BÀI TIỂU LUẬN
“XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH THĂM LẠI
CHIẾN TRƯỜNG XƯA”
1. Lý do chọn đề tài:
- Việt Nam chúng ta không những được biết đến với các di sản thiên
nhiên, văn hóa thế giới, với nét đẹp truyền thống và con người Việt mà còn được
cả thế giới khâm phục với những trang lịch sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc.
Chính vì thế hiện nay loại hình du lịch hoài niệm lịch sử - thăm lại chiến trường
xưa đang được rất nhiều du khách quan tâm.
- Trên thực tế loại hình du lịch hoài niệm chiến trường xưa đã được triển
khai tại Quảng Trị và một số tỉnh Việt Bắc, Tây Bắc nhưng kết quả mà loại hình
du lịch này mang lại vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, với những gì lịch sử
đã để lại.
- Xuất phát từ mong muốn tri ân đến những người đã làm nên một thời
“hoa đỏ” và bên cạnh đó giáo dục thế hệ trẻ hôm nay về lòng biết ơn và tự hào
lịch sử dân tộc.
Đó chính là những lí do mà chúng tôi chọn đề tài: “ Xây dựng chương
trình du lịch hoài niệm lịch sử - thăm lại chiến trường xưa.”
2. Đối tượng và phạm vi
* Đối tượng khách:
- Các cựu chiến binh trong nước và nước ngoài, thân nhân, bạn bè của
những người đang sống và đã hy sinh;
- Lớp trẻ muốn tri ân công lao của cha anh
- Những người yêu hòa bình, nhà nghiên cứu lịch sử muốn đến Việt Nam
để thăm, trải nghiệm và suy ngẫm về một thời chiến tranh.
* Phạm vi:
- Chương trình được xây dựng với những di tích lịch sử tiêu biểu trên cả
nước.
3. Mục đích
1
- Kết nối nhịp cầu lịch sử với các địa danh trên cả nước, góp phần làm đa
dạng thêm các loại hình du lịch ở Việt Nam
- Góp phần thay đổi diện mạo của những vùng đất là chiến trường xưa
thông qua du lịch.
4. Nguồn tư liệu
- Đoàn Huyền Trang, (2001),Sổ tay du lịch Việt Nam, nxb Lao động
- Đại tá, Ts Lê Văn Thái (2004), Chiến thắng Điện Biên Phủ - cột mốc
vàng lịch sử, nxb Chính trị quốc gia
- Nguyễn Đình Thông (2012), Côn Đảo từ góc nhìn lịch sử, nxb tổng hợp
thành phố Hồ Chí Minh
- Tổng cục du lịch – trung tâm thông tin du lịch, (2010) Non nước Việt
Nam, nxb Lao động – xã hội
5. Nội dung
Chương trình du lịch hoài niệm lịch sử - thăm lại chiến trường xưa ( 7
ngày 6 đêm)
6. Kết luận
CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
2
HOÀI NIỆM LỊCH SỬ - THĂM LẠI CHIẾN TRƯỜNG XƯA
Ngày 1: Hà Nội – Quảng Bình – Quảng Trị
Sáng:
- Đón khách tại sân bay Nội Bài Hà Nội bay đến sân bay Đồng Hới –
Quảng Bình.
- Tham quan di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng
- Ăn trưa tại Quảng Bình
Chiều:
- Xe đưa đoàn đi Quảng Trị
- Trên đường đến thành phố Đông Hà
( Quảng Trị), Tham quan Địa Đạo Vịnh
Mốc- Công trình sáng tạo của người
dân Quảng Trị trong chiến tranh chống
Mỹ cứu nước. Vĩ tuyến 17 - Cầu Hiền
Lương - Sông Bến Hải (Giới tuyến tạm
thời chia cắt 2 miền Nam - Bắc suốt 20
năm từ 1954-1973)
Tối:
- Ăn tối tại thành phố Đông Hà, tự do về đêm
Ngày 2: Tìm về kí ức, tri ân lịch sử
Sáng :
- Tham quan thành cổ Quảng Trị -
nơi ghi dấu chiến công vang dội của
quân giải phóng mùa hè đỏ lửa năm
1972.
- Viếng mộ liệt sĩ tại nghĩa trang
Trường Sơn.
- Thăm quan Thánh Địa La Vang (Được phong tặng là Tiểu Vương Cung
Thánh Đường) và Trường Bồ Đề - 2 công trình duy nhất còn sót lại sau 81
ngày đêm đánh phá của quân đội Việt Nam cộng hoà.
- Ăn trưa tại Đông Hà
3
Chiều : Khởi hành theo đường 09 Nam
Lào
- Căn cứ quân sự Khe Sanh cùng
với di tích sân bay Tà Cơn
- Thăm bản làng Bru – dân tộc
Vân Kiều
- Cầu treo Đakrông
- Tham quan đồi Rock pile
Tối:
- Ăn tối và tự do về đêm
Ngày 3: Trở về cố đô
Sáng : Khởi hành đến Huế
- Tham quan Đại Nội (Hoàng Cung
của 13 vị vua triều Nguyễn, triều
đại phong kiến cuối cùng của Việt
Nam: Ngọ Môn, Điện Thái Hoà,
Tử Cấm Thành, Thế Miếu, Hiển
Lâm Các, Cửu Đỉnh)
- Ăn trưa với các món ăn cung
đinh tại Huế
Chiều
- Thăm quan lăng Khải Định, Tự Đức
- Tự do mua sắm tại chợ Đông Ba
Tối:
- Ăn tối nhà hàng với đặc sản xứ Huế (Cơm hến, Bánh bèo, lọc, nậm,
khoái ). Ngồi thuyền Rồng nghe ca Huế và thả hoa đăng cầu may trên
dòng Hương thơ mộng.
Ngày 4: Thành phố mang tên Bác
4
Sáng:
- Ra sân bay Phú Bài bay đến thành phố Hồ Chí Minh
- Tham quan Dinh Độc Lập, bến cảng Nhà Rồng
Chiều:
- Địa đạo Củ Chi
- Bảo tàng chứng tích chiến trạnh
Tối:
- Ăn tối tại thành phố Hồ Chí Minh, tự
do tham quan thành phố
Ngày 5: Côn Đảo huyền thoại – lịch sử oai hùng
Sáng :
- Đến sân bay Côn Sơn về khách sạn nhận phòng. Trên đường qua các địa
danh làng Cỏ Ống, Suối Ớt, Mũi Chim Chim, Đất Dốc, Lò Vôi…
- Đi chợ Côn Đảo mua sắm đặc sản và quà lưu niệm.
- Ăn trưa tại Côn Đảo
Chiều:
- Bảo tàng Côn Đảo, Cầu tàu
914.
- Di tích lịch sử chuồng Cọp
Pháp, Mỹ. Nghe thuyết minh
những cách tra tấn dã man và
tinh thần đấu tranh của những
người tù chính trị.
- Viếng nghĩa trang Hàng Dương thắp hương tại mộ nữ anh hùng Võ Thị
Sáu và hơn 2.000 ngôi mộ của các chiến sĩ yêu nước.
Tối:
- Ăn hải sản nướng trên bờ biển
Ngày 6: Côn Đảo – Thiên nhiên kì vĩ
5
Sáng:
- Quí khách dùng điểm tâm.
- Lên tàu du lịch khởi
hành ra hòn Bảy Cạnh. Lặn
bằng ống thở ngắm thế giới
cá cảnh biển, san hô đẹp và
phong phú nhất Việt Nam.
- Lên hòn Bảy Cạnh tham quan
sinh cảnh rừng ngập mặn.
- Thăm khu bảo tồn sinh sản rùa biển (vích) lớn nhất Việt Nam.
- Ăn trưa trên hòn Bảy Cạnh
Chiều:
- Bay về thành phố Hồ Chí Minh, đáp chuyến máy bay đến Điện Biên Phủ
Tối:
- Nghỉ đêm tại Điện Biên
Ngày 7: Bản hùng ca Điện Biên
Sáng:
- Ăn buffet tại HimLam
Resort
- Thăm quan căn cứ Mường
Păng – khu rừng nguyên
sinh nơi từng là căn cứ địa
của sở chỉ huy căn cứ địa
Điện Biên Phủ,.
- Thăm hầm chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ của đại tướng Võ Nguyên
Giáp.
- Thăm hồ Pa Khoang - một thắng cảnh đẹp của Điện Biên. Cano đưa
khách dạo quanh hồ ngắm cảnh hồ, cảm nhận sự hùng vĩ rất nên thơ của
núi rừng Tây Bắc.
- Ăn trưa tại HimLam Resort
Chiều
6
- Tham quan bảo tàng Điện Biên,
- Thăm quan và tưởng niệm các liệt sỹ đã hy sinh anh dũng trong cuộc
kháng chiến chống Pháp của dân tộc tại nghĩa trang liệt sỹ Điện Biên.
Thăm lại Đồi A1, Cầu Mường Thanh, hầm tướng ĐeCat
Tối :
- Sau khi dùng bữa tối, giao lưu đốt lửa trại, hát cho nhau nghe những ca
khúc hào hùng của một thời máu lửa.
Giá tour: 5.900.000 đồng
Giá tour bao gồm:
- Phương tiện ô tô đời mới vận chuyển giữa các điểm du lịch, thuyền Sông
Hương, động Phong Nha
- Khách sạn tiêu chuẩn 3 sao trở lên
- Ăn uống đầy đủ theo chuong trình
- Vé tham quan các điểm trong chương trình
- Bảo hiểm du lịch
- Hướng dẫn viên suốt tuyến
Giá tour không bao gồm:
- Các dịch vụ ăn uống, vui chơi ngoài chương trình
- Vé máy bay
• Ghi chú vé tour trẻ em:
- Trẻ em dưới 6 tuổi không tính vé, gia đình tự lo cho bé
- Trẻ en từ 6 đến 11 tuổi mua nữa giá tour
- Trẻ em từ 12 tuổi trở lên giá tour như người lớn
• Quy định khác
- Mang theo CMND hoặc giấy tờ tùy thân khi tham gia tour
- Mang theo thuốc uống nếu có bệnh lí riêng
- Tiền bạc, tư trang và vật dụng quý giá xin vui lòng tự bảo quản
7
8
GIỚI THIỆU NHỮNG ĐIỂM ĐẾN LỊCH SỬ TIÊU BIỂU TRONG CHƯƠNG
TRÌNH
QUẢNG TRỊ
• Thành cổ Quảng Trị
Thành cổ Quảng Trị được đắp đầu tiên bằng đất vào năm 1824. Bốn năm sau
thành được xây bằng gạch có bốn cửa theo bốn hướng đông, tây, nam, bắc. Bên
ngoài thành là hào sâu ngăn cách.
Năm 1972, thành cổ là nơi diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt, kiên cường của các
chiến sĩ quân giải phóng miền Nam và nhân dân Quảng Trị suốt 81 ngày đêm
đương đầu với hơn 330.000 tấn bom đạn của kẻ thù.
Tượng đài Thành cổ Quảng Trị ngày nay là nơi thiêng liêng để tượng niệm
và tri ân những anh hùng, liệt sĩ đã quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.
Thành cổ Quảng Trị là di tích lịch sử đặc biệt quan trọng của quốc gia.
• Cầu Hiền Lương – Sông Bến Hải
Sông Bến Hải thuộc địa phận tỉnh Quảng Trị, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn
đổ ra biển Đông ở Cửa Tùng.
Theo hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Việt Nam: sông Bến Hải và vĩ tuyến 17
được chọn làm giới tuyến quân sự tạm thời và cầu Hiền Lương bắt qua sông
cũng chia làm 2 nửa. Cũng tại nơi đây, đã từng diễn ra những cuộc "chọi loa",
"chọi cờ" quyết liệt trong Chiến tranh Việt Nam
Cầu Hiền Lương do lính Pháp xây dựng năm 1950. Cầu có 7 nhịp, dài 178m,
được ghép bằng 894 miếng ván. Theo hiệp định Giơ-ne-vơ mỗi bên có chủ
quyền 89 m cầu.
Ranh giới trên cầu Hiền Lương và sự chia cắt đôi bờ sông Bến Hải đã kéo dài
trên 20 năm. Cho đến đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước hoàn toàn thống
nhất, giới tuyến này chính thức bị xóa bỏ. Trong quá khứ cầu Hiền Lương - sông
Bến Hải là biểu tượng của nỗi đau chia cắt còn ngày nay đã trở thành một chứng
tích lịch sử về công cuộc kháng chiến hào hùng nhưng đầy gian khó vinh quang
của nhân dân Việt Nam.
• Khu căn cứ Khe Sanh
Khe Sanh nằm trên quốc lộ số 9 thuộc huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị, cách
thị xã Đông Hà 63km về phía tây. Đặc điểm: Năm 1965 - 1966, Quân đội Mỹ và
Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã xây dựng Khe Sanh thành cứ điểm lớn nhất
9
trong tuyến phòng thủ đường 9, một tuyến phòng thủ được coi là “bất khả xâm
phạm”.
Khe Sanh nằm trong một thung lũng đất đỏ cao hơn mặt nước biển 400m, bốn
bề là đồi núi trùng điệp. Đây là một trong ba "mắt thần" (Khe Sanh, Làng Vây
và Tà Cơn) của hàng rào điện tử McNamara. Tại Khe Sanh đã diễn ra những
trận đánh lớn trong chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh năm 1968, chiến dịch
Đường 9 - Nam Lào năm 1971. Tổng thống Mỹ Giôn-Sơn đã từng yêu cầu Chủ
tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ ký cam kết bằng máu quyết tâm
giữ Khe Sanh.
Cụm căn cứ Tà Cơn với sân bay dã chiến đang lưu giữ nhiều hạng mục về chiến
thắng năm 1968: nhà trưng bày, giao thông hào, hầm chỉ huy, hàng rào kẽm gai,
đường băng, máy bay, pháo, xe tăng và nhiều hạng mục hạ tầng khác.
• Địa đạo Vịnh Mốc
Địa đạo Vịnh Mốc là một công trình độc đáo trong hàng chục công trình địa đạo
lớn, nhỏ ở khu vực Vĩnh Linh (Quảng Trị) dduocj hình thành từ những năm
1965 – 1966, thời kì chiến tranh ác liệt chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Địa đạo với nhiều đường hầm và các tiểu đạo xuyên qua lòng đất. Ở đây còn có
hội trường là nơi hội họp, biễu diễn văn nghệ, ngoài ra còn có trạm phẫu thuật,
có nhà hộ sinh, giếng nước, đài quan sát.
Địa đạo Vịnh Mốc được xây dựng và kiến tạo trong lòng đất vừa là nơi sinh
hoạt, ăn ở, tránh bom đạn, vừa là nơi đóng trụ sở của chính quyền địa phương,
kho hậu cần cất giữ lương thực, vũ khí chi viện cho đảo Cồn Cỏ và chiến trường
miền Nam nhưng cũng là trận địa chiến đấu trực tiếp để giữ vững vùng đất thép
Vĩnh Lnh anh hùng.
• Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn
Nghĩa trang tọa lạc trên 6 quả đồi như bông hoa 6 cánh tại xã Vĩnh Trường,
huyện Gio Linh. Tổng diện tích khu nghĩa trang 106 ha, trong đó diện tích chính
đặt 10.263 ngôi mộ liệt sĩ là 39,8 ha. Tại đây còn có tượng đài biểu trưng tinh
thần chiến đấu anh dũng của đoàn 559 và tinh thần đoàn kết Việt- Lào.
Hàng năm nghĩa trang đón hàng nghìn lượt người trên nước đến viếng mộ liệt sĩ.
Thành phố Hồ Chí Minh
• Địa đạo Củ Chi
Củ Chi là một đại danh lịch sử cách mạng nổi tiếng của thành phố Hò Chí Minh.
Địa đạo là một công trình kiến trúc độc đáo với hệ thống đường hầm nằm sâu
dưới lòng đất, kết cấu nhiều tầng, nhiều ngõ ngách, liên hoàn chằng chịt. Hệ
thống đường hầm bí mật này được đào từ thời chống Pháp. Tại đây có thể ăn ở,
sinh hoạt, hội họp, chiến đấu.
10
Củ Chi là địa danh của “ chiến tranh địa đạo” được phong tặng danh hiệu “ Đất
thép thành đồng”
Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử -
văn hóa quốc gia.
Côn Đảo
Côn Đảo cách Vũng Tàu 97 hải lí. Từ giữa thế kỉ 19, Thực dân Pháp đã cho xây
dựng một khu nhà tù để giam giữ những người yêu nước và các chiến sĩ cách
mạng, được xem như là “ địa ngục trần gian”. Qua hai thời kì kháng chiến chống
Pháp và Mỹ Côn Đảo đã chứng kiến bao lòng kiên cường, khí phách anh hùng
của những người cách mạng Việt Nam. Là một hòn đảo biệt lập với đất liền,
ngày nay Côn Đảo giữ trong lòng mình máu xương của hơn 22.000 người con
ưu tú, đã ngã xuống vì nền độc lập tự do của Tổ Quốc.
Nói đến hệ thống nhà tù Côn Đảo, người ta thường nhắc đến chuồng cọp, cầu
tàu 914, nghĩa trang Hàng Dương,…Đó là những di tích lịch sử đã được khắc
sâu vào tâm trí của người dân.
Điện Biên Phủ
Khu di tích chiến trường Ðiện Biên Phủ là một quần thể các di tích lịch sử ghi
lại chiến công của quân và dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến anh dũng
chống thực dân Pháp xâm lược. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính
phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt.
Các di tích nổi bật của chiến trường Ðiện Biên năm xưa là đồi A1, C1, C2, D1,
cứ điểm Hồng Cúm, Him Lam, đồi Ðộc Lập, cầu và sân bay Mường Thanh, hầm
chỉ huy của tướng Ðờ Catri.
• Đồi A1
Đồi A1 nằm ở phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên,
là cứ điểm quan trọng bậc nhất trong tập đoàn cứ điểm của thực dân Pháp
ở Điện Biên Phủ. Đồi A1 nằm dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, bao gồm 2
đỉnh: Tây Bắc cao hơn 490m, Đông Nam cao hơn 493m. A1 là ký hiệu mà quân
đội Việt Nam đặt cho quả đồi. Sáng ngày 7/5/1954 quân đội Việt Nam đã chiếm
được đồi A1.
Hiện nay, trên đỉnh Tây Bắc của đồi A1 có đài kỷ niệm được xây theo kiểu
“Tam sơn”, ở giữa cao, hai bên thấp và đều có hình mái đầu đạo. Phía trước là
lư hương, ở giữa là tấm bia, phù hiệu Quốc kỳ, sao vàng nền tròn đỏ, xung
quanh là vòng tương hoa.
Bên cạnh đài kỷ niệm là xác một trong hai chiếc xe tăng nặng 18 tấn mà tên
Quan Ba Hécvuê đưa từ trung tâm Mường Thanh lên để phản kích quân đội Việt
Nam. Một di tích quan trọng nữa là cái hố hình phễu to bằng cái “ao đình” cạn.
Đó là dấu tích trận nổ khối bộc phá nghìn cân của quân ta mà chiến sĩ ta thường
gọi “đào hầm để trị hầm”, trị cả hầm, cả lô cốt cố thủ của giặc.
11
• Hầm chỉ huy tướng Đờ Cát
Hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát nằm ở trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện
Biên Phủ, thuộc cánh đồng Mường Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện
Biên.
Cấu trúc và cách bố trí, sắp xếp của căn hầm vẫn còn được giữ nguyên.
Xung quanh hầm là hàng rào phòng thủ với hệ thống dây kẽm gai dày đặc
và bốn chiếc xe tăng. Hầm Đờ Cát dài 20m và rộng 8m, bao gồm bốn gian
dùng cho cả nơi ở và làm việc.
Tại căn hầm này, tướng Đờ Cát đã tiếp đón nhiều quan chức cấp cao như:
thủ tướng Pháp Joseph Laniel, tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower, thủ
tướng Anh Winston Churchill cũng như các nhà báo. Vào lúc 17h30 ngày
7/5/1954, Tạ Quốc Luật, chỉ huy trưởng đại đội 360, trung đoàn 209, sư
đoàn 312 đã bắt sống tướng Đờ Cát tại bàn làm việc.
• Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ
Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ nằm trong một khu rừng nguyên
sinh tại địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên,
cáchthành phố Điện Biên Phủ 25 km về phía đông. Đây là nơi làm việc
của các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Thái… Gần với Sở chỉ
huy có đài quan sát trên đỉnh núi độ cao trên 1.000m
12
KẾT LUẬN
Loại hinh du lịch hoài niệm lịch sử đã và đang mang lai những hiệu quả
xã hội tích cực. Ngoài giá trị giáo dục truyền thống lịch sử, còn góp phần thay
đổi diện mạo của những vùng đất là chiến trường xưa. Nhiều hệ thống di tích
được đầu tư tôn tạo, nâng cấp, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch được cải thiện, các
dịch vụ du lịch ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách, lượng khách
du lịch nội địa gia tăng, bước đầu thu hút được khách du lịch quốc tế.
Mặc dù vậy, kết quả mà loại hình du lịch này mang lại vẫn chưa tương
xứng với tiềm năng, chất lượng dịch vụ chưa cao, sản phẩm du lịch còn nghèo
nàn, nhân lực chưa chuyên nghiệp, hướng dẫn viên cũng chưa có những hiểu
biết sâu sắc về điểm đến. Bên cạnh đó, việc phân loại thị trường du lịch, liên kết,
xây dựng chương trình tour còn chưa có, thậm chí là trùng lặp Chính vì
vậy, việc xây dựng Chương trình du lịch hoài niệm lịch sử - thăm chiến trường
xưa là rất cần thiết
Chương trình du lịch hoài niệm lịch sử - thăm lại chiến trường xưa không
những thông qua các di tích lịch sử mà còn lồng ghép những điểm du lịch với
các di sản văn hóa, thiên nhiên khác để chương trình không bị nhằm chán nhưng
chủ yếu vẫn thiên về các di tích liên quan đến lịch sử.
Du lịch trở lại chiến trường xưa, thăm những địa danh lịch sử gắn với
cách mạng Việt Nam không chỉ là một loại hình du lịch đơn thuần mà còn là
hình thức tôn vinh những người con anh hùng, những địa danh lừng lẫy, giáo
dục tinh thần yêu nước, giá trị của hòa bình, của độc lập, đồng thời góp phần
xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa của đồng bào địa
phương và sẽ góp một phần giúp khai thác đầy đủ tiềm năng của loại hình du
lịch này, tạo ra những sản phẩm du lịch chất lượng tốt, thu hút ngày càng nhiều
khách du lịch trong nước và quốc tế đến với lịch sử, đất nước và con người Việt
Nam.
13
14