Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Kịch Bản Chuẩn.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.2 KB, 4 trang )

QUY TRÌNH DẠY BÀI KI – LƠ – GAM
1. Khởi động
 Cô chào các em. Cô là Nguyễn Thị Vân Anh, cô đến từ trường TH Thanh Tùng.
Hôm nay, rất vui khi được đồng hành cùng lớp mình trong 1 tiết học Tốn. Rất vinh dự cho
lớp mình hơm nay có các thầy cơ đến dự giờ. Đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng!
 Trước khi vào tiết học, chúng mình cùng xem một tình huống thú vị qua video này
nhé!
 Bạn nào có cách giúp quan tịa xử kiện?
Ồ kiến thức thực tế của em rất tốt. Cô khen!
Để đo độ dài 1 vật, chúng ta sử dụng đơn vị đo độ dài như dm, cm mà chúng mình đã
học. Muốn giúp quan tịa cân các vật như bạn … vừa nói. Chúng ta cần dùng các đơn vị đo
khối lượng, trong đó có đơn vị đo hơm nay chúng ta học đấy.
Để tìm hiểu khái niệm ban đầu về đơn vị đo khối lượng, cô sẽ tổ chức cho các em
chơi một trị chơi mang tên: Tơi cần, tôi cần. Luật chơi như sau:
Khi cô hô: Tôi cần, tơi cần. các em sẽ hơ: Cần gì, cần gì? Cơ nêu tên 2 đồ vật cơ cần,
các em nhanh chóng cầm 2 đồ vật đó lên tay và cảm nhận mức độ nặng nhẹ từng đồ vật. Tay
nào cầm đồ vật nặng trĩu xuống dưới, tay nào có đồ vật nhẹ giơ lên cao! Các em đã nắm
được cách chơi chưa? Tay đâu, tay đâu!
Cô cần 1 quyên vở và một cái bút. Vật nào nặng hơn vật nao?
Cô cần 1 quyển sách và một quyển vở. Vật nào nhẹ hơn vật nào?
 Cơ thấy lớp mình học tập rất sôi nổi. Cô khen!
Mời các em để gọn đồ dùng xuống ngăn bàn!
Qua việc cảm nhận bằng tay, Các em có thể dễ dàng nhận ra vật nặng, nhẹ?
 Trên bàn cơ có 1 quả cam và 1 quả táo. Cô mời 1 bạn lên cảm nhận xem quả nào
nặng hơn, quả nào nhẹ hơn?
Mời em. HS cầm 2 vật và nói: Quả cam nặng hơn quả táo.
Các em ạ, trong cuộc sống đôi khi sự cảm nhận của chúng ta về độ nặng nhẹ của một
vật có thể đúng cũng có thể khơng đúng. Chính vì vậy, từ xa xưa, con người rất thông minh
đã sáng tạo ra một chiếc cân để xác định chính xác độ nặng nhẹ của vật đấy.
Đây là chiếc cân 2 đĩa dùng để cân các vật, gồm hai đĩa cân và kim cân.
Khi cân, nếu kim cân lệch về phía nào thì vật bên đĩa cân đó sẽ nặng hơn. Nếu kim cân ở


chính giữa thì vật hai bên sẽ NẶNG bằng nhau.
 Bây giờ, chúng mình dùng cân để xác định xem quả cam và quả táo này quả nào
nặng hơn, quả nào nhẹ hơn nhé!?
 Mời em! (Quả cam nặng hơn quả táo)
Vì sao em biết? - Nhìn vào kim thấy kim lệch về phía quả cam.
 Tốt lắm. Cô khen em!
- Bây giờ cô sẽ thay quả táo bằng 1 quả xồi. Em có nhận xét gì? Mời em!
(Em thấy kim cân lệch về phía quả xồi, như vậy quả xoài nặng hơn quả cam)
 Rất giỏi, cả lớp khen bạn!
Tiếp tục, cô sẽ đặt 1 túi lạc và một túi đỗ lên 2 đĩa cân. Các em hãy so sánh độ nặng
nhẹ của hai túi này. (2 túi nặng bằng nhau vì kim cân ở vị trí chính giữa).
Rất tuyệt vời. Cơ khen!
 Các em ạ. Nặng, nhẹ, là những từ chỉ về khối lượng của một vật. Để biết cân
nặng của 1 vật, ta dùng đơn vị đo khối lượng. Ki- lô- gam là 1 trong những đơn vị đo khối
lượng mà hơm nay chúng mình được học đấy.
 Ki – lô – gam. Mời em nhắc lại- GV viết bảng. (Chữa lỗi ngọng)


 Kilogam là một đơn vị đo khối lượng.
 Kilogam viết tắt là kg viết liền khơng cách
(chỉ vào kí hiệu bảng con). Các em viết chữ viết tắt của đơn vị kg (HS viết bảng, giơ
bảng, đọc, xoá).
 Các em viết theo cô đọc nhé! 1kg, 2 kg, 5kg. (HS viết bảng, giơ bảng, đọc, xoá).
(Khi viết các số đo khối lượng, các em nhớ viết tắt đơn vị đo kèm theo nhé!)
Qua quan sát cô thấy, các em viết đúng và 1 số bạn còn viết đẹp nữa, cô khen!
Các em thi đua xem bạn nào cất đồ dùng nhanh và nhẹ nhàng nhé!
Đây là quả cân có khối lượng 1 kg, Các em hãy đứng lên chuyền tay nhau cầm và
cảm nhận 1 kg nặng như thế nào. Nhớ cầm chắc bằng 2 tay thật cẩn thận, tránh rơi vào chân
nhé! Cơ mời đại diện các nhóm lên nhận quả cân!
 Cô phỏng vấn em chút: Em cảm nhận 1 kg thế nào? 1 kg có nặng lắm khơng?

(nhưng trong tầm mình bê được đúng khơng?)
 Các em biết khơng, ngồi thực tế 1 kg cịn gọi là 1 cân, ở miền nam gọi là 1 kí đấy.
Bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu xem, với chiếc cân hai đĩa và quả cân loại 1 kg thì chúng
ta sẽ đo khối lượng các vật thế nào nhé!!
 Đặt quả cân nặng 1 kg lên đĩa, bên đĩa cịn lại đặt 1 gói đường.
 Vậy Gói đường này cân nặng bao nhiêu? – Gói đường này nặng 1 kg (Vì kim cân ở vị
trí cân chính giữa nên vật ở hai đĩa cân nặng bằng nhau). Nhận xét phần trả lời của bạn. Em
thưa cô bạn trả lời đúng rồi
- Cơ cũng nhất trí với ý kiến của hai bạn. Cô khen các em!
 Quan sát trên màn hình con cá này cân nặng bao nhiêu kg? Vì sao!
Cân nặng 2 kg, vì kim cũng ở vị trí chính giữa.
Thực tế, ngồi quả cân loại 1 kg, cịn có rất nhiều quả cân loại khác như: 2 kg, 5 kg, 3
kg…
Các em có thể dùng quả cân nào để thay 2 quả cân loại 1kg để cân được con cá này
khơng?
 Bây giờ cơ có 1 tình huống khó hơn nữa nhé, các em hãy quan sát và cho cơ biết, quả
mít này nặng bao nhiêu?
- Nêu cách tính. (HS trả lời: vì cân thăng bằng nên hai đĩa bằng nhau. tổng số quả cân là
6 kg, đia bên này đã có quả cân 1 kg nên quả mít chỉ cần nặng 5 kg sẽ bằng đĩa bên kia).
(5 kg + 1kg – 1 kg= 5 kg)
Bạn nào có cách làm khác khơng? (HS trả lời: Hai bên đều có quả cân nặng 1kg, như vậy
quả mít sẽ nặng bằng quả cân cịn lại. Vậy quả mít này nặng 5kg).
Em rất thông minh, cô khen em!
GIỚI THIỆU CÂN ĐỒNG HỒ:
 Các em ạ, Trước đây, người ta thường sử dụng cân hai đĩa để cân nhưng bây giờ
chúng ta lại hay sử dụng chiếc cân đồng hồ này đấy.
Các em quan sát cô hướng dẫn cách cân nhé! Để nhẹ nhàng vật cần cân lên đĩa cân,
chờ một lát cho kim đứng im, khi kim chỉ vào số nào thì số đó chính là cân nặng của vật đó
tính theo đơn vị kg đấy.
Quả dưa này cân nặng bao nhiêu?

3 kg.
- Ai đồng ý với ý kiến của bạn?
Các em lưu ý: Để cân chính xác, trước khi cân chúng ta nhớ nhìn kim đồng hồ xem đã ở
vạch số 0 chưa nhé.
Để giúp em được trải nghiệm cân đồ vật bằng chính chiếc cân đồng hồ này: Cơ phát
cho mỗi nhóm 1 cân đồng hồ và một vật để cân. Mỗi nhóm hãy cử hai bạn lên nhận đồ dùng.


Nhiệm vụ của các nhóm như sau: các em hãy thực hành cân và DÁN TEM chỉ số đo khối
lượng của vật đó.
Thời gian cho các nhóm là 1 phút. 1 phút bắt đầu. (Nhạc)
Như vậy trong thời gian rất ngắn. các nhóm đã hồn thành xong nhiệm vụ của
nhóm mình rồi đấy! Cơ mời các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.
Mời nhóm 1 nào:
Nhóm 1: Nhóm em cân quả dưa hấu. Quả dưa hấu cân nặng 3 kg.
Nhóm 2: Nhóm em cân Túi khoai tây. Túi khoai tây cân nặng (2 kg)
Nhóm em cân Túi gạo. Túi gạo nặng (2 kg)
Nhóm em cân cây Bắp cải. Cây bắp cải nặng (1 kg).
Qua quan sát, cơ thấy các nhóm đã biết hợp tác, giúp đỡ khi làm việc nhóm, các em cân
chính xác và cịn dán tem chỉ số đo khối lượng rất đẹp nữa đấy. Cô khen tất cả 4 nhóm!
- Cơ mời 2 bạn đại diện nhóm tập kết đồ dùng lên phía trên!
GIẢI LAO
Để giúp các em thư giãn, cô mời cả lớp đứng dậy vận động theo khúc nhạc này nhẹ!
*** Vừa rồi các em đã được trải nghiệm cân các vật bằng đơn vị đo khối lượng ki – lô gam. Vậy khi thực hiện phép tính có chứa đơn vị này thì chúng mình làm thế nào? Cơ sẽ
hướng dẫn các em qua mẫu sau nhé!
GV trình chiếu video cách làm
Các em đã nắm được cách làm chưa?
Bây giờ chúng mình hãy thực hành nhanh các phép tính trên thẻ cơ đã phát nhé! Nhớ,
Khi viết kết quả các em viết tắt đơn vị ki – lơ – gam kèm theo!
Thời gian hồn thành là 2 phút. Bắt đầu!

Để chữa bài tập này, cơ sẽ tổ chức cho các em chơi trị chơi Ai là người may mắn. Các
em đã sẵng sàng chưa?
Phép tính thứ nhất: 18 kg + 6 kg =…….
Chúng mình hãy hướng lên màn hình xem ai là người may mắn đầu tiên nhé! (Mời HS
lên bảng, GV đính thẻ của HS lên bảng rồi hãy cho HS đọc: Em thưa cô: 18 kg+ 6 kg = 24
kg ạ!)
Cả lớp so sánh kết quả của mình xem có giống kết quả của bạn khơng?
Cả lớp giơ bảng xem có làm giống bạn không?
- Khi cô đưa đáp án đúng, nếu đúng, chúng mình hãy rung bảng của mình nhé!
Chúc mừng em! Phát quà!
Lần 2: 24kg – 5 kg =….
Ai là người may mắn tiếp theo nào?
 HS cầm Cầm ngay bảng lên gắn, đọc to.
Lớp mình có ai làm khác bạn khơng? Vậy thì cơ chúc mừng, kết quả của bạn A.
 Lần 3: 10 kg + 3 kg- 5 kg. (Dãy tính này)
Ai sẽ là người may mắn tiếp theo đây. Mời bạn ….
Em có chắc chắn với đáp án của mình khồng? Em chắc chắn bao nhiêu %
Vậy thì xin chúc mừng em, vì đây là một đáp án hồn tồn chính xác!
Lần 4: 58 kg- 9 kg – 20 kg.
 Chúng mình cũng vỗ tay to cho bạn may mắn lần này nào!


Cô mời …. lên trên này! (Gắn)
- Em hãy nêu lại cách thực hiện dãy tính này? (Em thực hiện từ trái sang phải)
 Em giỏi thật, vậy khi thực hiện dãy tính có các phép tính cộng trừ như thế này, các em
nhớ thực hiện từ trái sang phải nhé!
Chúng mình thử xem kết quả của bạn có giống đáp án không nhé! Cùng đếm ngược
nào………….
Như vậy, qua 4 lượt chơi, cơ thấy lớp mình rất thơng minh, tính tốn rất chính xác.
Cơ có 1 câu hỏi này muốn dành cho bạn xuất sắc hơn nữa cơ. Bạn nào tự tin trả lời

được câu hỏi của cơ?
Cơ có phép tính: 15 kg - 8 kg = 7. Ai tinh mắt phát hiện lỗi sai trong phép tính này?
 Em sẽ sửa lại thế nào?
Lớp mình giỏi lắm! Khi thực hiện các phép tính với số đo kg, các em thực hiện các
phép tính để tìm kết quả, rồi viết tắt đơn vị đo kg vào sau kết quả đó nhé!
 Như vậy, hôm nay chúng ta đã học về đơn vị đo khối lượng nào? – Đơn vị kg,
Các em đã biết để biết vật nào nặng, vật nào nhẹ hơn, chúng ta phải làm thế nào? - cân
vật đó lên.
Những bạn nào tự tin giúp viên quan xử kiện nào?
Vậy khi nào hàng ships về thì chúng mình sẽ cân hai bao đó lên giúp quan tịa, các em
có đồng ý khơng? Bây giờ chúng mình cùng xem quan tịa có nhận xét gì về lớp mình nhé!.
BẬT VIDEO
Qua tiết học vừa rồi cô thấy các em đã nắm chắc được đơn vị kilogam, các em thực
hành cân các vật rất chính xác và thực hiện các phép tính với số đo khối lượng rất đúng nữa.
Cơ khen cả lớp!, Về nhà, các em hãy tập ước lượng và thực hành cân với đơn vị đo với đơn
vị kg nhé! Tiết học của chúng ta đến đây là kết thúc. Tạm biệt tất cả các em!



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×