Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Tiểu luận môn chiến lược kinh doanh toàn cầu đề tài phân tích chiến lược kinh doanh của bmw tại thị trường hoa kỳ giai đoạn 2015 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.11 KB, 59 trang )

BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

 
  
TIỂU LUẬN
MƠN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TỒN CẦU
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA BMW
TẠI THỊ TRƯỜNG HOA KỲ GIAI ĐOẠN 2015-2023
 
 
Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Minh Hiền
Môn học: Chiến lược kinh doanh tồn cầu
Lớp: CLKDTC.2 – KDQT49
Nhóm thực hiện: Nhóm 6 - Stratovators
 

Hà Nội, ngày 6 tháng 12 năm 2023
 


Hà Nội – 2023
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................


........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................

1


BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHĨM 6

STT 

Tên
thành
viên 

Mã sinh viên 

Cơng việc  

Đóng
góp 


 



Bùi Mỹ
Hạnh

KDQT49B10223 

- Nội dung: Phân tích mơi
trường ngành, ma trận
SWOT, IE, phân tích chiến
lược đa dạng hố chương 3,
phân tích thành cơng chương
4
- Làm tiểu luận, thuyết trình

100% 

 



Phạm
Tùng
Minh

KDQT49B10286 

- Nội dung: Phân tích ma trận

IFE, EFE, phân tích chiến
lược về chi phí ở chương 3
- Thuyết trình. 

100% 

 



Trần Thị
Vân
Khánh

KDQT49C40242 

- Nội dung: Phân tích mơi
trường vĩ mơ, mơi trường
trong, chiến lược tăng trưởng
và chiến lược cấp chức năng
ở chương 3. 
- Làm slide.

100% 

 



Nguyễn

Thị Thuỳ

KDQT49B10337 

- Nội dung: Đóng góp
chương 1, ma trận QSPM, bài
học kinh nghiệm ở chương 4.
- Thuyết trình.

100% 

 



Nguyễn
Thị Kim
Huệ

KDQT49B10232 

- Nội dung: Phân tích ma trận
GSM, chiến lược hội nhập và
khác biệt hố sản phẩm, hạn
chế ở chương 4.
- Thuyết trình.

100% 

 


 

 
LỜI CẢM ƠN

2


 
Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS. Nguyễn Thị
Minh Hiền - giảng viên bộ mơn Chiến lược kinh doanh tồn cầu lớp CLKDTC.2 KDQT49. Trong suốt q trình học tập, cơ đã rất tâm huyết dạy và hướng dẫn cho
chúng em nhiều điều bổ ích trong mơn học và kĩ năng làm bài để em có đủ kiến
thức thực hiện bài nghiên cứu này.
Tuy nhiên vì kiến thức bản thân cịn nhiều hạn chế và sự tìm hiểu chưa sâu sắc
nên khơng tránh khỏi những thiếu sót. Mong cơ cho chúng em những lời góp ý để
bài tiểu luận của chúng em sẽ hoàn thiện hơn. Một lần nữa, chúng em xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến cô và chúc cô luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành cơng trong
sự nghiệp.
                                                                                   Nhóm sinh viên
                                                                            Hà Nội, tháng 12 năm 2023
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

3


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................6
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................7
DANH MỤC HÌNH ẢNH..........................................................................................8
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................9
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu..............................................................................9
2. Mục đích nghiên cứu đề tài.................................................................................9
3. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................9
4. Các phương pháp nghiên cứu...........................................................................10
5. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................10
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP............................................11
1.1. Giới thiệu về công ty BMW............................................................................11
1.1.1. Thông tin cơ bản của doanh nghiệp...........................................................11
1.2. Các giá trị cốt lõi của BMW...........................................................................11
1.2.1. Tầm nhìn.....................................................................................................11
1.2.2. Sứ mệnh......................................................................................................11

1.2.3. Mục tiêu......................................................................................................12
CHƯƠNG 2 : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC
CỦA BMW TẠI THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TỪ NĂM 2015 ĐẾN NAY..............13
2.1. Giai đoạn 1: Giai đoạn đầu vào.....................................................................13
2.1.1. Phân tích mơi trường bên ngồi.................................................................13
2.1.2. Phân tích mơi trường bên trong.................................................................17
2.1.3. Ma trận EFE...............................................................................................23
2.1.4. Ma trận IFE................................................................................................25
2.2. Giai đoạn 2: Giai đoạn kết hợp.....................................................................27
2.2.1. Ma trận SWOT...........................................................................................27
2.2.2. Ma Trận IE.................................................................................................29
2.2.3. Ma trận GSM..............................................................................................30
2.3. Giai đoạn 3: Giai đoạn quyết định................................................................34
2.3.1. Ma trận QSPM...........................................................................................34
CHƯƠNG 3 : TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CỦA BMW TẠI
THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TỪ NĂM 2015 ĐẾN NAY............................................40

4


3.1. Chiến lược cấp doanh nghiệp........................................................................40
3.1.1. Chiến lược tăng trưởng tập trung..............................................................40
3.1.2. Chiến lược đa dạng hoá.............................................................................41
3.1.3. Chiến lược hội nhập...................................................................................43
3.2. Chiến lược cấp kinh doanh............................................................................45
3.2.1. Chiến lược về chi phí..................................................................................45
3.2.2. Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm...........................................................47
3.3. Chiến lược cấp chức năng..............................................................................48
3.3.1. Chiến lược marketing.................................................................................48
3.3.2. Chiến lược nghiên cứu phát triển...............................................................50

3.3.3. Chiến lược nguồn nhân lực........................................................................51
CHƯƠNG 4 : ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY.......................................................................52
4.1. Thành công......................................................................................................52
4.1.1. Doanh thu, lợi nhuận..................................................................................52
4.1.2. Thị phần......................................................................................................54
4.1.3. Vị trí............................................................................................................54
4.2. Hạn chế............................................................................................................54
4.3. Bài học kinh nghiệm.......................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................57

5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ST
T

Chữ
tắt

1

ILO

viết

Nghĩa Tiếng Anh

Nghĩa Tiếng Việt


International Labour

Tổ chức Lao động Quốc
tế

Organization
2

HRM

Human
Management

Resource

3

EFE

External Factor Evaluation

Đánh giá các yếu tố bên
ngoài

4

IFE

Internal Factor Evaluation


Đánh giá các yếu tố bên
trong

5

GSM

Grand Strategy Matrix

Ma trận chiến lược chính

6

R&D

Research
Development

and

Quản trị nguồn nhân lực

Nghiên cứu và phát triển

6


DANH MỤC BẢNG
 

Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng
1

Ma trận EFE

23

Bảng
2

Ma trận IFE

25

Bảng
3

Ma trận SWOT

27

Bảng
4


Ma trận IE

30

Bảng
5

Ma trận QSPM

34

Bảng
6

Bảng so sánh doanh số xe BMW tại Hoa Kỳ năm 2022 so
với năm 2017.

54

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
 
 

7


DANH MỤC HÌNH ẢNH
 
Hình

Tên hình

Trang

Hình
1

Doanh số, mức tăng trưởng và thị phần hàng năm của
BMW tại Hoa Kỳ.

30

Hình
2

Doanh số bán hàng của nhà sản xuất ô tô Hoa Kỳ theo q.


32

Hình
3

Bảng xếp hạng thương hiệu ơ tơ tốt nhất 2023.

 
33

 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


8


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Ngành sản xuất ô tô được biết đến là một ngành tạo ra nhiều việc làm, trực
tiếp và gián tiếp. Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ngành này tạo
ra khoảng 100 triệu việc làm trực tiếp trên toàn thế giới. Theo một nghiên cứu của
Đại học Michigan, mỗi việc làm trong ngành sản xuất ô tô tạo ra khoảng 3,5 triệu
việc làm trong các ngành khác. Điều này là do ngành sản xuất ơ tơ có tác động lan
tỏa đến nhiều ngành kinh tế khác nhau. 
Chính bởi tầm quan trọng và sự phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất này,
nhóm nghiên cứu đã chọn cơng ty sản xuất ô tô BMW là đối tượng để nghiên cứu
về chiến lược kinh doanh của họ. BMW là một trong những thương hiệu ô tô hàng
đầu trên thế giới, được biết đến với sự sang trọng, chất lượng và đổi mới. Việc tìm
hiểu về mơ hình kinh doanh, chiến lược sản xuất, và quản lý thương hiệu của BMW
không chỉ mang lại kiến thức sâu rộng về ngành cơng nghiệp ơ tơ mà cịn giúp hiểu
rõ hơn về yếu tố quyết định thành công của một doanh nghiệp lớn. Qua đó sẽ giúp
cung cấp cơ hội để thực hiện các nghiên cứu thực địa, thảo luận với các chuyên gia
ngành, và áp dụng kiến thức vào các thách thức thực tế mà doanh nghiệp này nói
riêng và các các doanh nghiệp sản xuất ơ tơ nói chung đang phải đối mặt.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Tiểu luận này nhằm mục đích phân tích chiến lược kinh doanh của BMW tại
thị trường Hoa Kỳ. Cụ thể, tiểu luận sẽ trả lời các câu hỏi sau:
i. BMW đã triển khai những chiến lược kinh doanh nào tại thị trường Hoa Kỳ?
ii. Các chiến lược này đã đạt được những thành cơng gì?
iii. BMW có thể học hỏi những bài học kinh nghiệm nào từ các chiến lược
này?
Kết quả nghiên cứu của tiểu luận này sẽ giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực
sản xuất xe hơi hiểu rõ hơn về những thành công của BMW, cũng như những bài

học kinh nghiệm mà doanh nghiệp có thể học hỏi.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận này là chiến lược kinh doanh của BMW
tại thị trường Hoa Kỳ. Cụ thể, tiểu luận sẽ tập trung phân tích các yếu tố sau:
i. Phân tích mơi trường bên ngồi và bên trong của doanh nghiệp.
ii. Chiến lược cấp doanh nghiệp.
iii. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh.

9


iv. Chiến lược cấp chức năng.
4. Các phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết, cụ thể là phương
pháp phân tích – tổng hợp lý thuyết.
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận này sẽ là các chiến lược kinh doanh của
BMW sử dụng trong giai đoạn 2015 cho đến nay tại thị trường Hoa Kỳ.
 
 

10


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
1.1. Giới thiệu về công ty BMW
1.1.1. Thông tin cơ bản của doanh nghiệp
Tên công ty là Bayerische Motoren Werke AG, tên tiếng Việt là “ Xưởng sản
xuất mô tô xứ Bavaria”, thường được gọi là BMW. Công ty được thành lập vào
ngày 7 tháng 3 năm 1916 với tư cách là nhà sản xuất động cơ máy bay. Từ năm

1916 đến 1928, doanh nghiệp được biết đến là một công ty sản xuất động cơ máy
bay. Ngày 22 tháng 3 năm 1929, BMW sản xuất chiếc xe hơi đầu tiên với người
sáng lập là Franz Josef Popp.
Sản phẩm của doanh nghiệp chủ yếu là ơ tơ, ngồi ra cịn có xe máy, xe đạp. Ơ
tơ của doanh nghiệp được bán trên thị trường dưới các thương hiệu BMW, MINI và
Rolls-Royce, và xe máy được bán dưới thương hiệu BMW Motorrad. Năm 2015,
BMW là nhà sản xuất xe cơ giới lớn thứ mười hai thế giới, với 2.279.503 xe đã
được sản xuất.
Trụ sở chính của BMW nằm ở thành phố Munich của Đức và sản xuất xe cơ
giới ở Đức, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và
Mexico.
1.2. Các giá trị cốt lõi của BMW
1.2.1. Tầm nhìn
“Trở thành Tập đoàn số một toàn cầu, là người phát minh và dẫn đầu về công
nghệ trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô’’. Sự đa dạng là nền tảng cho sự thành
công của BMW trong hơn 100 năm qua và sẽ tiếp tục là động lực cho 100 năm tiếp
theo. Thế giới đang ở trong kỷ nguyên của công nghệ, BMW đang là người phát
minh và dẫn đầu về công nghệ trong việc sản xuất ô tô thân thiện với môi trường
“Green Car”. Những công nghệ tiên tiến nhất đã, đang và sẽ được BMW áp dụng
cho sản phẩm của mình.
“Truyền cảm hứng cho mọi người khi di chuyển”. BMW không chỉ giúp con
người đơn giản là di chuyển từ điểm A đến điểm B. Mà còn mang lại cảm hứng cho
mọi người khi di chuyển trên xe BMW, mọi người sẽ cảm thấy thoải mái, tiện nghi,
an toàn và trải nghiệm những công nghệ tiên tiến, không làm tổn hại đến môi
trường.
“Cải tiến không ngừng cho tương lai”. BMW không ngần ngại dành ngân sách
lớn cho việc  nghiên cứu phát triển, cải tiến sản phẩm. Tạo ra những sản phẩm mang
giá trị cao cho người.

11



1.2.2. Sứ mệnh
Tuyên bố sứ mệnh của BMW là: “Trở thành nhà cung cấp hàng đầu thế giới
các sản phẩm cao cấp và dịch vụ cao cấp cho khả năng di chuyển của cá nhân”.
Tuyên bố sứ mệnh của BMW đưa ra sứ mệnh của công ty là trở thành người dẫn
đầu trong bất kỳ lĩnh vực nào họ tham gia. Khơng chỉ vậy, cơng ty cịn đặt mục tiêu
tập trung vào thị trường cao cấp, điều này giải thích tại sao khách hàng không thấy
bất kỳ sản phẩm hoặc xe giá rẻ nào của BMW.
BMW mong muốn trở thành “nhà cung cấp hàng đầu các sản phẩm cao cấp và
dịch vụ cao cấp” là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy họ không quan tâm đến bất kỳ
phân khúc nào khác trên thị trường. Công ty chỉ luôn tập trung vào phân khúc cao
cấp, cơng ty có thể làm được điều đó bằng cách cung cấp mức độ dịch vụ và chuỗi
sản phẩm với những chiếc ô tô vượt trội về mặt kỹ thuật và sản xuất.
BMW luôn tập trung vào việc trở thành một cơng ty tồn cầu. Điều đó thường
địi hỏi họ  phải có cách tiếp cận địa phương hơn đối với các khía cạnh sản xuất,
tuyển dụng và kỹ thuật. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp này tập trung vào “sản phẩm
cao cấp và dịch vụ cao cấp” có nghĩa là việc kiểm sốt chất lượng được đặt lên hàng
đầu. Vì vậy, bất kể mua xe BMW ở đâu, nó cũng sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất
của công ty.
1.2.3. Mục tiêu
Mục tiêu BMW là luôn tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm chất lượng và
hiệu suất cao. Họ cam kết cung cấp các dòng xe hơi và xe máy được thiết kế và sản
xuất để mang lại trải nghiệm lái xe tốt nhất cho khách hàng. BMW ln ưu tiên
sáng tạo và tích hợp công nghệ tiên tiến vào sản phẩm của họ. Họ nỗ lực để định
hình tương lai của ngành cơng nghiệp xe hơi thông qua các phát minh và giải pháp
cơng nghệ mới.
Khơng chỉ vậy, BMW cịn đặt mục tiêu tiếp tục phát triển các công nghệ và
giải pháp để giảm thiểu tác động của sản xuất và sử dụng xe hơi đối với môi trường.
Họ cam kết thúc đẩy tiêu chuẩn bền vững và tiết kiệm năng lượng trong ngành ơ tơ.

BMW ln coi trọng sự hài lịng của khách hàng và tạo ra các dịch vụ hậu mãi và
trải nghiệm mua sắm tốt để duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng của họ. Cuối
cùng là mục tiêu mở rộng thị trường và tăng cường tương tác toàn cầu. BMW đã
mở rộng sự hiện diện của họ trên toàn cầu và tập trung vào việc phát triển thị trường
và tương tác với khách hàng trên mọi châu lục.
 

12


CHƯƠNG 2 : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÀ XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC CỦA BMW TẠI THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TỪ NĂM 2015 ĐẾN NAY
2.1. Giai đoạn 1: Giai đoạn đầu vào
2.1.1. Phân tích mơi trường bên ngồi
2.1.1.1. Mơi trường vĩ mơ
2.1.1.1.1. Yếu tố kinh tế
GDP năm 20151 của Hoa Kỳ đạt hơn 18 nghìn tỷ USD. Đến năm 2018 2, GDP
của Hoa Kỳ đạt mức cao: 20,494 nghìn tỷ USD. Số liệu Bộ Thương mại Mỹ cơng
bố: tính chung cả năm 20223, tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ trong cả năm 2022 chỉ
đạt 2,1%, giảm so với mức 5,9% của năm 2021. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả
năng chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ, bao gồm cả nhu cầu mua xe ơ tơ cao cấp. 
2.1.1.1.2. Yếu tố chính trị
Mỹ là một quốc gia với hệ thống chính trị dân chủ, pháp quyền. Điều này tạo
ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Chính phủ Mỹ đã áp dụng
các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia thị
trường Mỹ, bao gồm cả các chính sách về thương mại, thuế, mơi trường,...
Yếu tố chính trị tại Mỹ từ khi BMW thâm nhập thị trường là thuận lợi cho
hoạt động kinh doanh của BMW.
2.1.1.1.3. Yếu tố văn hóa xã hội
Mỹ là một quốc gia đa văn hóa, với sự hiện diện của nhiều nền văn hóa khác

nhau. Văn hóa Mỹ đề cao tính tự do cá nhân. Người Mỹ được tự do thể hiện bản
thân, tự do lựa chọn lối sống,...
Người dân Mỹ có thu nhập cao, người tiêu dùng Mỹ cũng có những yêu cầu
cao về sản phẩm, dịch vụ, quan tâm đến chất lượng, thiết kế và công nghệ của ô tô. 
Đây là những yếu tố phù hợp với các sản phẩm của BMW.
2.1.1.1.4. Yếu tố pháp luật

1

GDP của Hoa Kỳ - Solieukinhte.com. (n.d.). Số liệu kinh tế. Retrieved December 13, 2023, from
/>2
(2023,
March
2)
YouTube.
Retrieved
December
13,
2023,
from
/>3
Tăng trưởng GDP quý 4 năm 2022 của Mỹ cao hơn so với dự báo. (2023, January 26). VietnamPlus. Retrieved
December 13, 2023, from />
13


Chính phủ Mỹ có các quy định nghiêm ngặt về ơ tơ, bao gồm tiêu chuẩn an
tồn, tiêu chuẩn khí thải,... BMW cần tuân thủ các quy định này để có thể kinh
doanh tại thị trường Mỹ.
Tiêu chuẩn an tồn của Mỹ yêu cầu các ô tô phải được trang bị các tính năng

an tồn như túi khí, hệ thống chống bó cứng phanh (ABS), hệ thống cân bằng điện
tử (ESP),...
Tiêu chuẩn khí thải của Mỹ u cầu các ơ tơ phải đáp ứng các giới hạn về khí
thải ơ nhiễm.
2.1.1.1.5. Yếu tố công nghệ
Thị trường ô tô Mỹ là một thị trường lớn và cạnh tranh. BMW phải cạnh tranh
với nhiều đối thủ mạnh, bao gồm các thương hiệu ô tô nổi tiếng như MercedesBenz, Audi, Lexus,...
Sự phát triển của công nghệ ô tô, chẳng hạn như ô tô điện, xe tự lái,... đang tạo
ra những thay đổi lớn trong ngành công nghiệp ô tô. BMW cần phải theo kịp xu
hướng này để duy trì khả năng cạnh tranh.
Tóm lại, tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, pháp luật và cơng nghệ
của Mỹ đều có những tác động đến hoạt động kinh doanh của BMW tại thị trường
này. Có thể thấy mơi trường vĩ mơ của Mỹ khá thuận lợi cho việc kinh doanh của
BMW.
2.1.1.2. Môi trường ngành
2.1.1.2.1. Định nghĩa ngành
Ngành công nghiệp ô tô bao gồm nhiều công ty và tổ chức tham gia vào việc
thiết kế, phát triển, sản xuất, tiếp thị, bán, sửa chữa và cải tiến xe có động cơ.
2.1.1.2.2. Đặc điểm kinh tế chủ đạo của ngành
2.1.1.2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng thị trường từ năm 2015 đến nay
Ngành cơng nghiệp ơ tơ là một trong những ngành có quy mô hoạt động lớn
nhất ở Hoa Kỳ. Theo trung tâm dữ liệu tin tức ô tô 4, các nhà sản xuất ô tô đã đạt
doanh số bán xe hạng nhẹ là 17.470.659 chiếc vào năm 2014 và tăng 5,7% so với
năm 2014. Mức tăng 8,9% trong tháng 12 là một trong những mức tăng mạnh nhất
trong năm, trong khi tỷ lệ bán hàng hàng năm được điều chỉnh theo mùa đạt 17,3
triệu, mức thấp nhất kể từ tháng 6. Ngành công nghiệp ô tô Hoa Kỳ đã lập kỷ lục
doanh số bán hàng vào năm 2015 khi mức tăng vững chắc trong tháng 12 của các
nhà sản xuất ô tô lớn nhất đã đẩy tổng doanh số hàng năm lên trên mốc 17.402.486
4


Phillips, D. (2016, January 5). U.S. auto sales break record in 2015. Automotive News. Retrieved December
13, 2023, from />
14


được thiết lập vào năm 2000. Doanh số bán hàng tại Mỹ tiếp tục được thúc đẩy bởi
giá xăng thấp, nhu cầu bị dồn nén, tín dụng sẵn có rộng rãi, sự gia tăng trong việc
cho thuê và tăng việc làm. Xe tải, SUV và Crossover tiếp tục tăng tốc, tăng 19%
trong tháng 12 và 13% trong năm 2015. Nhu cầu ô tô vẫn yếu, giảm 3,8% trong
tháng trước và 2,3% trong năm.
2.1.1.2.2.2. Cường độ cạnh tranh
Vào năm 2016, FCA US, Ford và General Motors sản xuất nhiều xe hơn, mua
nhiều phụ tùng hơn và tiến hành nhiều hoạt động R&D ở Mỹ hơn các đối thủ cạnh
tranh. Theo đó, FCA US, Ford và General Motors tuyển dụng hai trong số ba công
nhân ô tô của Mỹ và hỗ trợ hàng triệu việc làm cho người Mỹ.
Sự cạnh tranh sôi động từ các công ty và sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị
trường xe có thể thúc đẩy BMW đầu tư vào đổi mới, mở rộng dòng sản phẩm và
chuyển đổi sang sản xuất, nâng cấp công nghệ để tăng cường vị thế của mình trên
thị trường. Tuy nhiên trong một ngành có tính cạnh tranh và thâm dụng vốn như sản
xuất ơ tơ, các hiệp định thương mại, chính sách thuế, chính sách tiền tệ và các quy
định đều có tác động rất lớn. 
 2.1.1.2.2.3. Số lượng đối thủ
Trong thế kỷ 20, các đối thủ cạnh tranh toàn cầu đã xuất hiện, đặc biệt là trong
nửa sau của thế kỷ này, chủ yếu ở các thị trường châu Âu và châu Á, như Đức,
Pháp, Ý, Nhật Bản và Hàn Quốc. Mỹ hiện đứng thứ hai trong số các nhà sản xuất
lớn nhất thế giới về số lượng . Các nhà sản xuất Mỹ sản xuất khoảng 10 triệu chiếc
mỗi năm. Các trường hợp ngoại lệ đáng chú ý là 5,7 triệu ô tô được sản xuất vào
năm 2009 (do khủng hoảng. Sản lượng đạt đỉnh điểm vào những năm 1970 và đầu
những năm 2000 với 13–15 triệu chiếc.
Sự xuất hiện của các đối thủ quốc tế đã mở rộng thị trường tiềm năng cho

BMW khi có thể tham gia vào các thị trường châu Âu, châu Á và các khu vực khác,
tăng cường doanh số bán hàng và tạo ra cơ hội xuất khẩu. Tuy nhiên sự gia tăng số
lượng đối thủ tồn cầu có thể tăng áp lực cạnh tranh trong ngành công nghiệp ô tô.
Biến động thị trường như khủng hoảng kinh tế có thể tạo ra rất nhiều thách thức
trong việc quản lý sản xuất, tiếp thị và giá cả.
2.1.1.2.2.4. Tốc độ thay đổi công nghệ
Sự đổi mới trong ngành công nghiệp ô tô đã dẫn đến một loạt cơng nghệ sẵn
có cho các nhà sản xuất nhằm đạt được các mục tiêu về phát thải CO2 , tiết kiệm
nhiên liệu và hiệu suất. Ngồi ra cịn có sức hấp dẫn của cơng nghệ mới. Chẳng hạn
như camera dự phòng, phanh khẩn cấp tự động và Apple CarPlay và các phương

15


tiện mới như xe tải nhỏ Chrysler Pacifica, Honda Civic và Chevrolet Bolt chạy hoàn
toàn bằng điện.
Sự xuất hiện của xe xanh khác đặt ra cơ hội lớn để giảm phát thải CO2và giảm
tiêu thụ nhiên liệu, điều quan trọng trong bối cảnh chống biến đổi khí hậu và yêu
cầu tiêu chuẩn khí thải ngày càng nghiêm ngặt. Điều này khiến cho BMW đối mặt
với áp lực cạnh tranh để cung cấp những mơ hình xe xanh có hiệu suất và tính năng
xuất sắc, địi hỏi phải đầu tư nhiều vào nghiên cứu và phát triển công nghệ mới.
2.1.1.2.2.5. Mức lợi nhuận của ngành
Năm 2016, giá trị gia tăng5 của ngành công nghiệp ô tô Hoa Kỳ, như được xác
định theo danh pháp NAICS, đạt tổng cộng 167 tỷ USD (theo đô la năm 2010), tức
là 0,9% GDP của Hoa Kỳ. Đóng góp của ngành cơng nghiệp ơ tơ cho nền kinh tế
Hoa Kỳ đã giảm từ gần 3% GDP trong những năm 1960 xuống dưới 1% kể từ năm
2006. Năm 2016, ngành này tuyển dụng 944.900 người, 61% trong số đó làm việc
trong phân khúc sản xuất/cung cấp phụ tùng.
2.1.1.2.3. Cơng cụ xem xét tính hấp dẫn của ngành
Cơng cụ phân tích chính: Mơ hình 5 lực lượng cạnh tranh (Five Forces Model

of Competition)
2.1.1.2.3.1. Nhà cung cấp các yếu tố đầu vào cốt lõi
Một số linh kiện chủ chốt như động cơ và bản lề có tính đặc biệt, tạo ra sức
mạnh lớn cho các nhà cung cấp. Mặc dù có nhiều nhà cung cấp, nhưng một số lớn
lại tập trung quyền lực. Điều này có thể tăng sức mạnh đàm phán của nhà cung cấp.
Tuy nhiên việc chuyển đổi giữa các nhà cung cấp có thể tăng chi phí, làm tăng sức
mạnh của những người cung cấp chính.
2.1.1.2.3.2. Khách hàng
Khách hàng có nhiều sự lựa chọn rộng lớn từ các hãng ô tô khác nhau và các
loại xe khác nhau như: Ford, Cadillac, Tesla, Jeep,… Cùng với phí chuyển đổi giữa
các hãng xe thấp, tăng sức mạnh của khách hàng trong việc đàm phán giá và yêu
cầu chất lượng.
Với thơng tin dễ dàng tiếp cận, khách hàng có khả năng nhanh chóng tiếp cận
thơng tin về giá, đánh giá, và tính năng, tăng sức mạnh đàm phán của họ.
2.1.1.2.3.3. Sản phẩm thay thế ( của các doanh nghiệp trong ngành khác)

5

Shoup, D. C. (n.d.). Trésor-Economics No. 214 (January 2018), "The US automotive industry: Challenges and
outlook".
Direction
générale
du
Trésor.
Retrieved
December
13,
2023,
from
/>

16


Phương tiện công cộng và giao thông cá nhân khác: Các phương tiện công
cộng, và các dịch vụ giao thông thông minh đang trở thành các lựa chọn thay thế.
Phương tiện thân thiện môi trường: Sự tăng cường của các giải pháp giao
thông thân thiện môi trường đang làm tăng đe dọa đối với ô tô truyền thống như xe
ô tô điện của Tesla, KIA EV6, Volkswagen ID.4,…
2.1.1.2.3.4. Các đối thủ tiềm năng
Ngưỡng vào thị trường cao: Ngành ô tô địi hỏi vốn đầu tư lớn, cơng nghệ cao,
và quy trình sản xuất phức tạp, tạo ra rào cản đối với các đối thủ mới.
Thương hiệu và quyền lực của các hãng lớn: Các hãng ô tô lớn như Ford,
Generak Motors (GM), Cadillac, Chevrolet,.. có thương hiệu mạnh mẽ, lâu đời và
quyền lực tài chính, tạo ra một sức đối thủ đầu cơ nội bộ.
2.1.1.2.3.5. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành
Các hãng ô tô cạnh tranh mạnh mẽ trong các mảng như giá cả, chất lượng, và
sáng tạo. Sự cạnh tranh về sự sáng tạo và đổi mới đang tăng lên, đặc biệt là trong
lĩnh vực xe điện nhằm bảo vệ môi trường và ô tô tự lái như Aurora, Uber ATG,
Waymo,..
2.1.1.2.4. Kết luận phân tích mơi trường vĩ mơ
Là một trong những ngành có quy mơ lớn nhất và hấp dẫn ở Hoa Kỳ, ngành
công nghiệp ô tô đang đối mặt với một môi trường cạnh tranh mạnh mẽ,với sự kiểm
soát của các hãng xe lớn và sức mạnh của khách hàng, đặc biệt với sự phổ biến của
internet. Các yếu tố như sự thay thế từ các phương tiện giao thông khác đang tăng
lên và xu hướng xe thân thiện môi trường cũng đang tạo ra áp lực thêm cho ngành
này. Tuy nhiên, nguy cơ từ các đối thủ mới trong ngành ô tô ở Mỹ có thể được đánh
giá là thấp do sức mạnh kinh tế và thương hiệu của các hãng lớn.
Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp trong ngành cần phải duy trì
sự sáng tạo và tập trung vào chất lượng để giữ chân khách hàng và đối phó với sự
đa dạng của thị trường.

2.1.2. Phân tích mơi trường bên trong
2.1.2.1. Nguồn lực của doanh nghiệp
2.1.2.1.1. Vật chất
BMW sở hữu một mạng lưới nhà máy sản xuất và phân phối rộng khắp tại
Mỹ, bao gồm:

17


Nhà máy sản xuất ô tô ở Spartanburg, South Carolina 6: Cơng ty sản xuất
BMW Hoa Kỳ, cịn được gọi là BMW Spartanburg, là một cơ sở lắp ráp xe cho Tập
đoàn BMW; đây là nhà máy lắp ráp duy nhất của BMW tại Hoa Kỳ với công suất
sản xuất 480.000 chiếc xe mỗi năm. Nhà máy này hiện là nơi sản xuất toàn cầu duy
nhất của BMW cho các mẫu crossover SUV X4, X5, X6 và X7 có thị trường lớn
nhất là Hoa Kỳ.
Nhà máy sản xuất động cơ ở Hamtramck, Michigan: Nhà máy này sản xuất
động cơ xăng và diesel cho các mẫu xe BMW được sản xuất tại Mỹ. 
Nhà máy sản xuất linh kiện ở Greer, South Carolina: Năm 2010 BMW tuyên
bố sẽ chi 750 triệu đô la để mở rộng hoạt động tại nhà máy Greer. Nhà máy này sản
xuất các linh kiện ô tô như thân xe, khung gầm,... cho các mẫu xe BMW được sản
xuất tại Mỹ. 
Ngồi ra, BMW cịn có một mạng lưới đại lý và trung tâm dịch vụ rộng khắp
tại Mỹ, đảm bảo cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
2.1.2.1.2. Tài chính 
Theo báo cáo tài chính7 của BMW: Năm 2015, BMW of North America
(BMWNA) đạt doanh thu 25,5 tỷ USD, tăng 2,6% so với năm 2014. Lợi nhuận
trước thuế đạt 2,5 tỷ USD, tăng 5,3% so với năm 2014. Lợi nhuận ròng đạt 1,6 tỷ
USD, tăng 4,7% so với năm 2014. Năm 2016, BMWNA đạt doanh thu 27,5 tỷ
USD, tăng 7,4% so với năm 2015. Lợi nhuận trước thuế đạt 2,7 tỷ USD, tăng 7,6%
so với năm 2015. Lợi nhuận ròng đạt 1,8 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2015. Năm

2017, BMWNA đạt doanh thu 30,2 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2016. Lợi nhuận
trước thuế đạt 2,9 tỷ USD, tăng 7,4% so với năm 2016. Lợi nhuận ròng đạt 2 tỷ
USD, tăng 11,1% so với năm 2016.
2.1.2.1.3. Con người
BMW có lực lượng lao động chất lượng cao tại Mỹ. Tính đến cuối năm 2022,
BMW có khoảng 10.000 nhân viên tại Mỹ. Lực lượng lao động của BMW tại Mỹ
được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm và kỹ năng cao.
Theo một nghiên cứu độc lập của Moore School of Business, thương hiệu xe
hơi Đức không chỉ trực tiếp tạo ra 9.000 việc làm mà còn gián tiếp tạo ra 70.000
việc làm trong lĩnh vực sản xuất xe hơi tại Mỹ. Tập đoàn BMW đã thực hiện một
bước quan trọng trong việc sản xuất xe điện ở Hoa Kỳ khi xây dựng một nhà máy
6

BMW bắt đầu sản xuất XM SUV ở nhà máy South Carolina. (2022, December 4). Car Passion. Retrieved
December 13, 2023, from />7
Company
Reports.
(n.d.).
BMW
Group.
Retrieved
December
13,
2023,
from
/>
18


lắp ráp pin điện áp cao mới ở Woodruff, Nam Carolina. Hơn 300 việc làm 8 sẽ được

tạo ra tại Plant Woodruff với cơ hội phát triển lớn.
BMW coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực tại Mỹ. Công ty đã triển khai
nhiều chương trình đào tạo và phát triển nhân tài để nâng cao năng lực của đội ngũ
nhân viên.
2.1.2.1.4. Công nghệ
BMW là một trong những nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới về công nghệ.
Công ty đã đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển, nhằm mang đến những
sản phẩm ô tô tiên tiến, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
BMW có nhiều trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Mỹ, bao gồm trung tâm
nghiên cứu và phát triển ô tô ở South Carolina. Trung tâm này tập trung vào nghiên
cứu và phát triển các mẫu xe ô tô mới, hệ thống truyền động, cơng nghệ an tồn,...
Tiếp đến là trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin ở Silicon
Valley. Trung tâm này tập trung vào nghiên cứu và phát triển các cơng nghệ thơng
tin, bao gồm trí tuệ nhân tạo, kết nối ô tô,...
Các công nghệ tiên tiến của BMW được ứng dụng trên các mẫu xe được sản
xuất tại Mỹ, góp phần nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
2.1.2.2. Chuỗi  giá trị của DN 
2.1.2.2.1. Các hoạt động trực tiếp
2.1.2.2.1.1. Hậu cần vào (Inbound Logistics) 
Hậu cần vào đóng vai trị quan trọng trong việc duy trì thương hiệu và lịng tin
của khách hàng. Để đảm bảo chất lượng cao của sản phẩm, BMW thực hiện kiểm
tra chất lượng nghiêm ngặt trong suốt quá trình sản xuất và sau đó, trước khi sản
phẩm ra khỏi nhà máy. Các nguyên vật liệu, linh kiện và phụ tùng của BMW cũng
được kiểm tra nghiêm ngặt. 
Tại các nhà máy sản xuất, các nguyên vật liệu, linh kiện và phụ tùng được
phân phối đến các dây chuyền sản xuất. Các dây chuyền sản xuất này được thiết kế
để lắp ráp ơ tơ một cách hiệu quả và chính xác. BMW sử dụng các hệ thống thông
tin và công nghệ kỹ thuật số để theo dõi quá trình sản xuất, lịch trình vận chuyển, và
quản lý kho hàng. Họ cũng tập trung vào dữ liệu và phân tích dữ liệu để cải thiện
hiệu suất và đáp ứng nhanh chóng các thay đổi trong nhu cầu của thị trường.  

2.1.2.2.1.2. Dịch vụ (Service)
8

BMW Group Breaks Ground on New High-Voltage Battery Assembly Factory in South Carolina. (2023, June
27).
BMW
Group
PressClub.
Retrieved
December
13,
2023,
from
/>
19



×