TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA BẢO TÀNG
...…
Bài tiểu luận
Tìm hiểu về làng nghề trồng hoa cây cảnh Vị
Khê xã Điền Xá-Nam Trực –Nam Định
Giảng viên hướng dẫn: Đỗ Hồng Cơ
Sinh viên:Phan Trọng Bằng
Lớp:Bảo tàng
Hà Nội 2011
1
Phần mở đầu
1.Lý do chọn đề tài
2.Mục đích nghiên cứu
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.Phương pháp nghiên cứu
5.Bố cục bài tiểu luận
Chương I- Giới thiệu chung về làng Vị Khê
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
1.1.2 Dân cư
1.1.3 Đời sống kinh tế
1.2 Lịch sử xã hội
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của làng Vị Khê
1.2.2 Di tích lịch sử văn hố và lễ hội
1.2.2.1 Di tích lịch sử văn hố
1.2.2.2 Lễ hội
Chương II- Nghề trồng hoa cây cảnh và sự phát triển của nghề
trồng hoa cây cảnh ở Vị Khê.
2.1 Nghề trồng hoa cây cảnh và lịch sử của nghề trồng hoa cây
cảnh Vị Khê
2.1.1 Đôi nét về nghề trồng hoa cây cảnh ở nước ta.
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của nghề trồng hoa cây cảnh ở
Vị Khê
2.2 Hoạt động của nghề trồng hoa cây cảnh ở Vị Khê
2.2.1 Tổ chức làng nghề
2.2.2 Truyền nghề và học nghề
2
2.2.3 Các giai đoạn của nghề trồng hoa cây cảnh ở Vị Khê
2.2.3.1Một số cơng cụ chính dùng trong nghề trồng hoa cây cảnh
2.2.3.2 Các giai đoạn tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
2.3 Một số cây cảnh độc đáo của làng Vị Khê
2.4 Vai trò của Vị Khê đối với sự phát triển của kinh tế địa phương.
2.5 Hướng phát triển mới của làng nghề Vị Khê
Chương III -
Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy
những giá trị của làng nghề trồng hoa cây cảnh Vị Khê
3.1 Thực trạng
3.1.1 Vùng sản xuất
3.1.2 Thị trường tiêu thụ sản phẩm
3.2 Giải pháp
3.2.1 Quy hoach vùng sản xuất làng nghề
3.2.2 Mở rộng thị trường tiêu thụ
3.2.3Tơn vinh và có chính sách ưu đãi với các nghệ nhân làng nghề
3.2.4 Kết hợp hoạt động sản xuất của làng nghề với du lịch
3.2.5 Tăng cường tuyên truyền quảng bá về làng nghề và sản phẩm
của làng nghề.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phần phụ lục
3
Phần mở đầu
1.Lý do chọn đề tài
Nam Định là tỉnh nằm ở phía Nam của đồng bằng sơng Hồng có diện tích
là 1.676km2, phía Bắc giáp với tỉnh Thái Bình,phía Nam giáp với tỉnh Ninh
Bình,phía Tây Bắc giáp với tỉnh Hà Nam,phía Đơng giáp biển( Vịnh bắc bộ )
với đường bờ biển dài hơn 72km,đất đai màu mỡ ,giao thông đi lại dễ dàng tạo
điều kiện thuận lợi cho phát triển nhiều nghành sản xuất khác nhau.
Dưới thời Trần cùng với việc các vua Trần cho xây dựng hành cung tại
Thiên Trường đã làm cho Thiên Trường trở thành trung tâm kinh tế,chính
trị,văn hóa lớn thứ hai sau kinh thành Thăng Long.Nam Định ngày nay có rất
nhiều điều kiện để vươn nên phát triển mạnh mẽ trở thành một tỉnh có vai trị
quan trọng trong việc phát triển kinh tế,văn hóa khu vực châu thổ sơng Hồng.
Khi nhắc tới Nam Đình người ta nghĩ ngay tới một vùng đất giàu truyền
thống văn hóa,hiếu học .Nơi đây có những di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng cả
nước như đền Trần,chùa Phổ Minh ,Phủ Giàychùa Keo Hành Thiện…hay người
ta cũng không thể quên được những đặc sản nổi tiếng của đất Nam Định như
gạo tám xoan Hải Hậu,bánh gai bà Thi,kẹo Sìu Châu Ngun Hương,phở bị
Nam Định…..tất cả đã làm nên một nét riêng của Nam Định mà không nơi nào
khác có được.Nhưng đồng thời đây cũng là mảnh đất trăm nghề với rất nhiều
làng nghề thủ công truyền thống như làng nghề sơn mài Cát Đằng (Yên Tiến,Ý
Yên);làng nghề rèn Vân Chàng ( Nam Giang,Nam Trực);làng nghề chạm khắc
gỗ La Xuyên (làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên (Yên Ninh,Ý Yên); và không
thể nào không nhắc tới làng nghề trồng hoa cây cảnh Vị Khê xã Điền Xá huyện
4
Nam Trực có lịch sử tồn tại hơn 800 năm nay,nơi được mệnh danh là vùng đất
tổ của nghề trồng hoa ở nước ta .Hiện nay làng nghề trồng hoa cây cảnhVị Khê
đã có sự phát triển mạnh mẽ trở thành một điển hình trong phát triển kinh tế làng
nghề của tỉnh Nam Định,nhiều loại cây cảnh củaVị Khê đã có mặt ở hầu hết các
tỉnh trong cả nước đặc biệt có một số loại hoa,cây cảnh được xuất khẩu ra nước
ngoài mang lại giá trị kinh tế cao.Bên cạnh đó Vị Khê vẫn giữ được những nét
truyền thống của chính mình từ đó làm nên tính riêng biệtcủa Vị Khê góp phần
làm phong phú thêm cho sự đa dạng trong văn hóa làng nghề ở Nam Định.Chính
vì vậy em quyết định chọn đề tài tiểu luận của mình là:”Tìm hiểu về làng nghề
trồng hoa cây cảnh Vị Khê –xã Điền Xá-Nam Trực-Nam Định”.
2.Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tổng thể về làng Vị Khê,trên cơ sở đó nhìn nhận ,đánh giá
đúng vai trò của làng nghề Vị Khê đối với sự phát triển của địa phương.
Đánh giá chung về thực trạng và tiềm năng của làng nghề Vị Khê từ đó có
thể đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy tốt nhất những giá
trị vốn có của làng nghề trồng hoa cây cảnh Vị Khê.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu:Bài tiểu luận tập trung tìm hiểu về làng nghề trồng
hoa cây cảnh Vị Khê.Trong đó nhấn mạnh tới các giá trị văn hóa của làng
nghề .
Phạm vi nghiên cứu:Nghiên cứu tổng thể về làng Vị Khê,đồng thời trong
quá trình nghiên cứu có mở rộng tìm hiểu về một số di tích lịch sử văn
hóa và lễ hội tại Vị Khê.
5
4.Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp khảo sát,nghiên cứu ,sưu tầm tại thực địa.
Phương pháp sưu tầm, nghiên cứu tài liệu.
5.Bố cục bài tiểu luận.
Chương I : Giới thiệu chung về làng Vị Khê.
Chương II : Nghề trồng hoa cây cảnh và sự phát triển của nghề trồng
hoa cây cảnh ở Vị Khê.
Chương III: Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị
của làng nghề trồng hoa cây cảnh Vị Khê.
Chương I Giới thiệu chung về làng Vị Khê.
1.1 Điều kiện tự nhiên
6
1.1.1Vị trí địa lý
Điền Xá là xã nằm ở phía đơng bắc huyện Nam Trực tỉnh Nam Định.Phía bắc
giáp thành phố Nam Định;phía nam giáp xã Nam Thắng và xã Tân Thịnh;phía đơng
giáp sơng Hồng ( bên kia là tỉnh Thái Bình); phái tây giáp xã Hồng Quang.
Diện tích tự nhiên của xã Điền Xá là 1.015 ha trong đó diện tích đất nơng nghiệp là 549
ha cịn lại là diện tích đất ở và đất dùng cho việc phát triển kinh tế vườn.Hiện nay xã
Điền Xá có bảy thơn (làng) là :Vị Khê,Lã Điền,Trừng Uyên, Phú Hào
,Thượng,Trung ; Hạ với tổng số 33 xóm (HTX Nam Điền:20 xóm; HTX Nam xá:13
xóm)(1).
Vị Khê là một làng có diện tích tương đối lớn nằm dọc theo bờ đê hữu ngạn
sông Hồng cách thành phố Nam Định khoảng 5km .Đây được coi như là vùng đất tổ của
nghề trồng hoa cây cảnh ở nước ta hiện nay.Làng Vị Khê gồm có 5 xóm là:Minh
Khai,Trần Phú,Hồng Thụ,Lê Thăng,Hồng Ngân vơí tổng diện là 148,1 ha trong đó
diện tích đất nơng nghiệp là 59,2ha (chiếm 39,9%) còn lại là đất thổ cư và đất vườn
dùng để trồng hoa và cây cảnh.
Đây là vùng đất được bồi đắp từ phù sa của sông Hồng qua hàng ngàn năm lịch
sử vì vậy mà đất đai ở đây rất màu mỡ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nơng
nghiệp.Ngồi ra, bao quanh làng là hệ thống các trục đường giao thông liên thôn,liên xã đã
được bê tơng hố,nhiều đoạn đường đã được giải nhựa hồn toàn tạo thuận lợi cho việc đi
lại của người dân địa phương, đồng thời tạo điều kiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế
của Vị Khê với các xã lân cận,với cả huyện,cả tỉnh và mở rộng hơn nữa là với các tỉnh
trong cả nước.Đặc biệt Vị Khê còn nằm gần quốc lộ 21B đây là tuyến đường quan trọng
nối liền nhiều huyện của tỉnh Nam Định và cũng từ đây những những sản phẩm cây cảnh
độc đáo của người dân Vị Khê được vận chuyển đi khắp các tỉnh cả nước.
(1) Lịch sử Đảng bộ xã Điền Xá
1.1.2 Dân cư
7
Cùng với thời gian nhiều dòng họ từ nhiều vùng khác nhau đã đến định cư ở Vị
Khê khai hoang mở đất lập làng ….Hiện nay Vị Khê có hơn 30 mươi dòng họ cùng
chung sống với tổng số hơn 600 hộ dân ( khoảng gần 3000 nhân khẩu).Người dân ở đây
bên cạnh việc canh tác nông nghiệp và hoa màu thì họ cịn có nghề trồng hoa cây cảnh
vốn đã có lịch sử hơn 700 ở đây.Hầu hết các gia đình ở Vị Khê ngồi làm ruộng thì họ
cịn tham gia trồng hoa cây cảnh đem lại nguồn thu nhập lớn bên cạnh nguồn thu từ cấy
lúa và hoa .
Trong những năm gần đây nhờ phát nghề trồng hoa cây cảnh đáp ứng được nhu
cầu của thị trường mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ gia đình mà đời sống vật
chất ,tinh thần của người dân đã ngày càng được nâng cao.Nhiều hộ gia đình khơng
những thốt nghèo mà cịn vươn nên khá giả.Các cơng trình xây dựng công cộng như
trường học,trạm y tế…được quan tâm đầu tư.Hiện nay các cơ sở quan trọng của địa
phương đều đặt tại Vị Khê như trạm y tế xã Điền Xá,trường tiểu học và trường trung
học cơ sở Điền xá, Ủy ban nhân dân xã…điều này tạo thuận lợi nhiều mặt cho người
dân địa phương đồng thời cũng thấy vai trò quan trọng của Vị khê đối với sự phát triển
của địa phương.
1.1.3 Đời sống kinh tế
Người dân Vị khê sống theo từng xóm.Bao quanh các xóm là những cánh
đồng rộng mênh mông dùng để cấy lúa và trồng hoa màu.Xung quanh làng là những
vườn cây xanh ngắt với rất nhiều loại cây trồng khác nhau như xanh,la hán,lộc
vừng,sung,vạn tuế….Trước đây người dân Vị Khê chủ yếu sống dựa vào cây lúa gắn
với đồng ruộng là chính giống như nhiều nơi khác trong huyện cũng chính vì vậy kinh
tế cũng khơng phát triển nhiều mặc dù bên cạnh nghề nông họ cịn tận dung đất vườn và
đất bãi bồi ven sơng để trồng hoa và cây cảnh đáp ứng nhu cầu của dân cư quanh vùng
tuy nhiên việc trồng hoa, cây cảnh khơng được xác định là nghề sống chính của người
dân ở đây mặc dù nó đã tồn tại ở đây từ rất lâu đời.Trong những năm gần đây,thực hiện
chủ trương của Đảng và nhà nước trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế,đẩy mạnh phát
8
triển kinh tế nông thôn Đảng bộ xã đã khuyến khích người dân dồn điền đổi thửa đẩy
mạnh phát triển kinh tế làng nghề lấy nghề trồng hoa cây cảnh làm thế mạnh để phát
triển coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển
chính vì vậy trong những năm gần đây nghề trồng cây cảnh ở đây đã có sự phát triển
mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu của thị trường, đời sống vật
chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao.truyền thống của địa
phương đã được lưu truyền .Đến nay danh tiếng của làng nghề cây cảnh Vị khê đã được
nhiều người biết tới ,những sản phẩm cây cảnh của địa phương đã có mặt ở hầu hết các
tỉnh trong cả nước,nhiều loại cây cảnh được xuất khẩu ra nước ngoài tới những nước
như Đài Loan,Campuchia….đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân địa
phương.Nhiều hộ gia đình nhờ nghề trồng cây cảnh đã trở nên giàu có,sở hữu nhiều cây
cảnh có trị giá nên tới hàng trăm triệu đồng.Nhờ việc trồng và buôn bán cây cảnh đem
lại thu nhập cao làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới.Ngân sách của địa
phương nhận được sự đóng góp đáng kể từ việc buôn bán cây cảnh ở Vị khê.
Bên cạnh việc canh tác nông nghiệp và trồng hoa cây cảnh nhiều hộ gia đình cịn
phát triển thêm một số nghề phụ như nghề làm hương,dệt may…cũng mang lại một
nguồn thu nhập đáng kể ,giúp nhiều gia đình vươn nên làm giàu.
1.2 Lịch sử xã hội
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của làng Vị khê
Căn cứ vào các tài liệu hán nôm và ngọc phả hiện đang được lưu giữu tại đình
làng Vị Khê do đơng các đại học sĩ Nguyễn Bính soạn ngày 1 tháng 10 năm Hồng
Phúc thứ 1 (1572) thì làng Vị Khê đã có lịch sử tồn tại hàng nghìn năm.Người sáng
lập làng là ơng nguyễn cơng Thành một bộ tướng của Ngơ Quyền.Ngọc phả lưu tại
đình ghi rõ:Thành hoàng của làng Vị Khê tên là Nguyễn Công Thành sinh ngày 10
tháng 7 năm Đinh Sửu tại động Trúc Lâm châu Thảng Do ( tỉnh cao Bằng hiện
nay).Truyền thuyết kể lại rằng khi ông sinh ra đã mang những yếu tố khác lạ như khi
vừa sinh ra thì đã có thân dài,mình rộng,mắt biếc,mày xanh….vì vậy mà cha của ông
9
mới đặt tên chô ông là Công Thành với ngụ ý con mình sau này nhất ddingj sẽ làm
nên việc lớn.Năm nên 6 tuổi ông Nguyễn Công Thành theo học thầy là Lý Trung
Hồ ở động láng giềng,nhờ có tư chất thông minh không lâu sau ông đã trở thành
người văn võ song tồn.Khi nghe tin Ngơ Quyền đem qn từ châu Ái ra đánh quân
Nam Hán ông đã xin đi theo để lập công.Ngô Quyền trao cho ông chức tiên phong tả
tướng.Sau khi đánh bại quân Nam hán Ngô Quyền nên ngôi năm 939 cử ông Nguyễn
Trung Thành làm tướng trấn thủ vùng Sơn Nam.Tại đây ông đã chiêu dân lập ấp
cung cấp gạo tiền cho họ ,khuyến khích họ khai hoang lập làng.
Năm Giáp Thìn (949) Ngơ Quyền mất ông đã cáo quan về ở ẩn tại Nguyễn
Gia Trang tức vị Khê ngày nay,ông cho dựng chùa cầu phúc cho con cháu lâu
dài,mở chợ để làm nơi trao đổi hàng hố...Sau khi ơng mất để tưởng nhớ tới công lao
to lớn của ông người dân ở Nguyễn Gia Trang đã tơn ơng làm thành hồng làng lập
đình để hang năm hương khói,tế lễ.
Dân Vị khê ngồi trồng lúa,hoa màu thì cịn trồng cả hoa và cây cảnh coi đó
như là một thú vui trong cuộc sống nhưng đồng thời nó cũng đem lại nguồn thu nhập
khơng nhỏ cho người dân .Triều Trần thành lập năm 1226 tiếp nối triều đại trước đóng
đơ ở Thăng Long đồng thời nhà Trần đã xây dựng hành cung Thiên Trường trở thành
trung tâm chính trị,kinh tế, văn hố có vai trị đặc biệt quan trọng đứng thứ hai sau kinh
thành Thăng long nhiều vương hầu quý tộc nhà Trần thời kỳ này đã về đây sinh
sống.Cũng chính vì vậy mà nghề trồng hoa cây cảnh ở Vị Khê có điều kiện thuận lợi để
phát triển những sản phẩm hoa cây cảnh của Vị khê thời kỳ đó chủ yếu đáp ứng nhu cầu
của triều đình,các gia đình vương cơng q tộc và nhân dân đặc biệt là vào dịp tết.
Trải qua thời gian làng Vị Khê đã có nhiều biến đổi do chiến tranh ,loạn lạc nhưng
nghề trồng hoa cây cảnh ở đây khơng hề mai một.Trong q khứ đã có khi Vị Khê được
coi là đơn vị hành chính cấp xã điều này đã chứng tỏ vai trò đặc biệt của Vị Khê trong
lịch sử của địa phương.Năm Minh mạng thứ 18 (1900) Vị Khê là xã thuộc tổng Bách
tính huyện Thượng nguyên sau đổi thành huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định.Khoảng giữa
10
năm 1946 xã Vị Khê và xã Lã Điền hợp nhất thành xã Tân Thành.Đến năm 1947 các xã
phía nam sông Đào của huyện Mỹ Lộc được cắt về huyện nam Trực.Năm 1949 xã Tân
Thành sát nhập với xã Vạn Xuân thành xã Mỹ hào.Đến tháng 5 năm 1953 Uỷ ban
kháng chiến hành chính liên khu III quyết định sát nhập huyện Mỹ lộc (cùng Ý Yên và
Vụ Bản ) vào tỉnh Hà Nam.Các xã phía nam sơng Đào thuộc khu D của huyện Mỹ Lộc
bao gồm Mỹ Hào,Mỹ lộc,Mỹ An,Mỹ Toàn và Mỹ Đồng một lần nữa lại được cắt về
huyện Nam Trực và Mỹ Hào đổi tên thành xã Nam Điền.
Tháng 10 năm 1997 thực hiện quyết định của cấp trên xã Nam Điền và xã Nam Xá
hợp nhất thành xã Điền xá như hiện nay.
Làng Vị Khê đã trải qua nhiều lần sát nhập vào nhiều đơn vị hành chính khác tuy
nhiên điều này khơng ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển chung của làng.Trong thời kỳ
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước mặc dù gặp mn vàn khó khăn gian
khổ nhưng nghề trồng hoa cây cảnh truyền thống của làng Vị Khê không hề bị mai một
trái lại nó vẫn phất triển mạnh mẽ phục vụ nhu cầu của người dân địa phương và những
vùng xung quanh.Hiện nay cây cảnh của làng đã có mặt ở hầu hết các tỉnh trong cả
nước và có mặt ở nhiều nước trên thế giới.
1.2.2 Di tích lịch sử văn hố và lễ hội.
1.2.2.1 Di tích lịch sử văn hố
Hiện nay tại Vị Khê có hai di tích đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hố cấp
tỉnh,thành phố.Đó là đình làng Vị Khê nơi thờ thành hồng làng đơng thời đây cũng là
nơi thờ tổ nghề trồng hoa cây cảnh của địa phương.Cùng với đó là chùa làng Vị Khê
được cơng nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh ,thành phố năm 1998.
Ở mỗi làng q,đặc biệt là vùng châu thổ sơng Hồng thì ngơi đình có một ảnh hưởng
nhất định tới đời sống của người dân ,đây là cơng trình kiến trúc cơng cộng là nơi diễn ra
những sinh hoạt chung của người dân trong cùng một làng,những lễ hội hay những công
việc có liên quan đến làng thường được tổ chức tại đình làng.
11
Sau khi ông Nguyễn Công thành mất người dân địa phương đã tơn ơng làm thành
hồng làng cho dựng đình làm nơi thờ tự,hàng năm hương khói tế lễ để tưởng nhớ tới công
lao to lớn của ông với làng Vị Khê.Theo các cụ cao niên trong làng kể thì đình làng Vị Khê
đã được xây dựng từ lâu tuy nhiên do chiến tranh nên nó đã bị hư hại rất nhiều.Năm 2005
được sự quan tâm của các cấp chính quyền và lãnh đạo địa phương cùng với sự đóng góp
của người dân địa phương , đình Vị Khê đã được xây dựng lại trên nền của kiến trúc cổ với
kết cấu theo kiểu tiền chữ nhất hậu chữ đinh.Toà đai đình gồm 5 gian trang trí theo kiến
trúc cổ,các tàu đao cong đều,trên bờ nóc trang trí hai con kìm trong tư thế co người hướng
đầu vào nhau,trung từ và hậu cung khơng được trang trí nhiều.Tồ trung từ là nơi đặt bài vị
thờ tổ nghề trồng cây cảnh của làng Vị Khê phía trong hậu cung là nơi đặt bài vị của thành
hoàng làng.Đặc biệt ở giữa toà tiền đường và trung từ có một phương đình theo kiểu trồng
diêm,các tàu đao trang trí uốn cong,giữa các cột được trang trí hao văn dây.Hai bên
phương đình là hai nhà bia nhỏ ghi lại việc công đức của người dân khi dựng lại đình.Phía
trước mặt của đình có nghi mơn ở giữa là bức bình phong đề 4 chữ hán “công sơn đức hải”
(nghĩa là công lao của thần to lớn như nuí ân đức của thần rộng lớn như biển).Nhìn chung
do đình Vị Khê cũ đã bị huỷ hoại nhiều nên không lưu giữ được nhiều cổ đáng kể nhất là
hiện nay đình Vị khê cịn lưu giữu được 3 đạo sắc phong mang niên hiệu Cảnh Hưng
44(…);Chiêu Thống 1(…..) và đạo sắc phong thứ 3 năm Khải Định thứ 9(…..).Trong thời
kỳ kháng chiến chống Mỹ đình làng Vị Khê là cơ sở quan trọng của Đảng bộ địa
phương,nhiều cuộc họp của Đảng bộ đã diễn ra ở đây,đề ra nhiều đường lối trong đấu tranh
cách mạng .Nhận thấy được vai trị ,giá trị của đình làng Vị Khê.Do có giá trị to lớn về lịch
sử ,văn hóa…nên tháng 1năm 2005 ủy ban nhân dân tỉnh đã công nhận đình Vị Khê là di
tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Hàng năm dân làng Vị Khê tổ chức lễ tế thành hồng tại đình vào ngày 22 tháng Chạp
để tưởng nhớ tới cơng đức to lớn của thành hồng làng.
Chùa Vị Khê (Cấp cô tự) đã được công nhận là di tích cấp tỉnh năm 1998.Theo các cụ
ở đây thì ngơi chùa được xây dựng từ thế kỷ 11 nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của người
12
dân địa phương.Ngơi chùa cịn bảo tồn khá ngun vẹn theo lối kiến trúc cổ gồm 5 gian. Số
lượng tượng thờ không nhiều do quy mô của chùa không nhỏ.Trong thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ chùa Vị Khê cũng là nơi che dấu cho các cán bộ Cách mạng
1.2.2.2 Lễ hội
Lễ hội là hoạt động chung của cộng đồng để giải quyết thời gian rỗi và nhu cầu
hướng tới cái thiêng của con người.Lễ hội thường gắn liền với di tích thu hút đơng đảo
người tham gia.Hàng năm dân làng Vị Khê tổ chức lễ hội hoa,cây cảnh từ ngày 12 đến
ngày 16 tháng giêng âm lịch.Đây là hoạt động quan trọng của làng trong năm tưởng nhớ tới
công đức của thành hoàng làng và tổ nghề trồng hoa,cây cảnh của làng Vị Khê.Lễ hội diễn
ra trong khuôn viên của đình làng và một khu vực rộng bên cạnh đình làng bao gồm hai
phần:Phần lễ và phần hội.Mọi hoạt động phục vụ cho lễ hội đều được lên kế hoạch và
chuẩn bị từ trước.Phần lễ diễn ra tại đình làng với nhiều nghi thức khác nhau như tế nam
quan,tế nữ quan,rước hoa và cây cảnh tiêu biểu của làng về đình làng;dâng hương,hoa lên
thành hồng và tổ nghề….phần hội kéo dài nhiều ngày với rất nhiều hoạt động khác nhau
bên cạnh những hoạt động thường thấy ở các lễ hội như các trò chò chơi dân gian: chọi
gà,kéo co,đánh cờ người…thì trong lễ hội ở làng Vị Khê cịn có những hoạt động riêng
mang đặc trưng của làng như trưng bày những cây cảnh độc đáo,những chậu hoa đẹp…Đặc
biệt trong lễ hội còn tổ chức cuộc thi tay nghề tạo thế cây cảnh ,thi hoa cây cảnh thu hút
đông đảo khách tham quan không chỉ là người dân địa phương mà có cả thăm quan từ các
tỉnh khác tới đây để tham gia lễ hội và thưởng thức những cây cảnh đặc sắc,những chậu
hoa đẹp có giá trị…. Tham gia vào lễ hội khơng chỉ có người dân địa phương mà cịn có cả
các nhà vườn đến từ nhiều huyện khác nhau trong tỉnh và đặc biệt lễ hội còn thu hút đông
đảo những nghệ nhân trồng cây cảnh đến từ các tỉnh như ;Thái Bình,Hà Nam,Hải
Phịng,Ninh Bình,Hưng n….họ cùng về đây giao lưu trao đổi kinh nghiệm làm nghề
cùng với đó là một số sản phẩm cây cảnh có giá trị được đưa tới đây để mọi người có cơ
hội được chiêm ngưỡng.
13
Thông qua lễ hội những nghệ nhân trồng cây cảnh có cơ hội để trao đổi kinh nghiệm
và học hỏi lẫn nhau trong việc trồng và chăm sóc hoa,cây cảnh .Các nhà vườn đưa tới đây
rất nhiều loại cây cảnh có giá trị để trưng bày,giới thiệu với mọi người.Nếu như năm 2008
có hơn 800 tác phẩm dự thi thì tói năm 2011 số cây cảnh dự thi đã nên tới hơn 1.200 tác
phẩm,trong đó có rất nhiều cây có trị giá nên đến hàng tỷ đồng.
Lễ hội hoa cây cảnh Vị Khê hàng năm là dịp đẻ tưởng nhớ tới cơng đức của thành
hồng làng và tổ nghề trồng hoa,cây cảnh được thờ tại đình làng nhưng đồng thới qua lễ
hội những người yêu cây cảnh và những người trồng hoa,cây cảnh có cơ hội để giao lưu
trao đổi kinh nghiệm với nhau.
Chương II Nghề trồng hoa cây cảnh và sự phát triển của nghề trồng
hoa cây cảnh ởVị Khê.
2.1 Nghề trồng hoa,cây cảnh và lịch sử nghề trồng hoa cây cảnh ở Vị Khê.
2.1.1 Đôi điều về nghề trồng hoa cây cảnh ở nước ta.
Trên thế giới nghề trồng hoa, cây cảnh đã có lịch sử từ rất lâu đời.Khi nói đến hoa
người ta nghĩ có thể nghĩ ngay đến Hà Lan Là quê hương của rất nhiều lồi hoa nổi tiếng
thế giới hoặc khi nói tới cây cảnh người ta phải nói ngay tới nghệ thuật cắt tỉa cây cảnh của
Trung Quốc hay Nhật bản mà thế giới vẫn biết tới với cái tên nghệ thuật “bonsai”,một hình
thức trồng cây cảnh đã đạt đến đỉnh cao.
Cho đến nay ít có tài liệu nào đề cập tới nguồn gốc của nghề trồng hoa cây cảnh ở
nước ta.Mặc dù nghề trồng hoa,cây cảnh đã có mặt ở khắp mọi nơi từ nam ra bắc.Ở miền
bắc có rất nhiều làng hoa cây cảnh nổi tiếng.Ở Hà Nội là những làng hoa đã trở thành niềm
tự hào của biết bao thế hệ người dân Hà thành như Ngọc hà,Nhật tân,Nghi tàm,…ở đất
Hải Phịng có những làng chun trồng quất,đào nức tiếng như Đằng Hải (Hải An); Đồng
Dụ và Minh Kha (An Dương)…..hay Đà Lạt – vùng hoa nổi tiếng được cả nước biết tới với
cái tên sứ sở của những loài hoa…Những làng hoa nổi tiếng với những sản phẩm của mình
đã phục vụ nhu cầu của người dân và nhu cầu của triều đình phong kiến cho dù có những
14
lúc thăng trầm với nhiều biến cố nhưng nhiều làng hoa vẫn tồn tại và phát triển đóng vai
trị quan trọng đối với đời sống vật chất ,tinh thần của người dân.
Ngày nay do q trình đơ thị hóa diễn ra qua nhanh chóng đã khiến cho nhiều làng
hoa truyền thống bi thu hẹp diện tích đất trồng hoa thay vào đó là các khu đơ thi ,khu trung
cư…nhiều làng hoa giờ chỉ còn sự tiếc nuối của nhiều người.Tuy nhiên cũng có rất nhiều
làng hoa vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ ,sản phẩm vẫn được tiêu thụ ổn định do nhu cầu
hoa tươi ,cây cảnh trong nhân dân là rất cao.
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của nghề trồng hoa cây cảnh ở Vị Khê.
Tổ nghề trồng hoa cây cảnh làng Vị Khê
Nghề trồng hoa ở Vị Khê xuất hiện vào cuối thời Lý và phát triển mạnh mẽ vào
thời Trần.Ngày nay nghề trồng hoa ,uốn tỉa cây cảnh của Vị Khê đã phát triển sang nhiều
xã trở thành nguồn thu lớn của địa phương.
Người dân Vị Khê hiện nay có điều kiện phát triển kinh tế nhờ có nghề trồng hoa
cây cảnh của cha ông truyền lại ,họ luôn ghi nhớ tới vị tổ nghề người đã dậy cho dân làng
biết trồng hoa cây cảnh lấy đó làm kế sinh nhai.Theo thần tích và truyền thuyết lưu truyền
ở Vị Khê thì vị tổ nghề của làng là quan thái úy Tơ Trung Tự.Thần tích lưu tại đinhg Vị
Khê có ghi rằng:Mùa xuân năm Tân Mùi (1211) thái tử Sâm lên ngôi (tức Lý Huệ Tông)
nhà vua đã phong cho Tô Trung Tự (cậu vợ của Lý Huệ Tơng) làm quan thái phụ
chính.Cùng năm này quan thái uý Tô Trung Tự được lệnh về xây tịa thành bảo vệ biển
Đơng,ơng có ghé qua Nguyễn Gia Trang (Vi Khê hiện nay),ông thấy nơi đây là vùng đất
đẹp,phì nhiêu,dân cư thuần phác,ơng cho lập hành cung để đi lại.Khi về đây ngồi việc
khuyến khích nhân dân chăm lo làm ăn ơng cịn dậy cho mọi người biết nghề trồng hoa cây
cảnh để làm kế sinh nghiệp lâu dài.Từ đây người dân ở Nguyễn Gia Trang ngoài việc trồng
lúa và hoa màu thì họ cịn trồng thêm hoa và cây cảnh đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong
vùng ,Nghề trồng hoa cây cảnh cũng từ đó mà phát triển ở nơi đây dần chiếm một vai trò
quan trọng trong đời sống của người dân Vị khê.
15
Nhiều người khi có dịp qua Vị Khê đã khơng khỏi ngạc nhiên trước vẻ đẹp của vùng
đất này và có sáng tác văn thơ ghi lại cơng lao của những tiên hiền.Năm Tân Sửu(1451)
quan bình ngun Phạm Đơn Lễ người huyện Ngự Thiên (Hưng nhân,Thái Bình ngày nay)
làm quan thời Lê Thánh Tơng có lần về Vị Khê đã làm câu đối:
Tài thụ chủng hoa Tô tướng thủy
Nguyễn trang Vị xã hiệu chi tiền.
Tạm dịch:
Trồng hoa ươm cây là do tướng hộ Tô khơi dậy trước
Ấp tên trang Nguyễn vốn là xã Vị buổi ban đầu.
Cụ nghè Phạm Kim Kính (1683-1737) người xã Vĩnh hào huyện Vụ Bản khi tới
Vị Khê đã viết bài thơ “ Qua làng Vị Khê”.
“Nghe nói ơng Tơ đến chốn này
Sửa bình gia bảo giúp vua đây
Dậy dân kế sống chia vùng đất
Khuyên dậy trồng hoa cách tỉa cây
Mở ấp triều Ngô ông tướng Nguyễn
Cuối Lý dân đơng xóm thợ cày
Sơng đường nhà chợ nay vui vẻ
Nên nhớ người xưa mấy đắng cay.”
Sự phát triển của nghề trồng hoa cây cảnh ở Vị Khê
Nghề trồng hoa cây cảnh ở Vị khê phát triển khá mạnh mẽ vào thời Trần do đáp ứng
nhu cầu về hoa tươi và cây cảnh cho các gia đình quý tộc ở phủ Thiên Trường và của nhân
dân quanh vùng.Cùng với thời gian nghề trồng hoa cây cảnh ở đây cũng có nhiều lúc thăng
trầm do tình hình đất nước có nhiều biến động tuy nhiên nó vẫn tồn tại và phát triển cho
đến tận ngày nay. Những sản phẩm cây cảnh của làng Vị Khê đã được nhiều người biết
16
tới,năm 1924 cụ Nguyễn Viết Lã đã gánh một đôi sanh thế trực vào tận kinh thành Huế để
dự thi và đã đạt được giải 3 mà theo nhiều người kể lại thì giải thưởng lúc đó là 8000 gạch
(hiện nay đôi sanh này đang được trồng tại sân uỷ ban nhân dân xã Điền xá như một niềm
tự hào của cả dân làng Vị Khê).Từ năm 1975 cây thế và cây cảnh của Vị Khê đã trở thành
một loại hàng hố có mặt ở nhiều tỉnh trong cả nước,góp phần tăng thêm vẻ đẹp cho nhiều
cơng trình kiến trúc,từ những nơi nghiêm trang như hàng vạn tuế bên lăng Bác,những cây
thế ở quảng trường Ba Đình,văn phịng chính phủ,văn phòng quốc hội đến những khách
sạn sang trọng những nơi vui chơi giải trí….đặc biệt một số loại cây cảnh đã được đưa ra
nước ngoài đem lại nguồn thu nhập rất lớn cho người dân ở đây góp phần nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho người dân Vị Khê.
Trong những năm gần đây Đảng bộ chính quyền xã Điền xá và người dân Vị Khê xác
định đưa nghề trồng hoa cây cảnh truyền thống của Vị Khê trở thành thế mạnh để phát
triển kinh tế địa phương.Mô hình làng nghề trồng hoa cây cảnh đã được nhân rộng ra nhiều
địa phương khác trong tỉnh đặc biệt là các xã xung quanh xã Điền Xá .Năm 2010 làng nghề
Vị khê đã vinh dự là một trong 6 làng nghề được Hiệp hội làng nghề Việt nam phong tặng
danh hiệu “Làng nghề tiêu biểu Việt Nam”.Đặc biệt cũng trong năm 2010 Vị Khê đã có 37
tác phẩm cây cảnh được lựa chọn để trưng bày chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng LongHà Nội,trong đó có nhiều cây cảnh độc đáo như tác phẩm khuê văn các,các cây canh uốn
hình rồng,phượng…được nhiều người u thích.
2.2 Hoạt động của nghề trồng hoa cây cảnh ở Vị Khê.
2.2.1 Tổ chức làng nghề.
Theo số liệu thống kê của UBND xã Điền Xá thì hiện nay Vị Khê có hơn 600 hộ gia
đình làm nghề cây cảnh. Để làng nghề có thể phát triển mạnh mẽ thì cần có những biện
pháp cần thiết nhằm thúc đẩy hoạt động chung của làng nghề .Tuy nhiên trước đây các hộ
gia đình hoạt động theo kiểu độc lập tự làm nghề và tự tìm nơi tiêu thụ sản phẩm do đó đặt
ra yêu cầu là cần phải có một tổ chức hội thống nhất hoạt động chung của những người làm
nghề trồng hoa cây cảnh ở đây nhằm giải quyết những khó khăn về nhiều mặt như vốn đầu
17
tư,tay nghề,thị trường tiêu thụ sản phẩm….Đáp ứng yêu cầu đó năm 1997 Hội sinh vật
cảnh làng Vị Khê đã ra đời thu hút đơng đảo các hộ gia đình tham gia.Theo lời ông Nguyễn
Văn Chiến chủ tịch hội sinh vật cảnh thơn Vị Khê thì hiện nay hội có hơn 400 hội viên
tham gia sinh hoạt đều đặn hàng tháng.Khi tham gia vào hội sinh vật cảnh các hội viên có
cơ hội học hỏi ,trao đổi kinh nghiệm với nhau trong việc ươm trồng hoa cây cảnh đồng thời
nhận được sự hỗ trợ nhiều mặt từ tổ chức hội như vấn đề nơi tiêu thụ sản phẩm,hoạt động
quảng bá sản phẩm,một số kinh nghiệm cần thiết khi làm nghề….
Hội sinh vật cảnh Vị Khê có trụ sở riêng,có trang web riêng nhằm giới thiệu sản phẩm
của các hội viên.Hàng tháng hội tổ chức họp định kỳ nhằm đánh giá tình hình hoạt động
của tổ chức hội . Các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương cũng đặc biệt quan
tâm tới nghề trồng hoa cây cảnh ở Vị Khê và đã có nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi
cho nghề trồng hoa cây cảnh ở đây phát triển và phổ biến tới những khu vực xung quanh.
2.2.2 Truyền nghề và học nghề.
Thông thường ở các làng nghề truyền thống mỗi cá nhân hoặc gia đìnhtham gia làm
nghề đều có những bí quyết nghề nghiệp riêng của mình và nó được đảm bảo bí mật khơng
được truyền cho người ngồi.Vị Khê là làng trồng hoa cây cảnh có truyền thống,cũng
giống như những làng nghề khác người dân Vị Khê cũng có những bí quyết nghề nghiệp
riêng của mình trong việc trồng hay chăm sóc hoa ,cây cảnh …
Tuy nhiên với đặc trưng riêng của nghề nghiệp đó là trồng hoa ,cây cảnh có thể nói
rằng mỗi một cây cảnh là một sự sáng tạo của một nghệ nhân ở đó chứa đựng những tâm
huyết những bí quyết chăm sóc riêng của người nghệ nhân đó để có được một cây cảnh đẹp
nhất như ý muốn.Mỗi một cây cảnh là một tác phẩm nghệ thuật độc bản ghi đậm tính sáng
tạo của người nghệ nhân,tác phẩm đó khơng phải được tạo nên trong giây nát mà nó là cả
một q trình lâu dài,địi hỏi sự kiên tỷ mỉ và sáng tạo.Những người làm nghề trồng hoa
cây cảnh càng lâu năm thì họ tích luỹ được càng nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và
căm sóc hoa cây cảnh,họ có thể hiểu cặn kẽ được đặc tính của từng loại cây để từ đó có chế
độ chăm sóc thích hợp…Nếu chỉ thống nhìn qua thì người ta có thể nhầm lẫn do nhiều
18
loại hoa cây cảnh mang hình dáng tương đối nhau và có tên gọi cũng tương đối giống nhau
như thế giáng long,thế thác đổ,thế trực…nhưng nếu nhìn kỹ thì ta có thể thấy được sự khác
nhau của chúng.Người làm nghề này không dùng nhiều tới sách vở mà chủ yếu là nhìn
người khác làm và dựa vào kinh nghiệm thực tế của bản thân có được khi trực tiếp làm
nghề là chính.Có thể trong gia đình ,người cha khi uốn tỉa cây cảnh có thể truyền dạy cho
con mình những điều cơ bản nhất về cây canh từ đó người con có thể tự làm và tự rút ra
kinh nghiệm.Nhìn chung việc chăm sóc ,uốn tỉa cây cảnh khơng địi hỏi phải học qua
trường lớp và cũng khơng địi hỏi nhiều ở những bí quyết mà chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm và năng khiếu của chính bản thân người nghệ nhân.Cùng là cái cây nhưng khơng
phải ai cũng có thể biến nó thành một cây cảnh đẹp có giá trị mà nó phụ thuộc rất nhiều
vào bàn tay tài hoa và tính sáng tạo của người nghệ nhân để tạo nên một tác phẩm hoàn
chỉnh.
2.2.3 Các giai đoạn của nghề trồng hoa cây cảnh ở Vị Khê
2.2.3.1 Một số công cụ dùng trong nghề trồng hoa cây cảnh.
Thuổng (còn gọi là chéc).
Đây là loại công cụ không thể thiếu đối với nghề trồng cây cảnh vì đây là cơng cụ
chun dùng để đào đất tạo bầu khi đánh cây nên khỏi mặt đất hoặc khi trồng cây.Thường
thì chiếc thuổng được làm bằng sắt lưỡi nhỏ , bằng phẳng và nó thì được mài rất sắc,cán
thuổng là một đoạn típ bằng thép cứng có khả năng chịu lực cao có chiều dài khoảng 1.2m.
Cưa
Cưa cũng là một dụng cụ quan trọng không thể thiếu với nhưng người trồng cây cảnh.
Tuy nhiên những chiếc cưa được sử dụng khi cắt tỉa cây lại có nhiều loại khác nhau tuỳ
theo kích thước của cây cần phải cắt hay cành cây cần phải tỉa mà sử dụng lọa cưa cho phù
hợp.Đối với những cành cây nhỏ trong khi tạo dáng cây người ta thường sử dụng một loại
cưa tay nhỏ dài khoảng 30cm một đầu cưa thu hẹp một đầu mở rộng để thuận tiện cho việc
cắt cành đối với những cây có nhiều tán đan xen vào nhau.Đối với những cây lớn người ta
sử dụng cưa có kích thước lớn cũng giống như những chiếc cưa của thợ mộc khi cắt gỗ.
19
Kéo
Hàng ngày những người trồng cây cảnh thường phải sử dụng kéo tỉa cành để tạo dáng
cây như ý muốn .Đây là loại kéo nhỏ nhưng làm bằng sắt có gọng rất cứng tạo ra lực lớn
khi tỉa cành.Tuy nhiên nó cũng chỉ cắt được những cành nhỏ cịn đối với những cành lớn
người ta phải sử dụng đến cưa nhỏ.
Đây là những dụng cụ không thể thiếu được đối với những người trồng cây cảnh
ngồi ra người ta cịn sử dụng nhiều loại cơng cụ khác như máy bơm,bình phun nước,các
khay,chậu đựng cây giống….Nhìn chung những dụng cụ được sử dụng tương đối đơn giản
không phức tạp như nhiều nghề khác tuy nhiên chúng là một phần không thể thiếu khi làm
nghề.
2.2.3.2 Các giai đoạn
Giai đoạn chọn và ươm cây giống.
Đối với cây cảnh người ta có nhiều phương pháp khác nhau để tạo ra cây giống như
ghép,triết,dâm cành,gieo hạt….
Ở Vị Khê những phương pháp này được sử dụng thương xuyên,tuỳ vào đặc điểm của
từng loại cây cụ thể mà người ta có thể lựa chọn những phương pháp thích hợp để tạo ra
cây giống.Ví dụ như đối với cây như “lộc vừng” một loại cây rất được ưa chuộng thì người
ta bắt buộc phải sử dụng phương pháp gieo hạt do đặc tính của loại cây này là khơng thể
triết hay lai ghép được.Thường thì người ta lấy hạt của những cây lộc vừng lớn không sâu
bệnh,quả to đều,nhiều quả…
Sau khi lựa chọn được hạt giống người ta đem phơi cho quả khơ vừa tầm thì chuẩn bị
đưa gieo vào trong bầu đất.
Tùy vào loại cây mà tạo bầu ươm với những yêu cầu nhất định phù hợp với đặc tính
của loại cây cần gieo.Với lộc vừng người ta phải sử dụng đất ải trộn lẫn với vỏ trấu theo
một tỷ lệ thích hợp sau đó cho đất đó vào túi nhựa có làm thủng một lỗ nhỏ ở đáy ( làm
thoát nước khi tưới quá nhiều),cuối cùng là cho hạt vào túi đất để ở nơi thông thoáng tốt
20