1
Phần mở Đầu
I. Lý do chọn đề tài
Một lẽ thường tình là sự tồn vong của mỗi dân tộc khơng thể tách rời khỏi
dân tộc đó có giữ gìn và phát huy đựoc các truyền thống văn hóa của mình hoặc
không ? Bởi truyền thống là tất cả nhưng giá trị tinh thần và vật chất được hun
đúc trong quá trình sống, lao động và sáng tạo của con người từ thế hệ này qua
thế hệ khác. Q trình đó ngày càng đựợc hoàn thiện, càng phong phú và ngày
càng phát triển ở trình độ cao trong đáu tranh sinh tồn, đấu tranh với xã hội, đấu
tranh với tự nhiên. Những truyền thống ấy tồn tại như một thực thể với khơng
gian và thời gian vì vậy nó cần được bảo tồn giữ gìn và phát huy. Từ đó hình
thành hoạt động Bảo tồn, Bảo tàng để bảo quản, lưu giữ những giá trị đó. Như
vậy, có thể nói ngành Bảo tàng, Bảo tàng đang giữ trong mình những” giá trị
gốc” về sự hìn thành và phát triển của dân tộc. Thực chất của hoạt động Bảo tồn
Bảo tàng chi9nhs là ho0ạt động giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống dân
tộc
Trong những năm gần đây do sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật,
kêt hợp với đường lối của Đảng, sự giao lưu với các nước trong khu vực và trên
thế giới và ngành Bảo tồn Bảo tàng đã có những bứoc phàt triển rõ rệt “năm
2003 cả nước có 115 Bảo tàng trong đó có 84 Bảo tàng chun ngành, 31 Bảo
tàng ngồi ngành” (Bộ văn hóa thơng tin )
Tuy nhiên, cùng với sự phàt triển mạnh mẽ của bảo tàng bân cạnh đó cịn
có rất nhiều hạn chế và thiếu sót cần khắc phục như lời của PTS Đặng Văn Bài –
Cục trưởng cục Bảo tồn Bảo tàng (nay là cục Di sản ) đã nhận định “Sự trùng
lặp trong nội dung trưng bày, sự nghèo nàn về thủ pháp và phương tiện kỹ thuật
trưng bày khiến cho sự hấp dẫn của các bảo tàng ngày càng giảm sút “.
2
Thực tế hiện nay cho thấy hầu hết các bảo tàng nước ta tuy đã có những
bước phát triển tích cực nhưng nôị dung và các giải pháp trưng bày vẫn chưa
gây được sự chú ý và thu hút công chúng.Vấn đề đặt ra là: loàm sao để tạo ra
một hệ thống Bảo tàng trung thực - độc đáo - sinh động và cuốn hút đây không
những là câu hỏi cho các bảo tàng nước ta hiện nay mà còn là câu hỏi cho toqàn
ngành bảo tàng.
Nằm trong hệ thống bảo tàng khảo cứu địa phương, Bảo tàng tỉnh Vĩnh
phúc với quá trình hình thành và phát triển non trẻ của mình cũng đã có nhiều
đóng góp cho sự tiến bộ và phát triển của ngành bảo tàng, khẳng định được vai
trị và vị trí của mình trong hệ thống bảo tàng khảo cứu địa phương
Với chức năng là nơi giữ gìn, bảo quản các tài liệu về vị trí địa lý, phong
tục tập quán trong tiến trình lịch sử của dân tộc đồng thời cũng là nơi ta có thể
tìm về cội nguồn qua phong trào đấu tranh của 9 vị anh hùng tiêu biểu cho nhân
dân Vĩnh phúc từ Đầu Công Nguyên tới năm 1930. Bẳo tàng đã và sẽ là cầu nối
quá khứ và hiện, tại giáo dục truyền thống oai hùng của những người anh hùng
tiêu biểu như : Hai bà trưng, lý Bôn, Nuyễn Thái Học… Bên cạnh những thành
tích có được như vậy Bảo tàng Vĩnh Phúc không khỏi tránh được những hạn chế
chung của cả hệ thống bảo tàng nêu trên.
Với mong muốn tìn hiểu sâu sắc hơn nữa về truyền thống yêu nước chống
giặc ngoại xâm vẻ vang của nhân dân vĩnh Phúc nói riêng và của tồn thể nhân
dân cả nhước nói chung, được sự gợi ý và hướng dẫn tận tình của PGS.TS Trịnh
Thị Minh Đức em mạnh dạn chọn đề tài :” Trưng bày truyền thống đấu tranh
dựng nước và giữ nước của nhân dân Vĩnh phúc từ đầu công nguyên đến
năm 1930 tại bẳo tàng Vĩnh Phúc ” làm tiểu luận năm thứ 3 của mình “.
II.Mục Đích Nghiên Cứu
Nghiên cứu truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất của 9 vị anh
hùng trên quê hương Vĩnh Phúc để thấy được truyền thống đấu tranh vì sự
3
nghiệp dựng nứoc và giữ nước của nhân dân Vĩnh Phúc từ đầu công nguyên cho
tới năm 1930 được trưng bày tại bảo tàng Vĩnh phúc. Qua đó cũng cho chúng ta
hiểu rõ hơn về tình hình lịch sử nước nhà trong 1thời gian dài. Đồng thời đưa ra
những ý kiến của bản thân cho việc trưng bày trong bảo tàng.
III. Đối tượng nghiên cứu.
1. Đối tượng nghiên cứu.
Hệ thống hiện vật trưng bày thể hiện qua 9 cuộc đấu tranh của 9 vị anh
hùng trong Bảo Tàng tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Phạm vi nghiên cứu.
-Về không gian: Tại Bảo Tàng Vĩnh Phúc.
-Về thời gian: Từ đầu Công Nguyên tới năm 1930.
IV. Phương Pháp Nghiên Cứu :
-Phương pháp nghiên cứu liên nghành: Khảo cổ học, Bảo tàng học, lịch
sử học,…
-Phương pháp điền dã, quan sát, miêu tả, chụp ảnh, ghi âm, trao đổi với
cán bộ Bảo tàng,….
V. Bố Cục Trình Bày:
Chương 1: Lịch sử hình thành và phát triển Bảo Tàng Vĩnh
Phúc.
Chương 2: Truyền Thống Đấu Tranh Dựng Nước Và Giữ Nước Của
Nhân Dân Tỉnh Vĩnh Phúc Từ Đầu Công Nguyên Đến Năm 1930 Cùng Hệ
Thống Hiện Vật Được Trưng Bày Tại Bảo Tàng Vĩnh Phúc.
Chương 3: Những Ý Kiến Đóng Góp Của Bản Thân
4
Phần Nội Dung
Chương 1: Lịch Sử Hình Thành
và Phát Triển Bảo Tàng Vĩnh phúc
1.1 : Vị trí địa lý của vĩnh Phúc:
Vĩnh Phúc nằm trong lòng tổ quốc là cái nôi cội nguồn của dân tộc, xưa
kia là 1 mảnh đất quan trọng về mọi mặt, không những là cửa ngõ chống những
đạo quân xâm lược phương bắc trong lịch sử 4000 năm của dân tộc mà còn là
vùng đệm chuyển từ vùng trung du Miền Núi phía Bắc tới vùng đồng bằng Bắc
Bộ. Dù ngày nay tình hình đất nước có nhiều biến chuyển xong với vị trí của
mình Vĩnh Phúc đã và đang giữ được vị trí quan trọng đối với sự phát triển của
cả nước về mọi mặt như: Kinh tế, Chính Trị, Văn Hóa, …
Nằm trong vị thế là 1 tỉnh ở vùng đỉnh của châu thổ sông Hồng, Vĩnh
Phúc nằm ở khoảng giữa của miền Bắc Việt Nam, với vị trí là khu vực chuyển
tiếp giữa miền núi với đồng bằng vĩnh Phúc có tọa độ địa lý như sau:
- Điểm cực Bắc ở: 210,35 vĩ Bắc ( Đạo Trù – Lập Thạch ).
- Điểm cực Nam ở: 210,06 vĩ Bắc ( Tráng Việt - Mê Linh ).
- Điểm cực Đông ở: 1060,48 kinh Đông ( Ngọc Thành – Phúc Yên ).
- Điểm cực Tây ở : 1060,19 kinh Đông ( Bạch Lưu – Lập Thạch ).
- Phía Bắc tiếp giáp với 2 tỉnh : Thái Nguyên và Tuyên Quang ranh giới là
dãy núi Tam Đảo, Sáng Sơn.
- Phía Tây giáp với tỉnh : Phú Thọ ranh giớ tự nhiên là sơng Lơ.
- Phía Nam giáp với tỉnh : Hà Tây nới ranh giới tự nhiên là sơng Hồng.
- Phía Đơng giáp với 2 huyện : Đơng Anh và Sóc Sơn của Thủ Đơ Hà
Nội.
Vĩnh Phúc gồm 1 Thành Phố, 1 Thị Xã, và 7 huyện:
5
Thành Phố : vĩnh Yên.
Thị xã
: Phúc Yên.
1. Huyên Bình Xuyên.
2. Huyện Lập Thạch.
3. Huyện Vĩnh Tường.
4. Huyện Yên Lạc.
5. Huyện Tam Dương.
6. Huyện Tam Đảo.
7. Huyện Sông Lô.
Từ xa xưa tới nay đi vào tâm khảm của mọi người thì Vĩnh Phúc ln
được coi là vùng đất “ địa linh nhân kiệt”, là cái nôi của người Việt Cổ với di
chỉ khảo cổ học Đồng Đậu, tiếng ở Mê Linh nơi Hai Bà Trưng đóng đơ
Vĩnh Phúc được thành lập vào năm 1950 trên cở sở hợp nhất 2 tỉnh Vĩnh
Yên và Phúc Yên do nhu cầu bức thiết là đoàn kết sức người, sức của để chống
chiến tranh. Đáp ứng nhu cầu đó tháng 3 năm 1968 Vĩnh Phúc đã kết hợp với
tỉnh Phú Thọ để trở thành tnhr Vĩnh Phú. Sau khi hịa bình lặp lại theo chủ
tương của đảng và Nhà Nước tháng 1 năm 1997 Vĩnh Phúc được tái lập. Từ đó
tới nay, ngồi việc tận dụng những tiềm năng sẵn có của mình Vĩnh Phúc cịn
phát huy những thế mạnh đã và đang có về tất cả mọi mặt như : Văn hóa, Chính
trị, Xã hội, … góp phần nho bé vào cơng cuộc mới cơng nghiệp hóa - hiện đại
hóa Đất Nước.
1.2 Lịch Sử Hình Thành Của Thành Phố Vĩnh n.
Với diện tích 50,8 km2, có dân số là 122568 người, Thành Phố Vĩnh n
có vị trí địa lý như sau :
- Phía Đơng giáp với Huyện Bình Xun.
- Phía Tây giáp với 2 Huyện Yên Lạc và Tam Dương.
- Phía Nam giáp với 2 Huyện Yên Lạc và Bình Xuyên.
6
- Phía Bắc giáp với 2 Huyện Tam Đảo và Tam Dương.
Với vị thế là Thành Phố duy nhất của Vĩnh phúc , là trung tâm của tỉnh,
Vĩnh Phúc ngày càng đổi mới để phù hợp với quá trình phát triển của đất Nước.
Nhìn vào bộ mặt phát triển với những cơng trình nguy nga , tránh lệ ngày nay ít
ai biết được Thành Phố Vĩnh Yên đã cùng Đất Nước chải qua bao năm tháng
thăng trầm với 4000 năm lịch sử của dân tộc từ khi Đất Nước mới được hình
thành.
- Thời Hùng Vương thứ 7 năm 210 Trước Công Nguyên khu vực Vĩnh Yên
thuộc bộ Văn Lang.
- Thời Thục An Dương Vương 210 tới 179 Trước Công Nguyên Vĩnh Yên
thuộc bộ Mê Linh.
- Trong thời kỳ Phong kiến Phương Bắc đô hộ , Vĩnh Yên thuộc Quận Giao
Chỉ sau đó thuộc Quận Phong Châu.
- Thời Nhà TỲân thế kỷ XIII – XIV Vĩnh Yên thuộc huyện Tam Dương,
trấn tuyên Quang.
- Thời Nhà Lê Vĩnh Yên thuộc phủ Đoan Hùng, trấn Sơn Tây.
- Thời Nguyễn phần lớn Vĩnh Yên thuộc Tam Đái, một phần nhỏ thuộc phủ
Đoan Hùng đều thuộc trấn Sơn Tây.
- 20 – 10 – 1980 tới tháng 4 – 1891 Vĩnh Yên thuộc địa phận đạo Vĩnh Yên.
- 12 - 4 – 1891 đạo Vĩnh Yên giải thể, Vĩnh Yên trở lại thuộc t5ỉnh Sơn Tây.
- 19 - 12 – 1890 Tỉnh Vĩnh yên được thành lập. Trung tâm tỉnh lụy được đặt
tại 1 vùng đất tại xã Tích Sơn – núi An Sơn (khu đồi cao ngày nay ) - Được gọi là
Vĩnh Yên bởi ghép tên của phủ Vĩnh Tường và Huyện yên Lạc.
- 1903 đô thị Vĩnh Yên được xáclập thành hai phố : Vĩnh Thành, Vĩnh
Thịnh và 10 làng đó là : Cổ Độ, Bảo Sơn, Đạo Hoằng, Hán Lữ, Định Trung,
Đôn Hậu, Khai Quang, Nhân Nhũng, xuân Trừng và làng Vĩnh yên.
7
- Tháng 2 – 1950 2 tỉnh Vĩnh yên và Phúc Yên xác lập lại thành tỉnh
Vĩnh Phúc, Vĩnh Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
- Tháng 3 – 1968 Vĩnh Phúc xác lập với Phú Thọ trở thành Vĩnh Phú,
Vĩnh Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phú.
- 1 - 1- 1997 Quốc hội khóa X quyết định chia tách Vĩnh Phú ra làm 2
tỉnh Vĩnh Yên lại trở về làm tỉnh lụy cuaqr Vĩnh Phúc.
- 1- 12- 2006 chính Phủ đưa ra quyết định số 146/2006 về việc thành lập
Thành Phố Vĩnh Yên của tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên,
dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của Thị Xã Vĩnh Yên.
Cùng với những thăng trầm của lịch sử, Vĩnh Yên đã từng là nơi đô hộ
của đế quốc thực dân cũng đã từng là nơi trọng điểm của nhân dân Vĩnh Phúc
trong phong tào đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Đựoc coi là nơi có vị thế trọng
yếu, nơi có địa hình đẹp nhất củaVĩnh Phúc đồng thời cũng là nơi tọa lạc của
các cơng trình liến trúc quan trọng như: Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh, Sở Giáo Đào
Tạo Tỉnh, …Ngoài ra, địa bàn Thành Phố Vĩnh n cịn là nơi có tiềm năng du
lịch với những điểm tham quan như: Chùa Hà Tiên, Đầm Vạc, chùa Hoa Nở,
chùa Cói, Chùa Trinh Uyển, Đình Đơng Đạo, nhà lưu niệm chủ tịch Hồ Chí
Minh …chỉ với diện tích nhỏ bé xong với tiềm năng du lịch của mình Vĩnh Phúc
đã thu hút được đơng đảo khách tham quan, du lịch, làm giàu cho tỉnh nhà.
Không kém phần hấp dẫn vàquan trọng Bảo Tàng Vĩnh Phúc là điểm
dừng chân khá thú vị cho du khách trong và ngồi nước.Có thể nói rằng nếu
chưa tới Bảo Tàng Vĩnh Phúc thì chưa phải là tới Vĩnh Phúc. Đúng như vậy, với
sự trình bày khoa học và sáng tạo khi tham quan nơi đây khách du lịch có thể
nắm bắt tổng thể về vị trí địa lý, phong tục tập quán và đặc biệt sẽ được sống lại
trong khí thế đấu tranh hừng hực lửa của chín vị anh hùng dân tộc tiêu biểu cho
lòng yêu nước nhân dân Vĩnh Phúc từ đầu Công Nguyên cho tới năm 1930.
8
1.3 Những Tiền Đề Cho Sự Ra Đời Của BảoTàng Vĩnh Phúc.
Để dẫn tới sự ra đời như chúng ta gọi là “sự bùng nổ” của Bảo Tàng Nói
chung và Bảo Tàng Vĩnh Phúc nói riêng, trước hết phải kể đến vai trị cực kì to
lớn của đường lối văn hóa, nhất là đường lối bảo Di Sản Văn Hóa và phương
hướng chủ trương của Đảng và Chín Phủ về công tác Bảo Tồn Bảo Tàng sẽ là
một trong những đường lối đó.
Ngày 23-11-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã kí Sắc lệnh số 65 “Về
việc Bảo Tồn cổ tích trên tồn cõi Việt nam”. Đây là sắc lệnh Đầu tiên của Nhà
Nước Vô Sản ở Đông Nam Á đã chính thức đặt vấn đề bảo vệ các di tích, danh
thắng, tiến đến xây dựng Bảo Tàng”
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, sự nghiệp Bảo Tàng Đất Nước
ta mới được tiếp tục triển khai một cách có hệ thống.
Tháng 7 năm 1979 Hội Nghị chuyên đè về Bảo Tàng do Bộ Văn Hóa triệu
tập tại Hải Phòng đã đạt được nhiều kết quả tốtđệp. Hội nghị đã thống nnhất về
mặt nhận thức khái niệm bảo Tàng tỉnh, Thành phố, tạo cơ sở chắc chắn cho các
cấp Ủy Đảng, Chính quyền cũng như các Sở Văn Hóa .
19-10-1979 Bộ Văn Hóa đã ban hành chỉ thị số 2760 – VHTT/CT về xây
dựng Bảo Tàng Tỉnh, thành phố số 722/VHTT và quyết định số
120/VHTT/quyết định ngày 12/9/1980 về cơng tác kiểm kê và bảo quản các di
tích.
Tất cả các văn bản này là những cơ sở pháp lý và xác định nền tảng khoa
học cho việc củng cố và xây dựng các Bẳn Tàng tỉnh, thành phố. Đó cũng là tiền
đề lớn, cơ bản sẽ dẫn tới sự ra đời của Băn Tàng tỉnh Vĩn Phúc.
Sau khi hòa bình được lặp lại ở miền Bắc nước ta, đồng thời thành lập
ngành Bảo Tồn Bảo Tàng Trung Ương, 1955 bộ phận Bảo Tồn Bảo Tàng thuộc
Văn Hóa Vĩnh Phúc cũng ra đời. Để ngày càng phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ
chính trị của tỉnh đội ngũ cán bộ Bảo Tàng đã từng bước kiện toàn.Cán bộ được
9
bồi nghiệp vụ từ trình độ cơ sở tới sơ cấp tiến tới trình độ trung cấp và đại học.
Về tổ chức: từ tổ chức bộ phận thành tổ chức phòng Bảo Tồn Bảo Tàng tỉnh
Vĩnh Phú. Tỉnh đã tổ chức hàng loạt các lớp nghiệp vụ Bảo Tàng ngắn hạn. Từ
năm 1955 tới 1965 tỉnh đã đào tạo được hàng trăm cán bộ xã, trong 10 năm đầu
ngành Bảo Tồn Bảo Tàng Vĩnh Phúc đã phát triển thành phong trào của quần
chúng.
Cuối năm 1964 đầu năm 1965 tỉnh ủy và Ủy Ban Nhân Dân tỉnh ĩa quyết
định xây dựng Bảo Tàng tỉnh với vốn đầu tư hjàng mấy tăm ngàn đồng. Vấn đề
xây dựng Bảo Tàng Vĩnh Phúc mang tính tổng hợp.
Việc phúc thảo đề cướg chính trị, thiết kế xây dựng nhà trưng bày đang
được tiến hành thì bị đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh đánh phá ác liệt
bằng không quân đối với miền Bắc. Dù Vừa sản xuất, vừa chiến đấu xong phong
trào Bảo Tàng vẫn được củng cố, một số nhà truyền thống đựoc ra dời tiêu biểu
như: Nhà truyền thống ở Nguyệt Đức, nhảtuyền thống ởVăn Tiến (Yên Lạc ),
nhà truyền thống Đồng Thịnh (Yên Lạc), nhà truyền thống Vũ Di ( Vĩnh
Tường).
Hàng loạt di tích khảo cổ học thuộc nền Văn Hóa Sơn Vi, di chỉ thuộc
Văn Hóa Phùng Nguyên, Đồng đậu, Gị Mun, Đơng Sơn đã được khai quật và
nghiên cứu khoa học.
Năm 1976 tỉnh ủy và ủy Ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã quyết định địa
diểm Bảo Tàng Vĩnh Phúc tại trung tâm thịo xã Vĩnh Yên, rộng 6ha dựa trên cơ
sở nhà Bảo Tàng tỉnh Vĩnh Phúc cũ đang phải ngừng xây dựng và chiến tranh.
Song nhà trưng bày củ Bảo Tàng tỉnh vẫn chưa được xây dựng vì nhiều lý do.
Năm 1968 do có sự xác lập giữa 2 tinh Vĩnh Phúc và Phú Thọ nên năm
1985 Bảo Tàng tỉnh được quyết định chuyển từ Vĩnh Yên lên Thành Phố Việt
Trì lúc này vấn đề trưng bày tổng hợp được đặt ra 1 cách cấp thiết. để có thể
nhanh chóng xây dựng được nhà Bảo Tàng tỉnh cần có sự giúp đỡ của các cấp,
10
các ngành liên quan, cần phải phát động mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh tham
gia đóng góp sức người, sức của, đóng góp hiện vật cho Bảo Tàng.Trong thời
gian này kinh phí xây dựng nhàBảo Tàng tỉnh Vĩnh Phúc đã được Ủy ban Nhân
Dân trong tỉnh duyệt và cấp 1 số vốn là 600.000đ (tiền mới ).
Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa Thể
thao và Du lịch được thành lập theo Quyết định số 91/QĐ-UB ngày 23/1/1997
của UBND tỉnh - trên cơ sở tách ra từ Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phú.
Do đặc thù chuyên môn là quản lý các hiện vật tài liệu về lịch sử, nên khi
tách tỉnh Bảo tàng chưa chuyển ngang được mà còn phải phối hợp với Bảo tàng
Phú Thọ kiểm kê, phân loại hiện vật trong kho Bảo tàng, rà soát lập danh sách
phân chia theo từng tỉnh báo cáo Ban chỉ đạo Sở ra Quyết định. Lúc ấy, Bảo
tàng Vĩnh Phúc chỉ có 3 cán bộ lại không phải cán bộ kho. Song với ý thức trách
nhiệm cao, sau 3 tháng miệt mài tra cứu, lần giở sổ sách, nhận diện hiện vật,
đóng gói và vận chuyển an toàn về địa điểm tạm thời là Đình Đơng Đạo, xã Vân
Hội, huyện Tam Dương (nay là phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên).
Một năm sau, tháng 2/1998, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh
và Sở chủ quản, Bảo tàng tỉnh được chuyển về trụ sở hiện nay. Tất nhiên là lại
một lần nữa phải đóng gói hiện vật và vận chuyển từ Đình Đơng Đạo về Đồi
Cao Vĩnh Yên an toàn. Đây là bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp Bảo tàng,
từ đây Bảo tàng tỉnh có nhà trưng bày cố định ở một địa điểm đẹp, khang trang
là cơ sở thuận lợi cho tác nghiệp, sự nghiệp phát triển.
Hiện nay Bảo Tàng tỉnh Vĩnh Phúc có địa chỉ là: Nằm ở khu đồi cao, số 2
Đường Lý Bôn, phường Ngô Quyền. Bảo tàng có khn viên vơ cùng đẹp. Bên
phải là đường Võ Thị Sáu, bên phải là đuờng Lý Tự Trọng, phía trước là đường
Lý Bơn, phía sau là đường Kim Ngọc. Bảo tàng Vĩnh Phúc dường được sự ưu ái
của cả thiên nhiên và của cả người dân nơi đây vì vậy mà Bảo Tàng có vị thế vơ
11
cùng đẹp “đầu gối sơn, chân phục thủy”( phía trước có giếng mắt rồng và đầm
Ao Chúa, đằng sau có núi Tản Viên.
Về hoạt động nghiệp vụ: Từ năm 1997 đến 2005, chức năng nhiệm vụ của
Bảo tàng tỉnh khá nặng nề, là cơ quan tham mưu cho Sở và các cấp quản lý, chỉ
đạo và duy trì mọi hoạt động sự nghiệp Bảo tồn và Bảo tàng toàn tỉnh Vĩnh
Phúc.
Cơng tác bảo vệ và phát huy di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng
cảnh gồm các khâu: Kiểm kê di tích, phân loại di tích, xác định những di tích
đặc biệt quan trọng trong tồn hệ thống. Lập hồ sơ xếp hạng và quy hoạch tôn
tạo di tích, đồng thời tổ chức nghiên cứu những vấn đề về lịch sử, danh nhân văn
hóa, những di tích quan trọng của tỉnh như: Hội thảo khoa học về di tích, danh
thắng Tây Thiên, Hội thảo về danh nhân lãnh tụ Nguyễn Thái Học, Hội thảo và
kỷ niệm 40 năm phát hiện, nghiên cứu văn hóa Đồng Đậu và tổ chức tuần văn
hóa Đồng Đậu ở Thủ đơ Hà Nội và Vĩnh Phúc…
Công tác Bảo tàng: Đã đẩy mạnh một cách đều đặn 6 khâu công tác
(Nghiên cứu, Sưu tầm, Kiểm kê, Bảo quản, Trưng bày và hướng dẫn tham quan
trong và ngồi Bảo tàng). Hàng nghìn hiện vật được sưu tầm và kiểm kê khoa
học.
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Sở chủ quản, ngay sau khi có trụ sở
mới Bảo tàng đã nghiên cứu lập đề cương trưng bày nội thất và ngoại thất. Phối
hợp với các cơ quan chức năng quy hoạch và tôn tạo khn viên, trồng nhiều
cây xanh và ln gìn giữ khơng gian xanh, sạch, đẹp để nhân dân tham quan
thưởng ngoạn.
Tháng 9/2000, đã khánh thành trưng bày giai đoạn I với nội dung: Thiên
nhiên Vĩnh Phúc, lịch sử Vĩnh Phúc từ thời tiền sơ sử đến trước năm 1930. Từ
đây, Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc thực sự trở thành địa chỉ cho khách tham quan,
nghiên cứu trong nước và quốc tế.
12
Năm 2005, UBND tỉnh ra Quyết định thành lập Ban quản lý Di tích. Từ
đó Bảo tàng tỉnh mới có điều kiện hoạt động chuyên sâu 6 khâu công tác của
mình. đồng thời với duy trì mở cửa trưng bày thường trực, hàng năm Bảo tàng
tỉnh còn thường xuyên tổ chức các cuộc trưng bày chuyên đề phục vụ các ngày
lễ lớn và những sự kiện chính trị của tỉnh nhà. Tính đến nay đã tổ chức được 37
cuộc trưng bày chuyên đề.
Phần sân vườn rộng 3, 8ha đã sớm được quy hoạch và đã được UBND
tỉnh phê duyệt, đầu tư xây dựng tôn tạo bước đầu. Đây là điều kiện thuận lợi để
Bảo tàng đa dạng hóa các hoạt động của mình, tiến tới trưng bày các hiện vật
ngồi trời, phục hồi những cơng trình kiến trúc tiêu biểu; Phục dựng những di
sản văn hóa phi vật thể của nhân dân các dân tộc trong tỉnh (như: Lễ hội truyền
thống, nghệ thuật dân gian, trị chơi dân gian, trình diễn làng nghề v.v…). Từ đó
sẽ đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân. Công
chúng đến thăm Bảo tàng sẽ được trực tiếp trải nghiệm, khám phá tinh hoa văn
hóa của dân tộc, nâng cao hiểu biết có chất lượng cao.
13
Chương 2
Truyền Thống Đấu Tranh Dựng Nước Và Giữ Nước Của Nhân Dân
Tỉnh Vĩnh Phúc Từ Đầu Công Nguyên Đến Năm 1930 Cùng Hệ Thống
Hiện Vật Được Trưng Bày Tại Bảo Tàng Vĩnh Phúc.
Lịch sử Việt Nam gắn liền với những trang sử hào hùng của dân tộc. Bề
dày lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc đã hun đúc nên truyền thống con người
Việt Nam đấu tranh chống giặc ngoại xâm anh dũng, kiên cường bất khuất. Lật
từng trang sử hào hùng của dân tộc từ đầu công nguyên đến năm 1930 trong tiến
trình lịch sử dân tộc, Vĩnh Phúc cũng tự hào rằng: trên mảnh đất quê hương này
đã từng sinh ra, diễn ra những cuộc khởi nghĩa toàn dân chống lại ách xâm lược
của giặc ngoại bang.
Trên cơ sở lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương, nằm trong hệ thống trưng
bày thường trực Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc (được khánh thành năm 2000), Bảo
tàng tỉnh Vĩnh Phúc đã trưng bày truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước
của nhân dân Vĩnh Phúc từ đầu công nguyên đến năm 1930. Với diện tích 70m2,
được trưng bày theo hình thức biên niên sử, phịng trưng bày đã giới thiệu hiện
vật của 9 cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Vĩnh Phúc từ đầu Công
nguyên đến năm 1930: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống ách đô hộ của phong
kiến phương Bắc, năm 40-43; Lý Bôn xây dựng căn cứ Hồ Điển Triệt chống
quân Lương; Nguyễn Khoan và thành Gia Loan thế kỷ 10; Trận chiến Bình Lệ
Nguyên danh tướng Lân Hổ thế kỷ 13; Trần Nguyên Hãn và quê hương Sơn
Đông thế kỷ 15; Nguyễn Danh Phương và căn cứ Thanh Lanh - Ngọc Bội thế kỷ
18; Đề Thám và căn cứ Sáng Sơn; Đội Cấn và cuộc binh biến Thái Nguyên năm
1917, Nguyễn Thái Học với phong trào Việt Nam Quốc dân Đảng năm 1930.
14
1.1 Những Phong Trào Đấu Tranh Tiêu BiểuCủa Nhân Dân Vĩnh
Phúc Trong Thời Kỳ Phong Kiến Phương Bắc:
1.1.1
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.
Trang sử hào hùng mở đầu là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (năm 4043 đầu Công nguyên). Bằng giải pháp trưng bày hiện vật gốc đồng thời gồm các
đồ gốm, đồng kết hợp với trưng bày bổ sung minh hoạ các tài liệu khoa học phụ:
lời thề của Hai Bà Trưng, danh sách các tướng lĩnh và di tích thờ các tướng lĩnh
tham gia khởi nghĩa của Hai Bà, sắc của các triều đại phong kiến phong cho Hai
Bà. Cụ thể là: Gian trưng bày như tái hiện và đưa khách tham quan ngược dòng
thời gian trở về thời khắc lịch sử của Hai Bà khởi nghĩa.
Dưới ách đô hộ của nhà Đông Hán, nhân dân Âu Lạc càng bị áp bức bóc
lột nặng nề hơn thời Triệu vá Tây Hán. Năm 34, Tô Định thay Tích Quang làm
Thía Thù Giao Chỉ càng tàn bạo và tham lam hơn. Y cùng bọn chân tay ra sức
đốc thúc nhân dân nộp cống thuế, thẳng tay trừng trị những người có tư tưởng
và hành vi chống lại chính quyền đơ hộ, chèn ép và ràng buộc các quan lại bản
địa. Do đó, mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân Giao Chỉ và Tơ Định với
chính quyền đô hộ ngày càng trở nên sâu sắc. Không những ở Giao Chỉ mà các
quận Cửu Chân, Nhật Nam đều có mâu thuẫn sâu sắc với chính quyền đơ hộ của
nhà Đông Hán. Nhiều cuộc đấu tranh lẻ tẻ đã diễn ra ở Kinh Môn(Hải Dương),
Đông Triều(Quảng Ninh),..do các quý tộc bản địa lãnh đạo. Tất cả những cuộc
nổi dậy đó đều bị Tơ Định và chính quyền đơ hộ đàn áp tàn bạo. Mâu thuẫn với
chính quyền đơ hộ đãlên tới cực điểm. Đó là thời cơ để Hai Bà Trưng (Trưng
Trắc và Trưng Nhị)hô hào nhân dân vùng lên khởi nghĩa vũ trang.
Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, hai bà nguyên là họ Lạc, con gái của
Lạc tướng huyện Mê Linh, Phong Châu. Mẹ hai bà là bà Man Thiện,(thuộc dòng
dõi họ Hùng) theo truyền thuyết và thần tích bà là người làng Nam Nguyễn ( Ba
Vì, Hà Tây), có tên là Trần Thị Đoan, chồng mất sớm. Bà có cơng dạy hai chị
15
em Trưng Trắc, Trưng Nhị giỏi võ, có tinh thần u nước, có chí lớn.Theo sự
ghi chép của sử sách nhà Hán thì Trưng Trắc là người rất “hùng dũng” “có can
đảm, dũng lược”. Bà vứa có sức khỏe, vừa có chí lớn. Chồng bà Thi Sách con
trai lạc tường Chu Diên(Hà Tây).Mối qu8an hệ thơng gia gắn bó giữa hai gia
đình quý tộc càng làm tăng thêm uy thế của Hai Bà Trưng và càng khiếm Tô
Định theo dõi, chú ý hơn.
Mặc dù vậy, với sự giúp đỡ và cổ vũ của bà Man Thiện lại được sự ủng
hộ của nhiều quan lang, phụ đạo và nhân dân quanh vùng, Trưng Trắc cùng em
gái đãhô hào nhân dân vùng lên đấu tranh. Có nhiều ý kiến cho rằng Thi Sách
(chồng bà Trưng Trắc ) đã bị Thái Thú Tô Định giết chết, đây cũng là nguyên
nhân của cuộc khởi nghĩa này và cùng với chính quyền đàn áp hàkhắc của nhà
Đông Hán cuộc khởi nghĩa đãđược nổ ra.
Năm 40, Hai Bà làm lễ tế cờ tại cửa sông Hát kêu gọi binh sĩ vùng Âu
Lạc đứng lên khởi nghĩa. Khí thế khởi nghĩa ở Mê Linh đã toả rộng các vùng
Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và được nhân dân khăp0s nơi nhiệt liệt hưởng
ứng. “Trưng trắc, Trưng Nhị hô 1 tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp
Phố và 65 thành trì ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng.”(Ngơ Sĩ Liên-Đại Việt Sử Kí
Tồn Thư)
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
(Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca)
Trước mặt quân sĩ và dân chúng bả Trưng Trắc đã bước lên đàn thề lọng
trọng đọc lời thề :
“Một xin rửa sạch nước nhà
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ứa lòng chồng
16
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này.”
(Thiên Nam ngũ lục ghi chép).
Rất nhiều phụ nữ đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa và trở thành tướng soái
cuả Hai Bà Trưng như nữ tướng Lê Chân, Vũ Thục Nương, Thiều Hoa, Diêuu
Tiên,…Hai Bà Trưng còn liên lạc và phối hợp với các cuộc đấu tranh vũ trang ở
các địa phương khác đang hoạt động độc lập. Nhờ vậy, lực lượng nghĩa quân lớn
mạnh nhanh chóng. Cả nước đãđứng lên theo Hai BảTrưng nghĩa quân lớn
mạnh nhanh chóng.Hai BảTưng đã chỉ huy nghĩa quân ồ ạt tiến về vây hãm
quận Giao Chỉ, Tơ Định hốt hoảng bỏ thành trì về nước. Sau hai tháng chiến đấu
đãgiả phóng tồn bộ đất nước giành chính quyền vè tay dân tộc. Cả 4 quận được
giải phóng, chính quyền đơ hộ bị lật đổ. Nền độc lập tự chủ được khôi phục lại
sau 150 năm bị đô hộ.
Các lạc tường tầng lớp quý tộc và nhân dân cả nước ủng hộ, suy tôn
Trưng Trắc cùng em gái là Tưng Nịh xưng vương(Trưng Nữ Vương) .Bắt tay
ngay vào việc xây dựng chính quyền tự chủ, lấy mê Linh làm kinh đô cả nước,
phong chức tước cho những người có cơng lao lơn trong sự nghiệp giành lại độc
lập. Trưng Nhị được phong là Bình Tây cơng chúa đóng đơ ở thành Dền, Bà
Trần Thọi Đoan được phong là Man Hoàng Hậu, nữ tướng Lê Chân được phong
là Thánh Chân cơng chúa,…
Tổ chức chính trị của Hai Bà Trưng cịn sơ sài nhưng đều có thể khẳng
định được là một Nhà Nược độc lập,tụ chủ của nhân dân ta:
“Đơ kì đóng cõi Mê Linh
Lĩnh nam riêng một triều đình nước ta”.
(Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca)
Mùa hè năm 42 vua nhà Hán phong Mã Viện Phục3 tướng quân chỉ huy
đạo quân sang xâm lược nước ta. Bấy giờ Mã Viện đã 58 tuổi là một lão tướng
có nhiều chiến công và kinh nghiệm đàn áp phong trào đấu tranh của dân tộc
17
Tạng – Miến và nông dân ở An huy (Trung Quốc) cùng với Mã Viện cịn có
phiêu kỵ tướng qn đồn chí được phong là Lâu thuyền tướng qn chỉ đạo
binh thuyền sang Giao Chỉ.
Quân xâm lược nhà Hán kéo vào xâm lược nước ta lần này vào khoảng
hai vạn bao gồm 8000 lình tuyển từ quận Trường Sa, Quế Dương, linh Lăng.
12.000 lính lấy từ các quận thuộc bộ Giao Chỉ, 2000 thuyền bè với một đạo thủy
quân. Đạo quân xâm lược này toàn người Hoa Nam (Trung Quốc) rất dễ thích
nghi với thủy thổ nước ta với những viên tướng tàn ác, giàu kinh nghiệm chiến
đấu.
Quân MãViện chia thành 2 đạo: một đạo quân do Mã Viện trực tiếp chỉ
huy vượt qua Quảng Tât, Quảng Đông đén Hợp Phố tiến vào Âu Lạc. Đạo thủy
qn do Đồn Chí chỉ huy theo đường biển đến Hợp Phố để hội quân với đạo
quân bộ của Mã Viện để cùng tiến vào Âu Lạc. Đến Hợp Phố Đồn Chí chết.
Viện thống suất cả hai đạo quân thủy, bộ. Quân MãViện theo hai đường thủy, bộ
kéo vào Âu Lạc .Mùa hè năm 43, quân giạc giáo giết chuẩn bị tấn công vào
quân đội của Hai Bà Trưng.
Sau một thời gian chờ đợi, chưa thấy Mã Viện tiến quân, Hai BảTưng
chủđọng tấn công giặc. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt ở vùng Lãng Bạc. Quân
của Hai BảTưng chiến đấu kiên cường nhưng do qn giặc đơng và mạnh, có
lực lượng thủy bộ phối hợp với nhau, có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, quân Hai
Bà Trưng thiếu trng bị và thiếu kinh nghiệm chiến đấu nên bị thất bại nặng nề,
nhiều người bị hy sinh hoặc bị bắt.
Hai Bà lui về Mê Linh rồi về Cấm Khê.MãViện tấn công vào Cấm Khê ,
quân của Hai Bà Trưng bị đánh bại, Hai Bà chạy đến sơng Hát(sơng Đáy) thì
nhảy xuống tự tử , một số tường theo gương Hai Bà Trưng cũng tự tử.
“Cấm Khê đến lúc hiểm nghèo
Chị em thất thế cũng liều với sông”.
18
Cuộc kháng chiến của nhân dân Âu Lạc dưới lãnh đạo của Hai Bà Trưng
bị thất bại, đất nước ta lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến Hán tộc, nhưng nó
có ý nghĩa thời đại to lớn, định hướng, mở đường cho công cuộc giành lại độc
lập của nhân dân ta sau đó, trong suốt hơn một ngàn năm bị đơ hộ - Đó là ý chí
kiên quyết đấu tranh bằng mọi giá.
Nhằm tái hiện lại khí thế của những năm tháng chiến đấu này cho thế hệ
ngày nay hiểu rõ hơn Bảo Tàng Vĩnh Phúc trưng bày những hiện vật có liên
quan tới cuộc khởi nghĩa này gồm:
-Tài liệu khoa học phụ: Sơ đồ của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
-Tài liệu giấy: Sắc phong của Khải Định Phong cho Hai Bà nă 1924.
- Bài thơ Nôm trong cuốn Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca.
-Hiện vật gốc gồm: Sưu tập đồ gốm từ thế kỷ I -thế kỷ VI.
-Ảnh về tượng Hai Bà Trưng.
-Ảnh về đền thờ Hai bà Trưng.
-Ảnh về thành Vượn.
1.1.2 Cuộc Khởi Nghĩa Của Lý Bí
Dưới ách thống trị của nhà Lương, nhân dân 3 quận phải chịu hàng trăm
thứ thuế, lịng ốn hận ngày càng tăng. Nhà Lương cịn thực hiện chính sách
phân biệt đẳng cấp, chế độ sỹ tộc thịnh hành làm cho mâu thuẫn trong nội bộ
quan lại đô hộ cũ và mới ở Giao châu sâu sắc, nhất là chính quyền đô hộ nhà
Lương với tầng lớp quý tộc người việt. Đó chính là thời cơ chín muồi cho cuộc
khởi nghĩa lý Bí vào năm 542.
Theo thần tích tiền Lý nam đế thờ ở làng Kim giao xã Tiến thắng Huyện
Mê linh thì Lý Bí q ở Thái Bình địa hạt Long Biên. Năm 11 tuổi ông cùng mẹ
đến cư ngụ tại Huyện Chu Diên, phủ Tam Đái (nay là làng Kim Giao, xã Tiến
thắng Huyện Mê Linh) Lý Bí là người văn võ song tồn, ơng có ra làmg quan
19
cho nhà Lương xong vì bất bình với triều đình nhà Lương ông đã sớm cáo quan
về quê.
Cuối thế kỷ II, đầu thế kỷ III, chính quyền Đơng Hán tan rã, diễn ra cục
diện "Tam Quốc": Nguỵ- Thục- Ngô (220 - 280). Quyền uy thực tế ở Giao Châu
tập trung trong tay anh em Sỹ Nhiếp. Sau khi Sỹ Nhiếp chết, miền đất nước ta lệ
thuộc vào phong kiến nhà Ngô. Năm 280, Tấn diệt Ngô tạm thời thống nhất
Trung Quốc, nhưng ít lâu sau chính quyền nhà Tấn lại tan rã tạo nên cục diện
"Nam Bắc triều', trong đó Giao Châu phụ thuộc một cách lỏng lẻo vào các thế
lực phong kiến Tống, Tề, Lương, Trần thuộc Nam triều (420 - 589).
Nhìn chung suốt mấy trăm năm từ cuối đời Hán đến đầu đời Đường triều
đình phong kiến phương Bắc chỉ có thể coi miền đất nước ta là miền đất ngồi
(ngoại địa), chỉ áp đụng được chính sách thống trị “ràng buộc" lỏng lẻo ở các
châu, quận, huyện. Nhưng ở những nơi phong kiến phương Bắc đóng quân và
cai trị, bên cạnh chính sách thống trị tàn bạo, chúng vẫn đẩy mạnh chính sách
bóc lột ráo riết và đồng hóa nặng nề.
Sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, trung tâm khởi nghĩa
chuyển về quận Nhật Nam ở phía nam và qua nhiều lần nổi dậy liên tiếp của
người Chăm và các dân tộc anh em khác đã dẫn tới việc thành lập nước Lâm Ấp
vào cuối thế kỷ II.
Khu vực phía bắc, sau một thời gian tạm lắng các cuộc đấu tranh, từ nửa
cuối thế kỷ II trở đi, phong trào khởi nghĩa lại hồi phục mà tiêu biểu là khởi
nghĩa của Chu Đạt năm 157 ở Cửu Chân, khởi nghĩa Lương Long ở cả bốn quận
Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố. Nghĩa quân đánh chiếm các quận
huyện và đã làm chủ đất nước trong 4 năm (178- 181).
Sang thế kỷ III, trên đất nước ta bùng nổ cuộc khởi nghĩa lớn của Bà
Triệu (năm 248) ở miền núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hố). Nghĩa qn đã đánh
thắng qn Ngơ nhiều trận, triệt hạ nhiều thành ấp. Quan lại của nhà Ngô từ thái
20
thú đến huyện lệnh, huyện trưởng, kẻ bị giết, kẻ phải chạy trốn. Từ Chủ Chân,
cuộc khởi nghĩa lan ra Giao Chỉ ở ngoài Bắc, giết chết thứ sử châu Giao. Khí thế
cuộc khởi nghĩa đúng như sự thú nhận của sử nhà Ngơ, đã khiến cho “ tồn thể
châu Giao đều chấn động”.
Năm 542 cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Nhân dân và hòa kiệt nhiều nơi nổi
dậy hưởng ứng, thanh thế nghĩa quân lên nhanh chóng sau khi đánh chiếm các
địa phương, nghĩa quân tiến về bao vây Châu thành Long Biên (Bắc ninh). Quân
Lương đại bại, thứ sử tiêu tư hoảng sợ bỏ chạy về nước thành Long Biên được
giải phóng.
Cuộc khởi nghĩa diễn ra trong 3 tháng đã diễn ảa hoàn toàn thắng lợi
nghĩa quân đã làm chủ đất nước nghĩa qn Lý Bí cịn kiểm sốt cả một vùng
rộng lớn gồm vùng Bắc bộ đến nghệ an hà tĩnh và cả vùng ái châu an châu
Quảng ninh.
Mùa xuân năm 543 quân Lương lại sai thứ sử tôn châu là Tôn quýnh và
Tân châu là Lư tử Hùng đem quân sang đánh một lần nữa để giành thế chủ động
tiêu diệt quân giặc, Lý bí tổ chức một cuộc tấn công lớn tại Hợp Phố.
Năm 544 Lý Bí tự xưng Hồng đế, đặt niên hiệu là Thiên đức dựng triều
đình cắt cử quan lại, đặt nước là Vạn Xuân. Mở chùa Khai Quốc (chùa Mở
Nước), đúc tiền riêng (tiền Thiên Đức). Triều đình do Hồng đế đứng đầu, bên
dưới có hai ban văn, võ. Tinh Thiều làm Tướng văn. Phạm Tu làm Tướng võ,
Triệu Túc làm Thái phó và Lý Phục Man được cử làm tướng quân coi giữ miền
biên giới. Lý Nam Đế còn cho dựng điện Vạn Thọ để làm nơi văn võ bá quan
triều hội. Cơ cấu triều đình Vạn Xn tuy cịn sơ sài nhưng rõ ràng đây là lần
đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, người Việt tự xây dựng cho mình một cơ cấu
nhà nước mới theo chế độ tập quyền trung ương.
Việc dựng nước Vạn Xuân độc lập nói lên sự trưởng thành của ý thức dân
tộc, của lòng tự tin vững chắc ở khả năng vươn lên làm chủ vận mệnh của mình,
làm chủ đất nước.