn, trong đó có cả trường Dũng
Lạc và Anbexaro. Ban tổ chức triển khai các khâu mấu chốt : viết thông báo
đăng trên báo, liên hệ với các cha ở nhà thờ và các hoà thượng ở chùa Quán
Sứ về tổ chức nghi lễ. Liên hệ với các nhà tri thức có thiện cảm với cách
mạng và giới học sinh . Liên hệ với cả các sở cẩm Hàng Trống, đề nghị trải
nhân viên ra giữ gìn trật tự và chống bọn quấy rối . Ở đâu cũng đều nhận
được sự hưởng ứng nhiệt tình, chúng tỏ mọi tầng lớp nhân dân đều ngầm

hướng về cách mạng, kháng chiến.
Hoạt động bí mật: Chủ yếu là vận động, bí mật tổ chức
hoạt động làm nịng cốt cho lớp vỏ cơng khai bên ngoài.

9

những


Chỉ bằng phương tiện truyền miệng nhưng đã chuản bị kỹ lưỡng kế hoạch
cho buổi lễ truy điệu: mặc đồng phục đen hoặc trắng, đeo băng tang, đeo
khẩu hiệu, nơi tập hợp và giờ giấc chuẩn bị tuần hành trên đường.....
Ngày 20.1 học sinh trên 20 trường trung học và đại biểu tồn thành phố bãi
khố kéo theo sự tê liệt của mọi sinh hoạt bình thường trong thành phố: cửa
hàng chậm mở, cửa hàng thưa thớt, xe cộ vắng vẻ... nhà thờ lớn Hà Nội treo
băng tang theo nghi lễ trang trọng nhất, từng hồi chuông rộ rã từ sớm tạo
khơng khí của một ngày khơng bình thường.
Ở chùa Quán Sứ cờ, biểu ngữ.khẩu hiệu, câu đối, hương khói cịn uy
nghi hơn khơng hiểu từ đâu đã xuất hiện một phịng triển lãm những bức ảnh
chưa từng cơng bố về phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên Sài Gòn
cũng như đám tang Trần Văn Ơn .
Các vị hoà thượng, các nhà sư trang phục chỉnh tề bắt đầu buổi lễ. Bài
vị Trần Văn Ơn người hi sinh anh dũng được đặt ở vị trí trung tâm.Từ nơi
tập hợp là các trường học sinh lớp nào, lớp nấy đều trang phục trắng đen , đi
trong hàng ngũ trật tự diễu qua các phố trườc khi đến nhà thờ lớn và chùa
Quán Sứ. Rất đông dân chúng và mọi tầng lớp tụ tập nhiệt tình hưởng ứng
phong trào học sinh và cổ vũ khi các đoàn học sinh đi qua, đặc biệt là một số
phụ huynh học sinh và phật tử , giáo dân cũng tự lập ra những đoàn riêng tới
chùa Quán Sứ và Nhà thờ lớn tham gia lễ truy điệu.
Có thể thấy rằng, sự hy sinh của Trần Văn ơn đã tạo nên một làn

sóng đấu tranh dữ dội, không những đã tranh thủ được sự địng tình ủng hộ
rộng rãi của mọi tầng lớp nhân dân hướng về kháng chiến mà đồng thời
cũng là lời cảnh báo đối với bon nguỵ quyền để chúng phải chùn tay trước
những hành động đàn áp.

10


II. SỰ TIẾP NỐI TRUYỀN THỐNG CỦA
SINH VIÊN VIỆT NAM
1. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp
1.1 Tại Sài Gòn
Sau sự hi sinh anh dũng của anh Trần Văn Ơn phong trào đấu tranh
chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ nổ ra càng mạnh mẽ tiếp nối truyền
thống cách mạng của thế hệ trước, tiêu biểu nhất là ở Sài Gòn.
Mở đầu là cuộc mittinh xuống đường chống Mỹ 19/3/1950. Vào tháng
3/1950 Mỹ đưa một tàu sân bay có 71 máy bay đi vào biển đơng đậu ngồi
khơi, cho 2 chiến hạm Anderson và stickwel vào cập bến cảng Sài Gòn.
Ngày 19/3/1950 các giới đồng bào ở Sài Gòn, Chợ Lớn dã cùng hẹn nhau
họp mít tinh tại trường Tơn Thọ Tường. Khi bị Pháp dùng dùi cui giải tán.
Đoàn người mít tinh lập hàng rào bảo vệ đồng thời hô vang khẩu hiệu “đả
đảo can thiệp Mỹ”, “ đế quốc Mỹ không được can thiệp vào chiến tranh đặc
biệt”. Đoàn người bắt đầu xuống đường tuần hành từ trường Tôn Thọ Tường
ra chợ Bến Thành rồi tiếp ra hướng bờ sơng.
Tham gia cuộc biểu tình có học sinh, sinh viên hầu hết các trường
công tư thục, các trường dạy nghề, cao đẳng kỷ thuật, đại học, các giào viên
trường tiểu học, trung học công nhân của hãng Brossard-Mopin, BaSon, bưu
điện …Ngày 19/3/1950 đã được ghi vào lịch sử hiện đại Việt Nam là ngày
tồn quốc chống Mỹ.
Hịa cùng phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên tại Sài Gòn là

phong trào đấu tranh của học sinh người Việt gốc Hoa. Tiêu biểu là chị Trần
Bội Cơ, hi sinh ngày 12/5/1950, khi mới tròn 18 tuổi.

11


1. 2. Tại Hà Nội và các địa phương khác
Trên cả nước phong trào chống giặc bắt lính diễn ra sôi nổi. Ở Hà
Nội, tiêu biểu là học sinh kháng chiến trường Chu Văn An, trường Trưng
Vương có nhiều hình thức vận động đấu tranh. Các học sinh đến từng nhà
của những học sinh bị Pháp bắt đi lính tuyên truyền, giải thích cho gia đình
họ hiểu động cơ đen tối của Pháp. Các trường Minh Tân, Tây Sơn, Nguyễn
Khuyến, Khai Thành, Đại học văn khoa, Đại học sư phạm dấy lên phong
trào cam kết bí mật khơng đi lính cho Pháp…
Từ tháng 3/1954 đến tháng 5/1954 có trên 800 học sinh các trường
trung học Minh Tân, Tây Sơn, Chu Văn An liên tục bãi khóa chống học tập
quân sự, chống động viên. Tiếp theo một số trường đại học cũng hưởng ứng.
Những cuộc đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh xâm lược và lập lại
hịa bình ở Việt Nam liên tiếp xảy ra. Những cuộc mít tinh do địch tổ chức
tại Sài Gòn, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Hải Phịng nhằm tun truyền bịa đặt và
vu cáo chính phủ ta đều bị các tầng lớp nhân dân và học sinh, sinh viên phản
đối không tham dự.
Năm 1953-1954 khi quân ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ, hàng vạn
học sinh, sinh viên vùng tự do và căn cứ kháng chiến đã xung phong gia
nhập bộ đội, thanh niên xung phong và dân công hỏa tuyến. tiếp nối truyền
thông vừa học tập vừa tham gia công tác, hàng trăm sinh viên các trường y
khoa, giao thơng cơng chính…cùng các thầy cơ đang học tập và giảng dạy
tại Việt Bắc đã tự nguyện tạm rời mái trường lên phục vụ chiến dịch lịch sử
Điện Biên Phủ theo chun mơn của mình.
Phối hợp với chiến trường Tây B học sinh, sinh viên vùng tạm chiếm

đặc biệt là các thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn,
Cần Thơ đẩy mạnh phong trào chống địch bắt lính với khẩu hiệu”quyết
khơng đi linh cho giặc” với nhiều hình thức phong phú quyết liệt ngoài ra
12


cịn dấy lên phong trào đấu tranh chính trị, địi thực dân Pháp chấm dứt
chiến tranh lược thương lượng và ký hiệp định với chính phủ kháng chiến.
Một hoạt động nổi bật trong tháng 4/1954 là học sinh, sinh viên các
trường Hà Nội rải truyền đơn gửi thư lấy chữ ký địi chính phủ Pháp thương
lượng với chính phủ Hồ Chí Minh. Đặc biệt đại diện sinh viên Hà Nội đã
họp và công bố lập trường của sinh viên Hà Nội là độc lập thực sự, chống
mở rộng và quốc tế hóa chiến tranh, địi đình chỉ ở Việt Nam.
Suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đầy gian khổ
dưới ngọn cờ của đảng và Bác Hồ , đặc biệt là từ sau khi anh hùng Trần Văn
ơn hi sinh, lực lượng học sinh, sinh viên đoàn kết với thanh niên công nhân,
nông dân luôn đề cao tinh thần yêu nước, hăng hái học tập, ra sức phục vụ
kháng chiến, trực tiếp gia nhập quân đội khi có yêu cầu. Tiến hành đấu tranh
chống khủng bố, chống bắt lính, chống nơ dịch góp phần đắc lực đưa cuộc
kháng chiến đi đến thắng lợi.
2. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước
2.1 Thi đua học tập rèn luyện, phấn đấu xây dựng CNXH ở miền
Bắc làm cơ sở vững chắc cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
- Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954) miền Bắc nước ta đi
lên xây dựng CNXH, miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh với đế quốc Mỹ.
Miền Bắc nước ta lúc nay đi lên CNXH với một nền kinh tế nghèo
nàn lạc hậu, chiến tranh tàn phá hết sức nặng nề, phải đương đầu với mn
vàn khó khăn chồng chất: sản xuất bị sa sút nghiêm trọng, thương nghiệp bị
đình đốn, tàn dư của chế độ cũ vẫn cịn tồn tại.
Nhận thức rõ vai trò và sứ mệnh lịch sử của mình trước tình hình và

nhiệm vụ mới của tổ quốc, hàng vạn học sinh, sinh viên cùng với hàng triệu
13


nam nữ thanh niên miền Bắc đã hăng hái xung phong đi đầu, góp phần tích
cực cho giải quyết hàng loạt nhiệm vụ quan trọng.
Ngày 4/10/1954 hàng vạn thầy giáo sinh viên các trường đại học sư
phạm văn khoa, sư phạm khoa học đã tập trung ở trường, kiên quyết giữ tài
liệu, dụng cụ học tập, đồ dùng thí nghiệm, bảo vệ toàn vện trường học
Ngoài ra, trong giai đoạn này, các trường còn tổ chức cho học sinh,
sinh viên về nông thôn tham gia lao động giúp đỡ nông dân thu hoạch mùa
màng, sửa chữa và xây dựng trường học để các em có nơi học tập. Học sinh,
sinh viên cịn tích cực tham gia dạy bình dân học vụ.
Ở thủ đô Hà nội, thanh niên học sinh, sinh viên đã hăng hái tham gia
vệ sinh, làm đẹp phố phường. Hằng ngày trên các đường phố; tại các xóm
làng có hàng vạn thanh niên tự nguyện lao động sửa sang, quét dọn xóa bỏ
những dấu vết chiến tranh và những tàn tích của chủ nghĩa thực dân chiếm
đóng. Học sinh, sinh viên thủ đô đã đi đầu trong cuộc đấu tranh xóa bỏ
những tàn dư văn hóa đồi trụy của chủ nghĩa thực dân và các hủ tục do chế
độ cũ để lại tổ chức và vận động thanh niên và nhân dân xay nếp sống mới.
Mặc dù hiệp định Giơnevơ được kí kết nhưng Mỹ và bè lũ tay sai đã
phá hoại hiệp định. Chúng thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân
dân, thanh niên, học sinh, sinh viên miền Nam.
Trong tháng 3/1955 thanh niên, học sinh Hải Phòng đã đẩy mạnh một
cuộc tuyên truyền vận động nhân dân và thanh niên không mắc mưu lừa bịp
của địch, đáu tranh chông tháo dở di chuyển máy móc, chống cưỡng ép đồng
bào di cư vào Nam. Phản dối hành động vi phạm hiệp định Giơ ne vơ. Học
sinh, sinh viên ở các trường ở Hà Nội họp mít tinh biểu tình lại quan hệ bình
thường giữa 2 miền Nam- Bắc, đòi trao đổi thư từ, bưu thiếp, đồng bào được
đi lại bà con qau giơi tuyến quân sự tạm thời.


14


Để thống nhất hoạt động của phong trào sinh viên ngày 11/2/1955 đại
biểu hội sinh viên đại học Hà Nội và đại biểu đoàn sinh viên Việt Nam đã họp
hội nghị liên tịch bàn việc thống nhất lực lượng và hoạt động của sinh viên.
Trong 3 ngay từ 29-31/7/1955 tại Hà Nội 244 đại biểu chính và 255
đại biểu dự thính đã họp đại hội để thống nhất lực lượng và tổ chức phong
trao sinh viên toàn quốc. Đại hội quyết định lấy tên mới của tổ chức sinh
viên là hội liên hiệp sinh viên Viêt Nam. Đây là bước ngoặt của phong trào
sinh viên nước ta nhằm tập hợp đoàn kết mọi sinh viên thành một lực lượng
hùng mạnh để đấu tranh thống nhất nước nhà.
Trong phong trào học tập học sinh, sinh viên Việt Nam cũng đạt được
kết quả to lớn. Năm 1955-1956 mới là năm thứ 2 trở lại trường phần lớn thời
gian còn tập trung cho việc xây dựng trường lớp, khắc phục khó khăn, giáo
viên vừa biên soạn giáo án vừa giảng dạy nhưng đã có trên 70% số học sinh,
sinh viên đạt điểm từ trung bình trở lên, 80% đã được lên lớp và tốt nghiệp.
đến nam 1958 qua 3 năm học tập đã co 636 sinh viên sư phạm và y khoa và
2160 sinh viên trường khoa học xã hội, kinh tế tài chính tốt nghiệp ra trường
vế các địa phương phục vụ khôi phuc và phát triển đất nước. Tỉ lệ tốt nghiệp
đạt 81-95%.
Năm 1959 -1960 có 6 vạn học sinh, sinh viên tình nguyện về nơng
thơn, lên miền núi tham gia dậy bình dân học vụ; bổ túc văn hóa cho thanh
niên và nhân dân. Học tập và nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ chủ yếu của
sinh viên, mặc dù cịn rất nhiều khó khăn về nội dung và chương trình về
trình độ của sinh viên nhưng với sự cố gắng vượt qua mọi khó khăn của học
sinh, sinh viên đã đạt được kết quả tốt. Trường Đại học Bách Khoa có 18
nhóm nghiên cứu khoa học, Đại học Tổng Hợp thành lập được hội khoa học
sinh viên. Hội liên hiệp thanh niên còn đề ra phong trào phấn đấu trở thành


15


học sinh, sinh viên tiên tiến. Từ năm 1961 có phong trào thi đua hai tốt “dậy
tốt – học tốt” đạt được kết quả cao.
Trước tình hình đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đẩy mạnh cuộc chiến
tranh xâm lược Việt Nam. Tháng 3 /1964 Bác Hồ ra lời kêu gọi mỗi người
làm việc bằng hai để đền đáp đồng bào miền Nam ruột thịt. Tiêu biểu cho
phong trào này là chi hội sinh viên các trường Đại học Tổng Hợp, Đại học
Giao Thông Vận Tải, Đại học Nông Lâm.
Bị thất bại ở Việt Nam, nhất là trong chiến tranh đặc biệt, đế quốc Mỹ
đã ồ ạt đưa quân vào miền Nam. Đặc biệt từ 5/8/1964 Mỹ đã đánh phá miền
Bắc, miền Bắc trực tiếp đối mặt với đế quốc Mỹ. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu
gọi “ Lúc này chống Mỹ cứu nước là nghĩa vụ thiêng liêng nhất của mọi
người dân Việt Nam yêu nước… Chiến tranh có thể kéo dài 5 đến 10, 20
năm hoặc lâu hơn nữa Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xía nghiệp
có thể bị tàn phá, song nhân Việt Nam quyết khơng sợ, khơng có gì q hơn
độc lập tự do”. Với lòng yêu nước và truyền thống đấu tranh ngày 9/8/1964
có 26 vạn thanh niên, học sinh, sinh viên thủ đô Hà Nội hàng ngũ chỉnh tề
xuống đường tuần hành biểu thị ý trí quyết tâm chống đế quốc Mỹ xâm lược
với tinh thần “ ba sẵn sàng” mở đầu cho phong trào hoạt động cách mạng
rộng lớn của tuổi trẻ miền Bắc. Phong trào đã lan nhanh ra tồn miền Bắc.
Chỉ trong thời gian ngắn đã có trên 1,5 triệu thanh niên, học sinh, sinh viên
làm đơn tình nguyện đăng kí “ ba sẵn sàng”.
Trong hồn cảnh khó khăn, chiến trang phá hoại của Mỹ làm cho các
trường học phải sơ tán nhưng công tác nghiên cứu khoa học vẫn coi trọng.
Năm học 1967 – 1968 có hàng trăn cán bộ giảng dạy và sinh viên về các
tỉnh, đến các vùng có chiến tranh ác liệt trực tiếp nghiên cứu giúp đỡ kinh tế
cho các ngành công nghiệp địa phương, cho sản xuất nông nghiệp kể cả việc

rà phá mìn.Hàng trục đề tài khoa học được vận dụng đạt kết quả tốt. Cán bộ
16


sinh viên trường Đại học Y Khoa, Đại học Hà Nội, Đại học Giao Thông Vân
Tải trục tiếp phục vụ, giải quyết hậu quả do máy bay địch đánh phá gây ra.
Hầu hết các trường Đại học đều thành lập được “ Hội đông khoa học sinh
viên” cùng với các tổ nhóm chuyên đề.
Ngày 6-7/1/1970 tại hội nghị đại biểu toàn quốc Hội Liên Hiệp sinh viên
Việt Nam lần thứ IV đã đánh giá cao vai trò của Hội Liên Hiệp sinh viên va
sinh viên trong phong trào ba sẵn sàng. Hàng ngàn sinh viên đã xung phong
tòng quân lên đường giết giặt cứu nước. Hàng trăm anh chị em đã tình nguyện
đến nhận nhiệm vụ ở tuyến lửa bị máy bay địch đánh phá liên tục.
Sinh viên tiêu biểu thời ký đó mà ai cũng biết đó là Nguyễn Văn Thạc
anh sinh năm 1952 nhập ngũ ngày 16/09/1971 , anh đã đạt giải nhất cuộc thi
học sinh giỏi Văn tồn miền Bắc. Với thành tích học tập kể trên, anh đã đạt
được Ban tuyển sinh Hà Nội xếp vào diện cử đi đào tạo tại Liên Xô. Nhưng
theo chủ trương chung phần lớn những nam học sinh xuất sắc năm đó đều
phải ở lại tham gia quân đội. Trong khi chờ gọi nhập ngũ anh Thạc đã xin thi
và đỗ vào khoa Toán – Cơ của trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội. Vừa học
năm thứ nhất, anh vừa tự học thêm để hồn thành chương trình năm thứ hai
và được nhà trường đồng ý cho lên học thẳng năm thứ ba. Đó là thời gian
cuộc kháng chiến chống Mỹ đang bước vào giai đoạn mới. Chiến trường
miền Nam ngày càng gay go và ác liệt. Hàng ngàn sinh viên các trường Đại
học phải tạm ngừng việc học tập, để bổ xung lực lượng chiến đấu cho quân
đội. Nguyễn Văn Thạc đã đi theo tiếng gọi của đất nước tiếp nối truyền
thống anh hùng anh đã nhập ngũ và hi sinh tháng 5/1972 khi chưa đầy 10
tháng tuổi quân và 20 tuổi đời. Anh đã coi là tấm gương điển hình của thời
kháng chiến chống Mỹ, tiếp nối truyền thống đấu tranh của thế hệ đi trước.
Tháng 4/1972 Mỹ ném bom miền Bắc, dùng cả máy bay B52 hủy diệt

nhiều vùng. Với khi thế “ ba sẵn sàng” sinh viên các trường Đại học bước
17


vào trận chiến mới nêu cao quyết tâm đánh giặc Mỹ. Sinh viên khoa Điện,
Động Lực của trường Đại học Bách Khoa, đã đến các trận địa pháo, tên lửa
phục vụ chiến đấu, bảo quản, sửa chữa vũ khí, khí tài. Trên 200 sinh viên
các lớp Y6 Đại học Bách Khoa đã đến nơi bị địch đánh phá tham gia cứu
chữa cho đồng bào. Sinh viên trường Thủy Lợi tham gia kiểm tra, bảo vệ đê
điều, giúp nông dân bồi đắp, gia công các quãng đê xung yếu… . Hàng ngàn
nam nữ sinh viên đã hăng hái tham gia khám tuyển sức khỏe chuẩn bị lên
đường nhập ngũ. Khẩu hiệu “Mỗi trường học là chiến hào kiên cường chống
Mỹ” ngày đêm thôi thúc tuổi trẻ học đường miền Bắc tiến lên phía trước.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hàng chục vạn học
sinh, sinh viên đã tham gia nhập ngũ. Đó là tinh thần yêu nước,là sự tiếp nối
truyền thống vẻ vang của các thế hệ trước. Ngoài những gương mặt tiêu biểu
mà báo đài hay nhắc đến trong thời gian gần đây như Đặng Thùy Trâm,
Vương Đình Cung, Đặng Xuân Dương, Dương Nhật Thăng, Vũ Xuân Thiều.
Suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước gian khổ, học sinh, sinh
viên miền Bắc đã đóng góp vào sự nghiệp kháng chiến một lực lượng không
nhỏ. Mặt khác họ cũng trực tiếp lên đường vào Nam chiến đấu, đã có hàng
ngàn học sinh, sinh viên xếp bút nghiên đi đánh giặc.
2.2. Đấu tranh kiên cường vì sự nghiệp giải phóng miền Nam thống
nhất tổ quốc.
Với âm mưu chia cắt đất nước ta lâu dài biến miền Nam thành thuộc
địa kiểu mới. Đế quốc Mỹ từng bước hất cẳng Pháp, đưa Ngơ Đình Diệm và
bọn tay sai của Mỹ lên nắm chính quyền, thẳng tay đàn áp phong trào cách
mạng miền Nam và phá hoại công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.
Sau 1954 nếu học sinh, sinh viên miền bắc ra sức khơi phục khó khăn
xây dựng CNXH , tiếp tục chi viện cho Miền Nam thì học sinh, sinh viên

miền Nam trực tiếp đương đầu với đế quốc Mỹ. Bằng những cố gắng vượt
18


bậc học sinh, sinh viên miền Nam đã góp một phần quan trọng vào sự
nghiệp thống nhất đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và tinh thần yêu
nước tiếp nối truyền thống cách mạng phong trào của học sinh, sinh viên
miền Nam đã phát triển vượt bậc. Để tổ chức , tập hợp và giáo dục thanh
niên, học sinh, sinh viên Đảng ta chủ trương đưa họ vào hoạt động trong tất
cả các tổ chức công khai, hợp pháp để tun truyền, giác mộ cách mạng đấu
tranh vì hịa bình và độc lập dân tộc, chống chiến tranh, chống Mỹ và tay sai.
Đến năm 1957 hầu hết các trường trung học ở Sài Gòn và các thành phố, thị
xã đều có hiệu đồn học sinh. Năm 1956 ở Sài Gòn đã thành lập được ban
cán sự học sinh, sinh viên.
Tháng 2/1958 đại diện ban cán sự học sinh, sinh viên Sài Gòn kiến
nghị đòi tăng học bổng, bỏ lệ phí thi cử, giảm học phí, chuyên ngữ ở Đại học
thành tiếng mẹ đẻ. Cuộc chiến tranh chống văn hóa lại càng tăng, đồi trụy và
phản động của học sinh, sinh viên ngày càng phát triển với những hình thức
tập hợp rất phong phú, đa dạng từ tập hợp lẻ từng lớp đến từng trường và cả
liên trường sinh hoạt dưới dạng học tập hội thảo, tạo đàm, ra báo trường, báo
liếp ..
Sau đồng khởi phong trào cách mạng, tổ chức Đoàn và phong trào
thanh niên học sinh, sinh viên ở miền Nam nhanh chóng được khơi phục và
phát triển mạnh ở nhiều vùng, nhiều điạ phương. Ngày 9/1/1961 hội liên
hiệp sinh viên giải phóng Miền Nam ra đời .
Ngày 26/3/1961 đội vũ trang quyết tử của học sinh, sinh viên Sài
Gòn- Gia Định được thành lập. Ngày 6/4/1961 dưới sự chỉ huy của hai anh
Lê Hồng Tư và Hà Văn Hiền đội đã ra quân đánh trận đầu tiên diệt tên
UyLiamTomat chuyên viên cao cấp của không quân Mỹ tại đường Ngơ Thời
Nhiệm. Phong trào đấu tranh địi các quyền lợi trong nhà trường. Phong trào

đấu tranh đói các quyền lợi trong nhà trường cũng liên tiếp nổ ra ngày
19


17/1/1961 trước âm mưa của ngụy quyền Sài Gòn bắt học sinh đóng học phí,
thi cử. Ban cán sự học sinh đã đã phát động quần chúng đấu tranh. Hơn 1000
học sinh các trường trung học tại Sài Gòn – Gia Định đã tập hợp tại Sở Thú
biểu dương lực lượng đưa kiến nghị địi giảm học phí, thi cử. Tháng 3/1961
hơn 100 học sinh lại tập trung ở vườn Tao Đàn tiếp tục cuộc đấu tranh và
một tuần lễ sau ngụy quyền Sài Gịn phải ra thơng báo bãi bõ lệ phí thi cử.
Năm 1962 sinh viên các trường đại học có nhiều cuộc đấu tranh địi
phải dạy tiếng Việt. Cùng năm đó 5000 học sinh, sinh viên đã tập trung ở sở
thú mít tinh chống chế độ bắt học sinh, sinh viên đi lính chống chế độ bán
quân sự trong học đường, chống ngụy quyền bắt các trường đỡ đầu ấp chiến
lược, chống việc sát nhập hiệu đoàn học sinh vào tổ chức thanh niên học
đường và khu đoàn thanh niên do ngụy quyền đặt ra.
Để tăng cường sự chỉ đạo và đưa hoạt động của phong trào học sinh,
sinh viên phát triển rộng rải đến tận các địa phương, cơ sở. Đầu thang
3/1963 hội liên hiệp học sinh, sinh viên miền trung trung bộ được thành lập,
tiếp đó ngày 17/3/1963 đồn sinh viên phật tử Huế ra đời thu hút học sinh,
sinh viên yêu nước tham gia. Điều trên đã làm cho phong trào học sinh, sinh
viên ở các tỉnh miền trung đã có sự chuyển biến đáng kể. Mở đầu là phong
trào đấu tranh của học sinh, sinh viên phật tử Huế trong ngày lễ phật Đản lần
thứ 2507. Hưởng ứng và ủng hộ cuộc đấu tranh của học sinh, sinh viên và bà
con tăng ni phật tử Huế, học sinh, sinh viên khắp tỉnh thành miền Nam có
nhiều hình thức đấu tranh phối hợp.
Ngày 16/6/1963 hàng trăm tín đồ học sinh, sinh viên, nơng dân dự
đám tang của hịa thượng Thích Quảng Đức.
Ngày 25/8/1963 hơn 5000 học sinh biếu tình tại chợ Bến Thành .
Ngày 2/11/1963 ngay sau khi Diệm Nhu bị lật đổ gần một triệu thanh

niên học sinh, sinh viên, đồng bào tổ chức thành 20 đồn biểu tình đi qua
20



×