Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Xây dựng chương trình du lịch phồ nghề thăng long qua tìm hiểu một số đình tổ nghề hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.13 MB, 59 trang )

Trờng đại học văn hoá Hà Nội
Khoa văn hoá du lịch
--------------------

Nghiên cứu khoa học
đề tài:
xây dựng chơng trình du lịch phố nghề thăng long
qua tìm hiểu một số đình tổ nghề Hà Nội

Giáo viên hớng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp

: Gv.Nguyễn Minh Thuý
: Bùi Thị Quỳnh Giao
: 13C VHDL

Hà Nội, tháng 02 năm 2008


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài.
Thăng Long – Hà Nội đất đế đô, nơi hội tụ những giá trị vô cùng quý
giá …“ giá trị ấy thể hiện ở thế đất thiêng của muôn đời, ở chất thanh lịch
của muôn người, ở tính độc đáo riêng có của mn nghề…”1 Lê Huy Dần.
Thật vậy, xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc,Thăng Long-Hà Nội
ln giữ một vị trí trọng yếu, có vai trị quan trọng trong sự phát triển của đất
nước trên nhiều bình diện. Được xem là nơi hội tụ tinh hoa đất-nghề-người
của mọi miền đất nước, trở thành biểu trưng của nghìn năm văn hiến. Chính
bởi hội tụ những giá trị quý báu ấy, mà Thăng Long-Hà Nội ln là tâm điểm,
là “chủ thể tìm đến” của nhiều đối tượng trên nhiều lĩnh vực khác nhau.


Người xưa chọn Thăng Long là kinh đơ phải chăng vì thế núi, thế sơng ,nơi
“đất lành 1chim đậu” con người tìm đến để sinh cư lập nghiệp, là nguồn cảm
hứng dồi dáo cho thơ ca, sáng tác nghệ thuật. Ngày nay, Thăng Long –Hà Nội
là điểm lựa chọn lý tưởng cho những diễn đàn ngoại giao chính trị, những dự
án kinh tế thì xem đây là một thị trường tiềm năng cho đầu tư và phát triển.
Và cũng không là ngoại lệ khi du lịch chon Thăng Long –Hà Nội là “mảnh
đất hứa”.
Hà Nội khơng chỉ là một trung tâm chính trị-kinh tế-văn hóa mà cịn
là một thành phố có điều kiện về kinh doanh du lịch, thực sự trở thành một
trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước. Sự hấp dẫn của nó nằm ở
tiềm năng vốn có của mảnh đất xưa.
Sẽ rất thiếu xót khi nhắc tới Thăng Long-Hà Nội mà không nhắc tới
khu phố cổ-một di sản quý báu mà kinh đô xưa để lại cho chúng ta hôm
nay. Đây là nơi hội tụ, buôn bán của những người thợ thủ cơng có tiếng
trong cả nước, nơI tập trung nhiều nhất những di tích lịch sử văn hóa của
thủ đơ. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, có những dấu tích xưa đã
khơng cịn và những giá trị xưa dần mai một.Tìm trong quá khứ và đối
chiếu hiện tại người Hà thành tự hào bởi Thăng Long – Hà Nội vẫn lưu giữ
được những nét văn hóa đẹp đẽ của những nghề thủ cơng truyền thống,phố
1

Lê Huy Dần – Nghìn văn văn hiến, Nhà xuất bản Văn hố Thơng tin, 2002Z

1


nghề Thăng Long xưa cho đến hôm nay.Và Hà Nội-phố nghề là sự hội tụ
tài năng,bản sắc văn hóa từ lâu đã trở thành niềm tự hào của cả nước.
Trong số những di tích mà Hà Nội-phố nghề cịn lưu giữ được phải
kể đến các đình tổ nghề-nơi thờ phụng tổ nghề,lưu giữ lịch sử về nghề thủ

công truyền thống.
Song,đứng trước xu thế hội nhập,phát triển Hà Nội đang từng ngày
biến đổi để trở thành một thành phố văn minh hiện đại.Vấn đề đặt ra là làm
sao tạo được sự hài hịa giữa phát triển đơ thị và truyền thống văn hóa vốn
có,mối tương quan giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển đơ thị.Những
đình tổ nghề dần bị lãng quên,không được sử dụng hoặc sử dụng vào mục
đích khơng thiết thực nên dần xuống cấp,kéo theo những giá trị xưa dần mai
một.
Nghề và làng nghề thủ công truyền thống là một đề tài khá quen
thuộc, song luôn hấp dẫn đối với nhiều nghiên cứu của sinh viên ( đại học
Văn Hóa Hà Nội).Tuy nhiên ở khía cạnh tìm hiểu về đình tổ nghề thì chưa
thực sự được khai thác nhiều.Khơng lãng qn một cụm di tích độc đáo của
Thăng Long-Hà Nội tôi đã khai thác giá trị của các đình tổ nghề tồn tại trên
khu phố cổ Hà Nội cho đề tài nghiên cứu “ Xây dựng chương trình du lịch
phồ nghề Thăng Long qua tìm hiểu một số đình tổ nghề Hà Nội”.
Qua đây, tơi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới giảng viên Nguyễn
Minh Thúy đã có sự định hướng, hướng dẫn tận tình cho đề tài trong suốt
quá trình làm nghiên cứu.
2.Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu các giá trị lịch sử, văn hố của các đình tổ nghề, phố nghề
Thăng Long xưa trên địa bàn phố cổ Hà Nội.
-Xây dựng chương trình du lịch đến các đình tổ nghề Hà Nội nhằm
tạo cho du khách góc nhìn mới về Hà Nội nghìn năm văn hiến.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Các giá trị lịch sử – văn hố của đình tổ nghề
ở Hà Nội.

2



- Phạm vi nghiên cứu: Một số đình tổ nghề còn trên phạm vi 36 phố
phường Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Khảo sát thực tế để đánh giá hiện trạng và xây dựng chương trình
du lịch
- Thu thập, tổng hợp, nghiên cứu tài liệu từ các nguồn khác nhau.
5. Bố cục của đề tài.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận , Phụ Lục nội dung bài viết gồm 3
chương:
- Chương I: Đơi nét về q trình hình thành, phát triển của nghề
thủ công truyền thống và phố nghề Thăng Long- Hà Nội.
- Chương II: Hiện trạng của một số đình tổ nghề ở Hà Nội.
- Chương III: Xây dựng chương trình du lịch phố nghề Thăng
Long qua tìm hiểu một số đình tổ nghề Hà Nội.

3


CHƯƠNG 1: ĐƠI NÉT VỀ QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH
PHÁT TRIỂN CỦA NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG
VÀ PHỐ NGHỀ THĂNG LONG-HÀ NỘI.
1.1. Nghề thủ cơng truyền thống và sự hình thành làng nghề, phố nghề.
Xét trên phương diện nào đó, trong mắt của du khách quốc tế cũng
như người dân bản điạ, Việt Nam được biết đến với “mảnh đất trăm nghề”.
Thật vậy, bất cứ vùng nào trên lãnh thổ Việt Nam từ miền ngược đến miền
xuôi, từ đồng bằng đến hải đảo, từ Bắc vào Nam, đâu đâu cũng có những
nghề thủ công nổi tiếng, người nông dân là những người thợ thủ công, làng
nông nghiệp là những làng nghề. Nghề thủ công truyền thống không những
là một nghề phục vụ đời sống vật chất mà từ lâu đã đi sâu vào tâm thức của
mỗi người dân bản địa như một nét văn hóa độc đáo cho những người đi xa

hay người ở lại nhớ về làng quê, nguồn cội của mình.
1.1.1 Nghề thủ cơng truyền thống.
Gọi là nghề thủ cơng truyền thống bởi đó là những nghề được làm
bằng tay kết hợp với những dụng cụ đơn giản, từ những nguyên liệu sẵn có
trong tự nhiên, bàn tay người thợ tài hoa đã khéo léo nhào nặn nên những
vật dụng đơn sơ nhưng không kém phần tinh tế. Những nghề này đã có từ
rất lâu đời, người ta gọi nó là nghề thủ cơng truyền thống (chữ “truyền
thống” ở đây được hiểu là nghề có nguồn gốc từ xa xưa, ra đời và tồn tại từ
rất lâu và còn mang ý nghĩa trong nghề có bao hàm những nét văn hóa cổ
truyền).
Nghề thủ cơng truyền thống Việt Nam về cơ bản có hai nguồn gốc:
Thứ nhất, nghề vốn có-ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ cho
đời sống sinh hoạt của người nông dân xưa. Các nghề này phát triển, giao
lưu, đua tranh, chọn lọc và từ bên trong các làng nơng đã hình thành
phường nghề. Nghề thủ công ra đời dần tách khỏi nghề nông theo hướng
chun mơn hóa.Thứ hai, nghề du nhập-trải qua ngàn năm giao lưu ảnh

4


hưởng văn hóa, người Việt đã tiếp thu và bản địa hóa các yếu tố ngoại
nhập. Nghề thủ cơng mới ra đời như nghề làm giấy, nghề in ván, nghề sứ từ
Trung Quốc, nghề làm thủy tinh từ Ấn Độ… Thủ công mới cũng được du
nhập từ Pháp, từ phương Tây vào như: nghề thêu “đăng ten”, “bô đê”, may
quần áo, âu phục, đan len, sơn dầu… Tuy nhiên đối với một số nghề thì sự
phân định này chỉ mang tính chất tương đối.
1.1.2 Sự ra đời của làng nghề- phố nghề thủ công truyền thống.
Nghề thủ công truyền thống, các sản phẩm thủ công truyền thống từ
những làng nông bước ra, các sản phẩm được trao đổi trên mọi vùng miền
của cả nước , người ta gọi đó là làng nghề một phần vì nó là nơi sản xuất ra

những sản phẩm thủ công truyền thống được “dân biết mặt, nước biết tên”,
một phần cịn vì hoạt đơng sản xuất ở đây đã diễn ra song hành cùng hoạt
động nơng nghiệp, có những làng chun sản xuất các mặt hàng thủ công
truyền thống.
Làng nghề thủ công mỗi nơi mỗi vẻ, gắn với những tên đất, tên
người. Nói đến gốm thì phải kể đến gốm Bát Tràng, Sành Thổ Hà và Phù
Lãng, thợ gốm Lái Thiêu, Biên Hòa, làng Khảm Trai-Chuyên Mỹ, làng lụa
Vạn Phúc, làng La Khê (Hà Tây) nổi tiếng với lụa Vân, lụa Bạch. Nhờ có
nghề mà người với người trở lên gần gũi, làng là một khối thống nhất
chun tâm cho nghề, có những bí quyết riêng trong làng, trong họ, có
những phong tục tâp quán khơng giống bất cứ làng nào. Họ có chung thành
hồng làng và tổ nghề. Vì những lẽ đó, tính cộng đồng làng xã rất gắn bó.
Người ta chỉ có thể mất nước chứ không thể mất làng.Như vậy, làng nghề
thủ công truyền thống là một thực thể vật chất và một thực thể tinh thần tồn
tại cố định một hay nhiều nghề thủ công truyền thống, mỗi nghề được bảo
tồn hoạt động do tính lan tỏa và sức sống mãnh liệt của nó.
Từ mơ hình làng nghề, dưới những biến đổi của lịch sử, sự chuyển
dịch của các đơn vị hành chính trong cấu trúc xã hội ta cịn thấy sự xuất
hiện của những mơ hình phường nghề, phố nghề. Cần có cái nhìn chính xác
5


giữa những khái niệm làng nghề, phường nghề và phố nghề. Về cơ bản, mơ
hình những phường nghề, phố nghề thủ công truyền thống thường tồn tại ở
chốn thành thị, ngay bản thân tên gọi của nó đã nói lên điều ấy.Ở Việt
Nam, phường nghề, phố nghề tập trung phần nhiều ở khu vực kinh đô
Thăng Long xưa.
Phường vừa là đơn vị hành chính cơ sở, vừa là tập hợp nhiều người
cùng hành nghề. Sử cũ còn ghi lại Thăng Long đời Trần có 61 phường, đời
Lê gộp lại cịn 36 phường, tiêu biểu cho các phường nghề ở Việt Nam.

Phố nguyên nghĩa là nơi bán hàng (tức một cửa tiệm, cửa hiệu). Song
do các “phố” tập trung sản xuất sát cạnh nhau tạo thành một dãy phố (tức một
dãy các cửa hàng,cửa hiệu) và người dân quen miệng gọi là phố. Dần dần phố
nguyên nghĩa chỉ là một cửa hàng đã đồng nghĩa với phố là một dãy các cửa
hàng san sát nhau. Phố nay dùng để chỉ những con đường hai bên đều có cửa
hàng bn bán cùng một mặt hàng. Người ta gọi những phố ở Thăng LongHà Nội bắt đầu bằng chữ Hàng và tên của mặt hàng sản xuất, bầy bán là
những phố nghề. Và như vậy, sự độc đáo của thành thị Thăng Long khác với
các thành thị thời bấy giờ là ở chỗ nó tồn tại những phố nghề.
Nếu làng nghề đóng vai trò là cơ sở sản xuất chuyên sâu sản xuất một
mặt hàng nào đó thì phố nghề vừa có thể là nơi sản xuất đồng thời là nơi bán
các sản phẩm, khác với làng nghề vì nó cịn bao hàm yếu tố thương mại.
1.2 Phố nghề Thăng Long – Hà Nội.
1.2.1 Quá trình hình thành phố nghề Thăng Long – Hà Nội.
Xuyên suốt dải đất Việt Nam 4000 năm văn hiến có nơi đâu khơng
mang một vết tích của văn hóa, của lịch sử xa xưa? Và, bản sắc dân tộc
khắp mọi miền tổ quốc được tụ hội phong phú và đầy đủ nhất ở chốn nào
nếu không phải là đế đơ Thăng Long-Hà Nội.
Hà Nội có một bề dày lịch sử, trải qua nhiều biến động của các triều
đại dẫn tới những đổi thay của đất-nghề-người chốn kinh đô xưa. Sẽ là

6


thiếu xót nếu đi tìm hiểu về phố nghề Thăng Long mà khơng tìm về với
lịch sử hình thành kinh đô và các phố nghề.
Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, Thăng
Long từ đó giữ vị trí là kinh đơ cả nước. Từ một làng nhỏ ven sông Tô, trải
qua thành Vạn Xuân ( thời tiền Lý), thành Tống Bình-Đại La ( thời TùyĐường). Đầu thế kỉ XI, Thăng Long trở thành một trung tâm kinh tế, văn
hóa, quân sự của nước Đại Việt. Sự đinh đô ở Thăng Long đã kéo theo một
sự thay đổi lớn. Đó là các cuộc định cư của cư dân Tứ Trấn Thăng Long,

hình thành nên một kinh đô phồn thịnh.
Dưới thời Lý- Trần ( thế kỷ XI-XIV) Thăng Long gồm ba vịng
thành: Long Thành, Hồnh Thành và Kinh Thành. Khu phố cổ ngày nay có
nguồn gốc từ phần Kinh Thành nằm bên ngồi Hồng Thành. Đó là nơi cư
trú của quan lại, tướng lĩnh, binh lính và nhân dân. Lúc này kinh thành
Thăng Long gồm 61 phường là nơi dân ở và buôn bán, phố xá cũng ngày
một nhiều, đó là chưa kể người của bốn phương tụ họp lại bởi những hoàn
cảnh và lý do khác nhau: hoặc là đi theo người trong họ mình, làng mình ra
kinh đơ ở vì có cơng tích, đi làm quan, hay đi học như dân Thập Tam Trại,
dân Phất Lộc (Thái Bình), dân Nhược Cơng…hoặc phải ra hành nghề theo
lệnh của triều đình như dân Đơng Các, ngũ Xã…hoặc đi tìm kế sinh nhai
như phần lớn dân ở các phường phố, thôn trại Hà Nội. Và như vậy, từ trong
những làng quê người dân mang những nếp sống, thói quen, nghề nghiệp,
bản sắc tín ngưỡng quy tụ tại mảnh đất kinh kỳ hình thành nên một Kẻ Chợ
phồn hoa tấp lập.
Như các thành thị phương Đông, Thăng Long có một mối liên hệ
mật thiết giữa bộ phận cơng thương nghiệp và bộ phận nơng nghiệp của
những xóm làng xung quanh. Nghề thủ công tập trung nhiều nhất ở khu
Đông và khu Tây thành Thăng Long. Nhiều di vật cổ ở đây cho thấy một
mạng lưới khá phong phú những nghề của đất Thăng Long xưa như nghề
dêt, gốm,sứ, giấy, nghề làm đồ trang sức, mỹ nghề, nghề đúc đồng… trình
7


độ kỹ thuật và nghề thuật làm đồ gốm sứ thời Lý đã đạt tới đỉnh cao với các
hình Rồng, Phượng… Cũng dưới thời Lý, một số xưởng thủ công của nhà
nước được thành lập như: Xưởng đúc tiền, đóng thuyền, làm vũ khí, làm
kiệu…
Từ thế kỷ XV vùng kinh sư được đổi thành phủ Trung Đông gồm hai
huyện Quảng Đức và Vĩnh Xương, tới năm 1469 đổi thành phủ Phụng

Thiên. Từ thế kỷ XIX, huyện Quảng Đức gọi là Vĩnh Thuận và Vĩnh
Xương gọi là Thọ Xương, chia làm 36 phường, mỗi huyện gồm 18 phường.
Quy hoạch của Thăng Long 36 phố phường bắt đầu từ đó. Năm 1802
Nguyễn Ánh chọn Huế làm kinh đô nên đã hạn chế việc xây thành Thăng
Long (chỉ với diện tích 1km2) nhỏ hơn rất nhiều so với các triều đại trước.
Vào cuối thế kỷ XX, sau khi bị thực dân Pháp đánh chiếm, Hà Nội
có sự thay đổi lớn: Thành cổ bị phá, khu phố Tây được hình thành, khu phố
cổ có nhiều biến đổi mạnh mẽ. Kể từ năm 1986 đến nay với đường lối
chính sách mới từ nền kinh tế bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường dưới
sự quản lý của nhà nước. Buôn bán ở khu phố cổ dần được phục hồi và
phát triển nhanh chóng. Nhiều nhà cửa, đền đình được tu sửa, một khơng
khí tâm linh đã trở lại phố cổ.
1.2.2 Nghề thủ công truyền thống ở phố nghề Thăng Long- Hà Nội.
Thăng Long với 13 trại, 61 phường thời Lý-Trần và 36 phố phường
thời Lê-Nguyễn là nơi hội tụ của làng nghề từ khắp mọi miền đất nước đổ
về. Những người thợ tài hoa đã mang theo cả gia đình, bạn bè, họ hàng lên
mở nhà , lập phố. Bằng sức lao động cần cù và tài năng khéo léo đã làm ra
được những sản phẩm tinh xảo cung cấp cho dân chúng kinh kỳ và các
vùng lân cận, làm cho phố phường ngày càng trở lên sầm uất.
Hơn đâu hết, đất Thăng Long xưa-Hà Nội nay là nơi tập trung đông
đảo các nghề thủ công truyền thống. Sự phát triển của nghề và làng nghề
khơng chỉ có vai trị nâng cao mức sống mà cịn đóng góp quan trọng trong
đời sống, là dấu ấn truyền thống văn hóa dân tộc tại mỗi thời kỳ dựng nước
8


và giữ nước. Nghề thủ công truyền thống Thăng Long hình thành đại thể do
ba nguồn khác nhau: Một là, những nghề có sẵn ở các làng mạc, thơn xóm
từ trước khi Thăng Long trở thành kinh đô của cả nước. Ví như, nghề dệt
lĩnh làng Trích Sài, làng Tần, làng Nghè, làng Dâu đều thuộc vùng Bưởi

nằm ven sông Tô Lịch. Ở Hà Nội tồn tại nhiều nghề thủ cơng nhưng những
nghề có sẵn chiếm phần nhỏ. Có một số nghề thủ cơng gốc của Thăng
Long xưa cịn tồn tại đến nay như dệt vải Nghi Tàm, giấy Yên Hòa… Hai
là, do những biến cố lịch sử, thợ thủ cơng ở nơi khác kéo về ngoại đơ, tìm
chỗ thuận tiện lập nên làng xóm để hành nghề như làng gốm Bát Tràng do
dân vùng Bồ Bát (Ninh Bình) và Vĩnh Ninh Trường (Thanh Hóa) chuyển
cư ra hoặc dân 5 làng Mỹ, Hê, Mai, làng Dí Trên, làng Dí Dưới của xứ kinh
Bắc theo lệnh vua Lý (thế kỷ 11) những thợ giỏi phải tập trung ở phía Nam
hồ Trúc Bạch để đúc tiền đồng, tô tượng phật… phục vụ cho nhu cầu của
triều đình, lập nên làng Ngũ Xã.
Nguồn thứ ba là thợ thủ công ở các nơi kéo về nội đô ,kéo về làm
ăn, họ mang theo những nghề đặc sắc của quê hương mình, vừa sản xuất
vừa bán ngay tại các phố, phường. Lập ra các phố phường. Thường mỗi
phố phường chỉ bán sản phẩm của một làng hay đôi ba làng nhất định, mỗi
phố thường gắn với tên Hàng: Hàng Thiếc xưa chuyên sản xuất và bán các
loại hàng thiếc như đèn dầu, ấm trà… Phố Hàng Đồng nguyên là đất thôn
Yên Phú tổng Tiền Túc do dân làng Cầu Nôm (Mỹ Hào, Hưng Yên ) đến
đây mở hiệu buôn bán các loại đồ đồng. Phố Hàng Quạt trước đây sản xuất
và bán các lọai quạt do thợ làng Vác (Canh Hoạch, Hà Tây) làm ra. Cuối
thế kỷ XIX, nghề làm lọng và thêu ren do thợ từ làng Quất Động (Thường
Tín, Hà Tây) ra lập nghiệp ở phố Hàng Lọng và Hàng Thêu (nay ở đoạn
giữa phố Hàng Trống). Người thợ làng Chắm (Tứ Lộc, Hải Dương) đã đưa
nghề làm đồ da, đóng giầy đến Thăng Long lập nên thơn Hài Thượng sau
đó đổi là phố Hàng Giầy và ngõ Hài Thượng.

9


Nghề làm đồ vàng bạc, kim hoàn hiện đang tập trung ở phố Hàng Bạc
chính là do dân làng Định Cơng (Thanh Trì), thợ làng Đồng Sâm kéo nhau ra

lập nghiệp. Cuối thế kỷ XV, một số người làng Châu Khê ( Hải Dương) cũng
kéo nhau ra mở xưởng đúc tiền, làm cho phường vàng bạc càng trở lên nhộn
nhịp. Hàng Tiện là nơi buôn bán các mặt hàng tiện gỗ như mâm bồng, ống
hương, đai rươu, chân bàn… do dân làng Nhị Khê làm, nay trở thành các phố
Hàng Hành, Tô Tịch, và một đoạn Hàng Gai. Phố Hàng Khay bán các sản
phẩm vẽ làng Nhót ( Đơng Mỹ, Thanh Trì), sản phẩm khảm trai của làng
Chn Ngọ (Phú Xuyên, Hà Tây), đồ gỗ Đồng Kỹ (Bắc Ninh).
Hà Nội 36 phố phường gắn với những nghề thủ công truyền thống .
Trong số hơn 300 phố của Ha Nội hiện nay và 36 phố phường của Hà Nội
xưa chắc hẳn không phải mỗi phố tương ứng với một phường hay mỗi
phường là một phố. Hơn nữa, năm tháng đắp đổi, mỗi phố xưa bắt đầu
bằng chữ Hàng gắn với một hàng thủ cơng nào đó thì nay đã thay đổi.
Nhưng dẫu sao người Hà Nội hôm nay và cả mai sau vãn cần nhớ và cần
biết đến những phố xưa mà mỗi tên phố đều gợi nhớ một quá khứ hào hùng
của dân tộc, gợi nhớ những sản phẩm độc đáo hội tụ tài khéo của trăm
nghề, trăm vùng. Trăm nghề, mỗi nghề có một địa phương, một lịch sử
những phong cách đặc biệt góp phần vào “phong vị Tràng An”.
1.3Sự xuất hiện và tồn tại của đình tổ nghề ở Hà Nội.
Tổ nghề (còn gọi là Tổ sư, Thành sư, Nghệ sư) người phát minh,
sáng lập, gây dựng nên một nghề hoặc là người thứ nhất đem nghề ở nơi
khác truyền dậy lại cho dân chúng trong một làng hay một miền nào đó,
được người đời sau tơn thờ như bậc thánh. Tổ nghề không nhất thiết là
người thực mà có thể là những nhân vật huyền thoại mà người dân sáng tạo
ra và tôn thờ. Do những điều kiện khách quan và lịch sử, một số nghề ra
đời và tồn tại rất lâu nhưng không rõ lai lịch, nguồn gốc, xuất xứ. Người ta
tìm sự viện trợ ở kho tàng thần thoại, tưởng tượng, hư cấu lên một nhân vật

10



huyền thoại, gắn với những sự tích nhằm lí giải về nghề, tôn thờ họ là hoạt
động tôn vinh nghề.
Thờ tổ nghề là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, thể hiện sự
biết ơn những vị sáng lập, mở mang tri thức ngành nghề cho nhân dân, di
dưỡng đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”; “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.Việc thờ
phụng tổ nghề dù là nhân vật thật hay huyền thoại thì cốt lõi vẫn là để
khẳng định và tôn vinh nghề nghiệp ấy.Người dân thờ phụng các vị tổ của
nghề mình có thể lập bàn thờ tại gia nhưng phổ biến hơn cả là các phường
nghề,làng nghề lập đình, đền riêng.Đặc biệt, nhiều vị tổ nghề cịn được thờ
làm thành hồng làng.Đình tổ nghề vì lẽ đó mà ra đời.Đình dược xây dựng
làm nơi thờ phụng, hương khói cho tổ nghề.
Những người thợ dù đi đến bất kỳ mảnh đất nào để lập nghiệp thì
hàng năm tới ngày giỗ tổ nghề họ đều ngưỡng vọng về quê hương, tìm đến
ngơi đình thờ tổ để thắp nén hương tỏ lịng thành kính. Đình vì thế mà là
nơi sinh hoạt văn hóa, chứa đựng những giá trị văn hóa vô cùng thiêng
liêng.
Nghề của Hà Nội xưa hầu hết là do thợ thủ công các làng xung
quanh đem vào Thăng Long,cũng chính vì vậy tổ nghề Hà Nội phần lớn
được thờ ỏ các làng quê .Do đó mà ,sự tồn tại của các đình tổ nghề trên địa
bàn các phố nghề Hà Nội là nét khác biệt ,độc đáo của kinh thành xưa và
thủ đơ ngày nay.
Có lẽ khơng có đơ thị nào ỏ Việt Nam lại nhiều đình ,đền thờ tổ nghề
như ở Hà Nội. Đình Kim Ngân và đình Trương Định dựng ở phố Hàng Bạc
thờ tổ nghề làm bạc, xưa kia là triều đình ủy cho dân Châu Khê đúc bạc
nén. Đình của dân làng Định Cơng Thượng dựng ở phố Hàng Bồ thờ tổ sư
nghề trang sức vàng bạc,Đình làng làm giấy dựng ỏ phố Hàng Hành .Đình
làng làm quạt dựng ỏ phố Hàng Quạt.Đình làng làm thợ sơn dựng ở phố
Hàng Hịm .Đình làng làm thợ nhuộm dựng ở phố Thợ Nhuộm.Đình làng
làm thợ rèn dựng ở phố Lị Rèn và Lị Xứ. Đình làng làm thiếc dựng ở phố
11



Hàng Nón…các đình này tất cả đều do dân các tỉnh đã ra kinh thành hành
nghề tự nguyện đóng góp xây dựng để thờ tổ nghề.Có khi biết rõ tên tổ
nghề như :Tổ Nghề Da là các ông Phạn Đức Chính, Nguyễn Sĩ Bân, Phạm
Thuần Chính ;nghề thêu và nghề lọng là ông Lê Công Hành, nghề đúc bạc
là ông Lưu Xn Tín .nghề khảm xà cừ là ơng Nguyễn Kim …nhưng có
khi tổ nghề là nhân vật huyền thoại.
Trải qua những thăng trầm của lịch sử cùng những yếu tố khách quan,
chủ quan phố xưa dù còn hay mất ,nghề xưa dù còn được lưu truyền hay đã
thất truyền nhưng dấu tích một thời kì hưng thịnh của nghề thủ công truyền
thống Thăng Long và phố nghề Thăng Long thì thời gian, năm tháng khơng thể
phủ nhận bởi sự tồn tại của những ngơi đình thờ tổ nghề dù đã bao phủ một lớp
màu thời gian nhưng bao hàm trong nó là những dấu tích của nghề, sự tích tổ
nghề hay những giá trị lịch sử-văn hóa vơ cùng quý giá của Thăng Long –Hà
Nội.

12


CHƯƠNG II
HIỆN TRẠNG CỦA MỘT SỐ ĐÌNH TỔ NGHỀ Ở HÀ NỘI.
Hà Nội-phố nghề là sự hội tụ tài năng, bản sắc văn hóa và từ lâu đã
trở thành niềm hào của cả nước .Mỗi tên phố ,tên phường đều gợi nhớ đến
những nghề thủ công truyền thống của người Hà Thành xưa ,gợi nhớ đến
hình ảnh của chồn kinh kỳ Kẻ Chợ phồn vinh và tấp lập với những hoạt
động sản xuất và trao đổi các mặt hàng thủ công truyền thống.
Hà Nội hôm nay đa số những phố xưa đã mất đi nhiều, nghề xưa
cũng đã thay đổi nhiều, duy chỉ có cái tinh thần “khéo tay hay nghề”,
ngưỡng vọng về nghề xưa là chẳng bao giờ mất.Có thể giá trị vật chất của

mỗi sản phẩm thủ công truyền thống trong phố nghề sẽ dần khơng thích
hợp nữa nhưng giá trị văn hóa thì mãi mãi in đậm trong lòng những người
yêu Hà Nội. Dấu ấn của những nghề thủ công truyền thống – phố nghề
Thăng Long xưa cịn lưu lại ở đâu? Nếu khơng phải ở ngay trong chính
những sản phẩm hay những di tích của phố nghề (những di tích mà tơi nói
tới ở đây chính là những đình tổ nghề). Sự tồn tại của những ngơi đình tổ
nghề hơm nay là một minh chứng cao cả cho truyền thống tốt đẹp “uống
nứôc nhớ nguồn” và đạo lí “tơn sư trọng đạo” từ bao đời của dân tộc ta.
Ngơi đình chính là phần “hồn” của một nghề thủ công truyền thống – nơi
đây chứa đựng những giá trị tinh thần của người thợ thủ cơng. Đó cũng
chính là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mà thế hệ mai sau phải
gìn giữ và phát triển.
Tuy nhiên, trải qua biến động của nhưng triều đại, cùng những yếu tố
chủ quan, khách quan mà Hà Nội nay dã khơng cịn lưu giữ được những
đình tổ nghề trên một số phố nghề Thăng Long xưa, hay có những phố cịn
gìn giữ được đình tổ nghề nhưng hiện trạng của chúng đã biến đổi khá
nhiều.

13


Theo thơng kê riêng trên địa bàn quận Hồn Kiếm đã có tới 21 di
tích thờ tổ nghề. Song, trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ tiến hành
khảo sát tại một số đình tổ nghề tiêu biểu cho đến nay vẫn cịn được một
phần hiện trạng.
1. Đình Kim Ngân
Cùng với dịng dân di cư đổ xơ về kinh thành Thăng Long để hành
nghề, lập phố. Ngưòi dân làng Châu Khê(nay thuộc xã Thúc Kháng- Cẩm
Bình- Hải Dương) đã mang nghề đúc bạc, đổi bạc về Thăng Long hình
thành nên phố Hàng Bạc. Khi nghề nghiệp phát triển, cuộc sống dư giả họ

xây dựng đình Kim Ngân để tưởng nhớ cơng đức của vị tổ sư nghề đúc bạc.
Đình hiện nay ở số 42 phố Hàng Bạc, đình có tên tự là “Kim Ngân
thị đình” được xây dựng lên vào năm Gia Long thứ XVII (1815) để thờ
thần Hiên Viên là “Ơng tổ bách nghệ” và ơng tổ kim hồn là Lưu Xn
Tín.
Tương truyền rằng: năm 1461 thời Lê Thánh Tơng, Lưu Xn Tín
người làng Châu Khê làm quan tới chức Thượng thư bộ lại, được triều đình
giao trọng trách lập xưởng đúc bạc ở kinh đô Thăng Long. Ông đã đưa dân
làng Châu Khê lên trường đúc làm việc. Ngồi nhiệm vụ đức vàng thoi, bạc
nén cho cơng khố, ơng cịn hướng dẫn những người thợ chế tác đồ nữ
trang, vàng bạc rất tinh xảo như xà tích, hoa tai, vịng cổ…chảng kém thợ
Định Cơng. Nhớ ơn ơng, người dân Châu Khê đã tôn ông làm tổ nghề đúc
bạc và lập đình Kim Ngân để thờ ơng.
Đình Kim Ngân lả một trong những ngơi đình có quy mơ lớn và khá
đẹp trên địa bàn quận Hoàm Kiếm.
Khi mới xây dựng đình có kiến trúc như một ngơi đình truyền thống
với phong cách nghệ thuật cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Đình có kiến
trúc hình chữ Cơng (I) gồm Đại bái, ống muống và Hậu cung với đường
thần đạo tạo cho đình một kiến trúc cân xứng.

14


Nghi mơn: giáp vỉa hè có bốn trụ cột xây gạch, hai trụ ngoài thấp và
hai trụ giữa cao khiến cho khơng gian thống đãng. Phía sau là nghi mơn
có ba gian kết cấu theo lối vì chồng rường. Trên các con rường đều được
trang trí với những đường nét chạm khắc thanh thốt tạo quy mơ của một
nghi mơn to và đẹp.
Đại bái: qua một sân gạch nhỏ, ta sẽ tới tòa nhà Đại bái – nơi tập
trung hầu hết các kiến trúc nghệ thuật của ngơi đình. Đại bái có ba gian,

cấu trúc bốn vì. Mỗi vì có năm hàng cột, các hàng cột đều to bằng một
người ôm và đều làm bằng gỗ lim. Vì kèo kết cấu theo lối chồng rường,
tiền kẻ hậu bẩy. Các đầu dư chạm rồng, miệng ngậm ngọc, đường nét chạm
khắc chắc khỏe. Các bức cốn mê trang trí kín thể hiện sự tinh xảo của nghệ
thuật điêu khắc cuối thế kỉ XVIII.
Ống muống: là tịa nhà nằm vng góc và nối Đại bái với Hậu cung,
gồm hai gian ngăn cách với hậu cung bằng một bức tường.
Hậu cung: nằm song song với Đại bái và nối với gian ống muống để
tạo cho tổng thể cơng trình có kiến trúc hình chữ “cơng”. Tịa nhà này xây
bằng gạch cao hơn nhà Đại bái, Hậu cung là nơi đặt bài vị thờ ông tổ nghề
Lưu Xn Tín.
Đình Kim Ngân là một ngơi đình cổ giữa thủ đơ Hà Nội có giá trị về
lịch sử, văn hóa, kiến trúc. Kể từ khi được tạo dựng đến nay đình Kim
Ngân đã trải qua nhiều lần tu bổ nhưng từ sau giải phóng thủ đơ năm 1954,
phố xá bị thu hẹp nên người ta đã phá bỏ nghi mơn ở phía trước để xây
dựng một gian nhà ra sát mặt đường mới. Tất cả kiến trúc khác trong đình
đã bị phá để lấy diện tích xây nhà của dân. Nơi thờ cúng được chuyển hết
vào tòa Hậu cung xây bằng gạch cao, rộng khoảng 15m2 ở phía sau. Phía
trước vẫn cịn ngun bức cửa võng rất đẹp nhưng mầu thếp vàng đã phai
nhạt theo thời gian. Cơng trình cịn lại của đình là nghi mơn vẫn cịn những
bộ vì gỗ chạm trổ khéo léo và các mảng tường được trang trí hai bên. Đi
sâu vào trong di tích ta vẫn cịn bắt gặp những bộ vì, những bức cốn mê và
15


những cột gỗ lim to bằng người ôm của các cơng trình kiến trúc xưa nhưng
nay nằm xen giữa những bức tường gạch của hộ dân trong đình. NgơI đình
đã bị biến dạng đi khá nhiều, đình đã khơng cịn có một khn viên như
một ngơi đình làng Bắc Bộ truyền thống mà chỉ có một sân gạch nhỏ ở
giữa. Trong đình hiện có hơn 30 hộ dân cư trú đã phá vỡ tổng quan di tích.

Người ta chỉ để lại một con đường rộng khoảng 0,75m làm lối đi vào đình.
Tất cả các cơng trình kiến trúc trong đình đã bị xây tường ngăn thành
những hộ nhỏ một cách lộn xộn. Điện thờ chính duy nhất hiện nay là tịa
hậu cung xưa. Khơng cịn nhận ra dáng dấp của một ngơi đình thờ tổ nghề
đẹp thuộc loại nhất trong khu phố cổ trước kia.
2. Đình Lị Rèn
Địa chỉ số 1 phố Lị Rèn, phường Hàng Bồ, quận Hồn Kiếm Hà Nội
ngày nay, tọa lạc ngơi đình Lị Rèn. Khu vực này, đầu thế kỉ XIX là đất
thôn Tân Khai, tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương. Xa xưa hơn, vào thế kỉ
XVI là phần đất mở rộng của khu phố cổ Thăng Long thời Lê. Đình Lị
Rèn do dân làng làm nghề thợ rèn lập nên để thờ tổ nghề rèn sắt.
Theo truyền tụng thì thời Hùng Vương, ở vùng châu thổ sơng Hồng
có người họ Lỗ tên Cao Sơn, thơng minh tuấn tú, giỏi võ nghệ lại ham
thích các việc thủ công. Biết người Thục giỏi nghề rèn sắt, ơng tìm đường
sang học được các bí truyền của nghề đó, về nước cịn cải tiến thêm khiến
nghề rèn khơng thua kém nghề rèn của họ, rồi đem dạy cho mọi người.
Nước Nam có nghè rèn là do ơng, nên sau khi ông qua đời người làm nghề
rèn tôn ông làm tổ sư.
Về nghề rèn sắt di chuyển vào Thăng Long gồm hai nhóm chính: một
nhóm khá đơng đảo đã đến lập nghiệp ở khu vực Tân Khai – Tân Lập, cịn
nhóm kia thì kéo đến khu vực gần cửa Nam sau này là phố Sinh Từ. Nhiều
năm sau, nghề rèn phát đạt, mở rộng thêm, một số thợ đã đến Kim Mã, Hàng
Bột, Ô Cầu Dền…Một lượng thợ rèn từ Hòe Thị đã đến Tân Khai – Tân Lập
để định cư, hành nghề, sau có thêm một số thợ các làng khác như Đa Sĩ, Đa
16


Hội cùng đến đây khiến vùng Tân Khai – Tân lập có một hình ảnh điển hình
là những bễ lị rèn và sản phẩm chính bày rất nhiều trước nhà. Do vậy mà đầu
thế kỉ XIX xuất hiện phố Hàng Bừa. Đến cuối thế kỉ XIX người Pháp mở

mang phố xá nên nguyên vật liệu bằng sắt rất thông dụng và suốt dãy phố nhà
nào cũng có bễ lị rèn phì phị hoạt động. Từ đấy xuất hiện tên phố Lò Rèn.
Lúc phát triển nhất thợ rèn ở Nam Định, Thanh hóa cũng đến lập nghiệp ở
phố Lị Rèn, có gần trăm bễ lị hoạt động trong đó q nửa là lò rèn của người
Hòe Thị. Và rồi, cũng như bao làng nghề, phường nghề khác, người dân
phường rèn cũng đã cùng nhau dựng một ngơi đình chung để thờ tổ nghề và
các vị khai công đầu tiên đưa nghề rèn lên Thăng Long lập nghiệp.
Tại đình Lị Rèn, tên hiệu các vị tổ nghề được ghi trên bài vị như
sau:
- Phạm Nguyệt thánh sư, Nguyễn Nga thánh sư, Cao Sơn Quý Minh
đại vương thượng đẳng hạ thần.
- Tả hầu thánh sư, Nguyễn Cẩn thánh sư, Quảng gia đô bát bác đại
vương trung hưng thượng đẳng thần.
- Tý cung thánh sư, Đỗ Sắc thánh sư vinh quang linh ứng đại vương
trung hưng thượng đẳng thần.
Ngơi đình được xây dựng trong những năm 1875-1878 theo lối kết
cấu kiến trúc truyền thống. Tới năm 1953 do dân cư xung quanh phát triển
mở rộng,đất bị thu hẹp người dân đã xây thêm một tầng và tiến hành trùng tu
làm thay đổi diện mạo của đình.Để đảm bảo cho sinh hoạt tín ngưỡng cộng
đồng, dân làng đã chuyển việc thờ lên tầng hai.Gian thờ chính được chia làm
hai phần: Tiền tế và Hậu cung. Kết cấu kiến trúc ở đây đơn giản được kết
hợp bằng ba loại vật liệu chính là sắt, gạch và gỗ.Bài trí nội thất tại đây cũng
khơng cầu kì nhưng trang nghiêm, gọn và sáng rõ bởi nội dung các bức
hoành phi, câu đối được treo cao kiến trúc và bài vị của các tổ nghề được
bày đặt ngay ngắn trong hậu cung.Đây là cách kết cấu điển hình của ngơi
đình thờ tổ nghề trong khu vực phố cổ như Đình Hoa Lộc(90A Hàng Đào);
17


đình Hà Vĩ (11A Hàng Hịm); Đình Tú Thị (2A n Thái); đình Phả Trúc

Lâm (40 hàng Hành).
Hiện vật cịn lại có đơi câu đối thể hiện lịng biết ơn của dân làng
Hòe Thị với tổ nghề:
“Hậu thế ngưỡng bằng đào tạo thủ
Ngô nhân thiện kế trác ma công”
Nghĩa là: đời sau ngưỡng mộ tay đào tạo, tất cả khéo tiếp cơng dùi
mài.
Ngồi tính chất là nơi thờ tổ nghề, đình cịn có ý nghĩa quan trọng
với lịch sử phát triển nghề rèn nước ta vào những năm cách mạng Tháng
Tám 1945 tại đình Lị Rèn Nghiệp đồn rèn được thành lập tới năm 1954
cũng tại đây Liên đoàn rèn được thành lập. Mọi hoạt động khác của nghề
rèn cũng được tổ chức tại đình.
Hiện tại cịn rất ít những ngơi đình tổ nghề như đình Lị Rền nằm ngay
trên phố Lò Rèn, bên cạnh những bễ lò đỏ lửa ngày đêm của một nghề thủ
công truyền thống lâu đời thể hiện đức tính “cần cù, chăm chỉ”; “chịu thương
chịu khó” của người Việt Nam. Sự hiện diện của ngơi đình cịn đánh dấu một
bước phát triển của nghề thủ công trong khu phố cổ, thể hiện giá trị lịch sử
văn hóa vơ cùng cao đẹp mà người Hà thành cịn gìn giữ được cho tới hơm
nay.
Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy một thực tế rằng: tồn tại cho tới hơm
nay, đình Lị Rèn đã mất đi một phần hiện trạng. Di tích vẫn cịn cổng gạch
cũ có đắp chữ: Hành Tích Từ, phía trước đình có hai nhà trước kia thuê ở
nhưng hiện đã chiếm thành diện tích riêng. Sân đình đã được gia đình ơng
Tích – người coi đình tận dụng diện tích để bể nước và các dụng cụ rèn.
Tầng một của diện tích bị lấn chiếm làm nơi sinh hoạt duy chỉ có tầng hai
là phục vụ mục đích thờ cúng. Khơng cịn dáng dấp xưa mà gần như kiến
trúc nhà ở dân dụng. Đi từ ngoài vào người ta chỉ thấy một tấm biển rất
hoen rỉ ghi “Di tích lịch sử thờ tổ nghề lị rèn”.
18



3. Đình Tú Thị
Đình hiện nay ở số 2 ngõYên Thái , phường Hàng Gai , quận Hoàn
Kiếm-Hà Nội. Xưa đây là đất thôn Yên Thái, tổng Tiền Túc(sau đổi thành
tổng Thuận Mĩ) , huyện Thọ Xương , phủ Hoài Đức. Đình có tên Nơm là
“Đình chợ thêu” , tên chữ là “Tú Thị đình”. Trước đây ngơi đình cịn là nơi
bn bán trao đổi các mặt hàng thêu.
Đình được những người dân làng Quất Động (Thường Tín- Hà Tây)
đến cư ngụ tại kinh thành xây dựng vào năm 1891 để thờ cụ tổ nghề thêu là
Lê Công Hành.
Tương truyền nghề thêu ở nước ta có từ rất sớm nhưng đến cuối thế
kỉ XVII mới thực sự phát triển với kĩ thuật tinh xảo, trong đó nghề thêu của
người dân Quất Động có tiếng là giỏi nhất trong các làng thợ thêu. Họ là
những thợ khéo tay có con mắt thẩm mĩ và hết sức cần cù ,tỉ mỉ. Những
đức tính và năng khiếu ấy là yêu cầu cơ bản đối với mỗi người thợ thêu
Quất Động. Dưới bàn tay khéo léo của những người nghệ nhân , bản vẻ
mẫu phác thảo trên vải băng phân mờ thì từng đường kim thêu theo đó đều
hiện lên sinh động những hình tượng hoa lá , chim mông , mây nước , với
màu sắc tinh tề đã tạo lên một bức tranh sinh động và say dắm lịng người .
Có được kĩ thuật tinh tế đó là nhờ cơng lao truyền dậy của ơng tổ nghề thêu
Lê Cơng Hành. Ơng có tên là Trần Quốc Khái sinh ngày 18 tháng 11 năm
Bính Ngọ (1606) tại Quất Động –Thường Tín-Hà Tây mất ngày 12-6 năm
Tân Sửu(1616). Cuốn gia phả thờ tổ nghề chép rằng : ông vốn họ Mạc sau
đổi thành họ Trần. Do lập được nhiều công trạng nên ông được vua ban đổi
thành họ Lê. Ơng nổi tiếng thơng minh từ nhỏ , thi đỗ tiến sĩ thời Lê, đi sứ
Trung Quốc 1646 đã học được nghề thêu và khi về truyền cho người dân
làng Quất Động . Chính vì vậy khi ra kinh thành lập phường nghề an cư
lập nghiệp dân làng Quất Động đã xây dưng đình thờ ơng.
Trang trí kiến trúc khơng nhiều, song với một số chủ đề trang trí như
hoa lá, rồng được chạm nổi trên các dẩu bẩy , cốn mê của bộ vì kèo gian

19



×