Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Tìm hiểu về làng nghề tranh đông hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (991.19 KB, 36 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................3
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................3
2. Đối tượng nghiên cứu................................................................................4
3. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................4
4. Mục đích nghiên cứu................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................4
6. Bố cục bài Tiểu luận.................................................................................5
CHƯƠNG 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG NGHỀ
TRANH ĐƠNG HỒ........................................................................................6
1.1. Sự hình thành và phát triển của làng nghề tranh Đông Hồ....................6
1.2. Vài nét về làng nghề và tranh Đơng Hồ.................................................7
CHƯƠNG 2: Q TRÌNH SẢN XUẤT VÀ LOẠI HÌNH SẢN PHẨM
CỦA TRANH Ở LÀNG NGHỀ TRANH ĐÔNG HỒ................................10
2.1. Nguyên liệu..........................................................................................10
2.1.1. Giấy................................................................................................10
2.1.2. Hồ...................................................................................................11
2.1.3. Các màu vẽ.....................................................................................11
2.2. Dụng cụ sản xuất..................................................................................12
2.2.1 Ván in..............................................................................................12
2.2.2. Bìa in..............................................................................................12
2.2.3. Chổi thơng......................................................................................12
2.2.4. Chậu mực........................................................................................12
2.2.5. Xơ mướp.........................................................................................13
2.3. Quy trình sản xuất................................................................................13
2.3.1. Kĩ thuật pha giấy, bồi điệp, nhuộm giấy........................................13

1


2.3.2. Kĩ thuật in tranh..............................................................................13


2.4. Các loại tranh.......................................................................................15
2.4.1. Tranh chúc tụng..............................................................................15
2.4.2. Tranh thờ........................................................................................17
2.4.3. Tranh sinh hoạt xã hội....................................................................17
2.4.4. Tranh minh họa văn học và lịch sử................................................19
2.4.5. Tranh cảnh vật................................................................................20
2.4.6. Tranh châm biếm, đả kích và tuyên truyền cổ động.......................21
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ, NHỮNG BIỆN
PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY TÁC DỤNG........................................23
3.1. Giá trị của tranh dân gian Đông Hồ.....................................................23
3.2. Những biện pháp bảo tồn và phát huy tác dụng...................................25
KẾT LUẬN....................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................29
PHỤ LỤC.......................................................................................................30

2


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tranh Đơng Hồ là sản phẩm nghệ thuật do những nghệ nhân có hoa tay
trong tầng lớp lao động sáng tạo ra. Bằng hình ảnh nghệ thuật, tờ tranh đã tái
tạo các mặt của cuộc sống xã hội, phản ánh chân thực đời sống của nhân dân
từ hoạt động lao động sản xuất đến vui chơi hội hè, từ ước mong đời sống gia
đình ấm no hạnh phúc đến xã hội thái bình. Nội dung của tranh cịn có tác
dụng khích lệ tinh thần yêu nước, giáo dục đạo đức con người, biết yêu cái
thiện cái chính nghĩa, ghét cái ác cái phi nghĩa. Đồng thời hướng tới sự phê
phán những mặt tiêu cực, những thói hư tật xấu của tầng lớp thống trị và trong nội
bộ nhân dân còn biểu hiện ước nguyện về đời sống tâm linh của người Việt.
Thế nhưng đến nay sự tồn tại của tranh Đơng Hồ đang có nguy cơ suy

thối dần bởi nhiều lí do, trong số đó đáng chú ý nhất là vấn đề một số con
người cịn hiểu rất ít về ý nghĩa tâm linh và giá trị của tranh, từ đó họ có cách
nhìn nhận không đúng đắn và đánh giá thấp loại sản phẩm này. Hơn nữa,
tranh Đơng Hồ là một dịng tranh dân gian vì thế nó mang đậm nét dân gian
truyền thống không những ở một vùng miền riêng biệt mà nó sức ảnh hưởng
sâu rộng ra các vùng miền khác bởi nội dung trong tranh phản ánh chân thực
mọi mặt đời sống của con người ở mọi khía cạnh. Chỉ cần ngắm nhìn bức
tranh cũng đủ để ta hiểu được nội dung sâu xa mà tác giả muốn truyền đạt, đó
chính là cái hay cái đặc sắc để phân biệt giữa dòng tranh dân gian và dòng
tranh hiện đại. Nội dung trong tranh rất đơn giản mà thâm thúy, không yêu
cầu người ta phải cảm thụ tranh theo cách trừu tượng nào cả mà các mặt nghĩa
của tranh ta vẫn có thể hiểu được, chính vì thế loại tranh này phù hợp với mọi
tầng lớp trong xã hội. Vì lí do trên, với cương vị là một sinh viên với sự quan
tâm, hứng thú đặc biệt với dòng sản phẩm tranh dân gian này tôi muốn đem

3


một chút tri thức hiểu biết ít ỏi về loại tranh này để tìm hiểu về làng nghề
tranh Đơng Hồ. Trên cơ sở đó làm sáng rõ những giá trị của tranh và tuyên
truyền phổ biến rộng rãi những giá trị đó nhằm đóng góp phần nào vào cơng
tác bảo tồn những di sản văn hóa quý báu của dân tộc. Để sau này nghề làm
tranh Đơng Hồ vẫn có thể tiếp tục tồn tại và phát triển dựa trên những mặt giá
trị đáng có và cần được gìn giữ của nó. Với mong muốn đó tơi đã chọn đề tài
“ tìm hiểu về làng nghề tranh Đơng Hồ” làm bài Tiểu luận.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Tiểu luận là làng nghề tranh Đông Hồ, thôn
Đông Khê, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
3. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Tìm hiểu làng nghề tranh Đông Hồ để biết được các

mặt giá trị của tranh và nghề làm tranh cho đến nay vẫn giữ được nét đặc
trưng riêng của làng nghề làm tranh truyền thống hay đã bị mai một dần
theo thời gian.
Về không gian: Thôn Đông Khê, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh
Bắc Ninh.
4. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu q trình hình thành và phát triển của làng nghề làm tranh
Đông Hồ để từ đó am hiểu được các giá trị của tranh, nắm giữ được thực
trạng, đề xuất các biện pháp khả thi nhằm gìn giữ nghề làm tranh khơng bị
mai một theo thời gian góp phần vào việc bảo tồn những di văn hóa quý báu
của dân tộc.
5. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu được sử dụng phương pháp nghiên cứu liên nghành, đa
ngành như sử học, dân tộc học, xã hội học, văn học dân gian, kĩ thuật học,
nghệ thuật học để quan sát, mô tả, ghi chép, thống kê, phân tích, so sánh, tìm
4


hiểu giá trị lịch sử văn hóa, giá trị nghệ thuật, giá trị kĩ thuật của sản xuất
tranh cùng các sản phẩm của nó.
6. Bố cục bài Tiểu luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và phụ lục minh họa , bài Tiểu luận được
chia làm 3 chương.
Chương 1: Sự hình thành và phát triển của làng nghề tranh Đông Hồ
Chương 2: Quá trình sản xuất và loại hình sản phẩm của tranh ở
làng nghề tranh Đông Hồ
Chương 3: Giá trị tranh dân gian Đông Hồ, những biện pháp bảo
tồn và phát huy tác dụng

5



CHƯƠNG 1
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG NGHỀ TRANH
ĐƠNG HỒ
1.1. Sự hình thành và phát triển của làng nghề tranh Đông Hồ
Tiền đề nghề làm tranh Đông Hồ được bắt đầu hình thành từ thời
nguyên thủy khi con người biết nhận thức về cái đẹp nhưng nó chỉ là dấu ấn
trong lòng xã hội nguyên thủy chỉ đến khi xã hội có sự chun mơn hóa và sự
phân cơng lao động thì q trình phát triển của nghề mới được kéo theo.
Một số nhà nghiên cứu về tranh dân gian nói chung và tranh Đơng Hồ
nói riêng, đã đưa ra một số quan điểm về sự xuất hiện của nghề làm tranh
Đông Hồ là vào khoảng từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVIII. Cũng có một số người
chứng minh rằng nghề làm tranh dân gian Đông Hồ xuất hiện ở thế kỉ XV và
cho rằng nó được du nhập từ Trung Quốc sang và dân tộc ta chỉ tiếp nhận và
phát triển mà thôi.
Một số người lại cho rằng tranh dân gian Đông Hồ xuất hiện khá sớm
là bởi vì nó với hai loại tranh chính là tranh tết và tranh thờ xuất hiện gần như
cùng lúc với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt thần thánh hóa các
hiện tượng tự nhiên.
Vào thời nhà Lí ( TK XII) đã bắt đầu xuất hiện những gia đình hay
thậm chí là cả một làng chun làm khắc ván , làm tranh. Đến cuối đời nhà
Trần nhiều nơi đã in được tiền giấy ( là một cách thể hiện của tranh dân gian)
và sang đời nhà Hồ tiền giấy được phát triển mạnh. Từ thời kì Lê Sơ việc in
khắc tranh đã được tiếp thêm kĩ thuật khắc ván in của Trung Quốc và sau khi
vào Việt Nam đã được cải tiến thêm cho phù hợp. Cùng với đó là sự phân hóa
của tranh dân gian xuất hiện ngày càng rõ nét.
Đến đời nhà Mạc ( TK XVI) một thay đổi đặc biệt đã sảy ra, tranh dân
gian khơng cịn là sản phẩm riêng của người nơng dân nghèo khó nữa, mà đã
6



được cả tăng lớp quý tộc ở kinh thành Thăng Long ưu thích, thường sử dụng
vào dịp tết Nguyên Đán.
Sang thế kỉ XVII – XIX, tranh dân gian đã dần đi vào giai đoạn ổn định
và phát triển mạnh mẽ.
Như vậy qua tìm hiểu một số tài liệu thì có thể đúc kết lại rằng: tranh
Đông Hồ tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ nổi tiếng từ thế kỉ
XVI, phát đạt liên tục qua nhiều đời và được nhân dân ta lưu giữ cho dến
ngày nay như một nét văn hóa truyền thống.
GĐ1: Từ thế kỉ XIX đến năm 1994 là giai đoạn cực thịnh của làng tranh.
GĐ2: Trong những năm kháng chiến chống Pháp làng tranh Đông Hồ
bị giặc tàn phá tan hoang, nghề làm tranh của làng cũng bị gián đoạn.
GĐ3: Hịa bình lặp lại nhiều cơ sở làm tranh được khôi phục.
GĐ4: Từ 1985 đến 1990 do tác động của kinh tế thị trường việc làm
tranh Đơng Hồ gặp rất nhiều khó khăn.
Hiện nay tranh Đông Hồ đang được khôi phục trở lại.
1.2. Vài nét về làng nghề và tranh Đông Hồ
Đông Hồ là một làng nhỏ ven sông Đuống, ngay cạnh đường giao
thông nối xứ Bắc với xứ Đông. Đông Hồ được gọi tắt là làng Hồ, hay làng
mái thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, xưa kia thường
hay được nhắc tới trong câu ca dao quen thuộc:
“ Hỡi cơ thắt dải lưng xanh
Có về làng Mái với anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có ao tắm mát có nghề làm tranh”
Người dân làng Hồ khi nhớ đến câu ca dao ấy, lòng thấy tự hào về
nghề tranh của mình đã một thời hưng thịnh, kéo dài từ cuối thế kỷ 17 đến
nửa thế kỷ 19. Trải qua bao thời loạn ly, tranh vẫn được duy trì, tồn tại đến
ngày nay.

7


Làng Hồ đi vào sử sách xưa bằng nghề làm vàng mã, sau nổi tiếng nhờ
nghề in tranh điệp. Tranh làm được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết
Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại
lột bỏ dùng tranh mới.
Tranh Đông Hồ khá gần gũi với đại đa số dân chúng Việt Nam, nhắc
tới hầu như ai cũng biết đến. Tranh gần gũi cịn vì hình ảnh của nó đã đi vào
thơ, văn trong chương trình học. Thơ Tú Xương về tranh Đơng Hồ ngày Tết
có câu:
“Đì đoẹt ngồi sân tràng pháo chuột
Om sịm trên vách bức tranh gà”.
Nhà thơ Hồng Cầm cũng miêu tả nét đẹp của tranh Đông Hồ trong bài
“Bên kia Sông Đuống”:
“Tranh Đông Hồ, gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”.
Ngoài các đặc điểm về đường nét và bố cục, nét dân gian của tranh
Đơng Hồ cịn nằm ở màu sắc và chất liệu giấy in. Giấy in tranh Đông Hồ
được sử dụng là giấy điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ
mỏng ở biển, trộn với hồ (hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi nấu
bằng bột sắn) rồi dùng chổi lá thơng qt lên mặt giấy dó. Chổi lá thơng tạo
nên những ganh chạy theo đường quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với
ánh lấp lánh những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng. Màu sắc sử dụng trong
tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như đen (than xoan hay than lá tre), xanh (gỉ
đồng, lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son, gỗ vang)…
Tranh Đông Hồ từ bản vẽ cho đến tranh in thủ công đều mang một
phong cách riêng. Từ khâu như vẽ màu, khắc bản in, sản xuất chế biến màu
rồi đến in vẽ tranh, đều có những khác biệt hợp thành cái độc đáo về kĩ thuật,
mĩ thuật của một dòng tranh.

8


Về đề tài của tranh khá phong phú, nó phản ánh những sinh hoạt, quan
hệ xã hội ở nơi thôn dã và luôn được thay đổi hay bổ sung. Thời phong kiến
có tranh cóc, chuột, hái dừa, đánh ghen, khiêng trống, đánh vật… Thời Pháp
thuộc có cóc Tây múa kỳ lân, văn minh tiến bộ, phong tục cải lương, nhảy
đầm… Đến thời kỳ kháng chiến có Việt Nam độc lập, sản xuất tự túc, bình
dân học vụ, rồng lửa Thăng Long, bắt sống giặc lái máy bay, được mùa lúa
xuân, lúa ngô khoai sắn, Bác Hồ về thăm làng…
Tranh Đông Hồ có sức sống lâu bền và có sức cuốn hút đặc biệt với
nhiều thế hệ con người Việt Nam cũng như du khách nước ngoài, bởi những
đề tài trên tranh phản ánh đậm chất cuộc sống mộc mạc, giản dị, gần gũi gắn
liền với văn hóa của người Việt. Đó là hình ảnh những đàn lợn, đàn gà với
đám cưới chuột, hình ảnh những cơ thiếu nữ hứng dừa hay độc đáo với cảnh
đánh ghen của đôi vợ chồng trẻ…. Đề tài tranh Đông Hồ khá phong phú,
phản ánh những sinh hoạt quan hệ ở nông thôn đã và luôn được thay đổi, bổ
sung.

9


CHƯƠNG 2
QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ LOẠI HÌNH SẢN PHẨM CỦA TRANH Ở
LÀNG NGHỀ TRANH ĐÔNG HỒ
Đề tài của tranh dân gian là được lấy từ trong nhân dân lao động mà ra,
nó phản ánh mọi mặt đời sống của nhân dân nên được nhiều người ưa thích và
trở thành sự cần thiết trong sinh hoạt đời sống tinh thần của người dân, nhất là
trong những ngày tết. Tranh dân gian Đơng Hồ có rất nhiều loại và được sản
xuất ở nhiều nơi trên đất nước ta nhưng chủ yếu vẫn tập trung ở làng Hồ.

Mỗi tờ tranh được làm ra đều là kết quả của một quy trình gồm nhiều
khâu lao động nghệ thuật và kĩ thuật. Quy trình đó địi hỏi sự khéo léo, tinh tế,
tỉ mỉ, cẩn thận trong từng công đoạn, từ lúc chuẩn bị nguyên liệu cho đến khi
in tranh đều cần một bàn tay chuyên nghiệp của người thợ để có thể tạo nên
được một tác phẩm tinh tế.
2.1. Nguyên liệu
2.1.1. Giấy
Giấy in tranh là loại giấy mỏng, mềm thớ dai, dễ hút màu. Nguyên liệu
được sử dụng để làm ra loại giấy này là cây dó mọc hoang trong rừng. Khi
chế biến giấy từ vỏ cây dó, người thợ phải qua các cơng đoạn: ngâm vỏ dó
trong nước 2 đến 3 ngày, vớt ra để ráo sau đó lại ngâm tiếp trong nước vơi
pha muối, khi vỏ dó đã nhũn rồi cho vào vạc đồng nấu chin, đem đãi sạch sạn
bẩn rồi cho vào cối đá giã thành một thứ bột nhuyễn. Người thợ phân loại sơ
và bột dó, đem bột đánh tan trong bể nước sạch có pha thêm nhựa cây gỗ mỡ.
Bột dó nở tung trắng ngần, đặc sánh như cháo hoa. Phần lớn các công đoạn kể
trên do cánh đàn ông đảm nhiệm. Đến khâu xeo giấy là phần việc của phụ nữ.
Khn xeo là một khung gỗ hình chữ nhật (vừa với khổ giấy định làm). Trên
khn xeo có trải một tấm mành bằng tăm chúc. Khi người thợ trao đi, trao lại

10


khn xeo trong tàu, bột dó sẽ láng một lớp mỏng trên liềm xeo và liên kết
thành mảng. Mỗi lần xeo chỉ được một tờ. Giấy ướt từng chồng được ép bằng
phương pháp thơ sơ. Người thợ bóc ra từng tờ đem sấy hoạc can lên mặt
tường cho khô, như vậy cơng tác làm giấy được hồn tác.
2.1.2. Hồ
Hồ được làm từ gạo tẻ hoặc gạo nếp cái,có khi cịn nấu bằng bột sắn,
được ngâm kĩ, giã nhỏ, nấu lên và được đánh nhuyễn tạo thành thứ hồ lỗng
có độ dính cao và mịn dùng để quét nền tranh.

2.1.3. Các màu vẽ
Màu sắc được sử dụng trong tranh Đông Hồ là màu là màu tự nhiên:
màu đen lấy từ than gỗ xoan, rơm nếp hay than là tre được ngâm kĩ trong
chum vại vài tháng rồi mới sử dụng được; màu xanh lấy từ gỉ đồng hay lá
chàm – lá ở vùng dân tộc thiểu số phía Bắc, họ thường dung để nhuộm quần
áo; màu vàng lấy tù quả giành giành, hoa hịe – lồi hoa về mùa hè người ta
vẫn dùng để sắc nước uống thanh nhiệt; màu đỏ lấy từ màu gỗ vang và sỏi son
trên núi Thiên Thai; màu trắng lấy từ điệp v.v…Những chất màu thô này
được trộn với nhau và hòa với một lượng bột nếp trước khi in để tạo một lớp
hồ, làm cho giấy tranh cứng hơn sau khi phơi khô.
Làm màu là một cơng đoạn khó, phải trải qua các khâu chế màu, hãm
màu rất cơng phu, địi hỏi phải có tay nghề cao mới có thể làm ra loại màu
tươi tắn, tự nhiên. Bởi vậy, ngày xưa có bao nhiêu dịng họ thì có bấy nhiêu
cách pha chế màu, nó đã trở thanh bí kíp của từng người, bởi vậy khơng hề
được truyền ra ngoài mà chỉ truyền cho con cháu. Vậy nên, những ai sành
chơi tranh khi nhìn màu sắc của tranh cũng đốn được ra đó là tranh của
nhà nào.
Sau khi in thành tranh, kể cả lúc tranh khô, người xem vẫn cảm nhận
được màu sắc của tranh thật tươi tắn như lúc tranh ướt. Các hình khối, mảng
11


nọ đặt cạnh mảng kia có sự ăn ý hài hịa một cách tự nhiên, tạo nên một bức
tranh có hồn và sinh động.
2.2. Dụng cụ sản xuất
2.2.1 Ván in
Ván in là một trong những công cụ quan trọng để in tranh. Ván khắc in
tranh được làm từ gỗ mít, gỗ vàng tâm.Ván gỗ của tranh khắc bằng những
mũi đục còn là “vẻ” nét khắc đục thẳng đậm nét, đứng cạnh và đậm to. Khi in
theo từng bản khắc bảo đảm màu nhuần nhụy, nét khắc rõ trên vân điệp càng

ngắm càng ưa nhìn.
2.2.2. Bìa in
Bìa in là một loại khung gỗ hình chữ nhật, tùy theo kích thước ván in
mà dùng bìa in cho phù hợp( Bìa in thơng thường dài 0,6m, rộng 0,4m, cao
0,1m). Bên trong khung nhồi cây “bong bong” khô là loại cây xương cá
thường mọc ở các bụi tre lấy về phơi khô, lá rụng còn lại cái thân cây rối như
mớ bong bong. Trên lớp bong bong có phủ lá chuối khơ, bên trên lá chuối khơ
người ta cịn căng một mảnh vải. Như vậy mỗi màu địi hỏi một cái bìa,
nhưng cũng có thể chỉ dùng một cái bìa cho mọi màu với điều kiện thay mảnh
vải căng trên mặt bìa.
2.2.3. Chổi thơng
Chổi thông được làm từ những cành thông đem về sau đó đem phơi khơ
nhặt lá, xếp bằng, và được bó lại như kiểu bó của chổi rơm, do lá thơng ngắn
nên kích thước của chổi thơng trung bình ( chiều dài 0,4cm, rộng 0,3cm ).
Cách làm chổi thông rất đơn giản ai cũng có thể làm được chỉ cần khéo tay
một chút. Tuy nhiên, khi bó chổi thơng cũng u cầu chổi thơng được bó thật
đều để khi qt lớp điệp hay màu sẽ tạo được độ bóng mịn đẹp cho tranh.
2.2.4. Chậu mực
Chậu mực là một vật dụng dễ kiếm. Trong việc in tranh thì cũng cần
khá nhiều chậu mực, mỗi chậu được đựng một màu khác nhau. Chậu có thể
12


được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau, ngày xưa thường là các âu bằng
sành, sứ. Ngày nay thường dùng các chậu nhựa cho nhẹ.
2.2.5. Xơ mướp
Xơ mướp được lấy từ quả mướp già sau đó người ta đem phơi khơ rồi
bóc vỏ, bỏ hạt. Như vậy cơng đoạn để lấy được sơ mướp rất đơn giản, dễ làm,
nguyên liệu được lấy từ dân gian nên rất dễ kiếm.
2.3. Quy trình sản xuất

Đây là một quy trình phức tạp gồm nhiều khâu nhỏ từ việc pha giấy,
bồi điệp, nhuộm giấy đến việc pha chế sắc màu và in.
2.3.1. Kĩ thuật pha giấy, bồi điệp, nhuộm giấy
Trong quy trình sản xuất giấy điệp, người ta nghiền nát vỏ con điệp,
một loại sò vỏ mỏng ở biển, rồi trộn bột đã nghiền với hồ ( có lẽ là bột gạo
nếp đã được nấu ) rồi dùng chiếc chổi thông quét một lớp điệp mỏng lên giấy
nền, vừa để tăng độ cứng, xốp của giấy, vừa để tôn nổi bẳng màu dân dã trên
nền điệp lung linh rực rỡ. Chổi lá thông tạo nên những ganh chạy theo
đường quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng, có ánh lấp lánh những
mảnh điệp nhỏ dưới ánh sang, có thể pha thêm màu khác vào hồ trong quá
trình làm giấy điệp.
2.3.2. Kĩ thuật in tranh
Kĩ thuật in tranh Đơng Hồ rất độc đáo vì tranh Đông Hồ không phải là
tranh vẽ tay mà được in hoàn toàn bằng tay với các bản màu, một bức tranh
có bao nhiêu màu thì có bấy nhiêu bản khắc, mỗi màu dùng một bản. Khi in,
dập bản màu nhạt trước, màu đậm sau. Màu sắc trong tranh Đông Hồ tươi tắn,
ấm cúng thường là những bảng màu bẹt, đồng bộ, mỗi bảng màu được viền
bằng những nét đen đậm, chắc khỏe. Tuy nhiên, độ lệch các bảng màu càng ít
thì chất lượng tranh càng cao, In màu xong, cuối cùng mới in bản nét với đầy
đủ các nét trong tranh ( màu đem). Bản nét có nét to đậm, mềm mại bao
13


quanh lấy những bảng màu to bẹt, đồng bộ, tạo thành một đường viền làm ổn
định màu trên tranh. Tranh được in bằng cách bôi màu cào bản khắc gỗ, mỗi
màu một bản sau đó ấn khn lên giấy. Khâu cuối cùng là chấm sửa bức
tranh, gọi là đồ tranh.
Màu sắc trong tranh Đơng Hồ có năm màu chủ đạo, vì vậy thơng
thương để in một bức tranh cần phải có năm bản khắc, in trong năm lần. Các
bản khắc này được làm từ gỗ mít – loại gỗ trắng, có độ bền và độ dẻo cao nên

rất thích hợp cho các đường chục nhỏ. Và tất nhiên, vì mỗi kiểu tranh đều
mang tính cá thể từng gia đình làm tranh một nên phần lớn các bản khắc gỗ
này đều được tự gia đình đó khắc để tự in tranh. Để những bản khắc này đạt
đến trình độ tinh xảo thì cần phải có người vẽ mẫu trước, Những người vẽ
mẫu và khắc bản in đòi hỏi phải là những người u nghệ thuật, có tâm hồn
nghệ sĩ, đức tính tỉ mỉ và phải có kinh nghiệm, tay nghề rất cao. Sauk hi đã có
bản khắc rồi thì cơng đoạn in tranh khơng khó khăn lắm. Nhờ cách in tranh
dùng nhiều bản khắc này, tranh Đông Hồ được in với ssoos lượng lớn và
khơng địi hỏi kĩ năng cầu kì nhiều. Tuy nhiên vì in trên ván gỗ một cách thủ
cơng, nên tranh bị hạn chế về mặt kích thước, thơng thường là 22 x 31cm.
Nói thì đơn giản là vậy, xong khi đi sâu vào tìm hiểu nghề in tranh thì
mới thấy để làm được một bức tranh thì công đoạn in cũng tốn lắm công sức
và thời gian. Ví dụ, khi in một bức tranh cần đến năm bản khắc thì trước tiên,
họ in bản khắc thứ nhất lên hang loạt giấy, sau đó đem những bức tranh chưa
thành hình thù đó trỉa ra sân phơi nắng cho khơ màu. Sân chặt q thì đem ra
đình, ra triền đe mà phơi. Nghề làm tranh sợ nhất là mua sợ nhì là gió. Bởi
vậy, khi phơi tranh phải ln có người canh chừng. Tưởng tượng mà xem,
những khi nào ta đi trên con đê sông Đuống khúc qua làng Hồ, nhìn từ trên
xuống thấy triền đê tồn là tranh đang lấp lánh ánh điệp và màu xanh đỏ dưới
nắng, lúc đó mới cảm nhận hết được cái ý thơ “ Màu dân tộc sáng bừng trên
14


giấy điệp” của thi sĩ Hoàng Cầm. Cứ như vậy, các bản in sau cũng lại được in
hang loạt rồi lại đem ra phơi cho khô màu, đến bản in thứ năm mới hồn
thiện. Các cơng đoạn này phải mất chừng 2, 3 ngày, nếu phải ngày mưa thì
cịn lâu hơn.
2.4. Các loại tranh
2.4.1. Tranh chúc tụng
Theo phong tục cổ truyền của người Việt Nam, hằng năm mỗi dịp tết

đến xuân về, con người Việt Nam đều mong sao năm mới với họ sẽ làm ăn
tiến tới, phát đạt bằng năm bằng mười năm cũ. Do đó ngày đầu năm nhân dân
ta có lệ chúc tết nhau, họ thường dùng những lời chúc tốt đẹp hay tặng tranh
thay cho những lời chúc của mình.
Tranh tết ngày xưa thường được gọi nơm là “ tranh Gà- Lợn”. Hình ảnh
gà trống oai vệ hùng dũng ngoài dấu hiệu xua đuổi tà ma cịn biểu trưng cho
sự thịnh vượng cùng năm đức tính tốt mà con người cần có: Văn- võ- dũngnhân- tín”.
Chúc cho mọi người, mọi nhà đón xuân ăn tết vui vẻ tốt lành có tranh
gà “ Đại Cát – Nghinh Xuân”. Bức tranh được chia làm hai phần: phần trên
viết hai chữ “ Đại Cát” hay “ Nghinh Xuân” có nghĩa đón xuân tốt lành, phần
dưới vẽ một con trống chân co chân duỗi, giương cánh vỗ, nét long đuôi như
múa, toàn thân như reo hát chúc mừng.
Ngoài “ Gà đàn” thì cũng có “ Lợn đàn” nhắc lại một cảnh sinh hoạt
đồng quê nuôi lợn. Bức tranh lợn đàn đã phô diễn được một cách đặc sắc các
sắc thái của dân tộc. Nghệ nhân vẽ tranh đã hiểu cặn kẽ, thấu đáo, rành mạch
con vật mà mình chọn làm đề tài. Họ dựa vào kinh nghiệm hiểu biết của bản
thân cùng những kinh nghiệm đúc kết từ đời này qua đời khác truyền khẩu
trong nhân dân mà thể lên tranh con lợn.

15


Trong tranh chúc tụng, ngồi các hình tượng con vật cịn dùng hình
tượng con người, nhất là trẻ em biểu tượng cho sự ước mong về con cái trong
gia đình. Các em bé vẽ trong tranh đều khỏe mạnh đẹp đẽ, bụ bẫm, hồng hào,
mặt mày tròn trĩnh, đầy đặn, tóc để trái đào, trơng thật ngộ nghĩnh đáng u.
Hình tượng các em bé khỏe đẹp trong tranh Đông Hồ đã trở thành ước mơ lí
tưởng của nhân dân. Nghệ nhân thường vẽ các em kèm theo những hình ảnh
có ý nghĩa tốt đẹp. Như tranh “ Em bé trai ôm gà trống” còn gọi là tranh “
Vinh Hoa” cạnh em bé vẽ thêm bông hoa cúc. Bức tranh “ Vinh Hoa” biểu

tượng cho lời cầu chúc mọi người có con trai khỏe đẹp, lớn lên cuộc đời sẽ
vinh hiển với đủ đức tính Văn võ- dũng- nhân tín. Đi đôi với tranh “ Vinh
Hoa” là tranh “ Em bé gái ơm vịt” hay cịn gọi là tranh “Phú q”. Các tranh
vẽ “ Em bé ôm con rùa” là con vật tượng trưng cho sự sống lâu, tranh vẽ “ Em
bé ơm cóc” là con vật tượng trưng cho học hành đỗ đạt. Tranh “ Em bé ôm cá
vàng”, đây là hình ảnh khích lệ trẻ em phải cố gắng học hành để mai mốt thi
cử đỗ cao sang phú quý, cũng như cá chép vượt vũ môn vậy. Cũng có tranh
vẽ “ Em bé ơm quả phật thủ” tượng trưng cho sự đông đúc, sinh sôi nảy nở
hoặc em bé cầm bông sen tượng trưng cho sự trong trắng thanh cao – hay em
bé ôm quả đào tượng trưng cho sự sống lâu.
Còn người già thường tặng nhau bức tranh một ơng lão thân hình
cường tráng, khỏe mạnh, râu dài, tay cầm quạt lông, cởi trần hở rốn vẻ mặt
vui tươi hiền hậu, vai gánh hai trái lựa viết chữ “ trường sinh” nghĩa là sống
lâu. Kèm theo hình vẽ là có bài thơ Nơm đại ý nói về sự sống lâu, một vế
khác vẽ một ông lão gánh trên vai hai quả đào với hai chữ “ Bình an”.
Hoặc cầu mong cho đất nước n vui hịa bình thịnh trị có tranh “ Cơng
múa” hay “ Chim cơng” là con vật tượng trưng cho hịa bình với tư thế đứng
xịa rộng đơi cánh và bộ lơng đi mn màu, muôn sắc, như múa lượn chúc
mừng cho quốc gia thịnh trị, thiên hạ thái bình.
Nhìn chung tranh chúc tụng là loại tranh thể hiện ước mơ nguyện vọng
của nhân dân ta từ cuộc sống gia đình hạnh phúc ấm no đến xã hội thái bình,
16


nó gắn với cuộc sống nhân dân, nên họ coi những tờ tranh đó như một thứ bùa
chú có sức mạnh “ ma thuật” trấn trừ ma quỷ, xua đuổi những điều chẳng
lành, mang đến cho họ những điều tốt lành cho họ trong năm mới.
2.4.2. Tranh thờ
Nước ta là một nơng nghiệp lạc hậu, trong q trình đấu tranh trinh
phục thiên nhiên, đứng trước một thiên nhiên rộng lớn bao la huyền bí, người

dân lao động thường có nhiều ý niệm không rõ về vũ trụ, về con người và đời
sống. Chính vì vậy đã nảy sinh ra tín ngưỡng. Những hình thái tín ngưỡng đó
cũng được phản ánh trong tranh Đông Hồ.
Phổ biến nhất là những tranh ông tướng canh cửa vẽ hai vị võ quan
nghiêm nghị được ghi kèm tên là “ Vũ Đinh”, “ Thiên Ất”. Tranh này được
dán ở cổng nhà với mục đích ua đuổi ma, quỷ. Còn của nhà thường dán bộ
tranh Tiến tài – Tiến lộc vận triều phục quan văn, mặt mũi phương phi hồng
hào, đức độ, một tay cầm quả sách, tay kia cầm hốt ngón tay chỉ vào cuốn thủ
ý như muốn nói rằng tài lộc ở đây cũng phải qua sự học hành khổ luyện. Vào
trong nhà có bộ tranh “ Tử Vi” trấn trạch “ Huyền Đan Trấn Môn” để giữ yên
lành cho gia chủ.
2.4.3. Tranh sinh hoạt xã hội
Đây là loại tranh phong phú về nội dung tư tưởng cách nhìn, nếp suy
nghĩ, tâm tư tình cảm, ước mơ nguyện vọng của nghệ nhân và của nhân dân
rất nhất quán, có cùng một quan điểm về ý nghĩa tư tưởng và thị hiếu thẩm
mỹ. Tranh vẽ ra đều là những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với cuộc sống
nhân dân. Qua bàn tay, con mắt của nghệ nhân, tranh tết đã thể hiện nhiều
cảnh thực tế trong cuộc sống hằng ngày của mọi tằng lớp nhân dân trong xã
hội xưa một cách sinh động sâu sắc.
Mô tả cảnh tuyển lựa nhân tài trong xã hội phong kiến có tranh “ Văn
trường – Vũ trường” chàng nho sĩ sau khi thi cử đỗ vinh quy về làng, mũ áo
cân đai, cờ quạt, long che kẻ hầu người hạ đón rước linh đình. Cịn người võ

17


sĩ sau khi thi tài thắng lợi chở về hiên ngang cưỡi trên mình voi, tiền hơ hậu
ủng. Đó là tranh “ Tiến sĩ xuất thân – Tiến sĩ hiển hồi”.
Phản ánh sinh hoạt của nghề nông. Tranh “ Tăng gia sản xuất” đã miêu
tả quá trình lao động của nhà nông, từ cảnh vỡ đất cày bừa, tát nước, gieo mạ,

nhổ mạ, cấy lúa đến cảnh gặt lúa gánh lúa về nhà, đập lúa sang sẩy, say thóc
giã gạo…
Đời sống lao động của nhân dân tuy vất vả khổ cực nhưng họ khơng hề
nản chí bi quan, trái lại họ luôn biểu lộ lạc quan yêu đời. Tranh “ Hứng dừa”
ngồi tính chất chào lộng vui cười, tác giả cịn tạo nên một cảnh hái dừa nên
thơ chữ tình của người nơng dân loa động. Tồn thể bức tranh tốt nên vẻ tinh
nghịch, tình tứ, u đời, vui cười nhưng khơng chướng và thơ lỗ. Đồng thời
bức tranh cịn biểu lộ rõ rang lao động chẳng những đem lại ấm no, mà chính
trong lao động tạo cho con người cuộc sống vui tươi hạnh phúc.
Hầu hết các cuộc vui trơi hội hè, ngày đầu xuân không đâu thiếu môn
vật. Đấu vật là một môn luyện cho con người ta nhiều tính tốt, dũng cảm
nhanh trí…nên nhân dân rất ưa thích mơn đấu vật. Trong tờ tranh “Đấu vật”
với khn khổ “lá mít” nhỏ bé nghệ nhân xưa tạo nên một cảnh đấu vật sơi
nổi sinh động.
Cũng chính ngày vui xuân hội hè đình đám là cơ hội tốt chon am nữ
nơng thơn có điều kiện gần nhau trao đổi tìm hiểu nhau. Như tranh “ Hội
Xuân” biểu hiện sự vui trơi đùa giỡn thoải mái giữa nam và nữ.
Một bức tranh khác vẽ trò chơi “Bịt mắt bắt dê” diễn tả một cảnh vui
chơi xn kì thú. Một đơi trai gái đều khoác áo tơi, quần sắn cao tới gối, cổ
chân mỗi người đeo lủng lẳng cái nhạc, bịt mắt kín, đang lần mị tìm bắt con
dê cũng khốc áo tơi cổ đeo nhạc đang chạy chạy chốn ngoái đầu nhìn lại.
Trị chơi vui nhộn, gây nên tiếng cười thích thú cho người xem.
Ngồi những trị chơi thoải mái trên cịn những cảnh rượu chè, cờ bạc,
xóc đĩa, tổ tơm sát phạt bóc lột lẫn nhau, gây ra những cảnh lực cười đã được
nghệ nhân vẽ thành tranh nhằm phê phán khuyên răn người xem tự suy đến
18


tác hại của những tệ nạn xấu xa đó mà tránh xa. Như tranh “Thưởng xuân hồ”
đang vẽ một đám sác đĩa.

2.4.4. Tranh minh họa văn học và lịch sử
Văn học cổ Việt Nam có nhiều truyện thơ Nơm được rất nhiều người
ưa thích, cho dù phần đơng nhân dân không biết chữ, họ vẫn hiểu được nội
dung và thuộc nhiều đoạn lí thú, họ thường kể cho nhau nghe hat ngâm nga
mua vui trong khi lao động sản xuất và trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Những câu chuyện ấy cũng thường được các nghệ nhân vẽ thành tranh tết.
Thơng qua những tình tiết nhân vật điển hình chọn lọc trong truyện, họ vẽ
phóng lại trong khn khổ một tờ tranh nhỏ như các tranh “Thạch Sanh bắn
đại bang” hay “Thạch Sanh giết trăn tinh”. Hoặc diễn ý câu truyện Thạch
Sanh trên bộ tranh tứ bình nhằm khuyên răn mọi người thấy được điều hay lẽ
phải mà noi gương học tập, cịn những điều xấu, kẻ dở thì tránh xa.
Đối với truyện Kiều hay truyện khác cũng vậy. Cách thể hiện các tình
tiết nhân vật trong tranh có khác nhau, như cách báo ân, báo oán trong bộ
tranh Kiều của Đông Hồ, ta thấy nhân vật Kiều như đứng chồm lên, vươn
người ra phía trước, biểu lộ thái độ của Kiều đối với Hoạn Thư, cịn Từ Hải
thì ngồi một bên chứng kiến ngồi cửa anh lính hầu đang giơ cao roi quát giải
hoạn thư vào. Nghệ dân Đông Hồ khơng những nói lên đúng tình cảm rứt
khốt của người lao động hiện thời, còn minh họa đúng ý thơ của Nguyễn Du.
Đồng thời với mảng đề tài trên , tranh Đơng Hồ cịn minh họa lịch sử,
đi vào những giai thoại về anh hùng dân tộc và những chiến thắng chống xâm
lược của dân tộc.
Huyền thoại về “Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ để bọc trăm trứng, sinh
ra trăm con được vẽ thành tranh để nói về nguồn gốc thủy tổ của người Việt”.
Có tranh họa lại cuộc chiến tranh giữa “Sơn Tinh và Thủy Tinh”. Ơ tranh “An
Dương Vương xây thành Cổ Loa với chiếc nỏ thần”, nghệ nhân vẽ Thục An
Dương Vương ngồi trên ngai, thần Kim Quy (rùa vàng) tới dâng nỏ thần. Nhờ
nỏ thần vua Thục đã xây dựng được thành, giữ yên đất nước. Tranh “Bà Triệu
19



cưỡi voi” hay tranh “ Bà Triệu trục Ngô quân” ca ngợi vị nữ anh hùng dân tộc
có cơng cứu nước đánh thắng giặc ngoại xâm. Tranh Quang Trung (Nguyễn
Huệ) vẽ người anh hùng nông dân áo vải đã đánh tan hai mươi vạn quân
Thanh (Trung Quốc).
Gợi lại những chiến công hiển hách của nhân dân ta xưa đânhs thắng
quân ngoại xâm phương Bắc, cịn có những tranh: Phù Đổng Thiên Vương
đai phá giặc Ân, Trưng Vương trừ giặc Hán, Ngô Quyền đánh quân Nam
Hán, Trần Hưng Đạo đại phá quân Nguyên, Lê Thái Tổ diệt trừ quân Minh…
vv.
Những tranh Tết khắc gỗ về đề tài lịch sử đã giúp mọi người từ em nhỏ
đến người lớn trong nhân dân lao động ai cũng biết được lịch sử của dân tộc,
nâng cao tinh thần tự cường yêu nước, cùng truyền thống đấu tranh bất khuất
chống giặc ngoại xâm của nhân dân…
2.4.5. Tranh cảnh vật
Tranh cảnh vật là loại tranh biểu hiện mỹ cảm của nhân dân đối với vẻ
đẹp của người, vật và thiên nhiên. Tranh vẽ theo hình thức tra trục, treo dọc
trên tường vách như tranh chim công, tranh cá chép trông trăng hoặc vẽ thành
bộ bốn bức như bộ tranh tứ quý, vẽ phong cảnh cây cỏ hoa lá phối hợp với
chim muông, cầm thú tượng trưng cho bốn mùa: Xn, hạ, thu, đơng. Mỗi
một hình tượng nghệ thuật được thể hiện trong tranh dân gian đều có nói nên
một nội dung, một ý nghĩa khơng chúc tụng thì cũng vì tín ngưỡng hat mơ
ước, hồi bão về một lí tưởng của nhân dân.
Nói về vẻ đẹp của thiên nhiên, nghệ sĩ dân gian diễn tả mỗi mùa một vẻ
đẹp, mùa nào cảnh vật ấy, đầy thi vị.
Mùa xuân tưng bừng với cảnh đẹp của hoa mai, hoa đào nở rộ, cây cỏ
xanh tươi, chim hót ríu rít. Tranh “Mai – Điểu” là hình ảnh tượng trưng cho
mùa xuân và tuổi trẻ vui tươi đầy sức sống. Hoặc tranh “Trúc – Mai” vẽ trúc
với hoa mai, có ý chúc mọi người đầu xuân tốt đẹp.

20




×